Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.68 KB, 82 trang )

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con
người, là môi trường sinh sống và phát triển của loài người và mọi sinh vật
trên trái đất. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá,
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc
gia và quý giá bởi tính có hạn của nó.
Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép
về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, tình
trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các nguồn tài
nguyên ngày càng bị khai thác kiệt quệ đặc biệt là nguồn tài nguyên đất đai,
nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển sang mục đích phi nông
nghiệp. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có biện pháp sử dụng
tài nguyên đất một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả và bền
vững đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển trong tương lai. Biện pháp thích hợp
nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch, kế hoạch.
Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.”
Để có được các biện pháp quy hoạch sử dụng đất chính xác, phù hợp
với thực tế đất đai của từng vùng thì công tác điều tra, đánh giá hiện trạng và
tiềm năng đất dựa trên việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

1


nhiên, điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tình hình quản lý sử dụng đất là
nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong quy hoạch sử dụng đất.


Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý đặc biệt trong hệ
thống lưu thông trong và ngoài tỉnh, có đường quốc lộ 2, đường tỉnh lộ 304 và
đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua thuận tiện cho việc lưu thông tiêu thụ
nông sản, hàng hóa của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống các sông Hồng, sông
Đáy, sông Lô cũng góp phần làm cho giao thông đường thủy thuận tiện.
Trong những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã
gây áp lực lớn đối với đất đai. Do vậy việc đánh giá về hiện trạng và tiềm
năng đất đai để đưa ra phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách
hợp lý nhằm sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững là việc
làm cần thiết.
Xuất phát từ những quan điểm trên, được sự phân công của khoa Tài
Nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng
dẫn của cô giáo: PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng; KS. Vũ Thị Thu và sự giúp đỡ
của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh
Tường – tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Nắm vững và đánh giá một cách đúng đắn quỹ đất, tạo ra tầm nhìn
chiến lược trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất của địa phương, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Tìm ra xu thế biến động và nguyên nhân gây ra biến động trong sử
dụng đất của huyện. Tạo cơ sở cho việc lập chiến lược sử dụng đất dài hạn
của huyện phù hợp với tình hình và xu thế phát triển hiện nay. Giúp công tác
quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương tốt hơn.
-Tạo cơ sở nền tảng cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2



1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, công tác điều tra thu
thập số liệu phải chính xác, đúng hiện trạng, trung thực và đảm bảo tính
khách quan.
- Xác định chính xác và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra xu thế biến
động đát đai trong những năm qua.
- Đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước,
chủ trương đường lối của Đảng.

3


Phần II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đất đai là một phần cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố
cấu thành hệ sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như: Khí hậu, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, địa mạo, nước mặt, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng đất
từng nhóm đất (Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). Từ đó
rút ra những kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất. Đồng
thời làm cơ sở cho những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất vừa đảm
bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo sử dụng đất bền vững trong tương lai.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ngoài việc đánh giá, phân tích tổng
hợp số liệu về tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng còn đánh giá hiện
trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất và việc sử dụng đất của các đơn
vị hành chính cấp dưới.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng cần đánh giá

theo thực trạng từng loại đất (Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa
sử dụng). Với mỗi loại cần đánh giá theo diện tích, tỉ lệ phần trăm cơ cấu, so
sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất theo quy định để
thấy được tính hợp lý trong phân bổ quỹ đất ở địa phương. Từ đó đưa ra
những định hướng sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.
Đánh giá theo đối tượng sử dụng đất (Hộ gia đình cá nhân, các tổ chức
trong nước, cộng đồng dân cư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài).
Đánh giá theo đối tượng quản lý (Cộng đồng dân cư, UBND xã, tổ chức phát

4


triển quỹ đất, tổ chức khác). Nội dung đánh giá cần xác định rõ diện tích, mục
đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng đối tượng quản lý, sử
dụng đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp dưới cần
phải xác định tổng diện tích tự nhiên của từng đơn vị, tỉ lệ diện tích so với
tổng diện tích đất đai của cấp trên cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng loại
đất, từng đơn vị hành chính và hiệu quả sử dụng đất của đơn vị đó.
2.1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2.1. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất
Việc sử dụng có hợp lý, hiệu quả, bền vững là việc làm cần thiết để
phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, đòi hỏi phải sử dụng đất theo quy hoạch
và kế hoạch. Để có một phương án quy hoạch hợp lý, có tính khả thi cao thì
người lập quy hoạch cần phải tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm
nắm được chính xác đầy đủ tiềm năng và nguồn lực của vùng cũng như hiện
trạng sử dụng đất và những biến động trong sử dụng đất. Trên cơ sở đó đưa ra
những định hướng sử dụng đất phù hợp với vùng nghiên cứu.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bước quan trọng, là cơ sở là tiền
đề trong việc quy hoạch, định hướng sử dụng đất trong tương lai cho phù hợp
với điều kiện và nguồn lực của địa phương. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử
dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng mang tính khả thi nhằm đạt
được hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
Để có một phương án quy hoạch sử dụng đất có tính khả thi và phù hợp
với địa bàn nghiên cứu thì người quy hoạch phải nắm rõ, đầy đủ hiện trạng sử
dụng đất cùng các phân tích tổng hợp về số liệu, tài liệu cũng như những nhận
định, những dự đoán sát với hiện tại và tương lai.

5


Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học và có giá trị thực
tiễn cho việc đề xuất những định hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. Việc
đánh giá chính xác, đầy đủ, hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo,
các nhà chuyên môn đưa ra các nhận định chính xác, phù hợp với sử dụng đất
hiện tại và có phương hướng sử dụng đất trong tương lai
Có thể nói rằng, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng
đất có mối quan hệ khăng khít với nhau, mang tính nhân quả. Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất chính xác, quá trình phân tích khách quan thì sẽ tạo cơ sở
cho việc xây dựng phương án khả thi cao, khai thác nguồn lực hiệu quả, tiết
kiệm từ đó có động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và ngược
lại, nếu việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không sát, số liệu điều tra không
chính xác, phân tích tình hình thiếu khách quan sẽ dẫn đến việc xây dựng
phương án quy hoạch không có tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực và ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong
tương lai.
2.1.2.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với công tác quản
lý nhà nước về đất đai

Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đã gây
áp lực lớn đối với đất đai, tình hình quản lý sử dụng có nhiều vấn đề nổi cộm:
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng quy định, tình trạng tranh
chấp, lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra thường xuyên đã gây khó khăn cho công
tác quản lý đất đai ở địa phương.
Để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm bắt được các thông tin, dữ
liệu về hiện trạng sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ tạo
cơ sở cho việc nắm chắc và chính xác các thông tin về hiện trạng sử dụng đất,
giúp công tác quản lý đất đai ở địa phương tốt hơn. Đánh giá hiện trạng sử
dụng đất giúp các cấp, các nghành có thẩm quyền ban hành những văn bản
hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về đất đai để từ đó có những biện pháp sử

6


dụng đất phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Có thể nói rằng công tác đánh
giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý
Nhà nước về đất đai.
2.1.3. Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và định hướng sử dụng đất huyện Vĩnh
Tường, tôi căn cứ vào những văn bản pháp luật sau:
- Luật đất đai 2003 có hiệu lực ngày 01/7/2004 được quốc hội nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10 của chính phủ về hướng dẫn
thi hành luật đất đai năm 2003.
- Thông tư 28/2004/TT - BTNMT ngày 1/11/2004 của bộ tài nguyên môi
trường về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.
- Thông tư 08/2007/TT - BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên
Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ

hiện trạng sử dụng đất .
- Thông tư 09/2007/TT - BTNMT ngày 02/08/2007của Bộ Tài nguyên
Môi trường hướng dẫn việc lập chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010.
- Công văn số 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009
của Tổng cục quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng
dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010.

7


- Công văn số 405/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 08 tháng 4 năm 2010 của
Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn sử dụng bản đồ nền dạng số
phục vụ kiểm kê đất đai năm 2010.
2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới
Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế
giới và sự bùng nổ dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Các nghiên
cứu về đất và đánh giá đất đã dần được thực hiện và ngày càng được chú
trọng. Nhờ vậy đã ngăn chặn và giảm thiểu có hiệu quả sự suy thoái tài
nguyên đất do thiếu trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, đồng thời
tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất bền vững trong tương lai.
Từ những năm 50 của thế kỉ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất
được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm

đất. Công tác đánh giá đất ngày càng được quan tâm và trở thành chuyên
ngành nghiên cứu không thể thiếu được đối với các nhà quy hoạch các nhà
hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là
những nghiên cứu về tình hình quy hoạch sử dụng đất trong đó các nước đều
chú trọng tới việc phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
Các nước Anh, Pháp, Liên Xô (cũ) đã xây dựng cơ sở lý luận của
ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh. Công tác quy hoạch sử dụng đất
của họ rất tốt. Liên Xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh
giá đất từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính
mà tiên phong là hoạt động của hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ 1960
việc phân hạng và đánh giá đất được thực hiện gồm ba bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng
- Đánh giá khả nằng của đất
- Đánh giá kinh tế đất

8


Tổ chức FAO đã được thành lập đáp ứng nhu cầu thực tế về công tác
đánh giá đất nhằm xây dựng quy trình và tiêu chuẩn về đánh giá đất sử dụng
đồng bộ trên thế giới. Theo FAO thì quy hoạch sử dụng đất sẽ đưa ra những
loại hình sử dụng đất hợp lý nhất đối với các đơn vị đất đai trong vùng, nó
chính là kết quả của đánh giá hiện trạng sử dụng đất của vùng đó. Phương
pháp đánh giá đất theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai được
thử nghiệm ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu quả. Qua
nhiều năm FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể
trong công tác đánh giá đất.
Một số nước Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan công tác quy hoạch đã
phát triển, bộ máy quản lý đất đai trong ngành quản lý khá tốt song họ chỉ
dừng lại ở quy hoạch tổng thể cho các ngành mà không tiến hành làm quy

hoạch ở các cấp nhỏ hơn như ở Việt Nam.
Tóm lại, công tác quy hoạch sử dụng đất mà nhiệm vụ quan trọng và
cần thiết là đánh giá đất đang ngày được quan tâm và chú trọng ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới nhất là ở những nước phát triển. Nó chính là công cụ
cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời và việc
nghiên cứu về đất đai cũng phát triển khá sớm.
Từ thế kỉ XV những hiểu biết về đất đai đã được chú trọng và được
tổng hợp lại thành “dư địa chí” của Nguyễn Trãi và các tài liệu khác của Lê
Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Khiêm…
Trong thời kì Pháp thuộc, để thuận lợi cho công cuộc khai thác tài
nguyên, thực dân Pháp đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề đất và sử dụng đất ở
Đông Dương trong đó có Việt Nam.
Thời kì sau 1975, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ngày càng
được Đảng và nhà nước ta quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn

9


bản pháp luật. Trong nghiên cứu, đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang
Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), việc đánh giá
đất theo FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, khả
năng thích hợp của từng loại hình sử dụng đất.
Năm 1988 luật đất đai đầu tiên của nước ta có hiệu lực trong đó có ban
hành một số điều về quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có nội dung của quy
hoạch sử dụng đất. Thông tư 106 KH/RĐ ngày 15/4/1991 của tổng cục quản lý
ruộng đất hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất tương đối cụ thể. Tuy nhiên
các cấp lãnh thổ hành chính lớn chưa được triển khai lập quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất.

Sau khi luật đất đai 1993 có hiệu lực, có nhiều điều khoản quy định
về công tác quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó Tổng cục địa chính đã
xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng đất với nội dung chủ yếu đề
cập đến khả năng sản xuất thông qua hệ thống thuỷ lợi, từ đó Tổng cục địa
chính từng bước thực hiện việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy
hoạch sử dụng đất theo cấp lãnh thổ khác nhau.
Năm 1994 Viện quy hoạch và thiết kế Bộ Nông Nghiệp tiến hành đánh
giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ công tác quy hoạch sử dụng
đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền là nội dung của đề tài “KT 02-09” (Do PGS-TS Trần An
Phong làm chủ nhiệm năm 1995), nội dung của đề tài này được thực hiện dựa
vào đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác Quốc
tế Viện thổ nhưỡng - Nông hoá đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại
hiệu quả cao. Viện đã nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên
hệ phân loại đất tiên tiến trên thế giới như: FAO - UNESCO, Soil Taxonomy...

10


Hiện nay công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai
ở hầu hết các địa phương trong cả nước, các cấp và đã đạt được kết quả cao.
Việc quy hoạch sử dụng đất đều được tiến hành trên cơ sở đánh giá hiện trạng
sử dụng đất của địa phương.
Nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất và đánh giá hiện trạng sử
dụng đất ở nước ta còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng quy hoạch treo do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có những hạn chế của công tác đánh
giá hiện trạng sử dụng đất chưa đạt hiệu quả, chưa khách quan và còn mang

tính lý thuyết. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triến như Việt Nam thì
đó là những thành tựu đáng ghi nhận, tạo đà cho sự phát triển sau này trong
việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

11


Phần III
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
3.1.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thuỷ văn.
- Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nhân văn.
3.1.1.2 Điều tra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
- Thực trạng phát triển kinh tế chung
- Thực trạng phát triển các ngành: Công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại - dịch vụ.
- Thực trạng dân số và lao động
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng: Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiện trạng
cơ sở hạ tầng xã hội.
- Đánh giá chung về thực trạng điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của
huyện: những khó khăn thuận lợi.
3.1.2. Điều tra, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.1.3. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất
3.1.3.1 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất
Đánh giá khái quát tình hình quản lý sử dụng đất theo 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai.
3.1.3.2. Tình hình biến động đất đai

- Xu thế biến động sử dụng đất qua các giai đoạn
+ Giai đoạn 1 từ năm 2000-2005
+ Giai đoạn 2 từ năm 2005-2011
- Nguyên nhân biến động

12


3.1.3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Hiện trạng sử dụng quỹ đất
- Hiện trạng sử dụng các loại đất:
+ Đất nông nghiệp
+ Đất phi nông nghiệp
+ Đất chưa sử dụng.
3.1.4. Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất
3.1.4.1. Xác định tiềm năng đất đai
- Tiềm năng quỹ đất
- Tiềm năng đất nông nghiệp
- Tiềm năng đất phi nông nghiệp
3.1.4.2. Định hướng sử dụng đất.
- Quan điểm khai thác sử dụng đất
- Căn cứ để xác định hướng sử dụng đất
- Định hướng sử dụng các loại đất, đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp, đất chưa sử dụng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu.
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ
trước, đánh giá và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những thay

đổi cần thiết.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .
- Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai
của huyện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường,
phân nhóm các số liệu điều tra để xử lí và tìm ra xu thế biến động đất đai.
- Số liệu về thống kê đất đai được xử lý bằng phần mềm EXCEL.

13


3.2.3. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Phương pháp chỉnh lý: đây là phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn trước. Trên cơ sở
số liệu điều tra thu thập được và điều tra thực địa tiến hành chỉnh lý biến động
đất đai trên bản đồ hiện trạng giai đoạn trước.
3.2.4. Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và cán bộ có nhiều kinh nghiệm.

14


Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của Vĩnh Phúc, cách
Thành Phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C và tỉnh lộ
304 được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21 0 08’14’’ đến 210 20’ 30’’vĩ độ Bắc và
từ 1050 26’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 3 Thị trấn và 26 xã có các

mặt tiếp giáp:
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch
- Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương
- Phía Đông giáp huyện Yên Lạc
- Phía Nam giáp TP Hà Nội
- Phía Tây giáp TP Hà Nội và tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Tường có vị trí địa lý nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: TP Việt Trì (tỉnh
Phú Thọ); TP Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội). Huyện nằm trên trục
giao lưu giữa 2 vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung Du Bắc Bộ bằng cả đường
sông, đường sắt và đường bộ. Tuyến Quốc lộ 2 và tuyến đường sắt chạy song
song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối liền
trung tâm huyện với Quốc lộ 2C, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây
của Hà Nội. Huyện Vĩnh Tường có hệ thống giao thông tương đối phát triển,
có đường ô tô, đường sắt, đường sông , đường đê tả Sông Hồng nối từ Bồ Sao
– Yên Lạc – Mê Linh Hà Nội đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

15


Bắc Bộ. Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế –
văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông
Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng
Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu,
ruộng mấp mô thường tạo thành những lòng chảo nhỏ.
Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể như sau:
+ Vùng thượng huyện gồm 09 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng,
Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.
+ Vùng giữa gồm 03 Thị trấn và 10 xã: TT Vĩnh Tường, TT Thổ Tang,

TT Tứ Trưng, Lũng Hòa, Bình Dương, Tân Cương, Thượng Trưng, Tuân
Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên.
+ Vùng bãi gồm 07 xã: An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Cao Đại,
Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường
thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.3. Khí hậu
Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4
mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai
mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa
Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân,
Thu là hai mùa chuyển tiếp.
Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0C

16


- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,7 0C
- Độ ẩm không khí bình quân: 82 %
- Độ ẩm cao nhất: 100%
- Độ ẩm thấp nhất: 47%
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất
là 2106 mm, năm thấp nhất 1069 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ
tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm.
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê 2011, huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích tự
nhiên 14189.98 ha đất gồm :

- Đất Nông nghiệp

: 9208.15 ha.

- Đất phi nông nghiệp : 4980.43 ha.
- Đất chưa sử dụng

: 1.40 ha.

Đất đai của huyện Vĩnh Tường gồm các loại đất chính sau:
- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: có
diện tích 4012 ha, chiếm 43,57 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã
Cao Đại, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích
hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng
ngắn ngày, cho năng suất cao.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không
glây hoặc glây yếu có diện tích 2666 ha, chiếm 28,95 % diện tích đất nông
nghiệp, phân bố chủ yếu ở Tuân Chính, Thượng Trưng, Tân Cương ... Đất có
địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông
nghiệp.

17


- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không
glây hoặc glây mạnh khoảng diện tích 80 ha, chiếm 0,86 % diện tích đất nông
nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với
sản xuất 2 vụ lúa.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:

Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, sông Lô, Sông Phan, Sông Phó đáy và hệ
thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh
Tường khoảng 18km, lưu lượng bình quân 3730 m 3/s, mực nước hàng năm
lên xuống thất thường theo mùa. Sông có khối lượng phù sa lớn ngoài đê có
ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người dân theo mùa.
Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện
Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 12 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ
lụt sạt lở hai bên bờ.
Sông Phan nối từ lưu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh
Tường khoảng 37 km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy
nhất của huyện. Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp
khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.
- Nguồn nước ngầm:
Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nước ngầm tương đối
phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã
đều có thể khai thác được nước ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân.

18


* Tài nguyên khoáng sản
Nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có
chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với
quy mô vừa và nhỏ.
- Cát, sỏi: có thể khai thác với số lượng lớn tập trung ven sông Hồng,
sông Lô, sông Phó Đáy, đây là nguồn tài nguyên quan trọng được bồi đắp
thường xuyên.
- Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung.

* Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu điều tra tháng 7 năm 2011, huyện Vĩnh Tường hiện có
46008 hộ với tổng số 188455 nhân khẩu, mật độ dân số 1328 người /km2 (mật
độ dân số trung bình của tỉnh là 824 người /km 2 - Theo số liệu báo cáo quy
hoạch phát triển KTXH Vĩnh Tường giai đoạn 2010-2020) đây là địa bàn có
mật độ dân số cao trong tỉnh. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ
lệ dân số phát triển tự nhiên năm 2009 là 1,50 %. Số người đang trong độ tuổi
lao động 93244 người chiếm 49,47 %.
Nhân dân Vĩnh Tường có một truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn
liền với lịch sử phát triển của đất nước và đã được thử thách qua nhiều cuộc
đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng đất nước. Các di tích lịch sử văn hóa
ở Vĩnh Tường có thể nói là khá đặc sắc so với các huyện, thị khác trong tỉnh.
Người dân Vĩnh Tường nổi tiếng về sự năng động sáng tạo, trong đó có thị
trấn Thổ Tang là địa bàn nổi tiếng cả miền Bắc và cả nước về sự năng động
sáng tạo trong phát triển kinh tế. Đây là một trong những thuận lợi cơ bản để
Đảng, Chính quyền lãnh đạo nhân dân vững bước tiến vào sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh.

19


4.1.1.5. Thực trạng môi trường
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, hệ thống thủy văn tương đối đa dạng.
Sự phát triển công nghiệp, đô thị, các điều kiện về môi trường, sinh thái cơ
bản còn giữ được. Tuy nhiên sự phát triển công nghiệp, đô thị trong những
năm gần đây, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp
cũng đã có tác động xấu tới môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng
không tốt đến hệ sinh thái nông nghiệp. Việc gia tăng dân số, xây dựng công
nghiệp, xây dựng đô thị còn thiếu tính quy hoạch cụ thể đã ảnh hưởng xấu

đến môi trường. Theo quy luật chung trong quá trình phát triển mạnh mẽ của
công nghiệp hóa và đô thị hóa thì hệ sinh thái sẽ có nguy cơ bị xâm hại, tính
cân bằng bị phá vỡ, vì vậy các ngành chức năng cần có những biện pháp tích
cực để kinh tế của huyện phát triển nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí về môi
trường, nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường bền vững.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2001 – 2011 nền kinh tế của huyện có nhưng biến động theo
hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 19,2 %/năm. Giai đoạn
2006 – 2011 huyện đã tận dụng những ưu thế để tăng trưởng kinh tế, tốc dộ
tăng bình quân hàng năm đạt 23,7 %; trong đó ngành công nghiệp - xây dựng
tăng nhanh nhất đạt 43,4 %/năm, thương mại - dịch vụ tăng 32,7 %/năm,
nông nghiệp thủy sản tăng rất chậm chỉ đạt 1,4 %/năm.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng và
thương mại – dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do xuất phát điểm
của các ngành này thấp, sau khi xuất hiện các công ty may Việt Thiên, gạch

20


ốp lát Việt Anh và các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng một số khu vực đặc
biệt là các khu kinh tế xã hội... tạo ra tốc độ tăng trưởng.
Năm 2011 tổng giá trị sản xuất toàn huyện ước tính đạt 2.299 tỷ đồng
gấp hơn 3 lần so với năm 2005.
Giai đoạn 2001 – 2011, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những
chủ trương chính sách của nhà nước, được sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực
cố gắng của huyện, đời sống của người dân đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện (giá so sánh)
Đơn vị tính: triệu đồng

Hạng mục

2000

2005

Ước tính
2011

Tổng GTXS
- Nông nghiệp – thủy sản
- Công nghiệp – xây dựng
- Thương mại – dịch vụ

396,450
273,534
58,800
64,116

793,066
409,604
144,678
238,784

2.298,958
438,011
876,555
984,932

Tốc độ tăng trưởng (%)

2001 -

2006 -

2001 -

2005
14,9
8,4
19,7
30,1

2011
23,7
1,4
43,4
32,7

2011
19,2
4,8
31,0
31,4

(Nguồn: QHTTKT-XH 2006, phòng Tài chính – Kế hoạch 2011)
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2001 -2011 chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng tăng công
nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản. Cơ
cấu giá trị sản xuất năm 2000: Nông nghiệp – thủy sản 66,9 %, công nghiệp
xây dựng 14,1 %, thương mại dịch vụ là 19,0 %, năm 2011 tương ứng là: 31,2

%; 33,1 % và 35,7 %.

Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế)

21


2000
Chỉ tiêu

+ Tổng GTXS
- Nông nghiệp – thủy
sản
- Công nghiệp – xây
dựng
- Thương mại – dịch
vụ

2005

2010

Ước tính 2011

Giá trị

Cơ cấu

Giá trị


Cơ cấu

Giá trị

Cơ cấu

Giá trị

Cơ cấu

(tr đồng)

(%)

(tr đồng)

(%)

(tr đồng)

(%)

(tr đồng)

(%)

549.964 100

1.343.983 100


367.926 66.9

824.198

61,3

77.545 14.1

241.391

18,0

104.493 19.0

278.394

20,7

3.685.88
0
1.184.58
0
1.275.29
1
1.226.00
9

100

4.959.285 100


32,1

1.548.222 31,2

34,6

1.639.158 33,1

33,3

11.771.905 35,7

(Nguồn: QHTTKT-XH 2006, phòng Tài chính – Kế hoạch 2011)
Trên địa bàn huyện đang hình thành và phát triển những vùng sản xuất
tập trung, những cụm công nghiệp, kinh tế – xã hội như: Tân Tiến, TT Thổ
Tang, Đại Đồng, Chấn Hưng, An Tường, Vũ Di… tạo tiền đề cho việc thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối rõ và cơ bản là đúng hướng, đặc
biệt là khu vực dịch vụ. Trong thời gian tới Vĩnh Tường hoàn toàn có điều
kiện đạt mức tăng trưởng cao hơn và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh
mẽ hơn trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ nếu khai thác tốt
theo tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn, lao động, cơ sở hạ
tầng cũng như vấn đề thu hút đầu tư.

22


4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Năm 2011 giá trị sản xuất của ngành đạt 438011 triệu đồng với tốc độ
bình quân ở mức 1,4 %/năm (giai đoạn 2001-2011). Do ảnh hưởng của khí
hậu, vụ đông – xuân (2006-2007) bị ngập lụt và mưa đá, vụ đông năm 2008 bị
úng ngập toàn miền Bắc … đã làm cho sản lượng của ngành trồng trọt giảm
mạnh. Cơ cấu nông nghiệp có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp từ 96,9 % năm 2001 xuống còn 88,5 % năm 2011, ngành
thủy sản tăng từ 3,1 % năm 2001 lên đến 11,5 % năm 2011. Tỷ trọng ngành
trồng trọt giảm đi còn tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng
lên. Cụ thể như sau:
+Trồng trọt: Ngành đã có bước tiến quan trọng về năng suất, sản lượng,
góp phần đảm bảo an toàn lương thực cho toàn huyện. Tốc độ tăng trưởng về
giá trị sản xuất tăng 1,8 %/năm giai đoạn 2001 – 2011. Đến năm 2011 giá trị
sản xuất của ngành đạt 637132 triệu đồng. (Nguồn: Phòng tài chính – kế
hoạch huyện Vĩnh Tường )
+ Chăn nuôi: Năm 2011 đàn trâu có 1762 con, tăng 40 con so với năm
2005 ( 1712 con); đàn bò 16388 con, giảm 11026 con so với năm 2005
( 27414 con); đàn lợn 97487 con, tăng 23150 con so với năm 2005 ( 74337
con); đàn gia cầm 6607819 con, tăng 5875919 con so với năm 2005 ( 731900
con). ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
+ Ngành thủy sản: Chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng dần. Diện
tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 đạt 1124,48 ha, tăng so với năm 2001 là
811,6 ha. Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 85.546,4
triệu đồng. (Nguồn: Tài liệu niên giám thống kê 2011, Phòng thống kê huyện
Vĩnh Tường).

23


* Khu vực kinh tế công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến,

bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống có 890 cơ
sở; công nghiệp chế biến, sản xuất từ tre, nứa có 105 cơ sở sản xuất; sản xuất
các sản phẩm từ kim loại có 657 cơ sở; các sản phẩm gỗ truyền thống như
giường, tủ, bàn ghế 625 cơ sở sản xuất tập trung ở các làng nghề như Thủ Độ,
Lý Nhân … huyện Vĩnh Tường, đang có sự phát triển các cụm công nghiệp,
kinh tế xã hội ở Chấn Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến, An Tường tạo điều kiện thu
hút các nguồn vốn đầu tư. Bước đầu đã thu hút được các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất – kinh doanh mới.
Ngoài ra còn phát triển các đơn vị đào tạo công nhân, sản xuất may mặc tại
địa phương góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và giải quyết việc làm
cho người lao động.
Về tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Huyện Vĩnh Tường đã hình
thành một số làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn như:
Làng nghề rèn Bàn Mạch, làng nghề mộc Vân Giang, làng nghề mộc Vân Hà
– xã Lý Nhân, làng nghề mộc Bích Chu, làng nghề mộc Thủ Độ - xã An
Tường, làng nghề đóng tàu Việt An, làng nghề rắn Vĩnh Sơn.
* Khu vực kinh tế thương mại
Về thương mại: Trong những năm gần đây nhiều thành phần kinh tế
(đặc biệt là kinh tế tư nhân) tham gia hoạt động dịch vụ với nhiều hình thức
phong phú đa dạng. Ngành dịch vụ sản xuất chủ yếu là vận tải hàng hoá với
doanh thu năm 2011 là 178140 triệu đồng; doanh thu vận chuyển hành khách
năm 2011 là 34690 triệu đồng. ( Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Tường)
Về hoạt động du lịch: Địa thế và tính lịch sử của Vĩnh Tường không
thuận lợi cho việc đầu tư vào lĩnh vực này, nhận thức được những thực tế

24


trên, huyện Vĩnh Tường đang có kế hoạch triển khai các khu du lịch sinh thái
như Đầm Rưng (nằm ở địa phận 4 xã là xã Ngũ Kiên, Tam Phúc, Phú Đa, thị

trấn Tứ Trưng), Vực Xanh…nhằm tạo và thu hút khách du lịch.
Về hoạt động tài chính: Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện năm
2011 đạt 75,9 tỷ đồng. Trong đó, thu cấp quyền sử dụng đất 50 tỷ đồng, ngoài
Quốc doanh là 13,5 tỷ đồng, ngoài ra còn có khoản thu khác. Chi ngân sách
của huyện năm 2011 khoảng 142 tỷ đồng. Trong đó chi thường xuyên là 42 tỷ
đồng, đầu tư phát triển 50 tỷ đồng, chi bổ sung cấp dưới 50 tỷ đồng.
Về hoạt động ngân hàng: Huy động vốn của ngân hàng đạt 237,3 tỷ
đồng, dư nợ cho vay đạt 363,2 tỷ đồng. ( Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch
huyện Vĩnh Tường)
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Dân số và gia tăng dân số
Theo số liệu điều tra năm tháng 7 năm 2011 của trung tâm Đo đạc và
Bản đồ toàn huyện có 188455 người. Trong đó độ tuổi lao động 93244 người
chiếm 49 %.
Dân số hiện nay của huyện Vĩnh Tường chủ yếu là đồng bào Kinh.
Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, sự chỉ đạo trực
tiếp của UBND huyện, xã chương trình dân số kế hoạch hoá được đẩy mạnh,
hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất sinh, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 giảm nhanh.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần từ 1,92 % (năm 2005)
xuống còn 1,5 % (năm 2011).
Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2011 là 1385 người/km 2,
song phân bố không đều, tập trung ở các xã có ngành nghề thủ công, dịch vụ
phát triển như Đại Đồng, Tân Tiến, TT Thổ Tang, Lý Nhân. Các xã có mật độ
dân thưa hơn như Cao Đại, Phú Đa.

25


×