Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG TRÌNH THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.85 KB, 39 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Là một sinh viên ngành Cảng – Đường thủy năm thứ 4, học phần
thực tập cán bộ kĩ thuật là cơ hội để sinh viên được làm quen với những
dự án thực tế, tìm hiểu về các phần mềm chuyên ngành... Thực tập cán bộ
kĩ thuật còn là điều kiện tiên quyết với mỗi sinh viên trong thời gian sắp
tới nhận đồ án tốt nghiệp.
Được sự phân công của bộ môn về thực tập tại Viện Khoa học và
Công nghệ Công trình thủy, tại đây, chúng em đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy trong trung tâm. Trong quá trình thực tập tại Viện,
chúng em đã được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và hiệu
quả, đặc biệt được tiếp cận với những tài liệu thiết kế thực tế. Qua đó, mỗi
sinh viên được tiếp thu những kiến thức chuyên ngành Cảng – đường thủy
và thu thập những kiến thức cần thiết phục vụ đắc lực cho quá trình làm
đồ án tốt nghiệp sắp tới.
Nội dung thực tập trong 5 tuần đã được trình bày trong bản báo cáo
gồm các phần:
-

Phần I: Giới thiệu về Cơ quan thực tập

-

Phần II: Tìm hiểu một dự án thực tế

-

Phần III: Tìm hiểu một đồ án tốt nghiệp

-

Phần IV: Tìm hiểu và khai thác hai phần mềm ACES và


VCC22

-

Phần V: Tìm hiểu 1 tiêu chuẩn chuyên nghành Cảng – Đường
thủy

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy trong Viện, đặc biệt là Phó
viện trưởng: TS.Trần Văn Sung đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong
suốt quá trình thực tập để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Hà Nội, ngày

tháng 09 năm 2015

Sinh viên
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

1


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT
QUÁCH VĂN HẬU

PHẦN I
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP

1. Tên cơ quan
-Viện Khoa học và Công nghệ Công trình thủy
-Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Institute of Science and Technology of
Hydraulic Contruction (INHYTECH)

-Tên gọi tắt: Viện KH&CN CTT

2. Địa chỉ văn phòng
-Số 55 Đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-Tel: (04) 38697699, (04) 36284810, Fax: (04) 38697699
-E-mail:

3. Quá trình thành lập
-Quyết định thành lập số 444/TCCB ngày 14-06-1990
-Quyết định chuyển đổi số 33/QĐ-BGDĐT ngày 05-01-2009
-Cơ quan ra QĐTL & chuyển đổi: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Giấy phép hoạt động và hành nghề do:
Bộ xây dựng
cấp năm

(1990)

Bộ Thủy lợi

cấp năm

(1990)

Bộ Giao thông vận tải

cấp năm

(1990)

Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường cấp năm


(1993)

Sở Xây dựng Hà nội

cấp năm

(1994)

Bộ Công Thương

cấp năm

(2008)

Bộ Khoa học và Công nghệ

cấp năm

(2009)

- Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh:
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội

cấp năm

(2009)

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2


2


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

-Tài khoản 1: 102010000016304 tại Ngân hàng TM CP Công thương chi
nhánh Hai Bà Trưng - Hà Nội
-Tài khoản 2: 1505201032770 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Thanh Xuân
-Mã số thuế: 0100525113
4. Chức năng hoạt động
− Nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ trong

lĩnh vực công trình thủy và khai thác nguồn năng lượng sạch: năng
lượng nước, gió và năng lượng mặt trời; Tham gia lập các tiêu
chuẩn thiết kế, quy trình quy phạm trong các lĩnh vực nghiên cứu
của Viện;

− Thiết kế công nghệ, công trình trong lĩnh vực công trình thủy và

khai thác nguồn năng lượng sạch;

− Sản xuất chế tạo thiết bị đo phục vụ ngành công trình thủy và khai

thác năng lượng sạch; lập các mô hình thí nghiệm thủy lực sông
ngòi và sóng biển;

− Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm

định, lập hồ sơ thầu, tối ưu vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện,

quản lý chất lượng các dự án thủy lợi, thủy điện, cảng, giao thông
thủy, bảo vệ bờ, các công trình thuộc nhà máy đóng tàu và các dự
án có liên quan đến tài nguyên nước và nguồn năng lượng sạch; Đào
tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực
nghiên cứu nêu trên;

5. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
- Khảo sát đo đạc địa chính, địa hình trong xây dựng;
- Khảo sát địa chất đối với các công trình xây dựng;
- Khảo sát thủy văn công trình;
- Thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện;
- Thiết kế cảng, đường thủy;
- Giám sát thi công xây dựng công trình thủy điện. Lĩnh vực xây
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

3


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

dựng và hoàn thiện
- Dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu
Dịch vụ tư vấn quản lý dự án, quản lý chất lượng các công trình xây
dựng

6. Nhân lực
Ban lãnh đạo viện (2007-2009):
- Viện trưởng : PGS.TS. Nguyễn Thượng Bằng
- Phó viện trưởng : TS.Trần Văn Sung
- Phó viện trưởng: Ths.Nguyễn Mạnh Tiến

Phòng hành chính kế hoạch:
Xây dựng, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác kế hoạch hàng
tháng, hàng quý, hàng năm của các phòng ban trong Viện. Đảm bảo bộ
máy hành chính của Viện hoạt động thông suốt và nhịp nhàng, tiết kiệm
và hiệu quả;
Phòng kế toán tài vụ: Xây dựng, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác kế
toán, tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Viện và các phòng
ban trong Viện. Đảm bảo mọi chế độ chính sách về tài chính của Viện
đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật. Hoạt động trên
nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và Viện phải phát triển bền vững; Quản lý
và phát triển vốn hoạt động của Viện;
Phòng tư vấn tổng hợp: Thực hiện chủ yếu các dịch vụ tư vấn trong lĩnh
vực khoa học công nghệ cũng như lĩnh vực công trình xây dựng của Viện.
Liên danh, liên kết trong nước và quốc tế trong các hoạt động của Viện;
Các lĩnh vực tư vấn chính của Phòng bao gồm:
+. Tư vấn lập dự án đầu tư
+. Tư vấn thiết kế và thẩm tra
+. Tư vấn về đấu thầu
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

4


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+. Tư vấn về giám sát chất lượng công trình
+. Tư vấn về giám sát thi công xây dựng
Phòng công nghệ thông tin: Thực hiện các nghiên cứu ứng dụng và phát
triển các chương trình, phần mềm tính toán phục vụ các hoạt động của
Viện;

Các lĩnh vực chính của Phòng bao gồm:
+ Nghiên cứu và khai thác phần mềm
+ Phát triển và xây dựng các chương trình và phầm mềm của
Viện
Phòng năng lượng: Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực khai
thác hiệu quả nguồn năng lượng sạch, được tái tạo như: thủy điện, năng
lượng sóng, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Tham gia các hội thảo quốc tế và trong nước về năng lượng. Đảm nhận
các trách nhiệm liên quan đến đào tạo các kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh
vực năng lượng.
Các lĩnh vực nghiên cứu chính của Phòng bao gồm:
+. Nghiên cứu năng lượng sông suối
+. Nghiên cứu năng lượng biển
+. Nghiên cứu thủy điện tích năng
+. Nghiên cứu năng lượng gió
+. Nghiên cứu năng lượng mặt trời
Phòng công trình: Ứng dụng trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và
thực hiện các dịch vụ tư vấn liên quan đến lĩnh vực công trình thủy và
công trình khai thác năng lượng. Chú trọng vào các công trình thủy lợi,
trạm bơm, thủy điện, điện tích năng, điện thủy triều, điện gió và điện mặt
trời. Phát triển hơn nữa công trình bến cảng sông, cảng biển, công trình
bảo vệ bờ, giao thông thủy, công trình đóng tàu. Tham gia các hội thảo
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

5


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

quốc tế và trong nước về công trình thủy và công trình năng lượng. Đảm

nhận các trách nhiệm liên quan đến đào tạo các kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ trong
lĩnh vực công trình thủy và công trình năng lượng.
Phòng công trình sẽ tập trưng vào hai mảng chủ yếu là:
+ Mảng công trình thủy lợi - thủy điện
+ Mảng công trình cảng và giao thông thủy
Cán bộ và cộng tác viên:
- Bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực Thủy lợi - Trạm bơm - Thủy
điện, Cảng - Đường thủy, Địa chất, Nền móng, Bê tông, Thép, Vật
liệu...... của Trường Đại học Xây dựng và của các cơ quan khác (Bộ
KHCN và MT, Bộ NN và PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Viện
KHTN và CNQG...).
7.Các công trình và dự án mà Viện đã thực hiện có liên quan đến lĩnh
vực XD Cảng – Đường Thủy - Thềm lục địa
7.1. Các hoạt động về Nghiên cứu khoa học

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

6


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

7.2. Đề tài cấp nhà nước
Giá trị hợp
đồng

TT

Tên công trình


Chủ đầu tư

1

Nghiên cứu các quy luật tương tác
giữa dòng chảy và công trình (Mã
số KT04 - 2.3.5)

Bộ KHCN MT

50.000.000

2

Nghiên cứu quy luật cơ bản của
chuyển động dòng chảy trong điều
kiện biên phức tạp (KT04 - 2.3.8)

Bộ KHCN MT

50.000.000

3

Chống xói lở bờ hệ thống sông
Cửu Long (KC02 - 92)

Bộ Thủy lợi

120.000.000


7.3. Đề tài cấp bộ
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

7


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

T
T

Tên công trình

Chủ đầu tư

Giá trị hợp
đồng

1

Diễn biến hạ lưu sông Đồng Nai
chịu ảnh hưởng của công trình
Thủy điện Trị An và Dầu Tiếng

Viện NCTL Nam Bộ

150.000.00
0


2

Giải pháp chống lũ lụt cho đồng
bằng Bắc Bộ

Bộ Thủy lợi

150.000.00
0

3

Nghiên cứu tác động Sông Sò đối Bộ Giao thông
với đê biển Hải Hậu
vận tải

120.000.00
0

4

Nghiên cứu biện pháp chống sụt lở
đoạn Tân Châu - Hồng Ngự trên
sông Tiền

Viện NCTL Nam bộ

165.000.00
0


5

Nghiên cứu diễn biến hạ lưu sông
Sài Gòn

Viện NCTL Nam bộ

150.000.00
0

Đánh giá đê biển Hải Hậu

Cục PCLB QLĐĐ

50.000.000

Bộ GD&ĐT

145.000.00
0

6

7

Nghiên cứu cơ chế phá hoại lớp gia
cố mái đê biển, đề xuất giải pháp
kết cấu hợp lý. nâng cao độ ổn định
cấu kiện chống sóng trong điều kiện
Việt Nam (2009-2010)


7.4. Nghiên cứu công nghệ phục vụ sản xuất
T
T

Tên công trình

Chủ đầu tư

Giá trị hợp
đồng

1

Nghiên cứu diễn biến lòng sông
Thái Bình thuộc địa phận tỉnh Hải
Hưng.

Sở Thủy lợi
Hải Hưng

135.000.000

2

Nghiên cứu cắt sông Chu Thanh

Bộ Thủy lợi

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2


50.000.000
8


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

T
T

Tên công trình

Chủ đầu tư

Giá trị hợp
đồng

Hóa

7.5.Dự án

7.6. Khảo sát thiết kế

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

9


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT


QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

10


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

PHẦN II
TÌM HIỂU MỘT DỰ ÁN THỰC TẾ

1. Công trình được tìm hiểu
- Công trình: Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong tại tỉnh Khánh Hòa
- Dự án đầu tư xây dựng công trình ( giai đoạn khởi động )
- Chủ nhiệm đồ án: KS. Nguyễn Mạnh Ứng
- Quản lý chất lượng: TS.Trương Ngọc Tường
- Tổng giám đốc: KS.Trần Tấn Phúc
- Tên hồ sơ: Tập thuyết minh chung

2. Bố cục
Tập thuyết minh chung của dự án bao gồm các chương mục sau
Chương I: Giới thiệu chung
Chương này gồm các phần sau:
+. Các thông tin về dự án
+. Về tiến trình lập dự án
+. Thành phần hồ sơ báo cáo cuối kỳ
+. Mối liên hệ với quy hoạch xây dựng tại khu vực
Chương II: Tổng hợp điều kiện tự nhiên và hệ thống kỹ thuật hạ tầng
khu vực xây dựng
Chương này gồm các phần sau:
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2


11


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+. Vị trí địa lý
+. Địa hình
+. Địa chất công trình
+. Khí tượng thủy hải văn
+.Hiện trạng và dự kiến phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở khu
vực
Chương III: Sự cần thiết phải đầu tư và dự báo lượng hàng, đội tàu
đến cảng
Chương này gồm các phần sau:
+. Sự cần thiết phải đầu tư
+. Phân tích thị trường vận tải và cảng trung chuyển container ở khu
vực
+. Dự báo lượng hàng qua cảng
+. Dự báo cỡ tàu vào cảng
Chương IV: Quy mô công trình và phương án kỹ thuật công nghệ
Chương này gồm các phần sau:
+. Phương án công nghệ và thiết bị bốc xếp
+. Quy mô yêu cầu đối với các hạng mục chính
+. Tổng mặt bằng cảng và hệ thống kỹ thuật hạ tầng nối với cảng
+. Giải pháp kỹ thuật với hạng mục xây dựng chính
Chương V: Các giải pháp thực hiện
Chương này gồm các phần sau:
+. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2


12


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+. Chính sách huy động vốn đầu tư đối với cảng
+. Mô hình quản lý
+.Thuế quan và các loại phí cảng
+. Chiến lược Marketing
+. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư
+. Phân kỳ và tiến độ thực hiện

Chương VI: Đánh giá tác động môi trường
Chương này gồm các phần sau:
+. Những ảnh hưởng của dự án đến môi trường
+. Các biện pháp hạn chế tác động do dự án gây ra

Chương VII: Tổng mức đầu tư và phân tích hữu ích đầu tư
Chương này gồm các phần sau:
+. Khối lượng và tổng mức đầu tư
+. Nguồn vốn và phân kỳ đầu tư
+. Phân tích hiệu quả đầu tư

Chương VIII: Kết luận, kiến nghị

Mục lục

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2


13


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

3. Phân tích, so sánh với đồ án môn học
Thông qua việc tìm hiểu một dự án thực tế em nhận thấy những điều sau:
- So với đồ án môn học thì thuyết minh của một dự án thực thế được
làm chi tiết hơn nhiều và thường có thêm các phần sau ( các phần này
thường được lược bỏ trong đồ án môn học )
+. Mối liên hệ với quy hoạch xây dựng tại khu vực
+. Hiện trạng và dự kiến phát triển hệ thống kỹ thuật hạ tầng khu vực
+. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
+. Mô hình quản lý
+. Chiến lược Marketing
+. Phân tích hiệu quả đầu tư
a. Trong phần kết cấu công trình có những điểm đặc biệt sau:
- Có 3 phương án kết cấu bến được đề xuất
+. Phương án 1: Cầu tàu bệ cọc cao hệ dầm trên nền cọc ống
BTƯST và cọc ống thép. Kè chắn bằng tường góc BTCT trên đệm đá.
Thường trong các đồ án môn học thì chỉ dùng một loại cọc ( hoặc BTƯST
hoặc cọc ống thép ), nhưng trong phương án này 2 hai loại cọc trên được
dùng đồng thời.
+. Phương án 2: Cầu trước, cừ sau 1 neo bằng bản BTCT ƯST
Phương án này thì tương đối giống với các đồ án môn học
+. Phương án 3: Thùng chìm BTCT trên đệm đá và nền đất gia cố
Trong các đồ án môn học thì bến trọng lực chỉ được dùng với nền đất tốt,
nhưng trong dự án này, nền đất phải gia cố thêm để đặt được thùng
chìm.Đây là 1 phương án khác hẳn với hai phương án trên
NX: Phương án kết cấu trong các đồ án môn học thường được chỉ định

sẵn, trong khi đó trong một dự án thực tế thì các phương án kết cấu rất
linh hoạt và có phần khác so với lý thuyết đã học.
b.Trong phần quy hoạch công trình có những điểm đặc biệt sau:
- Tuyến mép bến bố trí dọc đường đồng sâu -15,0m đến -16,0m. Nhằm:
hạn chế tối đa khối lượng nạo vét ban đầu và duy tu hàng năm, thuận tiện
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

14


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

cho bố trí các bến thuộc giai đoạn phát triển sau này. Cách bố trí này
giống với lý thuyết và các đồ án môn học đã làm.
- Luồng tàu vào cảng
Trong các đồ án môn học thì thường chỉ có 1 luồng vào cảng, nhưng
trong dự án này đã chia rõ có hai luồng vào cảng, và chọn luồng nào là
luồng chính cho giai đoạn khởi động như sau
+.Tuyến A qua Cửa Bé 12,25km
Đoạn 1: Lạch Cửa Bé 8,75km, bề rộng B>700M
Đáy trục tim luồng -27,4m đến -38,9m
Đoạn 2: Vũng Đầm Môn:3,5km, -19,0m
+. Tuyến B qua Cửa Lớn 33,5km
Đoạn 1: Vịnh Vân Phong 23km
Đoạn 2: Lạch Cổ Cò 8,2km
Đoạn 3: Vũng Đầm Môn 2,3km
Cả hai tuyến trên đều đáp ứng tầu 6000TEU chạy 2 chiều, không phải nạo
vét
- Vũng quay trở D=900m; -19m
Bố trí vũng quay với kích thước như thế này có thể đáp ứng cho tàu

6000TEU quay trở ( D>3Lt), giống với lý thuyết đã học.
- Giao thông phía sau cảng
Phía sau cảng thì đều có đường dân sinh, vận tải 2 làn xe. Tuy nhiên trong
tương lai cần mở rộng và phát triển mới thêm hệ thống giao thông phía sau
cảng nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của cảng. Điều này khá phù hợp
với lý thuyết trong môn Quy Hoạch Cảng đã học.

c.Về phương pháp tính có những điểm đặc biệt sau:
- Trong đồ án môn học, các thông số cơ bản của bến được tính theo tiêu
chuẩn 22TCN 207-92, các kết quả tính theo tiêu chuẩn này sẽ lấy là kết
quả cuối cùng.Tuy nhiên trong dự án này, các thông số cơ bản của bến
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

15


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

được tính theo 2 tiêu chuẩn 22TCN 207-92 và OCDI, kết quả tính ra được
so sánh và sau đó chọn cái phù hợp nhất
Ví dụ: Khi tính chiều dài bến
Theo 22TCN 207-92 : Lb= 2Lt + 3d=675m
Theo OCDI 1/2002: Lb= 2(Lt+2B/2tgα) = 690m
Ta chọn Lb=690m
- Tính luồng tàu và khu nước vào cảng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (quy trình thiết kế kênh biển số 115/KT4 –
1978).
Theo tiêu chuẩn OCDI – 1/2002
Cách tính theo tiêu chuẩn Việt Nam thì khá quen thuộc với sinh viên , tuy
nhiên tính theo OCDI – 1/2002 thì có một số điểm khác biệt sau:

- Chiều rộng đáy luồng 2 chiều
Yêu cầu tối thiểu
Bl = 1,0Lt
Trường hợp luồng tương đối dài Bl = 1,5Lt
- Tính đường kính vũng quay tàu tối thiểu
Theo tiêu chuẩn Việt Nam Dt = 3Lt ( nếu tàu tự quay trở )
Dt = 1,6Lt ( nếu có tàu lai dắt )
Theo tiêu chuẩn Nhật Bản OCDI
Dt = 3Lt ( nếu tàu tự quay trở )
Dt = 2Lt ( nếu có tàu lai dắt )

PHẦN III
TÌM HIỂU MỘT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Giới thiệu về đồ án tốt nghiệp được tìm hiểu
Đề tài của đồ án: Thiết kế công trình bào vệ luồng tầu qua cửa Đáy
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

16


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

a. Nội dung và khối lượng đồ án cần hoàn thành
- Thu thập, chỉnh lý và phân tích số liệu: 15%
- Thiết kế quy hoạch: 20%
- Thiết kế công trình: 30%
- Thiết kế thi công: 15%
- Dự toán xây dựng công trình: 10%
- Chuyên đề NCKH: 10%

b. Yêu cầu về hồ sơ đồ án
- Tập thuyết minh: 100 – 200 trang khổ giấy A4
- Tập bản vẽ: 16 – 18 bản khổ A1
c. Thời gian làm đồ án
- Ngày bắt đầu nhận đồ án: Ngày 27 tháng 02 năm 2012
- Ngày kiểm tra giữa kỳ: Ngày 18 tháng 04 năm 2012
- Ngày nộp đồ án: Ngày 09 tháng 06 năm 2012
NX: Như vậy thời phải hoàn thành đồ án từ lúc nhận đến lúc nộp đồ án là 4
tháng.

2. Bố cục của đồ án
Đồ án gồm một tập thuyết minh và một tập bản vẽ
 a. Thuyết minh đồ án

Thuyết minh đồ án dày 145 trang khổ giấy A4 gồm các mục chính sau
- Chương mở đầu: Giới thiệu tình hình cửa Đáy
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

17


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Chương này gồm các phần sau:
+. Đặt vấn đề
+. Vị trí địa lý
+. Tình hình, định hướng phát triển kinh tế-xã hội khu vực dự án và
vùng lân cận
+. Dự báo lượng hành thông qua cụm cảng Ninh Phúc – Ninh Bình
+. Dự báo lượng hàng thông qua tuyến Cửa Đáy – Ninh Bình

+. Đội tàu vận tải
+. Các yêu cầu đặt ra đối với việc khai thác vận tải thủy trên trên
tuyến Cửa Đáy – Ninh Bình
+. Sự cần thiết đầu tư dự án tuyến Cửa Đáy – Ninh Bình

- Chương I: Điều kiện tự nhiên và hiện trạng tuyến luông
Chương này gồm các phần sau:
+. Đặt vấn đề
+. Đặc điểm địa hình khu vực Cửa Đáy
+. Đặc điểm khí tượng
+. Đặc điểm thủy văn, chế độ hải văn
+. Đặc điểm địa chất
+. Hệ thống cảng
+. Tình hình khai thác vận tải tuyến Cửa Đáy – Ninh Bình
+. Đánh giá hiện trạng tuyến
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

18


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

- Chương II: Phân tích diễn biến vùng cửa Đáy
Chương này gồm các phần sau:
+.Diễn biến lịch sử, phân tích bồi xói
+. Đánh giá vận chuyển dòng bùn cát ven bờ khu vực Cửa Đáy theo
mô hình ACES
+. Đánh giá nguyên nhân gây diễn biến sa bồi Cửa Đáy

- Chương III: Thiết kế quy hoạch tuyến luồng tàu qua Cửa Đáy

Chương này gồm các phần sau:
+. Các căn cứ lập quy hoạch
+. Tính toán chuẩn tắc luồng tàu
+. Các yêu cầu đối với tuyến luồng
+. Lựa chọn mực nước chạy tàu hợp lý
+. Các phương án kỹ thuật khai thác tuyến luồng Cửa Đáy
+. Phương án khai thác luông bằng nạo vét
+. Phương án chỉnh trị luồng tàu Cửa Đáy

- Chương IV: Thiết kế công trình đê ngăn cát – giảm sóng
Chương này gồm các phần sau:
+. Thông số sóng
+. Các căn cứ thiết kế
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

19


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+. Bố trí mặt cắt công trình
+. Các phương án kết cấu đê ngăn cát giảm sóng
+. Tính toán sơ bộ kết cấu đê
+. Tính toán ổn định
+. Phân tích, lựa chọn phương án kết cấu

- Chương V: Thiết kế kỹ thuật thi công cho đê ngăn cát giảm sóng phía
Tây
Để thực hiện được chương này cần: Tính toán khối lượng, trình tự thi
công, tính toán máy móc thiết bị, tra định mức dự toán. Tuy nhiên trong đồ án

đã làm thiếu và chỉ thực hiện được những phần sau:
+. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đặc điểm
+. Tính toán khối lượng thi công
+. Trình tự thi công tuyến đê
+. Biện pháp thi công

- Chương VI: Đánh giá tác động môi trường
- Kết luận kiến nghị
- Chuyên đề
- Tài liệu tham khảo
- Mục lục

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

20


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT
 b. Bản vẽ đồ án

Tập bản vẽ gôm 19 bản vẽ thể hiện các vần đề sau:
- Bình đồ khu vực Cửa Đáy ( 1 bản khổ A1 )
- Bình đồ khúc xạ sóng ( 1 bản khổ A1 )
- Khí tượng, thủy hải văn, địa chất khu vực Cửa Đáy ( 1 bản khổ A1 )
- Vị trí địa lý khu vực xây dựng công trình ( 1 bản khổ A1 )
- Diễn biến tim luông Cửa Đáy (1 bản khổ A1 )
- Diễn biến mặt bằng khu vực nghiên cứu ( 1 bản khổ A1 )
- Sơ đồ vận chuyển bùn cát khu vực Cửa Đáy ( 1 bản khổ A1 )
- Phương án bố trí tuyến luồng, 2 phương án ( 2 bản khổ A1 )
- Phương án công trình bảo vệ tuyến luông, 2 phương án ( 2 bản khổ A1 )

- Thiết kế đê phía Tây, 2 phương án ( 2 bản khổ A1 )
- Thiết kế đê phía Đông, 2 phương án ( 2 bản khổ A1 )
- Cấu tạo khối HARO, đèn, phao tiêu báo hiệu ( 1 bản khổ A1 )
- Mặt bằng thi công đoạn đầu đê phía Tây ( 1 bản khổ A1)
- Mặt cắt thi công đoạn đầu đê phía Tấy ( 1 bản khổ A1 )
- Tiến độ thi công, biểu đồ nhân lực, biểu đồ máy ( 1 bản khổ A1 )
3. Nhận xét, so sánh và rút kinh nghiệm cho bản thân
- Đồ án tốt nghiệp là một học phần rất quan trọng của một sinh viên xây
dựng, vì vậy mỗi sinh viên cần đầu tư thời gian công sức để hoàn thành
thật tốt học phần cuối cùng này
- Qua việc được tìm hiểu cấu về một đồ án tốt nghiệp của các anh chị khóa
trước đã thực hiện em rút ra được những nhận xét và kinh nghiệm riêng
cho bản thân như sau:
+. Mỗi đề tài đồ án thì phân chia khối lượng cho các phần như
quy hoạch, thiết kế, thi công, khảo sát… là khác nhau,vì vậy, tùy vào mức
độ phân chia khối lượng đó mà sinh viên phải tập trung chi tiết hơn vào
các phần chiếm khối lượng nhiều
+. Phần thuyết minh thường bị mắc rất nhiều lỗi chính tả vì vậy
phải xem xét thật kỹ càng phần chính tả
+. Biểu đồ hình vẽ phải rõ ràng, dễ đọc và ăn khớp với thuyết
minh

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

21


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+. Các kiến thức sử dụng đề làm đồ án hầu như đã được học hết

trong các môn học vì vậy nên bám sát nội dung các môn lý thuyết, tiêu
chuẩn, quy phạm để làm

PHẦN IV
TÌM HIỂU VÀ KHAI THÁC 2 PHẦN MỀM
ACES.EXE VÀ VC22
1. Phần mềm VCC22
a. Giới thiệu chung về phần mềm
- Phần mềm VCC22 là phần mềm tính toán bùn cát, được viết bưởi thầy
giao TS. Trần Văn Sung phó viện trưởng Viện Khoa Học và Công Nghệ
Công Trình Thủy
- Ưu điểm của phần mềm: +. Phiên bản tiếng việt nên dễ hiểu, dễ sử dụng
+. Tính toán nhanh, kết quả dễ hiểu
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

22


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+. Phần mềm nhẹ, phù hợp với nhiều cấu hình
máy tính
b. Cách khai thác phần mềm, ví dụ
 Chi tiết phần mềm:
- Phần mềm VCC22 có một modun tính toán duy nhất là tính toán vận
chuyển bùn cát cục bộ
- Phần mềm gồm 1 bảng đơn giản với 6 thông số dữ liệu cần nhập để đưa
ra kết quả vận chuyển bùn cát. Đó là:
• Độ cao sóng nước sâu (H0).


Đơn vị: “m”
• Chu kì sóng (Ts)
Đơn vị : “s”
• Góc giữa đường đỉnh sóng với đường đồng sâu (α0)
Đơn vị: “độ”
• Độ dốc của đáy biển (tanβ)
Đơn vị: ____
• Đường kính hạt bùn cát chiếm 50% trên biểu đồ tích lũy (d50) Đơn
vị: “m”
• Đường kính hạt bùn cát chiếm 50% trên biểu đồ tích lũy(d90) Đơn
vị: “m”
Kết quả trả về:
• Kết quả tính vận chuyển bùn cát cục bộ (Qb)
Đơn vị: “m2/s”
 Ví dụ tính toán

Ta chạy thử phần mềm với các thông số sau:
H0 = 4(m)
T0 = 8(s)
α0 = 15o
Tanβ = 0.02
d50 = 0.00004
d90 = 0.00001
Sau khi nhập dữ liệu, ta click vào ô

rồi click vào

để tính kết quả
Kết quả:
Qb = 1.0919(m2/s)

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

23


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Như vậy với độ cao sóng 4m, bãi biển có độ dốc 2%, cát mịn thì
trên 1m bề rộng theo thủy trực vuông góc với bờ, lượng tải cát dọc
bờ là 1.0919 (m3/s).

Hình ảnh kết quả tính toán
Nhận xét: Đây là kết quả tính vận chuyển bùn cát cục bộ trên1 mét bề
rộng trong thời gian 1 giây, để tính cho 1 năm ta nhân với 3600s, 24h
và 365 ngày. Trên thực tế cấp sóng này chỉ xuất hiện P% nên lượng
vận chuyển bùn cát thực tế do cấp sóng này gây ra là P(1.0919 x 3600
x 24 x 365).

2. Phần mềm ACES
a.Giới thiệu chung về phần mềm
QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

24


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

-Phần mềm ACES là phần mềm dự báo sóng và vận chuyển bùn cát, có nhiều
modun tính toán, đây là phiên bản tiếng anh nên yêu cầu người dùng phải có
chuyên môn

b.Cách khai thác phần mềm, ví dụ tính toán
b.1. Tính toán vận chuyển bùn cát

- Bước 1 : Mở giao diện phần mềm ACES và ấn F1.

- Bước 2: Đưa con trỏ chuột đến vị trí cầm chọn đơn vị bằng các phím lên
xuống. Ta chọn đơn vị là m, loại nước là nước sông ( Fresh).

QUÁCH VĂN HẬU – 644456 – 56CG2

25


×