Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO cáo SK ứng dụng CNTT trong giảng dạy Vật Lí THCS Đạt hiệu quả năm học 15 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trần Phán, ngày 10 tháng 3 năm 2016
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên sáng kiến : Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Vật lí 7 – THCS đạt hiệu quả.
- Họ và tên: Trần Quang Nguyện
- Đơn vị công tác: THCS Trần Phán, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
- Thời gian đã được triển khai thực hiện : Từ ngày : 10/03/2013
đến ngày : 10/03 /2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến: Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Vật lí 7 – THCS đạt hiệu quả.
2. Sự cần thiết ( lý do nghiên cứu )
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng dụng công nghệ
thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,
CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học
vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng
CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh
chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên
từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng
nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ,
làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã
hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào
tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp
học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực
nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.


Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục – Đào tạo và của Sở giáo dục Đào tạo Cà Mau nói chung, của PGD Đầm Dơi nói riêng, nhận thức được rằng, việc ứng
dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng
tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ
1


được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh
dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy trong ba năm học vừa qua.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối
với bộ môn Vật lí đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định
đưa CNTT vào giảng dạy. Vì vậy SKKN “Phương pháp ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy Vật lí 7 – THCS đạt hiệu quả.”, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh
nghiệm của cá nhân mình, cũng như một tiết dạy tôi đã thử nghiệm trong thời gian vừa
qua để cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo, tìm ra phương pháp tốt nhất cho tiết dạy có
ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng
định:

Hiện nay CNTT đang phát triển với tốc độ như vũ bão. Các nhà bác học khảng

- Chưa có một ngành khoa học công nghệ nào lại phát triển nhanh chóng, sâu
rộng và có nhiều ứng dụng như tin học.
- Việc ứng dụng tin học trong nhà trường rất đa dạng và phong phú, tin học
trong dạy học có thể tiếp cận nhiều phương tiện, là công cụ tiện ích trong các môn học
nói chung và môn Vật lí nói riêng.
1.1. Thuận lợi
Trường THCS Trần Phán _ Huyện Đầm Dơi luôn được cấp trên quan tâm và đã
đầu tư hai phòng máy vi tính gồm 30 máy, hai máy chiếu đa năng nên thuận lợi trong
việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Đa số các GV giảng dạy điều đã trang bị cho mình

laptop phục vụ cho soạn giảng.
Từ năm học 2009-2010, nhà trường đã tiến hành dạy môn Tin học cho học sinh.
Qua việc tiếp cận CNTT tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng
nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu CNTT. Đặc biệt làm thế nào để ứng dụng trong dạy
học có hiệu quả.
Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT Đầm Dơi, cộng với sự tin tưởng
của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện để tôi đã mạnh dạn và cố gắng áp dụng
CNTT trong dạy học.
1. 2. Khó khăn

2


Trình độ tin học của giáo viên chưa cao mới dừng ở mức độ nhất định, còn nhiều
vấn đề giáo viên chưa thể tự thực hiện, chưa biết cách khai thác, cũng như tìm ra
phương pháp để ứng dụng tốt cho tiết học có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao .
Các tư liệu, hình ảnh, thí nghiệm .v.v. hỗ trợ trong việc giảng dạy, giáo viên còn
chưa biết phương pháp thu thập và sử dụng cho hợp lí, chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy
học trọng tiết có thí nghiệm cũng như việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy.
Trong phần lớn các bài giảng Vật lý còn tồn tại tình trạng dạy “chay”: học sinh dự
đoán kết quả của hiện tượng thông qua quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa, giáo
viên thông báo kết quả; giáo viên đọc học sinh chép, đa số các thí nghiệm không được
làm vì thiếu dụng cụ thí nghiệm, thí nghiệm khó thực hiện.
Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều, chưa hứng thú trong
học tập.
Học sinh thường tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít tham gia phát biểu xây
dựng bài.
Khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, chưa vận dụng được nội dung kiến
thức bài học vào thực tế cuộc sống nên chất lượng kết quả giảng dạy chưa cao.
2. Biện pháp giải quyết vấn đề.

Như chúng ta đã biết khi tiếp xúc với CNTT hiện đại, buộc học sinh phải điều
chỉnh lại cách nhận thức và học tập của mình. Với những hình ảnh sống động thể hiện
ngay trên máy tính làm cho học sinh hứng thù và tò mò để phát hiện ra các kiến thức
mới.Với sự giúp đỡ của máy tính học sinh dễ dàng trắc nghiệm lại kiến thức của mình
sau đó tự điều chỉnh lại cho phù hợp.
Không phải mọi quá trình vật lý xảy ra trong tự nhiên đều dễ dàng quan sát, có
những hiện tượng, quá trình vật lý không thể quan sát bình thường, có quá trình xảy ra
nhanh, có quá trình xảy ra chậm, có đối tượng quan sát rất nhỏ... Vì vậy, trong dạy học
cần phải phóng đại, làm nhanh, làm chậm lại các quá trình đó, do đó cần phải có mô
hình và máy tính can thiệp. Ví dụ quá trình hoạt động trong nguyên tử, từ trường, điện
trường, vật ném xiên, ném ngang... các quá trình này rất cần mô hình ảo và sự trợ giúp
của máy tính.
Bài giảng điện tử là các bài giảng được soạn và giảng trên máy tính kết hợp máy
chiếu, nó có nhiều ưu điểm:
Giờ giảng hiệu quả hơn: dễ hiểu, hấp dẫn, kiến thức toàn diện hơn.
Phát huy được các ưu điểm của phương pháp truyền thống.
Có thể tự động hoá công việc dạy học hoặc một khâu nào đó trong quá trình dạy
học, làm cho giáo viên có nhiều thời gian quan tâm hơn đến học sinh.

3


Bài giảng được lồng ghép với thí nghiệm ảo, các đoạn phim minh hoạ các hiện
tượng vật lý xảy ra trong thưc tế làm tăng thêm sự hấp dẫn của bài giảng. Liên kết với
các trang Web cùng trình bày vấn đề ở các trường, các nước khác nhau. Cùng một thời
gian khối lượng kiến thức được truyền đạt nhiều hơn.
Nếu sử dụng đúng cách, CNTT có thể có tầm ảnh hưởng làm biến đổi hệ thống
giáo dục, nó có xu hướng đánh giá lại vai trò của giáo viên và học sinh. Phương pháp
giáo dục hiện đại thì người giáo viên là người hướng dẫn và cộng tác viên, không còn
đơn thuần là người truyền đạt thông tin. Học sinh dựa trên các đề án, tự học, tự tìm hiểu,

tự quản lý và có trách nhiệm đối với chất lượng học tập của mình.
CNTT đặc biệt là máy tính có thể sử dụng các phần mền để làm các câu hỏi trắc
nghiệm, các phần mềm phân tích và đánh giá các kiểm tra. Trong kiểm tra trắc nghiệm
máy tính có thể đóng vai trò vừa là thiết bị kiểm tra vừa là thiết bị đánh giá, tổng hợp,
thống kê…
Xuất phát từ những vấn đề trên, cộng thêm quá trình đã tiến hành nghiên cứu và
dạy thực nghiệm. Bản thân tìm ra một phương pháp ứng dụng CNTT trong giảng dạy
vật lý 7- đạt hiệu quả để các đồng nghiệp tham khảo. Phương pháp như sau :
2.1 Phương pháp lựa chọn sử dụng phần mềm phù hợp vào việc xây dựng bài
giảng điện tử môn vật lí
Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, giáo
viên có thể chọn lựa nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, PowerPoint, Violet (tiếng
Việt)… kết hợp với các phần mềm bổ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng, yêu
cầu của bộ môn Vật lí cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc lựa chọn phần
mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đã khẳng định được ưu thế so với các phần mềm
khác.
PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần
mềm PowerPoint hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng
Việt Nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng
Word để đánh văn bản.
Phần mềm PowerPoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học
Vật lí ở trường phổ thông: từ việc xây dựng BGĐT của bài nghiên cứu kiến thức mới,
cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại
khóa.
Xây dựng BGĐT bằng PowerPoint đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức
nhưng khi tiến hành BGĐT trên lớp lại rất dễ dàng, thuận tiện. Giáo viên chỉ cần click
chuột hay nhấn phím Enter hay phím Ò là có thể trình chiếu lần lượt nội dung của bài
giảng đã được thiết kế trước đó trên PowerPoint. Điều này cho phép giáo viên trình bày
nội dung bài học một cách đa dạng, phong phú, sinh động nhưng vẫn tiết kiệm được thời
4



gian mà giáo viên bỏ ra cho việc ghi chép, kẻ vẽ.… trên bảng đen theo lối dạy truyền
thống.
* Tuy nhiên khi ứng dụng tiện ích của PowerPoint vào việc thiết kế bài giảng điện tử
người giáo viên cần phải biết đến những hạn chế dễ mắc phải, đó là:
Quá lạm dụng đến hiệu ứng, kỹ thuật trình diễn trên bài giảng điện tử ví dụ như: tạo
các hiệu ứng “bay nhảy” kèm theo âm thanh, trang trí các slide với mầu sắc sặc sỡ, loè
loẹt, kết nối với các phim, ảnh lôi cuốn người học, nhưng chuyển tải nội dung rất ít, có
khi phản tác dụng giáo dục; lựa chọn nhiều background, phông chữ, màu sắc khác
nhau… thiếu tính nhất quán, ít hài hòa và nhất là không thể hiện được tính sư phạm
trong cả hình thức lẫn nội dung trình bày.
Một hạn chế khác mà giáo viên phổ thông thường hay mắc phải là ít chú ý tính hệ
thống của kết cấu bài giảng (cách trình bày bảng đen truyền thống thường bảo đảm được
yêu cầu này cho đến khi kết thúc tiết học), nội dung trình bày trên các slide gần như độc
lập nên khi trình chiếu sang một đề mục mới thì các đề mục trước đó hầu như không còn
xuất hiện nữa khiến cho nhận thức của học sinh dễ rơi vào sự tản mạn thiếu tính hệ
thống.
Các dạng thông tin trình bày trên slide của một số bài giảng điện tử còn nghèo nàn,
chủ yếu là trình bày một văn bản để trình chiếu trên màn hình thay cho việc ghi chép,
mà chưa chú ý đến kiến thức cơ bản, trọng tâm hay sơ đồ hóa các nội dung văn bản.
Ngược lại nhiều giáo viên ôm đồm, muốn đưa nhiều dạng thông tin Multimedia để trình
chiếu cùng một lúc trên các slide khiến cho bố cục trình bày rối rắm và các thông tin đến
với học sinh bị nhiễu loạn, khó nhận ra đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm. Từ đó, những
kiến thức còn đọng lại nơi học sinh sau giờ học không rõ ràng, thiếu tính hệ thống và
không bền vững.
Nhiều bài giảng điện tử do giáo viên lạm dụng về thời gian trình chiếu đã không
đảm bảo về chất lượng giờ học, không bao quát được tình hình lớp học, tình trạng học
sinh ghi chép bài không kịp hoặc không ghi chép nội dung bài học vẫn xảy ra.
Ngoài ra giáo viên lựa chọn các phần mềm soạn giảng điện tử khác kết hợp với phần

mềm soạn giảng Power point để cho bài giảng thêm sinh động hơn.
2.2 Phương pháp khai thác tài nguyên trên internet phục vụ bài giảng.
2.2.1 Một số yêu cầu và điều kiện để khai thác Internet
Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi
hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định.
Giáo viên cần trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như
5


truy cập vào Internet thế nào? làm thế nào để sử dụng những công cụ tra cứu tìm kiếm?
làm thế nào để tải tài liệu về máy tính ?.... sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tài
nguyên. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực
tiếp bằng thư tín điện tử (e-mail) với các đồng nghiệp ở xa, các viện nghiên cứu có thể
tìm thấy trên Internet có thể giúp cung cấp những tài nguyên quý. Điểm cuối cùng cũng
rất quan trọng đó là muốn khai thác Internet thì cần phải truy cập được vào Internet bằng
cách nào đó. Vấn đề này đã trở nên dễ dàng hơn với các điểm truy cập Internet được mở
ở nhiều nơi, và hầu hết các trường cũng đã nối mạng Internet.
2.2.2 Lựa chọn tài nguyên như thế nào cho phù hợp với nội dung bài giảng.
Khi tìm kiếm: lựa chọn tài nguyên cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù
hợp. Tài nguyên phù hợp là tài nguyên liên quan đến nội dung bài giảng; có nội dung,
hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh,...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung
vừa đủ không ít quá, cũng không nhiều quá làm loãng nội dung.
Về nội dung: tài nguyên phải liên quan đến nội dung bài giảng một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp nhằm hướng tư duy học sinh đến các nhận định, bài học.
Về hình thức: nếu đã có một tài nguyên là văn bản hay kiến thức thì tài nguyên
khác nên được cung cấp dưới dạng ảnh.
Về dung lượng: hiển nhiên thông tin và tài nguyên chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa
đủ cả về thông tin và thời gian cung cấp thông tin. Tài nguyên không thể lấn át nội dung
chính của bài giảng mà nó bổ sung, làm cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ
dàng và toàn diện hơn.

2.3 Phương pháp xây dựng một bài giảng điện tử
Đây là một qui trình cực kì quan trọng để góp phần thành công cho một bài giảng
điện tử, để đạt được một bài học Vật lí hiệu quả, GV cần tuân thủ theo các bước xây
dựng BGĐT sau:
- Xây dựng giáo án: bao gồm chuẩn bị nội dung, sưu tập tài liệu điện tử.
- Thiết kế BGĐT: sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng.
- Kiểm định sự hoàn thiện của BGĐT: trình chiếu thử, phát hiện lỗi.
2.3.1 Xây dựng giáo án
- Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà học sinh cần nắm vững trong tiết
học.
6


- Sưu tầm, chọn lọc các phần mềm, tranh ảnh, băng ghi âm có liên quan đến những
kiến thức cơ bản đã được xác định. Xử lý, số hoá các tài liệu đã chọn lọc sau đó đóng
gói vào trong một Folder và đặt file name phù hợp để dễ tìm và nhớ đưa kèm theo khi
ghi BGĐT vào USB.
2.3.2 Thiết kế bài giảng
Xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể của các Slide trình diễn (kịch bản). Dự kiến số
slide thích hợp với số lượng đối tượng được lựa chọn để trình diễn và tương ứng với kế
hoạch cụ thể mà giáo án lên lớp đã xác định.
2.3.3 Kiểm định sự hoàn thiện của BGĐT.
Tiến hành thiết kế và chạy thử từng phần rồi toàn bộ các slide (có đối chiếu với
trình tự các hoạt động được trình bày trong giáo án), chỉnh sửa nội dung, hình thức các
slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng… cho hợp lý hơn với mục tiêu, kế hoạch sư
phạm mà giáo án và kịch bản đã đề ra.
Ghi lại tập tin PowerPoint của BGĐT lên USB để lưu trữ, sử dụng trên lớp và
phòng tránh tình trạng máy tính có tập tin lưu trữ bị gặp sự cố. (Lưu ý: phải ghi lại các
tập tin có liên kết, nhất là các tập tin âm thanh, phim có sử dụng trong bài giảng điện tử.)
Trên cở sở đưa ra lí luận các phương pháp ứng dụng CNTT đạt hiệu quả. Tôi

tiến hành xây dựng một bài giáo án Vật lí 7 có sử dụng các phương pháp nói trên : Bài
23 – SGK VL7
Bài 23:
TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN.
1. Lựa chọn phần mềm soạn giảng : Power point, có sử dụng phần mền soạn giảng
violet làm các bài tập chèn vào phần mềm Power point.
2. Khai thác nguồn tài nguyên trên internet : các thí nghiệm ảo về mô hình hoạt
động của bóng đèn bút thử điện, thí nghiệm về tính chất từ của nam châm, thí nghiệm
tác dụng hoá học của dòng điện, mô hình chuông điện.
3. Qui trình xây dựng bài giảng : khi đã lựa chọn phần mềm phục vụ cho soạn giảng
(trình chiếu), và thu thập được nguồn tài nguyên phục vụ cho bài giảng. GV tiến hành
xây dựng bài giảng theo các bước:
3.1 Xây dựng giáo án : Xác định rỏ kiến thức cơ bản cần ứng dụng CNTT.
Mô tả được một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ
của dòng điện.
7


Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của
dòng điện.
Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
3. 2 Thiết kế bài giảng : Kế hoạch thiết kế các sile trình diển quan trọng (ngoài
ra còn một số sile câu hỏi):
a. Silde đặt vấn đề:
o Sử dụng POWERPOINT để trình chiếu hình ảnh nạn nhân bị điện giật và
hình ảnh chiếc cần cẩu, để giới thiệu về tác dụng sinh lí và tác dụng từ của
dòng điện để đặc vấn đề vào bài.
b. Silde tính chất từ của nam châm
o Sử dụng POWERPOINT để vẽ hình nam châm vĩnh cửu cho học sinh qua

sát về cấu tạo và thí nghiệm mô phỏng về tính chất từ của nam châm.

o Thí nghiệm mô phỏng tính chất từ của nam châm:
 Đối với các mẩu sắt, thép, đồng và nhôm.

8


 Đối với kim nam châm.

c. Silde nam châm điện:
o Thí nghiệm này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm
theo nhóm để thu thập kết quả.
o Thí nghiệm ảo của giáo viên ta nên xây dựng bằng POWERPOINT. Nên
xây dựng vẽ hình bằng cách mô phỏng tương tự như trong sách giáo khoa
(hình 23.1) để học sinh dể quan sát theo dõi thí nghiệm.
o Trước khi tiến hành thí nghiệm mô phỏng giáo viên cần chỉ rõ các dụng cụ
thiết bị có trong thí nghiệm mô phỏng này.
o Sau đó giáo viên tiến hành thí nghiệm mô phỏng hiện tưởng xảy ra nhờ vào
các hiệu ứng trong POWERPOINT.
 Mô tả cấu tạo của nam châm điện:

 Thí nghiệm mô phỏng với các đinh sắt, thép, đồng và nhôm:

9


 Thí nghiệm mô phỏng với kim nam châm:

d. Silde mô hình chuông điện:

o Sử dụng POWERPOINT vẽ mô hình chuông điện giống với SGK, tạo hiệu
ứng chuyển động để học sinh quan sát hoạt động của chuông điện và hiểu
rõ cấu tạo và vai trò của từng bộ phận của chuông điện.
 Mô hình chuông điện như hình 23.2 SGK

e. Silde mô hình thí nghiệm tác dụng hóa học của dòng điện:
10


o Thí nghiệm này giáo viên có thể thực hiện bằng thí nghiệm từ bộ dụng cụ
thí nghiệm Vật Lý 7 rồi quay phim lại để nhúng vào bài giảng.
o Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng POWERPOINT vẽ mô hình thí nghiệm
hóa học giống với SGK, tạo hiệu ứng cho thí nghiệm mô phỏng để học sinh
quan sát kết quả của thí nghiệm.
 Mô hình thí nghiệm như hình 23.3 SGK.

 Tiến hành thí nghiệm
• Chú ý: Trong giai đoạn này đèn phải sáng và màu của dung
dịch đồng sunphat phải nhạt dần con thỏi than nối với cực âm
của nguồn phải dần dần chuyển sang màu đỏ nhạt.

f. Silde phần kết luận:
o Sử dụng phần mềm VIOLET để thiết lập dưới dạng bài tập trắc nghiệm
điền khuyết lưu dưới dạng file tự chạy (“*.exe”) hoặc dạng Web (“*.html”)
để nhúng vào POWERPOINT, hoặc sử dụng liên kết trong Powerpoint để
đưa đối tượng vào bài giảng.
 Màn hình giao diện phần kết luận tác dụng từ.

11



 Màn hình giao diện phần kết luận tác dụng hóa học.

g. Silde phần vận dụng:
o Sử dụng phần mềm VIOLET để thiết lập dưới dạng bài tập trắc nghiệm
khách quan 1 lựa chọn lưu dưới dạng file tự chạy (“*.exe”) hoặc dạng Web
(“*.html”) để nhúng vào POWERPOINT.
 Màn hình câu C7

12


 Màn hình câu C8

3.3 Kiểm định sự hoàn thiện của bài giảng điện tử :
Sau khi đã tiến hành xây dựng bài giảng bằng cách thiết kế các silde trình
chiếu, GV cho chạy thử các silde để kiểm tra có đúng về nội dung, hình thức,
thứ tụ, hiệu ứng các silde có theo ý muốn chưa ?
Khi đã kiểm tra trình chiếu xong, GV tập theo kịch bản đã suy nghĩ từ trước.
2.4 Giới thiệu một số website tham khảo bài giảng điện tử
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo:
- Thư viện bài giảng - Bài giảng điện tử:
- Thư viện Vật lí:
- Vật lí và tuổi trẻ:
- Viện Vật lí và Điện tử:
- Tra cứu thiên văn:
- Trường đại học sư phạm Hà Nội:
- Thư viện trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh:
- Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thừa Thiên Huế:


13


III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tính mới
Nhà trường đã tổ chức một số chuyên đề để cho giáo viên biết cách sử dụng các
thiết bị phục vụ cho giảng dạy, sử dụng phần mềm Power Point và một số phần mềm
khác theo đặc trưng của từng bộ môn. Hình thức huấn khá linh động, tùy nội dung hoàn
cảnh mà thay đổi, có lúc huấn luyện cho đông đảo tập thể giáo viên, có lúc phải tách ra,
huấn luyện từng tổ bộ môn, có lúc lại tổ chức kèm cặp riêng cho một số ít người. Tùy
theo đặc trưng của mỗi bộ môn và khả năng của từng giáo viên mà nhấn mạnh hướng
dẫn các nội dung khác nhau của CNTT, hoặc các tiện ích khác nhau của các thiết bị dạy
học.
Kết quả là đến nay, phần lớn giáo viên đã soạn giáo án vi tính, một số thầy cô có
thể dùng Power Point kết hợp cùng nhiều phần mềm khác để tự soạn giáo án điện tử.
Nhiều giáo viên đã biết scan và xử lý ảnh tốt, biết vào Internet tìm kiếm thông tin, hình
ảnh, hình mẫu đưa vào minh họa trong bài giảng...
Nhà trường đã tổ chức được phong trào thi đua giảng dạy bằng phương pháp hiện
đại. Do vậy, tuy chuẩn bị cho một tiết dạy bằng giáo án điện tử tốn nhiều thời gian và
công sức hơn nhưng giáo viên ở tất cả các bộ môn đều hăng hái đăng ký. Kết quả từ đầu
năm học đến nay đã có rất nhiều tiết dạy bằng phương pháp dạy học mới với việc vận
dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại ở hầu hết các môn học.
Trong thực tế, việc dạy học theo phương pháp hiện đại cũng còn có nhiều vấn đề
phải bàn bạc. Có môn học, có bài học thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng có môn
học, có tiết học khó khăn, đạt hiệu quả thấp. Tuy nhiên, nhà trường đã mạnh dạn để cho
tất cả mọi người, mọi môn học tích cực thực hiện việc dạy học theo phương pháp này,
cốt để giáo viên thành thạo, vượt qua được những e ngại ban đầu. Khi mọi người đều đã
có thực tế trong giảng dạy, nhà trường mới tổ chức rút kinh nghiệm.
2. Tính hiệu quả và khả thi
Được ban giám hiệu nhà trường khuyến khích GV Ứng dụng CNTT trong dạy

học . Bên cạnh đó qua nhiều năm tiến hành dạy thực nghiệm theo phương pháp truyền
thống ở năm học 2012- 2013 và phương pháp có ứng dụng CNTT như đã nêu trên ở
năm học 2013- 2014; 2014- 2015; 2015-2016. Bản thân tiến hành khảo sát chất lượng
học tập của học sinh ở 2 lớp (7A1,7A2) sau bài dạy. Kết quả đạt được như sau :
(Kết quả được đánh giá qua phiếu học tập sau tiết học “Bài 23 –VL7:Tác dụng
từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện” ở 4 năm học liên tiếp )
14


Năm học


số

Giỏi
SL

2012-2013

72

10

2013 -2014

73

15

2014-2015


71

20

2015- 2016

72

30

Tỉ lệ
13,9
%
20,5
%
28,2
%
41,7
%

Khá
SL
20
25
25
30

Tỉ lệ
27,8

%
34,2
%
35,2
%
41,7
%

Trung
bình
SL Tỉ lệ
34,7
25
%
30,1
22
%
29,6
21
%
13,8
10
%

Yếu

Kém

SL


Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

10

13,9%

7

9,7%

8

11 %

3

4,2%

5

7%

0

0%


2

2,8%

0

0%

3. Phạm vi áp dụng
SKKN chủ yếu tập trung nghiên cứu việc tìm ra phương pháp ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học Vật lí 7 – THCS đạt hiệu quả ở trường THCS Trần phán – huyện
Đầm Dơi.
IV. KẾT LUẬN
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ
nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống
xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp
thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo
kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận
dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng
thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học
tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng
đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học,
bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”
Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học
đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế đã chứng minh đều có tác
dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Người báo cáo
15


ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP

Trần Quang Nguyện

16



×