Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những nét chính về văn học học trung đại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.55 KB, 2 trang )

Nh ữ
ng nét chính v ềv ăn h ọc h ọc trung
đại Nh ật B ản
Đầu thời kỳ văn học này, là các cuộc chiến tranh loạn lạc như loạn Hogen và Heiji (niên hiệu
Thiên hoàng từ năm 1156 tới 1160), rồi đến cuộc chiến Genpei (cuộc chiến giữa hai dòng họ
Minamoto và Heike), tiếp theo trải qua loạn Jokyu (năm 1221), chế độ Buke (vũ gia - dòng họ võ
sĩ) thay thế cho chế độ Kuge (công gia - dòng họ quý tộc), nắm quyền lực chính trị - kinh tế. Về
mặt tôn giáo, các phái Phật giáo mới như Jodoshu (Tịnh thổ tông), Jodoshinshu (Tịnh thổ chân
tông), Jishu (Thời tông), Nichi renshu (Nhật liên tông), Zenshu (Thiền tông) được phổ biến như
những phái Phật giáo mới, hơn nữa văn hóa và tư tưởng của triều đại Tống - Nguyên từ đại lục
cũng du nhập vào Nhật Bản. Tiếp theo, có thời kỳ quá độ với sự phân tranh của hai triều đình
Nam- Bắc, thời hậu kỳ với trung tâm là thời đại Muromachi, diễn ra sự quý tộc hóa của các thủ
lĩnh vũ sĩ, và đáng chú ý là hiện tượng đảo chính với các cuộc phản loạn liên tục của các Daimyo
Shugo (đại danh thủ hộ - các lãnh chúa ở các địa phương). Đồng thời, công thương nghiệp phát
triển, đời sống của tầng lớp bình dân cũng được nâng cao, họ dần dần tham dự vào lĩnh vực văn
hóa.

Hình ảnh một Daimyo Shugo.
Giai đoạn cuối của thời kỳ Heian, khi tư tưởng Matsu-po (Mạt pháp) được nắm bắt, đây lại là
thời kỳ của những biến động không ngừng trong xã hội nội loạn, nên tư tưởng Phật giáo Onri
edo và Gongu jodo (tư tưởng coi thế giới này là nhơ bẩn, đáng ghét, cầu nguyện được tới sống ở
thế giới Jodo- tịnh thổ) được thờ phụng rộng rãi. Tuy nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống


tinh thần giới quý tộc Heian, và được tán thành nhiệt liệt bởi hành động và khí chất của giới vũ sĩ
mới nổi, song chẳng bao lâu, cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống được nâng cao, họ lại tìm
thấy sự vui vẻ trong cuộc sống và ca ngợi thế giới hiện tại.
Văn học thời trung đại, một mặt kế thừa truyền thống văn học quý tộc từ thời Heian, nhưng về
mặt thơ ca truyền thống, đã xuất hiện thể loại mới Renca (liên ca) được tạo thành từ Waka, về
lĩnh vực Monogatari (chuyện kể), phạm vi đề tài được mở rộng đến thế giới của người bình dân,
tu hành và lớp vũ sĩ mới nổi. Các tác phẩm như ”Gunki monogatari” (quân kí vật ngữ), ”Otogi


zoshi” được sáng tác, chuyện dân gian được chia làm hai lĩnh vực là Seyo setsuwa shu (chuyện
có nội dung thế tục) và Bukkyo setsuwa shu (chuyện có nội dung Phật giáo), từng thể loại riêng
có tính giáo huấn và đậm đặc màu sắc Phật giáo. Về lĩnh vực tùy bút, chủ yếu là tác phẩm được
sáng tác ở am cỏ của những vị ẩn sĩ. Về mặt nghệ thuật biểu diễn có kịch Nô và Kyogen ra đời
như sự sáng tạo loại hình văn chương mới. Hơn nữa các bài bình luận như Karon (bài lý luận và
bình luận về các bài Waka), Renga ron (về Liên ca), Monogatari ron (về chuyện kể), Noge ron
(về nghệ thuật), Shiron (về lịch sử) và các bài giảng về giáo lý Phật giáo của các thánh tăng khá
nhiều, đó là một đặc trưng nổi bật của văn học thời trung đại.
Vấn đề truyền thống và sáng tạo thì ở bất cứ thời đại nào cũng được quan tâm, nhưng với văn
học trung đại, vấn đề này được chú ý đặc biệt. Ví dụ, tác phẩm “Hojoki” (phương trượng ký) và
“Heike mono gatari” (chuyện kể Heike), nội dung biểu hiện rất tươi mới một cách có chủ ý. Tuy
nhiên, ở lĩnh vực Waka, được coi là mang tính truyền thống dài lâu nhất trong văn học Nhật Bản,
thì những tác phẩm mang tính trung đại sẽ được sáng tạo ở điểm nào? Việc phân biệt được điều
đó không thể coi là dễ dàng. Tác phẩm “Shin kokinshu” (tân kim cổ tập) ra đời, tiếp tục là phần
lớn các bài Waka thời trung đại, nếu nói một từ để phân biệt rõ với Waka thời thượng cổ và trung
cổ, đầu tiên là ở phương pháp và thái độ triệt để đối với chủ nghĩa cổ điển, tạo ra vẻ đẹp u huyền
mang tính trung đại, vẻ đẹp của sự tinh khiết, mê hoặc. Chủ nghĩa cổ điển thực sự chính là một
đặc trưng của văn học trung đại.



×