Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng thực tiễn tại phõng nội vụ huyện long hồ tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
____ǁᴥǁ____

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011 - 2015)
Đề tài:

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƢỞNG - THỰC TIỄN TẠI
PHÕNG NỘI VỤ HUYỆN LONG HỒ - TỈNH VĨNH LONG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Diệp Thành Nguyên

Nguyễn Phƣớc Lợi
MSSV: 5117320
Lớp: HG1165A1

Hậu Giang - 11/2014


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................


.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

................................MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3. Giới hạn của luận văn ................................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI ĐUA - KHEN THƢỞNG................................. 5
1.1 Những vấn đề lý luận chung về công tác thi đua ...................................................... 5
1.1.1 Khái niệm thi đua .................................................................................................... 5
1.1.2 Nguyên tắc và bản chất của thi đua ........................................................................ 6
1.1.3 Vai trò của thi đua ................................................................................................... 8
1.2 Những vấn đề lý luận chung về công tác khen thƣởng ............................................ 8
1.2.1 Khái niệm khen thưởng ........................................................................................... 8
1.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của khen thưởng............................................................ 9
1.3 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thƣởng .............................................................. 10
1.4 Khái quát quản lý Nhà nƣớc về công tác thi đua, khen thƣởng ........................... 12
1.4.1 Khái niệm .............................................................................................................. 12
1.4.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ................. 12
1.4.3 Những hoạt động quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ................ 12

1.5 Tổng quan về công tác thi đua, khen thƣởng trong những năm qua ở nƣớc ta .. 13
1.5.1 Sự hình thành công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta ....................................... 13
1.5.2 Công tác thi đua, khen thưởng qua các thời kỳ .................................................... 13
1.5.2.1 Thời kì bảo vệ xây dựng chính quyền non trẻ ................................................ 13
1.5.2.2 Thời kì kháng chiến chống pháp .................................................................... 14
1.5.2.3 Thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, giải phóng miền nam và
thống nhất đất nước ........................................................................................................... 15
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

1.5.2.4 Thời kì đổi mới ............................................................................................... 17
1.6 Hệ thống cơ quan làm công tác thi đua khen thƣởng ............................................ 18
1.6.1 Ở trung ương ......................................................................................................... 18
1.6.2 Ở địa phương ........................................................................................................ 20
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG CÔNG TÁC THI
ĐUA, KHEN THƢỞNG .................................................................................................. 23
2.1 Những quy định chung về quản lý nhà nƣớc về công tác thi đua, khen thƣởng . 23
2.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước............................................................................. 23
2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ............................. 24
2.1.2.1 Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng .............................. 24
2.1.2.2 Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng ............................................... 25
2.1.2.3 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của
pháp luật về thi đua, khen thưởng ..................................................................................... 27
2.1.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác thi đua khen thưởng ..... 28

2.1.2.5 Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng ........................................................ 29
2.1.2.6 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng ..... 30
2.1.2.7 Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng
.................................................................................................................................... 33
2.1.2.8 Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả
công tác thi đua, khen thưởng ........................................................................................... 36
2.1.3 Thẩm quyền thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ........ 39
2.1.4 Lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng ............................................... 39
2.2 Quy định của pháp luật về công tác thi đua khen thƣởng của phòng nội vụ cấp
huyện ................................................................................................................................. 42
2.2.1 Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong trào thi
đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện.................................................................................................................................. 43
2.2.2 Làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp huyện ..... 44
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

2.2.3 Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen
thưởng trên địa bàn huyện ................................................................................................ 44
2.2.4 Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng ..................................... 44
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG CÔNG
TÁC THI ĐUA, KHEN THƢỞNG TẠI PHÕNG NỘI VỤ HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ........................................ 47
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thi đua, khen thƣởng tại Phòng Nội vụ huyện
Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long ............................................................................................... 47

3.1.1 Đặc điểm tình hình ................................................................................................ 47
3.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng nội vụ
huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long ......................................................................................... 48
3.1.2.1 Vị trí và chức năng của Phòng Nội vụ huyện Long Hồ ................................. 48
3.1.2.2 Nhiệm vụ quyền hạn của Phòng nội vụ huyện Long Hồ ............................... 49
3.1.2.3 Tổ chức bộ máy của Phòng nội vụ huyện Long Hồ ....................................... 53
3.1.3 Hoạt động công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2011 .................................. 53
3.1.4 Hoạt động công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2012 .................................. 56
3.1.5 Hoạt động công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2013 .................................. 60
3.1.6 Hoạt động công tác thi đua, khen thưởng 06 tháng đầu năm 2014...................... 64
3.2 Những ƣu điểm, hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng
và những nguyên nhân tồn tại ........................................................................................ 65
3.2.1 Ưu điểm ................................................................................................................. 65
3.2.2 Hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ..................... 66
3.2.3 Những nuyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng .......... 67
3.3 Những giải pháp hoàn thiện ..................................................................................... 67
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới phong trào thi đua. Ngày 11/6/1948,

Người đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc vì mục tiêu: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do,
dân sinh hạnh phúc”, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng của toàn dân dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng. Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể khẳng
định rằng những thành quả to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam trong
mấy chục năm qua gắn liền với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả trong phong trào thi
đua ái quốc trên phạm vi cả nước. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bất kỳ công việc gì ích
nước lợi nhà là đều có thể và cần phải thi đua. Người đã từng nói, “công việc hàng ngày
là nền tảng của thi đua”. Người lấy thi đua làm động lực, bồi dưỡng nâng cao, phát huy
lòng yêu nước, qua phong trào thi đua làm cho lòng yêu nước thể hiện bằng hành động
thực tế trong cuộc sống, chiến đấu, lao động, học tập, lấy lòng yêu nước thúc đẩy thi đua,
nâng cao hiệu quả thi đua. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thi đua nên từ năm
1948 đến năm 1968, Bác đã có hơn 30 bài nói, bài viết, thư khen thưởng về công tác thi
đua, chưa kể các văn bản quy phạm pháp luật do Bác ký ban hành về công tác thi đua.
Bác thường dạy: "Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch", để có thể thu hoạch
thì phải gieo trồng thật tốt cũng như thi đua tốt không những nâng cao hiệu quả làm việc
giúp đất nước đi lên mà còn được Nhà nước ghi nhận và khen thưởng. Khi đọc các báo,
tài liệu hay bản tin có nêu gương "người tốt, việc tốt" trong lao động, sản xuất, chiến đấu,
học tập, Bác đều đánh dấu, đề nghị xác minh và khen thưởng kịp thời, Bác còn gửi tặng
Huy hiệu của Người cho những ai làm được việc tốt. Thực tiễn 66 năm qua đã chứng
minh lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” và tư tưởng về thi đua yêu nước của Hồ Chủ tịch đã
thực sự thấm sâu vào quần chúng, nhân dân. Đặc biệt lời kêu gọi ấy luôn là động lực, là
cơ sở để các cán bộ, đảng viên, công chức cán bộ, ban, ngành khắp cả nước nỗ lực phấn
đấu thực hiện lời dạy của Người: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”.
Không những thế, Bác Hồ còn thường xuyên nhắc nhở chúng ta: " Thi đua - khen thưởng
là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua
yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hằng ngày."
Trong gia đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ và thách thức vô cùng
to lớn, công tác thi đua - khen thưởng ngày càng có vị trí hết sức quan trọng. Nhận thấy
tầm quan trọng trên cũng như để thực hiện tốt những lời dạy của Bác Hồ và ngày càng
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên


SVTH: Nguyễn Phước Lợi

1


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

hoàn thiện hệ thống thi đua, khen thưởng, năm 2003 Luật Thi đua khen thưởng đã ra đời
và đóng vai trò rất quan trọng trong phong trào thi đua và công tác khen thưởng, đánh
dấu một bước ngoặc phát triển và đổi mới về nhận thức và hoạt động của công tác thi đua,
khen thưởng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng
được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý để tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng trong cả
nước. Từ khi ra đời cho đến nay Luật thi đua khen thưởng đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung.
Lần đầu tiên là vào ngày 14/06/2005, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của luật Thi đua khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng đến ngày 27/04/2012
Chính phủ ban hành Nghi định số 39/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thi đua khen thưởng. Đến năm 2013, nhằm củng cố và hoàn thiện hơn về
công tác thi đua - khen thưởng Quốc hội lại một lần nữa ban hành Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của luật Thi đua khen thưởng cùng với đó ngày 01 tháng 07 năm 2014 Chính
phủ ban hành Nghị định số 65/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. Qua đó đã cho thấy, Ðảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Trong giai
đoạn cách mạng hiện nay, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đang bước vào thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Nhiệm vụ lớn lao đó đòi hỏi chúng ta phải
nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng
trên tất cả các lĩnh vực.
Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân huyện Long Hồ, phòng Nội Vụ huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp
nhà nước,... Đặc biệt là về mặt thi đua khen thưởng. Là huyện có số dân đông, kinh tế
chưa phát triển nên tình hình chung còn nhiều khó khăn vì thế để nâng cao hiệu quả và
chất lượng và khuyến khích người dân tích cực tham gia hoạt động sản xuất, làm việc,
học tập. UBND huyện đã chỉ đạo cho Phòng nội vụ triển khai, tổ chức thực hiện các
phong trào thi đua trên nhiều lĩnh vực và tổng kết khen thưởng hàng năm hàng quý,...để
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

2


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

mọi người hăng hái làm việc, học tập ngày càng tốt. Sau thời gian tổ chức các phong trào
thi đua, khen thưởng thì mọi người tích cực tham gia nên đã đem lại nhiều thành công và
đóng góp to lớn cho sản xuất kinh tế huyện nhà , đời sống người dân tốt hơn, giáo dục
cũng được nâng cao,...
Công tác thi đua khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc
lực trong quản lý Nhà nước, từ khi ra đời đến nay, ngoài những mặt tích cực mà Luật thi
đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành đem lại cũng bộc lộ những hạn chế,
bất cập nhất định, phong trào thi đua, khen thưởng ở các cơ quan, đơn vị phát triển chưa
đồng đều, liên tục, có cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức chưa gắn kết chặt chẽ với

nhiệm vụ chính trị, việc khen thưởng còn chưa kịp thời, khen thưởng cho người lao động
sản xuất trực tiếp còn ít. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên
tiến hiệu quả chưa cao, biện pháp tuyên truyền thiếu đồng bộ làm hạn chế động lực phấn
đấu của tập thể và cá nhân. Vì vậy, việc hòa thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng là
một đòi hỏi khách quan, cần tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, trên cơ sở đó để
tổ chức tốt hơn trong công tác thi đua khen thưởng. Đó là lý do em chọn đề tài: "Quy
định pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn
tại Phòng Nội Vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp
cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích làm sáng tỏa các vấn đề lý luận về quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng và xem xét thực tiễn áp
dụng quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong công tác thi đua khen thưởng tại
Phòng Nội vụ huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, từ đó đưa ra đề xuất những giải pháp hoàn
thiện nhằm tăng cường vai trò quản lý của cơ quan nhà nước trong công tác thi đua, khen
thưởng được hoàn thiện hơn.
3. Giới hạn của luận văn
Đề tài của luận văn có phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp vì vậy trong khuôn khổ
luận văn này người viết chỉ tập trung phân tích các quy định pháp luật về quản lý nhà
nước trong công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, tìm hiểu thực tiễn quản lý nhà nước
trong công tác thi đua, khen thưởng tại Phòng Nội vụ huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

3


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng

Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

Trong luận văn người viết sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, bên cạnh đó để hoàn thành luận văn người viết còn sử dụng các phương
pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích và một số phương pháp khác.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó
phần nội dung của luận văn được chia làm 03 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi đua - khen thưởng
Chương 2: Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen
thưởng
Chương 3: Thực tiến áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua,
khen thưởng tại Phòng Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long và các giải pháp hoàn
thiện.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

4


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI ĐUA - KHEN THƢỞNG
Ở chương này trình bài về các khái niệm về thi đua, khen thưởng và mối quan hệ giữa
thi đua và khen thưởng. Khái quát về quản lý Nhà nước và sự cần thiết phải quản lý Nhà

nước về công tác thi đua, khen thưởng. Tổng quan về công tác thi đua, khen thưởng trong
những năm qua ở nước ta và hệ thống cơ quan làm công tác thi đua khen thưởng.
1.1 Những vấn đề lý luận chung về công tác thi đua
1.1.1 Khái niệm thi đua
Lâu nay, thi đua là một khái niệm rất gần gũi quen thuộc với mọi người dân Việt Nam,
từ em học sinh mới cắp sách tới trường cho đến người cao tuổi, người nông dân, công
nhân đến người quản lý lãnh đạo. Bởi thi đua, khen thưởng là nền tảng, tư tưởng, là
chính sách lớn của đất nước, dân tộc. Thi đua cũng là một vấn đề đã được nhiều người
nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về nó như trong quá trình nghiên cứu về sự hợp
tác giữa người và người trong lao động sản xuất thì theo Các Mác: "Thi đua nảy nở trong
quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người. Sự tiếp
xúc xã hội tạo nên thi đua và nâng cao theo lối đặc biệt nghị lực sinh động tăng thêm
nghị lực cho riêng từng người".1 Theo Phêđôxêép nhà khoa học Viện hàn lâm khoa học
Liên Xô trước đây cho rằng "Thi đua là đọ sức trong lao động và sáng tạo, mang đặc tính
của con người trong xã hội, được sinh ra bởi sự hợp tác lao động và bởi mối quan hệ xã
hội của con người trong quá trình sản xuất..."
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thi đua đã tồn tại khách quan trong xã hội, người dạy
"Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc hàng ngày. Thật ra công
việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua".2 Thi đua là một hiện tượng khách quan, là
quy luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác lao động con người. Ở đâu có hợp tác
lao động thì ở đó có nảy sinh thi đua. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thi đua yêu nước bao
giời cũng là phong trào thi đua tập thể của những công nhân, nông dân, trí thức, những
người lao động tự mình làm chủ vận mệnh của mình, không đối kháng về lợi ích cá nhân,
tập thể và xã hội, mọi người mang hết nhiệt tình và khả năng của mình ra để xây dựng
Bộ Tư bản luận 1 , Các Mác.
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt nam , Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, Lê Quang Thiệu,
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT265
0375391, [ngày truy cập 25-10-2014].
1


2

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

5


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

đất nước.
Qua những chặng đường lịch sử của đất nước công tác thi đua cũng ngày phát triển và
được cũng cố. Để thống nhất và hoàn thiện công tác Thi đua Quốc Hội đã ban hành
Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và đã sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013
(gọi là Luật Thi đua, Khen thưởng). Trong Luật thi đua khen thưởng nêu rõ khái niệm
về thi đua: "Thi đua được hiểu là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá
nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc''.3
1.1.2 Nguyên tắc và bản chất của thi đua
Nguyên tắc thi đua là: Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng nhau
phát triển.4
Về bản chất thi đua là vấn đề có tính quy luật của hoạt động xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung, của hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói riêng. Từ lâu, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã
coi thi đua như là một đặc trưng riêng có trong xã hội xã hội chủ nghĩa. C.Mác và
Ph.Ăngghen cho rằng, trong xã hội tương lai, cạnh tranh sẽ không còn thay vào đó là sự
thi đua lẫn nhau giữa những người lao động trong quá trình sản xuất. Trên thực tế, trong
xã hội tư bản không có thi đua, không có ý niệm về sự thi đua và cũng không có các hình

thức thi đua giữa những người lao động, giữa những doanh nghiệp, giữa những nhà tư
bản với nhau mà chỉ có ý niệm về sự cạnh tranh và các hoạt động cạnh tranh để tồn tại.
Khái niệm “cạnh tranh” là khái niệm cơ bản trong lý luận kinh tế tư bản chủ nghĩa, được
chủ nghĩa tư bản sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh tế (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
thương mại…) và trong đời sống xã hội. Sự cạnh tranh dưới chủ nghĩa tư bản (cho dù là
chủ nghĩa tư bản cổ điển hay chủ nghĩa tư bản hiện đại), về bản chất hoàn toàn khác với
thi đua dưới chủ nghĩa xã hội cả về mục tiêu, động lực, nội dung, hình thức, biện pháp.5
Thi đua trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện
nay là sự tiếp tục và phát triển của thi đua yêu nước trong các giai đoạn cách mạng trước
đây do Đảng và Nhà nước ta phát động, tổ chức triển khai thực hiện. Do vậy, nó mang
Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 3, khoản 1.
Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 6, khoản 1.
5
Nguyễn Hữu Ân, Trường Chính trị Lâm Đồng, Bản chất thi đua yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, />[truy cập ngày 20-10-2014].
3

4

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

6


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

bản chất của thi đua xã hội chủ nghĩa. Bản chất đó được xem xét trên các phương diện:

phương diện chính trị - xã hội, phương diện tâm lý xã hội và nhân cách; phương diện lợi
ích.
- Về phương diện chính trị - xã hội, thi đua trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam ngày nay là sự thể hiện một cách sinh động và cụ thể tinh thần của các tầng lớp
nhân dân Việt Nam trong điều kiện mới. Bởi vì, thi đua lao động tốt, chiến đấu giỏi, học
tập, công tác tốt là cách yêu nước tích cực và thiết thực nhất của mỗi công dân. Thể hiện
trước hết và tập trung nhất của thi đua ngày nay là quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu
xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh, kinh tế phát triển, xã hội ổn định,
quốc phòng, an ninh vững mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; là làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”, sớm đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo, chậm phát triển, trở
thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa sánh vai các nước phát triển trên thế giới.
- Về phương diện tâm lý xã hội và nhân cách, thi đua phản ánh quy luật tâm lý của con
người là luôn muốn không ngừng phấn đấu, tranh đấu để vươn lên, khẳng định uy tín và
vị thế xã hội của họ trong cuộc sống so với người khác, khẳng định “cái tôi” vượt trội so
với người khác. Trong bản tính mỗi con người đều chứa đựng các yếu tố mầm mống của
sự thi đua. Tuy nhiên, do bị quy định bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng
khác nhau mà các yếu tố mầm mống đó phát triển theo các khuynh hướng khác nhau.
Dưới các chế độ bóc lột, chúng phát triển thành sự cạnh tranh để tồn tại và vươn lên;
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng phát triển thành sự thi đua vì mục tiêu chung cao cả.
- Về phương diện lợi ích, thi đua yêu nước hiện nay thể hiện ở sự thống nhất ngày càng
cao về mặt lợi ích giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích quốc gia, dân tộc với
lợi ích tập thể, lợi ích nhóm, cộng đồng, lợi ích cá nhân và gia đình. Đây là nét mới về
mặt bản chất của thi đua hiện nay. Ngày nay, tình hình và điều kiện đã khác, nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng chứa đựng nhiều yếu
tố chi phối đến thi đua; bên cạnh những yếu tố thuận lợi cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề
mới đặt ra đối với việc tổ chức và động viên thi đua, trong đó có vấn đề lợi ích. Bản chất
xã hội chủ nghĩa của thi đua trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta, các
chủ thể của phong trào thi đua phải tính đến sự thống nhất và mâu thuẫn trong việc giải
quyết các lợi ích; làm sao, trong mỗi mục tiêu của phong trào thi đua đều chứa đựng các

khả năng giải quyết hài hoà các lợi ích giữa lợi ích quốc gia, dân tộc, giai cấp, toàn xã hội
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

7


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

với lợi ích của từng tập thể, từng doanh nghiệp, từng nhóm xã hội, từng gia đình và từng
cá nhân để đạt được kết quả tốt nhất.
1.1.3 Vai trò của thi đua
Thi đua có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội cũng như sự phát triển kinh
tế đất nước. Thi đua xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nó phát triển trong quá trình lao
động, sản xuất. Ở chế độ nhà nước chủ nô, tư bản thì mọi người ganh đua, cạnh tranh
nhau còn ở chế độ xã hội chủ nghĩa thì quyền làm chủ thuộc về tất cả mọi người nên đó
là động lực để mọi người thi đua nhau cùng phát triển. Thi đua còn là đòn bẩy thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển, vì khi thi đua mọi người sẽ tìm ra những phương thức làm việc
hiệu quả cao, nâng cao chất lượng, số lượng nên chính vì thế nên năng lực sáng tạo của
mọi người càng cao, tìm tòi ra những cái mới để khắc phục sự hạn chế góp phần vào việc
đẩy nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật. Thi đua cũng thể hiện tính dân chủ, vì thi đua là sự
tự nguyện không phải do áp đặt hay gượng ép, mọi người đều có thể tham gia cùng nhau
thi đua để thể hiện tài năng của mình và góp phần vào sự phát triển của xã hội, đất nước.
1.2 Những vấn đề lý luận chung về công tác khen thƣởng
1.2.1 Khái niệm khen thưởng
Khen thưởng là việc đã tồn tại khá lâu trong lịch sử xã hội, gắn liền với thưởng phạt
của Nhà nước thuộc các chế độ xã hội khác nhau. Khen thưởng đã được thực hiện ở nước
ta từ các triều đại phong kiến trước đây. Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỉ

Liên đã ghi rõ những hình thức khen thưởng sau:
"Khen thưởng người có công chiến trận
Khen thưởng người có công trong việc đi sứ
Khen thưởng người phò tá công lao tài đức
Khen thưởng người tiến cử, người hiền tài
Khen thưởng người có lời tâu đúng
Khen thưởng người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị nễ người quyền quý
cấp trên
Khen người có công làm thủy lợi
Khen người có tài văn chương

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

8


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

Khen người cao tuổi...".6
Qua những hình thức khen thưởng đó chứng tỏ các triều đình phong kiến đã biết khích
lệ động viên mọi người hăng hái lập công, để được khen thưởng. Đó chính là tinh thần
yêu nước sâu sắc của dân tộc.
Nguyễn trái đã từng nói: "Một Nhà nước mà thưởng phạt nghiên minh, kịp thời là Nhà
nước vững mạnh. Nhà nước nào phạt nhiều hơn thưởng là Nhà nước đang suy tàn. Nhà
nước nào thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh". Trong khi đó, Bác hồ cũng ra
chỉ thị: "Có công thì thưởng có lỗi thì phạt, khen thưởng phải có tác dụng giáo dục, động
viên nêu gương..." Khen thưởng còn là một chính sách của Nhà nước để ghi công, tôn

vinh các cá nhân, tập thể có thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen là nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó; tổ chức nào đó, về cái gì đó,
việc gì đó với ý nghĩa hài lòng. Còn thưởng là tặng hiện vật hoặc tiền,... Khen thưởng là
hình thức ghi nhận công lao, thành tích của Nhà nước bằng quyết định của cơ quan có
thẩm quyền do Luật định. Như vậy khen thưởng là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học
xã hội. Khen thưởng và trừng phạt được hình thành, phát sinh và tồn tại trong quá trình
phát triển của cong người là vấn đề thuộc tâm lý xã hội, sinh hoạt tinh thần của con người,
do đó khen thưởng phải thể hiện quan điển quần chúng, phài có trách nhiệm cao trong
quá trình phát hiện khen thưởng. Khen thưởng tồn tại cùng với sự tồn tại của Nhà nước
còn Nhà nước là còn khen thưởng. Khen thưởng vừa có ý nghĩa động viên về tinh thần và
khích lệ bằng vật chất.7 Trên cơ sở lý luận đó Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 đã
nêu rõ: "khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích
bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc".8
1.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của khen thưởng
Khen thưởng giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, khen thưởng là sự
động viên, biểu dương, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân, đồng thời xây
dựng, củng cố quốc phòng – an ninh. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, khen
thưởng còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống mới, nền văn hoá mới,
6

Đại Việt sử kí toàn thư.

Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh Ninh Bình, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua khen thưởng, Dương Thị
Thanh, [truy cập ngày
20-10-2014].
8
Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 3, khoản 2.
7


GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

9


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

con người mới hoàn chỉnh và tốt hơn, thực sự làm cho mặt thiện trong mỗi con người
ngày càng sinh sôi nảy nở và mặt ác ngày càng bị đẩy lùi. Hiện nay, công tác khen
thưởng đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn và luôn gắn với việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị. Công tác, khen thưởng thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc
thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng
tạo, sẵn sàng chiến đấu... Nhiều cơ quan, đơn vị đã coi công tác khen thưởng là một trong
những biện pháp quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị có hiệu quả, thực sự có tác dụng
động viên cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hoàn thành những nhiệm vụ
được giao. Từ những động viên, khen thưởng kịp thời của cấp trên nên càng ngày càng
xuất hiện nhiều đơn vị, tập thể sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, các hộ gia đình
nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng nhiều ở các vùng miền của Tổ quốc. Khen
thưởng còn là một công cụ để quản lý nhà nước. Bởi vì, mọi công việc suy cho cùng đều
là do nhân dân và các tổ chức cơ sở thực hiện, do đó ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải
biết khen ngợi, tuyên dương để nêu gương học tập. Có như vậy những việc tốt, tích cực
mới nhiều lên, mới phát triển. Khen thưởng cũng là một biện pháp cần thiết đi đôi với thi
đua nhằm xây dựng con người mới, phát triển toàn diện, góp phần cổ vũ, động viên
người lao động, tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước.
1.3 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thƣởng
Hẳn ai cũng biết đặc biệt là những người làm công tác công tác thi đua, khen thưởng
đều nhớ câu nói của Bác: "Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch” để giảng

giải mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng một cách chân thực nhất cho quần chúng
nhân dân trong điều kiện đất nước mới thành lập, dân trí thấp với trên 85% người dân cả
nước không biết chữ. Cách nói của Bác rất giản dị nhưng rất gần gũi với người dân,
người lao động chân chất, một nắng hai sương. Rút ra từ thực tiễn trong quá trình lãnh
đạo đất nước, chỉ đạo phong trào thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời: “Trong một
nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi,
kiến quốc mới mau thành công”. Khi đất nước đã vững vàng hơn, dân trí được nâng cao
hơn, Bác đã chỉ rõ Thi đua và khen thưởng là công tác động viên chính trị, giáo dục tư
tưởng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đều là động lực phát triển xã hội theo
hướng tốt đẹp hơn. Nếu thi đua là hành động cách mạng, tự nguyện, tự giác của quần
chúng nhân dân có tổ chức của Nhà nước gắn liền với truyền thống yêu nước nồng nàn
của dân tộc thì khen thưởng lại là chức năng quản lý của Nhà nước, là ghi nhận, biểu
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

10


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

dương, khuyến khích, tôn vinh công trạng của nhân dân.9
Thi đua là cơ sở của việc khen thưởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích để khen
thưởng. Bình bầu thi đua đúng, công khai, chặt chẽ giúp cho việc khen thưởng được
chính xác, động viên. Bình bầu thi đua rộng, nể nang thì dẫn đến việc khen thưởng tràn
lan, bình bầu thi đua chiếu lệ cho có, nếu không kiểm tra kỹ thì dẫn đến khen sai, khen
không đúng sẽ phản tác dụng. Muốn làm tốt công tác khen thưởng thì phải lãnh đạo tốt
phong trào thi đua và tổ chức việc bình bầu danh hiệu thi đua nghiêm túc ngay từ cơ sở.
Khen thưởng phải phản ánh đúng phong trào thi đua. Nơi nào có phong trào thi đua

mạnh mẽ, đều khắp thì khen nhiều, phong trào thi đua xuất sắc thì khen cao, phong trào
yếu thì ít khen mà khen nhiều là không đúng. Khen thưởng còn nhằm dẫn dắt phong trào
thi đua, là định hướng phát triển xã hội. Việc khen thưởng từ phong trào thi đua thể hiện
hướng đi đúng của phong trào cần được tiếp tục duy trì và phát huy. Tuy thi đua và khen
thưởng có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại nhưng lại độc lập với nhau,
không phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Nhờ làm tốt công tác động viên thi đua và khen
thưởng đúng và kịp thời mà việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, lao động và
học tập đều đạt được những kết quả khả quan, giúp chúng ta có đủ người và lực đánh
đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
Xét cả hai phương diện lý luận và thực tiễn cho thấy thi đua, khen thưởng luôn bổ sung,
hỗ trợ lẫn nhau. Thi đua là động lực thúc đẩy mọi tầng lớp nhan dân phát huy tinh thần
sáng tạo, nổ lực vượt mọi khó khăn vươn lên hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề
ra. Từ kết quả tổng kết thi đua mà lựa chọn tập thể và cá nhân xứng đáng để khen thưởng.
Khen thưởng chính là việc đánh giá kết quả phong trào thi đua. Khen thưởng chính xác
kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục và nêu gương tốt trong xã hội, đồng thời cổ vũ
phong trào thi đua phát triển sâu, rộng. Nếu khen thưởng không đúng không chuẩn xác sẽ
làm mất tác dụng thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến phong trào thi đua và dẫn đến tiêu cực
trong phong trào thi đua, ảnh hưởng đến công tác khen thưởng.10
9

Trang thông tin thi đua - khen thưởng ngành Tư pháp, Nâng cao lý luận về thi đua khen thưởng trong tư tưởng Hồ Chí

Minh giai đoạn hiện nay, [truy cập
ngày 22-10-2014].
10

Dương Thị Thanh, Đổi mới quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương,
/>[truy
cập ngày 22-10-2014].


GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

11


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

1.4 Khái quát quản lý Nhà nƣớc về công tác thi đua, khen thƣởng
1.4.1 Khái niệm
Quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng là sự tác động, điều chỉnh thường
xuyên của Nhà nước đối với các hoạt động thi đua, khen thưởng để các hoạt động đó diễn
ra theo đúng quy định của pháp luật.
1.4.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
Thi đua khen thưởng là lĩnh vực hoạt động của xã hội cần có sự quản lý của nhà nước
bởi vì:
- Thi đua, khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của hàng triệu quần chúng
nhân dân thông qua phong trào thi đua, huy động các tổ chức trong hệ thống chính trị
tham gia các phong trào thông qua đó phát huy được nội lực của mỗi người, mỗi đơn vị,
địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hôi phát triển.
- Thi đua là hoạt động rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội các
ngành, các cấp, rất đa dạng, phong phú, hình thức, biện pháp thi đua thay đổi thường
xuyên để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.11
Kết quả thi đua cần có sự đánh giá đúng, khách quan, có thưởng phạt kịp thời, rõ ràng
để động viên khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội tham gia vào phong trào thi đua.
Thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng nên để công tác này
trở thành công cụ góp phần vào sự phát triển của đất nước thì cần phải có sự quản lý
thống nhất. Chính vì vậy nhà nước cần phải quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

1.4.3 Những hoạt động quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
Theo Luật Thi đua, Khen thưởng quy định quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen
thưởng gồm:
- Về nội dung.12
+ Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng.
+ Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng.
+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp
luật về thi đua, khen thưởng.
Dương Thị Thanh, Đổi mới quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương,
/>[truy
cập ngày 22-10-2014].
11

12

Luật Thi Đua, Khen Thưởng, điều 90.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

12


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
+ Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công
tác về thi đua, khen thưởng.

+ Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.13
- Quy định về nguồn quỹ thi đua, khen thưởng. Chính phủ quy định viêc thành lập,
quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng.14
1.5 Tổng quan về công tác thi đua, khen thƣởng trong những năm qua ở nƣớc ta
1.5.1 Sự hình thành công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước rất
quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng. Ngày 20/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
kí Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên về khen thưởng
đặt nền móng để quản lý công tác khen thưởng của Nhà nước ta. Ngày 11/6/1948 Chủ
tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh 195 thành lập Ban vận động thi đua ái quốc là cơ quan tham
mưu giúp chính phủ quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp theo
Hồ chủ tịch lần lượt kí các sắc lệnh đặt ra các loại Huân, Huy chương của nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa. Sau đó Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều lênh, nghj đinh với
nhiều chủ trương chính sách về thi đua, khen thưởng theo từng giai đoạn cách mạng. Từ
đó đến nay, công tác thi đua, khen thưởng đước xác định là một lĩnh vực quản lý Nhà
nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, công tác thi đua, khen thưởng đã ra đời cùng với Nhà nước và có đóng góp
xứng đáng vào sự phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, cũng như lịch sử dân tộc, công tác
thi đua, khen thưởng cũng trải qua những biến cố thăng trầm theo từng giai đoạn phát
triển của đất nước.
1.5.2 Công tác thi đua, khen thưởng qua các thời kỳ
1.5.2.1 Thời kì bảo vệ xây dựng chính quyền non trẻ
13
14

Luật Thi Đua, Khen Thưởng, điều 91.

Luật Thi Đua, Khen Thưởng, điều 94.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

13


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

Nhà nước ta mới ra đời, còn non trẻ đúng trước muôn ngàn khó khăn, trong thế ngàn
cân treo sợi tóc. Thực dân Pháp nổ sung quay lại miền Nam, 28 vạn quân Tưởng vào
miền Bắc giải giáp quân đội Nhật, theo sau là bọn tay sai Việt gian phản động định lật đổ
chính quyền cách mạng, lũ lụt thiên tai hoành hành, nhân dân đói khổ, dịch bệnh, mù
chữ.
Tin vào nhân dân, tin vào sức mạnh của quần chúng cần lao khi được giải phóng khỏi
ách nô lệ Đảng và Nhà nước đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có những chính sách
phát động tinh thần yêu nước, tình thương đồng bào của nhân dân ta nên đã thu hút được
đông đảo nhân dân tham gia phong trào thi đua tiêt kiện, lá lành đùng lá rách, nhừng cơm
sẻ áo cho nhau để cứu những người bị đói, Bác Hồ cũng một tuần nhịn một bửa để san sẻ
cho đồng bào bị đói; "tuần lễ vàng" đã huy động những người có điều kiện giúp tài chính
xây dựng chính quyền; phong trào "bình dân học vụ" được phát động mọi người đi học,
người biết chữ dạy người chưa biết chữ cùng nhau diệt giặc dốt. Đặc biệt với phong trào
"Nam tiến" đã huy động được lực lượng đáng kể vào Nam cùng đồng bào miền Nam
chống thực dân Pháp. Phong trào tăng gia sản xuất đã giúp nhân dân ta thoát khỏi nạn đói
kém.
Với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phong trào thi đua yêu nước được Đảng,
Nhà nước và Bác Hồ phát động, chính quyền non trẻ của ta được giữ vững, âm mưu của

Tưởng bị thất bại, giặc đói bị đẩy lùi chuần bị được lực lượng ban đầu tập trung chuần bị
bước vào cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp.
1.5.2.2 Thời kì kháng chiến chống pháp
Nhiệm vụ chính của thời kì này là kháng chiến chống thực dân Pháp giành đọc lập
hoàn toàn cho đất nước, tự do ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Thời kì này Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 83/SL, ngày 17/9/1947 thành lập Viện Huân
chương thuộc Chính Phủ với nhiệm vụ giúp Chủ tịch nước nghiên cứu ban hành các chế
độ, thể lệ khen thưởng Huân, Huy chương. Tiếp theo sắc lệnh thành lập Viện Huân
chương, ngày 1/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 195 thành lập Ban vận động
Thi đua các cấp. Ban hành này gồm các đại biểu Chính Phủ, Quốc Hội và các đoàn thể
nhân dân có nhiệm vụ vận động, đôn đốc, thu thập và phổ biến kinh nghiệm về thi đua.
Trong lúc cuộc kháng chiến trong chốn thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go.
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

14


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

Quyết liệt để động viên mọi nguồn lực của dân tộc đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh đặt ra các loại Huân chương Sao vàng, Huân
chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập (năm 1947) Huân chương Kháng chiến
(1948) Huân chương Lao động (1950). Chính phủ quy định các danh hiệu Anh Hùng
Quân Đội, Anh hùng Nông nghiệp, Anh hùng Công nghiệp (1952) những quy định này
đã kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân tích cực trong kháng chiến chống Pháp.
Mục tiêu và hoạt động nổi bật của thi đua, khen thưởng thời kì này là tổ chức phong

trào thi đua yêu nước kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
Sự phát triển phong trào thi đua yêu nước gắn liền với sự phát triển của cuộc kháng
chiến. Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi "thi đua ái quốc", mở đầu
cho phong trào hành động cách mạng cảu toàn dân. Tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là nguyện vọng, ý chí của toàn dân, hăng hái thi đua sản xuất và chiến
đấu.
Bác kêu gọi toàn dân thi đua, ai ai cũng có thể tham gia kháng chiến và kiến quốc, thi
đua để thực hiện: Dân tộc đọc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.để đạt được mục
tiêu đó Bác nhấn mạnh: "Các cụ phủ lão đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công
việc; các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp người lớn; Đồng bào, phú hào thi đua
mở mang doanh nghiệp; Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và
chuyên môn thi đua sáng tạo và hát minh, nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc
phụng sự nhân dân; bộ đội và dân quân thi đua giết giặc...". Trong cuộc chiến chống thực
dân pháp, đã xuất hiện phong trào : "Diệt giặc đói", "Diệt giặc dốt", "Diệt giặc ngoại
xâm" Toàn dân ra sức thi đua gia tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm, phong trào bình dân
học vụ được tổ chức rộng khắp, nam nữ thanh niên hăng hái tòng quân đi chiến đấu. Chỉ
sau 9 năm kể từ khi giành độc lập, quân và dân cả nước với khẩu hiệu: "Toàn dân kháng
chiến, toàn diện kháng chiến, với chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã giành chiến
thắng trước thức dân Pháp hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
1.5.2.3 Thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, giải phóng miền nam và thống
nhất đất nước
Nhiệm vụ chính của thời kì này của cả nước của toàn Đảng và toàn dân ta là thực hiện
song song hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng:
Ở miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi diện cho miền Nam; ở miền Nam tiến
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

15



Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam với mục tiêu
chung là: Thống nhất nước nhà và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hoạt động thi đua khen thưởng ở thời kì này là:
+ Về tổ chức thực hiện công tác thi đua:
Thi đua trở thành phong trào sôi nỗi, rộng khắp từ các đơn vị quân đội đến các đơn vị
sản xuất, trường học, bệnh viện, từ miền xuôi đến miền ngược, thành thị đến nông thôn,
miền Nam hay miền Bắc, già, trẻ, gái, trai đồng lòng đồng sức thi đua lao động sản xuất,
giết giặc lập công với khẩu hiệu: Tất cả cho tiền tuyến lớn, tất cả vì miền Nam ruột thịt,
tất cả đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đã xuất hiện nhiều phong trào như: "thanh niên ba
sẵn sàng", "phụ nữ ba đảm đang", "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người", "địch phá ta cứ đi", "tất cả cho chiến trường thắng Mỹ".
Trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã xuất hiện nhiều phong trào thi
đua: "Sóng Duyên Hải" trong công nghiệp, "Gió Đại Phong" trong nông nghiệp, "Cờ ba
nhất" trong quân đội, phong trào thi đua "hai tốt" trong ngnahf giáo dục,: phong trào "ba
cải tiến" trong cơ quan hành chính sự nghiệp, phong trào "tiêng hát át tiêng bom" của văn
hóa văn nghệ; phong trào "Học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" trong công an nhân dân;
phong trào "Quyết thắng giặc mỹ" của quân giải phóng miền Nam,...
Tiếp theo sắc lệnh thành lập Viện Huân chương, Ban vận động thi đua ái quốc Trung
ương ngày 04/02/1964 Thủ tướng ra quyết định số 28/CP về việc thành lập Ban thi đua
các cấp. Ngày 16/6/1983 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số 61 - HĐBT thành lập Hội
đồng thi đua các cấp, có nhiệm vụ: Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và
các đoàn thể nhân dân trong việ tổ chức phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm phong trào phát triển mạnh mẽ, đều khắp, đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đẫ
đề ra cho từng thời gian; đề xuất với Chính phủ kế hoạch tổ chức chỉ đạo và tổng kết thi
đua
+ Về tổ chức thực hiện công tác khen thưởng:

Nhà nước đã ban hành, bổ cung nhiều chính sách và chế độ khen thưởng, xét chọn
những cá nhân và tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc để tuyên dương Anh hùng, nhiều
văn bản pháp luật quy định các hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng các loại Huân chương
Hữu nghị, Huân chương, Huy chương Chiến thắng, Huy chương chiến sĩ vẽ vang để
khen thưởng thành tích thuộc lực lượng vũ trang ban hành. Ở miền Nam từ năm 1962 GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

16


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

1967 Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam lần lượt ban hành các quyết định đặt ra Huân chương Tổ quốc,
Huân chương Thần đồng, Huân chương Giải phóng, Huân chương Chiến công giải phóng,
Huân chương Quyết thắng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng
để động viên khen thưởng quân và dân miền Nam, hăng hái thi đua giết giặc lập công
tiến lên giải phóng miền Nam. Sau khi Nhà nước thống nhất để động viên quân dân cả
nước hăng hái lập công trong lao động, học tập, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
năm 1981 Nhà nước có Huy chương Quân kì quyết thắng, năm 1984 có Huy chương Vì
an ninh Tổ quốc, năm 1985 có danh hiệu Vinh dự Nhà nước: Thầy thuốc, Thầy giáo,
Nghệ sĩ nhân dân, ưu tú để khen thưởng thành tích cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng
quân đội, Công an, trong các ngành Y tế, giáo dục, Văn hóa đã có thành tích xuất sắc.
Đặc biệt năm 1995 ban hành Pháp lệnh Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam
anh hùng" để tặng cho các bà mẹ đã có nhiều con là liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Tính đến bay Nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành 18 loại Huân chương, 14 loại Huy chương, 2 Kỉ niệm chương, 6 Danh hiệu vinh dự
Nhà nước.

Những quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ qua
các thời kì nói trên đã tác động rất quan trọng trong việc phát triển phong trào thi đua yêu
nước. Kết quả của công tác thi đua, khen thưởng thời kì này đã thực hiện được lời của
Bác: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất
nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.5.2.4 Thời kì đổi mới
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ trước, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn
diện để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự
chuyển đổi từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế
thới giới đã có tác động mạnh mẽ đến công tác thi đua, khen thưởng, đòi hỏi phải có sự
đổi mới về nội dung, hình thức và phương thức tiến hành thi đua, khen thưởng. Đảng ta
nhận thức rõ được yêu cầu cấp bách đó và đã có sự chỉ đạo kịp thời. Ngày 03 tháng 6
năm 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 35-CT/TW về đổi mới công tác Thi đua, khen
thưởng trong giai đoạn mới với những yêu cầu:
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới để thúc đẩy phong trào thi
đua yêu nước phát triển mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp, dấy lên phong trào thi đua sôi
GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

17


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

nổi, nhằm phát huy cao độ tính tích cực trong mọi ngành, mọi giới, các dân tộc, các tầng
lớp nhân dân, các lực lượng trong cả đất nước, làm giàu cho bản thân cho đất nước, phát
huy tính sáng tạo, cải tiến quản lý, khai thác mọi tiềm năng, phấn đấu hoàn thành vượt
mức kế hoạch, lập được nhiều thành tích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

vì mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng; dân chủ văn minh".
Ngày 07/10/2002 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra thông báo số 81 về việc tổng kết
5 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Chí trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong
giai đoạn mới. Mục đích, yêu cầu của tổng kết nhằm đánh giá những mặt làm được cũng
như những mặt chưa được, chỉ rõ ưu khuyết điểm và những nguyên nhân trong lãnh đạo,
chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công tác thi đua, khen
thưởng năm năm qua (1988 - 2002). Từ thực trạng về tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua
và công tác khen thưởng, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp tiếp tục đổi mới
công tác thi đua, khen thưởng, trong giai đoạn mới để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các
cấp.
1.6 Hệ thống cơ quan làm công tác thi đua khen thƣởng
1.6.1 Ở trung ương
Ban thi đua, khen thưởng Trung ương được thành lập theo Nghị định 158/2004/NĐ-CP
ngày 25/8/2004 của Chính phủ về việc thành lập Ban thi đua, khen thưởng Trung ương.
Để giảm bớt cơ quan đầu mối thuộc chính phủ, ngày 08/8/2007 Chính phủ có Nghị dịnh
số 08/2007/NĐ-CP quy định Ban thi đua, khen thưởng Trung ương thuộc Bộ Nội vụ,
giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước và tổ
chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo quy định củ pháp luật. Quản lý Nhà nước
về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 158/NĐ-CP Ban thi đua, khen thưởng Trung ương có tư cách pháp nhân,
có con dấu hình quốc huy, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước, có tài khoản riêng,
có trụ sở tại Hà Nội. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
theo quy định tại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi


18


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:15
- Làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương.
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm
pháp luật về thi đua, khen thưởng theo sự phân công của Chính Phủ, Thủ tướng chính
phủ.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chương trình kế hoạch dài hạn, hàng năm
về công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; tổng hợp tình hình và báo cáo định kì về công tác thi đua, khen thưởng.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng, thủ tục, quy trình, thời
gian xét đối với danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; hình thức, thủ tục khen
thưởng đơn giản.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các mẫu hiện vật khen thưởng thuộc
phạm vi Nhà nước quản lý.
- Trình Bộ trưởng được Thủ tướng phân công ký ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ban.
- Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen
thưởng của Đảng, Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về thi đua, khen thưởng
đối với các ngành, các cấp;
- Tổng hợp và thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cơ quan, tổ chức để trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng hoặc để Thủ tướng Chính phủ
đề nghị Chủ tịch nước quyết định khen thưởng;
- Tổ chức việc chế tạo, bảo quản, cấp phát hiện vật khen thưởng; chuẩn bị hiện vật kèm
theo các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tổ

chức thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch nước;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác thi
đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp;
- Chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ban theo mục tiêu và nội
dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê
Nghị định 158/2004/NĐ-CP ngày 25/8/2004 của Chính phủ về việc thành lập Ban thi đua, khen thưởng Trung ương,
điều 2.
15

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi

19


Quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng - Thực tiễn tại Phòng
Nội vụ huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long

duyệt;
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch nước;
- Vặn động các nguồn tài trợ và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng Trung ương;
chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong việc
thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật, những quy chế, quy trình nghiệp vụ về thi đua,
khen thưởng. Tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua,
khen thưởng theo quy định của pháp luật;

- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tài sản của Ban theo quy định của
pháp luật. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm
vi quản lý Nhà nước của Ban.
1.6.2 Ở địa phương
Ở cấp tỉnh Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, giúp
Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công tác thi đua – khen thưởng. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và hoạt động của Sở Nội vụ; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ. Ban Thi đua – Khen
thưởng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, biên chế, kinh phí
hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Là cơ quan Thường
trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp tỉnh.16Ban Thi đua, khen thưởng thực hiện các
nhiệm sau:17
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực thi đua, khen thưởng.
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh
vực thi đua, khen thưởng; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các đề án và dự án về
16

Thông tư 01/2010/BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban thi đua - khen
thưởng trực thuộc Sở Nội vụ, thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, điều 1.
17
Thông tư 01/2010/BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban thi đua - khen
thưởng trực thuộc Sở Nội vụ, thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, điều 2.

GVHD: Th.S Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Phước Lợi


20


×