Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

bài giảng quản trị mạng linux

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 137 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................6
1.1. Giới thiệu về Linux....................................................................................7
1.2. Lịch sử phát triển của Linux.......................................................................7
1.3. Điểm khác biệt của Linux..........................................................................8
1.4. Những phiên bản của Linux.......................................................................8
1.5. Những tính năng cơ bản của Linux..........................................................11
1.6. Các ưu điểm của Linux............................................................................13
1.7. Các nhược điểm của Linux.......................................................................13
1.8. Kiến trúc của Linux..................................................................................13
1.9. So sánh Linux với Windows....................................................................14
Bài 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX.......................................................15
2.1. Yêu cầu phần cứng...................................................................................15
2.2. Quá trình cài đặt.......................................................................................15
2.3. Login .......................................................................................................37
2.4. Cú pháp lệnh.............................................................................................37
2.5. Những lệnh thông thường........................................................................37
2.6. Khởi động và đóng tắt hệ thống...............................................................38
Bài 3: HỆ THỐNG TẬP TIN..............................................................................44
3.1. Khái niệm về thiết bị................................................................................44
3.2. Partition................................................................................................44
3.2.1. Tiện ích fdisk.....................................................................................44
3.2.2. Cách tạo mới một partition................................................................45
3.3. Những khái niệm cơ bản về filesystem....................................................46
3.3.1. Filesystem là gì?................................................................................46
3.3.2. Những filesystem có sẵn trong Linux...............................................46
3.3.3. Định dạng một filesystem..................................................................47
3.3.4. Tập hợp thông tin về filesystem........................................................47
3.4. Mount filesystem......................................................................................47
3.4.1. Lệnh mount........................................................................................48


3.4.2. Lệnh umount......................................................................................48
3.4.3. Mount filesystem một cách tự động..................................................49
3.5. Tiện ích fsck.............................................................................................50
1


3.6. Di chuyển filesystem................................................................................50
3.7. Cấu trúc cây thư mục...............................................................................51
3.8. Các thao tác trên tập tin và thư mục.........................................................52
3.8.1. Tạo thư mục.......................................................................................52
3.8.2. Liệt kê tập tin và thư mục..................................................................53
3.8.3. Tạo tập tin..........................................................................................54
3.8.4. Xem nội dung tập tin.........................................................................54
3.8.5. Sao chép............................................................................................55
3.8.6. Di chuyển..........................................................................................55
3.8.7. Đổi tên...............................................................................................56
3.8.8. Xóa tập tin, thư mục..........................................................................56
3.8.9. Xóa thư mục rỗng..............................................................................57
3.8.10. Liên kết tập tin.................................................................................57
3.8.11. Vào ra thư mục................................................................................59
3.8.12 .Xem thư mục hiện hành..................................................................60
3.8.13. Tìm kiếm.........................................................................................60
3.8.14. Nén, giải nén....................................................................................61
Bài 4: NHỮNG LỆNH VÀ TIỆN ÍCH...............................................................63
4.1. Những tập tin chuẩn trong Linux.............................................................63
4.1.1. Tập tin nhập chuẩn ...........................................................................63
4.1.2. Tập tin xuất chuẩn.............................................................................63
4.1.3. Tập tin lỗi chuẩn................................................................................63
4.2. Chuyển hướng..........................................................................................63
4.2.1. Chuyển hướng nhập..........................................................................64

4.2.2. Chuyển hướng xuất...........................................................................64
4.3. Lọc ...........................................................................................................65
4.4. Đường ống................................................................................................66
4.5. Một vài lệnh khác.....................................................................................66
4.5.1. Lệnh file............................................................................................66
4.5.2. Lệnh cmp...........................................................................................66
4.5.3. Lệnh comm........................................................................................67
4.5.4 Lệnh diff.............................................................................................67
4.6. Tiện ích vi.................................................................................................67
4.6.1. Một số hàm lệnh của vi.....................................................................67
2


4.6.2. Chuyển từ chế độ lệnh sang chế độ soạn thảo...................................67
4.6.3. Chuyển từ chế độ soạn thảo sang chế độ lệnh...................................68
Bài 5: QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG VÀ NHÓM NGƯỜI DÙNG.......................71
5.1. Người dùng...............................................................................................71
5.2. Nhóm người dùng.....................................................................................71
5.3. Xem thông tin người dùng, nhóm người dùng.........................................71
5.3.1. Tập tin /etc/passwd............................................................................71
5.3.2. Tập tin /etc/shadow...........................................................................72
5.3.3. Tập tin /etc/group..............................................................................73
5.4. Quản lý người dùng..................................................................................73
5.4.1. Tạo tài khoản người dùng..................................................................73
5.4.2. Thay đổi mật khẩu của người dùng...................................................76
5.4.3. Thay đổi thông tin người dùng..........................................................77
5.4.4. Khóa và mở khóa tài khoản người dùng...........................................78
5.4.5. Chuyển đổi người dùng.....................................................................78
5.5. Quản lý nhóm người dùng........................................................................79
5.5.1. Tạo nhóm người dùng.......................................................................79

5.5.2. Thay đổi thông tin nhóm...................................................................80
5.5.3. Xóa nhóm..........................................................................................81
5.6. Quyền hạn................................................................................................81
5.7. Các lệnh liên quan đến quyền hạn............................................................84
5.7.1 Lệnh chown........................................................................................84
5.7.2. Lệnh chgrp.........................................................................................84
5.7.3. Lệnh chmod.......................................................................................85
5.8. Lệnh umask..............................................................................................85
Bài 6: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM............................................................................87
6.1. Chương trình rpm.....................................................................................87
6.2. Lệnh rpm..................................................................................................87
6.2.1. Xem cú pháp lệnh rpm......................................................................87
6.2.2. Truy vấn các packages đã được cài đặt trên hệ thống (Query).........88
6.2.3. Gỡ bỏ một package (Erase)...............................................................90
6.2.4. Cài đặt một package (Install).............................................................90
6.2.5. Cập nhật một package (Upgrade)......................................................90
6.3. Cài đặt từ mã nguồn mở...........................................................................93
3


Bài 7: QUẢN LÝ KẾT NỐI MẠNG..................................................................95
7.1. TCP/IP (Transport Control Protocol/Internet Protocol)...........................95
7.2. Thiết bị mạng...........................................................................................95
7.2.1. Card mạng.........................................................................................95
7.2.2. Router................................................................................................95
7.3. Các lệnh dùng để cấu hình mạng .............................................................95
7.3.1. Host name..........................................................................................96
7.3.2. Cấu hình IP card mạng......................................................................96
6.3.3. Lệnh route........................................................................................100
6.3.4. Lệnh netstat.....................................................................................101

6.3.5.Các lệnh khác...................................................................................102
7.4 Telnet.......................................................................................................102
7.4.1. Cài đặt..............................................................................................103
7.4.2. Cấu hình..........................................................................................103
7.5. Secure Remote Access – SSH (Secure Shell)........................................103
7.7. Dynamic Host Configuration Protocol – DHCP....................................104
7.7.1. DHCP Server...................................................................................104
7.7.2. DHCP Client....................................................................................104
7.7.3. Đặc điểm của DHCP ......................................................................104
7.7.4. Ưu điểm của việc sử dụng DHCP ..................................................104
7.7.5. Cài đặt và cấu hình DHCP..............................................................104
Bài 8: TIẾN TRÌNH..........................................................................................109
8.1. Định nghĩa .............................................................................................109
8.2. Phân loại.................................................................................................109
8.3. Lệnh pstree và ps....................................................................................109
8.4. Tiến trình tiền cảnh................................................................................110
8.5. Tiến trình hậu cảnh ................................................................................110
8.6. Tạm dừng và đánh thức tiến trình .........................................................110
8.7. Hủy tiến trình.........................................................................................111
8.8. Lập lịch với lệnh at và batch..................................................................111
8.9. Lập lịch với tiện ích crontab...................................................................113
BÀI 9: IPTABLES............................................................................................115
9.1. Giới thiệu về iptables.............................................................................115
9.2. Các loại bảng trong iptables. .................................................................115
4


9.3. Các loại chain trong bảng.......................................................................115
9.3.1. Bảng FILTER :................................................................................115
9.3.2. Bảng NAT : ....................................................................................116

9.4. Cách sử dụng filter làm firewall.............................................................117
9.5. Cách sử dụng bảng NAT........................................................................120
BÀI TẬP THỰC HÀNH...................................................................................122
Bài tập thực hành số 1...................................................................................122
Nội dung thực hành...................................................................................122
Hướng dẫn ................................................................................................123
Bài thực hành số 2.........................................................................................126
Nội dung thực hành...................................................................................126
Hướng dẫn.................................................................................................126
Bài thực hành số 3.........................................................................................128
Nội dung thực hành...................................................................................128
Hướng dẫn.................................................................................................129
Bài thực hành số 4.........................................................................................131
Nội dung thực hành...................................................................................131
Hướng dẫn.................................................................................................131
Bài thực hành số 5.........................................................................................132
Nội dung thực hành...................................................................................132
Hướng dẫn.................................................................................................133
Bài thực hành số 6.........................................................................................135
Nội dung thực hành...................................................................................135
Hướng dẫn.................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................137

5


LỜI NÓI ĐẦU
Linux có ở khắp mọi nơi. Nếu nhìn kỹ vào điện thoại thông minh nhỏ
nhất, đến xương sống ảo của Internet hoặc siêu máy tính lớn nhất và mạnh mẽ
nhất, chúng ta đều thấy có sự xuất hiện của Linux.

Tính đến năm 2014 Linux đã ra đời được 23 năm, một hệ điều hành hoàn
thiện với sự hỗ trợ cho một loạt các mô hình sử dụng. Nhân mô đun và tính linh
hoạt của nó có thể xử lý trong nhiều mô hình sử dụng (từ siêu máy tính lớn nhất
đến các thiết bị nhúng nhỏ nhất) đến mức thật khó phân loại nó vào bất cứ thứ gì
khác hơn là một công nghệ khả dụng. Trong thực tế, Linux là một nền tảng. Nó
là một công nghệ then chốt cho phép tạo ra các sản phẩm mới, trong đó có các
sản phẩm mật mã. Vì vậy việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu về hệ điều hành
Linux để có thể khai thác, sử dụng và làm chủ được Linux là điều rất cần thiết
đối với những người đang làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực Cơ yếu.
Tập bài giảng này được viết cho các học viên lớp tập huấn của Cơ yếu Lào với
mục đích trang bị cho học viên kiến thức về hệ điều hành Linux và các kỹ năng
để có thể quản trị thành thạo hệ điều hành Linux.
Tập bài giảng được biên soạn trong thời gian ngắn nên không thể tránh
khỏi những sai sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, đặc biệt là các ý
kiến từ phía các học viên của lớp tập huấn – những người trực tiếp sử dụng tài
liệu này, để tập bài giảng được hoàn thiện hơn.
Hà nội, tháng 09 năm 2014
Tác giả

6


Bài 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
1.1. Giới thiệu về Linux
- Linux là một hệ điều hành dựa trên nền tảng của hệ điều hành UNIX.
Linux có tất cả các đặc tính của Unix.
- Linus Towalds là người đã viết nên hệ điều hành này cho những máy PC.
- Linux là một hệ điều hành đa nhiệm, đa người dùng và được phân phối
một cách miễn phí. Nó chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng.
- Khi nói đến Linux chúng ta bàn đến 2 vấn đề: kernel và những ứng dụng

- Kernel (hạt nhân) chính là trái tim của hệ điều hành Linux. Nhiệm vụ của
kernel là cung cấp môi trường cơ bản cho các ứng dụng có thể chạy và
những giao tiếp cơ bản giữa người dùng và phần cứng. Linux hỗ trợ nhiều
kiểu hệ thống tập tin để Linux tương tác với những hệ điều hành khác
- Một trong những ứng dụng phổ biến của Linux là họ ứng dụng GNU.
GNU do hiệp hội phần mềm miễn phí phát triển. Mục đích là cung cấp
phần mềm miễn phí cho lập trình viên hay những người phát triển. Hầu
hết các phần mềm GNU đều khả dụng và mang tính thương mại cao và có
rất nhiều cải tiến. Linux có rất nhiều trình tiện ích GNU như: ngôn ngữ
lập trình, công cụ biên dịch, trình tiện ích in ấn, xử lý văn bản …
1.2. Lịch sử phát triển của Linux
- UNIX được thiết kế đầu tiên vào năm 1965. Nó là hệ điều hành được sử
dụng rộng rãi nhất trên thế giới và từ lâu đã là chuẩn mực cho các server
làm việc với hiệu suất cao. Vì nó là một sản phẩm thương mại nên mà các
máy tính cài đặt nó phải mua bản quyền với chí phí rất cao thay đổi trong
khoảng từ vài trăm đến vài nghìn đôla.
- Với nỗ lực muốn có một phần mềm UNIX miễn phí dành cho những
người thực hành nó, nhiều hệ điều hành UNIX công cộng đã được phát
triển qua nhiều năm nay.
- Một trong những hệ điều hành đó là Minix, do Andy Tanenbaum viết.
Mặc dù không đầy đủ tính năng nhưng Minix đã cung cấp một hệ điều
hành nhỏ chạy trên máy PC. Để mở rộng thêm Minix, một nhóm người
dùng bắt đầu phát triển nó mức cao hơn, đầy đủ tính năng hơn. Một trong
những người tiên phong phát triển hệ điều hành có tên Linux này chính là
Linux Torvalds của trường đại học Helsinki. Người đã viết phiên bản
7


Linux đầu tiên vào năm 1991. Phiên bản đầu tiên gần như hoàn chỉnh đã
được đưa ra vào tháng 3/1992.

- Không lâu sau đó, hệ điều hành này đã thu hút nhiều chuyên gia lập trình
với niềm say mê muốn tạo một hệ điều hành giống UNIX nhưng hoàn
toàn miễn phí. Xuất phát từ điều này Linux đã phát triển lớn mạnh với tốc
độ đáng kể. Phiên bản mới cùng với những tiện ích của Linux xuất hiện
với tốc độ đáng kinh ngạc. Hiện nay hệ thống Linux có tất cả những công
cụ mà chúng ta tìm thấy trong sản phẩm UNIX thương mại.
- Khi sử dụng hệ điều hành Linux người dùng sẽ không phải trả bất kỳ chi
phí nào về bản quyền. Một vài công ty đảm nhận nhiệm vụ tập hợp và thử
nghiệm các phiên bản của Linux sau đó gói gọn lại trong vài đĩa CDROM với giá rẻ nhất.
1.3. Điểm khác biệt của Linux
- Linux rẻ hơn rất nhiều so với những hệ điều hành khác. Tuy nhiên không
phải giá cả mà khác biệt về những đặc tính sau mới là quan trọng:
- Linux là một hệ điều hành đa nhiệm đủ mạnh và khả năng để được sử
dụng tổ chức phục vụ cho những trường đại học hay tổ chức lớn.
- Nó chạy trên mọi cấu hình từ thấp đến cao.
- Phiên bản Linux có sẵn cho nhiều kiến trúc máy tính như Intel, Sparc và
Alpha.
- Hầu hết những tiện ích hay ứng dụng mạng được tích hợp vào hệ điều
hành và hoàn toàn miễn phí.
1.4. Những phiên bản của Linux
Phân phối hay còn gọi là phiên bản (release) của Linux có hai ý nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất do nhà phân phối đặt cho Linux. Ví dụ như RedHat,
Ubuntu, CentOS đều là những phiên bản của Linux. Điểm khác biệt giữa
các phiên bản rất khó nhận thấy nhưng không phải là không có.
- Nghĩa thứ hai là ấn bản (version) của Linux mà người dùng đang sử dụng.
Ví dụ Fedora 17, Fedora 18 là hai ấn bản của một phiên bản Fedora. Để
tránh nhầm lẫn khi nói đến một phiên bản của Linux chúng ta nên đề cập
đến 2 khía cạnh là nhà phát hành và ấn bản của nó.
Những phiên bản thường gặp:
8



1) Red Hat Linux: là một phiên bản thích hợp cho nhiều người dùng. Nó
được phát triển và phân phối bởi Red Hat. Nó giới thiệu Red Hat Package
Manager (RPM) nhằm hỗ trợ cho việc cài đặt, xóa, hay theo dõi những
package phần mềm trong hệ thống. RedHat là một phân phối phổ biến
nhất ở Mỹ. Nó có những phiên bản miễn phí trên Internet và cả những
phiên bản, ứng dụng thương mại khác.

2) Ubuntu là bản phân phối phổ biến của Linux. Hệ điều hành Ubuntu có
nhiều nội dung rất tốt cho máy tính để bàn và có giao diện trực quan dễ
dàng sử dụng. Ubuntu dựa trên Debian và bao gồm các ứng dụng nổi
tiếng như Firefox và OpenOffice.org. Ubuntu được phát hành đều đặn 6
tháng một lần, với phiên bản hỗ trợ lâu dài (LTS) sẽ được hỗ trợ và cập
nhật trong 3 đến 5 năm

9


3) Fedora là một trong những hệ điều hành Linux với lượng người dùng
khổng lồ và có nhiều diễn đàn hỗ trợ. Tính năng linh hoạt làm cho nó trở
thành một trong những sự lựa chọn tốt nhất. Fedora thích hợp cho các
doanh nghiệp.

4) Debian/GNU: là một phân phối không lợi nhuận phổ biến nhất. Debian là
nhân của Linux và đi kèm với hơn 20.000 gói phần mềm ứng dụng được
cài đặt sẵn chỉ việc tải xuống, tất cả đều miễn phí. Người dùng có thể thực
hiện các công việc như chỉnh sửa tài liệu, chơi trò chơi, viết mã và nhiều
10



hơn nữa với các công cụ được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Debian là
một bản phân phối Linux mạnh dành cho người dùng bình thường.

5) CentOS: là 1 hệ điều hành tự do dựa trên nhân Linux và có nguồn gốc từ
bản phân phối Red Hat. CentOS là bản phân phối tập trung vào các doanh
nghiệp và được xây dựng miễn phí.

1.5. Những tính năng cơ bản của Linux
Linux hỗ trợ các tính năng cơ bản thường thấy trong các hệ điều hành và
nhiều tính năng khác mà không hệ điều hành nào có được. Linux cung cấp môi
trường phát triển một cách đầy đủ bao gồm các thư viện chuẩn, các công cụ lập
11


trình, trình biên dịch, debug …. Hệ thống Linux trội hơn các hệ thống khác trên
nhiều mặt, mà người dùng quan tâm như sự phát triển, tốc độ, dễ sử dụng và đặc
biệt là sự phát triển và hỗ trợ mạng.
Một số đặc điểm của Linux chúng ta cần quan tâm :
- Đa tiến trình: Là đặc tính cho phép người dùng thực hiện nhiều tiến trình
đồng thời. Ví dụ bạn vừa in, vừa soạn văn bản, vừa nghe nhạc… cùng một
lúc. Máy tính sử dụng chỉ một CPU nhưng xử lý đồng thời nhiều tiến trình
cùng lúc.
- Tốc độ cao: Hệ điều hành Linux được biết đến như một hệ điều hành có
tốc độ xử lý cao, bởi vì nó thao tác rất hiệu quả đến tài nguyên như : bộ
nhớ, đĩa…
- Bộ nhớ ảo: Khi hệ thống sử dụng quá nhiều chương trình lớn dẫn đến
không đủ bộ nhớ chính (RAM) để hoạt động. Trong trường hợp đó, Linux
dùng bộ nhớ từ đĩa là partition swap. Hệ thống sẽ đưa các chương trình
hoặc dữ liệu nào chưa có yêu cầu truy xuất xuống vùng swap này, khi có

nhu cầu thì hệ thống chuỵển lên lại bộ nhớ chính.
- Sử dụng chung thư viện: Hệ thống Linux có rất nhiều thư viện dùng
chung cho nhiều ứng dụng. Điều này sẽ giúp hệ thống tiết kiệm được tài
nguyên cũng như thời gian xử lý.
- Sử dụng các chương trình xử lý văn bản: Chương trình xử lý văn bản là
một trong nhưng chương trình rất cần thiêt đối với người sử dụng. Linux
cung cấp nhiều chương trình cho phép người dùng thao tác với văn bản
như vi, emacs, nroff
- Sử dụng giao diện cửa sổ: Giao diện cửa sổ dùng Hệ thống X Window, có
giao diện như hệ điều hành Window. Với hệ thống này người dùng rất
thuận tiện khi làm việc trên hệ thống.
- Dich vụ Samba sử dụng tài nguỵên đĩa, máy in với Window: Tên Samba
xuất phát từ giao thức Server Message Block (SMB) mà Window sử dụng
để chia sẻ tập tin và máy in. Samba là chương trình sử dụng giao thức
SMB chạy trên Linux. Sử dụng Samba người dùng có thể chia sẻ tập tin
và máy in với các máy Window
- Network Information Service (NIS): Dịch vụ NIS cho phép chia sẻ các tập
tin password và group trên mạng. NIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng
12


client-server, chứa các thông tin của người dùng và dùng để chứng thực
người dùng.
- Lập lịch hoạt động cho các chương trình, ứng dụng: Chương trình lập
lịch trong Linux xác định các ứng dụng, script thực thi theo sự sắp xếp
của người dùng.
- Các tiện ích sao lưu dữ liệu: Linux cung cấp các tiện ích như tar, cpio và
dd để sao lưu và backup dữ liệu.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình: Linux cung cấp một môi trường lập
trình đầy đủ bao gồm các thư viện chuẩn, các công cụ lập trình, trình biên

dịch, chương trình debug chương trình.
1.6. Các ưu điểm của Linux
Trong số các hệ điều hành miễn phí hiện nay, Linux là hệ điều hành được sử
dụng rộng rãi nhất. Các ưu điểm nổi bật của Linux:
- Khả năng tương thích với các hệ mở: Chuyển từ một nền này sang một
nền khác mà vẫn họat động tốt
- Ứng dụng: Hiện nay có rất nhiều ứng dụng hay tiện ích phục vụ cho nhiều
lĩnh vực như lập báo biểu, cơ sở dữ liệu, xử lí văn bản
- Lợi ích cho giới chuyên nghiệp điện toán: Giới điện toán có hàng loạt
công cụ phát triển chương trình, bao gồm các bộ biên dịch cho nhiều ngôn
ngữ lập trình hàng đầu hiện nay, chẳng hạn như C, C++…
1.7. Các nhược điểm của Linux
- Thiếu trợ giúp kỹ thuật
- Các vấn đề về phân cúng
1.8. Kiến trúc của Linux
Kiến trúc của Linux được hiểu theo sơ đồ sau:

13


Trung tâm xử lý của Linux là kernel. Nó là tầng trong cùng của hệ điều
hành và hoạt động như là một tầng phần mềm trung gian giữa những ứng dụng
của người dùng và phần cứng.
1.9. So sánh Linux với Windows
Điểm giống nhau giữa Linux và Windows là cả hai đều hỗ trợ đa người
dùng và đa tiến trình.
Sau đây sẽ đưa ra những điểm khác biệt giữa Linux và Windows:

Kernel và
môi trường


Khả năng
tương thích
Hỗ trợ

Giá thành

Linux
Windows
Khi kernel thay đổi thì user mới User cần phải khởi động lại
cần khởi động lại máy. Khi cài máy khi: cài driver, thay đổi IP,
đặt hay cập nhật phần mềm thì thay đổi tên máy…
không cần khởi động lại máy
User có thể can thiệp trực tiếp Khái niệm thiết bị không tồn tại
đến thiết bị
trong NT. User không thể truy
cập trực tiếp đến thiết bị ngoài
sự hỗ trợ của một vài phần mềm
đặc biệt

nhiều
chương
trình Không có chương trình Linux
Windows chạy dưới Linux
chạy dưới Windows
Những lỗi an toàn được đưa ra
công khai và nhắc sửa
Mã nguồn hoàn toàn được mở
Mọi thứ đều dấu
Những ứng dụng phát triển trên Những ứng dụng trên Windows

Linux rẻ
rất đắt tiền và thường phải sử
dụng đến nó

14


Bài 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
2.1. Yêu cầu phần cứng
Tuy Linux không đòi hỏi cấu hình cao, nhưng nếu bạn muốn làm việc ở chế độ
đồ họa Xwindows hay bảo đảm cho hệ thống chạy trơn tru với các ứng dụng,
cấu hình tối thiểu nên dùng là:
− CPU: Pentium 386 trở lên
− RAM: 64 MB trở lên cho Text mode, 192 MB trở lên cho Graphics mode
− HDD: Tuỳ thuộc vào ứng dụng cài đặt. tuy nhiên tối thiểu nên có trên
3.5G
− VGA: 2M trở lên
2.2. Quá trình cài đặt
Tài liệu này sẽ hướng dẫn cài đặt CentOS 5 Enterprise (bộ 6 đĩa CD).
− Khởi động từ CD ROM của CentOS 5 Enter
Khi chương trình cài đặt khởi động, sẽ hiển thị màn hình:

Chúng ta có thể chọn các chế độ cài đặt sau:
<Enter>
: chọn cài đặt ở chế độ đồ họa (Graphical mode)
Linux text <Enter>: chọn cài đặt ở chế độ text (text mode)

15





Ngoài ra nếu muốn chọn một số option cài đặt khác thì có thể bấm phím
F2
Chọn Enter



Nếu muốn kiểm tra Source CD thì chọn OK, nếu không muốn kiểm tra thì
chọn Skip. Việc kiểm tra đĩa giúp phát hiện đĩa lỗi, vì trong quá trình cài
đặt nếu có một lỗi thì quá trình cài đặt sẽ phải làm lại.
Chọn Skip

Tiến trình cài đặt bắt đầu.
16




Chọn Next

Chọn ngôn ngữ trong suốt quá trình cài đặt


Chọn English → chọn Next

Chọn keyboard thích hợp


Chọn U.S.English → chọn Next

17


Phân chia partition:
+ Remove all partitions on selected drivers and create default layout: khi
ta muốn loại bỏ tất cả các partition có sẵn trong hệ thống.
+ Remove linux partitions on selected drivers and create default layout:
khi ta muốn loại bỏ tất cả các linux partition có sẵn trong hệ thống.
+ Use free space on selected drivers and create default layout: sử dụng
vùng trống còn lại của đĩa cứng để chia partition.
+ Create custom layout: phân chia partition bằng tay.


Chọn Create custom layout → chọn Next

18




Thực hiện phân chia partition:
+ New: tạo partition mới, linux bắt buộc tối thiểu phải tạo 2 partition sau:
* Partition chính chứa thư mục gốc (/) và nhân (kernel), partition
này còn gọi là Linux Native Partition
* Partition Swap được dùng làm không gian hoán đổi dữ liệu khi
vùng nhớ chính được sử dụng hết. Thông thường kích thước của partition
Swap bằng 2 lần kích thước của vùng nhớ chính (RAM).
+ Edit: sửa partition
+ Delete: xóa partion
+ Reset: phục hồi trạng thái đĩa trước khi thao tác

+RAID: sử dụng RAID (có tối thiểu 3 ổ cứng)
+ LVM: sử dụng với Logical Volume Management
Tạo các partition sau:
+ Chọn New để tạo partition swap
Chọn File System Type: swap
Chọn Size: 1024 (gấp 2 lần RAM)

19


Chọn OK
+ Chọn New để tạo partition /boot
Chọn Mount Point: /boot
Chọn File System Type: ext3
Chọn Size: tùy ý

Chọn OK
+ Chọn New để tạo partition root (/)
Chọn Mount Point: /
20


Chọn File System Type: ext3
Chọn Size: tùy ý

Chọn OK



Chọn Next

Cài đặt chương trình boot loader GRUB và đặt password cho boot loader

21


Chọn option The GRUB boot loader will be install on dev/sda
Chọn check box Use a boot loader password → chọn Change password

Nhập vào mật khẩu → chọn OK → chọn Next


Thiết lập cấu hình mạng

22


Chọn Edit để cấu hình Network Devices

Chọn Enable Ipv4 support →chọn option Active on boot, khai báo IP
Address và Prefix (Netmask)
Chọn OK
Hostname chọn option manually → nhập vào hostname
Miscellaneous Setting → nhập vào Gateway, Primary DNS, Secondary
DNS

23





Chọn Next
Chọn khu vực địa lý của hệ thống

Chọn Asia/Saigon → chọn Next


Đặt password cho account root. Account root là account dùng để quản trị
hệ thống và có quyền cao nhất trong hệ thống.
24


Chương trình cài đặt yêu cầu password root phải có chiều dài ít nhất 6 ký
tự
Nhập password cho account root → chọn Next


Chọn các chương trình và packages cài đặt

25


×