Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Điện CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.34 KB, 26 trang )

Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
…………………………

SVTH: Lương Văn Hưng

1


Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

PHỤ LỤC

I.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN AEC

I.1.

Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH đầu tư và
phát triển công nghiệp điện AEC
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Bộ máy quản lý của công ty

I.2.
I.3.
II.

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN AEC

II.1.

II.2.
II.3.

Đặc điểm về sản phẩm.
Đặc điểm thị trường
Đặc điểm khách hàng của công ty.

III. CÁC CÔNG VIỆC CHÍNHTRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TYTNHH
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN
AEC.

III.1.
III.2.
III.3.
III.4.

Tủ ATS
Tủ tự động bù cos ϕ
Tủ bảo vệ mất pha.
Tủ hạ thế

SVTH: Lương Văn Hưng

2

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN


GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự phát triển của nền công nghiệp cũng như sự phát triển của
đất nước, thì nghành điện là một nghành rất rất quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghành điện nói chung hay
nghành điện- tự động hóa nói riêng, nó đã góp phần rất lớn trong quá trình
sản xuất. Như giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất
lao động, và chất lượng sản phẩm…
Trong quá trình thực tập thực tế tại công ty TNHH đầu tư và phát
triển công nghiệp điện AEC, em nhận thấy việc tìm hiểu về nguồn cấp và
nguyên lý làm việc của các thiết bị trong dây truyền sản xuất là không thể
thiếu đối với những công nhân kỹ thuật điện. Vì nó giúp cho họ có những
phán đoàn và phương án sửa chữa kịp thời để cho dây chuyền hoạt động ổn
định.
Sau thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế trên các thiết bị dựa vào
vốn kiến thức đã học, cộng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và các anh chị
trong công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghiệp điện AEC đã giúp
cho em phần nào hiểu được nội dung công việc. Đó là điều kiện thuận lợi
để cho em tự tin trong công việc sau này. Qua đây cho em gửi lời cảm ơn
chân thành đến các anh chị, ban lãnh đạo công ty TNHH đầu tư và phát
triển công nghiệp điện AEC đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành
công việc. DO thời gian thực tập có hạn nên trong bản báo cáo này không
thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo
của các thầy, cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH : Lương Văn Hưng
SVTH: Lương Văn Hưng


3

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN AEC
1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH đầu tư và
phát triển công nghiệp điện AEC
Công ty TNHH đâu tư và phát triển công nghiệp điện AEC được thành lập
ngày 27/04/1998. Tiền thân của công ty là trường kĩ thuật dân lập ứng dụng
Hà Nội thành lập từ năm 1993
Qua quá trình hoạt động, nhận thấy nhu cầu thực sự của thị trường về thiết
bị điện công nghiệp nên ban giám đốc công ty đã quyết định cùng với một
số đơn vị xây lắp điện có kinh nghiệm khác thành lập công ty và lấy tên là:
Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghiệp điện
Tên giao dịch:

Electricity

industry

development

and


investment

company limited. AEC Co., Ltd
Trụ sở chính :

Số 4- Lô8 – Cụm công nghiệp Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại:

043.7.657.056

Email:



Website :

www.aec.com.vn

Để mở rộng quy mô sản xuất và phát triển ngành công nghiệp mũi
nhọn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tháng 9 năm 2002,
công ty được thành phố Hà Nội cấp 4000m2 đất tại khu công nghiệp Minh
Khai – Từ Liêm – HN để thực hiện dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất
thiết bị điện và các sản phẩm cơ khí”. Với dự án này công ty đã xây dựng
khu điều hành có diện tích 750m2 cùng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng
và các công trình phụ trợ khác với nhiều trang thiết bị hiện đại như: Các
loại máy cắt, chân tôn, máy đột dập thế hệ mới có điều khiển 9 ( NC,
CNC…)
SVTH: Lương Văn Hưng


4

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Trong quá trình hoạt động của mình công ty luôn chú trọng đến chất lượng
sản phẩm, không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến
trong sản xuất do đó công ty đã tạo được uy tín nhất định trên thị trường,
nhận được nhưng công trình lên đến hàng tỷ đồng. Có thể kể một số công
trình tiêu biểu mà công ty đã nhận lắp đặt như:
Tháng 3/1999: Công ty nhận lắp đặt trạm biến áp hợp bộ 630KVA – 24KV
với đơn vị dự thầu là tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
Tháng 6/2000: Lắp đặt trạm biến áp hợp bộ MBA 1000KVA -24 KV cho
Viện dầu khí Trung hòa – Cầu Giấy
Tháng 1/2002: Lắp đặt 03 trạm biến áp hợp bộ phụ vụ Seagame 180KVA –
24KV cho công ty xây dựng đầu tư HN.
Tháng 5/2003: Lắp đặt trạm biến áp 320KVA -22KV và hệ thống tủ đóng
nguồn dự phòng ATS
Tháng 10/2003: Trạm biến áp hợp bộ 1500KVA – 24KV cho công ty đầu
tư và phát triển hạ tầng đô thị.
Tháng 5/2004: Tủ điều khiển tháp giải nhiệt cho công ty cấu trúc Môi
trường tại bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 6/2005 Trạm biến áp hợp bộ 1600KVA – 22/04 KV cho công ty
TNHH quốc tế liên doanh Vinata
Tháng 5/2006 Hệ Thống tủ bảng điện và gia công mảng cáp và chi tiết nối
máng

Tháng 10/2006. Công ty trúng thầu với gói thầu SLC, lắp đặt 06 hệ thống
tủ trạm cho Điện lực Thanh Xuân
Tháng 6/2007 Hệ thống tủ điện và hệ thống tủ đóng nguồn dự phòng ATS
cho công ty cổ phần một thành viên xây dựng và đầu tư CCI – JSC
Tháng 10/2007: Lắp đặt hệ thống tủ điện điện lực, hệ thống tủ đóng nguồn
dự phòng ATS
SVTH: Lương Văn Hưng

5

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1 Chức năng
Công ty vừa có chức năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, lắp đặt và kinh
doanh các loại tủ điện, máng cáp, trạm biến áp hợp bộ, tủ chống ồn sơn
tĩnh điện chất lượng cao, tủ văn phòng sơn tĩnh điện, tủ cao thế…
Công ty cũng thực hiện thiết kế, thi công lắp đặt theo công trình.
Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị phụ tùng ngành điện và y tế
Với diện tích văn phong, xưởng chưa sử dụng công ty dùng để cho thuê
2.2 Nhiệm vụ của công ty
Trong suốt quá trình hoạt động luôn quán triệt phương châm “Chất
lượng là trên hết” Bên cạnh đó công ty cũng xác định chính xác nhiệm vụ
của mình là bảo đảm cho quá trình quản lý, tổ chức cũng như hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thuận lợi nhất

Công ty xác định nhiệm vụ hàng đầu là chú trọng sản xuất kinh
doanh những sản phẩm ngành điện với chất lượng cao, đáp ứng kịp thời
nhu cầu của thị trường
Trong quá trình hoạt động phải luôn thực hiện đầy đủ mọi cam kết,
mọi giao dịch với khách hàng một cách nhiệt tình, đầy đủ,…
Luôn chú trọng đến việc bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường.
Mọi hoạt động phải đảm bảo lợi ích không chỉ cho công ty mà còn phải bảo
đảm lợi ích cho người lao động, cho cộng đồng
Thường xuyên có chính sách hỗ trợ cán bộ công nhân viên, tích cực
giáo dục cán bộ, công nhân viên trong công ty hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa
vụ và quyền hạn của mình đối với công ty
Công ty phải luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, tính
và nộp thuế đầy đủ.
3. Bộ máy quản lý của công ty
SVTH: Lương Văn Hưng

6

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Với cơ cấu và tổ chức dành cho công ty vừa và nhỏ, công ty tổ chức
bộ máy nhân sự của mình theo mô hình trực tuyến – chức năng.
Trong đó Tổng giám đốc doanh nghiệp được giúp sức của những người
lãnh đạo các phòng ban để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra
việc thực hiện quyết định. Dó đó tổng giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm

cũng như có toàn quyền quyết định trong mọi hoạt động của công ty

SVTH: Lương Văn Hưng

7

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bộ phận
Marketing

Phòng kế
toán - tài
chính

Phòng kế
hoạch vật


Phòng kỹ
thuật


Phòng hành
chính tổ
chức

Xưởng sản xuất

Quản đốc

Tổ


khí

Tổ
gióng
hàn

Tổ
sơn

Tổ
điện

Bộ
phận
kho &
vận
chuyển


(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức )

SVTH: Lương Văn Hưng

8

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Trong đó nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận được xác định như sau:
 Bộ phận Marketing và chăm sóc khách hàng
 Chức năng: Tham mưu và thực hiện, lên kế hoạch công việc do
phó giám đốc đề ra
 Nhiệm vụ:
- Tìm kiếm thị trường đầu ra: Nghiên cứu, dự đoán biến động nhu
cầu thị trường nói chung và thị trường thiết bị điện nói riêng, tìm
kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng đang mua, tìm các
dự án, nhu cầu cụ thể thông qua các kênh thông tin
- Tìm kiếm thị trường đầu vào: Tìm hiểu giá cả vật tư, thiết bị
trong và ngòai nước liên quan đến các mặt hàng của công ty,
hoạch định các chiến lược về giá như giảm chi phí, hạ giá thành
để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Các hoạt động nghiệp vụ khác như: Báo giá, soạn thảo hợp đồng
mua bán, tham khảo, theo dõi công nợ của các nhà cung cấp và
khách hàng, phối hợp với các bộ phận, nghiệp vụ khác,…
- Hoạt động Marketing khác: Tổ chức hội nghị khách hàng, quảng


cáo trên tạp chí, báo đài,…chuẩn bị thư chào hàng.
 Phòng tài chính - kế toán
 Chức năng: Theo dõi và quản lí các số liệu, chứng từ liên quan đến
tình hình công ty: Thu chi, thuế, ngân hàng, tài sản của công ty
 Nhiệm vụ
- Tổ chức hạch toán kế toán tài sản, phản ánh tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế
- Lập kế toán tài chính, cân đối thu chi tiền tệ

SVTH: Lương Văn Hưng

9

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

- Thành lập hệ thống sổ sách, chứng từ, biểu mẫu nhằm quản lí tài
chính và tài sản
- Lập báo cái về tình hình kinh doanh, công tác tài chính của công ty
- Quản lí tài sản, vật tư vât liệu, dụng cụ, kiểm kê định kỳ tài sản của
công ty
- Theo dõi đối chiếu công nợ của người mua, bán
- Quan hệ với ngân hàng, thanh toán chi trả, tham mưu
Ngoài ra còn có chức năng nhiệm của bộ phận kế toán thống kê
xưởng: hàng ngày dõi số người công nhân đi làm, nghỉ… số giờ làm

thêm…, Hàng tuần cần lập báo cáo thống kê hao hụt của từng loại vật tư,
chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu cung cấp… Hàng tháng phải
thống kê các loại vật tư với thủ kho, tổng hợp sản phẩm của từng nhóm,
sản phẩm lỗi, hỏng…
 Phòng kế hoạch vật tư
 Chức năng: Quản lí, theo dõi số liệu nguồn vật tư cần cho sản xuất
 Nhiệm vụ:
- Kết hợp với phòng kế toán nghiệp vụ, bộ phận vật tư kho và phòng
kế toán để lấy số liệu kinh tế, kĩ thuật của nguyên vật liệu
- Thường xuyên theo dõi lượng nguyên vật liệu xuất dùng
- Có kế hoạch vật tư kịp thời khi có biến động về giá cả nguyên vật
liệu
- Lập báo cáo thu chi hàng tháng về tình hình thu mua nguyên vật
liệu
 Phòng kĩ thuật:
 Chức năng: Quản lí công tác kĩ thuật, công nghệ, an toàn lao
động và hoạt động có liên quan khác
 Nhiệm vụ:
SVTH: Lương Văn Hưng

10

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

- Thiết kế bản vẽ các mặt hàng, đơn hàng

- Lập quy trình sản xuất, gia công các sản phẩm
- Hướng dẫn, giám sát điều hành, kiểm tra bộ phận sản xuất.
- Lập hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến
tiêu thụ.
- Định mức lao động cho từng nhóm.
 Phòng hành chính tổ chức:
 Chức năng: Có chức năng tổ chức, quản lí nhân sự cho công ty
 Nhiệm vụ: Thực hiện công tác tổ chức, bảo vệ, công tác văn thư
nhằm bảo đảm hoạt động của công ty liên tục, không dán đoạn. Thể
hiện tính khoa học, nhanh, gọn trong bộ máy quản lí

II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN AEC
2.1 .Đặc điểm về sản phẩm

Trước đây công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực
điện công nghiệp. Nhưng mấy năm gần đấy do nhu cầu của thị trường công
ty bắt đầu nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm điện gia dụng .
Các sản phẩm chủ yếu bao gồm:
 Tủ điện trạm: Tủ điện trạm 0.4 KV, tủ đo lường trung thế
35KV và 24KV, tủ điện chiếu sáng đèn đường tự động
 Tủ hạ thế: treo ngoài trời và tủ đặt trong nhà 0.4KV
 Tủ tự động đóng nguồn dự phong ATS
 Hệ thống tủ phân phối và tủ bù COS φ tự động
 Hệ khử khoáng cao cấp điều khiển PLC
 Hệ thống tủ điều khiển công nghiệp
SVTH: Lương Văn Hưng

11


Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

 Hệ thống tủ đóng 3 nguồn dự phòng
 Máng cáp, thang cáp..
 Trạm biến áp hợp bộ 180KVA/22/10/0,4KV; 250KVA –
35/0,4KV; 560KVA /24/0,4 KV
 Vỏ chống ồn máy phát điện chất lượng cao
 Tủ văn phòng sơn tĩnh điện chất lường cao…
 Lò sấy công nghiệp điều khiển tự động
Ngoài ra công ty còn nhận lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các loại tủ trạm
điện trên nếu khách hàng có yêu cầu
Với những loại sản phẩm đặc thù, yêu cầu có thiết kế đặc biệt công ty nhận
thiết kế khuôn mẫu và chế tạo theo yêu cầu của khách hàng trên mọi miền
đất nước. Hiện nay đây cũng chính là hoạt động chủ yếu của công ty. Còn
đối với những sản phẩm sản xuất trước, truyền thống công ty cũng có hệ
thống kho bảo quản. Kho được thiết kế thông thoáng, bảo đảm yêu cầu kĩ
thuật, thiết bị hiện đại, có hệ thống camera theo dõi 24/24. Số lượng sản
phẩm trong kho được theo dõi phản ánh thường xuyên, định kỳ theo tháng,
quý, năm.
Hiện nay, với sản phẩm của mình, công ty chủ yếu sử dụng hình
thức bán hàng trực tiếp. Với kênh phân phối này bảo đảm hàng hóa lưu
chuyển nhanh hơn, giảm được chi phí lưu thông. Công ty cũng dễ dàng
nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, trên cơ sở đó phát triển nhưng
sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó công ty cũng sử dụng hình thức bán hàng qua điện thoại
đối với một số sản phẩm có giá trị nhỏ và đối với khách hàng lâu năm.
2. Đặc điểm thị trường
Ở nước ta hiện nay, thị trường thiết bị điện công nghiệp gần như bị bỏ ngỏ,
chưa được chú trọng khai thác hợp lí.Cùng với tốc độ tăng trưởng và phát
SVTH: Lương Văn Hưng

12

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

triển của nền kinh tế, sự gia tăng về số lượng các dự án xây dựng thì nhu
cầu về thiết bị điện dân dụng cũng như thiết bị điện công nghiệp cũng tăng
khá nhanh. Theo Viện năng lượng (tập đoàn điện lực Viêt Nam) thì nhu
cầu về các thiết bị điện và công nghiệp điện phục vụ công tác, truyền tải,
phân phối cũng như sử dụng điện là rất lớn, giai đoạn từ năm 2000 đến nay,
vốn đầu tư cho ngành công nghiệp thiết bị điện nói chung tăng 25%/năm.
Mặc dù số doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia lĩnh vực này đang
tăng nhanh nhưng phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó chưa thể
đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành điện
Cũng là một trong những công ty có quy mô vừa và nhỏ, công ty TNHH
đầu tư và phát triển công nghiệp điện cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu khách hàng. Xong việc thị trường này
chưa được nhiều công ty để ý, khai thác lại là cơ hội để công ty nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường, trở thành một trong những công ty hàng đầu

trong việc cung cấp các thiết bị điện công nghiệp.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty:


Sản xuất, chế tạo các loại tủ điện từ 0,4 kV đến 35 kV.



Xây lắp đường dây, trạm điện đến 35 kV.



Gia công cơ khí chính xác và khuôn mẫu.



Kinh doanh máy móc và vật tư thiết bị ngành điện và y tế.

Với lĩnh vực kinh doanh trên, công ty có thị trường rộng khắp, trên mọi
miền đất nước nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh từ Hà Giang đến
Quảng Bình. Đặc biệt khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương,
Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Phòng…
3. Đặc điểm khách hàng của công ty
Sản phẩm của công ty phần lớn là các sản phầm điện đặc thù, sản
xuất theo yêu cầu, thiết kế của khách hàng, hơn nữa sản phẩm của công ty
SVTH: Lương Văn Hưng

13

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1



Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu (có những sản phẩm trên 25
năm) nên số lượng mỗi lần mua của khách hàng thường nhỏ. Đối tượng
khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp, tổ chức, công ty còn
khách hàng là cá nhân thường rất ít.
Như đã nói, sản phẩm của công ty thường là những sản phẩm có giá
trị lớn đòi hỏi độ tin cậy cao, vì vậy khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là
các khách hàng quen thuộc, bạn hàng trung thành với công ty.
Một số bạn hàng truyền thống của công ty (phân theo đối tượng
khách hàng)
Ngành điện lực


Các công ty Điện lực 1, 2, 3



Các công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4



Các công ty Điện lực Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng

Ninh, Hưng Yên…
Các nhà máy điện:



Thủy điện Hoà Bình, Trị An, Sêsan,…



Nhà thầu xây lắp



Vinaconex



Lilama



Tổng công ty Sông Đà



Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam



Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội

Ngành công nghiệp



Vinashin



Xi măng Hoàng Thạch



Xi măng Bút Sơn



Jamil Steel

SVTH: Lương Văn Hưng

14

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang



Thép Hòa Phát




Công ty lắp máy điện nước

Với đối tượng khách hàng khá đa dạng song hơn 60% sản phẩm của công
ty là bán cho các công ty điện lực và các công ty xây dựng, ban quản lí các
dự án xây dựng, còn 30% sản phẩm bán cho các công ty thiết bị điện công
nghiệp, điện gia dụng như công ty chế tạo điện cơ Hà Nội, công ty cổ phần
tiếp nhận đầu tư xây dựng điện, công ty lắp máy điện nước – xí nghiệp xây
lắp số 8…Còn bán cho các cá nhân và các cơ quan hành chính chiếm tỷ lệ
rất nhỏ và sản phẩm chủ yếu là bàn ghế, tủ văn phòng…
Khoảng hơn 80% sản phẩm của công ty phục vụ cho nhu cầu sản xuất công
nghiệp
Hiện nay, với nhu cầu về thiết bị điện nói chung cũng như thiết bị điện
công nghiệp nói riêng đang tăng nhanh, khiến nhiều công ty bắt đầu chú ý
và tham gia sản xuất. Do đó mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhận
thức rõ được điều này, công ty đã có những chính sách giảm giá cũng như
mức chiết khấu hấp dẫn đối với những khách hàng đặc biệt là khách hàng
truyền thống. Tham gia các cuộc hội thảo công nghiệp điện, triển lãm,
quảng cáo trên báo, đài. Bên cạnh đó công ty cũng xây dựng cho mình
website riêng để thuận lợi cho khách hàng khi muốn tìm hiểu về công ty
đồng thời cũng là cách quảng cáo, nâng cao hình ảnh công ty.

SVTH: Lương Văn Hưng

15

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1



Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

III. Các công việc chính trong quá trình thực tập và
làm việc tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công
nghiệp điện AEC.
Với sự phát triển của các ngành công nghiệp như hiện nay thì nhu cầu
về điện là không thể thiếu. Dựa trên những nhu cầu đó thì với đội ngũ cán
bộ công nhân viên dày giặn kinh nghiệm đã nghiên cứu, thiết kế và đưa ra
những mẫu tủ phân phối, tủ hạ thế điều khiển dùng trong công nghiệp
chiếm ưu thế lớn hiện nay. Khi những mẫu tủ của công ty đưa ra đã chiếm
được lòng tin, thị hiếu của khách hàng .

Trong quá trình làm việc và thực tập tại công ty TNHH Đầu
Tư Và Phát Triển Công Nghiệp Điện, dưới sự giúp đỡ của ban
lãnh đạo, cùng với sự giúp đỡ của các anh em trong Tổ Điện em
đã được tham gia đấu lắp và làm quen với nhiều thiết bị hiện đang
được ứng dụng rộng rãi hiện nay như:


Tủ ATS



Tủ tự động bù cos ϕ



Tủ Bảo vệ mất pha




Tủ hạ thế điều khiển.



Ngoài ra trong quá trình làm việc và thực tập tại công ty em

còn được tham gia đấu lắp và sửa chữa các máy móc, dây chuyền như:
Máy CNC, Lò sấy công nghiệp…

SVTH: Lương Văn Hưng

16

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

3.1.Tủ ATS


Một số thiết bị chính dùng trong tủ ATS


LOGO (Bộ điều khiển)




GMC (contactor) hoặc máy cắt



RL1, RL2, RL3, RL4 (Rơle xoay chiều)



RL5, RL6, RL7,RL8 ( Rơle 1 chiều)

Sơ đồ mạch của tủ ATS



Chức năng của tủ ATS: Tủ ATS là tủ dự phòng tự động khởi động

nguồn dự phòng (máy phát) khi mất điện lưới, hoặc mất một trong ba pha
(R, S, T), hoặc tự động cắt nguồn dự phòng ra khỏi lưới điện khi điện lưới
có trở lại.


Nguyên lý làm việc: Tủ ATS có hai chế độ làm việc
• Chế độ tự động: Auto
• Chế độ bằng tay: Men

 Chế độ tự động (Auto): Phải chuyển chế độ làm việc của tủ ATS về chế


độ tự động. Khi mất điện lưới tủ dự phòng ATS sẽ tự động khởi động máy
phát bằng cặp tiếp điểm thường mở của rơle RL7 để cấp điện trở lại cho tải
tiêu thụ.
SVTH: Lương Văn Hưng

17

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Khi điện lưới có trở lại thì tủ sẽ tự động cắt nguồn điện dự phòng
khỏi tải tiêu thụ thông qua cổng Q2 của bộ điều khiển LOGO, và cấp điện
lưới cho tải. Trong khi đó máy phát vẫn chạy ở chế độ không tải ở một thời
gian nhất định từ 5 – 7 phút để làm mát máy.
 Chế độ bằng tay (Men): Chuyển chế độ làm việc của tủ về chế độ Men
Khi mất điện lưới để khởi động nguồn dự phòng (máy phát), thì phải ấn
nút “ON Máy phát” trên cánh tủ khi đó máy phát sẽ khởi động để cấp nguồn
cho tải. Khi có điện lưới trở lại để cho tải làm việc ở nguồn lưới thì phải ấn
nút “ON lưới” trên tủ, khi đó bộ tự động sẽ tự chuyển sang làm việc ở chế độ
điện lưới. Máy phát sẽ dừng sau ít phút chạy ở chế độ không tải để làm mát
máy

3.2. Tủ tự động bù cos ϕ


Một số thiết bị chính dùng trong tủ tụ:

 MCCB (Aptomat tổng)
 GMC ( contactor)
 Bình tụ
 Bộ điều khiển (Rơle điều khiển)

SVTH: Lương Văn Hưng

18

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Sơ đồ mạch bộ tự động tủ tụ


Nguyên lý làm việc: Tủ tụ có hai chế độ làm việc:
• Chế độ tự động: Auto
• Chế độ bằng tay: Men



Chế độ tự động: Phải chuyển chế độ làm việc của bộ tự động về chế độ

Auto. Khi đó tải của các nhà máy hoặc các xí nghiệp tiêu thụ điện lưới nếu hệ
số cos ϕ mà giảm nhỏ hơn so với hệ số cos ϕ quy định thì bộ tự động của tủ tụ
sẽ tự động đóng các cấp đầu ra của bộ tự động để đóng các bình tụ thông qua

các GMC ( contactor) để tăng hệ số cos ϕ bù trả lại điện lưới quốc gia. Còn
nếu hệ số cos ϕ bù mà lớn hơn hệ số quy định thì bộ tự động sẽ tự giảm các
cấp bù bằng cách mở các tiếp điểm đầu ra của bộ tự động.
SVTH: Lương Văn Hưng

19

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN


GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Chế độ bằng tay: chuyển chế độ làm việc của bộ tự động về chế độ

Men. Khi tải tiêu thụ nếu hệ số cos ϕ nhỏ hơn hệ số quy định là 0,95 để bù lại
hệ số đó thì phải thực hiện đóng các cấp của bộ tự động bằng tay để hệ số
bằng với hệ số quy định đó. Nếu hệ số mà lớn hơn quy định thì giảm cấp của
bộ tự động bằng tay.
3.3. Tủ bảo vệ mất pha:
Các thiết bị sử dụng trong tủ bảo vệ mất pha:
 GMC (contactor)
 Rơle trung gian
 Nút ấn ON và OFF
 Đèn báo pha

Sơ đồ mạch bảo vệ mất pha



Nguyên lý làm việc của tủ bảo vệ mất pha:

SVTH: Lương Văn Hưng

20

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Khi điện lưới mất một trong ba pha (tương ứng khi đó một trong ba
đèn báo pha của tủ cũng trở về trạng thái OFF) thì tủ bảo vệ sẽ cắt các pha
còn lại của điện lưới ra khỏi tải hoặc các tủ phân phối phía sau tủ bảo vệ mất
pha để bảo vệ tải.
Khi điện lưới có trở lại ( khi đó cả bao đèn báo pha sẽ sáng ở trạng
thái ON) để cấp điện cho tải hoặc tủ phân phối phía sau tủ bảo vệ thì ta chỉ
việc ấn nút ON trên cánh tủ, cùng thời điểm đó thì đèn xanh X sáng (tương
ứng khi đó đèn đỏ Đ sẽ ở trạng thái OFF) báo hiệu tủ bảo vệ đang làm việc.
Để ngừng cấp điện cho tải thì chỉ việc ấn nút OFF trên cánh tủ khi đó đèn đỏ
Đ sáng.
4.3. Tủ hạ thế:

SVTH: Lương Văn Hưng

21


Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

SVTH: Lương Văn Hưng

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

22

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Do sự phát triển của công nghiệp nên các tủ hạ thế, tủ điều khiển
động lực được sử dụng rất nhiều trong các xí nghiệp. Trong thời gian thực
tập tại công ty em được làm thực tế rất nhiều về tủ hạ thế, tủ điều khển.
Chức năng của tủ hạ thế là: Thiết bị phân phối điện năng trong các xí
nghiệp, thiết bị sử dụng trong tủ chủ yếu là các thiết bị như aptomat,
contactor, rơle..

SVTH: Lương Văn Hưng

23

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1



Báo cáo TTTN

GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

Kết luận
Qua thời gian thực tập, làm việc thực tế tại công ty TNHH đầu tư và
phát triển công nghiệp điện AEC em nhận thấy: Hệ thống điện của công ty
là mọtt hệ thống điện có chất lượng với những máy móc, trang thiết bị hiện
đại. Với sự đầu tư và mở rộng dây chuyền xuất với những công nghệ tự
động hóa cao do đó sản phẩm sản xuất ra có chất lượng và độ tin cậy cao.
Sau khoảng thời gian thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn nhiệt
tình của ban lãnh đạo, cùng các anh chị trong phân xưởng đã giúp em nhận
thức được rất nhiều điều. ngoài ra em còn có điều kiện học hỏi them những
kiến thức mới góp phần nâng cao và củng cố kiến thức cho bản than
Qua đây cho em gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường ĐH Công
Nghiệp Hà Nội, cùng ban lãnh đạo công ty Đầu Tư và Phát Triển Công
Nghiệp Điện AEC đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành
được nhiệm vụ trong thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Lương Văn Hưng

24

Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


Báo cáo TTTN


GVHD: Th.s Hoàng Duy Khang

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………
Hà Nội, ngày:

Thay mặt BLĐ

SVTH: Lương Văn Hưng

25


Lớp: LTTC-ĐH Điện1-K1


×