Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ THI và đáp án TRẠI hè HÙNG VƯƠNG lần XII năm 2016 môn SINH học 10 TRƯỜNG CHUYÊN hạ LONG QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.4 KB, 12 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
LỚP 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

(Đề có 04 trang, gồm 10 câu)

PHẦN I: TẾ BÀO
Câu 1 (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
a. Loại lipit nào có vai trò quan trọng trong cấu trúc của màng sinh chất? Nêu cấu tạo và tính
chất của phân tử đó? Loại lipit này khác nhau như thế nào ở thực vật thích nghi với môi
trường lạnh và thực vật thích nghi với môi trường nóng?
b. Các thành phần nào trong chuỗi polipeptit tham gia tạo liên kết để duy trì cấu trúc bậc 2 và
bậc 3 của protein? Nếu thông tin di truyền làm thay đổi cấu trúc bậc 1 thì nó có thể phá hủy
chức năng của protein như thế nào?
Câu 2 (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
a. Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được
tách chiết từ các loài khác nhau như sau:

Loài 1

Ađênin
21

Guanin
29


Timin
21

Xitôzin
29

Uraxin
0

Loài 2

21

21

29

29

0

Loài 3

21

29

0

29


21

Loài 4

21

21

0

29

21

Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên?
b. Một gen có tổng số 1288 liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn. Trên mạch số 1 của gen có số
nuclêôtit loại T = 1,5A; có G = A + T; có X = T – A. Tính số nuclêôtit mỗi loại của mạch số 1.
Câu 3 (2 điểm) Cấu trúc tế bào
a. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi actin
và myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn của tế bào cơ.
b. Thế nào là “tính động”của màng sinh chất? Ở tế bào nhân thực, màng sinh chất có thể thay
đổi “tính động” như thế nào trong các trường hợp sau?
- Khi tế bào cần hấp thu một lượng lớn nước từ môi trường bên ngoài. Cho ví dụ.


- Khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống gần tới điểm đóng băng của nước. Cho ví dụ.
Câu 4 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a. Vì sao khi loại bỏ tinh bột khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 ở thực vật CAM không xảy ra
trong khi ở thực vật C4 quá trình cố định CO2 vẫn diễn ra bình thường?

b. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C 4 chỉ có PSI (không có PSII) có tác động lên nồng
độ O2. Tác động đó là gì và thực vật đó có thể có lợi như thế nào?
Câu 5 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a. Trong tế bào vi khuẩn hiếu khí, dị dưỡng, các phân tử ATP được tổng hợp như thế nào?
b. Giả sử người ta tạo ra các kênh H+ở màng trong của ti thể đồng thời cung cấp đủ glucôzơ và
O2 cho các ti thể này thì sự tổng hợp ATP trong ti thể và quá trình đường phân của tế bào bị
ảnh hưởng như thế nào? Giải thích
Câu 6 (2 điểm) Sự truyền tin, phương án thực hành
a. Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ,
nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
- Giải thích tại sao có hiện tượng trên?
- Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất
AMP vòng (cAMP) có vai trò gì?
Viết sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.
b. Thí nghiệm
Cho rượu nhạt (từ 5 → 60) hoặc bia vào đầy 2/3 cốc thủy tinh, cho thêm một ít chuối chín,
đậy cốc bằng vải màn để nơi ấm sau vài ngày.
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong cốc. Giải thích tại sao?
- Nếu tiếp tục để cốc này một thời gian nữa thì thành phần dịch trong cốc thay đổi như thế
nào?
Câu 7 (2 điểm) Phân bào
a. Vai trò của tubulin và actin trong phân bào ở tế bào tế bào động vật có gì khác với với
vai trò của prôtêin giống tubulin và prôtêin giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
b. Một loài có 2n=20. Có 10 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Tất

cả tế bào con đều trải qua giảm phân tạo giao tử.
- Có bao nhiêu giao tử đực được sinh ra?


- Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân?

- Nếu không xảy ra đột biến và trao đổi đoạn, loài có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao
tử?
- Khi xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở 2 trong số các cặp NST tương đồng có cấu trúc khác
nhau. Tính số loại giao tử của loài.
PHẦN II: VI SINH VẬT
Câu 8 (2 điểm) Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
a. Vi khuẩn lam Anabaena cylindrica sống tự do trong các thủy vực nước ngọt, có cấu tạo đa
bào dạng sợi, chứa diệp lục. Bên cạnh các tế bào bình thường là các tế bào dị hình có thành
dày, trong các tế bào này diễn ra quá trình cố định nitơ khí quyển.
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình cố định nitơ khí quyển trong tế bào dị hình.
- Lực khử cung cấp cho quá trình cố định nitơ là gì?
- Tại sao các tế bào dị hình lại có thành dày hơn các tế bào khác?
- Giải thích vì sao trong các tế bào dị hình diễn ra đồng thời cố định nitơ và quang hợp
nhưng enzim nitrôgenaza không bị bất hoạt?
b. Chủng E.coli I nguyên dưỡng với triptôphan và khuyết dưỡng với alanin. Chủng E.coli II
nguyên dưỡng với alanin và khuyết dưỡng với triptôphan.
- Thí nghiệm 1: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí với thời
gian 2 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (1) chứa môi trường thiếu đồng thời 2 chất triptôphan và
alanin.
- Thí nghiệm 2: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí có
triptôphan và alanin với thời gian 90 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (2) chứa môi trường thiếu
đồng thời 2 chất triptôphan và alanin.
Cho biết ở đĩa pêtri nào sẽ có khuẩn lạc mọc? Tại sao?
Câu 9 (2 điểm) Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
1. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính của nấm men.
2. Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi
khuẩn, người ta xác định có 2 nguồn cung cấp cacbon là glucozo và sorbitol. Em hãy vẽ đồ thị
sinh trưởng của vi khuẩn khi được cấy vào ống nghiệm này và chú thích. Giải thích.
Câu 10 (2 điểm) Vi rút và Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
a. Trình bày quá trình nhân lên của virut cúm trong tế bào vật chủ?



b. Tại sao khi bị cúm bác sĩ lại cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh?
.....................HẾT.....................
Người ra đề

Tăng Thị Ngọc Mai
Giáo viên tổ Sinh học – Trường THPT chuyên Hạ Long – SĐT:
0985968891

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC

LỚP: 10

Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã
định.


Câu Nội dung
Điểm
a. * - Đó là photpholipit.
1
- Cấu tạo: gồm 1 phân tử glixerol liên kết với 2 axit béo tại 2 nhóm hydroxyl 0,25
bằng liên kết este, vị trí hydroxyl thứ ba liên kết với một ancol phức thông qua
nhóm photphat.
Sự đa dạng của photpholipit dựa trên sự khác biệt giữa 2 axit béo và nhóm
ancol phức ở đầu photphat
- Tính chất : có tính lưỡng cực : đầu ancol ưa nước và đuôi axit béo kị nước
* - Thực vật thích nghi với môi trường lạnh chắc sẽ có nhiều axit béo không no

trong cấu trúc của lớp photpholipit của màng để tăng tính lỏng của màng tế

0,25
0,25

bào trong điều kiện nhiệt độ thấp.
- Thực vật thích nghi với môi trường nóng chắc sẽ có nhiều axit béo no hơn

0,25

trong cấu trúc của lớp photpholipit của màng, chúng cho phép các axit béo xếp
chặt hơn, giảm tính lỏng của màng tế bào và nhờ đó chúng được nguyên vẹn ở
nhiệt độ cao.
b. * Cấu trúc bậc 2:

0,25

Được duy trì bởi liên kết hidro giữa các phân giống nhau của các axit amin
trong chuỗi polipeptit (nhóm - NH, - CO, - CH)
Cấu trúc bậc 3:
- Liên kết hidro:hình thành giữa các gốc R phân cực

0,25

- Liên kết ion: hình thành giữa các gốc R tích điện trái dấu
- Tương tác kị nước:hình thành giữa các gốc R kị nước
- Tương tác vandecvan: hình thành giữa các gốc R không phân cực nằm cạnh
nhau
- Liên kết disunfit (liên kết cộng hóa trị) hình thành giữa các axit amin có
nhóm SH ở gốc R (cistein)

* Cấu trúc bậc 1 là trình tự các axit amin tác động đến cấu trúc bậc 2, cấu trúc
bậc 2 tác động đến cấu trúc bậc 3, cấu trúc bậc 3 tác động đến cấu trúc bậc 4
→ Trình tự axit amin tác động đến hình dạng của protein. Vì chức năng của
protein phụ thuộc vào hình dạng của protein nên thay đổi cấu trúc bậc 1 có thể
phá hủy chức năng của protein

0,5


2

a. + Loài 1: Do A = T = 21,G = X = 29 nên có ADN sợi kép
+ Loài 2: Do A ≠ T, G ≠ X → ADN mạch đơn .

0,25
0,25
0,25

+ Loài 3: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T → VCDT của loài này
là ARN hơn nữa do G = X = 29, A= U = 21 → ARN sợi kép.

0,25

+ Loài 4: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T → VCDT của loài này là
ARN hơn nữa do G ≠ X, A= U = 21 → ARN sợi đơn.
b. Tổng số liên kết hidro của gen là : 2Agen + 3Ggen = 1288.
mà Agen = A1 + T1, Ggen = G1 + X1.
à2Agen + 3Ggen = 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 1288.
- Trên mạch 1 có :
T1 = 1,5 A1;

G1 = A1 + T1 = 2,5A1;
X1 = T1 – A1 = 0,5A1.
à 2(A1 + 1,5 A1) + 3(2,5A1 + 0,5A1)
= 2(2,5A1) + 3(3A1) = 1288
= 5A1 +9A1 = 14A1 = 1288 à A1 =

1288
= 92.
14

0,25

0,25

0,25

- Sốnuclêôtitmỗiloạicủamạch 1 là:
A1 = 92; T1 = 92 × 1,5 = 138; G1 = 92 × 2,5 = 230; X1 = 92 × 0,5 = 46.
- Đápsố: 92A; 138T; 230G; 46X.

0,25
3

a.
- Bào quan đó là lưới nội chất trơn (LNCT)

0,25

- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau xinap) kích hoạt


0,25

bơm Ca2+ trên màng LNCT → bơm Ca2+ từ xoang LNCT ra bào tương.
- Ca2+ hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên kết giữa actin và
miozin, miozin trượt trên actin làm cơ co.

0,25

- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca 2+ trên màng LNCT
mở → Ca2+ từ bào tương đi vào xoang LNCT.

0,25


b.
- Tính động (tính lỏng) của màng sinh chất là do sự dịch chuyển của các thành
phần hóa học tham gia cấu trúc nên màng như phôtpholipit, prôtêin v.v.. ,

0,25

- tính động giúp màng sinh chất thực hiện được các chức năng của mình.
- Khi tế bào cần thu nhận một lượng lớn nước: Nhiều prôtêin tạo kênh
aquaporin được tổng hợp từ lưới lội chất hạt, sau khi được hoàn thiện tại thể 0,25
gôngi sẽ gia nhập vào màng sinh chất.
Ví dụ tế bào thành ống thận dưới tác động của hoocmôn ADH.

0,25

- Khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống gần tới điểm đóng băng của nước, màng
sinh chất được tăng cường thành phần axit béo không no để giúp tăng độ linh

động của màng chống lại nguy cơ tinh thể hóa màng do nhiệt độ thấp.
4

Ví dụ màng sinh chất ở tế bào thực vật sống ở vùng ôn đới.
a.
- Đối với thực vật CAM, khi loại bỏ tinh bột ra khỏi lục lạp thì không tái tạo
được chất nhận CO2 là A.PEP => vì thế chu trình không tiếp diễn.
- Đối với TV C4 khi loại bỏ tinh bột ra khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2

0,25

0.5

vẫn xảy ra bình thường vì quá trình tái tạo chất nhận CO2 (A.PEP) là từ
A.piruvic không liên quan đến tinh bột.
0.5
b.
- Do không có PSII nên không có quá trình quang phân li nước nên không sản
sinh ra O2 trong tế bào bao bó mạch.
- Do đó tránh được vấn đề O2 cạnh tranh với CO2 để liên kết với enzim rubisco

0.5

trong các tế bào bao bó mạch, do đó tránh được hô hấp sáng.
0.5
5

a. Tổng hợp ATP ở tế bào nhân sơ
- Tổng hợp tại tế bào chất qua quá trình đường phân
Phương trình tóm tắt: 1 Glucôzơ → 2 axit piruvic + 2 ATP

- Tổng hợp tại màng sinh chất qua hoạt động của chuỗi chuyền electron.

0,25
0,25
0,25

Phương trình tóm tắt:
NADH, FADH2 + O2 + ADP + Pi → NAD+ + FAD+ + H2O + ATP

0,25


b.
- Sự tổng hợp ATP trên màng trong ti thể bị giảm.

0,25

- Giải thích: H+ từ xoang gian màng qua kênh H+ đi vào chất nền ti thể làm triệt

0,25

tiêu gradien H+ giữa hai bên màng trong.

6

- Quá trình đường phân tăng lên.

0,25

- Giải thích: Do thiếu ATP nên tế bào phải tăng phân giải đường đề bù lại


0,25

lượng ATP bị thiếu hụt.
a.
*Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể

0,25

màng.
*Giải thích: Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết
đặc thù với thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G,

0,25

prôtêin G hoạt hóa enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP →
AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển
nhóm phosphat và hoạt hoá enzym glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác
phân giải glicôgen thành glucôzơ.
*cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym

0,25

photphorilaza phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại
thông tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ.
*Sơ đồ:
Adrênalin → thụ thể màng → Prôtêin G → enzym adênylat cyclaza → cAMP
→ các kinaza → glicôgen phosphorylaza → (glicôgen → glucôzơ).

0,25


b. Thí nghiệm
- Hiện tương: xuất hiện lớp váng trắng nổi lên trên bề mặt cốc
- Giải thích: Vi khuẩn axêtic phát triển và ôxi hóa rượu thành axit axêtic theo
phương trình: CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q
- Là VK hiếu khí nên chúng phát triển mạnh ở lớp trên mặt do ở đó có nhiều
O2 → VK liên kết thành đám.

0,25
0,25
0,25

- Nếu để tiếp tục một thời gian nữa, VK axêtic sẽ tiếp tục ôxi hóa axit axêtic
thành CO2 và H2O làm pH trong cốc tăng lên, vị chua giảm dần

0,25


7

a. Sự khác nhau
* Trong phân bào ở sinh vật nhân thực:
- tubulin tham gia hình thành thoi phân bào di chuyển nhiễm sắc thể;

0,25

- actin có chức năng liên kết với prôtêin myosin trong quá trình phân chia tế

0,25


bào chất.
* Trong sự phân đôi của vi khuẩn:
- prôtêin giống actin của tế bào nhân thực tham gia vào quá trình di chuyển của

0,25

NST trong phân bào;
- prôtêin giống tubulin giúp tách riêng hai tế bào vi khuẩn con.

0,25

b.
* Số giao tử đực được sinh ra:
- Số tế bào sinh tinh là: 10 x 24=160

0,25

- Số giao tử đực được sinh ra là: 160x4=640.
* Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân là:
10 x (24-1) x 2n = 3000 NST

0,25

* Nếu không xảy ra đột biến và trao đổi đoạn, loài trên có thể cho tối đa 210
loại giao tử

0,25

* Khi xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở 2 trong số các cặp NST tương đồng có cấu
trúc khác nhau, số loại giao tử của loài


0,25

2n-k x 4k = 2n+k loại = 210+2=212 loại.
8

a.
Vi khuẩn lam Anabaena cylindrica
- Sơ đồ tóm tắt:
0,25

- Lực khử: NADH, NADH2 , trong đó NADH2 là sản phẩm quang hợp của các
tế bào bên cạnh có cả hai hệ quang PSI và PSII.

0,25

- Vì cố định nitơ là quá trình kị khí bắt buộc, thành tế bào dị hình dày để ngăn
cản sự khuếch tán vào của O2 từ môi trường nước và từ các tế bào bên cạnh.
- Bộ máy quang hợp trong tế bào dị hình chỉ có hệ quang PSI do đó quá trình

0,25


quang hợp không thải O2 nên không ảnh hưởng tới enzin nitrogenaza.

0,25

b. Thí nghiệm
- Đĩa 1 không có khuẩn lạc mọc.
- Giải thích: Trong đĩa 1 chủng I không tổng hợp được alanin, chủng II không

tổng hợp được triptôphan nên cả hai chủng không sống được.
- Đĩa 2 có khuẩn lạc mọc.

0,25
0,25
0,25

- Giải thích: Trong thời gian 90 phút, 2 chủng tiếp hợp với nhau để tạo nên
chủng lai nguyên dưỡng với cả 2 loại aa trên → trong đĩa 2 VK vẫn tự tổng

0,25

hợp được Trip và Ala → VK phát triển bình thường.
9

a.

– Phân đôi ở nấm men rượu rum: tế bào dài ra, ở giữa hình thành vách ngăn,

0,25

chia tế bào thành 2 phần bằng nhau, mỗi tế bào con sẽ có 1 nhân.
- Chủ yếu là nảy chồi: vật chất mới tổng hợp được huy động tới chồi, làm nó

0,25

phình ra, tạo vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ, sau đó chồi tách khỏi mẹ và
tiếp tục lớn
b.


0,5

Chú thích: 1,3: Pha tiềm phát; 2, 4: Pha lũy thừa; 5: Pha cân bằng; 6: Pha suy
vong; 7: Pha sinh trưởng thêm
(HS vẽ đúng đồ thị và chú thích đúng từ 1-4 cho 0,25 điểm)
- Nguồn glucose đơn giản, dễ phân giải hơn sorbitol => vi khuẩn sử dụng

0,25

glucose trước, khi hết glucose sẽ dùng sorbitol => 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy
thừa
- Nuôi cấy trong ống nghiệm là nuôi cấy không liên tục => dinh dưỡng dần cạn
kiệt, chất độc và sản phẩm chuyển hóa tăng => số lượng vi khuẩn sinh ra bằng

0,25


số lượng vi khuẩn chết đi (pha cân bằng)
- Khi môi trường cạn kiệt dinh dưỡng, chất độc càng nhiều => vi khuẩn chết đi

0,25

nhiều hơn vi khuẩn sinh ra => pha suy vong
- Vi khuẩn chết đi là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn còn sống

0,25

sót => sinh trưởng thêm.
a. Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào vật chủ:
10


- Hấp phụ: gai H gắn với thụ thể của tế bào chủ là axit sialic còn gọi là axit
neuraminic……………………………………………………………………….

0,25

- Xâm nhâp: nhập bào tạo endosome rồi dung hợp với lizoxom. Enzim của
lizoxom phân giải vỏ capsit giải phóng gennom virut.

0,25

- Tổng hợp các thành phần và lắp ráp:
+ Tiến hành sao chép, phiên mã trong nhân vì chúng cần cắt một đoạn mARN
của tế bào chủ làm mồi.

0,25

+ Virus tổng hợp ARN (+) trên khuôn ARN (-) nhờ ARN polimeraza phụ
thuộc ARN do virus mang theo.

0,25

+ Sợi ARN (+) lai làm khuôn để tổng hợp các sợi ARN (-) mới .
Một số ARN (-) được dùng làm gennom để lắp ráp, số khác dùng làm khuôn

0,25

để tổng hợp mARN
+ mARN ra khỏi nhân tổng hợp protein : Gồm proten sớm vào nhân để tổng
hợp thêm ARN (-) và protein muộn ( protein cấu trúc) để lắp ráp nucleocapsit

trong nhân. Proten cấu trúc khác (protein H và N) được bao bởi màng Gongi

0,25

đưa ra cắm cào màng sinh chất
- Giải phóng: Virus ra khỏi tế bào theo lối nảy chồi
b. Khi bị cúm: vi rút cúm gây ra các tổn thương trong các mô, hệ miễn dịch tập
trung diệt virut nên các vi khuẩn gây bệnh cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Uống
thuốc kháng sinh giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh cơ hội
.....................HẾT.....................

0,5



×