Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA VĂN PHÒNG HĐNDUBND QUẬN TÂY HỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.82 KB, 55 trang )

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

Nguyễn Thị Quyên

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU

Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lý
và tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo. Hiện nay nước ta đang bước vào thời kì
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước nên công tác văn phòng cũng đóng góp
phần lớn vào công tác xây dựng đất nước. Công tác văn phòng là một công tác
quan trọng đối với bất kì một cơ quan, tổ chức nào, nó góp phần rất lớn đến hoạt
động của cơ quan đó. Công tác văn phòng thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy
sự phát triển của cơ quan, đơn vị.
Nắm bắt được tình hình thực tiễn đó, năm 1971 Trường trung học văn thư
Lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ-BT ngày 18/12/1971 của Bộ
trưởng phủ Thủ tướng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ làm công tác văn phòng,
công tác văn thư, công tác lưu trữ có đầy đủ trình độ chuyên môn cung ứng
được nguồn cán bộ nhân lực mà xã hội đang cần trong đó có ngành Quản trị văn
phòng.
Quản trị văn phòng là một ngành rất rộng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thực
tiễn của từng cơ quan, đơn vị, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng
trong quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động quản lý điều hành của cơ


quan, tổ chức. Trường Đại học Nôi vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt cho sinh viên
khoa Quản trị văn phòng được đi thực tập ngành nghề tại các cơ quan, tổ chức,
nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ sau khi ra trường và rèn luyện ý thức cho sinh
viên theo phương châm:’’Học thật đi đôi với làm thật’’ và ‘’Học đi đôi với
hành’’.
Trong quá trình đi thực tập, sinh viên trường sẽ được củng cố kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực, vận dụng lý luận và thực tiễn một
cách hiệu quả nhất, được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng phong cách
làm việc của một cán bộ khoa học ngành Quản trị văn phòng.
Nhận được sự giúp đỡ của trường và của khoa Quản trị văn phòng, cũng
như sự tiếp nhận của phòng Văn thư và phòng Lưu trữ của HĐND-UBND quận
Tây Hồ, em đã được thực tập tại cơ quan bắt đầu từ ngày 04/1/2015 đến ngày
11/3/2016.
Nguyễn Thị Quyên

2

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trong suốt thời gian thực tập, em đã được cán bộ phòng Văn thư và
phòng Lưu trữ của HĐND-UBND quận Tây Hồ tận tình chỉ dẫn. Trong gần ba
tháng thực tập ,mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túngnhưng em đã được cán bộ
tại phòng hướng dẫn tận tình và chỉ bảo nên em đã làm tốt công việc được giao
phó tại cơ quan, nhờ đó em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức
thực tiễn về công tác văn phòng.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Lâm Thu Hằnggiảng viên đã hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua, đồng thời em xin
cảm ơn tới lãnh đạo cùng các cán bộ phòng Văn thư và phòng Lưu trữ của
HĐND-UBND quận Tây Hồ, đặc biệt là chị Trần Thu Huyền đã giúp đỡ em
hoàn thành tốt chương trình thực tập vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới quý thầy, cô trong khoa Quản trị văn
phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt cho chúng em những kiến
thức là những bài giảng trên lớp và những ví dụ sát với thực tế để chúng em tích
lũy được kiến thức làm hành trang khi bước vào cuộc sống. Với vốn kiến thức
đã được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng trong quá trình đi
thực tập mà để sau khi rời khỏi ghế nhà trường áp dụng lý luận vào thực tiễn
xem có sự khác nhau như thế nào từ đó trang bị cho em những nghiệp vụ cơ bản
để sau khi tốt nghiệp ra trường áp dụng vào công việc một cách hiệu quả, tự tin
và vững chắc hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn, sự quan tâm giúp đỡ của các cán sự văn thư lưu
trữ trong HĐND-UBND quận Tây Hồ đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ em
được tiếp xúc với thực tế công việc để tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những
thiếu sót mà mình mắc phải.Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tất cả mọi
người đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tâp của mình qua quá trình học tập
cũng như những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong suốt khóa học.
Cuối cùng em xin kính chúc các quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và gặt hái
được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.Đồng kính chúc các cô, chú,
anh, chị trong HĐND-UBND quận Tây Hồ luôn mạnh khỏe và đạt được nhiều
thành công trong công việc của mình.
Nguyễn Thị Quyên

3

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Dưới đây là phần báo cáo tổng kết quá trình thực tập của em tại Phòng
Lưu trữ và phòng Văn thư thuộc Văn phòng HĐND-UBND quận Tây Hồ. Ghi
lại và đánh giá một cách khách quan những gì mà em đã làm được cũng như
chưa làm được. Tuy nhiên do thời gian đi thực tập có hạn mà số lượng tài liệu và
công việc của cơ quan thì nhiều. Một phần do trình độ, năng lực còn hạn chế nên
khi làm bài báo cáo em không thể tránh khỏi những sai sót, hạn nhất định. Em
rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong khoa để
bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Quyên

4

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
NỘI DUNG

Chương I: Giới thiệu về UBND quận Tây Hồ, và chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Văn phòng UBND quận Tây Hồ
I. Giới thiệu khái quát về UBND quận Tây Hồ.
-Tây Hồ là quận nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có diện tích tự

nhiên là 2,394ha. Đặc biệt có Hồ Tây rộng 526 ha, là lá phổi của Thành phố.
-Toàn quận có 8 phường bao gồm: phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ,
Xuân La, Nhật Tân, Quảng An, Tứ Liên và Phú Thượng. Là một quận định
hướng phát triển dịch vụ-du lịch-thương mại, Hồ Tây có nhiều cảnh đẹp, nhiều
nơi vui chơi giải trí và nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như Phủ Tây Hồ,
chùa Trấn Quốc.
-Tây Hồ là vùng đất thiêng của Tổ Quốc Việt Nam nói chung và của Hà
Nội nói riêng. Nơi đây đã lưu giữ nhiều truyền thuyết lịch sử văn hóa lâu đời
của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, xã Tứ Liên gọi là Tổng Tứ đã
có công đưa Trung đoàn Thủ đô qua sông Hồng, 1200 quân vượt an toàn vào
ngày 27/2/1947. Toàn quân hiện có 25 thương binh nặng, 52 gia đình liệt sĩ và
47 lão thành cách mạng, 120 tù đầy. Nhân dân quận Tây Hồ trong chiến đấu đã
phát huy truyền thống Cách mạng kiên cường, trong lao động xây dựng quê
hương giàu đẹp thì cầ cù, hiếu khách và cởi mở. Tuy nhiên Tây Hồ cũng còn
hậu quả của chiến tranh để lại: 25 con em của quân nhân bị chất độc da cam, sự
đô thị hóa nhanh nên số người cần giải quyết việc làm còn đang nhức nhối do
đất sản xuất bị thu hẹp, tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển nhanh, nền kinh tế
còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, hạ tầng cơ sở chưa được giải quyết triệt để, hệ
thống thoát nước trong mùa lũ lụt…
- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo các
cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp
chặt chẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, có hiệu qủ trong việc thực hiện
Nghị quyết. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"
Nguyễn Thị Quyên

5

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

được nhân dân hưởng ứng tích cực. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn
hoá", "Tổ dân phố văn hoá", "Khu dân cư tiên tiến xuất sắc" tăng cả về số và
chất lượng góp phần xây dựng nếp sống văn hoá người Hà Nội. Tỷ lệ các cập
học đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp
ứng yêu cầu dạy và học. Đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Sự nghiệp y tế được
quan tâm chỉ đạo, mạng lướic y tế cơ sở từng bước được củng cố và kiện toàn,
có 5/8 phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hoàn thành xây dựng
mới và đưa vào sử dụng Trung tâm y tế quận có phòng khám đa khoa. Trang
thiết bị được đầu tư mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong 5
năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra trên địa bàn quận.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - công tác quân sự địa phương, công
tác tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm được thực hiện đúng luật,
công khai, công bằng, dân chủ (đảm bảo 100% chỉ tiêu giao quận).
Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây
Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai,
Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có
điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài
chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển
kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
-Trước những thuận lợi và khó khăn của UBND quận, cán bộ và nhân dân
Tây Hồ đang hết sức cố gắng dể khai thác tiềm năng và thế mạnh vượt qua khó
khăn và thử thách,tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế xã hội,phục vụ tốt đời sống nhân dân và các đối tượng chính
sách để theo kịp nhịp độ phát triển của các quận, huyện trong thành phố Hà Nội.


Nguyễn Thị Quyên

6

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

*Nghị định về việc thành lập quận Tây Hồ của Chính Phủ

Nguyễn Thị Quyên

7

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

-Địa chỉ: Số 657 Lạc Long Quân, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành
phố Hà Nội.
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
quận Tây Hồ.
1.1 Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của
UBND Quận.

- UBND Quận Tây Hồ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt
động theo Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) công bố ngày 5/7/1994. Mỗi
thành viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác đã được Chủ tịch
UBND Quận phân công trước UBND cùng các thành viên khác chịu trách
nhiệm tập thể về hoạt động của UBND Quận trước thành ủy HĐND-UBND
Thành phố và Quận ủy -HĐND Quận.
- UBND Quận thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề sau:
+Kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quận ủy-HĐND
Quận, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
dài hạn và từng quý, từng năm, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng
năm và các vấn đề cần thuyết trình trước Thường vụ quận ủy và tại kì họp của
HĐND Quận.
+Chương trình công tác của UBND Quận hàng năm, quý, tháng (bao
Nguyễn Thị Quyên

8

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

gồm cả chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện, phân công chỉ đạo, điều hành
các nội dung công tác có liên quan đến các ngành, các lĩnh vực của đời sống
kinh tế-xã hội).
+Các biện pháp về quản lý quy hoạch và phát triển đô thị theo quyết định
của Chính phủ và UBND Thành phố.
+Các chủ trương, kế hoạch về hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết trong

những lĩnh vực, phạm vi thuộc thẩm quyền hoặc xem xét các dự án đầu tư liên
doanh với tư cách là chủ quản cấp trên.
+Tổ chức bộ máy và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp của
Thành ủy, UBND Thành phố và quy chế hiện hành. Bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân và tập thể do UBND Quận trực tiếp
quản lý.
+Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan tới cán bộ chủ
chốt do UBDN Quận trực tiếp quản lý, hoặc các vụ việc có ảnh hưởng lớn, phức
tạp theo Quy định của Luật khiếu nại, tố cáo (sau khi có kết luận của Thanh tra
Quận).
+Kiếm điểm trách nhiệm chỉ đạo và điều hành các mặt công tác của tập
thể và mỗi cá nhân thành viên UBND Quận hàng năm. Thảo luận và quyết định
những vấn đề khác mà Pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của tập thể UBND
hoặc những vấn đề Chủ tịch UBND Quận thấy cần thiết phải đưa ra lấy ý kiến
của tập thể.
- Các quy định tập thể, UBND Quận phải được quá nửa tổng số thành
viên UBND Quận biểu quyết tán thành. Đối với những vấn đề cần quyết định
gấp mà ko có điều kiện họp thì theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND Quận, Văn
phòng Ủy ban hoặc cơ quan chủ trì đề án cần chuẩn bị đầy đủ văn bản, tài liệu,
hồ sơ, đề án gửi tới từng thành viên UBND Quận để lấy ý kiến. Nếu ý kiến của
quá nửa thành viên UBND tán thành thì Văn phòng UBND trình Chủ tịch quyết
định và báo cáo UBND Quận tại phiên họp gần nhất.
+Khi biểu quyết phiên họp hoặc lấy ý kiến riêng lẻ của từng thành viên
UBND Quận mà số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết
Nguyễn Thị Quyên

9

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

định theo bên có ý kiến của Chủ tịch UBND Quận.
- Các thành viên UBND Quận, Chủ tịch UBND các phường, thủ trưởng
các phòng, ban, ngành và các đơn vị trực thuộc UBND Quận phải nghiêm chỉnh
thực hiện các quyết định của UBND Quận. Trong trường hợp không nhất trí với
các quyết định đó, vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày ý kiến với tập thể
UBND Quận, Chủ tịch hoặc các Phó chủ tịch UBND Quận.
- UBND Quận tổ chức giao ban với Chủ tịch UBND các phường, thủ
trưởng các phòng, ban, ngành trực thuộc định kì ba tháng một lần để chỉ đạo các
mặt công tác trọng tâm của Quận, tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc
và xử lý các mối quan hệ vè nội bộ. Trong trường hợp cần thiết, có thể tổ chức
giao ban đột xuất.
- UBND Quận có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ, các
đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội cấp Quận trong việc xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, các chính sách Pháp luật Nhà
nước trên địa bàn quận.
+Định kì ba tháng một lần, UBND Quận họp với thường trực UBMTTQ
Quận, các đoàn thể nhân dân cấp Quận để kiểm điểm, rút kinh nghiệm sự phối
hợp và điều hành công tác, trao đổi với công tác của UBND Quận và tạo điều
kiện để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả.
- UBND Quận có trách nhiệm giữ mối quan hệ chặt chẽ với các Sở,
Ban , ngành, các đoàn thể nhân dân thuộc Thành phố để tranh thủ sự giúp đỡ về
chuyên môn trên từng lĩnh vực, tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện các nhiệm
vụ công tác nhằm thực hiện tốt hơn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, an ninhquốc phòng ở địa phương. Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Quận, Huyện,
các đơn vị trong và ngoài thành phố.
III. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi giải quyết công việc và cơ cấu tổ

chức của Văn phòng HĐND-UBND Quận Tây Hồ.
1. Chức năng và nhiệm vụ.
- Văn phòng HĐND-UBND Quận là bộ máy làm việc ổn định của
HĐND-UBND Quận có chức năng chính là tham mưu tổng hợp và hành chính
Nguyễn Thị Quyên

10

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quản trị. Là cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp việc thường trực HĐND và
UBND Quận, giữ mối quan hệ công tác, nắm tình hình chung về công tác chỉ
đạo và điều hành của HĐND-UBND quận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
quản lý Nhà nước trên địa bàn.
-Là đơn vị hành chính cấp quận (huyện) nên chức năng và nhiệm vụ của
UBND được quy định tại Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và UBND (năm
2003).
-UBND quận do HĐND quận bầu ra, là cơ quan Thường trực thực hiện
các Nghị quyết của HĐND đề ra, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
UBND quận làm theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận tập thể và quyết
định theo đa số các vấn đề được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND.
NGoài ra những vấn đề khác xét thấy cần thiết sẽ do Chủ tịch UBND quyết định
trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
-UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, Luật
và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân

dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện
quan lieu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các
bieur hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức tại Luật tổ chức HĐND và
UBND (năm 2003) quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch UBND tại
điều 126 và 127. Cụ thể:
+Chủ tịch UBND quận là người lãnh đạo, điều hành công việc của UBND
quận, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
quy định tại Điều 127 của Luật này, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về
hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp
trên.
+Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND quận thực hiện nhiệm
vụ. quyền hạn do Chủ tịch UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch UBND quận về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.
+Mỗi thành viên của UBND quận chịu trách nhiệm cá nhân về phần công
tác của mình trước HĐND, UBND cùng cấp và cùng với các thành viên khác
Nguyễn Thị Quyên

11

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND cấp mình và
trước cơ quan nhà nước cấp trên.
*Chủ tịch UBND quận có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
-Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND quận, các

cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận.
+Đôn đốc, nhắc nhở công tác của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
mình và UBND cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND và Quyết định, Chỉ thị của
UBND cùng cấp.
+Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp
mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 của Luật này.
+Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều
hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa và đấu tranh chống
các biểu hiện quan lieu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu
hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa
phương.
+Tổ chức việc tiếp dân,xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
nhân dân theo quy định của pháp luật.
-Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND quận.
-Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và văn bản trái pháp luật của
UBND quận, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp.
-Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới
trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ.
-Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Quyền hạn của Văn phòng HĐND-UBND quận.
- Văn phòng HĐND-UBND Quận có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện,
phương tiện làm việc của Thường trực HĐND-UBND Quận. Chăm lo cơ sở vật
chất và điều kiện làm việc cho các phòng ban, ngành, các đoàn thể nhân dân
thuộc Quận.
Nguyễn Thị Quyên

12


Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Bố trí, tuyển chọn đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực, trình độ
chuyên môn để phục vụ tốt việc điều hành của UBND Quận.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định, chỉ thị, công
tác trọng tâm hàng tháng, quý, năm của HĐND-UBND Quận. Có biện pháp đảm
bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, an toàn.
- Trong phạm vi công việc được phân công, Chánh văn phòng ủy ban
thực hiện các nhiệm vụ sau:
+Giúp HĐND-UBND Quận theo dõi tình hình và kết quả thực hiện các
mặt công tác của HĐND-UBND quận. Tổng hợp dự thảo và trình UBND quận
thông qua các chương trình, kế hoạch công tác của UBND quận. Theo dõi, đôn
đốc các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình, kế hoạch đó. Chuẩn bị báo
cáo, kiểm điểm công tác tuần, tháng, quý, năm của UBND quận và báo cáo khác
theo sự phân công của Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND quận.
+Giúp UBND quận duy trì kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc của
UBND quận, đôn đốc các phòng ban ngành và UBND các phường trực thuộc
UBND quận tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của quận ủy,
UBND quận, các chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố.
+Tiếp cán bộ và nhân dân đến liên hệ công tác hặc khiếu nại với UBND
quận. Giải quyết các kiến nghị theo nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, đồng
thời báo cáo UBND quận giải quyết đối với những công việc vượt quá thẩm
quyền.
+Trình UBND quận ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy
dịnh về thủ tục hành chính trong việc xử lý công việc và quản lý công văn, giấy

tờ trong cơ quan UBND và các đơn vị trực thuộc UBND quận.
+Quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản của HĐND-UBND
quận. Hướng dẫn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ công tác Văn phòng đối với
các đơn vị và UBND các phường trực thuộc UBND quận.
+Giúp Chủ tịch UBND quận phối hợp các hoạt động của UBND quận
các phòng, ban, ngành và UBND các phường trực thuộc UBND quận. Nghiên
cứu, đề xuất với Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND quận lấy ý kiến xử lý các
Nguyễn Thị Quyên

13

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của UBND quận.
+Tổ chức phục vụ các phiên họp của HĐND-UBND quận, của Chủ tịch
và các Phó chủ tịch cùng với các ban của HĐND quận, chuẩn bị tài liệu cho các
kỳ họp của HĐND quận. Phục vụ các đoàn đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu
HĐND quận tiếp xúc cử tri.
+Theo dõi, đôn đốc phong trào thi đua, giúp Hội đồng thi đua khen
thưởng tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, hướng dẫn các tiêu chuẩn đề nghị xét
duyệt thi đua khen thưởng.
+Được thừa ủy quyền thay mặt UBND quận ký thừa ủy quyền một số
văn bản để truyền đạt ý kiến, giải quyết của UBND quận hoặc đôn đốc việc thực
hiện các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Quận ủy, HĐND, UBND quận.
+Điều hành công tác hành chính quản trị, đảm bảo đầy đủ nhu cầu về cơ

sở vật chất, phương tiện làm việc của Thường trực HĐND và UBND quận.
Quản lý tài sản, trang thiết bị của cơ quan HĐND-UBND quận, các phòng, ban,
ngành, đoàn thể thuộc quận.
+Chủ tài khoản thu-chi ngân sách của Văn phòng HĐND-UBND để
phục vụ các hoạt động của Thường trực HĐND-UBND các phòng, ban, ngành,
đoàn thể có quỹ lương tại Văn phòng HĐND-UBND.
+Giải quyết một số công việc cụ thể theo sự ủy nhiệm của Chủ tịch, các
Phó chủ tịch UBND quận (được cụ thể hóa trong từng văn bản ủy nhiệm). Ngoài
ra còn có từ một đến hai Phó chánh văn phòng và một số chuyên viên, cán sự.
Phó chánh văn phòng giúp việc cho Chánh văn phòng, chịu trách nhiệm trực tiếp
với Chánh văn phòng về những công việc do Chánh văn phòng phân công, thay
mặt Chánh Văn phòng khi Chánh văn phòng đi vắng. Chánh, Phó văn phòng do
UBND quận quyết định theo sự phân cấp của Thành phố.
3. Công tác quản lý và phân công nhiệm vụ các nhân sự thuộc văn
phòng
3.1. Chánh Văn phòng
- Chánh Văn phòng là người lãnh đạo, quản lý, điều hành văn phòng và
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận về việc quản lý, điều hành văn
Nguyễn Thị Quyên

14

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các trách nhiệm theo Quyết định số

2976/QĐ-UBND quận về việc phê duyệt Quy chế làm việc của Văn phòng
HĐND- UBND quận.
- Chánh Văn phòng trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
+ Công việc thuộc lĩnh vực do Chánh Văn phòng trực tiếp quản lý;
+ Công việc đã giao cho Phó Chánh Văn phòng phụ trách nhưng thấy cần
thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó chánh
Văn phòng được phân công vắng mặt; những việc các Phó Chánh Văn phòng
còn có ý kiến khác nhau;
- Chánh Văn phòng đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng
trước khi quyết định các vấn đề sau:
+ Chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết của Văn phòng;
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn; dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật do văn phòng chủ trì xây dựng để Chủ tịch trình cơ
quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
+ Dự toán, quyết toán ngân sách; các phương án đầu tư xây dựng cơ bản
đối với những công trình văn phòng được giao làm chủ đầu tư; chế độ chi tiêu
nội bộ; kế hoạch mua sắm tài sản của Văn phòng HĐND-UBND quận.
+ Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật của
Văn phòng;
+ Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Văn
phòng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng.
3.2. Phó Chánh Văn phòng
- Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành Văn
phòng, được Chánh Văn phòng phân công phụ trách một số lĩnh vực, nhiệm vụ
công tác và tổ chức trực thuộc Văn phòng (sau đây gọi là Phòng); nhân danh và
sử dụng quyền hạn của Chánh Văn phòng khi giải quyết các công việc thuộc
lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước
Chủ tịch UBND quận về nhiệm vụ được giao.
- Phó Chánh Văn phòng có trách nhiệm:
Nguyễn Thị Quyên


15

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Chấp hành sự chỉ đạo, phân công công tác của Chánh Văn phòng;
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc viêc thực hiện công việc trong các lĩnh vực,
nhiệm vụ được phân công phụ trách;
+ Giao nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với Phòng
và lĩnh vực được phân công phụ trách;
+ Ký thay Chánh Văn phòng các văn bản trong lĩnh vực được phân công
phụ trách và các văn bản khác theo ủy quyền của Chánh Văn phòng;
+ Phối hợp với Phó Chánh Văn phòng khác trong Văn phòng giải quyết
công việc có liên quan;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao.
- Phó Chánh Văn phòng phải báo cáo Chánh Văn phòng những vấn đề
sau:
+ Những vấn đề pháp luật chưa quy định, chưa có trong chương trình, kế
hoạch công tác của văn phòng hoặc mới phát sinh, nhạy cảm, quan trọng trong
quá trình thực hiên các nhiệm vụ được giao.Đối với những nhiệm vụ, công việc
do Lãnh đạo Văn phòng HĐND-UBND quận giao trực tiếp cho Ban Thư ký,
Phó Chánh Văn phòng kiêm Trưởng Ban Thư ký phải báo cáo kịp thời Chánh
Văn phòng tiến trình và kết quả thực hiện công việc;
+ Những vấn đề có liên quan đến từ hai Phó Chánh Văn phòng trở lên
nhưng các Phó Chánh Văn phòng còn có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến

lĩnh vực do Chánh Văn phòng phụ trách;
+ Những vấn đề khác khi Phó Chánh Văn phòng thấy cần thiết hoặc theo
yêu cầu của Chánh Văn phòng.
3.3. Trưởng và phó trưởng các đơn vị trực thuộc Văn phòng
- Trưởng phòng các đơn vị trực thuộc Văn phòng quản lý, điều hành hoạt
động của phòng và trực tiếp thực hiện một số công việc trong lĩnh vực chuyên
môn, nghiệp vụ được phân công; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước
Chánh Văn phòng về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Trưởng phòng có trách nhiệm:
+ Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn trực tiếp của Lãnh đạo
Nguyễn Thị Quyên

16

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Văn phòng trực tiếp phụ trách;
+ Xây dựng, trình Lãnh đạo Văn phòng phụ trách chương trình, kế hoạch
công tác của phòng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo đúng trình
tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và phân công công việc cho công chức thuộc phòng
thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; theo dõi, hướng dẫn,
đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức thuộc phòng;
+ Chủ động phối hợp với các phòng khác thuộc Văn phòng để giải quyết
các công việc có liên quan; báo cáo Lãnh đạo Văn phòng trực tiếp phụ trách về

các vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau
giữa các phòng;
+ Uỷ quyền cho một Phó Trưởng phòng quản lý, điều hành phòng khi
vắng mặt; trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc thì phải báo cáo và được sự
đồng ý của Lãnh đạo Văn phòng trực tiếp phụ trách;
+ Thực hiên chế độ thông tin, báo cáo theo quy định;
+ Quản lý tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc của phòng được
giao theo quy định;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh
Văn phòng phụ trách giao.
- Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng
và trực tiếp thực hiện một số công việc trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ
được phân công; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Chủ tịch UBND quận
về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đó; báo cáo Trưởng phòng về kết quả thực
hiện những nhiệm vụ được giao phụ trách hoặc trực tiếp thực hiện; trường hợp
vắng mặt trong giờ làm việc thì phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng
phòng.
3.4. Công chức thuộc Văn phòng
- Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, phân công công tác của Trưởng
phòng; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Trưởng phòng; trường
hợp được Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng phụ trách phòng trực
Nguyễn Thị Quyên

17

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tiếp giao nhiệm vụ thì chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đã giao
nhiệm vụ, có trách nhiệm báo cáo Trưởng phòng để theo dõi và điều hành công
việc của phòng.
- Chủ động thực hiên các nhiệm vụ được phân công theo đúng trình tự,
thủ tục, thời hạn giải quyết công việc. Phối hợp với công chức khác có liên quan
giải quyết công việc; báo cáo Trưởng phòng hoặc Lãnh đạo Văn phòng trực tiếp
giao nhiệm vụ các vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc còn có ý kiến khác nhau.
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ được giao. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện
hành, nội quy, quy chế của UBND quận, Văn phòng HĐND-UBND quận, sự chỉ
đạo của Lãnh đạo Văn phòng và Trưởng phòng; thường xuyên học tập, nghiên
cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trau dồi phẩm chất chính trị,
đạo đức công vụ.
- Chấp hành chế độ thông tin, báo cáo; quản lý, lưu giữ hồ sơ công việc;
quản lý và sử dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc được giao theo
quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của công chức theo
quy định của Văn phòng HĐND-UBND quận và của phòng.
4. Các phòng ban chuyên môn.
a) Công tác Văn phòng:
-Tổng hợp tình hình hoạt động của các ngành, các đơn vị, xã, phường,
thị trấn làm báo cáo của HĐND và UBND Quận, Huyện.
-Xây dựng lịch công tác và chương trình các kỳ họp của HĐND và
UBND. Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị nội dung các kỳ họp của HĐND và
UBND Quận, Huyện.
-Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, công tác hành chính quản trị
của cơ quan HĐND và UBND. Hướng dẫn các phường, các đơn vị trực thuộc
Nguyễn Thị Quyên


18

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Quận, Huyện thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
-Tiếp dân và giải quyết những yêu cầu của tổ chức, công dân theo nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.
-Quản lý các cơ sở vật chất của Văn phòng HĐND và UBND Quận,
Huyện đảm bảo các điều kiện vật chất cho bộ máy của HĐND, UBND Quận,
Huyện hoạt động
-Ký các văn bản theo sự uỷ nhiệm của HĐND, UBND Quận, Huyện.
-Công tác thi đua khen thưởng: Thường trực Hội đồng thi đua khen
thưởng tổ chức, theo dõi phong trào thi đua, làm báo cáo sơ kết, tổng kết đề
nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và những điển hình tiên tiến.
b) Phòng Tư pháp:
*Chức năng:
-Tham mưu, giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ
tịch, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở và các công tác tư pháp khác;
*Nhiệm vụ cụ thể:
-Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
+Trình UBND quận, huyện các văn bản để tổ chức thực hiện các chính
sách, chế độ và pháp luật về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn quận, huyện;

+Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp luật theo sự chỉ đạo
của UBND quận, huyện và hướng dẫn của Sở tư pháp;

Nguyễn Thị Quyên

19

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND
quận, huyện ban hành;
-Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
+Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND
xã, phường thị trấn theo quy định của pháp luật; trình chủ tịch UBND quận,
huyện quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật do xã, phường, thị
trấn bàn hành;
-Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
+Xây dựng, trình UBND quận, huyện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp
luật hàng năm ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê
duyệt;
+Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở xã
phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị của địa phương theo quy định của pháp
luật;
-Giúp UBND quận, Sở Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án
dân sự ở địa phương; thường trực Ban chỉ đạo thi hành án dân sự quận, huyện;

-Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý các sổ sách, biểu
mẫu về hộ tịch theo quy định của pháp luật;
-Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo
quy định của pháp luật;
-Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp
ở xã, phường, thị trấn;
-Báo cáo định kỳ đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
công tác được giao với UBND quận, huyện và Sở tư pháp theo quy định;
Nguyễn Thị Quyên

20

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do
UBND quận, huyện giao.
c) Phòng Nội vụ:
-Giúp HĐND và UBND Quận, Huyện tổ chức thực hiện các cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, UBND các cấp.
-Xây dựng các phương án xây dựng, củng cố Chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn; quản lý đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và thực hiện chế
độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
-Thường trực và giúp UBND Quận, Huyện chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra
công tác cải cách hành chính trên địa bàn Quận, Huyện.
-Giúp UBND Quận, Huyện lập kế hoạch quản lý biên chế, quỹ lương và

cán bộ, công chức theo phân cấp của Thành phố. Hướng dẫn, kiểm tra và thực
hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc UBND Quận, Huyện
quản lý.
-Thực hiện và quản lý công tác địa giới hành chính của Quận, Huyện.
-Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm.
-Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ,
công chức và công dân về lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của Phòng.
-Công tác thi đua khen thưởng:
+Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tổ chức, theo dõi phong trào
thi đua, làm báo cáo sơ kết, tổng kế đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua
và những điển hình tiên tiến.
-Công tác tôn giáo:
Nguyễn Thị Quyên

21

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+Thường trực, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoạt động tôn giáo theo
đúng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
d. Thanh tra nhà nước quận:
-Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với UBND
xã, phường, thị trấn.
-Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận,
huyện, UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các quy định của Nhà nước về

công tác thanh tra và việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
-Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà
nước của trưởng phòng, ban, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, việc liên quan
đến trách nhiệm của nhiều phòng, ban, nhiều xã, phường, thị trấn, việc do Chủ
tịch UBND quận, huyện hoặc Chánh thanh tra Thành phố giao:
+Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, đơn vị,
cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên hoặc địa phương khác đóng
tại địa phương mình theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của UBND quận,
huyện.
+Yêu cầu trưởng phòng, ban, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thanh
tra hoặc phúc tra vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
-Kiến nghị Chủ tịch UBND quận, huyện giải quyết những vấn đề về công
tác thanh tra, trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền
bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Thành phố giải quyết.
e. Phòng Lao động Thương binh và xã hội
-Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về lĩnh vực lao động và chính trị
xã hội trình UBND Quận, Huyện phê duyệt và triển khai kế hoạch được duyệt.
Nguyễn Thị Quyên

22

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

-Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực
hiện pháp luật, chính sách, chế độ về lao động tiền lương, tiền công, việc làm,

bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công ích, di dân phát
triển vùng kinh tế mới, chương trình xoá đói giảm nghèo…
-Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ với
thương binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với cách mạng, quân
nhân phục viên, chuyển ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già không có
thân nhân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh
và các đối tượng xã hội khác cần có sự trợ giúp của Nhà nước. Kiểm tra việc
thực hiện chế độ BHXH.
-Quản lý, chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp lao động TBXH trên địa bàn, nhà
bảo trợ xã hội, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản xuất của thương
binh và người tàn tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị, cai nghiện ma tuý, mại dâm.
-Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động TBXH của Quận, Huyện theo
quy định.
-Quản lý các nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi bia, ghi công ở Quận,
Huyện.
-Phối hợp chỉ đạo chương trình phòng chống tệ nạn xã hội trước hết là tệ
nạn mại dâm và nghiện ma tuý.
-Tổ chức sơ kết, tổng kết các mặt công tác Lao động TBXH hàng năm và
từng thời kỳ, đề nghị khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác
lao động TBXH.
-Thực hiện thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND Quận, Huyện,
Sở Lao động Thương binh và Xã hội về công tác lao động TBXH.
-Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động
TBXH trên địa bàn Quận, Huyện.
Nguyễn Thị Quyên

23

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

f. Phòng Giáo dục và Đào tạo
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của địa
phương, sau khi trao đổi thống nhất với Phòng Kế hoạch- Kinh tế trình UBND
Quận, Huyện duyệt; Tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục, các
phường thực hiện.
-Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các trung tâm giáo dục trường
học, cơ sở công lập và ngoài công lập thực hiện nhiệm vụ năm học, chương
trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, các quy định của Bộ, Thành phố về dạy
và học, các hoạt động giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường theo yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phù hợp với đặc điểm từng loại trường
học, ngành học và từng vùng dân cư.
-Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các kỳ khai giảng năm học,
sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các kỳ thi khác theo quy chế hiện hành.
-Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề khoa học, giáo dục, hướng dẫn và áp dụng
các sáng kiến cải tiến, những kinh nghiệm về dạy và học, nhằm phục vụ yêu cầu
phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phục vụ chương trình phát
triển kinh tế văn hoá xã hội ở địa phương.
-Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường công lập,
ngoài công lập. Tổ chức thực hiện chế độ tuyển sinh đối với các trường theo
phân cấp và quy chế hiện hành.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch lựa chon bồi dưỡng, đề bạt cán
bộ quản lý các trường, trung tâm theo phân cấp quản lý cán bộ, phối hợp với
Phòng Tổ chức Chính quyền trình UBND quận, huyện duyệt. Phối hợp với các
phòng ban chức năng có liên quan xem xét việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
giáo viên và trình UBND quận, huyện quyết định theo thẩm quyền.

-Nắm tình hình, tổng hợp toàn diện hoạt động về các lĩnh vực giáo dục ở địa
Nguyễn Thị Quyên

24

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

phương: công lập và ngoài công lập, mầm non, nhà trẻ, phổ thông, bổ túc văn
hoá và các việc được giao; sơ kết, tổng kết giúp UBND quận, huyện chỉ đạo
ngày càng tốt hơn công tác giáo dục ở địa phương.
-Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND quận, huyện và
Sở Giáo dục- Đào tạo.
-Xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chức và
công dân về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc trách nhiệm của phòng.
g. Phòng Văn hoá thông tin
-Xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin,
thể dục thể thao trên địa bàn. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch đó.
-Giúp UBND Quận, huyện quản lý, phối hợp, điều hoà hướng dẫn, kiểm tra nội
dung các hoạt động văn hoá thông tin- thể dục thể thao trên địa bàn như quản lý
công tác xuất bản ấn loát, quảng cáo, kinh doanh văn hoá phẩm, dịch vụ văn hoá
(chụp ảnh, đánh máy, in ấn, sao chụp, trang trí, vẽ tranh, truyền thần, bán sách
báo văn hoá phẩm, ghi âm, ghi hình, chiếu băng hình, băng nhạc…)
-Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác văn hoá,
thông tin, thể dục thể thao cho các ngành, các cơ sở ở địa phương.
-Thường trực Ban nếp sống mới cùng các đoàn thể vận động nhân dân

thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng con người mới, chống mê tín dị đoan,
chống chiến tranh tâm lý của địch và tệ nạn xã hội.
h. Phòng Kinh tế Quận
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm
về phát triển tổng thể các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, kế hoạch đầu tư, chương
trình dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước do quận, huyện quản lý.
Tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ỏ các đơn vị.
Nguyễn Thị Quyên

25

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


×