Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
1. Quan điểm sáng tác
- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả
cho sự nghiệp cách mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa- tư tưởng.
- Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà
văn phải “ miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực đời sống, và phải “
giữ tình cảm chân thật” ; “ nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt.
- Tuy nhiên, người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Người nhắc nhở “ chớ có gò bó họ vào
khuôn, làm mất vẻ sáng tạo” …
- Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội
dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : “ Viết cho ai ?” , “ Viết để
làm gì ?” , sau đó mới quyết định “ Viết cái gì ?” và “ Viết như thế nào ?”. Do vậy, tính
hiện thực và khả năng thích ứng văn chương của Người với cuộc sống rất là sao.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh có tầm vóc lớn lao, phong phú,
đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Người đã sáng tác được nhiều tác
phẩm văn chương có giá trị. Trong đó có những áng văn chính luận gìau sức sống thực tế,
sắc sảo về chình kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài
thơ giàu tình người, tình đời, chứa chan thi vị được viết ra bằng những tài năng và tâm
huyết. Do điều kiện hoạt động cách mạng nhiều năm ở nước ngoài nên các tác phẩm của
Người được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt…
2 . Di sản văn học
a) Văn chính luận
- Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích
đấu tranh chính trị nhằm tiến công trược diệt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách
mạng qua những chặng đường lịch sử.
- Từ những năm 20 của thể kỉ, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng
trên các tờ báo: Người cùng khổ , Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã tác động và ảnh
hưởng lớn đến công chung Pháp và nhân dân nhiều nước thuộc địa. Nổi bật là Bản án chế
độ thực dân Pháp, áng văn chính lụân sắc sảo nói lên một cách thống thiết nỗi đau khổ
của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh, kêu gọi những
người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lột…
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát
vọng độc lập, tự do và cuộc đấu trang kiên cường, bền bỉ của nhân dân đã giành được
thắng lợi, tuyên bố hùng hồn quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong
nước và thế giới. Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm chính luận có giá trị pháp lí, giá trị lịch
sử, nhân bản và nghệ thuật cao.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966) là
những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước.
Những tác phẩm ấy nói lên những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc
tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. Trong những
năm tháng cuối đời, Người viết bản Di chúc thiêng liêng mà chan chứa tình cảm. Bản di
chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược
trong hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người.
b) Truyện và kí
- Khoảng từ năm 1922 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng
tiếng Pháp rất đặc sắc sắng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Pari (1922), Lời
than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923),
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Con rùa (1925) Truyện ngắn của Hồ
Chí Minh cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện đều có tư tưởng riêng
hấp dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và
phong cách.
c) Thơ ca
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh.
Với trên dưới 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù
(133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Hồ Chí Minh
đã có những đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại.
- Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí Minh. Tập thơ
Nhật kí trong tù trước hết là cuốn nhật kí bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao
đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh nặng nề và khắc nghiệt nhất. Tập thơ
chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động. Nhiều bài thơ biéu
hiện lòng yêu nước thiết tha của người chiến sĩ cộng sản, chứa đựng nhữung bài học về
nhân sinh, đạo lí, thể hiện ý chí, nghi lực vượt khó khăn gian khổ để vươn tới tự do. Đồng
thời, Nhật lí trong tù là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, Nhiều tứ thơ được thể hiện
rất sáng tạo, nhiều hình ảnh gợi cảm, thể thơ tứ tuyệt của nhiều bài thơ được sử dụng
thành thực… Tạo nên vẻ đẹp hàm xũc, ling hoạt, tài hoa, vừa cổ điển vừa hiện đại trong
tập thơ.
- Ngoài ra, Hồ Chi Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và nhữung bài thơ mộc
mạc, giản di đẻ tuyen truyền đường lối cách mạng (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó…)
Đặc biệt, trong thời kì chống thực dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo láng về vận mệnh
non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước (Cảnh khuya, Đi
thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc…) Người ca ngợi sức mạnh của quân và dân
ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận…).
- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu
sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thụât,
giữa truyền thống và hịên đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều
có phong cách riêng, độc đáo, hấp dận, có giá trị bền vững.
+Trong Truyện và kí, ngòi bút Hồ Chí Minh rất chủ động và sáng tạo, khi tì lối kể chân
thực tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảom thâm thuý, tinh tế.
Chất trí tuệ và tính hịên đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc.
+ Văn chính luận của Hồ Chi Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hoá, gắn lí
luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biếu
hiện.
+ Thơ ca Hồ Chí Minh cũng có phong cách đa dạng: Nhiều bài cổ thi hàm xúc, uyên
thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng
nhiều thể loại phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.