Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Văn hoá nhật bản trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.2 KB, 3 trang )

Văn hoá Trung đại (thế kỷ XII XVI)
1. Văn hóa Kamakura
1.1. Bối cảnh lịch sử
Vào thời đại Kamakura cuối thế kỷ XII với quyền lực của dòng họ Minamoto Noritomo, thế lực của chính
quyền phong kiến trung ương bị suy giảm, thay vào đó và lực lượng võ sĩ mới trỗi dậy xây dựng một chế
độ phong kiến quân sự. Trong hơn một thế kỷ các võ sĩ miền Đông Kamakura vừa đối lập với tầng lớp
phong kiến quan lại vùng Kyoto, vừa xây dựng một chế độ phong kiến theo kiểu của mình. Thời kỳ này
quan lại Mông Cổ hai lần tiến vào vùng Kyushu nhưng không thành công. Khi này thế lực Mạc phủ yếu,
không khống chế được sức mạnh của tầng lớp võ sĩ nên sớm đi vào con đường diệt vong. Có thể nói,
thời đại này đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với lịch sử Nhật Bản, đó là lần đầu tiên một chính
quyền do tầng lớp quân sự võ sĩ đứng dầu tồn tại song song với chính quyền quan lại dân sự và kéo dài
hơn 7 thế kỷ. Đương thời xung đột vũ trang thường xuyên xảy ra giữa các thế lực khác nhau ở các tỉnh
trên mọi miền đất nước. Kể từ thời đại Kamakura cho đến khi thống nhất đất nước thời Tokugawa, Nhật
Bản hoàn toàn nằm dưới quyền cai trị của các thế lực quân sự. Quá trình lịch sử đó đã để lại nhiều dấu
ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội của dân tộc Nhật Bản.
1.2. Đặc điểm văn hoá Có thể nói suốt trong 7 thế kỷ, chiến tranh giành quyền lực luôn xảy ra, các thể
chế chính trị luôn luôn thay đổi nhưng chính quyền Mạc phủ Kamakua luôn quan tâm tới giao lưu
thương mại trao đổi hàng hoá với các khu vực miền Tây và đặc biệt là với Trung Hoa. Nhờ đó mà nhiều
hàng hoá Nhật nổi tiếng, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ. Ngược lại Nhật nhập khẩu các đồ dùng cao cấp
để phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này phát triển và đồ Nhật được người Trung
Hoa rất ưa chuộng.
Như trên đã nói, thời đại Kamakura chiến tranh liên miên xảy ra nhưng về văn hoá lại đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ trong nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, tôn giáo, điêu khắc, hội hoạ tranh cuộn,
bình phong. Đặc biệt là lối sống sang trọng của tằng lớp quý tộc quan lại cung đình ảnh hưởng mạnh đến
tầng lớp quan nhân võ sĩ vốn xuất thân từ các tỉnh miền quê quen sống đạm bạc, giản dị.
2. Văn hoá Muromachi
2.1. Bối cảnh lịch sử
Cũng như những trung tâm văn hoá khác, Muromachi là tên của một khu thuộc Kyoto, nơi đây là trung
tâm của các phe phái Sogun thường gây chiến để tranh giành ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây cũng là nơi sản
sinh ra những tinh hoa văn hoá để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử. Như trên đã nói, chính quyền quân sự
lên ngôi và lãnh đạo chính quyền, mặc dù song song tồn tại với chính quyền dân sự nhưng lại luôn áp


đảo về mọi mặt, cả chính trị lẫn văn hoá. Mạc phủ Muromachi tập hợp các thế lực Daimyo có sức mạnh
ở các địa phương nhưng không có sức mạnh khống chế nên sau đó các Daimyo các nơi trong toàn quốc
nổi loạn và bước vào giai đoạn nội chiến (thời Chiến quốc). Do nội chiến các Daimyo đã tạo ra được
chính quyền độc lập hùng mạnh riêng, quản lý đất đai và nhân dân các vùng mình thống trị, từ đó tầng


lớp võ sĩ thiết lập xã hội phong kiến thống trị cả nông thôn. Về mặt kinh tế thời kỳ này phát triển thương
nghiệp, giao lưu mậu dịch với nhà Minh.
2.2. Đặc điểm văn hoá
Mặc dù chính trị có nhiều rối ren nhưng thời đại Muromachi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về tôn giáo,
đặc biệt là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ phái Thiền Tông.
Thời Muromachi các thiền sư chiếm vị trí độc tôn trên văn đàn và trong lĩnh vực nghiên cứu Tống Nho.
Thông qua Thiền đạo, giới lãnh đạo Nhật Bản đã tiếp cận được nhiều tác phẩm cổ điển Trung Hoa. Ảnh
hưởng Thiền đặc biệt mạnh trong tầng lớp quan nhân và quan lại.
Đặc biệt thời kỳ này các loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu cũng như những công trình mỹ thuật
kiến trúc nội thất phát triển rực rỡ. Đó là loại hình kịch Noh, Kabuki, Kyogen.
Về kiến trúc mang sắc thái độc đáo đó là Kinkakuji (chùa Vàng) và Ginkakuji (chùa Bạc). Thẩm mỹ Thiền là
nét chủ đạo trong lối sống cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật,
3. Văn hoá Momoyama và Azuchi
3.1. Bối cảnh lịch sử
Thế kỷ thứ XVII, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia phương Đông nhanh chóng tiếp thu những quan
niệm cũng như kỹ thuật mới từ phương Tây trừ đạo Cơ đốc. Thời kỳ này việc du nhập vật chất kỹ thuật
và khoa học rất tích cực. Từ súng đạn cho đến các nhu yếu phẩm các ngành khoa học ứng dụng như
thiên văn, bản đồ kỹ thuật đóng tàu, khai khoáng, luyện kim, cơ học... được tích cực tiếp thu. Có thể nói
chính thể Mạc phủ thời đại này đã gây dựng được một cơ sở văn hoá, xã hội để các triều đại làm cơ sở
đưa Nhật Bản nhanh chóng trở thành một quốc gia hiện đại phát triển ở châu Á. Thời kỳ này có một sự
kiện nổi bật trong lịch sử Nhật Bản đó là do giai cấp thống trị quan tâm đến lợi ích vật chất của văn hoá
phương Tây mà Nhật Bản chấp nhận sự truyền bá Cơ đốc giáo nhưng sau này do lo sợ nguy cơ xâm lược
nên nhà cầm quyền Nhật Bản đã cấm đạo này và các cuộc thanh trừng khủng bố diễn ra rất khốc liệt.
Năm 1612, Hideyoshi chính thức cấm đạo Cơ đốc, triệt phá nhà thờ, áp dụng những biện pháp kiên

quyết đối với dân đạo và giới quân sự. Về kinh tế, các Sogun và Daimyo cùng nhau thống trị nhân dân,
đặt chính sách về quản lý đất đai, xác lập thể chế Mạc phủ, đưa vào sản xuất nông nghiệp là chính.
Odanobunaga và Toyomi Hideyoshi dẹp loạn chiến quốc, thống nhất toàn quốc, nắm chính quyền, tích
cực giao lưu với nước ngoài.
3.2. Đặc điểm văn hoá Đây là hai thời kỳ tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dấu ấn văn hoá nhất là
về mặt kiến trúc lâu dài. Lúc này chính quyền học tập và du nhập nhiều yếu tố văn hoá phương Tây. Nét
nổi bật nhất là xây dựng dinh thự theo phong cách châu Âu thời Trung Cổ bên trong trang trí lộng lẫy,
sang trọng, nhưng bên ngoài và một pháo dài kiên cố có tính chất phòng thủ. Lâu đài Azuchi là một điển
hình biểu hiện cho thời đại. Đây có thể coi là công trình kiến trúc đầu tiên xây dựng theo phong cách và
chuẩn mực văn hoá châu Âu. Các công trình xây dựng thời Momoyama cũng không thua kém, bình
phong, bích hoạ là những nghệ thuật tiêu biểu. Trong suốt 400 năm, các thể chế quân sự đã để lại không
ít những thành tựu đáng kể trong văn hoá. Sự phát triển văn hoá suốt thời kỳ Trung đại dưới sự bảo trợ


của giới quân sự không những sản sinh nhiều tài năng nghệ thuật mà còn góp phần phổ cập và nâng cao
trình độ thưởng thức cho tầng lớp bình dân.
4. Văn hoá Edo
4.1. Bối cảnh lịch sử Thời đại Edo là thời kỳ các nhà lãnh đạo chủ trương đóng cửa đất nước. Năm 1639,
Edo Mạc phủ cấm các thương nhân Nhật buôn bán với nước ngoài và cấm người nước ngoài buôn bán
với Nhật, ngoại trừ hai nước Trung Quốc và Hà Lan. Năm 1854, do áp lực của hạm đội Mỹ, Nhật mở cửa
khẩu Nagasaki còn lại hoàn toàn đóng, cắt đứt giao lưu với thế giới bên ngoài. Sở dĩ Nhật phải đóng cửa
vì hai nguyên nhân. Một là về chính trị, lúc này hoạt động của Thiên chúa giáo đang hưng thịnh. Thế kỷ
thứ XVI, XVII, cường quốc của Kitô giáo rất tích cực truyền đạo ra nước ngoài. Điều này làm nước Nhật lo
sợ nguy cơ chủ nghĩa thực dân. Thứ hai, tình hình trong nước, tầng lớp Daimyo thông qua thương mại
mậu dịch giao lưu với nước ngoài cũng là mối đe doạ chính quyền Mạc phủ. Có thể nói đóng cửa là một
chính sách khổ nhục trong điều kiện diễn biến phức tạp của trong và ngoài nước mà chính quyền Mạc
phủ phải thực hiện. Thể chế đóng cửa mà giới lãnh đạo thời Edo thực hiện là một loại “độc lập với quốc
tế”. Kết quả đã làm gián đoạn sự giao lưu của Nhật với Đông Nam Á và Tây Âu, đặc biệt là giảm đi một
cách đáng kể mối quan hệ vốn có từ lâu đời với đất nước Trung Hoa.
4.2. Đặc điểm văn hoá Có thể nói văn hoá Edo chiếm gọn thời Cận thế, là thời kỳ phục hưng của văn hoá

Nhật Bản sau hàng trăm năm nội chiến. Văn hoá Edo là văn hoá hướng nội trong thiết chế đóng cửa bài
ngoại của một đất nước thống nhất dưới quyền cai trị của chính quyền quân sự phong kiến tập quyền.
Nếu các nền văn hoá thời Cổ đại, Trung đại đầu kỳ là quá trình tiếp nhận văn hoá từ nước ngoài, đặc biệt
là văn hoá Trung Hoa lục địa thì đến thời Edo là thời kỳ người Nhật “đóngcửa” xem lại những gì mình đã
học được, lựa chọn, loại bỏ và hoàn thiện bằng cách “Nhật Bản hoá” các yếu tố ngoại lại. Trong 265 năm
xây dựng đất nước trong hoà bình, thời đại Edo bên cạnh những thay đổi to lớn về kinh tế xã hội, một
nền văn hoá mang đậm nét dân tộc đã được hoàn chỉnh mà người tạo ra nó không phải là tầng lớp
thống trị quan lại quý tộc cung đình hay tầng lớp Samurai kiêu hãnh mà chính là tầng lớp thị dân (chonin)
đẳng cấp thấp nhất được hình thành và lớn mạnh trong lòng chế độ phong kiến cuối cùng của Nhật Bản.
Chính vì vậy văn hoá thời kỳ này có những bản sắc riêng rất độc đáo. Những yếu tố văn hoá mà thời Edo
tạo ra có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá,
chuẩn bị cho cuộc cách mạng Minh Trị Duy tân về sau này.



×