Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Công tác văn phòng phòng nội vụ huyện đình lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..........................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
4. Nguồn tài liệu tham khảo................................................................................................2
5. Lịch Sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................3
7. Bố cục của đề tài.............................................................................................................3

PHẦN I: KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN.............4
1.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ....................................................4
1.1.1 Vị trí và chức năng.....................................................................................................4
1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.............................................................................................4
1.1.3 Tổ chức và biên chế...................................................................................................8
1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính phòng Nội vụ
huyện Đình Lập...................................................................................................................9
1.2.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng ........................................................................9
1.2.1.1. Quy định làm việc..................................................................................................9
1.2.1.2. Tổ chức bộ máy......................................................................................................9
1.2.1.3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc...........................................................9
1.2.1.4. Chế độ hội họp, đi công tác và thông tin báo cáo................................................11
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Đình
Lập....................................................................................................................................12
1.2.2.1. Vị trí, chức năng...................................................................................................12
1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn...........................................................................................12
1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức......................................................................................................16


1.2.3. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí phòng Nội vụ
huyện Đình Lập.................................................................................................................17

PHẦN II. TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ ...................21
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN ĐÌNH LẬP...........................................................21
2.1 Quy chế công tác văn thư phòng Nội vụ huyện Đình Lập..........................................22
2.1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng................................................................................22
2.1.2. Trách nhiệm đối với công tác văn thư.....................................................................22
2.1.3. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư......................................................22
2.2. Soạn thảo và ban hành văn bản..................................................................................23
2.2.1 Hình thức văn bản....................................................................................................23
2.2.2 Thể thức văn bản......................................................................................................23
2.2.3. Soạn thảo văn bản...................................................................................................24
2.2.4. Duyệt dự thảo văn bản, sửa chữa, bổ sung dự thảo văn bản đã duyệt....................24
2.2.5. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành.................................................................25
2.2.6. Ký văn bản..............................................................................................................25
2.2.7. Bản sao văn bản......................................................................................................25
2.3. Quản lý văn bản đi – đến..........................................................................................25
2.3.1 Nguyên tắc chung.....................................................................................................25
2.3.2. Trình tự quản lý văn bản đến..................................................................................26
2.3.2.1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến..........................................................................26
2.3.2.2. Trình, chuyển giao văn bản đến...........................................................................27

Dương Quang Hảo

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.3.2.3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến..............................28
2.3.3. Trình tự quản lý văn bản đi.....................................................................................28
2.3.3.1. Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số và ngày, tháng của văn
bản.....................................................................................................................................28
2.3.3.2. Đăng ký văn bản đi..............................................................................................29
2.3.3.3. Nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật......................................30
2.3.3.4. Thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi...........32
2.4 Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.........................................34
2.4.1. Nội dung việc lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập...................................34
2.4.2. Giao nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan. ......................................................35
2.4.3. Trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan,
tổ chức ..............................................................................................................................36
2.5. Quản lý và sử dụng con dấu.......................................................................................36
2.5.1. Quản lý con dấu......................................................................................................36
2.5.2. Sử dụng con dấu......................................................................................................37

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.....................................38
3.1. Đánh giá chung..........................................................................................................38
3.3.1. Ưu điểm...................................................................................................................38
3.3.2. Hạn chế...................................................................................................................38
3.3.3. Nguyên nhân...........................................................................................................39
3.2. Đề xuất, kiến nghị......................................................................................................39
3.2.1. Đề xuất kiến nghị đối với cơ quan .........................................................................39
3.2.2. Đề xuất, kiến nghị đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội.....................................40

PHỤ LỤC...........................................................................................................41

Dương Quang Hảo


Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng
tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước; cán bộ công
chức, viên chức nhà nước; cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn; địa giới
hành chính; cải cách hành chính; tôn giáo; hội, tổ chức phi chính phủ; công tác
thanh niên; văn thư, lưu trữ nhà nước và thi đua, khen thưởng.
Phòng Nội vụ còn phối hợp với các phòng, đơn vị chuyên môn khác thuộc
UBND huyện để tổ chức thực hiện chức năng quản lý, tham mưu cho UBND
huyện.
Phòng Nội vụ huyện Đình Lập thực hiện chức năng quản lý nhà nước
ngoài chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
huyện , đồng thời còn chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Nội vụ tỉnh.
Lý do chọn Phòng Nội vụ là nơi thực tập vì cơ quan phù hợp với chuyên
ngành Quản trị văn phòng tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Sinh viên có thể áp
dụng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đã học tại nhà trường như soạn thảo
các loại văn bản: quyết định, công văn, báo cáo, kế hoạch, tờ trình, giấy mời,
biên bản hội nghị, hội hop; đăng ký văn bản đi, văn đến; phân loại văn bản;
chỉnh lý tài liệu; sử dụng con dấu; các kỹ năng giao tiếp; phân tích, đánh giá,
tổng hợp; văn hóa công sở; sử dụng trang thiết bị trong văn phòng và thực hiện

các nghiệp vụ về văn phòng...tại cơ quan thực tập.
Thực tập tại Phòng Nội vụ là cơ hội để sinh viên tìm hiểu rõ hơn về công
việc thực tế, thực hiện các nhiệm vụ được giao, từ đó giúp ích cho bản thân sinh
viên sau khi ra trường có thêm kinh nghiệm làm việc.
Phòng Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhiều các lĩnh
vực khác nhau, do đó sinh viên có thể học hỏi, có thêm những kiến thức, kinh

Dương Quang Hảo

1

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nghiệm trong một số lĩnh vực tại cơ quan ngoài những kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ đã được học tại nhà trường.
Ngoài ra thực tập tại Phòng Nội vụ huyện Đình Lập giúp cho em hiểu rõ
hơn về tình hình sử dụng cán bộ công chức, viên chức; công tác xây dựng chính
quyền; cải cách hành chính….tại địa phương mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, khảo sát về công tác văn phòng;
Nghiên cứu, khảo sát về văn hóa công sở;
Nghiên cứu, khảo sát về công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn
phòng;
Nghiên cứu, khảo về công tác văn thư lưu trữ của Phòng Nội vụ huyện
Đình Lập.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác tổ chức điều hành của phòng Nội vụ.
4. Nguồn tài liệu tham khảo
Khảo sát một số báo cáo của các anh chị khóa trước học trường Đại học
Nội vụ Hà Nội đã đi kiến tập, thực tập tại Phòng Nội vụ.
Khảo sát, nghiên cứu các tài liệu, giáo trình Văn hóa công sở, Nghi thức
nhà nước…
Khảo sát, nghiên cứu một số văn bản Luật: Thông tư 04/2008/TT-BNV
ngày 4 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ của UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Lịch Sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác tổ chức điều hành của phòng Nội Vụ đã được một
số sinh viên thực tập phòng thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề
nghiên cứu chưa được thực hiện một cách cụ thể, chi tiết.
Công tác tổ chức điều hành của phòng Nội vụ cần phải làm rõ các vấn đề
sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức;
Dương Quang Hảo

2

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Nội quy, quy chế;
- Quản lý hoạt động công tác hành chính văn phòng;

- Tổ chức thực hiện công tác văn thư lưu trữ;
- Tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng;
- Tìm hiểu về văn hóa công sở;
- Công tác xây dựng chính quyền và địa giới hành chính;
- Công tác cải cách hành chính;
- Công tác tôn giáo;
- Công tác thi đua, khen thưởng;
- Đánh giá, kiểm tra.
6. Phương pháp nghiên cứu
Việc khảo sát, nghiên cứu được thực hiện theo các phương pháp sau:
- Phỏng vấn
- Thống kê
- Phân tích
- Tổng hợp
7. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần, gồm:
Phần 1: khảo sát công tác văn phòng của cơ quan.
Phần 2. Tìm hiểu về tổ chức công tác văn thư phòng Nội vụ huyện Đình
Lập.
Phần 3. kết luận

Dương Quang Hảo

3

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN I: KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN
1.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ
1.1.1 Vị trí và chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về:
Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;
thi đua - khen thưởng; công tác thanh niên.
Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm,
biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành
quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương
trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành
pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Về tổ chức, bộ máy:


Dương Quang Hảo

4

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành
văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng
Nội vụ.
+, Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền
quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Về quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập:
+, Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao biên chế công chức,
giao số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập sau khi được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
+, Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức:
+, Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý xây
dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên ;
+, Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện đôn đốc, theo dõi, thẩm định, tổng

hợp việc xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức;
- Về công tác xây dựng chính quyền:
+, Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức và
hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp trên địa bàn;
+, Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

Dương Quang Hảo

5

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện các văn bản, đề án
liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới .
- Về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
+, Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ,
công chức cấp xã;
+, Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng, quản lý
công chức cấp xã; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã

và những người hoạt động không chuyên trách.
- Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức:
+, Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ
quan chuyên môn cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải
cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức ở địa phương;
+, Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về cải cách hành chính, cải cách
chế độ công vụ, công chức ở địa phương theo quy định.
- Về công tác văn thư, lưu trữ:
+, Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư,
lưu trữ của Nhà nước và của tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp huyện và
cấp xã theo quy định của pháp luật;
+, Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định
của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
+, Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong
trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà
nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp huyện;

Dương Quang Hảo

6

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi

đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,
khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Về công tác tôn giáo:
+, Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
+, Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề
cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Về công tác thanh niên:
+, Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên và công tác thanh niên;
+, Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên theo quy định; giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh
niên, công tác thanh niên theo quy định và theo phân cấp;
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về
công tác nội vụ trên địa bàn; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội
vụ đối với các cơ quan, đơn vị ở cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thực hiện việc kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý theo thẩm quyền
hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về công tác nội vụ trong địa
bàn huyện theo quy định.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác
nội vụ trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức
trong cơ quan Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật.
Dương Quang Hảo


7

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo
quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các
lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và hướng
dẫn của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp
huyện hoặc theo quy định của pháp luật.
1.1.3 Tổ chức và biên chế
- Phòng Nội vụ có 01Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và
các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ:
+, Trưởng phòng Phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng
Nội vụ;
+, Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ giúp Trưởng phòng phụ trách và theo
dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp
luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng
phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng;
+, Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, đánh giá, khen
thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức và thực hiện chế độ, chính sách khác

đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định.
- Biên chế:
+, Biên chế công chức của Phòng Nội vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;

Dương Quang Hảo

8

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Việc bố trí công tác đối với công chức của Phòng Nội vụ phải căn cứ
vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lực
của công chức.
Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng Nội vụ (Phụ lục 1)
1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành
chính phòng Nội vụ huyện Đình Lập
1.2.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng
1.2.1.1. Quy định làm việc
Quy định làm việc của phòng Nội vụ huyện Đình Lập áp dụng cho cán
bộ, công chức của phòng quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, cách thức
làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của phòng Nội vụ.
1.2.1.2. Tổ chức bộ máy

- Biên chế: 07 biên chế.
- Tổ chức bộ máy:
+, Lãnh đạo phòng Nội vụ gồm: 01 Trưởng phòng và 01 Phó trưởng
phòng.
+, 4 chuyên viên và 01 lao động hợp đồng.
1.2.1.3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phòng
Phòng Nội vụ huyện Đình Lập giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền
hạn đã đựơc quy định, thảo luận tập thể và quyết định chương trình làm việc
tháng, quý, 6 tháng, 1 năm.
Cách thức giải quyết công việc: Trưởng Phòng chuẩn bị nội dung, từng
vấn đề để đưa ra cuộc họp thảo luận thống nhất nhiệm vụ tháng, quý, 6 tháng, 1
năm.
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Lãnh đạo phòng
1. Trưởng Phòng: Trần Thị Yến
Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Giám đốc Sở về quản lý nhà
nước đối với ngành, lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi toàn huyện và nắm
Dương Quang Hảo

9

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

vững chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước và chỉ thị của Nghị quyết, các văn bản pháp quy của tỉnh, huyện, ngành.

Đề xuất và quyết định các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian để tập
trung chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, chủ tài
khoản cơ quan, chăm lo xây dựng Đảng, công tác đoàn thể, công tác tư tưởng,
quản lý công chức, giữ gìn sự thống nhất trong nội bộ cơ quan.
Trực tiếp chuẩn bị nội dung chủ trì các cuộc họp quan trọng, phát huy trí
tuệ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
Ngoài ra còn hướng dẫn tập sự cho chuyên viên tập sự của Phòng.
2. Phó Trưởng Phòng: Hoàng Văn Hưng
Trực tiếp chỉ đạo mảng Thi đua- Khen thưởng; Mảng cán bộ, công chức
cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách; công tác văn thư lưu trữ;
công tác Thanh niên; các tổ chức hội phi chính phủ; công tác tôn giáo.
Trực tiếp đảm nhiệm: Công tác quản lý địa giới hành chính; phân loại
chính quyền cơ sở hàng năm; công tác quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác Thanh
niên, các tổ chức Hội phi chính phủ; công tác tôn giáo; đánh giá công chức cấp
xã hàng năm.
Báo cáo và đề xuất với Trưởng phòng xem xét quyết định xử lý kịp thời
công việc liên quan. Hướng dẫn tập sự cho chuyên viên tập sự và thực hiện một
số nhiệm vụ khác khi được phân công.
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ công chức của
Phòng.
1. Bế Xuân Hải, Cán sự
Trực tiếp đảm nhiệm: Đối với các chức danh những người hoạt động
không chuyên trách: Về nhân sự theo dõi tăng, giảm biến động hàng năm, xếp
hưởng mức phụ cấp theo quy định, theo dõi hợp đồng lao động theo Nghị định
44/2003/NĐ-CP đối với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn; Quản lý
công tác văn thư lưu trữ. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công.
2. Hoàng Ngọc Thảo, chuyên viên
Dương Quang Hảo

10


Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trực tiếp đảm nhiệm mảng cán cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp,
công tác nhân sự, nâng bậc lương, nâng hạng, chuyển ngạch, bổ nhiệm vào
ngạch, điều động, thuyên chuyển; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức các
đơn vị sự nghiệp, giải quyết chế độ chính sách như: nghỉ hưu, thôi việc, kỷ luật.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được sự phân công.
3. Nông Thị Viên, chuyên viên
Trực tiếp đảm nhiệm công tác quản lý hồ sơ CB, CC, viên chức cấp huyện
và cấp xã; công tác cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, giải quyết các chế
độ, chính sách NBL, chuyển xếp lương theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đánh giá cán bộ công chức cấp xã, kỷ luật; tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm
của cơ quan; công tác cải cách hành chính, công tác tổ chức bộ máy, thành lập,
sáp nhập, giải thể các cơ quan, đơn vị. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi
được sự phân công.
4. Mã Thị Huệ, chuyên viên tập sự
Trực tiếp đảm nhiệm công tác thi đua- khen thưởng; công tác Kê khai tài
sản. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được sự phân công.
5. Nguyễn Mộng Dần, chuyên viên hợp đồng
Trực tiếp đảm nhiệm công tác kế toán của phòng; Công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được
sự phân công.
1.2.1.4. Chế độ hội họp, đi công tác và thông tin báo cáo
- Chế độ họp:

Hàng tháng Phòng tổ chức họp để kiểm điểm công việc thực hiện để phát
huy mặt mạnh khắc phục mặt còn hạn chế. Triển khai công tác tháng sau.(Thời
gian sau khi dự giao ban UBND huyện xong) Trưởng phòng chủ động để họp
phòng.
- Đi công tác:
Căn cứ thực tế công việc của từng tháng, quý và yêu cầu nắm bắt tình
hình của cơ sở và yêu cầu tập huấn của Sở chủ quản, lãnh đạo phòng cử cán bộ
Dương Quang Hảo

11

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

công chức đi công tác theo chuyên môn phụ trách. Trưởng phòng đi công tác
trên 03 ngày báo cáo huyện và cử cấp phó thay giải quyết công việc. Khi hoàn
thành chuyển công tác phải báo cáo với lãnh đạo Phòng.
- Chế độ thông tin báo cáo:
Hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo
định kỳ.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng
Nội vụ huyện Đình Lập
1.2.2.1. Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ huyện Đình Lập là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành

chính, sự nghiệp nhà nước; cán bộ công chức, viên chức nhà nước; cán bộ công
chức cấp xã, phường, thị trấn; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cải
cách hành chính; tôn giáo; hội, tổ chức phi chính phủ; công tác thanh niên; văn
thư, lưu trữ nhà nước và thi đua, khen thưởng.
Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu
sự chỉ đạo và kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở nội vụ.
1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoach, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc lính vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Về tổ chức bộ máy
Dương Quang Hảo

12

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Tham mưu giúp UBND huyện quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên cấp huyện theo hướng dẫn của các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
+, Trình UBND huyện quyết định hoặc tham mưu để UBND huyện trình
cấp có thẩm quyền quyết định thánh lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện.
+, Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+, Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp
nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp.
+, Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế, hành
chính sự nghiệp hàng năm.
+, Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp.
+, Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự
nghiệp cấp huyện và UBND cấp xã.
- Về cán bộ công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và cán bộ công
chức cấp xã.
+, Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công
chức, viên chức.
+, Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn, và
thực hiện chính sách đối với cán bộ,công chức và cán bộ không chuyên trách,
phường, thị trấn theo phân cấp.
- Về công tác xây dựng chính quyền và địa giới hành chính.

Dương Quang Hảo

13


Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Giúp UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tổ
chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân cấp
của UBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh.
+, Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê
duyệt các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật.
+, Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình HĐND cùng
cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu
trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
+, Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, bản, tổ dân phố trên
địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng,
bản, tổ dân phố.
- Về công tác cải cách hành chính.
+, Giúp UBND huyện triển khai đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND cáp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa
phương.
+, Tham mưu, giúp UBND về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách
hành chính ở địa phương.
+, Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương, báo cáo UBND
cấp huyện và cấp tỉnh.

- Về công tác tôn giáo.
+, Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn.
+, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND
tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Dương Quang Hảo

14

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Về công tác thanh niên.
+, Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên được giao.
+, Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch về thanh niên và công tác thanh niên sau khi được phê duyệt.
+, Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên được giao.
- Về công tác văn thư, lưu trữ.
+, Hướng, dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư,
lưu trữ của nhà nước và của tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp huyện và
cấp xã.

+, Thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp
luật.
+, Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
trong hoạt dộng văn thư, lưu trữ.
+, Quản lý tài liệu lưu trữ ở cấp huyện theo hướng dẫn của sở nội vụ.
- Về công tác thi đua, khen thưởng.
+, Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua – khen thưởng cấp
huyện.
+, Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,
khen thưởng theo quy định của pháp luật.
+, Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt dộng
của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.

Dương Quang Hảo

15

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo
việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND cấp
huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND cấp huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ Đình Lập theo quy định của
pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
- Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác
được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện.
1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức
(Phụ lục 2)
- Bộ máy phòng Nội Vụ huyện Đình Lập gồm có:
+, 01 Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng.
+, 01 Cán sự và 04 chuyên viên .
- Phòng Nội vụ huyện Đình Lập làm việc theo chế độ Thủ trưởng và
được tổ chức thành 3 bộ phận như sau:
+, Bộ phận cán bộ công chức viên chức.
Dương Quang Hảo

16


Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+, Bộ phận xây dựng chính quyền.
+, Bộ phận thi đua khen thưởng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND
cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao và toàn bộ hoạt động của phòng.
Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó trưởng phòng được Trưởng phòng
ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý Nhà
nước về nội vụ trên địa bàn huyện được bố trí, sắp xếp tương ứng với nhiệm vụ
được giao.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, dặc điểm tình hình cụ thể của đơn vị,
trình độ, năng lực của cán bộ, Phòng Nội vụ huyện Đình Lập tổ chức thành Lập
các bộ phận gồm những công chức được phân công đảm nhận các chức danh
công việc trên các mặt công tác của Phòng.
Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn
nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng
phòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định theo quy định của pháp luật và
phân cấp quản lý của UBND tỉnh.
Biên chế của Phòng Nội vụ Đình Lập do Chủ tịch UBND huyện quyết
định trong tổng biên chế hành chính của huyện đã được UBND tỉnh giao. Việc
bố trí biên chế của Phòng Nội vụ phải bao quát được các lĩnh vực công tác của

Phòng trên cơ sở căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch
công chức theo quy định.
Phòng Nội vụ huyện Đình Lập được cấp kinh phí theo quy định để đảm
bảo các hoạt động của phòng.
1.2.3. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị
trí phòng Nội vụ huyện Đình Lập
Dương Quang Hảo

17

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Trưởng phòng
Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Giám đốc Sở về quản lý nhà
nước đối với ngành, lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi toàn huyện và nắm
vững chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước và chỉ thị của Nghị quyết, các văn bản pháp quy của tỉnh, huyện, ngành.
Đề xuất và quyết định các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian để tập
trung chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, chủ tài
khoản cơ quan, chăm lo xây dựng Đảng, công tác đoàn thể, công tác tư tưởng,
quản lý công chức, giữ gìn sự thống nhất trong nội bộ cơ quan.
Trực tiếp chuẩn bị nội dung chủ trì các cuộc họp quan trọng, phát huy trí
tuệ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
Ngoài ra còn hướng dẫn tập sự cho chuyên viên tập sự của Phòng.
-) Yêu cầu: 01 người

- Phó Trưởng phòng
Trực tiếp chỉ đạo mảng Thi đua- Khen thưởng; Mảng cán bộ, công chức
cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách; công tác văn thư lưu trữ;
công tác Thanh niên; các tổ chức hội phi chính phủ; công tác tôn giáo.
Trực tiếp đảm nhiệm: Công tác quản lý địa giới hành chính; phân loại
chính quyền cơ sở hàng năm; công tác quy chế dân chủ ở cơ sở, đánh giá công
chức cấp xã hàng năm.
Báo cáo và đề xuất với Trưởng phòng xem xét quyết định xử lý kịp thời
công việc liên quan. Ngoài ra còn hướng dẫn tập sự cho chuyên viên tập sự và
thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công.
-) Yêu cầu: 01 người
- Cán sự
Trực tiếp Đảm nhiệm: Đối với các chức danh những người hoạt động
không chuyên trách: Về nhân sự theo dõi tăng, giảm biến động hàng năm, xếp
hưởng mức phụ cấp theo quy định, theo dõi hợp đồng lao động theo Nghị định
44/2003/NĐ-CP đối với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn; công tác
Dương Quang Hảo

18

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện một số nhiệm vụ
khác khi được phân công.
-) Yêu cầu: 01 người

- Chuyên viên ( 6 )
Trực tiếp đảm nhiệm mảng cán cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp,
công tác nhân sự, nâng bậc lương, nâng hạng, chuyển ngạch, bổ nhiệm vào
ngạch, điều động, thuyên chuyển; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức các
đơn vị sự nghiệp, giải quyết chế độ chính sách như: nghỉ hưu, thôi việc, kỷ luật.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được sự phân công.
-) Yêu cầu: 01 người
Trực tiếp đảm nhiệm công tác quản lý hồ sơ CB, CC, viên chức cấp huyện
và cấp xã; công tác cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, giải quyết các chế
độ, chính sách NBL, chuyển xếp lương theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đánh giá cán bộ công chức cấp xã, kỷ luật; tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm
của cơ quan và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được sự phân công.
-) Yêu cầu: 01 người
Trực tiếp đảm nhiệm công tác thi đua- khen thưởng; Công tác Văn thư
theo dõi chuyển công văn đi, đến; quản lý con dấu của cơ quan; Thực hiện một
số nhiệm vụ khác khi được sự phân công.
-) Yêu cầu: 01 người
Trực tiếp đảm nhiệm công tác cải cách hành chính, công tác tổ chức bộ
máy, thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, đơn vị. Ngoài ra còn thực hiện
một số nhiệm vụ khác khi được sự phân công.
-) Yêu cầu: 01 người
Trực tiếp đảm nhiệm công tác Kê khai tài sản, công tác Thanh niên, các tổ
chức Hội phi chính phủ, công tác tôn giáo. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi
được sự phân công.
-) Yêu cầu: 01 người

Dương Quang Hảo

19


Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trực tiếp đảm nhiệm công tác kế toán của phòng. Thực hiện một số nhiệm
vụ khác khi được sự phân công.
-) Yêu cầu: 01 người

Dương Quang Hảo

20

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN II. TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN ĐÌNH LẬP
Công tác Văn thư là hoạt động quản lý thông tin bằng văn bản phục vụ
cho lãnh đạo quản lý, điều hành công việc của cơ quan, đảm bảo cung cấp thông
tin một cách kịp thời, chính xác đồng thời được xác định là một hoạt động của
bộ máy quản lý nói chung và chiếm một phần lớn nội dung hoạt động của Văn
phòng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý hoạt động của một cơ
quan.

Công tác văn thư của cơ quan giúp cho các hoạt động chuyên môn của cơ
quan được làm tốt, nhanh chóng và hiệu quả hơn thì đòi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu
về công tác văn thư theo quy định của nhà nước. Nắm bắt được tầm quan trọng
đó công tác văn thư của phòng Nội vụ huyện Đình Lập luôn thực hiện đổi mới.

Dương Quang Hảo

21

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1 Quy chế công tác văn thư phòng Nội vụ huyện Đình Lập
Quy chế công tác văn thư của Phòng Nội vụ bao gồm tất cả những
quy định về hoạt động văn thư trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành của
Phòng Nội vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bộ máy làm công tác văn thư tại phòng Nội vụ huyện Đình Lập được
chia thành tổ quản lý về công tác văn thư
2.1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế quy định các hoạt động về văn thư trong quá trình quản lý, chỉ
đạo của Phòng Nội vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đối tượng áp dụng:
Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản;
quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ
quan; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử

dụng con dấu trong công tác văn thư.
2.1.2. Trách nhiệm đối với công tác văn thư
- Trưởng Phòng Nội vụ trong việc quản lý công tác văn thư
+, Tổ chức xây dựng, ban hành, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, quy
định về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành;
+, Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu
trữ đối với đơn vị mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về công tác văn thư theo thẩm quyền.
+, Triển khai và tổ chức thực hiện các quy định của cơ quan về công tác
văn thư .
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức Phòng Nội vụ
Trong quá trình giải quyết công việc, mỗi cán bộ, công chức trong đơn vị,
phải lập hồ sơ công việc của mình được giao giải quyết công việc đó (mở hồ sơ từ
đầu cho đến khi công việc đó kết thúc) liên quan đến công tác văn thư, mỗi cán bộ,
công chức, phải thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan về văn thư.
2.1.3. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư
Dương Quang Hảo

22

Lớp QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Mọi hoạt động trong công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan phải thực hiện
theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.


2.2. Soạn thảo và ban hành văn bản
2.2.1 Hình thức văn bản
Gồm các loại hình văn bản sau:
- Văn bản hành chính;
- Văn bản chuyên ngành;
- Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài.
2.2.2 Thể thức văn bản
- Văn bản hành chính
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng
01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính.
+, Các hình thức văn bản hành chính: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá
biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình,
kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công
văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy
uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên
nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công”.
+, Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:
• Quốc hiệu;
• Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
• Số, ký hiệu của văn bản;
• Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
• Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
• Nội dung văn bản;
Dương Quang Hảo

23

Lớp QTVP K1C



×