Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vài nét về văn học cận đại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.93 KB, 2 trang )

Vài nét v ềv ăn h ọc c ận đại Nh ật B ản
Xã hội phong kiến được cấu thành từ thời trung đại bước vào thời kỳ này, trở nên vững chãi,
hình thành chế độ phong kiến Bakuhan (Mạc phủ-phiên quốc, hay chính quyền Mạc phủ trung
ương và các lãnh chúa chư hầu ở các địa phương) chịu sự chi phối của tư tưởng Nho giáo. Một
thời kỳ thái bình được chờ đợi cuối cùng đã tới, đây là một đặc quyền cho sự phát triển văn hóa
thời cận đại. Văn học cận đại có thể nói là nền văn học của giới bình dân. Từ thời Sengoku
(Chiến quốc), tất nhiên khuynh hướng này đã được nhận thấy, nhưng đến thời kỳ hòa bình Edo,
xã hội phong kiến tập quyền cùng với lệnh Tỏa quốc (cấm không cho tàu buôn nước ngoài đến
Nhật Bản buôn bán), giúp tư bản thương nghiệp phát triển, kéo theo giai cấp bình dân, đặc biệt là
thương nhân dần dần có địa vị cao hơn. Tuy họ chẳng có quyền lực trong chế độ đương thời,
nhưng do nắm giữ hoạt động thương nghiệp vốn có ảnh hưởng lớn tới đời sống, nên có thể nói
lên suy nghĩ một cách thoải mái. Trong phương diện văn học cũng vậy, họ không chỉ ở lập
trường người tiếp thu, mà còn sáng tác rất nhiều hình thức mới mang tính độc lập. Văn học của
họ, đầu tiên chỉ có ở Kyoto, Osaka, về sau, cùng với màu sắc càng ngày càng đa dạng, đã lan tới
Edo (Tokyo ngày nay).

Văn học thời sơ kỳ cận đại, về tiểu thuyết có “Kana zoshi”, về Haikai (bài hài- một thể thơ ngắn
của Nhật) có phái Teimon, đều là tiêu biểu cho cơ sở tinh thần thời cận đại, nhưng chủ thể tiếp
theo của văn học lại là tầng lớp bình dân. Điều đó tạo thành muôn vàn sắc hoa phong phú cho
văn học, trong suốt thời gian từ thời Enpo tới thời Genroku (năm 1673 tới năm 1704), khoảng 30


năm, được gọi là thời đại Genroku. Nền văn học của Chonin (thị dân) ấy, lấy Kyoto và Osaka
làm trung tâm để phát triển lên phía trên, nên còn gọi là nền văn học Joho (hướng thượng). Thời
cận đại là thời kỳ văn học tỏa ánh sáng lấp lánh, với câu nói “không có gì đáng yêu như con
người” về văn học Ukiyo (phù thế) lấy trung tâm là con người, thi sĩ Basho tạo nên thể loại
Haikai như một nghệ thuật, và Chikamatsu sáng tạo kịch rối Joruri (Tịnh lưu ly) trong lĩnh vực
sân khấu. Tuy họ có khác nhau về đời sống và hoạt động văn học, nhưng đều mang ý thức mạnh
mẽ giải phóng con người. Sự hưng khởi của nền văn học này, có thể thấy qua việc kỹ thuật in ấn
phát triển, việc phổ cập giáo dục cùng với chính sách Văn trị, tuy được suy xét về rất nhiều khía
cạnh, nhưng hơn bất cứ điều gì, ý thức phong phú của tầng lớp thị dân mới nổi đã chi phối được


đời sống.
Đô thị Edo mới phát triển, tuy là đô thị mang tính thực dân về mặt phát triển văn hóa, nhưng
điểm đặc sắc của Edo bắt đầu từ thời Kyoho (năm 1716 tới năm 1736), qua thời Meiwa- AneiTenmei (từ năm 1764 tới 1788), cho đến thời kỳ thịnh đạt nhất về văn hóa là thời Bunsei (từ năm
1803 tới năm 1830), tất cả gọi chung là văn học Edo. Về mặt tiểu thuyết, các hình thái văn học
mới lần lượt ra đời như Goken (hợp quyển), Yomihon (sách đọc), Sharebon (sách dạy làm đẹp),
Kotsukeibon ( \sách hoạt kê), Ninjobon (sách tình cảm),…Về lĩnh vực Haiku (bài cú) sôi nổi với
sáng tác của thi sĩ Buson, đối với kịch Joruri cũng được thay thế bởi Kabuki (Ca vũ kịch) đã
được hoàn thành, ca dao cũng phát triển theo đó, thế giới Waka thì đặc trưng là trở thành môn
học trên toàn quốc, như vậy trên phạm vi rộng, đa hình đa dạng tác phẩm được đưa ra. Tuy
nhiên, nhìn về nội dung, những quy định của chế độ phong kiến đang hùng mạnh đã bao phủ nền
văn học. Các thuộc hạ thân cận của triều đình Mạc phủ nhận lấy việc chi phối và chỉ đạo trực
tiếp,và cuộc sống của người bình dân vốn không mang thái độ đấu tranh, người tiếp thu và người
sáng tác đều luồn cúi trước chính quyền. Kết quả, văn học đã dần dần thay đổi sang hình thức
cho hài lòng người cầm quyền. Dù vậy, nhìn từ góc độ văn học sử, cho thấy sự cách tân về kỹ
thuật biểu hiện, về chủ đề, hơn nữa, cơ sở nền văn học của tầng lớp bình dân đã xây dựng nên địa
bàn cho một thời đại đang tới.



×