Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giáo trình lịch sử nghệ thuật - TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 49 trang )

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀCH KHOA
BỘ MÔN KIẾN TRÚC










GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH
KIẾN TRÚC
(Chưa hoàn chỉnh, tiếp tục cập nhật)











BIÊN SOẠN: HS. TRẦN VĂN TÂM
ĐÀ NẴNG, 2007


CHƯƠNG 1

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

NGHỆ THUẬT THỜI KỲ ĐẦU


1. NHỮNG BỨC HỌA ĐẦU TIÊN


Thời tiền sử ôm trùm một mảng niên đại hơn hai triệu năm, nhưng nghệ
thuật mới xuất hiện chừng khoảng 30.000 năm từ thời đồ đá cũ. Những hình vẽ
sớm nhất của loài người còn tìm thấy được trong các hang động có lẽ chưa ai
hiểu được ý nghĩa thật sự của chúng, nhưng sự sống lệ thuộc vào việc săn bắn
khi
ến những bức tranh vẽ về những thú vật đó không đơn thuần chỉ để trang trí,
mà có thể là thể hiện tín ngưỡng và thỏa mãn mơ ước được chế ngự linh hồn con
vật, tước đi sức mạnh của nó trong mỗi cuộc săn.
Sự liên quan này thấy rõ ở tính chất tự nhiên và sự chính xác lạ lùng về mặt
cơ thể học của những con thú. Những người thợ
săn “họa sĩ”
- Năm 1897, tại một hang đá ở miền Bắc Tây Ban Nha, người ta phát hiện
được hình vẽ “con bò rừng” dài 195cm, được xác định vào khoảng 15.000 -

12.000 tCN (H1), mà lúc đầu người ta vẫn nghĩ là một vụ lừa bịp.
- Trong một hang động tại Lascaux ở Pháp, cũng có hình vẽ “Bò” khoảng
15.000 - 10.000 tCN (H2).
- Một bức tranh nữa trong hang động ở Tây Ban Nha (H3).
+ Dụng cụ: Có thể là cọng sậy rỗng, một que củ
i cháy dở hay những vật
cứng để khắc, vạch lên đá mềm là những vách, nóc hang.
+ Màu sắc: Dùng chất khoáng thiên nhiên như đất sét, đá có màu đỏ, vàng,
nâu và màu đen từ than gỗ. Được bôi lên bằng tay hay phết lên bằng
bàn chải làm từ cây sậy hoặc lông thú cùng với chất kết dính là mỡ
động vật.


















H1. Con bò rừng. 15.000-12.000 tCN. Tây Ban Nha.



+ Hình vẽ: Thường là những con thú, đôi khi có cả con người. Phương tiện
thể hiện tuy rất đơn sơ, nhưng hiệu quả thì đáng kinh ngạc. Nó càng
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

huyền bí và cực kỳ sống động trong cảnh vắng lặng kỳ dị và mờ tối
trong hang đá.
Trong thời kỳ mà sự sống còn tuỳ thuộc rất lớn từ kết quả của việc săn bắn
và thiên nhiên nhiên còn rất bí ẩn với sức mạnh đáng sợ của nó thì ý nghĩa của
những hình vẽ rất có thể là chức năng tế lễ và cả ma thuật.


H2. Trích đoạn “Hang bò rừng”. 15.000-10.000 tCN.
Lascaux, Pháp (trên).
H3. Đàn nai, hang động ở Tây Ban Nha.


H4. Bản đồ Ai Cập.





2. THỜI THƯỢNG CỔ

2.1. AI CẬP:

Đất nước Ai Cập là một vùng sa mạc rộng

mênh mông, nhưng đây là một trong những cái
nôi văn hóa cổ nhất của loài người.
Lịch sử Ai Cập thời hoàng kim được chia
thành 3 thời kỳ. Từ thời Cựu Vương triều bắt
đầu từ năm 3100 tCN với đời vua thứ 1, đến
Trung Vương triều, rồi Tân Vương triều kết thúc
năm 1085 tCN với đời vua thứ 20. Nền nghệ
thu
ật Ai Cập cổ đại phát triển khá hoàn chỉnh,
gồm âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc, điêu khắc và
hội họa cũng rất xuất sắc.


Trong đời sống của người Ai Cập cổ đại thì hội họa phần lớn được dành cho
sự an lạc của người chết. Đó là loại hình chân dung lột tả gương mặt người mới
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

qua đời bằng sáp nóng trên gỗ ván mỏng để đặt vào quan tài. Thần thái, thậm chí
tâm trạng được truyền đạt với bút pháp gân khỏe hơn hẳn loại tranh tường. Do
tập trung tại di chỉ vùng Fayum nên loại tranh này được gọi chung là chân dung
Fayum.

- Chân dung Fayum (H5).


Thời Tân Vương triều, tranh tường
phát triển phong phú, nét vẽ linh hoạt,
màu sắc tươi tắn hài hòa, mô tả khá đầy
đủ các cảnh sinh hoạt của hoàng gia hay

chức sắc quyền quý.





H5. Chân dung người phụ nữ. Vẽ sáp nóng trên
gỗ. Ai Cập cổ đại.



- Tranh tường Ai Cập cổ
đại (H6)
- Những con ngỗng ở
Meidoum (H7): Khoảng
2530 tCN.

Ngoài ra còn có thể loại tô
vẽ lên tượng, thậm chí gắn đá
màu hay cẩn gỗ mun vào mắt
cho thêm sinh động và cả hình
thức phù điêu tô màu cũng khá
phổ biến.

- ông thư lại Kai (H8):
Đây là loại tượng khá phổ
biến vì họ được trọng thị.
Bức t
ượng này được tạc
vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 tCN, hiện được lưu giữ tại bảo tàng

Louvre. Lúc vừa khai quật, công nhân hoảng sợ bỏ chạy vì pho tượng
trông sinh động như người thật.

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1



















H6. Tranh tường Ai Cập cổ đại.































H7. Những con ngỗng ở Meidoum. Hầm mộ Ai
Cập. 2530 tCN (trên).

H8. Ông thư lại Kai. Đá vôi phủ màu. 2500
tCN (phải).



GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

Màu sắc trong hội họa Ai Cập cổ đại chỉ gồm có các màu: Đỏ, vàng, xanh
lục, xanh lam, nâu, đen và trắng.
Công thức vẽ người: Hết sức độc đáo, thành một phong cách riêng biệt. Đó
là chuẩn thức tả mặt nhân vật trông nghiêng nhưng hai mắt nhìn thẳng, ngực
quay về phía người xem, chân nghiêng không nhón gót. Điều kỳ diệu là người
xem không hề thấy vướng mắt trước chuẩn thức bất ngờ này mà còn thấ
y sinh
động. Tuy nhiên, đến thời Tân Vương triều thì công thức rất “Ai Cập” này đã bị
thay đổi từ đời vua Akhênatôn, người bị coi là pharaôn dị giáo

2.2. NGHỆ THUẬT MINOS:


Minos là tên một
vị vua huyền thoại
của đảo Crète, mà lịch
sử nghệ thuật Hy Lạp
khởi nguồn từ hòn
đảo này, còn gọi là
Hy Lạp trên biển (thời
kỳ đồ đồng: 3000-
1500 tCN).

H9. Bản đồ đảo Cret.
Hội họa của người Crète vẫn chịu ảnh hưởng phương pháp cách điệu hóa

của người Ai Cập, nhưng lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nên cách thể hiện cho
thấy tính tự nhiên và mềm dẻo không có trong nghệ thuật Ai Cập. Các bức tranh
phản ánh sự hiểu biết về đại dương và các loài thủy tộc. Ngoài ra, hình những
nghệ sĩ nhào lộn trên lưng bò mộng cũng là một đề tài quen thuộc.

- Tranh tường hình vận động viên nhào lộn qua một con bò ở Knossos
(H10).














H10. Tranh t ư ờng tr ên t ư ờng cung đi ện ở Knossos. Cret.

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

- Tranh tường hình cá heo tại cung điện ở Knossos (H11).

H11. Tranh tường hình cá heo tại cung điện ở Knossos. Cret.


2.3. NGHỆ THUẬT MYCÈNES: (Hy Lạp đất liền -1400 tCN)

Nền văn minh Mycènes kế tục nền văn hóa cổ của đảo Minos, và trở thành
nền văn hóa vượt trội hơn hết (còn gọi là nền văn hoá thời kỳ đồ đồng của Hy
Lạp đất liền). Suy tàn và sụp đổ khoảng 1100 tCN.
Lịch sử và những truyền thuyết giai đoạn cuối của thời kỳ này là cái nề
n cho
những truyện kể về sau này của thi hào Hy Lạp Homer (850 tCN) như: Iliad và
Odyssey.
Hội họa của người Mycenae chịu ảnh hưởng của Minos và Ai Cập. Tranh
tường của Mycènes cũng được thực hiện bằng cách tô màu thủy noãn lên hồ khô.
Chủ đề bao gồm những hoạt cảnh hằng ngày và cảnh thiên nhiên, nhưng sang
trọng hơn và cùng với nghệ thuật Minos, tạo nên cái nền cho nền nghệ thuật Hy
Lạp xuất hiệ
n sau này.

3. THỜI CỔ ĐẠI

3.1. HY LẠP:






H11. Bản đồ Hy Lạp.


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1



Lãnh thổ Hy Lạp gồm lục địa Hy Lạp và vô số các đảo nằm rải rác trong
vùng biển ê -giê. Cư dân là những cộng đồng nhỏ, tách biệt với nhau bởi những
vùng núi, là cơ sở hình thành những “thành bang” mà thường xuyên cạnh tranh
và gây chiến lẫn nhau bởi lẽ đất đai màu mỡ rất hiếm.
Vào thế kỷ 13 tCN (khoảng năm1250), người Mycenae liên tục bị nạn ngoại
xâm đe dọa, cho đến thế kỷ
12 tCN thì các thành phố bắt đầu bị phá huỷ hoặc bị

bỏ phê và Hy Lạp bước vào thời kỳ đen tối (còn gọi là kỷ nguyên Bóng tối). Mãi
đến thế kỷ 8 tCN Hy Lạp mới thoát khỏi kỷ nguyên Bóng tối và để đến năm 650
tCN thì Hy Lạp được coi là nền văn minh tiến bộ nhất Châu âu.
Người Hy Lạp cổ đại đã đạt được những đỉnh cao về văn học, kịch ngh
ỷ,
triết học, chính trị, quân sự, thể thao và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ nhất tại Aten vào thế kỷ 5 tCN.
Việc ưa chuộng các môn thể thao, nhất là điền kinh và sự tôn thờ vị thần
bảo trợ của quê hương đã để lại dấu ấn đậm nét trong hầu hết các đồ vật xinh đẹp
mà người Hy L
ạp dùng để dâng cúng thần linh, vừa để sử dụng và thỏa mãn ý
thích của mình. Thật đáng tiếc là những bức tranh tuyệt đẹp của người Hy Lạp
cổ đại cho đến ngày nay thì không còn nữa. Chúng chỉ được nhắc đến theo lời ca
tụng của các văn nhân ngày xưa, vì thời gian đã huỷ hoại hầu hết khi chúng được
vẽ trên gỗ. Nhưng dù sao thì việc trang trí trên những chiếc bình cũng cho phép
chúng ta hình dung khái quát về vẻ
đẹp trong hội họa Hy Lạp cổ đại.

- Hình khỏa thân các vận động viên chạy đua trên chiếc bình dùng làm giải
thưởng cho người thắng cuộc (H12).




















H12. Hình vận động vi ên chạy đua.Hy Lạp cổ đại.

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

- Hình vẽ nữ thần sắc đẹp Aphrodite và thần Pan, năm 350 tCN trên vỏ bọc
gương soi bằng đồng (H13).

- Đĩa vẽ hình cá (H14).



H13. Vỏ bọc gương soi. Đồng. H14. Trang trí đĩa vẽ hình cá.

Trong khi đó, với chất liệu bền vững hơn như: đồng, gốm, đá cẩm
thạch…nghệ thuật điêu khắc cũng như kiến trúc của người Hy Lạp cổ đại đã để
lại cho nhân loại rất nhiều tác phẩm giá trị mà có ảnh hưởng sâu đậm cho đến tận
ngày nay.

- Laocoon (H15): Khoảng năm 30
tCN, được tìm thấy năm 1506.
Mô tả cái chế
t của ba cha con
tăng lữ tên Laocoon trong câu
chuyện về thành Tơroa.
- Vệ nữ Milo (H16): Cuối thế kỷ 2
tCN, được tìm ra năm 1820.
Chuẩn mực vẻ đẹp của người phụ
nữ cổ Hy Lạp.
- Tượng Nữ thần chiến thắng
(H17): Khoảng năm 190 tCN,
được tìm thấy năm 1863, bằng đá
cẩm thạch. Đặt ở mũi con tàu
chiến.

H15. Laocoon. Đá cẩm thạch. 30 tCN.


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1




























H16. Venus ở Milo. Thế kỷ 2 tCN. H17. Nữ thần chiến thắng. 190 tCN.

- Đền Parthenon (H18): Được xây dựng trong khoảng năm 447 đến 432 tCN,
để thờ nữ thần Athena, vị thần bảo trợ thành Aten. Là một ngôi đền trong
quần thể các điện, đền thờ tại Acropolis.

















H18. Đền Parthenon. Phidias. 447-432 tCN.


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

3.2. NGHỆ THUẬT ETRUSCAN

Nền văn minh bí ẩn của người Etrurie định cư ở khu vực Etrurie, miền Bắc
Italia xuất hiện vào thời kỳ mà văn minh Hy Lạp đã lan tràn ở miền Nam Italia
vào thế kỷ 8 tCN .
Tuy chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp, nhưng nghệ thuật Etruscan vẫn
giữ được phong cách riêng. Một số tác phẩm sơ khai, như bích hoạ trong mộ của
gia đình Léopard ở Tarquinia, là những bức tranh sống động và đầy màu sắc.

Tuy nhiên, phần lớn những tác phẩm còn lại cho đến nay thì u ám hơn
nhiều, diễn tả ý thức về thiên nhiên bất kham trong cuộc sống, như “Vũ điệu tang
lễ” trong phần mộ của Rivo di Puglia. Nếu như người Ai Cập than khóc sự mất
mát một đời người thì người Etrurie khóc cho một định mệnh không thể tránh
khỏi.

3.3.
ĐẾ QUỐC LA M Ã (Những người chinh phục thế giới):

















H19. Bản đồ Đế quốc La Mã bành trướng ra các vùng lân cận.

Năm 509 tCN, La Mã đã hình thành và là một nhà nước cộng hoà. Vào năm
31 tCN, Hy Lạp sụp đổ, thì ít lâu sau, nền cộng hoà La Mã cũng nhường chỗ cho
đế chế và đế quốc La Mã đã trở thành sức mạnh hàng đầu của thế giới phương

Tây trong suốt hơn 3 thế kỷ. Bằng các cuộc chiến tranh, quân đội viễn chinh La
Mã đã nới rộng lãnh thổ ra khắp vùng Địa Trung Hải, và đế chế ở tột đỉnh h
ưng
thịnh vào thế kỷ 2 sCN, với trung tâm là thành Roma.
Nghệ thuật của người La Mã chịu ảnh hưởng nặng nề nghệ thuật của người
Hy Lạp. Họ sáng tạo dựa theo phong cách Hy Lạp và sao chép nhiều tranh,
tượng của người Hy Lạp bởi sự ngưỡng mộ và thán phục. Vì lẽ đó mà nghệ thuật
Hy Lạp, La Mã không khác nhau mấy.


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

Hội họa La Mã cũng phong phú về thể loại, như tranh tĩnh vật, chân dung,
nhưng được quan tâm hơn cả là loại tranh phong cảnh, mà nhất là loại tranh
phong cảnh ảo được tạo ra trên những bức tường trong nội thất. Cách mà họ gợi
mở ra không gian có cảm giác như thật là vẽ thêm những khung kiến trúc như:
hàng hiên, vòm và lan can bao bọc lấy phong cảnh ở phía sau nó. Tiếc rằng vẻ
đẹp của loại tranh này cũng chỉ còn l
ại một ít mảnh vụn.
- Phong cảnh. (H20): Tác giả đã tạo
được chiều sâu không gian theo
phép “phối cảnh khí quyển” mà mãi
về sau này mới được nguyên cứu.
Tranh La Mã thế kỷ 1 cho thấy
khuynh hướng tự nhiên còn chưa được biết
tới, nhưng trữ tình cùng bút pháp rất hiện
đại.
- “Nữ thần Flore hay mùa Xuân”: Tả
người phụ nữ trẻ yêu kiều đi ra xa

một cách khoang thai trong tấm màn
sương hư ảo.

H21.Phong cảnh. La Mã cổ đại.

- Chân dung vẽ bằng sáp màu (LA Mã CĐ -tr.38): Được tìm thấy trong một
ngôi mộ thời La Mã ở Ai Cập. Cho ta thấy rõ ảnh hưởng đậm nét của nghệ
thuật Ai Cập.
- Tranh ghép đá màu ở Pompeii (LA Mã CĐ -tr.62): Bức tranh từ thời La
Mã nhưng cho thấy một nhóm diễn viên Hy Lạp đang tập một vở kịch. Người La
Mã cổ đại rất thích loại kịch điệu bộ và diễn viên mang các mặt n
ạ được trang trí
công phu.















H22. Chân dung phụ nữ. La Mã cổ đại. H23. Tranh ghép đá màu. Pompeii. La Mã cổ đại.



GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

Điêu khắc và kiến trúc của nền văn minh La Mã cổ đại may mắn hơn nhiều
so với Hội họa. Những bức tượng ca ngợi vẻ đẹp cơ thể con người hay các công
trình kiến trúc đồ sộ vẫn còn tồn tại nhiều, điều đó chứng minh cho vinh quang
của đế quốc hùng mạnh một thời này.

- Bình Portland bằng thủy tinh thổi (H24).
- Tượng chân dung bằng đồng (H25): Kho
ảng 130 sCN.
- Thần sấm sét (H26): Là Jupiter, vua của các vị thần La Mã, tương đương
với thần Zeus của Hy Lạp.
- Đấu trường Colosseum (H27): Được xây dựng cho mục đích tiêu khiển với
những môn thể thao đẫm máu. Được thiết kế rất tốt. Chứa được 50.000
người với 80 lối ra vào và khi cần có thể căng một tấm vải bạt khổng lồ để
che mưa nắng. Thời gian
đầu, đấu trường thường cho ngập nước để tổ
chức các trận thuỷ chiến.















H24. Bình thủy tinh Protland.













H25. Tượng chân dung. đồng. khoảng 130.
H26. Thần sấm sét.


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

4. NGHỆ THUẬT CỔ CƠ ĐỐC VÀ SƠ TRUNG CỔ

Sự suy tàn của đế quốc La Mã bắt đầu từ thế kỷ 2. Việc chia đế quốc làm
hai do sự hỗn loạn trong thế kỷ 3 đã làm phần đế quốc phương Tây sụp đổ sớm,
trước sự xâm lăng của các bộ tộc Nhật nhỉ man (người Đức) vào thế kỷ 5. Trong

khi đó, ở phương Đông, dần dần nổi lên một đế quốc cơ đố
c mới ở Byzance
(Istambul ngày nay). Cùng với nó tồn tại một ngàn năm là hình thức nghệ thuật
mới lấy cảm hứng từ Cơ đốc giáo (đạo Giatô).

4.1. NGHỆ THUẬT BYZANCE


Nghệ thuật cơ đốc nguyên thuỷ khác với truyền thống Hy-La ở chổ chọn
chủ đề hơn là phong cách
Cái làm nền tảng cho nền nghệ thuật Byzance là sự nhuần nhã chừng mực,
tính khắc khổ mang nặng cảm xúc và vẻ trang nghiêm độc đoán và cứng
nhắc.”Hoàng đế Justinien và các đại thần” cho thấy sự cao ngạo và xa cách của
một vị hoàng đế Byzance giữa thế kỷ 6, kết hợ
p với các nhân vật đứng đầu giáo
hội, quân đội, tạo nên sức mạnh thống nhất của giáo hội và nhà nước.
Năm 730, hoàng đế Léon 3 lại ra sắc chỉ bài trừ hình ảnh con người trong
tôn giáo, để thay vào đó bằng cành lá và các họa tiết trừu tượng. Bất bình, các
họa sĩ bỏ sang phương Tây.
Mãi cho đến năm 843 thì sắc lệnh mới bị huỷ bỏ. Nghệ thuật vẽ tranh cổ
điể
n hồi sinh.
- Huy chương bằng vàng.Thế kỷ 6 (H27).
- Quả cân bằng đồng mang hình một vị hoàng đế La Mã . Thế kỷ 7 (H28).
- Nhà thờ Hagia Sophia: ở Istambul (H29).



















H27. Huy chương vàng. Thế kỷ 6. H28. Chân dung hoàng đế La Mã. Quả cân đồng. Tk 7.


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1
























H29. Nhà thờ Hagia Sophia. Istambul.

4.2. THỜI KỲ TĂM TỐI CỦA TÂY ÂU

Người ta thường gọi thời gian từ thế kỷ 5 đến khoảng năm 1100 là thời
Thượng Trung cổ hay thời kỳ tăm tối. Thời kỳ này không hẳn là thời kỳ nghèo
nàn về mặt nghệ thuật hay thoái bộ mà là mang mầm mống của những cách tân
khoa học và kỹ thuật sắp tới và báo trước những biến đổi phi thường. Lúc này,
hội họa là phương tiện giáo dục ý thức tôn giáo hữu hi
ệu cho dân chúng và phần
lớn người thất học. Hội họa của thời kỳ này chủ yếu phổ biến loại sách viết tay,
được trang trí hết sức cầu kỳ, tỉ mỉ.

4.3. NGHỆ THUẬT “CAROLINGIEN”

Được mang tên nhân vật chính trị hùng mạnh nhất đầu thời Trung cổ là
Charlemagne, còn gọi là Charles đại đế, từ đó có tính từ “Carolingien” để chỉ
thời kỳ này.
Từ năm 768 đến 814, ông chinh phục Bắc âu, ổn định cơ đốc giáo, khôi

phục nghệ thuật cổ xưa của Hy Lạp, La Mã.
Năm 800 (815?), ông lên ngôi hoàng đế và là mạnh thường quân của nghệ
thuật. ông đã tạo điều kiện để
nghệ thuật Byzance kết hợp với nghệ thuật Cơ đốc
nguyên thuỷ, tạo nên phong cách “Carolingien”. Hội họa của thời kỳ này phản
ánh thông điệp của Chúa Cơ Đốc, đồng thời với sự hùng mạnh, huy hoàng của
đế quốc ông ta mà ngày nay chủ yếu còn thấy được trên những cuốn sách viết
tay, chứng tỏ nó là một phương tiện giáo dục được người đương thời quan tâm.






GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

CHƯƠNG II

NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH.

Thời Trung Cổ kéo dài từ lúc thành Roma sụp đổ vào năm 410 sCN cho tới
đầu Thời Phục Hưng, thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ sau
cùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ, khi
vừa trải qua “ Thời kỳ tăm tối”.
Đầu tiên, người ý dùng từ “Gô tích” để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từ
này có quan hệ với m
ột dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths,
đã từng tràn vào cướp phá thành Roma năm 410. Về sau thì nó được dùng để chỉ
cho kiểu thức kiến trúc và phong cách hội họa mới, xuất hiện sau thời kỳ La Mã

và trước thời Phục Hưng. Kiểu thức “Gô tích” này hình thành ở lĩnh vực hội họa
vào cuối thế kỷ 13, sau kiến trúc khoảng một thế kỷ. Nó nổi bật
ở lòng yêu
chuộng màu sắc tươi mát, vẻ đẹp của thế giới hiện thực, hình khối vững vàng và
tương phản với kiểu thức La Mã và Byzance.

1. NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH NGUYÊN THỦY

Thời kỳ đầu của nghệ thuật Gô Tích rõ ràng vẫn chịu ảnh hưởng vẻ trang
nghiêm mang sức mạnh tinh thần của thời trước. Vì vậy, chủ đề của nghệ thuật
Gô tích nguyên thủy là chủ
đề về tôn giáo, các bức tranh được dùng như những
“quyển sách hình”, nhưng hội họa Gô Tích nguyên thủy tỏ ra hiện thực hơn nghệ
thuật La Mã và Byzance. Nó đã có sự quan tâm đến phép phối cảnh và ảo ảnh
của không gian thực, sự thanh tao tinh tế và biểu hiện giá trị tinh thần mạnh mẽ
hơn.
Cuối thế kỷ 13, khi mà nghệ thuật Byzance còn thống trị hội họa Ý, thì họa
sĩ Cimabue (khoảng 1240-1302)
đã mở đường cho chủ nghĩa hiện thực. ông nổi
tiếng bởi bức tranh “Maestà “ (nghĩa là “uy nghiêm”), mô tả Đức Mẹ bồng Chúa
Hài đồng ngồi trên ngai. Tuy vẫn còn gắn với truyền thống Byzance nhưng ông
đã tạo được cảm xúc trong tranh cùng với vẻ dịu dàng, tao nhã. Nếp áo thì mềm
mại và không gian có chiều sâu hơn. Cũng với bức “Maestà“, họa sĩ Duccio
(giữa thế kỷ 13-1318) đã thành công hơn cả người cùng thờ
i Cimabue trong việc
cách tân nền hội họa. Bức tranh duy nhất còn lại này của ông về sau cũng bị cắt
thành từng mảnh và đem bán.

- Giotto (1267-1337):


Là họa sĩ người . Sự tìm tòi có tính cách mạng về hình thể và cách mô tả
không gian nặng tính “kiến trúc” và hiện thực của ông, đã đưa hội họa một bước
tiến bộ lớn. Tác phẩm của ông được coi là tột đỉnh của hội họa Gôtích, còn ông
đượ
c xem như ông Tổ của hội họa phương Tây và là người đi trước thời đại của
mình, dự báo trước Thời Phục Hưng sau này.
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

- “Issac đọc kinh ban phước lành cho Jaccob” (GIOTTO-tr.3): Là bức
tranh đầu tiên dùng luật phối cảnh, làm cho tính hiện thực tăng lên, tạo nên
bước ngoặc lớn cho hội họa.
- “Cái hôn của Judas” (GIOTTO-tr.12): Một bích họa mô tả lúc Judas chỉ
điểm Jesus cho nhà cầm quyền bằng cách ôm hôn ông. Tác phẩm gợi ý sự
chuyển động ở mỗi nhân vật, nhưng trung tâm của cảnh náo loạn là
khoảnh khắc im lìm bi thảm. Chính các gương mặt đ
ã phản ánh thảm kịch
của con người.
- “Đức Mẹ và Chúa hài đồng” (GIOTTO-tr.24): Tranh được vẽ lên gỗ. Vẻ
cao quí của nhân vật chứa đựng cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện tình mẫu tử
thiêng liêng.

2. GÔ TÍCH QUỐC TẾ

Cuối thế kỷ 14, phong cách Gô Tích quốc tế ra đời từ sự kết hợp của nghệ
thuật Ý và nghệ thuật Bắc Âu, tạo nên vẻ thanh l
ịch quyến rũ và lối trang trí rực
rỡ. Các họa sĩ hoạt động rộng khắp châu Âu, tư tưởng luân lưu và hoà trộn với
nhau để đến đầu thế kỷ 15 thì phong cách Gô Tích quốc tế đã lan tràn đến Pháp,
Ý, Anh, Đức, Áo.

- “Bức tranh hai tấm của Wilton” (không tác giả và mượn tên từ ngôi nhà
tìm thấy nó ở Anh): Không rõ quốc tịch nên thuộc phong cách quốc tế. Nó
thể hiện sự tinh tế tuyệt mỹ, mô tả
vua Richard 2 nước Anh quỳ trước Đức
Mẹ và Chúa Hài đồng.
- Năm 1347, trận dịch đen từ những con đường thương mại nối với Trung
Hoa tràn vào và hoành hành khắp châu Âu, dân số giảm mất 40 % và sự huỷ
diệt ghê gớm của nó đã gây ám ảnh về cái chết và hâm nóng lại nhiệt tâm tôn
giáo. Nghệ thuật thời kỳ này với một số tác phẩm cho thấy sự tác động lớn
của đại họa này. Trong khi
đó, một số tác phẩm Gô Tích khác vẫn giữ được
niềm lạc quan, tiêu biểu là Sassetta (1392-1450) với bức tranh trên gỗ: “Gặp
gỡ giữa thánh Antoine và thánh Paul” (LSHH-tr.25-h.4).
Đến thế kỷ 15, phong cách Gô Tích quốc tế phát triển theo hai hướng. Một
ở miền Nam: Florence, và là nguồn gốc của thời đại Phục Hưng ở Ý. Hướng kia
diễn ra ở phương Bắc: Hà Lan, nơi đánh dấu bước đầu của thời đại Ph
ục Hưng ở
Bắc Âu.
Tại Hà Lan, phong cách hội họa mới từ chối vẻ thanh lịch quyến rũ, ở lối
trang trí rực rỡ và những đề tài về tôn giáo của phong cách Gô Tích quốc tế
đương thời, để thay vào đó tinh thần hiện thực, mô tả cuộc sống đời thường.

- Jan Van Eyck (1390-1441):

Họa sĩ người Hà Lan. ông tỏ ra say mê các chi tiết nhỏ nhặt nhất và mô tả
chúng hết s
ức tinh vi, sống động và ý thức rõ về cái đẹp thật sự từ những vật
bình thường nhất. ông cũng là người phát minh ra chất pha màu trong suốt có
gốc dầu lanh thay cho chất pha màu bằng lòng trắng trứng trước đây. Việc phát
minh kỹ thuật này đã làm cho bộ mặt hội họa thêm phần sáng sủa và đậm đà hơn,

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

mang lại uy tín rất lớn cho bản thân bởi ông được coi là người đã sinh ra kỹ thuật
vẽ sơn dầu sau này.
+ “Con cừu thiêng” (VAN EYCK-tr.9): Là tấm tranh trung tâm, một
phần của bức tranh lớn nhất và phức tạp nhất ở Hà Lan thế kỷ 15 có
tên là Ban thờ Genter. Nó được mô tả hết sức tỉ mỉ, và con cừu thiêng
là biểu tượng cho sự hy sinh của Chúa.
+ “Vợ chồng Arnolfini” (PHốI CảNH -tr.17): Mô tả khoảnh kh
ắc trang
trọng khi người chồng cầm tay người vợ trong lễ đính hôn. Các chi
tiết trong tranh được vẽ một cách tỉ mỉ tuyệt vời và đều được giải
thích như một biểu tượng, tất cả đều có mục đích nhấn mạnh ý nghĩa
thiêng liêng của sự kết hợp nam -nữ, luôn diễn ra trong cuộc sống
hàng ngày.

- Campin (hoạt động năm 1406-1444):

Họa sĩ ngườ
i Hà Lan, một trong những nhà cải cách lớn của Bắc âu.
+ “Chân dung thiếu phụ” (LSHH-tr.36-h.5): Được coi là bức chân
dungđầu tiên lột tả cá tính tâm lý đối tượng.
+ “Giáng sinh”: …

3. GÔ TÍCH HẬU KỲ:

ở thế kỷ 16, một số họa sĩ thế hệ trước còn trung thành với truyền thống Gô
Tích, trong khi thế hệ sau đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại Phục Hưng
Ý. Hai khuynh hướ

ng nghệ thuật cùng song song tồn tại như thế ở Bắc âu trong
nữa đầu thế kỷ. Thời kỳ này, các nghệ sĩ Gô Tích tỏ ra suy ngẫm nhiều về cuộc
đời, về những thói hư tật xấu của con người hay những ám ảnh về cái chết, sự
trừng phạt.

- Bosch (1450-1516):

Họa sĩ người Hà Lan. Đặc biệt nổi tiếng bởi phong cách độc đáo vớ
i những
tác phẩm hư ảo, quái dị, đầy hình ảnh ma quỉ và quái vật. Có lẽ bị giày vò vì
những xáo trộn xã hội và chính trị mà tranh ông biểu thị tinh thần bi quan, sự ưu
tư. Song, lại có tính giáo dục cao, lên án cái ác và ca ngợi người tốt.
+ Bộ ba tranh “Thiên đường, ngày phán xử cuối cùng, địa ngục”
(BOSCH-tr.10,11): Chủ đề bức tranh này liên quan tới lời tiên tri của
một nhà thiên văn người Đức vào năm 1499 rằng: Thế giới s
ẽ bị huỷ
diệt vào ngày 25-1-1524. Theo sách Thánh thì khi đó Chúa sẽ phán xét
công -tội của mỗi người. Nhiều họa sĩ về sau đã lấy cảm hứng từ đề tài
này, bởi vừa để thoã mãn trí tưởng tượng, vừa dùng răn đe, giáo dục
con người. Riêng với Bosch thì ông thể hiện với phong cách độc đáo và
quái dị nhất, tính giáo dục rõ nhất.
+ “Thuyền của lũ điên” (BOSCH-tr.7): ông đặt loài người vào mộ
t chiếc
thuyền nhỏ trên biển thời gian và tất cả bọn họ đều điên. ông cho rằng
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

đó là cuộc đời của chúng ta với những toan tính, những khát khao, và
theo đuổi những mục tiêu không thể đạt tới. Trong khi con thuyền trôi
mãi theo dòng thời gian và cũng không bao giờ tới được bến. ông làm

chúng ta ngạc nhiên nhưng không khỏi tự hỏi lòng mình có đang ngồi
trong chiếc thuyền điên dại đáng buồn của nhân loại không?
+ “Cái chết của gã keo kiệt” (BOSCH-tr.8): Đây là cuộc chiến đấu cuối
cùng trước lúc chết mà gã keo kiệ
t là kẻ thua cuộc. Trong lúc hấp hối,
kẻ tham lam vẫn thèm thuồng với tay nhận lấy túi tiền đầy cám dỗ của
ma quỉ, để rồi chúng sẽ chiếm lấy linh hồn ông ta. Đây chính là bài học
cho mỗi chúng ta.

- Grunewald (1470-1528):

Người Đức, là họa sĩ cuối cùng của nghệ thuật Gô Tích. Tranh ông mô tả sự
khủng khiếp của thống khổ một cách kinh khủng và xác thực.
+ “Chúa bị đóng đ
inh” (LSHH-tr.37-h.7).






























GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1


CHƯƠNG III

NGHỆ THUẬT THỜI PHỤC HƯNG

1. THỜI KỲ PHỤC HƯNG.

Từ “Phục Hưng” dùng để chỉ một thời kỳ canh tân văn hóa trải dài 3 thế kỷ,
là sự quay trở lại với truyền thống văn học, triết học và những sáng tạo nghệ
thuật, kỹ thuật của thời Hy -La cổ đại.
Hội họa thời kỳ này ra đời vào cuối thế kỷ 13, tạo nên một giai đoạn hội họa
mới, lấ
y cuộc sống thực tế con người làm cơ sở, mà ảnh hưởng của nó nhanh

chóng lan tràn khắp Châu âu, đạt cực điểm vào cuối thế kỷ 15, và mất dần ảnh
hưởng từ khi thời kỳ “kiểu cách” hình thành ở thế kỷ 16.

1.1. PHỤC HƯNG SƠ KHAI

Người mở đường thời Phục Hưng là Giotto (1267-1337), người được xem là
ông Tổ của hội họa Phương Tây, tuy thuộc vào thời kỳ Gô Tích trước đó,
nhưng ý thức về tính hiện thực của ông đã báo trước cho phong trào Phục
Hưng.
- Masaccio (1401-1428):
Họa sĩ người ý theo bước Giotto, nhưng mới là nhà sáng lập cách mạng của
nền hội họa thời Phục Hưng. Thuần thục hơn trong việ
c ứng dụng về hình thể ba
chiều, không gian kiến trúc thực và phép phối cảnh.
+ “Adam và Eve bị đuổi khỏi thiên đường” (LSHH-tr.72-h.8): Đau
đớn vì mù quáng, than khóc không chút giả dối.
+ “ Chúa Ba Ngôi”: Các nhân vật rất thực với vẻ mặt đầy thương xót,
đau khổ trước cái chết của Chúa. Trên vách đá mô tả trong bích họa
có dòng chợ: “ Tôi đã là người như bạn và bạn sẽ là bộ xương như
tôi”. Càng khẳng
định thêm tính chất tạm bợ của cuộc đời.
- Angelico (1400-1455):
Là một tu sĩ người ý, sau trở thành họa sĩ. Tuy chỉ vẽ về đề tài tôn giáo
thiêng liêng nhưng tranh của ông rất hiện thực.
Trước khi vẽ, ông cầu nguyện rất lâu và thành kính, sau đó mới vẽ. ông
không bao giời thay đổi một nét bút, bởi tin rằng Chúa bề trên dang dẫn dắt tay
ông vẽ. Vì sùng đạo như thế mà suốt đời ông chỉ vẽ tranh cho nhà thờ.
+ “Trảm hình” (NCCHH- tr.8-h.1): Mô tả cái chết của các thánh rất thực
tế.
+ “Truyền tin” (MàU & SắC Độ -tr.12): Màu sắc sử dụng để giúp diễn

tả những cảm xúc sâu sắc.
- Mantegna (1431-1506):
Họa sĩ vĩ đại đầu tiên của Bắc ý, là người khát vọng tự do và cô độc. Nghệ
thuật của ông gạt bỏ phong cách hội họa mềm dẻo và vẽ hết sức nghiêm túc, rất
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

thích những phẩm chất hiện thực mạnh mẽ của điêu khắc, nhưng mang tinh thần
bảo thủ khắc nghiệt.
+ “Cái chết của Chúa Jesus” (MANTEGNA-tr.18): Là bức tranh độc
đáo hoàn thiện luật viễn cận và thể hiện kỹ thuật toàn sắc xám ảnh
hưởng chất đá của điêu khắc.
+ “Judith và Holopherne” (MANTEGNA-tr.11): Nhấn mạnh sự dững
dưng, lãnh đạm.
- Botticelli (1444-1510):
Họ
a sĩ người ý, là người không mấy quan tâm đề tài từ Kinh Thánh như các
nghệ sĩ cùng thời, mà thích vẽ các thần Hy Lạp. Tranh ông thể hiện cảm xúc
mạnh mẽ với chất lãng mạn trữ tình. Đặc biệt có lối vẽ chân phụ nữ dài rất độc
đáo. Đôi chân trông không đi mà như đang khiêu vũ, xiêm áo thì trong suốt và để
lộ thân hình tuyệt đẹp.
+ “Mùa Xuân” (BOTTICELLI-tr.5): Vẻ đẹp của nàng Xuân mình phủ
đầy hoa cùng dáng vẻ các nhân v
ật thanh thoát. Thần Venus giơ bàn
tay ban phát tình yêu cho muôn loài, trong không khí vui tươi của
mùa xuân bất tận.
+ “Sự ra đời của thần Vệ nữ” (BOTTICELLI-tr.20): Mô tả cảnh ra đời
của nữ thần tình yêu, tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh cữu, mà đối với
Phương Tây thì Venus của Botticelli là “ hoa hậu “ của mọi thời đại.


1.2. PHỤC HƯNG CAO TRÀO

Đây là thời kỳ đã sản sinh ra những nghệ sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại.

- Leonard de Vince (1452-1519):
Họa sĩ người ý, là thiên tài độc nhất vô nhị, một trí tụê bách khoa toàn năng,
một nhà bác học lớn, một họa sĩ vĩ đại, một huyền thoại của thời Phục Hưng,
người hoàn thiện nguyên tắc vẽ phối cảnh.
ông chỉ vẽ 30 tác phẩm và còn lại 20 tác phẩm trong các bảo tàng. Để lại 23
cuốn vở dầy 25.000 trang ghi chép những sáng tạo, phát minh về kiến trúc, thủy
lợ
i, thiên văn, toán học, cơ học, vật lý, âm nhạc, giải phẫu và nhiều lĩnh vực
khác.
+ “Mona Lisa” (LEONARDO-tr.18): Hay “La Gioconda”, với nụ cười
bí hiểm. Nó luôn thay đổi theo thời điểm khi xem tranh với tâm trạng
và kinh ngiệm sống của người xem.
Có giả thuyết cho rằng nàng buồn rầu vì mới mất người con gái. ông phải
tìm người pha trò, tấu nhạc để nàng vui, làm cho nàng có nụ cười thoáng qua rồi
tan biến. Bức tranh đã gây ra biết bao nhiêu tranh cãi và
ảnh hưởng mạnh mẽ đến
thế hệ họa sĩ về sau: Bản sao của L.H.O.O.Q; Mona Lisa của Bettero …
+ “Chân dung của Ginevra Benci” (LEONARDO-tr.9): Vẻ đẹp kiêu kỳ,
kín đáo như cố kiềm chế cảm xúc của nhân vật.
+ “Bữa ăn tối cuối cùng” (LEONARDO-tr.12): Lựa chọn đỉnh điểm tâm
lý, diễn tả tuyệt vời nội tâm của 12 vị thánh tông đồ. Đúng vào lúc
Chúa v
ừa nói: “Một người trong các ngươi sẽ phản ta”
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1


Để thể hiện chân thật cảm xúc của nhân vật trong tranhÂ, ông đã quan sát
kỹ mọi trạng thái tâm lý của những người câm điếc.

- Michelangelo (1475-1564):
Là họa sĩL, nhà điêu khắc, nhà thơ lừng danh của nước ý thời Phục Hưng.
Tính cách khác hẳn Leonard de Vince, là người thẳng thắn và khó tính. ông trở
thành nhà điêu khắc nổi tiếng trước khi là một họa sĩ vĩ đại.
+ Tranh vẽ trên trần nhà thờ Sixtine
(MICHELANGELO-tr.9,10,11):
Một loạt các bức tranh với hình thể cường tráng, cơ bắp cuộn như là
“tượng nặn”, thể hiện chỉ trong bốn năm rưỡi.
+ “Ngày phán xét cuối cùng” (MICHELANGELO-tr.11): Một trong
những tranh vẽ tại nhà thờ Sixtine.
+ “Cô đồng Erythereé” (LSHH-tr.133-h.13).

- Raphael (1483-1520):
Là họa sĩ người ý, có sức lao động mãnh liệt và sáng tác hàng nghìn bức
tranh. Người vẽ Đức Mẹ nhiều nhất và bằng những nét đẹp thánh thiện, hoàn hảo
nhất. Hình tượng Đức Mẹ trong tranh ông trở thành điển hình của sự dịu dàng,
trong sáng nhất.
+ “Đức Mẹ Madonna” (RAPHAEL-tr.2): Nét đẹp thánh thiện, hài hòa
nhất. Tuy vẻ đẹp ấy mơ hồ trong trí tưởng tượng mỗi con người.
+ “Lễ đăng quang của Đức Mẹ Maria” (RAPHAEL-tr.8).
+ “Trường Athene”: (RAPHAEL-tr.12,13): Là bức tranh hoành tráng.
Tập trung các nhà toán học, thiên văn, các triết gia của thế giới cổ Hy
Lạp.

- Tiziano (Titien.1480,1490-1576):
Là h
ọa sĩ hiện đại nhất thời Phục Hưng. Tranh ông thường ẩn dấu ý đồ

chính trị hay những suy ngẫm về cuộc đời thông qua các đề tài Kinh Thánh, thần
thoại Hy Lạp.
+ “Danae” (TIZIANO-tr.17): ông muốn làm nổi bật vẻ tươi trẻ và nồng
nhiệt của cô gái, với sự tàn tạ của vẻ đẹp phù du trước thời gian
(người hầu già).
+ “Vệ nữ và Adonis” (TIZIANO-tr.21): Phô bày vẻ đẹp tự
nhiên của cơ
thể nhưng cũng là sự cảnh báo một kết cục bi thảm cho sự bồng bột,
nông nổi của tuổi trẻ.

- Tintoret (1518-1594):
Cũng là họa sĩ người ý. Nặng về bản năng, vẽ trong xúc cảm cao độ, đường
nét linh hoạt, chuyển động.
+ “Christ đi trên mặt nước” (LSHH-h.17-tr.168).
+ “Thiên đàng”: Cao 10m, rộng 25m, gồm Chúa Ky tô, Đức Mẹ đồng
trinh và hơn 500 nhân v
ật là các thánh và thiên thần.
+ “Chuyển thi thể của Thánh Marc” (NGHệ THUậT LG -tr.114-h.283):
áp dụng luật phối cảnh.A
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1

- Durer (1471-1528):
Người Đức. Là họa sĩ vĩ đại nhất của nền nghệ thuật Phục Hưng ở Bắc âu
thế kỷ 15-16. Nổi tiếng về tranh chân dung và tranh khắc hoành tráng.
+ “Chân dung tự họa” (DURER-tr.7): Một thanh niên quý phái, kiêu
kỳ,
là ý thức về nhân phẩm, có ẩn ý đồng nhất mình với Chúa Cứu thế.
Phản ứng lại với đánh giá chỉ như là thợ thủ công, là dân tỉnh lẻ của
người đơiỡ.

+ “Bốn vị thánh tông đồ” (DURER-tr.14,15): Hiện thân cho bốn tính
cách, hợp thành một thể thống nhất, cũng như sự thống nhất tạo nên
Giáo hội, xã hội loài người.

• Đ
IÊU KHẮC:

- Michelangelo (1475-1564): Vừa là nhà điêu khắc, nhà thơ, họa sĩ vĩ đại
của ý thời Phục Hưng.
+ “Trận đánh của người Centauri” (MICHELANGELO-tr.3): Phù điêu,
1490. Tác phẩm đầu tiên của ông, tôn thờ sức mạnh.
+ “Pieta” (MICHELANGELO-tr.8): Đá,1498-1499. “Thánh mẫu của
ông thể hiện sự trong sạch, vẻ tươi mát vĩnh cửu của tuổi thanh
xuân”.
+ “David” (MICHELANGELO-tr.14): Đá cẩm thạch,1501-1504. Người
anh hùng David chiến thắng người khổng lồ Goliat trong thần thoại
Hy Lạp, là mẫu mực hoàn hảo nhất của cơ thể con người.
+ “Thần đưa tin” (THờI PHụC HưNG 1-tr.bìa1,m.trong): Của
Giambologna.

2. THỜI KỲ KIỂU CÁCH Ở Ý (manierisme – 1520-1580).

Đặc điểm của thời kỳ này là vẽ rất kỹ và tỉa tót.
Là thứ nghệ thuật cung đình vô cùng tinh tế và luôn tìm kiếm cái lạ, thường
quá đáng, kết hợp màu sống động và sắc bén, bố cục phức tạp và phóng túng, là
sự táo bạo về kỹ thuật với đường nét ẻo lả.

- Correggio (1489-1534):
Họa sĩ người ý, là thiên tài của vẻ đẹp duyên dáng bình dị, là bậc thầy về sự
hòa hợp tuyệt vời của ánh sáng và bóng tối.

+ “Chúa Giê -su và Maddlain”: (CORREGGIO-tr.8): Đề tài mang tín
giáo dục.
+ “Giáng sinh” (CORREGGIO-tr.23): ánh sáng từ hài nhi tỏa ra.

- El Greco (1541-1614):
Họa sĩ người Tây Ban Nha có biệt tài kéo dài thân thể không hề giống bất
cứ ai, ánh sáng kỳ ảo khó tìm ra cách lý giải, màu sắc đậm đà và là bậc thầy về
tranh hoành tráng.
+ “Đám tang công tước Oragaz” (EL GRECO-tr.22): Tác phẩm là sự kết
tinh mọi thàmh tựu nghệ thuật thiên tài của họa sĩ.

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
TRẤN VĂN TÂM Trang 1


+ “Thánh Martin và người ăn mày” (EL GRECO-tr.12): Mô tả người
đàn ông vừa thanh tú vừa mạnh mẽ, tình cảm.











































GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

TRẤN VĂN TÂM Trang 1


CHƯƠNG IV

TRƯỜNG PHÁI BARỐC VÀ ROCOCO

Trường phái Barốc còn gọi là “dị điển”, là khuynh hướng nghệ thuật xuất
hiện ở Roma đầu thế kỷ 17, để phản ứng lại cái phức tạp và giả tạo của phong
cách kiểu cách của thế kỷ 16. Phong cách này dành ưu tiên biểu lộ cảm xúc chân
thực nhưng vẫn toát lên vẻ hào nhoáng, quyến rũ và sự trang trí quá tải.

1. BARỐC Ở Ý

- Le Caravage (Caravaggio, 1573-1610):
Là họa sĩ người ý. Cũng như Giotto và Masaccio, Le Caravage là một nhân
vật bản lề trong lịch sử nghệ thuật. ông là người đầu tiên thoát ra được lối vẽ
đương thời và mạnh dạn tìm cho mình bút pháp thực tế và đôi khi khiêu khích.
ánh sáng trong tranh ông trở thành một trường phái mang chính tên ông mà ảnh
hưởng rất nhiều đến thế hệ họa sĩ sau này.
+ “Người chơi đàn luýt” (LE CARAVAGE-bìa.1): Mô tả người thanh
niên có nét dịu dàng như một thi
ếu nữ với những chi tiết của sự
quyến rũ đầy tính nhục cảm.
+ “Cái chết của Đức Mẹ đồng trinh” (LE CARAVAGE-tr.21): Một
không khí trầm mặc, lắng đọng và bi thương nhưng hiện thực tàn
nhẫn, phũ phàng.
- Tiepolo (1693-1770):
Họa sĩ người ý, là đại diện quan trọng của nghệ thuật Barốc giai đoạn muộn.
Tính phô trương, hào nhoáng ngày càng tăng, báo hiệu trào lưu nghệ

thuật
Rococo sẽ tới sau này.
+ “Giovane và con vẹt” (TIEPOLO-tr.16): Là bức tranh chân dung Barốc
điển hình với vẻ vui tươi, vô tư và sự đỏm dáng.
+ “Rinaldo và Armida” (TIEPOLO-tr.17): Sự hoan lạc và vẻ trữ tình có
phần giả tạo, và kiểu cách càng gần hơn với loại tranh vườn tình phổ
biến ở nghệ thuật Rococo sau này.

2. BARỐC Ở HÀ LAN

- Van Duyk (1559-1641):
Là họa sĩ chuyên vẽ tranh cung đình, nhất là chân dung mà nhân vật toát ra
vẻ quí phái và thanh lịch.
+ “Nữ hầu tước”: Sự thanh lịch kiêu kỳ.
+ “Vợ Nicola Cattareo” (NGHệ THUậT LG -tr.159-h.401): ánh mắt nhìn
kiêu sa và kiểu cách cầm cành hoa tỏ rỏ giá trị của một quí tộc.
+ “Vua Charles 1 nước Anh đi săn”: Vẻ quí phái, uy nghi rực rỡ.
- Rembrandt (1606-1669):
Sự kỳ ảo về ánh sáng lộng lẫy và bóng tối sâu thẳm trong tranh đã làm ông
được phong là “ông hoàng của ánh sáng”.

×