Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN hà GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.14 KB, 10 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC
KHỐI 10
(Đề thi gồm 10 câu)

Câu 1. (2 điểm)
a. Ở bề mặt lá của một số loài cây như lá khoai nước, lá chuối, lá su hào có
phủ một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Hãy nêu đặc điểm
cấu tạo, tính chất và vai trò của lớp chất hữu cơ đó?
b. Tinh bột và glicôgen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế
bào động vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính chất
giữa chúng?
Câu 2. ( 2 điểm)
a. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh
mà không dung phương pháp bảo quản nóng?
b. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử ARN kích thước nhỏ có vai trò gì đối
với hoạt động của tế bào?
Câu 3. (2 điểm)
a. Khi một prôtêin lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các tế
bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu phân hủy các
prôtêin này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có prôtêin lạ bị bạch cầu phân hủy còn các
prôtêin của cơ thể thì không?
b. So sánh ADN polimeraza và ARN polimeraza về: Hoạt động, đoạn mồi,
chiều tổng hợp và các loại nucleotit chúng sử dụng.
Câu 4. (2 điểm)
a. Chất độc A có tác dụng ức chế các enzim trong chu trình Canvin của tế bào
thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxi tạo ra từ các tế
bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.
b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ


chế phosphoryl hóa ở các vị trí đó.
Câu 5. (2 điểm)
a. Một số quá trình sống của thực vật sau đây:
1. Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.
2. Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.
3. Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.
4. Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.
5. Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.
6. Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.
Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần năng lượng?
Giải thích.


b. Cho đồ thị sau :
NĂNG LƯỢNG

A

X

B

CHẤT PHẢN
ỨNG
SẢN PHẨM
DIỄN TIẾN PHẢN ỨNG

Ghi chú : X : điểm khởi đầu cung cấp năng lượng.
A : đồ thị mô tả diễn tiến của phản ứng có tác động của enzim.
B : đồ thị mô tả diễn tiến của phản ứng không có tác động của enzim.

Đồ thị trên đây minh họa cho khái niệm nào? Vai trò của enzim trong đồ thị
trên là gì ? Enzim đó thực hiện vai trò này bằng cách nào ?
Câu 6. ( 1 điểm)
Chất axetylcholine là một chất gây giãn cơ trơn của mạch máu. Bằng kiến thức
về sự truyền tin giữa các tế bào, hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 7 (2 điểm)
a. Các nhiễm sắc tử đính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau
ra trong giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào? Tại sao cohensin ở tâm
động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào cuối kì giữa I?
b. Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra
256 tế bào sinh giao tử. Các tế bào được sinh ra đều giảm phân tạo giao tử. Hiệu
suất thụ tinh của các giao tử là 1,5625%, số hợp tử được tạo thành là 16. Xác định
số lần nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên và xác định đó là tế bào sinh tinh
hay tế bào sinh trứng?
Câu 8 (2 điểm)
a.Tại sao các phagơ lây nhiễm tế bào vi khuẩn lại không lây nhiễm tế bào vi
khuẩn cổ?
b. Một loại virut không có vỏ ngoài, có vật chất di truyền là ARN đơn, sợi
(-). Khi xâm nhập vào tế bào, virut này sẽ tái bản hệ gen và tổng hợp prôtein cấu
trúc của nó như thế nào?
Câu 9 (2 điểm)
a. Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men
trong thùng với các điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh
dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và
đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
b. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy
chích sâu vào trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy
hiện tượng gì? Vì sao?



Câu 10 (3 điểm)
a. Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm
nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa.
b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa
vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
c. Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm
2. Mỗi ống nghiệm 1 và 2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ. Nếu cho thêm
lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 30 0C trong 2 phút,
làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích.
Người phản biện

Nguyễn Văn Nam
SĐT 0913290882

Người ra đề

Nguyễn Thị Hiền
SĐT 0979088173


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG

HƯỜNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
ĐỀ XUẤT - MÔN SINH HỌC
KHỐI 10

Câu 1. (2 điểm)
a. Ở bề mặt lá của một số loài cây như lá khoai nước, lá chuối, lá su hào có
phủ một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Hãy nêu đặc

điểm cấu tạo, tính chất và vai trò của lớp chất hữu cơ đó?
b. Tinh bột và glicôgen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế
bào động vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính
chất giữa chúng?
a.- Bản chất của lớp chất hữu cơ này là sáp

- Cấu tạo: mỗi phân tử sáp gồm 1 axit béo liên kết với 1 rượu mạch dài

0,25

0,25

- Tính chất: không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như
ête, benzen, clorofooc
0,25
- Vai trò: giảm thoát hơi nước qua bề mặt lá cây.

0,25

b.Giốngnhau
- Đều là các đại phân tử sinh học, cấu tạo đa phân mà đơn phân là glucôzơ,
0,25
các đơn phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit.
- Không có tính khử, không tan trong nước

0,25

*Khácnhau
-Tinh bột là hỗn hợp chuỗi mạch thẳng amilôzơ và amilôpectin phân nhánh
0,25

(24-30 đơn phân thì có một nhánh), phản ứng với KI cho màu xanh tím.
- Glicôgen mạch phân nhánh dày hơn (8-12 đơn phân thì phân nhánh), phản
ứng KI cho màu đỏ nâu.
0,25
Câu 2. ( 2 điểm)
a. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh mà
không dung phương pháp bảo quản nóng?
b. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử ARN kích thước nhỏ có vai trò gì đối với hoạt
động của tế bào?


a. Trong trứng có chứa rất nhiều protein, cấu trúc không gian của protêin
được hình thành bởi các liên kết hidro không bền với nhiệt độ cao.
0,25
Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ
thấp. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hidro không bị đứt gãy, cấu trúc
không gian của prôtêin không bị phá vỡ, prôtêin chỉ bị giảm hoạt tính nên
0.5
chứng lâu bị hỏng.
Không dùng phương pháp bảo quản nóng (ở nhiệt độ cao) vì nhiệt độ cao sẽ
làm cho liên kết hidro bị phá vỡ  phá vỡ cấu trúc không gian của prôtêin,
0,25
các phân tử protein bị mất hoạt tính nên trứng nhanh bị hỏng.
b. - ARN nhân kích thước nhỏ tham gia cấu trúc nên phực hệ cắt nối intron
và exon.
0,25
- Trong phức hệ cắt nối, các ARN này thể hiện hoạt tính lyzozim cắt các
vùng biên của intron và nối các exon tạo ARN hoàn chỉnh.
0,25
- ARN kích thước nhỏ kết hợp với các loại protein tạo thành miARN tham

gia điều hòa hoạt động của gen.
0,25
- ARN kích thước nhỏ kế hợp với các protein tạo thành các ciARN tham gia
điều hòa hoạt động của gen và biến đổi cấu trúc chất nhiễm sắc.
0,25

Câu 3. (2 điểm)
a. Khi một prôtêin lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các
tế bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu phân hủy các
prôtêin này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có prôtêin lạ bị bạch cầu phân hủy còn
các prôtêin của cơ thể thì không?
b. So sánh ADN polimerase và ARN polimerase về: Hoạt động, đoạn mồi, chiều
tổng hợp và các loại nucleotit chúng sử dụng.
a. + Các prôtêin bị phân hủy theo cơ chế thực bào: Màng tế bào tiếp xúc 0,5
với prôtêin, lõm vào hình thành túi nhập bào sau đó túi nhập bào được dung
hợp với lizôxôm, các enzim thủy phân trong lizôxôm sẽ phân hủy prôtêin
lạ.
+ Bạch cầu có thể phân biệt được đâu là prôtêin lạ, đâu là prôtêin của cơ thể
nhờ các thụ thể trên màng tế bào. Chỉ những prôtêin liên kết được với thụ 0,5
thể trên màng tế bào bạch cầu mới bị phân hủy.


a. - Hoạt động: Cả hai enzym đều lắp ráp các chuỗi axit nucleic từ các đơn
phân nucleotit bằng cách sử dụng mạch khuôn ADN để xắp xếp các
nucleotit mới theo dựa trên nguyên tắc kết cặp giữa các bazơ.
- Đoạn mồi:
+ ADN polimerase cần đoạn mồi.
+ ARN polimerase có thể khởi đầu tổng hợp chuỗi
nucleotit từ một điểm xuất phát.
- Chiều tổng hợp: Cả hai enzym đều xúc tác phản ứng theo chiều

5’ đến 3’, đối song song với mạch khuôn.
- Nucleotit: + ADN polimerase sử dụng đường đêoxi ribozơ và bazơ
T.
+ ARN polimerase sử dụng đường ribozơ và bazơ U.

0,25

0,25
0,25
0,25

Câu 4. (2 điểm)
a. Chất độc A có tác dụng ức chế các enzim trong chu trình Canvin của tế bào
thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxy tạo ra từ
các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.
b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ
chế phosphoryl hóa ở các vị trí đó.
.
a. - Chu trình Canvin sử dụng ATP và NADPH, tạo ra ADP, Pi, 0,5
NADP+cung cấp trở lại cho pha sáng.
- Khi xử lí chất độc A, chu trình Canvin bị ngừng, lượng ADP, Pi và
NADP+ không được tái tạo → pha sáng thiếu nguyên liệu → pha sáng bị
ngừng → lượng oxy tạo ra giảm dần đến 0.
0.5
b. - ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, lục lạp.
0,25
- Khác nhau:
+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm
photphat linh động từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl hóa tới 0,25
ADP tạo ATP.

+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử
trong hô hấp được sử dụng để gắn nhóm photphat vô cơ vào ADP.
0,25
+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được hấp
thụ và chuyển hóa thành năng lượng tích lũy trong liên kết ADP và 0,25
nhóm photphat vô cơ tạo thành ATP.
Câu 5. (2 điểm)
a. Một số quá trình sống của thực vật sau đây:
1. Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.
2. Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.
3. Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.
4. Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.
5. Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.


6. Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.
Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần năng
lượng? Giải thích.
b.Cho đồ thị sau :
NĂNG LƯỢNG

A

X

B

CHẤT PHẢN
ỨNG
SẢN PHẨM

DIỄN TIẾN PHẢN ỨNG

Ghi chú : X : điểm khởi đầu cung cấp năng lượng.
A : đồ thị mô tả diễn tiến của phản ứng có tác động của enzim.
B : đồ thị mô tả diễn tiến của phản ứng không có tác động của enzim.
Đồ thị trên đây minh họa cho khái niệm gì? Vai trò của enzim là gì ?
thực hiện vai trò này bằng cách nào ?
a.
1. Không cần năng lượng vì vận chuyển theo khuếch tán.
2. Cần năng lượng, vì phải dùng bơm ion.
3. Không cần năng lượng vì hấp thụ theo khuếch tán.
4. Cần năng lượng, vì khi vào đến chuỗi truyền e, NADH chỉ còn giải
phóng ra 2 ATP.
5. Không cần năng lượng, vì vận chuyển theo cơ chế khuếch tán.
6. Không cần năng lượng, vì là quá trình hấp thụ bị động.

Enzim

b.* Năng lượng hoạt hóa : Là năng lượng cần thiết để cho một phản ứng
hóa học bắt đầu.

0,25

* Vai trò của enzim: Làm giảm năng lượng hoạt hóa (các chất tham gia
phản ứng).

0,25

0,25
0,25

0,25

* Cách thức :
Bằng nhiều cách :
+ Khi các chất tham gia phản ứng liên kết tạm thời với enzim tại
trung tâm hoạt động, chúng sẽ được đưa vào gần nhau và được định hướng
sao cho chúng có thể dễ dàng phản ứng với nhau. Dưới tác dụng của enzim,
một số các liên kết của cơ chất được kéo căng (hoặc vặn xoắn)  dễ bị phá
vỡ (ngay cả trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thhường của cơ thể) để
hình thành những liên kết mới trong các sản phẩm.
+ Hoặc ở vùng trung tâm hoạt động của enzim đã tạo ra một vi môi
0,5
trường có độ pH thấp (hơn so với tế bào chất)  enzim dễ dàng truyền H+


cho cơ chất, một bước cần thiết trong quá trình xúc tác.
0,25
Câu 6. ( 1 điểm)
Chất axetylcholine là một chất gây giãn cơ trơn của mạch máu. Bằng kiến thức
về sự truyền tin giữa các tế bào, hãy giải thích hiện tượng trên.
- Tại tế bào biểu bì:
+ Phân tử tín hiệu acetylcholine liên kết vào thụ thể trên màng sinh chất
dẫn đến hoạt hoá phospholipase C phân cắt một loại phospholipid trên 0,25
màng tạo IP3
+ IP3 liên kết vào kênh calcium đóng mở bởi IP3 trên mạng nội chất và
trên màng sinh chất, khiến nó mở ra, làm cho nồng độ Ca 2+ trong tế bào 0,25
chất tăng lên, Ca2+ hoạt hoá enzim NO synthase tạo NO
- Tại tế bào cơ trơn:
+ NO khuếch tán nhanh từ tế bào biểu bì đến các tế bào cơ trơn kế cận
để hoạt hoá enzim guanynyl cylcase xúc tác quá trình chuyển hoá GTP 0,25

thành cGMP kích thích Ca2+ di chuyển vào mạng nội chất qua kênh
calcium.
+ Nồng độ Ca2+ trong tế bào cơ trơn giảm khiến cho phần đầu của myosin
tách khỏi actin gây hiện tượng giãn cơ
0,25
Câu 7 (2 điểm)
a. Các nhiễm sắc tử đính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau
ra trong giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào? Tại sao cohensin ở tâm
động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào cuối kì giữa I?
b. Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo
ra 256 tế bào sinh giao tử. Các tế bào được sinh ra đều giảm phân tạo giao tử.
Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 1,5625%, số hợp tử được tạo thành là 16.
Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên và xác định đó là tế bào
sinh tinh hay tế bào sinh trứng
a. - Các nhiễm sắc tử được gắn với nhau dọc theo chiều dài của chúng bằng 0,25
các phức protein được gọi là cohensin.
- Trong nguyên phân, sự gắn kết này kéo dài tới tận cuối kì giữa, khi enzim
phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực 0,25
đối lập của tế bào.
- Trong giảm phân, sự gắn kết các nhiễm sắc tử được giải phóng qua hai
bước:
+ Trong kì sau I, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các nhiễm sắc
thể tương đồng tách nhau ra.
0,25
+ Ở kì sau II, cohensin được loại bỏ ở tâm động cho phép các nhiễm sắc tử
tách rời nhau.
0,25
- Cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy
ra ở vai vào cuối kì giữa I vì có protein shugoshin bảo vệ cohensin khỏi bị
phân hủy ở tâm động.

0,25


b. 2k= 256 = 28 → k = 8 → Tế bào đó đã NP 8 lần
Số giao tử tạo ra là: 16 x 1,5625% = 1024
Mỗi tế bào sinh giao tử khi GP đã tạo ra:
1024: 256 = 4 giao tử
→ Đó là tế bào sinh tinh.

0,25
0,25
0,25

Câu 8 (2 điểm)
a. Tại sao các phage lây nhiễm tế bào vi khuẩn thực lại không lây nhiễm tế bào vi
khuẩn cổ?
b. Một loại virus không có vỏ ngoài, có vật chất di truyền là ARN đơn, sợi (-). Khi
xâm nhập vào tế bào, virus này sẽ tái bản hệ gen và tổng hợp Protein cấu trúc của
nó như thế nào?
a. - Phage lây nhiễm vi khuẩn thực bằng cách tiết lyzozym làm tan 0,5
một phần thành tế bào murein của vi khuẩn.
- Thành tế bào vi khuẩn cổ không phải là murein → không bị phage 0,5
lây nhiễm.
b. gồm 3 bước:
- Bước 1: Tống hợp sợi ARN(+) bổ sung với sợi ARN(-) của virut.
0,25
- Bước 2: Dùng sợi ARN(+) làm khuôn để tái bản hệ gen ARN(-) 0,25
của virut.
- Bước 3: Dùng sợi ARN(+) làm mARN để tổng hợp các protein cấu 0,5
trúc của virut

Câu 9 (2 điểm)
a. Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm
men trong thùng với các điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất
dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô
và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
b. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích
sâu vào trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện
tượng gì? Vì sao?
a. - Vì lên men là hô hấp kị khí, trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là 0,5
chất hữu cơ. Khi không có ôxi, nấm men sẽ tiến hành lên men, tạo êtilic.
- Trong trường hợp trên, khi có ôxi (thổi khí) chúng chỉ sinh trưởng cho
sinh khối mà không lên men. Do đó quá trình này không phải là lên men.
0,5
b. - Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt 0,25
buộc.
- Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi 0,25
khuẩn tả là vi sinh vật vi hiếu khí.
- Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi 0,25


khuẩn lactic là vi sinh vật kị khí chịu oxi.
- Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là
vi sinh vật kị khí bắt buộc.
0,25
Câu 10 (3 điểm)
a. Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm
thực phẩm? Lấy VD minh họa.
b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa
vào yếu tố nào mà quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
c. Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2.

Mỗi ống nghiệm 1 và 2 đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ. Nếu cho thêm
lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 30 0C trong 2 phút,
làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích.
a. VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm vì:
- Nguyên tắc:
+ VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng.
0,25
+ Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng
tăng.
0,25
 Khi đưa VSV khuyết dưỡng về 1 nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực
phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh 
người ta dựa vào số lượng VSV so với số lượng VSV sinh trưởng trong môi
trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác định  từ đó
có thể xác định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
0,5
Ví dụ: Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử
dụng VSV khuyết dưỡng với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của
thực phẩm sau đó xác định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy  Đối chiếu 0,25
với mức chuẩn để xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm.
 Có thể sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng
chất dinh dưỡng trong thực phẩm (hoặc các chất có hại trong thực phẩm).
b. - Kiểu hô hấp của:
+ Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển.
0,25
+ Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân 0,25
tử.
- Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H 2O2 như catalase, 0,25
superoxit dismustase để quyết định tính hiếu khí hay kị khí của vi khuẩn.
c.

- Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch β1,4 glucozit, làm tan thành murein 0,5
biến trực khuẩn thành tế bào trần (protoplast), không còn tính kháng
nguyên bề mặt, không thể phân chia.
- Ống nghiệm 2: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không
tác động lên Hemycellulose của tế bào nấm men. Nấm men có thể thấy 0,5
được cả nhân, chồi nhỏ.



×