Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.02 KB, 3 trang )

VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC NGA
Nền văn học Nga là một nền văn học có nhiều nhà văn lớn. Ở đây chỉ giới
thiệu ba nhà văn với những bút pháp khác nhau. Họ đề cập tới những vấn đề
rầt khác nhau của nước Nga. Qua đó để bạn đọc thấy được sự đa dạng,
phong phú của văn học Nga, thấy được sự đóng góp của văn học Nga trên
văn đàn thế giới.
Tinh thần công dân, chủ nghĩa nhân văn, tính nhân dân, tính lịch sử trong
sáng tác của Puskin đã trở thành những truyền thống của văn học Nga.
Gogol làm chấn động cả nước Nga với tiểu thuyết châm biếm xã hội, miêu
tả những đức tính tốt cũng như các thói xấu của người Nga, đồng thời miêu
tả cuộc sống cơ cực của người dân Nga Những linh hồn chết tập I.
Sáng tác của Tolstoi gắn bó với tâm tư, nguyện vọng của hàng triệu người
trên trái đất. Nó vẽ lên bức tranh tuyệt vời về đời sống xã hội Nga. Tiểu
thuyết Chiến tranh và hoà bình là bản anh hùng ca về tinh thần yêu nước của
nhân dân Nga trong hai cuộc chiến tranh 1805 và 1812, Sáng tác của ông
đánh dấu đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán Nga, nó là một bộ phận
của tinh hoa văn học thế giới.
***
Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Nga Aleksandr Sergeevich Puskin (1799-
1837) là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỷ 19. Pushkin
đi từ lãng mạn “Người tù Kapkazơ” đến chủ nghĩa hiện thực: nhân vật con
người thừa trong tiểu thuyết-thơ “Epghêni Ônêghin”; vấn đề cá nhân và nhà
nước trong “Kỵ sĩ đồng”; số phận con người nhỏ bé trong “Tập truyện của
Benkin”; quyền lực của đồng tiền trong “Con đầm pích”; khởi nghĩa nông
dân trong “Con gái viên đại úy”.
Hài hước sâu cay, đầy khí khái
Có lần trong giờ học văn, thầy giáo ra đề “Mặt trời” để các trò làm thơ.
Một học trò con nhà quý tộc đọc:
- Mặt trời mọc ở đằng Tây.
Cả lớp cười ồ. Thầy vội lái chuyện nên nói:
- Ai chẳng biết mặt trời mọc ở đằng Đông. Giờ trò nào làm tiếp.


Puskin giơ tay, rồi đọc:
- Mặt trời đang mọc ở đằng Tây
Thiên hạ sống trên trái đất này
Hốt hoảng nhìn nhau rồi tự hỏi:
“Thức dậy hay là ngủ tiếp đây!?”
Puskin có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần ở Nga, thơ ông mang
“tâm hồn Nga, thơm phức hương vị Nga”; tiểu thuyết, kịch, bút ký là tiếng
nói , “tiếng dội từ người dân Nga”.
Nikolai Vasillievich Gogol (1809-1852) là nhà văn, nhà viết kịch nổi
tiếng của văn học Nga nửa đầu thế kỷ 19, thủ lĩnh trường phái hiện thực phê
phán. 1830, Gogol làm quen với giới văn nghệ sĩ. 1831, Gogol kết thân với
Pushkin ở Petersburg. Từ 1835 ông chuyển sang viết văn chuyên nghiệp.
Không sinh vì nghệ, nhưng nổi danh và tử vì nghệ

Gogol dự định tạo nên sự tương phản gay gắt giữa “nhân vật hư đốn”
và “nhân vật đức hạnh” ở tập I và tập II Những linh hồn chết. Nhưng dự
định trên không thành hiện thực , vì khi hoàn thành tập II, Gogol không gửi
đi xuất bản mà âm thầm vất vào lửa kết quả của mười năm lao khổ sáng tác
(1842-1852). Và nước mắt ràn rụa chảy trên má nhà văn mà thời cuộc chưa
có dịp hiểu thấu và đánh giá đúng. Đúng chín ngày sau khi đốt bản thảo,
ngày 20.2.1852, Gogol ra đi vào cõi vĩnh hằng.
Ở đất nước phương xa, có một nhóm nhà văn Anh – trong đó có Henry
James, John Galworthy, Athur Conan Doyle đã nhận ra điều đó và viết
trong tuyên cáo:
- Vinh quang thay cho con người tiên phong đã dũng cảm mở đường
cho những người khác và đã mạnh dạn tiến lên hàng đầu. Gogol là con
người tiên phong đó và những nét đặc trưng nhất của nền văn học Nga có
thể trước hết được tỏ rõ trong những tác phẩm của ông.

Bá tước Leo Nikolajewitsch Tolstoi (1828-1910) chịu ảnh hưởng sâu sắc

triết học của trào lưu tinh thần Ánh sáng Pháp, đặc biệt là của J. J.
Rousseau. Theo Tolstoi thì tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu.
Sáng tác của Tolstoi gắn bó với tâm tư, nguyện vọng của hàng triệu người
trên trái đất. Nó vẽ lên bức tranh tuyệt vời về đời sống xã hội Nga. Lời thú
tội (viết năm 1879, in năm 1884) bộc lộ nỗi niềm dằn vặt triền miên trước
bao cảnh bất công trên con đường đi tìm chân lý với học thuyết không dùng
bạo lực của người nghệ sĩ Tolstoi. Lucerne (1857) phản ánh tính ích kỷ và
chủ nghĩa vật chất trong xã hội tư bản. Nghệ thuật là gì? (1897) nêu rõ
quan điểm của Tolstoi: bác bỏ Nghệ thuật vị nghệ thuật. Phục sinh (1899) là
sự rút ra bài học đạo đức.
Sẽ… và đâu có cần
Khi biết được dự định của mình không thể nào thực hiện được, Tolstoi tự
nhủ:
- Khi nào mình lớn, mình sẽ làm điều đó.
Cái gì ông biết mình không thể có được, ông nói:
- Lớn rồi, đâu có cần đến cái đó.
Tính cách Nga
Người Nga cởi mở, giản dị, chân thật. Tolstoi cũng vậy. Trang trại của gia
đình Tolstoi cách Mạc Tư Khoa 200 km. Thỉnh thoảng ông đi bộ từ nhà lên
Mạc Tư Khoa, vai đeo ba lô trông như một khách bộ hành nông dân. Ông
cứ thủng thẳng đi từ địa điểm này đến địa điểm kia, tối nghỉ quán trọ. Có
lần ông đi bộ tới một nhà ga và mua vé loại ba. Trong lúc chờ tầu, một phụ
nữ bảo:
- Ông già kia giúp tôi với. Lấy cho tôi cái túi quên ở toilette.
Nhanh lên nhé, kẻo tầu chạy mất.
Tolstoi nhanh chân tới lấy chiếc túi đưa cho bà kia. Bà dúi vào túi ông già
một đồng tiền kim loại và nói:
- Tôi có một chút để cám ơn ông, ông già tốt bụng.
Một khách đi cùng chuyến tầu nói với bà kia:
- Bà có biết bà đưa cho ai năm cô pếc (tiền Nga) không? Ông ấy là Leo

Tolstoi đấy.
Bà kia nói:
- Sao tôi lại thế nhỉ? Xin lỗi Leo Nikolajewitsch nhé, cho tôi xin lại năm
cô pếc đi.
Tolstoi nói:
- Tại sao, tôi có làm điều gì xấu đâu. Đấy là tiền công mà.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×