Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài viết tạp chí: Luật sư của quỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.63 KB, 5 trang )

“LUẬT SƯ CỦA QUỶ”
Sự thật đằng sau những luật sư bào chữa cho những sát nhân máu lạnh, những tội ác không
thể tha thứ. Đâu là nguyên nhân đích thực khiến các luật sư chấp nhận làm công việc này? (Cái
này em học theo mấy cái báo lá cải, tít nghe rất lung tung vớ vẩn nhưng được cái cũng rất gây tò
mò, hơn nữa cũng tương đối ngắn gọn)
Bạn có hay theo dõi các vụ án? Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao những tên sát nhân máu lạnh,
giết người, phi tang xác không chút ghê tay lại luôn nhận được sự bào chữa từ các luật sư,
trong khi bên bị hại lại chẳng có ai bảo vệ?Lí do thực chất ở đây là gì? Điều gì thực sự khiến
các luật sư phải đứng về phe bị cả xã hội tẩy chay và lên án? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn đi
tìm câu trả lời. (tít kiểu này thì có vẻ nhẹ nhàng và lịch sự hơn, em nghĩ thế. Tuy nhiên nó lại hơi
dài, dài thế này có thể khiến người đọc nhàm chán. Em đang phân vân không biết nên viết thế nào
cho phù hợp)

Thế nào là “luật sư của quỷ”?
Luật sư vốn luôn được xem là những “anh hùng bảo vệ công “Tôi luôn bảo vệ những thân chủ
lý”. Nghĩ đến luật sư, thứ đầu tiên hiện lên trong chúng ta có lẽ mà tôi biết là thật sự đã phạm
những tội ác khủng khiếp. Họ phải
không gì khác ngoài hình ảnh mạnh mẽ, cương quyết, luận điệu
được chứng minh là có tội. Tôi
sắc sảo một lòng bảo vệ những người vô tội, bảo vệ công lý. từng làm nhiều vụ có những kẻ tội
Thậm chí tôi biết có nhiều bạn thi vào luật chỉ vì một tượng đài ác rành rành nhưng không chứng
người luật sư quá đẹp trong lòng, những tượng đài tuyệt vời minh được. Và nếu người ta không
chứng minh được thì kẻ thủ ác
được phim ảnh và sách báo dựng lên. Nhưng không phải lúc không có tội. Trong trường hợp đó,
nào luật sư cũng bảo vệ những kẻ vô tội, hay nói đúng ra là luật kẻ ấy sẽ được tự do.” – Irving
sư không bảo vệ cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, luật sư chỉ Kanarek.
bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật; Ấy thế nên đôi khi người ta lại thấy có những vị luật sư đứng ra bào
chữa cho những kẻ mà trong mắt ta đã “tội ác rành rành”. Những người luật sư đứng về phía ấy,
được đặt cho cái tên không có nhiều thiện cảm: Luật sư của quỷ.
Hiểu một cách nôm na,“luật sư của quỷ” là những người được cho là đứng về phía kẻ ác, những kẻ
bị cả xã hội lên án và quay lưng. Cho dù là được mời hay được chỉ định, các luật sư bào chữa cho


“phía bóng tối” cũng không nhận được sự đồng tình, cảm thông của số đông dư luận.
Những luật sư “bẻ ngược bánh xe công lý” và câu chuyện mặc áo giáp lên toà.
Nhắc tới “luật sư của quỷ”, những người không hiểu rõ hẳn sẽ cảm thấy rất mất cảm tình. Thú thực
là trước khi học luật tôi cũng đã từng có suy nghĩ này. Tôi cảm thấy những người này rất khó hiểu.
Là một người luật sư, tại sao lương tâm lại cho phép họ đứng về phía kẻ xấu? Thêm nữa, có những
tội ác đã rõ rành rành như vụ việc Lê Văn Luyện giết người, cướp tiệm vàng ở Bắc Giang, vụ “thẩm
mỹ viện Cát Tường” xôn xao khắp cả nước; xa hơn nữa, ta có thể nhắc đến những vụ án kinh hoàng
trong lịch sử như vụ án Jon Venebles (10 tuổi) bắt cóc và giết bé James Bulger (2 tuổi) 1, hay những
vụ án mạng do kẻ giết người hàng loạt Ted Bundy – nỗi kinh hoàng của nước Mỹ vào những năm
1 Vụ án xảy ra năm 1993 tại Liverpool, Anh. Cậu bé James Bulger (2 tuổi) cùng mẹ đi mua sắm ở trung tâm Bootle
Strand và bị bắt cóc bởi hai cậu bé 10 tuổi là Jon Venebles và Robert Thompson. Hai kẻ này đã dẫn James đi về phía
đường tàu Walton, cách hiện trường vụ án 2km, sau đó đã đánh đập và giết James bằng cách đẩy bé xuống đường tàu. –
James Bulger và hai kẻ sát nhân nhỏ tuổi nhất thế giới (Kỳ 1

1


1970 - gây ra… Quả thực tôi đã không biết, và không hiểu liệu các vị luật sư còn định bào chữa gì
cho những tội ác này. Những người có suy nghĩ giống tôi hẳn không phải là ít. Nhìn một cách phiến
diện, dường như người ta nhìn thấy việc đứng về phía những kẻ phạm tội là một hành động “bẻ
ngược” bánh xe công lý. Nói như thế này có phần nặng nề, vì mục đích, và cũng là cái thiên chức
cao cả của người luật sư là bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật; nếu vị luật sư nào đó lại đi “bẻ ngược”
bánh xe công lý thì có khác nào tự sỉ vả vào cái lương tâm nghề nghiệp của mình. Ấy thế nhưng dư
luận nghĩ như vậy thì cũng không có cách nào cản được. Con người mà, phần nhiều vẫn ích kỉ và
muốn nhìn nhận mọi thứ theo cách của riêng bản thân mình. Luật sư Nguyễn Anh Thơm (trưởng
văn phòng luật sư Nguyễn Anh) – người bào chữa cho kẻ sát nhân Nguyễn Đức Nghĩa cũng đã nhận
được rất nhiều thư của độc giả khắp nơi trên cả nước trong quá trình nhận nhiệm vụ, nói luật sư
không được bào chữa cho tên sát nhân máu lạnh này. Nếu luật sư còn tiếp tục bào chữa, tức là đang
đi ngược lại lẽ phải, đang đi bảo vệ cái ác2. Mà nhìn chung, không chỉ riêng luật sư Thơm, mà hầu
hết các vị luật sư đứng về phía những “con quỷ” đều phải chịu những áp lực hết sức nặng nề từ phía

dư luận và hơn thế nữa là người nhà nạn nhân. Nhớ lại vụ án Lê Văn Luyện giết người, cướp tiệm
vàng cách đây bốn năm, câu chuyện “luật sư mặc áo giáp lên toà” bào chữa khiến tôi phần nào đó
thấy nực cười nhưng cũng thật đáng để suy nghĩ. Khi luật sư Nguyễn Bá Ngọc nhận lời bào chữa
cho Luyện, cũng là nhiệm vụ do toà chỉ định, mọi người trong gia đình đều không đồng tình. Ai
cũng thắc mắc tại sao luật sư lại nhận bào chữa cho một kẻ tàn nhẫn, man rợ như Luyện? Trước
phiên toà mấy ngày, luật sư Ngọc đã làm một bữa cơm gia đình mời bạn bè tới dự. Trong bữa cơm
ấy, mọi người đều lo lắng cho ông. Một người bạn của ông làm trong quân đội đã đề nghị “nhờ hai
người từng làm cảnh vệ bảo vệ cho ông”, thậm chí có người còn đề nghị “cho mượn một cái áo giáp
chống đạn để mặc”…3 Bởi lẽ, đối với những vụ án “nóng” như vụ của Luyện, thì nơi nóng nhất
không phải bục thẩm phán hay ghế luật sư mà là ở….ngoài cửa. Cảnh tượng người nhà nạn nhân
đeo khăn tang, mang di ảnh, hương khói đến toà, rồi thì la ó, đe doạ … vẫn luôn là điều ám ảnh
nhiều luật sư. Như thế đủ thấy, các luật sư đã phải chịu đựng những áp lực lớn tới cỡ nào khi đưa ra
quyết định bào chữa cho kẻ ác. Không chỉ phải gánh chịu những áp lực từ dư luận, các luật sư còn
trở thành đối tượng để báo chí khai thác thông tin. Luật sư Chu Thị Trang Vân là luật sư bào chữa
cho bác sĩ Tường trong vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, đồng thời cũng là giảng viên khoa Luật ĐHQGHN. Tôi nhớ lần đó vụ án có tình tiết mới bất lợi cho bị cáo nên báo chí muốn khai thác
hướng bào chữa của cô, nhưng vì đang đi nghỉ với gia đình nên cô không nghe điện thoại. Viết về
việc này, báo chí nói đang có điểm vướng mắc cần sự giải thích của luật sư nhưng lại không thể liên
lạc được. Vào thời điểm đó, đặt địa vị mình vào một độc giả thông thường đọc báo, tôi sẽ dễ dàng
hiểu lầm cô Trang Vân đang trốn tránh dư luận, trốn tránh những luận điểm bất lợi cho sự bào chữa
của mình.
Nguyên tắc “suy đoán vô tội”
Đó là những quan điểm, suy nghĩ, nhìn nhận của dư luận – những người ngoài cuộc. Còn những
người trong cuộc – chính bản thân những “luật sư của quỷ”, họ nghĩ như thế nào về công việc của
mình? Nhân đây, tôi muốn đề cập đến vụ án đang làm xôn xao dư luận trong suốt thời gian qua – vụ
2
Thông tin lấy từ tạp chí Người đưa tin ( truy cập ngày 14/09/2015
“Ám ảnh của vị luật sư bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa dù đã giữ nguyên tắc… ‘lẽ phải và sự thật’” – Nguyễn Huệ,số
đăng ngày 19/02/2015
3 “Sự thật chuyện ‘mặc áo giáp’ đi bào chữa cho sát thủ Lê Văn Luyện” – Nguyễn Huệ, số đăng ngày 20/02/2015.


2


thảm sát cả gia đình sáu người ở Bình Phước. Luật sư Hoàng Kim Vinh – chủ nhiệm Đoàn luật sư
tỉnh Bình Phước và hai luật sư đồng nghiệp được chỉ định bào chữa cho hai bị cáo Dương và Tiến.
Các luật sư phải chịu rất nhiều áp lực từ phía dư luận nhưng trong thâm tâm người luật sư lúc nào
cũng phải tâm niệm nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được
áp dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lí hiện đại, với nội dung cốt lõi rằng mọi nghi can đều vô
tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Nguyên tắc này cũng được Bộ luật tố tụng hình sự 2003
của nước ta ghi nhận một cách hết sức rõ ràng ở điều 9: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án
kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Chia sẻ về vai trò của người luật sư trong vụ thảm sát ở
Bình Phước, luật sư Nguyễn Văn Đức – công ty luật Kinh Luân, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội
phát biểu rằng các bị can hoàn toàn có quyền được luật sư bào chữa. Luật sư có vai trò quan trọng
góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, hạn chế oan sai. Thêm vào đó, lời nhận tội của bị
can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không
được dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội 4. Nhìn chung, đối
với các vụ án như thế này, lương tâm con người cũng làm các luật sư có phần nào ngần ngại khi
nhận bào chữa cho các bị can, bị cáo. Đôi lúc tội ác mà các bị cáo gây ra là quá lớn, khiến cho các
vị luật sư, dù đã tiếp xúc với không ít các vụ án nhưng vẫn thấy hết sức phẫn nộ, cộng thêm áp lực
từ dư luận khiến không ít luật sư muốn từ bỏ nhiệm vụ bào chữa cho “quỷ dữ” mà mình được chỉ
đinh. Tuy nhiên, cuối cùng, bằng trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, các luật sư vẫn chọn đứng
về phía những bị cáo, và bằng tất cả khả năng, sự tỉnh táo, công bằng để hoàn thành tốt nhất nhiệm
vụ của mình. Luật sư Anh Thơm cũng đã từng chia sẻ anh đã từng bị ám ảnh và phải suy nghĩ rất
nhiều khi nhận bào chữa cho kẻ sát nhân Nguyễn Đức Nghĩa, nhưng cuối cùng anh cũng không thể
từ chối bào chữa cho hung thủ này, bởi lẽ nếu anh không làm thì cũng sẽ có một người khác phải
làm. Và một khi đã nhận lời bào chữa, thì anh sẽ phải bào chữa cho Nghĩa với tất cả trách nhiệm
của một luật sư5. Phát biểu với báo chí, ông Hoàng Kim Vinh – một trong ba luật sư bào chữa cho
hai bị can (nay đã là bị cáo) trong vụ thảm sát ở Bình Phước cho hay: “Nếu phạm tội, các bị can sẽ
bị pháp luật trừng trị. Tuy nhiên, với trách nhiệm của mình, chúng tôi phải tham gia bào chữa cho
họ theo luật định. Chúng tôi sẽ tập trung vào việc giám sát quá trình hỏi cung, xem xét xem có vấn

đề gì mâu thuẫn không, có vi phạm tố tụng hay không nhằm TRÁNH OAN SAI. 6 Các luật sư ở các
nước phương Tây thì thoáng hơn trong vấn đề này. Đối với họ, bào chữa chỉ là một công việc. Họ ít
nghĩ về các nạn nhân hay chí ít là không để sự thương cảm đối với nạn nhân làm ảnh hưởng đến
công việc bào chữa của mình. Thậm chí Irving Kanarek, luật sư bào chữa cho Charles Mason,
người bị kết án chủ mưu giết nữ diễn viên Sharon Tate và sáu người khác vào năm 1971 còn nói
“Tôi luôn bảo vệ những thân chủ mà tôi biết là thật sự đã phạm những tội ác khủng khiếp. Họ phải
được chứng minh là có tội. Tôi từng làm nhiều vụ có những kẻ tội ác rành rành nhưng không chứng
minh được. Và nếu người ta không chứng minh được thì kẻ thủ ác không có tội. Trong trường hợp
đó, kẻ ấy sẽ được tự do. Đó là công lý kiểu Mỹ.”7

4 “Thảm án ở Bình Phước – Luật sư có vai trò gì?” – Luật sư Nguyễn Văn Đức, bài đăng trên />ngày 20/07/2015, truy cập ngày 14/09/2015
5 Nguyễn Huệ - sđd
6 “3 luật sư bào chữa vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước” – T.Phương, bài đăng trên ngày 13/07/2015,
truy cập ngày 14/09/2015
7 Trích từ bài viết “Luật sư của quỷ” – Trâm Huyền đăng trên Luật Khoa tạp chí ( ngày 11/07/2015,
truy cập ngày 14/09/2015

3


“Bào chữa không có nghĩa là tha thứ. Một luật sư không phán xét, không lên án, không trả
thù.”
Ở trên, tôi có nói rằng mình cũng đã từng không có mấy thiện cảm với các vị “luật sư của quỷ”. Tuy
nhiên, giờ đây, với tư cách một người học luật, tôi đã có những cái nhìn khác về công việc này. Vốn
dĩ, công việc của một người luật sư là đảm bảo cho công lý luôn được hiện diện, là tìm ra và bảo vệ
sự thật, đây là một điều hết sức tự nhiên mà tất cả chúng ta đều biết. Đứng ra bào chữa cho những
kẻ bị cả xã hội lên án kì thực không đi ngược lại cái điều tự nhiên mà tôi vừa nhắc đến ở trên mà
hơn thế còn hoàn toàn phù hợp. Tôi cứ mãi tâm đắc câu nói của Jacques Vergès (vị luật sư người
Pháp gốc Việt từng nổi tiếng với biệt danh “Luật sư của quỷ”; được tờ The Independence coi là một
trong số những luật sư giỏi nhất, thậm chí gây tranh cãi nhiều nhất của nước Pháp) khi ông tuyên

bố: “(Nếu có thể) Tôi cũng sẽ bào chữa cho Hitler. Bào chữa không có nghĩa là tha thứ. Một luật
sư không phán xét, không lên án, không trả thù.” 8 Đứng ở ngoài và nhìn bằng cái nhìn đơn chiều,
ta dễ bị cơn phẫn nộ và cảm xúc đám đông làm mờ đi phần nào sự tỉnh táo và sáng suốt. Ta không
còn nhìn thấy cái tốt, cái đẹp, cái đáng thương ở con người ta đang lên án nữa. Khi số đông để tình
cảm lấn lướt lí trí, đó sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm. Bởi vì tình cảm thì không phải lúc nào
cũng chính xác, mà những điều đám đông tin tưởng và bảo vệ thì dẫu sai cũng có thể dễ dàng trở
thành đúng. Khi ấy, nếu không có những vị luật sư dám đứng ngược phía với dư luận, ai dám đảm
bảo chúng ta sẽ không vì chút nóng giận mà kết án sai một con người? Khi chúng ta nóng giận, ai
dám cam đoan lòng tốt sẽ không bị lạc đường?
Thêm nữa, nếu bạn có nghiên cứu về luật, hay chỉ cần có chút hiểu biết về luật thôi, chắc
chắn bạn sẽ biết về nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Không ai bị cho là có tội cho tới khi toà án đưa ra
phán quyết có hiệu lực. Có những việc chúng ta tưởng vậy mà thực chất lại không phải vậy. Cái
nhìn phiến diện và phản ứng thái quá của chúng ta đã vô tình tạo sức ép cho công tác điều tra và xét
xử. Những vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, Hồ Duy Hải, chúng ta thấy cũng có phần nào lỗi của
mình trong đó…
“Công lý – Hành trang duy nhất.”
Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho “quỷ dữ”, các luật sư của chúng ta không hề cô độc.
Các cô,bác, anh, chị vẫn luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm, thông cảm từ phía gia đình, bạn bè,
người thân và cả những người xa lạ. Họ đều thấu hiểu công việc của các luật sư làm vẫn luôn là cần
mẫn giữ cho bánh xe công lý quay đều, dù cho người đang được họ bào chữa có là ai, có gây ra
những chuyện nghiêm trọng đến thế nào. Bên cạnh những lá thư nhắc nhở, gây áp lực, luật sư Anh
Thơm cũng nhận được không ít những là thư động viên, cổ vũ tinh thần và bày tỏ mong muốn luật
sư hãy làm hết sức mình, để luật pháp và công lý được thực thi, để giúp cho phán quyết của toà án
sẽ thật “đúng người, đúng tội”. Thiết nghĩ, những lời động viên, khích lệ ấy chính là nguồn động
lực to lớn giúp các luật sư vững tâm thực hiện nhiệm vụ của mình. Người viết bài thực lòng mong
trong xã hội này, ai cũng có được sự cảm thông ấy cho công việc của các vị luật sư, và một ngày
đẹp trời nào đó, cụm từ “luật sư của quỷ” sẽ không còn được ai nhắc đến nữa. Bởi lẽ, trên thế gian
này có thể còn tồn tại nhiều quỷ dữ, nhưng những người luật sư chân chính thì sẽ chẳng bao giờ
đứng cùng phía với quỷ. Hành trang duy nhất họ mang theo bên mình suốt cả chặng đường khó
khăn, vĩnh viễn chỉ là công lý mà thôi.

8 Trích trong “Jacques Vergès – “Luật sư của quỷ” đã qua đời” – Phan Sương, bài đăng trên ngày
17/08/2013, truy cập ngày 14/09/2015

4


Mint

5



×