Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Ứng dụng kiểm tra cơ sinh tuần hoàn vào y học thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.43 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

BỘ MÔN LÝ SINH

KIỂM TRA CƠ – SINH HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
“ỨNG DỤNG KIỂM TRA CƠ SINH TUẦN HOÀN VÀO
Y HỌC THỂ THAO”

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
LỚP: Y HỌC DỰ PHÒNG (2010-2016)

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 1


MỤC LỤC

____________________________________________
LỜI NÓI ĐẦU
CÁC THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Đo lường trong sinh cơ học
2. Thang đo lường và đơn vị đo lường
3. Các đặc tính sinh cơ

3
4
9


9
9
10

Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THÍ NGHIỆM
1. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:
2. Phương pháp kiểm tra chức năng tim – mạch
3. Tiến hành thí nghiệm
4. Bảng số liệu
5. Nhận xét đánh giá
6. Lời khuyên

16
16
18
20
21
24
25

Chương 3: ỨNG DỤNG KIỂM TRA CƠ SINH TUẦN HOÀN
VÀO Y HỌC THỂ THAO
1. Các test trong kiểm tra chức năng tim – mạch.
2. Ảnh hưởng thể dục thể thao đối vơi hệ tim – mạch.
3. Tự kiểm tra Y học.
4. Thực tập kiểm tra và theo dõi sức khỏe.
5. Ứng dụng đánh giá cường độ bài tập
thông qua giá trị tần số mạch và giá trị huyết áp.

27


Chương 4: ĐƯA RA MỘT SỐ BỆNH LÝ VỀ TUẦN HOÀN
TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO
1. Đột tử trong thể thao.
2. Căng thẳng quá mức.
3. Bệnh cao huyết áp.
4. Choáng trọng lực (Shock).
5. Chuột rút.
6. Hạ đường huyết.

40
40
41
42
43
44
45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 2

27
33
34
35

37


LỜI NÓI ĐẦU
Vật lý sinh học được gọi tắt là lý sinh ( biophysics) là môn học nghiên
cứu các hiện tượng xảy ra trong các tổ chức và cơ thể sống dựa trên quan
điểm và các định luật vật lý, từ mức độ điện tử, nguyên tử đến toàn cơ thể
hay một hệ có nhiều cơ thể sống.
Vì vậy, môn lý sinh y học từng nhiều năm nay được đưa vào giảng dạy
các tại trường đại học y cho sinh viên. Nội dung và kỹ thuật lý sinh rất
rộng, dựa theo những kinh nghiệm thực tế và nhu cầu của việt chăm sóc
nhằm nâng cao sức khỏe của nhân dân, việc phòng chữa bệnh và nghiên
cứu y học.
Trong một số lĩnh vực nghiên cứu như sự biến đổi năng lượng vận
chuyển các chất trong cơ thể sống, các hiện tượng điện hóa sinh lý trong
cơ thể,… thì kiểm tra cơ sinh học là một trong những nội dung mang tính
thực tế cao, có nhiều ứng dụng trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong
Thể dục – Thể Thao. Để đáp ứng với mục đích trên, qua quá trình nghiên
cứu thực hành kiểm tra cơ sinh học cùng với một số tài liệu của bộ môn
Vật Lý – Lý Sinh của Trường ĐH Y Dược Huế, Chúng tôi cố gắng thực
hiện đề tài: “ỨNG DỤNG KIỂM TRA CƠ SINH TUẦN HOÀN VÀO
Y HỌC THỂ THAO” để làm tài liệu cho sinh viên Y dược, thể dục thể
thao, sinh viên khoa giáo dục thể chất học tập và tham khảo cho các môn
học khác có liên quan.
Để hoàn thành đề tài này, Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS LÊ VĂN TRỌNG đã tận tình hướng dẫn lý thuyết và tạo điều
kiện về cơ sở vật chất cho chúng tôi thực hành. Chúng tôi cũng chân
thành cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp YHDP (2010-2016) - Trường
ĐH Y dược Huế , cũng như các anh (chị) sinh viên các trường khác đã
giúp đỡ nhiệt tình cho chúng tôi hoàn thành bảng số liệu thí nghiệm.

Mặc dù cố gắng hết sức, nhưng đề tài Kiểm tra Cơ – Sinh học thực sự khá
mới trong bộ môn Vật lý - Lý Sinh và rất ít tài liệu viết về đề tài này,
cũng như dụng cụ thí nghiệm đơn giản, do đó trong quá trình biên soạn
khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong các bạn sinh viên Y Dược nói
riêng và tất cả các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để đề tài ngày được
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày 30 tháng 4 năm 2011
NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

____________________________________________

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 3


CÁC THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN

Mai Vũ Kha
Thành viên với khuôn mặt điển trai này
là người đã nghiên cứu sườn bài cho
toàn bộ quyển tài liệu, bao gồm mục lục,
các chương cần thực hiện; là nền tảng
đầu tiên để từ đó phát triển thêm các
mảng lĩnh vực khác.

Võ Văn Phương
Hiền lành, ít nói. Từng là người
học Điều dưỡng nên Phương được
giao trách nhiệm đo huyết áp của

tất cả những người tham gia quá
trình thí nghiệm về chạy bền.

Trần Thị Ngân
Sở hữu gương mặt dễ nhìn, không lạ gì
khi Ngân được giao nhiệm vụ tổ trưởng
của tổ thực hiện công tác PR – thuyết
phục bạn bè và những vận động viên
nghiệp dư hợp tác với nhóm để thực
hiện các thí nghiệm về chạy bền.

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 4


Lê Ngọc Cát Minh
Nhà riêng của thành viên này là nơi nhóm
tập trung thảo luận và làm việc. Cát Minh
là người chuẩn bị dụng cụ cho các quá trình thực
nghiệm. Thêm vào đó Cát minh còn tham gia vào
quá trình chạy, mời các vận động viên, đếm số
bước chânvận động viên và đánh máy
chương I: “Cơ sở lý thuyết”.

Nguyễn Sỹ
Là người già dặn nhất trong
nhóm, anh Sỹ đã nghĩ ra chủ đề
nghiên cứu hoạt động chạy bền.
Sỹ trực tiếp tham gia vào quá

trình chạy và là người đếm số
bước chân của các vận động
viên. Anh còn tổng hợp và vẽ
bảng số liệu cơ bản. Thêm vào
đó Sỹ còn phụ trách nghiên cứu
phần 5,6 trong chương IV:
“Cơ sở thực tiễn”.

Nguyễn Hoàng Minh
Là thành viên năng động, Minh phụ trách
nhiều mảng công việc như đo nhịp tim của
các vận động viên, làm thư kí ghi chép lịch
làm việc của nhóm, mời các vận động viên
tham gia thực nghiệm. Ngoài ra Minh còn
trực tiếp tham gia chạy bền và đánh máy
chương I: “Cơ sở lí thuyết”.
NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 5


Phan Thị Hồng Nhung (92)
Không chỉ tham gia vào quá trình kiểm
tra thực nghiệm với nhiệm vụ bấm đồng
hồ tính thời gian chạy của các vận động
viên, mời họ hợp tác tham gia chạy bền
mà Nhung còn trực tiếp tham gia chạy.
Phần 5,6 trong chương IV cũng do
Nhung đảm nhiệm cùng với anh Sỹ.


Trần Lê Huy
Là một cán bộ đoàn năng
động, Huy đã thổi lửa vào
cho các bạn … Một mình
Huy đã tìm tòi và tổng hợp
các ứng dụng của phương
pháp kiểm tra cơ – sinh tuần
hoàn trong y học thể thao
(chương III, IV). Ngoài ra
Huy còn là người xử lí bảng
số liệu excel, chỉnh sửa và
biên tập tài liệu, tham gia
thực nghiệm chạy bền và mời
các vận động viên.

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 6


Nguyễn Đức Nhật Quang
Thành viên tích cực, là người
chịu khó tìm tòi thông tin, tài
liệu và hình ảnh minh họa.
Chàng thủ quỹ đầy trách
nhiệm này tham gia vào khá
nhiều các hoạt động của nhóm
như: mời các vận động viên,
tham gia trực tiếp vào chạy
bền, bấm đồng hồ tính thời

gian, cùng với Huy xử lí số
liệu bảng thống kê excel, đánh
máy chương I: “Cơ sở
lýthuyết” với nhiệm vụ gõ các
công thức khó…

Lê Quang Nhật
Là trưởng nhóm, Nhật không chỉ
là người vẽ ra kế hoạch hoạt
động và phân công công việc
cho các thành viên mà còn trực
tiếp tham gia vào nhiều hoạt
động của nhóm như mời các vận
động viên, tham gia thực nghiệm
chạy bền, chụp ảnh, quay phim,
xử lí hình ảnh, biên tập video,
thiết kế trang bìa cho quyển tài
liệu.

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 7


TÀI LIỆU THỰC TẬP LÝ SINH
KIỂM TRA CƠ – SINH HỌC
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CHẠY BỀN
____________________________________________
GIẢNG VIÊN BỘ MÔN:
PGS.TS. Lê Văn Trọng

NHÓM THỰC HIỆN:
Lê Quang Nhật
Nguyễn Đức Nhật Quang
Nguyễn Hoàng Minh
Võ Văn Phương
Trần Lê Huy
Nguyễn Sỹ
Mai Vũ Kha
Trần Thị Ngân
Lê Ngọc Cát Minh
Phan Thị Hồng Nhung

____________________________________________

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 8


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Đo lường trong sinh cơ học
Con người trở thành đối tượng đo lường ngay từ tuổi sơ sinh. Đứa trẻ mới
sinh ra được đo chiều dài,cân nặng,nhiệt độ cơ thể,thời gian ngủ,vv….
Sau đó trong tuổi học trò còn bổ sung thêm các thử nghiệm đánh giá tri
thức và kĩ năng. Con người càng trưởng thành, phạm vi quan tâm của họ
càng nhiều và càng đa dạng và việc đo lường một cách chính xác càng
khó khăn…Vì vậy cần sử dụng những thiết bị đo lường có độ chính xác
cao,sai số thấp..
2. Thang đo lường và đơn vị đo lường
Trình tự các đại lượng cho phép xác định sự tương ứng giữa các đặc điểm

của đối tượng nghiên cứu với các con số được gọi là thang đo lường.
Trong kiểm tra cơ thường sử dụng nhiều nhất là thang danh mục, thang
tương quan và thang cấp bậc.
Thang danh mục – là thang đo lường đơn giản nhất. Trong thang này các
con số, chữ cái, các từ hoạt các quy ước khác thực hiện vai trò của nhãn
hiệu và phục vụ cho việt phát triển và phân biệt các đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Khi kiểm tra chiến thuật của một đội bóng đá, các số áo trên sân
giúp nhận ra từng cầu thủ.
Các con số hay chữ cái tạo nên thang danh mục được phép thay đổi vị trí
mà không làm thay đổi sự chính xác của ý nghĩa.
Thang cấp bậc xuất hiện khi các số liệu khi ác số liệu tạo nên thang được
sắp xếp trật tự theo các cấp bậc, nhưng khoảng cách giữa các cấp bậc,
nhưng khoảng cách giữa các cấp bậc không thể đo được chính xác.
Nhờ thang câp bậc mà người ta đo được một các chỉ số “ chất lượng”
không có đơn vị sô lượng rõ rệt như tri thức, khả năng, tài nghệ, vẻ đẹp,
và tính truyền cảm của động tác,vv …
Thang cấp bậc không có giới hạng và trong đó không có mức không (0).
Điều đó là đương nhiên.
Thang tương quan là thang đo lường chính xác nhất. Trong đó có các số
liệu không chỉ được sắp xếp theo một trật tự cấp bậc mà còn được phân
chia thành những khoảng bằng nhau – là những đơn vị đo lường. Các đơn
vị đo lường cơ bản trong hệ thống đo lường. Các đơn vị đo lường cơ bản
trong hệ thống và đo lường quốc tế là: mét, kilogam, giây, vv… Từ các
đơn vị cơ bản nay ta có được các đơn vị đo lường khác. Đặc điêm của
thang tương quan là trong đó có điểm 0.
Theo thang tương quan ta đo được kích thước, khối lượng cơ thể và các
thành phần của nó, vị trí cơ thể trong không gian, tốc độ và gia tốc, sức
mạnh, thời gian và rất nhiều đặc tính sinh cơ khác. Các ví dự điểm hình
của thang tương quan là: thang trọng lượng, thang thời gian, thang tốc độ.
NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)


Trang 9


Thang tương quan chính xác hơn thang cấp bậc. Nó không chỉ cho phép
nhận biết một đối tượng khác( về thử pháp kỹ thuật, về phương án chiến
thuật…), mà còn trả lời được câu hỏi: tốt hơn bao nhiêu và bao nhiêu lần
tốt hơn. Vì vậy trong sinh cơ học người ta cố gắn sử dụng chính thang đo
lường tương quan này và với mục đính đó đã ghi được các đặc tính sinh
cơ học.
3. Các đặc tính sinh cơ
Đặc tính sinh cơ là các chỉ số được sử dụng để mô tả về mặt số lượng và
để phân tích hoạt động vận động. Tất cả các đặc tính sinh cơ được chia
thành đặc tính động hình học, đặc tính độc lực học và đặc tính năng lực
học. Chúng có những chức năng khác nhau: đặc tính động hình học mô tả
hình học bên ngoài của hoạt động vận động, đặc tính độc lực học chứa
đựng thông tin về nguyên nhân làm thay đổi vận động, còn đặc tính năng
lượng cho ta khái niệm về hiệu suất cơ học và tính tiết kiệm.
Đặc tính sinh cơ mô tả các chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
Chuyền động tịnh tiến là chuyển động mà trong đó tất cả các điểm của cơ
thể đều chuyển dịch theo các điểm chuyển động của cơ thể được chuyển
dịch theo các quỹ đạo tròn, tâm của chúng nằm trên trục quay.
Nhưng trong phần lớn cử động của con người thì các thành phần chuyển
động tịnh tiến và chuyển động quay đều xảy ra đông thời, các chuyển
động như vậy được gọi là chuyển động phức hợp. Hơn nữa hệ vận động
của con người được cấu tạo để cho mọi cử động( trong đó có chuyển
động tịnh tiến) được tạo thành từ sự kết hợp các chuyển động xoay tại các
khớp
Vị trí của bất kỳ một điểm nào của cơ thể hay vị trí của dụng cụ thể thao
được xác định bởi các tọa độ của hệ tọa độ này hay hệ tạo độ khác. Hệ tọa

độ vuông góc được sử dụng rộng rãi hơn cả, trong đó vị trí của một điểm
vật thể trong không gian được mô tả bằng các tọa độ của nó trên ba trục
vuông góc với nhau.
Khi thực hiện hành vi vận động, vị trí của cơ thể hay của dụng cụ sẽ thay
đổi. Khi đó các điểm vật thể của chúng sẽ chuyển động trong chuyển
động trong không gian theo các đường được gọi là quỹ đạo
Mỗi quỹ đạo có một hình dạng bất kỳ và một độ phức tạp nhất định nào
đó. Khác với nó là sự chuyển dịch tuyến tính(∆S) là khoảng cách theo
đường thẳng giữa vị trí kết thúc và vị trí ban đầu của cơ thể. Sự chuyển
dịch tuyến tính được đo bằng đơn vị chiều dài( mét).
Chuyển dịch góc(∆ф) là góc quay của cơ thể hay một bộ phận cơ thể
riêng lẽ. Chuyển dịch góc được đo bằng độ.
Tốc độ cho biết tọa độ của cơ thể hay của các điểm của nó thay đổi nhanh
như thế nào. Tốc độ bằng tỷ số giữa hiệu của tọa độ chuyển dời được trên
khoảng thời gian xảy ra sự chuyển dời đó
-Tốc độ tuyến tính: v =

ΔS
(m/gy)
Δt

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 10


-Tốc độ góc: ω =

ΔΦ
(độ/gy)

Δt

Gia tốc là mức độ nhanh của sự thay đổi tốc độ
-Gia tốc tuyến tính: a =
-Gia tốc góc:

ε=

ΔV
(m/gy 2 )
Δt

Δω
(độ/gy)
Δt

Các đại lượng đo và tính được sự chuyển dời, tốc độ và gia tốc phụ thuộc
vào hệ thống đo lường thường dùng, Thí dụ khi chạy, tốc độ của tay hoặc
của chân so với đường chạy bằng tốc độ của nó so với tâm của cơ thể
người chạy cộng với hoặc trừ đi tốc độ của tâm cơ thể so với đường
chạy.Điều này cần phải được tính đến khi xác định mức tiêu hao năng
lượng cơ học và các chế độ vận động tối ưu nhất về mặt năng lượng.
Phân loại các đặc tính sinh cơ và đơn vị đo lường của chúng:

Đặc tinh sinh cơ

Đặc tính động hình học

Đặc tính năng lượng


Đối
với
Đối
với
chuyển
chuyển
đông tịnh
động quay
tiến
m Chuyển dời (độ)

Đối với chuyển động Đối
với
tịnh tiến và chuyển chuyển
động quay
động tịnh
tiến
Công:
(J)
Khối lượng
(kg)

gy Thời gian

Năng lượng:

(gy)

(J)


Đặc tính động lực học

Lực

m/gy Tốc độ (độ/gy) Công suất:
(W)
2
2
m / gy Gia tốc (độ/ gy ) Tính tiết kiệm (hệ số Xung
hiệu suất cơ học %)
(Ngy)
l/ph Tần số nhịp (l/ph)

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Đối
với
chuyển
động quay

Moment
quán
tính
2
(kg.m )
(N) Moment lực
Nm(moment
quay)
lực Xung lượng
moment lực

(Nngy)

Trang 11


Giá trị năng lượng Số
lượng Moment
(J/m) và giá trị mạch động
tác động
lực
2
(l/m)
(kg.m/gy)
(kgm /gy)
Khi nghiên cứu các chuyển động có chu kỳ cần phải biết được:
1.Tần số(n)- số lượng các động tác trong một đơn vị thời gian.
2.Thời gian của một chu kỳ(T)-là khoảng thời gian giữa các pha giống
nhau cuả chuyển động có tính chu kỳ.
1
. Ví
n
1
dụ,vận động viên bơi ếch thực hiện 50 chu kỳ trong một phút (n = 50× )
n
1
phút = 1,2 gy.
thì thời gian của một chu kỳ T =
50

Tần số và thời gian của chu kỳ có lien quan với nhau theo tỉ lệ T =


Chúng ta vừa gặp một khái niệm mới và hết sức quan trọng la pha cua
động tác. Pha là các thành phần thời gian của động tác. Ví dụ động tác
vụt bóng của vận động viên quần vợt được tạo thành từ 5 pha, thời gian
của mỗi pha này được kí hiệu là ∆t1,∆t2,∆t3,∆t4, ∆t5. Mối tương quan về
thời gian của các pha được gọi là nhịp điệu động tác. Biểu đồ nhịp điệu
động tác được gọi la thời kí đồ.
Phân tích pha hoạt động vận động là một trong các phương pháp hữu hiệu
nhất được ứng dụng trong kiểm tra sinh cơ. Việc xác định thời gian của
các pha, xác định nhịp điệu và việc lập thời kí đồ cho phép ta “đọc” và
“ghi lại” được các thành phần của hoạt động vận động giống như bằng
các nốt nhạc có thể ghi lại và làm sống lại bản nhạc. chính nhờ đó mà có
thể cung cấp cho ta các tài liệu về kĩ thuật và chiến thuật, làm ta ghi nhớ
và tìm hiểu được những mô hình tốt nhất để giảng dạy với mục đích đã đề
ra.
Bây giờ hãy xem xét các đặc tính động lực. Khác với đặc tính động hình
học, đặc tính động lực học không cho phép đánh giá theo hình ảnh bên
ngoài của các động tác bằng mắt. Ở đây luôn yêu cầu phải có dụng cụ đo
lường. Các đặc tính động lực học phải được đo đạc, bởi vì chính các đặc
tính này giúp xem xét cơ chế phức tạp của quá trình hình thành động tác
và từ đó sẽ tìm ra phương pháp nắm bắt chúng, hoàn thiện và sửa chữa
những sai phạm có thể xảy ra. Bởi chính các sai phạm trong động hình
học (hình ảnh bên ngoài của động tác) luôn là hậu quả của những nỗ lực
cơ bắp không đúng lúc, không hợp lí (không đủ hoặc quá thừa) và không
biết tận dụng các lực bên ngoài.
Gia tốc mà cơ thể có được tỉ lệ nghịch với quán tính của cơ thể và tỉ lệ
thuận với lực tác động:
- Gia tốc tuyến tính a =

- Gia tốc góc ε =


F
m

m
FI
= 2
J R qt

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 12


Để xác định được gia tốc của một vật thể trong chuyển động tịnh tiến, ta
chỉ cần biết các đại lượng lực và khối lượng. Trong chuyển động quay
vấn đề trở nên phức tạp hơn. Trước hết quán tính của vật thể quay được
xác định không phải bằng khối lượng mà bằng moment quán tính. Sau
nữa, hiệu quả của lực tác động trong trường hợp này không chỉ phụ thuộc
vào độ lớn mà còn phụ thuộc vào vị trí đặt của lực. Cánh tay đòn của lực
tác động càng dài – là khoảng cách ngắn nhất từ trục quay đến đường tác
động của lực, thì moment lực hay moment quay (M) càng lớn và bằng
tích của lực với cánh tay đòn của nó.
Bởi vì gia tốc là sự tăng tốc độ trong một đơn vị thời gian ( a =
ε=

Δω
) nên các công thức trên có thể được viết gọn dưới dạng sau:
Δt
FΔt

- Đối với chuyển động tịnh tiến: Δv =
m
MΔt
- Đối với chuyển động quay: Δω =
J

Δv

Δt

Ở đây mở ra một quy luật mà chúng ta biết rõ trong cuộc sống thường
nhật, nhưng lại không phải khi nào cũng được áp dụng trong các buổi tập
thể dục và thể thao. Quy luật này là: hiệu quả tác động của lực phụ thuộc
không chỉ vào độ lớn của lực, mà còn phụ thuộc vào thời gian lực tác
động(∆t). Từ vấn đề vừa trình bày trên còn có hai đặc tính sinh cơ cũng
được thừa nhận.
- Xung lực F∆t
- Xung lượng của moment lực M ∆t
Trong đó ∆t = tk- tb – là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
tác động của lực; F và M – giá trị trung bình của lực và moment quay.
Chúng ta chuyển sang xem xét các đặc tính năng lượng. Đa số trong
chúng được xác định từ những đặc tính động hình học và động lực học.
Đó là, công cơ học là tích của lực với quãng đường chuyển dời:
A = F∆S
Ví dụ, đưa cơ thể lên cao 5m bằng dây thể dục, một cậu bé có khối lượng
cơ thể là 30kg phải thực hiện một công xấp xỉ 1500J:
30kg × 9,8m/ gy 2 × 5m ≈ 300N × 5m = 1500 J
Nếu việc này kéo dài trong 10gy thì công suất phát huy cua cậu bé là
1500 J : 10gy = 150w. Đây là công suất khá lớn (cong suất bóng đèn điện
khoảng 100w)

Như vậy, công suất được tính theo công thức:

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 13


N=

A FΔS
=
= Fv
Δt
Δt

Bước chuyển đổi cuối cùng để hình thành công thức này hết sức quan
trọng. Nó cho phép xác định công suất của các vận động có cường độ cao
trong thời gian ngắn (ví dụ, của các cú sút bóng, các cú đấm trong quyền
Anh hay cú đá,đạp khác) khi mà việc xác định công cơ học khó khăn,
nhưng vẫn có thể đo được lực và tốc độ. Như trong cú sút của vận động
viên bóng đá có đẳng cấp cao thì lực tác động có thể đạt tới 400N, còn tốc
độ bay của bóng la 30m/gy. Trong trường hợp này công suất phát huy là
12000w. Có thể nói một cách hình tượng rằng, một cú sút như vậy trong
một khoảnh khắc có thể thắp sang 120 bóng đèn điện mỗi bóng có công
suất 100w.
Công cơ học con người thực hiện để tiêu hao cho việc tăng thế năng và
động năng của cơ thể, của dụng cụ và các vật khác. Thế năng (Et) và
động năng vật thể trong chuyển động tịnh tiến ( E đtt ) và chuyển động quay
( E đq ) được xác định theo công thức sau:
Et = mgh ;


E ttđ =

mv 2
;
2

E đq =

Jw 2
;
2

Trong đó g = 9,8 m/gy 2 - gia tốc của vật rơi tự do, h- độ cao của tâm khối
lượng vật thể trên mặt đất, v – tốc độ tuyến tính, ω – tốc độ góc, m – khối
lượng, J – moment quán tính.
Năng lượng toàn phần của vật thể chuyển động tuân theo nguyên lý
Kenic, bằng tổng thế năng và động năng trong các chuyền động tịnh tiến
và chuyển động quay:
Etp = mgh +

mv 2 Jw 2
+
2
2

Cho đến lúc này chúng ta vẫn đang nói về công cơ học và công suất.
Nhưng như chúng ta đã biết, chỉ một phần nhỏ năng lượng tạo ra trong cơ
được chuyển thành dạng nhiệt.
Cũng như các máy móc kỹ thuật ( tàu hỏa, ôtô) được đặc trưng bởi hiệu

suất, tính kinh tế của hệ vận động được tả bởi hàng loạt các chỉ số tương
tự. Trong đó có:
Knc =

A
N
× 100% = 0 × 100%
E
E

Trong đó Knc – hệ số năng lượng chuyển hoá; E – số năng lượng chuyển
hoá (J); E 0 - tốc độ tiêu hao năng lượng (w).
Năng lượng chuyển hóa được tạo ra trong các tế bào của cơ thể con người
theo 3 laoij phản ứng: hệ ATP + CP, hệ glucose – phân yếm khí và hệ
photphoryl oxy hóa.
- Giá trị năng lượng của 1 mét quãng đường hay của một đơn vị
công hữu ích; để xác định giá trị năng lượng của một cuộc chạy
NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 14


cần phải phân chia tốc độ tiêu hao năng lượng chuyển hóa cho tốc
độ chạy:
Giá trị năng lượng =

E 0 ( w)
(J/m);
v(m / gy )


- Giá trị mạch của một mét quãng đường hay của một đơn vị công
hữu ích; ví dụ giá trị mạch của cuộc đi bộ, chạy và các chuyền
động có chu kỳ khác được tính theo công thức:
Giá trị mạch (l/ph) =

TSNT (l / ph)
; (TSNT : Tần số nhịp tim)
60v(m / gy )

Giá trị mạch đi đơn giản hơn giá trị năng lượng. Ngoài ra trong một số
trường hợp giá trị mạch có khả năng thông tin lớn hơn giá trị năng lượng
( ví dụ, khi kiểm tra sinh cơ của hoạt động vận động trong điều kiện nóng
bức).
Các đặc tính sinh cơ – đó là một trong những vấn đề sơ đẳng của sinh cơ
học. Thiếu sự hiểu biết thấu đáo về các đặc tính sinh cơ thì không thể tính
đến chuyện thành công trong nghiên cứu và ứng dụng sinh cơ học, cũng
như không thể đọc sách khi không biết bản chữ cái.

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 15


Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THÍ NGHIỆM
1. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:
Thước thẳng: Dụng cụ đo là thước nhân học Martin (Anthropomètre de
Martin), thước thẳng, dài 2m, chia chính xác đến từng 1mm. Trong
trường hợp không có thước chuyên dùng, có thể khắc phục bằng cách sử
dụng bức tường hoặc cột thẳng đứng, dùng thước đánh dấu các mốc kích
thước lên tường hoặc đính trực tiếp thước lên đó rồi dùng ê – ke để đo

chiều cao.
Thước dây: Thước dài từ 1,5m đến 2m, được chia chính xác đến từng
1mm (có khi chia nhỏ 0,5mm). Thước được làm bằng vải son hoặc kim
loại. Thước bằng vải được dùng để đo các chu vi của cơ thể.
Dụng cụ đo huyết áp và nhịp tim, Cân Y Tế.
* Kỹ thuật đo các chỉ tiêu hình thái thường dùng.
a. Chiều cao đứng: Chiều cao đứng có độ di truyền rất cao ( nam 75%,
nữ 92%), phụ thuộc nhiều vào di truyền chủng tộc và gia tộc. Chiều cao
tăng trưởng nhanh ở tuổi dây thì: Nam từ 12 – 15 tuổi, nữ từ 10 – 13 tuổi.
Sau 17 tuổi chiều cao chậm phát triển. Chiều cao của vận động viên là ưu
thế trong thể thao. Vì thế, chiều cao là chỉ số rất quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển tài năng thể thao, nên trong tuyển chọn không
những phải xác định tiêu chuẩn cho từng lứa tuổi mà còn phải áp dụng
các biện pháp dự báo cho được chiều cao tối đa của đối tượng sẽ đạt được
ở tuổi trưởng thành để phù hợp với môn chuyên sâu. Khi đo, thước phải
vuông góc với mặt sàn, đối tượng đo phải đứng thẳng, duỗi hết các khớp
sao cho hai gót chân, hai mông, hai vai và ụ chẩm nằm trên một mặt
phẳng, chạm vào tường (4 chạm), mắt nhìn thẳng phía trước. Điểm đo từ
mặt phẳng của sàn đến điểm cao nhất của đỉnh đầu của người được kiểm
tra.
b. Cân nặng: Dùng cân kiểm tra sức khoẻ, cân chính xác đến 0,1kg. Khi
dùng cân bàn, cần cho đối tượng ngồi trên ghế đặt trước bàn cân, sau đ1
đặt 2 bàn chân lên bàn cân rồi mới đứng hẳn lên. Cân nặng của cơ thể là
tổng trọng lượng của các thành phần vật chất cấu tạo nên nó. Các nhà
khoa học TDTT ngoài việc quan tâm đến cân nặng còn phải quan tâm đến
tỷ trọng lượng của tổ chức tích cực của cơ thể. Tổ chức tích cực là tổ
chức tham gia trong quá trình trao đổi chất và năng lượng vào các hoạt
động thể lực. Đó chính là phần trọng lượng của cơ thể không gồm trọng
lượng mỡ của cơ thể. So với cân nặng, trọng lượng tổ chức tích cực có
tương quan chặt với thành tích thể thao hơn. Để xác định trọng lượng tổ

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 16


chức tích cực người ta đã xây dựng nhiều phương pháp, nhưng phương
pháp thông dụng nhất là xác định trọng lượng mỡ của cơ thể sau đó lấy
cân nặng của cơ thể trừ đi trọng lượng đó. Cân nặng của cơ thể còn là một
số đo được dùng để kết hợp với nhiều số đo khác để tính ra nhiều chỉ số
hình thái có ý nghĩa.
c. Chiều cao ngồi: Là khoảng cách đo từ mặt ghế ngồi tới đỉnh đầu. Thân
trên của người đo phải ngay ngắn trên một ghế phẳng, lưng thẳng, hai vai
mông và ụ chẩm nằm trên một mặt phẳng. Từ số đo này , đánh giá được
đối tượng có thân trên dài hay ngắn so với thân dưới. Thông thường trong
các môn thể thao, không tuyển chọn những người có thân trên dài hơn
thân dưới.
d. Chiều dài sải tay: Là khoảng cách giữa 2 đầu ngón tay giữa ( ngón thứ
3) khi hai tay giang ngang và duỗi hết các khớp. Để đo chiều dài sải tay,
tay người bị đo đứng 1 vai hướng vào tường, 2 tay giang ngang và song
song với mặt đất, 1 đầu ngón tay thứ 3 chạm tường, ta chấm điểm 0 của
thước vào tường và cho nhánh ngang của thước trượt đến đầu ngón tay
thứ 3 của tay kia. Hoặc có thể sử dụng phương pháp khác là dùng một
bàn học dài, lấy một đầu bàn làm điểm 0 và đánh dấu tiếp các độ dài ở
cạnh bàn (theo chiều dài của bàn). Yêu cầu người bị đo phải giang tay và
áp sát ngực xuống bàn, 1 đầu ngón tay thứ 3 đặt ở điểm 0, độ dài sải tay
chính là kích thước đọc được tại điểm chạm bàn của đầu ngón tay thứ 3
của tay kia.
e. Chiều dài tay: Là chiều dài từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay thứ 3
khi tay duỗi thẳng dọc theo thân người. Khi đo, yêu cầu đối tượng đứng
tư thế ngay ngắn, tay duỗi thẳng, đặt điểm 0 của thước ở ngay đầu ngón

tay thứ 3 và kéo thước tới điểm mỏm cùng vai.
f. Chiều dài chân:
- Chiều dài chân H: Là độ cao từ sàn đứng đến mào chậu khi người đứng
thẳng. Độ đo này cho biết độ cao của khung xương chậu.
- Chiều dài chân A: Là độ cao từ sàn đứng đến gai chậu trước trên khi
người đứng thẳng. Độ cao này càng lớn, nâng đùi càng cao, biên độ hoạt
động của chân càng rộng.
- Chiều dài chân B: Là độ cao từ sàn đứng đến mấu chuyển lớn khi người
đứng thẳng. Độ cao này được coi là chiều dài của chân.
- Chiều dài chân C: Là độ cao từ sàn đứng đến ngấn mông khi người
đứng thẳng. Độ cao này khi so với độ dài chân B cho phép ta biết mông
của đối tượng gọn hay xệ. Người ta có thể xem xét 4 chiều dài trên để xác
định hình dáng của chậu hông. Nếu gọi điểm mào chậu là H, điểm gai
chậu trước trên là A, điểm mấu chuyển lớn là B và điểm ở ngấn mông là
C thì cần tuyển các đối tượng có là : BH = BA = BC. Nếu BH lớn tức là

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 17


hông có hình lưỡi cày, không thuận lợi trong vận động do việc nâng đùi
rất khó khăn.
2. Phương pháp kiểm tra chức năng tim – mạch:
Hệ tim mạch bao gồm tim và các hệ thống mạch máu trong cơ thể với
chức năng vận chuyển máu, trao đổi chất và các dưỡng khí trong tế bào.
Khi tác động một lượng vận động đối với cơ thể con người, hệ tim mạch
có những biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy trong quá trình hoạt
động. Những ảnh hưởng này bao gồm ảnh hưởng lâu dài đến hệ tim mạch
trong trạng thái yên tĩnh và ảnh hưởng tức thời trong hoạt động cơ.

Những biến đổi thích nghi của hệ tim mạch xảy theo hai chiều hướng đó
là biến đổi về cấu trúc và biến đổi về chức năng. Hệ thống động mạch
tăng sự đàn hồi và độ cứng, các mao mạch dày lên làm tăng quá trình trao
chất giữa máu và tế bào. Các cơ của hệ thống tĩnh mạch được phát triển,
độ dài tĩnh mạch ngắn lại, các van tĩnh mạch phát triển về cấu trúc và
chức năng làm cho tốc độ hồi máu diễn ra nhanh hơn. Những ảnh hưởng
tức thời của việc tập luyện vừa là hệ quả của những ảnh hưởng lâu dài,
vừa là động lực thúc đẩy để tạo nên những biến đổi lâu dài của hệ tim
mạch. Vì thế hoạt động thể dục thể thao lâu dài làm thay đổi các chỉ số và
tính chất hoạt động của hệ tim mạch.
a - Tần số mạch (lần/phút):
Tần số mạch đập cũng thường gọi là nhịp tim, là tần số co bóp theo chu
kỳ, có tính cơ học của tim, được biểu thị bằng số chu kỳ co bóp của tim
trong thời gian là một phút.
Tần số mạch đập là chỉ số phản ảnh gián tiếp hoạt động của tim. Trong y
học thể thao dùng nhịp tim để đánh giá chức năng của tim, đánh giá đặc
tính của bài tập thuộc vùng năng lượng nào (ưa khí hay yếm khí). Đánh
giá được lượng vận động của bài tập…
Phương pháp đo tần số mạch đập (nhịp tim) :
Dùng ngón trỏ và ngón giữa bắt mạch tại 1 trong các vị trí sau: Động
mạch cổ tay trái (trên nền xương quay); động mạch cổ; vị trí mỏm tim
ngực trái đo bằng ống nghe.
- Nhịp tim cơ sở (đếm 15 giây x 4). Đo sáng sớm vừa tỉnh dậy, chưa
xuống giường gọi là mạch cơ sở, nó phản ánh mức độ trao đổi chất cơ sở
- Nhịp tim yên tĩnh (đếm 15 giây x4). Nhịp tim đo trước vận động. Khi đo
phải để VĐV ngồi yên tĩnh 10 phút trước khi đo. Nhịp tim nghỉ trong vận
động (đếm 10giây x 6).
- Nhịp tim nghỉ giữa các lần lập lại. Đo sau khi kết thúc nghỉ giữa các lần
lập lại hay được gọi là nhịp tim trước lần lập lại tiếp theo (thời gian nghỉ


NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 18


thể là 30 giây, 40 giây hoặc 60 giây…tuỳ cự ly, nhằm nâng cao AL và
khả năng chịu đựng AL)
- Nhịp tim nghỉ giữa các nội dung bài tập. Đo nhịp tim sau khi kết thúc
nghỉ giữa các nội dung bài tập hay được gọi là nhịp tim trước khi thực
hiện một nội dung bài tập tiếp theo (thời gian nghỉ khoảng 5 phút, để nhịp
tim có thể trở về từ 120 đến 125 lần/phút, nhằm hoàn toàn khôi phục kho
năng lượng “ kho dự trữ glucose” ).
- Nhịp tim sau vận động: (đếm 10 giây x 6 ) đo ngay kết thúc LVĐ.
- Nhịp tim hồi phục (đếm 10giây x 6). Đo ở đầu phút thứ 2, thứ 3, thứ 4
và thứ 5 … ngay sau LVĐ.
b- Huyết áp (mmHg):
Huyết áp là áp lực của máu tuần hoàn trong các động mạch tạo ra áp lực
ép lên bên trong thành mạch. Sự biến đổi huyết áp có quan hệ mật thiết
với lưu lượng tâm thu, tần số nhịp tim, trở lực ngoại vi, tính đàn hồi của
các động mạch lớn, độ nhớt của máu.v. v.
Huyết áp phụ thuộc vào các yếu tố: Lực bóp cơ tim lượng máu, độ đàn
hồi của thành mạch và độ nhớt của máu
+ Huyết áp có hai phần:
- Huyết áp tâm thu: Là huyết áp tối đa, có trị số trung bình từ 100 125mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Là huyết áp tối thiểu, nó phản ánh tính đàn hồi
của thành các động mạch lớn, có trị số trung bình từ 60 - 80mmHg. Huyết
áp tối thiểu phụ thuộc chủ yếu vào trương lực cơ của thành mạch. Áp lực
mạch là hiệu huyết áp giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Nó là
thông số quan trọng để đánh giá khả năng lưu thông máu trong động
mạch. Đơn vị đo lường của huyết áp là mili mét thuỷ ngân ( mmHg) .

Huyết áp người bình thường, khoẻ mạnh là 100 – 130mmHg đối với tối
đa, tối thiểu 65 – 85mmHg. Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới
tính. Trong hoạt động thể thao huyết áp ít thay đổi. Chỉ số huyết áp của
các vận động viên cũng ở trong giới hạn bình thường.
Phương pháp đo huyết áp :
Máy đo huyết áp gồm có một túi
bằng cao su ngoài bọc bằng túi vải
và thông với một đồng hồ áp kế.
Quấn túi quanh cánh tay trái và bơm
hơi vào túi bằng một quả bóp cho tới
khi áp suất trong túi hơi cao hơn
huyết áp ở động mạch và đè vào
động mạch làm máu không qua
được. Dùng ống nghe đặt ở nếp
khuỷu trên động mạch rồi xả bớt
NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 19


không khí trong túi ra bằng một van
cho tới khi áp suất trong túi cao su
bằng huyết áp tối đa của động mạch
thì máu qua được trong thời gian tâm
thu và ta nghe được nhịp đầu, nhìn
đồng hồ biết được huyết áp tối đa.
Tiếp tục xả không khí, tiếng động
mạnh lên rồi nhỏ đi và mất hẳn. Lúc
đó máu có thể qua cả trong thời gian
tâm trương, nhìn đồng hồ biết được

huyết áp tối thiểu.

Hình: Bộ dụng cụ đo huyết áp

Phương pháp ứng dụng:
- Huyếp áp cơ sở : Là huyết áp đo vào lúc sáng sớm khi chưa xuống
giừơng, tương ứng với mạch cơ sở. Huyết áp cơ sở của các VĐV thường
ổn định ở mức nhất định vào các buổi sáng các ngày.
- Huyết áp yên tĩnh: Là huyết áp đo trước khi vận động (chưa có LVĐ),
VĐV ngồi nghỉ ngơi 10 phút trước khi đo.
- Huyết áp sau vận động: Huyết áp đo sau bài tập, buổi tập.
3. Tiến hành thí nghiệm
(1) Đo quãng đường chạy bằng thước , ở đây chúng tôi chọn quãng
đường chạy là 600m (2 vòng quanh sân vận động của Khoa GDTC
– Đại Học Huế)
(2) Đo chiều cao, cân nặng của vận động viên. Ghi lại chiều cao, cân
nặng.
(3) Đo huyết áp, nhịp tim, ghi rõ huyết áp cực đại và huyết áp cực tiểu
của vận động viên đó, đo số mạch đập trong một phút rồi từ đó rút
ra số mạch đập trong một giây. Ghi lại số liệu đã đo trước khi chạy.
(4) Vận động viên chạy, dùng đồng hồ bấm giờ đo thời gian của người
chạy, đếm số bước chân của vận động viên. Ghi lại thời gian chạy,
số bước chân của vận động viên sau khi chạy. Dùng camera quay
lại tất cả quãng đường chạy của các vận động viên.
(5) Sau khi vận động viên thực hiện xong quãng đường chạy, chúng tôi
tiến hành đo huyết áp và đo nhịp tim cho vận động viên lại, ghi rõ
huyết áp cực đại, huyết áp cực tiểu, đo số mạch đập trong một phút
rồi suy ra số mạch đập trong một giây. Ghi lại tất cả số liệu sau khi
vận động viên đã thực hiện xong bài khảo sát.
(6) Thực hiện lần khảo sát tiếp theo.

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 20


4. BẢNG SỐ LIỆU
Sau khi thực hiện các bài khảo sát trên, kết hợp với các phương pháp đo
các chỉ tiêu hình thái và theo dõi lại các video clip, thống kê, xử lý số
liệu, chúng tôi xin đưa ra bảng sau:

Nhịp tim ban đầu

Nhịp tim sau khi chạy

Tần số nhịp tim (l/phút)

Thời gian chạy (s)

Quãng đường (m)

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

Chỉ số IBM

Vận tốc (m/s)

Giá trị mạch (lần/phút)


1

Trần Tiến

An

Nam

458

72

95

23

75-110

75-160

176

600

178

56

17.67


3.4

0.11

2

Nguyễn Đức

Anh

Nam

389

69

105

36

90-120

90-160

154

600

170


52

17.99

3.9

0.15

3

Hồ Đăng

Bình

Nam

394

80

98

18

80-115

80-150

166


600

165

50

18.37

3.6

0.08

4

Trần Viết

Của

Nam

390

76

101

25

70-130


70-160

167

600

173

51

17.04

3.6

0.12

5

Nguyễn Bá

Duệ

Nam

500

80

122


42

65-90

70-140

218

600

182

53.5

16.15

2.8

0.25

6

Tào Trung

Dũng

Nam

428


76

135

59

80-130

80-170

133

600

171

51

17.44

4.5

0.22

7

Trần Lê Quỳnh

Đàn


Nam

418

80

130

50

70-130

70-135

153

600

168

48

17.11

3.9

0.21

8


Phạm Văn

Đông

Nam

426

76

110

34

70-115

80-150

144

600

178

56

17.67

4.2


0.14

9

Nguyễn Văn

Hải

Nam

407

90

115

25

80-120

80-190

155

600

169

49.5


17.33

3.9

0.11

10

Đinh Văn

Hiệp

Nam

415

75

130

55

65-130

80-150

155

600


174

50

16.51

3.9

0.24

11

Phan Trung

Hiếu

Nam

376

76

115

39

70-130

80-150


138

600

173

51

17.04

4.3

0.15

12

Mai Xuân

Hoàng

Nam

408

77

126

49


80-110

70-160

154

600

169

52

18.21

3.9

0.21

13

Nguyễn Thanh

Hùng

Nam

394

71


135

64

80-140

80-140

158

600

169

53

18.56

3.8

0.28

14

Trần Nhật

Minh

Nam


379

80

140

60

80-120

70-160

190

600

172

50

16.90

3.2

0.32

15

Dương Đình


Nam

Nam

438

95

130

35

70-115

70-155

156

600

178

54.5

17.30

3.8

0.15


16

Nguyễn Ngọc

Nam

Nam

438

74

130

56

70-110

70-155

147

600

167

49.5

17.75


4.1

0.23

17

Đoàn Thanh

Phương

Nam

398

72

125

53

80-115

85-160

164

600

175


54

17.63

3.7

0.24

18

Võ Văn

Sỹ

Nam

448

72

115

43

60-110

60-145

150


600

178

57

17.99

4.0

0.18

19

Nguyễn Kim

Triết

Nam

405

80

105

25

65-120


75-150

154

600

170

54

18.69

3.9

0.11

20

Nguyễn Bảo

Triệu

Nam

450

75

120


45

75-110

70-160

170

600

172

53

18.02

3.5

0.21

21

Nguyễn Hữu

Từ

Nam

406


74

130

56

75-115

79-150

149

600

173

51

17.04

4.0

0.23

22

Hà Xuân

Tuấn


Nam

426

69

135

66

70-120

65-145

142

600

172

52

17.58

4.2

0.26

23


Nguyễn Hoài

Nhân

Nam

380

76

130

54

80-125

70-155

145

600

169

55

19.26

4.1


0.22

24

Huỳnh Đăng

Khoa

Nam

426

81

124

43

80-135

75-160

134

600

172

49.5


16.83

4.5

0.16

25

Võ Quốc

Hùng

Nam

380

74

130

56

70-120

70-145

158

600


174

52

17.18

3.8

0.25

Stt

Họ và

Tên

Huyết áp sau khi chạy

Số bước chân

Huyết áp trước khi chạy

BẢNG SỐ LIỆU THỰC TẬP LÝ SINH - CHUYÊN ĐỀ: KIỂM TRA CƠ SINH HỌC

Giới

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 21



26

Nguyễn Văn

Trung

Nam

426

72

140

68

75-110

65-160

170

600

170

55

19.03


3.5

0.32

27

Hoàng Nam

Vĩnh

Nam

396

73

130

57

70-110

70-160

160

600

181


58

17.70

3.8

0.25

28

Nguyễn Văn

Huấn

Nam

436

70

125

55

70-110

75-145

149


600

167

51

18.40

4.0

0.23

29

Phan Tịnh An

Tiêm

Nam

440

70

115

45

75-115


70-155

126

600

168

50

17.72

4.8

0.16

30

Nguyễn Sỹ

Nguyên

Nam

394

70

125


55

80-110

75-140

154

600

181

58.5

17.86

3.9

0.24

31

Hồ Trọng

Cầm

Nam

396


76

120

44

70-115

75-135

147

600

175

54

17.63

4.1

0.18

32

Lương Ngọc

Danh


Nam

416

74

105

31

70-110

70-120

153

600

173

51

17.04

3.9

0.13

33


Phạm Minh

Đăng

Nam

415

70

130

60

80-125

80-170

156

600

175

54

17.63

3.8


0.26

34

Lê Quang

Nhật

Nam

396

75

115

40

70-115

70-150

176

600

171

50.5


17.27

3.4

0.20

35

Đoàn Tấn

Hiên

Nam

420

85

109

24

80-120

70-140

136

600


167

52

18.65

4.4

0.09

36

Phùng Thế

Toàn

Nam

446

70

135

65

65-130

70-155


159

600

168

50

17.72

3.8

0.29

37

Lê Đức

Trung

Nam

419

72

129

57


70-110

80-160

141

600

165

50.5

18.55

4.3

0.22

38

Trần Nhật

Trường

Nam

433

75


109

34

80-115

70-145

153

600

172

50

16.90

3.9

0.14

39

Lê Anh



Nam


403

80

143

63

75-115

70-160

162

600

175

51

16.65

3.7

0.28

40

Hồ Vũ


Vinh

Nam

429

74

121

47

70-105

70-145

147

600

179

50

15.69

4.1

0.19


41

Nguyễn Tấn

Lộc

Nam

455

76

115

39

70-105

70-140

150

600

170

58

20.07


4.0

0.16

42

Võ Nguyên

Huy

Nam

436

74

140

66

75-120

65-150

142

600

178


53

16.73

4.2

0.26

43

Nguyễn Thế

Hào

Nam

476

77

130

53

65-110

65-145

137


600

176

55

17.76

4.4

0.20

44

Lưu Đình

Danh

Nam

419

65

115

50

75-110


70-150

142

600

173

57

19.05

4.2

0.20

45

Hồ Nhật Tấn

Nguyên

Nam

436

70

110


40

70-115

70-146

130

600

174

54

17.84

4.6

0.14

46

Phạm Anh

Tuấn

Nam

413


73

105

32

65-90

80-150

133

600

176

61

19.69

4.5

0.12

47

Hồ Văn

Phay


Nam

432

75

120

45

80-130

80-150

153

600

178

51

16.10

3.9

0.19

48


Nguyễn Bá

Phong

Nam

396

75

130

55

70-130

70-160

144

600

184

59

17.43

4.2


0.22

49

Đào Trung

Can

Nam

421

76

135

59

70-115

80-140

155

600

171

50.5


17.27

3.9

0.25

50

Hồ Văn

Linh

Nam

442

77

125

48

80-120

70-160

155

600


169

46

16.20

3.9

0.21

51

Anh

Nữ

313

73

110

37

70-120

70-150

103


300

156

41

16.85

2.9

0.21

52

Nguyễn Đức
Mai
Nguyễn Phan
Đông

Anh

Nữ

253

70

115


45

60-90

70-140

90

300

162

42

16.00

3.3

0.23

53

Trần Thị Tú

Anh

Nữ

253


73

120

47

70-110

70-135

91

300

165

41

15.06

3.3

0.24

54

Trần Thị

Bích


Nữ

218

74

110

36

70-110

70-140

104

300

159

43

17.01

2.9

0.21

Hồ Thị
Nguyễn Thị

Bích
Nguyễn Thị
Ngọc

Cúc

Nữ

230

78

128

50

70-110

70-130

103

300

158

40

16.02


2.9

0.29

Diệp

Nữ

237

75

115

40

70-120

70-150

96

300

160

40.5

15.82


3.1

0.21

Diệp

Nữ

230

71

121

50

70-130

70-140

76

300

161

44

16.97


3.9

0.21

Diệp

Nữ

220

73

115

42

70-120

80-135

63

300

158

40

16.02


4.8

0.15

59

Trần Thị Lạc
Nguyễn Thị
Thảo

Diệu

Nữ

280

72

102

30

80-110

80-150

91

300


155

41

17.07

3.3

0.15

60

Bùi Thị Ngọc

Giang

Nữ

260

74

116

42

70-115

70-145


87

300

157

42

17.04

3.4

0.20

61

Nguyễn Thái



Nữ

248

72

130

58


75-110

75-140

94

300

155

40

16.65

3.2

0.30

62

Nguyễn Thị Thu



Nữ

228

70


125

55

70-105

70-135

92

300

159

44

17.51

3.3

0.28

63

Trần Thị

Hảo

Nữ


240

70

140

70

70-110

70-145

85

300

160

41

16.02

3.5

0.33

64

Nguyễn Thị


Hạnh

Nữ

216

75

120

45

70-115

70-160

82

300

163

40

15.06

3.7

0.21


55
56
57
58

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 22


65

Hiếu

Nữ

243

82

125

43

65-110

70-130

94


300

164

43.5

16.17

3.2

0.22

Hoa

Nữ

230

77

113

36

60-105

70-145

93


300

151

42

18.54

3.2

0.19

67

Trương Thị
Nguyễn Thị
Thanh
Nguyễn Thị
Minh

Hoà

Nữ

263

70

120


50

70-115

70-140

87

300

159

39

15.43

3.4

0.24

68

Mai Thị Thanh

Hoài

Nữ

249


73

105

32

70-110

70-145

82

300

167

45.5

16.31

3.7

0.15

69

Phạm Thị

Huyền


Nữ

257

73

120

47

60-100

60-135

95

300

162

41

15.62

3.2

0.25

Nguyễn Thị
Nguyễn Thị

Thanh

Hường

Nữ

243

76

117

41

70-120

70-150

74

300

159

39

15.43

4.1


0.17

Lai

Nữ

226

74

117

43

70-110

70-140

88

300

162

40

15.24

3.4


0.21

Lâm

Nữ

247

74

120

46

75-115

70-150

73

300

166

42

15.24

4.1


0.19

73

Võ Thanh
Nguyễn Thị
Hồng



Nữ

216

75

130

55

70-110

70-150

66

300

161


41

15.82

4.5

0.20

74

Nguyễn Thị Thu

Thảo

Nữ

249

72

114

42

70-110

70-140

85


300

158

42

16.82

3.5

0.20

75

Nguyễn Thị Kim

Thoa

Nữ

238

76

124

48

75-115


70-130

96

300

160

42

16.41

3.1

0.26

76

Trần Thị Mộng

Thơm

Nữ

247

70

115


45

70-120

70-140

89

300

158

37.5

15.02

3.4

0.22

77

Hồ Thị Hồng

Thắm

Nữ

254


70

120

50

70-110

70-145

93

300

161

44

16.97

3.2

0.26

78

Lê Thị

Thìn


Nữ

263

76

117

41

70-110

70-150

78

300

160

42

16.41

3.8

0.18

79


Trần Thị Anh

Thơ

Nữ

237

74

126

52

80-120

75-140

73

300

164

41

15.24

4.1


0.21

80

Phan Thị Ngọc

Thuý

Nữ

249

75

130

55

70-110

70-140

96

300

168

47


16.75

3.1

0.29

81

Lê Thị Bích

Thuỳ

Nữ

242

73

124

51

70-110

70-130

94

300


156

41

16.85

3.2

0.27

82

Huỳnh Thị

Thuỷ

Nữ

250

80

115

35

70-115

70-145


83

300

159

39

15.43

3.6

0.16

83

Nguyễn Xuân

Thuỷ

Nữ

229

74

130

56


80-125

80-150

72

300

160

40.5

15.82

4.2

0.22

Lê Hoài
Nguyễn Thị
Ngọc

Thương

Nữ

234

65


120

55

65-110

70-140

86

300

168

47

16.65

3.5

0.26

Xinh

Nữ

240

70


120

50

70-110

70-135

79

300

163

44

16.56

3.8

0.22

Lê Thị Kim
Nguyễn Thị
Hồng

Yến

Nữ


267

70

119

49

80-110

80-150

68

300

162

45

17.25

4.4

0.19

Na

Nữ


232

68

109

41

70-115

65-135

81

300

159

41.5

16.42

3.7

0.18

My

Nữ


269

74

114

40

70-110

70-140

78

300

160

43

16.90

3.8

0.17

89

Nguyễn Thị Trà
Trần Phan

Thanh

My

Nữ

247

73

130

57

70-115

70-150

64

300

158

38.5

15.42

4.7


0.20

90

Ngô Thị

Mỹ

Nữ

229

76

120

44

70-110

75-135

92

300

163

42


15.81

3.3

0.22

91

Nguyễn Thị

Tuyết

Nữ

245

74

125

51

80-115

75-145

85

300


164

45

16.73

3.5

0.24

92

Cao Thị Mỹ

Vân

Nữ

276

70

130

60

70-110

70-140


76

300

161

44

16.97

3.9

0.25

93

Hà Hoàng Anh

Vĩnh

Nữ

263

78

114

36


70-110

70-140

82

300

160

40

15.63

3.7

0.16

94

Trần Thị Diễm

Phương

Nữ

227

70


132

62

75-115

70-150

84

300

160

46

17.97

3.6

0.29

95

Trương Thị

Hiển

Nữ


249

70

120

50

80-110

75-145

81

300

157

41

16.63

3.7

0.23

96

Lê Thị Thanh


Hoa

Nữ

249

72

116

44

70-110

70-145

93

300

155

39

16.23

3.2

0.23


97

Phạm Thị Yến

Nga

Nữ

257

76

130

54

70-120

60-135

87

300

160

40

15.63


3.4

0.26

98

Trần Thị Thuý

Nga

Nữ

243

70

125

55

70-130

70-150

82

300

164


44.5

16.55

3.7

0.25

99

Lê Thị Thuý

Hồng

Nữ

226

70

140

70

70-120

70-140

95


300

161

43

16.69

3.2

0.37

Lập

Nữ

247

76

120

44

80-110

70-150

74


300

159

44

17.40

4.1

0.18

66

70
71
72

84
85
86
87
88

100 Bùi Thị Như

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 23



5 Nhận xét đánh giá:
Theo như kết quả thu thập từ bảng số liệu, chúng tôi rút ra một số nhận
xét về mối quan hệ giữa các đại lượng được đo như sau:
a.Về giới tính:
Khảo sát 50 nam và 50 nữ về các chỉ số ta thấy được độ bền của
nam hơn nữ nhưng với một chênh lệch không đáng kể:
Bảng giá trị trung bình của một số đại lượng trước và sau khi chạy
dưới đây cho ta thấy rõ hơn về điều này.
Số bước Chênh
chân
lệch
(bước)
nhịptim
(nhịp)

Chênh
lệch
huyết áp
(
mmHg)
73 - 166
78 - 146
5 - 20

Thời
gian
chạy (s)

Vận tốc Giá trị

chạy
mạch
(m/s)
( l/phut)

Nam
419.36
46.86
153.2
3.95
0.20
Nữ
490.32
47.54
170.2
3.58
0.22
Độ
70.96
0.68
17
0.37
0.02
chênh
lệch
Vì cơ thể con người là một khối thống nhất nên các giá trị về nhịp tim,
tần số bước, huyết áp, vận tốc chạy, cân nặng, chiều cao có mối quan hệ
hết sức mật thiết với nhau.
b.Mối quan hệ giữa huyết áp, nhịp tim, nhịp thở:
Huyết áp bình thường trước khi chạy trung bình 80 – 130 mmHg, nhịp

tim trung bình 73 - 74 nhịp/phút.
™ Sau khi chạy vòng 1 ( 300m đầu đối với nam và ở nữ) : quan sát
thấy nhịp thở tăng chậm và nhanh dần.
™ Sau khi chạy vòng 2 ( 300m cuối ở nam ) : quan sát thấy nhịp thở
tăng nhanh, thở gấp, tiến hành đo huyết áp và nhịp tim. Giá trị
trung bình huyết áp 78 – 150 mmHg, nhịp tim trung bình 101- 105
nhịp/phút.
→ nhịp thở tăng làm huyết áp, nhịp tim tăng.
c.Mối quan hệ giữa cách chạy và thời gian chạy:
Theo quan sát và thực nghiệm thì ở những người có bước chạy dài,
số bước chạy ngắn, thời gian chạy của họ được rút ngắn hơn và hoàn
thành bài khảo sát nhanh hơn so với những người khác. Số lượng này
chiếm khoảng 20% , những người với bước chạy trung bình chiếm
khoảng 40 – 45%. Và một phần lớn chiếm 30 – 35% có bước chạy dài, số
bước chạy ngắn.
d.Mối quan hệ giữa chỉ số IBM và vận tốc chạy
IBM chuẩn : < 18.5 : nhẹ cân
18.5 – 25: bình thường
25 – 30: thừa cân

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 24


Đa số những người được mời tham gia bài khảo sát trên có trị số IBM
từ 15.8 – 18 là nhẹ cân so với IBM chuẩn nên vận tốc chạy có giá trị
trung bình. Giá trị này từ 3.58 – 3.95 m/s. ( số lượng này chiếm 70% ).
Phần thiểu số 20% có trị số IBM bình thường từ 18.5 – 20 có vận tốc
chạy khoảng 4.4- 4.5 m/s.

Bên cạnh những số liệu thống kê có tính quy luật, ta nhận ra một số
những trường hợp ngoại lệ chiếm khoảng 10% đối tượng khảo sát. Đó là
trường hợp những người có IBM nhẹ cân nhưng vận tốc chạy vẫn đạt giá
trị cao từ 4.1- 4.2 m/s.
Vậy vận tốc chạy không quá phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của
người đó mà phụ thuộc nhiều vào cách chạy và chế độ ăn uống, tập luyện.
6 Lời khuyên:
Bài khảo sát trên ít nhiều đã cho chúng ta thấy được phần nào đó về sự
tác động qua lại giữa chạy nói riêng và hoạt động thể dục thể thao nói
chung tới sức khỏe con người, chúng tôi xin đưa ra một số chỉ định cho
hoạt động chạy này đồng thời kèm theo đó là chế độ ăn uống hợp và
luyện tập như sau:
a. Chỉ định:
• Kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu
• Chạy đúng quy cách từ những động tác nhỏ
Bàn chân: Để tránh chấn thương này, hãy giữ ngón chân
hướng chếch lên ngay khi nhấc chân lên khỏi mặt đất và luôn tiếp đất
bằng phần cơ bàn chân ngay phần nối giữa ngón chân và bàn chân.
Hông: Những sải chân đúng kỹ thuật phải ngắn . Khi một
chân chạm đất thì đồng thời chân đó cũng phải vuông góc với phần
hông. Cơ bụng
Cơ bụng: cơ bụng thắt lại để nâng ngực lên, giữ vai và
hông luôn song song trong suốt quá trình chạy sẽ giúp bạn chạy
đúng tư thế. Đặc biệt việc chạy đúng tư thế này sẽ giúp bạn hít thở
đúng nhịp (hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng). Tuy nhiên, nếu
như việc tập trung hóp bụng này có thể khiến bạn mất tập trung khi
chạy, bạn có thể thực hiện một vài động tác khởi động như ngồi
xổm (xuống tấn) trước khi chạy.
Vai: Hai vai bẻ về phía sau (khi ưỡn ngực) đồng thời hai
xương dẹt phía vai sau cũng hướng xuống. Để tiết kiệm sức, khi

vung tay nên sử dụng lực từ vai. Vung tay sai cách cũng khiến cho
sức lực bị “thất thoát” lãng phí đồng thời tăng nguy cơ chấn thương.
Bàn tay: Thông thường khi chạy mọi người có thói quen
nắm tay nhưng chỉ nên khum tay hờ chứ không nắm chặt tay. Khi
nắm chặt tay quá thì cơ ở cẳng tay sẽ căng lên và gây trở ngại cho
việc giữ vai đúng tư thế. Không nên nắm bất kỳ vật gì ở tay khi chạy

NHÓM “KIỂM TRA CƠ SINH HỌC” – LỚP YHDP (2010-2016)

Trang 25


×