Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Văn hóa cosplay độc đáo của giới trẻ nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.58 KB, 6 trang )

V ăn hóa Cosplay độc đá o c ủa gi ới tr ẻ
Nh ật B ản
Cosplay xuất phát từ cụm từ tiếng Anh “Costume play”, là một hoạt động biểu diễn nghệ thuật
mà người tham gia hóa thân thành nhân vật trong manga, anime, game, phim, hay bất cứ những
gì được yêu thích... Và người hóa thân trong các bộ trang phục đó được gọi là
“Cosplayer”. Cosplay không chỉ đơn giản là hóa trang thành nhân vật về ngoại hình mà còn phải
chú trọng đến việc thể hiện tính cách, hành động, nội tâm... của nhân vật mà bạn cosplay. Trong
các cuộc thi cosplay, ngoài trang phục thì khả năng diễn xuất và thể hiện đúng với tính cách nhân
vật là một trong những phần rất quan trọng để đánh giá sự thành công của các cosplayers.

Cosplay lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1978, trong một Đại hội khoa học giả tưởng
diễn ra tại hồ Ashinoko, tỉnh Kanagawa. Vào thời điểm đó đã có một nhà phê bình văn học hóa
trang thành tiểu thuyết gia nổi tiếng Edgar Rice Burroughs. Vào khoảng năm 1982, một nhóm
bạn trẻ ăn mặc theo nhân vật manga, anime và game đầu tiên xuất hiện tại một comiket nhỏ ở
Nhật. Nhưng lúc ấy họ chỉ mặc áo những chiếc áo T-shirt có in hình nhân vật họ yêu thích mà
thôi. Một năm sau, vào năm 1983 mới có người thiết kế và mặc bộ trang phục giống hệt một
nhân vật trong "Urusei Yatsura".


Đến năm 1984, một người tên là Nobuyuki Takahashi (Chủ tịch của Studio Hard - công ty sản
xuất phim live-action như "Ringu", "L: Change the World"...) khi ấy vẫn còn là phóng viên lên
đường tham dự Worldcon (Đại hội Khoa học giả tưởng thế giới) tại Los Angeles để viết bài cho
các tạp chí ở Nhật. Anh đã kinh ngạc toàn phần trước những gì mình chứng kiến: rất nhiều người
ăn mặc theo các nhân vật trong "Star Strek" hay "Star Wars" . Và anh đặc biệt ấn tượng với vũ
hội hóa trang.


Trở về Nhật, Takahashi lập tức phát tán rộng rãi những thông tin mắt thấy tai nghe, với hy vọng
teen Nhật sẽ ủng hộ phong trào này và biến nó thành bản sắc văn hóa riêng. Nobuyuki Takahashi
đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra tên gọi cho phong trào này, cuối cùng vận dụng thói quen rút ngắn
từ của người Nhật, anh dừng lại ở từ "Cosplay" viết tắt của "Costume play". Từ đó, trào lưu


cosplay đã xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ, không chỉ trong hội chợ comiket mà còn
xuất hiện tại các Đại hội khoa học giả tưởng trong nước và nhiều Hội chợ truyện tranh không
chuyên khác.






×