Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÙI NGỌC LÂM

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÙI NGỌC LÂM

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Nguời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đức Trí
2. TS. Trần Anh Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Bùi Ngọc Lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Mục lục .................................................................................................................... ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .................................................................. iii
Danh mục bảng biểu............................................................................................... iv
Danh mục các hình .................................................................................................. v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .............................................. 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài..................................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................... 11
1.2. Kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong học chế tín chỉ ............ 14
1.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trong học chế tín chỉ .............. 14
1.2.2. Kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ...................... 19
1.2.3. Kĩ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ......................... 29
1.3. Phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong
đào tạo theo học chế tín chỉ ............................................................................ 39
1.3.1. Phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên trong đào tạo theo
học chế tín chỉ theo các tiếp cận giáo dục hiện đại .......................................................... 39
1.3.2. Khái niệm, nội dung và con đƣờng phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập
cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ............................................................. 42
1.3.3. Các mức độ và các giai đoạn phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập trong
đào tạo theo học chế tín chỉ ............................................................................................... 46
1.3.4. Những điều kiện rèn luyện và phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho

sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ .................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ............................................58
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng ................................................... 58
2.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 61
2.2.1. Thực trạng kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo
học chế tín chỉ....................................................................................................................... 61
2.2.2. Thực trạng phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên trong đào
tạo theo học chế tín chỉ ........................................................................................................ 74
2.2.3. Thực trạng những điều kiện, yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kĩ năng lập
kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ................................ 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................88
Chƣơng 3. QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP
KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO
TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ......................................................................89
3.1. Đề xuất quy trình phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên
trong đào tạo theo học chế tín chỉ .................................................................... 89
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập
cho sinh viên ....................................................................................................................... 89
3.1.2. Thiết kế quy trình phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên
trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..................................................................................... 90

3.2. Biện pháp phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh v iên trong
đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................................. 98
3.2.1. Cung cấp tri thức cho sinh viên về đào tạo theo học chế tín chỉ và về lập kế
hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................. 98
3.2.2. Phát huy hiệu quả các hoạt động tƣ vấn cho sinh viên lập kế hoạch học tập
của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ...................................................... 99
3.2.3. Tích hợp rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch học tập trong quá trình giảng dạy
các môn học ........................................................................................................................106
3.2.4. Phát huy sự chủ động của sinh viên và tác động của nhóm bạn trong quá
trình rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch học tập..................................................................108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

3.2.5. Thiết kế các mẫu kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ và trợ
giúp sinh viên sử dụng các phần mềm lập kế hoạch ......................................................111
3.2.6. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và trợ giúp sinh viên điều chỉnh kế hoạch
học tập .................................................................................................................................114
3.3. Thực nghiệm phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo
theo học chế tín chỉ ...................................................................................... 117
3.3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm....................................................................117
3.3.2. Kết quả thực nghiệm của 2 lớp K57 SP - Văn và Lớp K57 SP - Sử..................122
3.3.3. Kết quả thực nghiệm của lớp Ngân hàng Bảo hiểm - K2012B ..........................129
3.3.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm tác động ...............................................132
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.....................................................................................133
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................................139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................140
PHỤ LỤC ........................................................................................................... - 1 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CVHT

Cố vấn học tập

ĐC

Đối chứng

ĐHGD - ĐHQGHN

Đại học giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội

ĐHSP - ĐHTN


Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên

ĐTTC

Đào tạo theo học chế tín chỉ

GV

Giảng viên

KH

Kế hoạch

KHHT

Kế hoạch học tập

KN

Kĩ năng

KNHT

Kĩ năng học tập

NL

Năng lực


PĐT

Phòng đào tạo

SV

Sinh viên

TC

Tín chỉ

TN

Thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mẫu khách thể điều tra là GV ............................................................. 59
Bảng 2.2. Mẫu khách thể điều tra là SV .............................................................. 60
Bảng 2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy Alpha của toàn bộ thang đo ...................... 61
Bảng 2.4.

Kết quả nhận thức về vai trò, ý nghĩa của KHHT đối với SV

trong ĐTTC ........................................................................................ 62

Bảng 2.5. Kết quả nhận thức các nội dung cơ bản cần có của KHHT ................ 63
Bảng 2.6. Mức độ khó khăn về KN lập KHHT của SV so với các KNHT khác
trong ĐTTC.......................................................................................... 65
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ các KN lập KHHT của SV trong ĐTTC.... 68
Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển KN lập KHHT
cho SV ................................................................................................ 74
Bảng 2.9. Kết quả mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các công việc của
GV và SV (theo lát cắt nhóm khách thể) ............................................ 80
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của GV và SV về các hoạt động nhằm phát triển
KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC ................................................... 83
Bảng 2.11. Mức độ ảnh hƣởng của những điều kiện bên trong và các yếu tố
khách quan bên ngoài đến sự phát triển KN lập KHHT của SV ........... 85
Bảng 3.1. Sự thay đổi nhận thức về nội dung cơ bản của bản KHHT của SV
nhóm ĐC và nhóm TN trƣớc và sau TN .......................................... 123
Bảng 3.2. Sự thay đổi KN lập KHHT của lớp TN K57 SP - Văn (n=56) so
với lớp ĐC là K57 Sp - Sử (n=47) SV trƣớc và sau TN .................. 126
Bảng 3.3. Sự thay đổi KN lập KHHT của SV lớp NHBH-K2012B trƣớc và
sau TN (lần I, ngày 26/11/2012) ....................................................... 130
Bảng 3.4. Sự thay đổi KN lập KHHT của SV lớp NHBH-K2012B trƣớc và
sau TN (lần II, ngày 02/12/2012) ..................................................... 130

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v


ơ

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển KN lập KHHT cho SV đại học trong
ĐTTC ................................................................................................ 50
Hình 2.1.

phát
triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC ......................................... 75

Hình 2.2.
cho SV theo quy trình ........................................................................ 78
Hình 3.1.

......................................... 90

Hình 3.2. Các tác nhân trợ giúp phát triển KN lập KHHT cho SV................... 97
Hình 3.3. Biểu đồ mức độ thay đổi nhận thức về các nội dung cơ bản của
bản KHHT theo TC của SV nhóm ĐC và TN trƣớc và sau TN ...... 125
Hình 3.4. Biểu đồ sự thay đổi KN lập KHHT của SV nhóm ĐC và TN sau TN . 128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, ĐTTC đã đƣợc chính thức triển khai rộng rãi ở các cơ sở
giáo dục đại học từ năm 2010. Đây là phƣơng thức đào tạo theo định hƣớng lấy
ngƣời học làm trung tâm. Vai trò chủ động của ngƣời học đƣợc coi là yếu tố
quyết định toàn bộ tiến trình tích lũy kiến thức và trƣớc hết đƣợc thể hiện qua
việc lập KHHT. SV hoàn toàn quyết định KHHT khóa học, năm học và từng
học kỳ, ... cho phù hợp với năng lực học tập và hoàn cảnh cụ thể của mình. Do
đó, việc lập KHHT trƣớc đây vốn xuất phát từ yêu cầu của khoa, của nhà
trƣờng không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi ngƣời học phải tích cực, chủ động
lập KHHT. Hay nói một cách khác, để thích ứng trong ĐTTC, mỗi SV đại học
cần phải biết lập KHHT cho riêng mình.
Việc lập KHHT trong ĐTTC sẽ giúp SV xác định đƣợc các mục tiêu cụ
thể trong từng giai đoạn và các biện pháp, phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu đó;
giúp SV quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian của mình; giúp SV thích
ứng tốt nhất với sự thay đổi trong mô hình đào tạo của nhà trƣờng… Nghiên cứu
tại trƣờng Đại học Wyoming, Washington, D. C. (2009) đã chỉ ra rằng lập
KHHT là thiết yếu cho định hướng học tập tốt của SV [105]. Bên cạnh đó, lập
KH tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả công
việc. Nhƣ vậy, việc lập KHHT đồng nghĩa với việc có đƣợc con đƣờng đúng đắn
để đạt đƣợc mục tiêu học tập đã đề ra.
Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về phát triển các
KNHT cho SV trong quá trình học ở đại học, cao đẳng [29], [36], [60],... Trƣớc
những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đổi mới giáo dục đại học hiện nay ở nƣớc
ta, cũng đã có một số nghiên cứu bƣớc đầu chỉ ra các yêu cầu tích cực của hệ
thống TC đối với việc học tập của SV… Tuy nhiên, vẫn chƣa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề hình thành, phát triển KN lập KHHT cho SV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2

Ở một phƣơng diện khác, cho đến nay còn rất ít nghiên cứu ở Việt Nam
coi việc trang bị KN lập KHHT cho ngƣời học như là một loại kĩ năng sống
(Living Skills /Soft Skills), hoặc nhƣ là một phương thức học tập đỉnh cao (Peak
Learning).... Trong khi đó, theo Fisher R. [66] và Ronald Gross [67], lập KHHT
phải đƣợc nhấn mạnh không chỉ là một KN căn bản cho việc học tập mà còn là
KN sống cho cả cuộc đời của SV nói riêng, của con ngƣời nói chung. Phƣơng
thức học tập đỉnh cao, theo Ronald Gross, đó là “cách thức tạo ra KHHT suốt
đời nhằm đạt đƣợc thành công trong học tập và sự nghiệp” mà mỗi ngƣời cần
phải có để đảm bảo phát triển bản thân trong xã hội hiện đại.
Từ thực tiễn đào tạo cho thấy, trong những năm qua, ĐTTC ở Việt
Nam còn nhiều bất cập do có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, phƣơng tiện kĩ
thuật, cách thức tổ chức, quản lý, đánh giá, đặc biệt là sự thích ứng của SV
đối với phƣơng thức đào tạo mới này. Đa số SV tuy đã nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của việc học tập, một số SV đã có những sắp xếp hay những hoạch
định học tập cho bản thân, nhƣng vẫn còn những SV thiếu quan tâm và chƣa
có thói quen này [92], [105]. Trong quá trình học tập, họ không biết phải bắt
đầu từ đâu, phải theo các bước như thế nào, hay thực hiện những hành động
nào trước.... Điều đó chứng tỏ rằng họ chƣa có KN lập KHHT. Với một thực
tế nhƣ vậy, hiệu quả của ĐTTC sẽ không cao và khó đạt đƣợc các mục tiêu
mong đợi.
Vì vậy, hiện nay, phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC là vấn đề
cấp thiết trong cả lý luận và thực tiễn, đồng thời nhận đƣợc sự quan tâm từ nhiều
phía, không chỉ đối với SV, mà cả đối với đội ngũ GV, CVHT đến những ngƣời
làm công tác quản lý giáo dục đại học.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn "Phát triển kĩ năng lập kế hoạch
học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ " làm đề tài
của Luận án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3

2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình và biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV đại học
trong ĐTTC.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục SV ở các trƣờng đại học ĐTTC.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động rèn luyện KN lập KHHT của SV đại học trong ĐTTC.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, đa số SV chƣa có ý thức rõ ràng về lập KHHT trong ĐTTC và
KN lập KHHT ở họ mới đƣợc hình thành ở mức độ thấp. Nếu quy trình và biện
pháp phát triển KN lập KHHT cho SV đƣợc xây dựng đáp ứng những điều kiện
bên trong của SV và tạo ra môi trƣờng trải nghiệm, cơ hội rèn luyện cho mỗi SV
theo phƣơng thức “Học qua làm” (learning by doing): SV đƣợc hƣớng dẫn lập
KHHT hiệu quả cho toàn khóa và từng năm học, SV thƣờng xuyên cụ thể hóa,
cập nhật thành các KHHT theo kỳ học, tuần học…với sự trợ giúp của các tác
nhân (giảng viên, CVHT, nhóm bạn…), thì chúng sẽ tác động tích cực đến sự
phát triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển KN lập
KHHT cho SV đại học trong ĐTTC.
5.2. Xây dựng quy trình rèn luyện và biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV
đại học trong ĐTTC.
5.3. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất và đánh giá mức độ phù

hợp, hiệu quả của các tác động.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển KN lập KHHT chủ yếu ở các khâu: Thiết kế quy
trình và biện pháp rèn luyện KN lập KHHT cho SV đại học trong ĐTTC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và TN đƣợc thực hiện nhiều đợt tại các cơ sở giáo
dục đại học từ tháng 04/2011 đến tháng 05/ 2014: Trƣờng ĐHGD - ĐHQGHN,
Trƣờng ĐHSP - ĐHTN và Lớp NHBH - K2012B của Dự án đào tạo Cử nhân
thực hành chất lƣợng cao của Học viện Tài chính.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử; các quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử - phát triển, tiếp cận hệ thống cấu trúc, và các tiếp cận khoa học giáo dục hiện đại (Mục 1.3.1) trong nghiên cứu.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống hoá các khái
niệm, các lý thuyết có liên quan đến các KNHT, các KN tự học nói chung, quá
trình hình thành, rèn luyện KN lập KHHT nói riêng, cũng nhƣ các nghiên cứu lý
luận về ĐTTC… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề phát triển KN lập
KHHT cho SV đại học trong ĐTTC.
7.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An két): Điều tra GV và SV nhằm

tìm hiểu thực trạng KN lập KHHT, thực trạng việc phát triển KN lập KHHT cho
SV và thực trạng ảnh hƣởng của những điều kiện bên trong của SV và các yếu tố
khách quan bên ngoài đến sự phát triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC.
7.2.2.2. Phương pháp chuyên gia: Thu thập các thông tin từ các chuyên gia về
những vấn đề có liên quan đến phát triển KN lập KHHT cho SV các trƣờng đại
học trong ĐTTC.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số GV,
SV nhằm làm rõ hơn những kết quả thu đƣợc qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung
thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case Study): Nhằm phân tích sâu và
minh họa cho kết quả nghiên cứu. Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu trên
nhóm SV năm thứ nhất, Học viện Tài chính, Dự án Ngân hàng – Bảo hiểm (Lớp
NHBH - 2012B.
7.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu bản KHHT
của SV để đánh giá mức độ KN lập KHHTcủa họ.
7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm định tính khả thi và tác dụng
của biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV các trƣờng đại học trong ĐTTC.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Các số liệu đã điều tra đƣợc xử lý bằng
chƣơng trình SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) dùng trong môi
trƣờng Window phiên bản 13.0.
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm phong phú thêm lý luận về phát triển KN lập KHHT cho

SV trong phƣơng thức ĐTTC (học chế tín chỉ), cụ thể:
- Làm rõ định nghĩa, nội hàm khái niệm và vai trò của KHHT trong
ĐTTC;
- Xác định các KN lập KHHT thành phần, xác định các tác nhân phát
triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC;
- Xác định đƣợc cơ chế “learning by doing” trong hình thành và phát
triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thực trạng KN lập KHHT, thực trạng việc phát triển KN
lập KHHT cho SV đại học trong ĐTTC hiện nay.
- Xây dựng đƣợc quy trình rèn luyện và đề xuất các biện pháp phát triển
KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC phù hợp với các quan điểm giáo dục hiện
đại, có tính khả thi, nhờ đó có tác động tích cực đến sự phát triển KN lập KHHT
của SV trong ĐTTC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

- Vận dụng lý luận “Học tập đỉnh cao” (Peek learning) để xác định KN lập
KHHT nhƣ là một loại KNHT đỉnh cao cần trang bị cho SV đại học và quán triệt
vào việc phát triển KN lập KHHT cho ngƣời học trong ĐTTC.
- Góp phần hình thành, phát triển KN lập KHHT cho SV nhằm nâng cao
chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học trong điều kiện của ĐTTC hiện nay,
đồng thời góp phần hình thành, phát triển “năng lực lập KH” như một loại KN
sống và nhƣ một loại NL học tập đỉnh cao, NL học tập suốt đời.
- Luận án là một tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác quản lý đào tạo
ở các trƣờng đại học hiện nay.

9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo, Phụ lục, Luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho
sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ;
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập cho sinh
viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ;
Chƣơng 3. Quy trình và biện pháp phát triển kĩ năng lập kế hoạch học tập
cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng học tập
Xuất phát từ quan niệm cho rằng ngƣời học chỉ có thể tham gia vào hoạt
động học khi họ có những KNHT cần thiết, các nhà tâm lý học và giáo dục học
đã quan tâm nghiên cứu với những hƣớng tiếp cận khác nhau.
Theo quan niệm về cấu trúc hoạt động nhận thức - học tập, các nhà khoa
học Elkcônin Đ. B., Đavƣdov V. V., Markova A. K.… đã nghiên cứu vấn đề

KNHT nhƣ một hệ thống KN, kĩ xảo hành động trí óc;
Theo quan niệm về cấu trúc quá trình học tập, các nhà khoa học Xcátkin
M. N., Babanxki Iu. K.... đã xem những KN, kĩ xảo học tập là cách thức tiến
hành các công việc học tập, đọc sách, lập biểu đồ tính toán, tra cứu tài liệu, KH
hóa, tổ chức công việc.... [dẫn theo 59; 71].
Nhƣ vậy, có những KNHT chung và có những KNHT môn học. Ở đề tài
này, Luận án chỉ đề cập đến các nghiên cứu về KHHT và lập KHHT nhƣ là một
loại KNHT đặc biệt.
- Nghiên cứu về KNHT, trƣớc hết, phải kể đến những công trình nghiên
cứu về KN, KNHT của Lucônhin X. G., Exipôv B. P. [24], Xcátkin M. N [13].
Các tác giả cho rằng muốn tự học thành công nhất định ngƣời học phải rèn luyện
đƣợc KNHT cần thiết. Tác giả Pêtrôvxki A. V. [64] và Kharlamov I. F. [41]...
cho rằng, KNHT trƣớc tiên phải là biết cách xây dựng và thực hiện KHHT .
- Tác giả Denise Chalmer và Richard Fuller cho rằng: Ngƣời học muốn
tham gia vào hoạt động học tập thành công thì phải có các KNHT cần thiết. Từ
đó, các tác giả đã đƣa ra một hệ thống các chiến lƣợc cần dạy cho SV và cách
dạy các chiến lƣợc đó. Các chiến lƣợc đƣợc các tác giả đề xuất gồm: Các chiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

lƣợc thu thập thông tin, các chiến lƣợc xử lý thông tin, các chiến lƣợc xác nhận
kết quả học tập và chiến lƣợc quản lý cá nhân. Các tác giả cho rằng, chính giáo
viên là ngƣời chịu trách nhiệm về các chiến lƣợc SV sử dụng học tập và đồng
thời các tác giả cũng chỉ ra phƣơng hƣớng vận dụng cách dạy các chiến lƣợc đó
để giáo viên có thể sử dụng phù hợp với nội dung môn học của mình [95].
Có thể thấy rằng, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về KNHT và triển

khai sâu theo nhiều hƣớng khác nhau, đã làm rõ sự khác biệt giữa KN mang tính
sƣ phạm và KN lao động nghề nghiệp khác. Các tác giả tiêu biểu theo hƣớng
nghiên cứu này là: Catxchuc G. X., Menchinxcaia N. A., Kixegof X. I.,
Cudơmina N. V., .... Trong đó, Kixegof X. I. nhấn mạnh sự khác biệt giữa KN
hoạt động sƣ phạm và KN lao động sản xuất về quá trình hình thành, nhất là về
đối tƣợng hoạt động. Ông đã chia quá trình hình thành KN hoạt động sƣ phạm
thành 5 giai đoạn: Giới thiệu cho SV về những hoạt động sắp phải thực hiện như
thế nào? Trình bày, diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những điều
hiểu biết, nền tảng mà dựa vào đó, KN, kĩ xảo được hình thành; Trình bày mẫu
hành động; SV tiếp thu hành động qua thực tiễn và Đưa ra hệ thống các bài tập
độc lập [43].
1.1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo
theo học chế tín chỉ
Xuất phát từ đòi hỏi phải tổ chức quá trình đào tạo sao cho mỗi SV có thể
tìm đƣợc cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trƣờng đại học phải giúp
họ nhanh chóng thích nghi và đáp ứng đƣợc những nhu cầu của thực tiễn cuộc
sống, năm 1972, Viện Đại học Harward (Mỹ) đã thay thế hệ thống chƣơng trình
đào tạo theo niên chế bằng hệ thống chƣơng trình đào tạo mềm dẻo cấu thành
bởi các module mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Sự kiện này là
điểm mốc khai sinh “phƣơng thức ĐTTC". Từ đó bắt đầu có nhiều hơn các
nghiên cứu về KHHT và hình thành KN lập KHHT ở đại học. Về vấn đề lập
KHHT ở đại học, có thể kể đến các nghiên cứu nổi bật của các tác giả sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

- Phòng Công tác SV thuộc Trung tâm tƣ vấn Trƣờng Đại học VirginiaTech

khuyến cáo SV nên xây dựng KHHT với ba loại thời hạn. (i) KH dài hạn: Xây
dựng KH hoàn thành nhiệm vụ cho một năm học hay một kỳ học dựa theo
chƣơng trình đào tạo, có bao gồm mục tiêu của từng tháng, tuần; (ii) KH trung
hạn: Là một danh sách ngắn gọn các sự kiện chính trong tuần và khối lƣợng
công việc phải hoàn thành, nhấn mạnh việc làm mới danh sách này hàng tuần;
(iii) KH ngắn hạn: Là một thẻ ghi nhớ những việc cụ thể quan trọng cần làm
trong ngày, nên luôn mang theo và gạch ngang khi hoàn thành mỗi việc. Thẻ này
nên đƣợc ghi chép vào mỗi sáng sớm hay tối muộn trƣớc khi đi ngủ [105].
- Nghiên cứu của tác giả Norman G. R. và Schidmit đã cho thấy lập
KHHT có thể có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bản KH chuẩn, hoặc có thể
chỉ là việc ghi chép vào một tờ giấy, tấm thẻ, hay tự hoạch định trong đầu những
công việc sẽ làm trong ngày, trong tuần hay trong tháng tới...[ 104].
- Trong phái học thuyết nhận thức xã hội, nghiên cứu về hành vi “lập
KHHT” đƣợc nói tới nhiều trong vài thập kỷ gần đây và đƣợc gọi là “Học tập tự
điều tiết” (self – regulated learning - SRL).
Theo Monique Boekaerts, học tập tự điều tiết đƣợc định nghĩa nhƣ là một
quá trình tƣơng tác phức hợp liên quan tới sự tự điều tiết cả về nhận thức và
động cơ [103]. Tác giả Barry J. Zimmerman và Dale H. Schunk cho rằng với
phƣơng pháp này, SV phải tự điều tiết ở mức độ siêu thức (metacognitive – suy
nghĩ và tƣ duy tổng hợp) một cách có động cơ và chủ động tham gia tích cực vào
quá trình tự học. Đặc trƣng của nó là SV sử dụng có ý thức những chiến lƣợc,
qui trình học tập nhất định, tự định hƣớng và hình thành vòng phản hồi kiểm soát
trong suốt quá trình học tập.
- Xuất phát từ quan điểm “những ngƣời học thành công không chỉ giàu
kiến thức mà họ còn biết cách phải học thế nào”, Fisher R. đã giới thiệu công
trình nghiên cứu “10 chiến lƣợc dạy học”, đó là: “Tư duy để học; Đặt câu hỏi;
Lập KH; Thảo luận; Vẽ sơ đồ nhận thức; Tư duy đa hướng; Học tập hợp tác;
Kèm cặp; Kiểm điểm; Tạo nên một cộng đồng học tập”. Fisher R. còn nhấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10

mạnh rằng: Học cách lập KHHT là một KN then chốt cho việc học cách học tập.
Lập KH là quy trình then chốt đảm bảo học tập và giải quyết khó khăn một cách
hiệu quả. Trẻ cần phải được giúp đỡ trong việc sử dụng các hình thức và mức độ
lập KH. Khả năng lập KH, đặc biệt là KH chiến lược giúp kiểm soát quá trình
học tập. Các khía cạch quan trọng của quy trình lập KH bao gồm cả sự theo dõi
và đánh giá. Theo đó, việc lập KH cần phải trở thành một phần trong kinh
nghiệm hàng ngày của trẻ, lồng vào mọi lĩnh vực của quá trình. Việc dạy cách
lập KH cần phải được thiết kế sao cho nó chuyển từ cách lập KH xuất phát từ
giáo viên sang học sinh tham gia tích cực hơn vào việc lập KH của riêng mình.
Theo tác giả, các cấp độ của KH có thể tóm lược như sau: Lập KH một cách vô
thức; Lập KH cụ thể và Lập KH chiến lƣợc[66].
- Để giúp SV phát triển các KNHT ở đại học, hai GV cao cấp Bob Smale
và Julie Fowlie của Trƣờng Kinh doanh thuộc ĐH Tổng hợp Brighton viết cuốn
sách "Để thành công ở trƣờng đại học". Tất cả các KN chủ chốt đều đƣợc đề cập
đến và đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của quá trình liên tục phát triển
các KN học tập của cá nhân, cũng nhƣ mục tiêu lớn nhất của mỗi SV. Về lập KH
cá nhân nhƣ thế nào, các tác giả có đề cập đến: Tại sao cần lập KH phát triển cá
nhân; Nhận ra điểm mạnh của mình và những phẩm chất cần phát triển; Liên tục
lập KH phát triển cá nhân; Xem lại tiến độ và cập nhật KH… [6].
- Nghiên cứu về lập KHHT, nhất thiết phải kể đến các luận điểm rất mới mẻ
về “Học tập đỉnh cao” (Peak learning) và “Học tập suốt đời” của Ronald Gross
[67]. Trong đó, tác giả đề cao vai trò của các KN lập KHHT, coi KN lập KHHT
nhƣ là một loại kĩ năng sống (KNS) của con ngƣời hiện đại thành đạt. Theo tác giả,
lập KHHT cần được xem như NL học tập đỉnh cao, NL học suốt đời…
Gross R. đề xuất 10 bƣớc cho việc thiết lập một KH học (xem chi tiết hơn

ở mục 1.3.1.2. của Luận án này): từ “Chọn mục tiêu”…đến “Sử dụng phƣơng
pháp riêng của bản thân”; Từ “Kiểm soát thời gian”… đến “Đánh giá kết quả
theo cách thích hợp và hiệu quả nhất đối với bản thân”.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu khác gần đây về KNS và giáo dục KNS
cũng đề cao KN “quản lý thời gian”, KN “xác định mục tiêu và lập KH” [107],
[108], [111], [112], [114]…(xem nội dung mục1.3.1.4).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

Những quan điểm của Fisher R. về Lập KH chiến lược, của Bob Smale và
Julie Fowlie về các KN “Lập KH phát triển cá nhân”, của Gross R. về “Lập KH
học tập sáng tạo” và là thành phần then chốt của “NL học tập đỉnh cao”, là “NL
học tập suốt đời”…đã đề cập ở trên là những tƣ tƣởng nền tảng của KN lập
KHHT trong ĐTTC.
Nhƣ vậy, từ các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về KNHT và KN lập KHHT, có
thể nhận xét rằng:
+ KNHT đƣợc các tác giả xem nhƣ là một điều kiện của hoạt động học
tập, có KN là có NL học tập ở mức độ nào đó. Trên cơ sở xem xét vai trò của
KNHT, các tác giả đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, bản chất, phân loại, mô tả
các KN và vận dụng chúng để xây dựng quy trình hình thành hoặc các biện pháp
bồi dƣỡng một số KNHT cụ thể.
+ KN lập KHHT có một số tác giả đề cập đến. Có tác giả coi lập KHHT là
KN then chốt đảm bảo cho hoạt động học tập và giải quyết khó khăn một cách
hiệu quả. Trên cơ sở đó, có tác giả đã đề cập đến các loại KHHT, các cấp độ của
KHHT, các hình thức của KHHT và đề xuất các bƣớc để thiết lập KHHT.
Tuy nhiên, cần đặc biệt nhấn mạnh là cho đến nay còn chƣa thấy có các

nghiên cứu chuyên sâu về KN lập KHHT nói chung và về KN lập KHHT trong
ĐTTC nói riêng.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về kĩ năng học tập
Ở Việt Nam, trong hai mƣơi năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục - dạy học, việc dạy cách học và việc hình thành KNHT cho ngƣời học
đã đƣợc coi là một mục tiêu quan trọng của nhà trƣờng. Nhiều nhà nghiên cứu
giáo dục đã quan tâm nghiên cứu nhƣ: Lê Khánh Bằng [4], Hà Thị Đức [20], Vũ
Trọng Rỹ [71], Đặng Thành Hƣng [36], Trịnh Quang Từ [83], Nguyễn Thị Tính
[77], Nguyễn Quang Uẩn [85], Trần Quốc Thành [71]....
- Tác giả Lê Khánh Bằng đã đƣa ra hệ thống các KNHT cần phải rèn
luyện cho SV, đó là: KN định hƣớng, KN thiết kế, KN thực hiện KH... Biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

pháp để hình thành KNHT cho SV là giáo viên cần phải chuyển từ tổ chức dạy
học hƣớng vào hoạt động của giáo viên sang hƣớng vào ngƣời học [4].
- Tác giả Vũ Trọng Rỹ đã đề cập đến hệ thống các vấn đề lý luận về sự
hình thành KNHT: Tổng quan những nghiên cứu về KN, bản chất phân loại KN,
cơ sở tâm lý học và lý luận dạy học về việc hình thành KN, vận dụng phƣơng
pháp chung của việc hình thành KN vào xây dựng quy trình hình thành KN làm
việc với sách giáo khoa cho học sinh trung học cơ sở [69].
- Tác giả Đặng Thành Hƣng đã phân chia thành 3 nhóm KNHT cần hình
thành cho học sinh: Nhóm KN nhận thức, nhóm KN giao tiếp và quan hệ học
tập, nhóm KN quản lý học tập [36].
- Nghiên cứu về KNHT của SV còn đƣợc đề cập đến trong luận án tiến sĩ

của các tác giả: Trịnh Quang Từ [82], Trần Văn Hiếu [30], Nguyễn Thị Tính [77]...
- Tác giả Nguyễn Quang Uẩn có nêu lên các quan niệm về KN, KNHT,
phân tích nhóm KN cơ bản trong hoạt động học tập của SV. Tác giả theo quan
điểm của Cudơmina N. V. cho rằng KNHT tập gồm 5 nhóm KN cơ bản: Nhóm
KN nhận thức; Nhóm KN thiết kế (xây dựng KH); Nhóm KN kết cấu; Nhóm KN
giao tiếp; Nhóm KN tổ chức [85].
- Tác giả Trần Quốc Thành đã đƣa ra một hệ thống các KN cần rèn luyện
cho SV, trong đó có KN định hƣớng, KN thiết kế, KN thực hiện, KN kiểm tra
đánh giá. Theo tác giả, muốn hình thành đƣợc KNHT này, giáo viên cần phải tổ
chức và bồi dƣỡng cho SV trong quá trình dạy học [71]…
- Về KNHT còn có thể kể đến công trình KN học của SV đại học đào tạo
theo hình thức từ xa của tác giả Lê Hải Nam, trong đó, tác giả khẳng định: Ngƣời
học ở xa có hiệu quả là ngƣời có đƣợc mức thành thạo các nhóm KN: KN lập KH
học, KN tổ chức việc học, KN kiểm tra, đánh giá việc học của bản thân [29].
Tóm lại, KNHT đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ: Vai trò
của KNHT đối với ngƣời học, các KNHT cần có ở ngƣời học, mô tả các KN đó
và khẳng định vai trò của giáo viên đối với việc dạy KNHT cho ngƣời học. Một
số KNHT cụ thể đã đƣợc một số tác giả đi sâu nghiên cứu tìm ra biện pháp rèn
luyện nhƣ KN ôn tập, KN đọc sách... Nhƣng KN lập KHHT nói chung, KN lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

KHHT trong ĐTTC nói riêng chƣa đƣợc các tác giả nghiên cứu sâu để đề xuất
các biện pháp hình thành và phát triển.
1.1.2.2. Nghiên cứu về kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong học chế
tín chỉ

Rất đáng chú ý là, nếu trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế có rất nhiều bài
viết, tài liệu hƣớng dẫn về lập KH phát triển của một công ty, hay KH tiếp thị
(maketing) một mặt hàng, về lập KH một công việc chuyên môn, hay KH một
tuần làm việc… thì trong lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói
riêng, vấn đề KHHT mới chỉ đƣợc đề cập đến ở các góc độ: Vai trò của KHHT
đối với ngƣời học và khẳng định vai trò của giáo viên đối với việc dạy KHHT
nhƣ là một KNHT cho ngƣời học.
Có thể khẳng định rằng, cho đến đầu những năm 2000, ở Việt Nam còn
chƣa có nghiên cứu chuyên sâu về KN lập KHHT.
Chỉ vài năm gần đây, một số nghiên cứu trong nƣớc khi tiếp cận với vấn
đề chuyển đổi sang ĐTTC ở bậc đại học và giáo dục KNS [112] đã khẳng định
“quản lý thời gian”, “xác định mục tiêu” và “lập KH”… là những KN quan
trọng và thiết yếu trong hệ thống KNS (hay KN mềm) mà hiện nay ngƣời học
nói chung còn thiếu, hoặc còn yếu. Trên các diễn đàn (forum) của các mạng xã
hội, các trang web đã có rất nhiều bài viết về thực trạng vấn đề này.
Tuy nhiên, cho đến nay ngoài một số trao đổi kinh nghiệm cá nhân về
quản lý thời gian học tập, một số bài viết ngắn về sự cần thiết và cách thức lập
KHHT, … có rất ít bài chuyên sâu về những cách thức tập luyện các KN có liên
quan đến việc lập KHHT. Các ý kiến đề cập đến KHHT chủ yếu là bàn về:
+ KHHT ảnh hƣởng rõ ràng đến hiệu quả hoạt động học tập; biết lập
KHHT là biểu hiện có NL học tập chủ động.
+ KN lập KHHT đƣợc xem nhƣ là một điều kiện thiết yếu, một KN then
chốt của quá trình học tập ở ĐH và SV cần nắm bắt đƣợc các bƣớc cần thiết để
thiết lập KHHT hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14


Khái quát các kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận:
Lập KHHT đã đƣợc khá nhiều ý kiến quan tâm, chủ yếu về sự cần thiết
phải trang bị cho HSSV. Riêng về vấn đề hình thành, phát triển KN lập KHHT,
thì chƣa thấy tác giả nào đề cập và chƣa nghiên cứu nào đề xuất quy trình rèn
luyện và các biện pháp phát triển. Cần đặc biệt nhấn mạnh là cho đến nay còn
chƣa thấy có các nghiên cứu coi việc hình thành, phát triển KN lập KHHT cho
SV nhƣ là mục tiêu phát triển NL cho ngƣời học đại học, phát triển KNS.
Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và phát triển các nghiên cứu, Luận án tập trung
giải quyết những vấn đề sau:
Vấn đề 1: SV cần lập KHHT với tƣ cách một KN học tập, công cụ quản lý thời
gian học tập, hay còn với tƣ cách là một KN mềm, một năng lực học tập suốt đời.
KN lập KHHT gồm những KN thành phần nào? Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
phát triển KN lập KHHT cho SV trong học chế tín chỉ?
Vấn đề 2: Hiện tại thực trạng KN lập KHHT của SV, thực trạng phát triển KN
này cho SV ở các trƣờng đại học trong ĐTTC nhƣ thế nào? ? Đạt mức độ nào?
Có những ƣu điểm gì? Có những hạn chế gì đang tồn tại? và nguyên nhân của
những hạn chế đó?
Vấn đề 3: Có thể và cần trợ giúp phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC
thông qua những con đƣờng nào? Cần và có thể đƣợc tổ chức cho SV luyện tập
theo quy trình tập luyện nhƣ thế nào và bằng những tác nhân nào, biện pháp nào?
1.2. Kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong học chế tín chỉ
1.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trong học chế tín chỉ
1.2.1.1. Đào tạo theo học chế tín chỉ là gì?
Đào tạo theo học chế tín chỉ (ĐTTC, viết gọn là học chế tín chỉ) là
phƣơng thức đào tạo tiên tiến, có tính nhân văn và tính hiệu quả cao, đồng
thời đã và đang là xu thế tất yếu ở các trƣờng đại học. Đó là phƣơng thức đào
tạo linh hoạt và mềm dẻo, trong đó SV đƣợc chủ động lập kế hoạch và đăng
ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực và


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

điều kiện của bản thân và nhà trƣờng nhằm hoàn tất chƣơng trình đào tạo để
đƣợng cấp bằng tốt nghiệp.
Dƣới đây là một số đặc điểm và cũng là ƣu thế của ĐTTC.
 Trao quyền chủ động cho SV và đòi hỏi cao tính chủ động của họ
ĐTTC với đặc điểm là “hƣớng tới ngƣời học, lấy ngƣời học là trung tâm” và
cá nhân hoá quá trình đào tạo mà các hệ thống khác không có đƣợc. Mặt khác, cho
phép SV chủ động tiến tới văn bằng đại học bằng lựa chọn nhiều cách tổ hợp các
đơn nguyên kiến thức có số TC khác nhau (tức là có giá trị khác nhau);
Cho phép SV có quyền lựa chọn các môn học, giúp họ chủ động lập
KHHT cho toàn bộ quá trình học tập tại trƣờng đại học tuỳ thuộc vào các điều
kiện của cá nhân SV đó, và ghi nhận kịp thời các thành tích của họ sau mỗi giai
đoạn tích lũy. Cho phép đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để hoàn thành, một điều
có lợi cho các SV không có điều kiện xây dựng KH dài hạn.
Trong ĐTTC, mỗi môn học chỉ kéo dài và chấm dứt sau một học kỳ. Do
đó, đòi hỏi SV phải chủ động hơn trong việc học. Việc kiểm tra đánh giá đƣợc
tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng và cũng kéo dài trong suốt học kỳ nên
gánh nặng thi cử đƣợc giảm nhẹ, nhƣng cũng không cho phép SV đƣợc chây lƣời.
 Tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình đào tạo
Cho phép SV chuyển đổi ngành học chuyên môn chính trong quá trình học,
bằng cách công nhận các TC đã đƣợc SV tích luỹ và chỉ cần bổ sung các TC còn
lại để hoàn tất một ngành học mới và nhận văn bằng.
Việc sử dụng hệ thống TC tạo điều kiện để các trƣờng ĐH phát triển các
chƣơng trình song đôi (twin program, văn bằng kép), văn bằng thứ 2 và chƣơng

trình chuyển tiếp. Nhƣ vậy, sẽ cho phép SV nhận văn bằng (ĐH, SĐH) của một
ngành đào tạo khác, ở khoa khác, hoặc của trƣờng ĐH khác mà không tốn kém
nhiều (thời gian, kinh phí..). Ở đây, hệ thống TC đƣợc xem là ngôn ngữ chung
của các trƣờng ĐH cho phép việc chuyển đổi SV giữa các truờng ĐH gặp ít khó
khăn hơn. SV có thể hoàn thành phần đầu của chƣơng trình đào tạo ở một trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×