Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN: ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.61 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

------------

NGUYỄN THỊ THU CHANG

ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐĨ, KIA, ẤY TRONG
TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN:
KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

------------

NGUYỄN THỊ THU CHANG

ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐĨ, KIA, ẤY TRONG
TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN:
KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC
Chuyên ngành

: Ngôn ngữ học



Mã số

: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Phượng

HÀ NỘI, NĂM 2015
2


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất tới PGS. TS Trần Kim Phượng,
người đã truyền cho em tình u ngơn ngữ, đặc biệt đã
tận tình gợi mở, định hướng và giúp đỡ em trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy giáo, cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn
đã nhiệt thành giảng dạy và khuyến khích em trong
suốt q trình học tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè,
những người thân yêu đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, chia
sẻ, cổ vũ và khích lệ em trong suốt q trình thực hiện
đề tài này.
Hà Nội, tháng 10 năm
2015

Sinh viên

3


Nguyễn Thị Thu
Chang

BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chủ ngữ:

CN

Vị ngữ:

VN

Danh từ:

DT

Động từ:

ĐT

Tính từ:

TT


Quan hệ từ:

QHT

Đại từ:

Đt

Cụm danh từ:

CDT

Cụm động từ:
4

CĐT


Cụm tính từ:

CTT

Khởi ngữ:

KN

Đại từ chỉ định:

ĐTCĐ


Danh từ chỉ vị trí:

DTCVT

Ví dụ:

VD

Vị tố:

VT

Vị tố trung tâm:

VTTT

Tham thể bắt buộc:

TTBB

Tham thể mở rộng:

TTMR

Bị đồng nhất thể:

BĐNT

Đồng nhất thể:


ĐNT

Tiền giả định:

TGĐ

DANH MỤC BẢNG

5


MỤC LỤC

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học, từ loại luôn là vấn đề được
nghiên cứu từ rất sớm. Thậm chí, nó còn được xem là vấn đề cổ truyền bậc nhất của
ngữ pháp học truyền thống. Khi ngữ pháp chức năng (một lí thuyết tiếp cận ngơn
ngữ từ quan điểm của mơ hình chức năng) ra đời, ngơn ngữ học khơng chỉ đơn
thuần được xem xét trên bình diện kết học, thiên về cấu trúc hình thức mà cịn được
nghiên cứu trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Lúc này, vấn đề từ
loại vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Và từ loại cũng bắt đầu được soi
chiếu bởi ánh sáng lí thuyết ba bình diện.
1.2. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ tuy chiếm một số lượng ít nhưng
lại có một vị trí quan trọng, tần số sử dụng rất cao; có vai trị cần thiết trong ngơn
ngữ và giao tiếp. Nó chi phối rất nhiều đến hoạt động giao tiếp của con người.
Nhóm đại chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy chỉ là một tiểu loại của đại từ tiếng

Việt. Tuy nhiên, nó lại khá quan trọng, đa dạng và phức tạp trong cách phân loại và
sử dụng. Có nhiều quan điểm khác nhau về nhóm từ này, bởi đây là nhóm từ đặc
biệt. Nó dùng để trỏ người và vật được xác định trong không gian hay thời gian hay
để thay thế một đơn vị ngữ pháp nào đó trong ngữ cảnh [31, 80]. Nó phản ánh mối
liên hệ định vị của sự vật trong thực tại. Khi người Việt nói Tơi thích cái áo kia có
khác gì khi họ nói Tơi thích cái áo này? Cùng sự vật cái áo nhưng khi đi với kia và
này, nó đã định vị sự vật trong thực tế ở những khoảng cách vị trí khác nhau so với
người nói.
1.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy cũng đã được một số nhà ngôn
ngữ học đề cập đến. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách
đầy đủ và tồn diện nhóm từ này trên ba bình diện của ngơn ngữ. Hầu hết các tác
giả chỉ tìm hiểu đại từ chỉ định trên một khía cạnh, phương diện nào đó mà thơi.
Lựa chọn đề tài luận văn “Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong
tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học”,
chúng tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc nghiên cứu nhóm từ này trong tiếng
Việt một cách sâu sắc và toàn diện hơn trên quan điểm của ngữ pháp chức năng.

7


Đây là một việc làm cần thiết và là một hướng đi mới mẻ và hứa hẹn những phát
hiện bất ngờ, thú vị.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học
Trong luận văn này, trên cơ sở của lí thuyết ba bình diện, người viết chủ yếu
đi sâu nghiên cứu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt ở
phương diện từ loại. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động hành chức, các đại từ này lại
không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà gắn với câu – một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ.
Bởi vậy, cần phải xem xét các từ loại này trong mối quan hệ với câu chứa chúng.

Xét về mặt chức năng, câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể thực hiện một hành
động ngơn ngữ. Ngay từ thời cổ đại, câu đã là đơn vị ngôn ngữ được quan tâm,
nghiên cứu. Từ đó đến nay, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngơn ngữ nói chung
và câu nói riêng vẫn tiếp tục được nghiên cứu trên nhiều phương diện với những
quan điểm của các trường phái, các khuynh hướng khác nhau trên thế giới.
Điều đáng lưu ý là việc nghiên cứu câu đã có có sự thay đổi lớn cùng với
những thành tựu đáng ghi nhận. Trước đây, ngơn ngữ nói chung và ngữ pháp nói
riêng chịu sự chi phối rất lớn của ngữ pháp học truyền thống nên câu chỉ được
nghiên cứu ở mặt cấu trúc ngữ pháp, ở dạng tĩnh. Trong quan niệm truyền thống,
ngữ pháp học là lí thuyết thiên về hình thức cấu trúc. Với ảnh hưởng nặng nề của
chủ nghĩa hình thức cấu trúc đó, ngữ pháp học truyền thống thường khơng quan tâm
đến bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Cụ thể hơn, câu không được xem xét ở mặt
đến nội dung, ý nghĩa mà câu biểu hiện và hoàn cảnh, mục đích sử dụng nó. Tuy
nhiên, ngữ pháp chức năng (Functional Grammar) ra đời đã tạo ra một bước ngoặt
lớn cho lịch sử nghiên cứu ngơn ngữ học. Có thể nói, thành tựu lớn mà các nhà ngữ
pháp chức năng đạt được là lí thuyết ba bình diện (ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng).
Đây là lí thuyết được xây dựng trên quan điểm chức năng coi ngôn ngữ tự
nhiên là công cụ giao tiếp của con người và xuất phát từ việc nghiên cứu về tín hiệu
với các tên tuổi như F.D. Saussure, Ch.S. Pierce, Ch. Morris,... Mỗi tín hiệu đều

8


được nghiên cứu ở ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Ngơn ngữ là một
hệ thống tín hiệu đặc biệt, trong đó câu là một đơn vị trong hệ thống ấy. Và tất
nhiên, nó cũng cần được nghiên cứu trên ba bình diện đó. Ngữ pháp chức năng đã
khắc phục được những hạn chế của trường phái cấu trúc luận đồng thời khẳng định
được mối quan hệ mật thiết và mang tính tất yếu của ba bình diện ngơn ngữ: Kết
học (nghiên cứu kí hiệu trong mối quan hệ với các kí hiệu khác), nghĩa học (nghiên

cứu mối quan hệ giữa các kí hiệu với hiện thực được nói tới), dụng học (nghiên cứu
mối quan hệ giữa các kí hiệu với người lí giải chúng).
Ở Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu câu còn
mới chỉ là những bước đầu và cũng chịu ảnh hưởng lớn từ trường phái cấu trúc
luận. Các nhà ngữ pháp tiêu biểu là Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Đái
Xuân Ninh, Diệp Quang Ban,... Từ sau năm 1990 đến nay, đặc biệt là khoảng
hơn mười năm trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã nhanh chóng tiếp
thu những thành tựu của ngữ pháp chức năng để vận dụng vào việc nghiên cứu
ngữ pháp tiếng Việt nói chung và câu nói riêng nhằm giúp ngơn ngữ học Việt
Nam theo kịp các bước tiến của ngôn ngữ học thế giới. Các lí thuyết của ngữ
pháp chức năng đặc biệt là lí thuyết ba bình diện đã được vận dụng vào việc
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Có thể nói ngữ pháp chức năng lúc này đã trở
thành cơ sở lí luận cho các nhà Việt ngữ nghiên cứu.
Người có cơng đưa ngữ pháp chức năng vào Việt Nam và ứng dụng nó vào việc
nghiên cứu ngơn ngữ là Cao Xuân Hạo với cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991).
Đây là cơng trình ngữ pháp có ý nghĩa to lớn trong việc đánh dấu sự ra đời của ngữ pháp
chức năng ở Việt Nam. Lần đầu tiên, các vấn đề của ngôn ngữ được tác giả tiếp cận,
nghiên cứu dưới ánh sáng của lí thuyết này. Và điều đó đã mang đến cho nền ngơn ngữ
của chúng ta lúc bấy giờ một luồng gió mới, tạo ra một bước ngoặt mới cho việc nghiên
cứu cú pháp tiếng Việt. Mỗi ngơn ngữ khác nhau đều có những đặc trưng khác nhau.
Theo Cao Xuân Hạo, với những đặc trưng riêng của tiếng Việt, đây là cách tiếp cận phù
hợp nhất. Trong cơng trình này, ngồi việc nêu lên các vấn đề cơ bản của việc nghiên
cứu câu (câu là gì, câu và các đơn vị của ngơn ngữ, cấu trúc chủ vị và cấu trúc đề
thuyết...), Cao Xuân Hạo cịn đưa ra các mơ hình lí thuyết ba bình diện trong ngơn ngữ

9


học hiện đại và chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa ba bình diện: kết học, nghĩa học và
dụng học và cả ranh giới phân biệt ba bình diện này.

Trong Đại cương ngôn ngữ học tập 1 (2003), tác giả Đỗ Hữu Châu và Bùi
Minh Toán đã chỉ ra rằng bắt nguồn từ lí thuyết kí hiệu học do Ch. Morris khởi
xướng mà ngôn ngữ học hiện đại xem xét, khảo sát câu ở ba bình diện khác nhau:
bình diện nghĩa học (nghĩa của câu), bình diện kết học (bình diện cú pháp) và bình
diện ngữ dụng. Và tác giả cũng cho rằng đây là sự khác biệt lớn so với quan điểm
ngữ pháp truyền thống, vốn chỉ xem xét câu ở bình diện cú pháp. Ngữ pháp hình
thức truyền thống khơng coi bình diện nghĩa và bình diện sử dụng của câu là đối
tượng nghiên cứu của nó.
Như vậy, có thể thấy rằng lí thuyết ba bình diện, thành tựu của ngữ pháp
chức năng, đã và đang ngày càng khẳng định được vai trị quan trọng của nó trong
việc nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ. Và chúng tơi cũng lấy lí thuyết ba bình diện
để làm cơ sở lí luận tìm hiểu các vấn đề của luận văn.

2.2.

Lịch sử nghiên cứu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
Trước hết, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có mặt trong nhiều cuốn
từ điển. Chúng tôi đã khảo sát và nghiên cứu trên một số cuốn từ điển sau: Từ điển
tiếng Việt (2013), Hoàng Phê; Đại từ điển tiếng Việt (2013), Nguyễn Như Ý (chủ
biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành,... Các tác giả đã chỉ
ra ý nghĩa của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy và cả vai trò từ loại của chúng.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (1980), tác giả Hữu Quỳnh đã nêu
định nghĩa về đại từ chỉ định và cũng phân đại từ chỉ định ra làm hai loại: đại từ chỉ
định sự vật và đại từ chỉ định khơng gian (vị trí) thời gian. Đại từ chỉ định sự vật
bao gồm: này, nọ, kia, ấy, đó. Đại từ chỉ định khơng gian thời gian: đây, đấy, đó,
kia, này, nay, giờ, bây giờ, bấy giờ...Trong đó, đây, đấy, đó, kia được xếp vào nhóm
đại từ chỉ định khơng gian, số cịn lại thuộc nhóm đại từ chỉ định thời gian. Như
vậy, ở sự phân loại này, ranh giới giữa các đại từ chỉ định khơng rõ ràng, nhiều từ
vừa thuộc nhóm này lại vừa thuộc nhóm khác, ví dụ như từ này, đó, kia. Từ này vừa


10


là đại từ chỉ định sự vật vừa là đại từ chỉ định thời gian; từ đó, kia vừa là đại từ chỉ
định sự vật vừa là đại từ chỉ định không gian.
Trong Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, các tác
giả gọi các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy... là đại từ khơng gian, thời gian và xếp
chúng vào một nhóm nhỏ thuộc tiểu loại đại từ sự vật (đại từ dùng để trỏ sự vật).
Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng những từ như: này, kia, ấy, đó, này... là những
từ có đặc điểm của một thứ phụ từ thường làm phụ tố chỉ vị trí cho một chính tố là
danh từ. [40, 88].
Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại (1996), Lê Biên xếp đại từ vào lớp từ
loại trung gian giữa thực từ và hư từ. Tác giả chia đại từ ra làm 6 loại: Đại từ xưng
hô, đại từ chỉ định, đại từ để hỏi, đại từ chỉ khối lượng, tổng thể; đại từ phiếm chỉ và
các đại từ thế, vậy. Lê Biên dựa vào nghĩa, chia đại từ chỉ định làm hai tiểu loại: Đại
từ xác định (đây, này, nay) và đại từ không xác định (ấy, đó, nọ, kia, đấy...). Ơng
cịn lưu ý cách sử dụng cặp đại từ chỉ định: đây đó, đi đây, đi đó, này...nọ; trường
hợp đấy, ấy, đây làm đại từ xưng hơ; trường hợp đó, đấy, đây làm phương tiện liên
kết các đoạn văn trong văn bản.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt từ loại (2010), ở chương VI, khi nói về đại
từ, Đinh Văn Đức cũng đề cập tới các đại từ chỉ định. Trước hết, ông cho rằng trong
hệ thống từ loại, đại từ không xếp vào thực từ hay hư từ mà nằm ở vị trí trung gian.
Tiếp đó, ơng chỉ ra hai cách để phân loại đại từ. Nếu coi đại từ là một từ loại với
chức năng ngữ pháp chung là chỉ trỏ, thay thế thì nội bộ đại từ sẽ được phân loại
thành hai loại nhỏ: đại từ chỉ người và đại từ chỉ định. Về đại từ chỉ định, tác giả
cho rằng những đại từ chỉ định đây, đấy, đó, kia... được dùng khá cơ động về
phương diện chức năng (thay thế, chỉ trỏ). Những từ này, kia, ấy... là những từ phụ
của danh từ, làm phần cuối của danh ngữ với tư cách là những định tố (mang ý
nghĩa chỉ trỏ, xác định). Này và kia là hai từ hạt nhân của nhóm chỉ định.
Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (2012), Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên),

đại từ được xếp vào nhóm thực từ. Đây, này, đấy, đó, kia, ấy... là những đại từ có
khả năng thay thế cho nhiều từ loại khác nhau và thay thế cho cả một câu, một

11


chuỗi câu và chúng được gọi là đại từ chỉ định. Chúng thuộc cùng một tiểu loại của
đại từ và chưa được đề cập nhiều.
Diệp Quang Ban gọi những đại từ này với cái tên “chỉ định từ” (ngoại chiếu –
quy chiếu ngoài văn bản) để phân biệt với đại từ (nội chiếu – quy chiếu trong văn bản).
Ông phân chỉ định từ làm ba loại: chỉ định từ không gian, chỉ định từ thời gian và chỉ
định từ số lượng. Các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy thuộc loại chỉ định từ không gian. Ba
chỉ định từ đây, đó, đấy vốn là chỉ định từ khơng gian cũng được dùng vào định vị thời
gian. [3, 527]
Trong Đại cương ngôn ngữ học – ngữ dụng học, tập hai, Đỗ Hữu Châu có nói
đến các đại từ này trong phần chỉ xuất. Từ này, kia, đây được người Việt dùng để định
vị không gian, thời gian (trong phần chỉ xuất không gian, thời gian chủ quan). Riêng từ
ấy được tác giả đề cập đến nhiều ở phần chỉ xuất không gian, thời gian khách quan và
phần chỉ xuất trong diễn ngơn (văn bản).
Bên cạnh các cơng trình ngữ pháp học, phong cách học, dụng học cịn có một
số luận văn cũng đề cập đến những đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy như:
Luận văn Nhóm từ chỉ vị trí trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học,
nghĩa học và dụng học của Phạm Thị Thu Hưng (2011), luận văn Đại từ nhân xưng
tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học (2013) của
Nguyễn Thị Hải... Trong những luận văn này, các tác giả đề cập đến đại từ chỉ định
trên những góc độ, phương diện khác nhau. Ví dụ như những đại từ nhân xưng có
nguồn gốc từ đại từ chỉ định, khả năng kết hợp của những từ chỉ vị trí với đại từ chỉ
định... Ngồi ra, có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu tiêu biểu là bài
viết của PGS.TS Trần Kim Phượng đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc
năm 2013 với nhan đề: Từ “ấy” trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết

học, nghĩa học và dụng học. Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu từ
“ấy” trên lí thuyết ba bình diện và với tư cách là những từ loại khác nhau: đại từ, trợ
từ, thán từ,... Từ đó, phân tích bản chất ngữ pháp và chức năng của nó khi đi vào
hoạt động hành chức.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu về đại từ chỉ định mà chúng tôi
đang tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các cơng trình chỉ mới đề cập

12


đến một mặt riêng lẻ của nhóm đại từ này, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu
một cách tồn diện trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Dựa trên
việc kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tiến hành
tìm hiểu sáu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên cả ba bình diện: kết học,
dụng học, nghĩa học.

3. Ý nghĩa của luận văn
3.1. Về mặt lí luận
Tiến hành đề tài “Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt
nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học”, chúng tơi muốn
có được những đóng góp nhất định về phương diện lí luận vào việc nghiên cứu

3.2.

nhóm đại từ chỉ định này trên ba bình diện.
Về mặt thực tiễn
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng những đại từ chỉ định mà chúng tơi chọn
để tìm hiểu có tần xuất sử dụng vô cùng lớn trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ giúp cho việc dạy và học tiếng Việt trong nhà trường thuận lợi hơn. Người
dạy và người học có thể hiểu rõ hơn về một nhóm từ loại khá phức tạp để từ đó hiểu

và sử dụng đúng hồn cảnh, mục đích giao tiếp. Đồng thời, chúng tôi cũng mong
muốn luận văn sẽ góp phần nào đó vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi vì
đối với người nước ngồi, việc học đại từ chỉ định tiếng Việt là một vấn đề khó. Kết
quả luận văn cũng có thể là cơ sở để giúp cho việc so sánh đối chiếu nhóm từ này
với nhóm từ khác trong tiếng Việt; cho thấy nét độc đáo trong sự tri nhận không

gian, thời gian của người Việt.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tơi nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tồn diện và hệ
thống về nhóm đại từ chỉ định trên quan điểm của ngữ pháp chức năng.

4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nêu trên, chúng tơi đề ra những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài: lí thuyết ba bình diện trong ngơn ngữ học theo
quan điểm của ngữ pháp chức năng, các vấn đề về từ loại tiếng Việt...

13


- Khảo sát các đại từ chỉ định xuất hiện trong các văn bản tiếng Việt và trong hội
-

thoại của người Việt. Sau đó tiến hành thống kê, phân loại.
Miêu tả và phân tích các đại từ chỉ định trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và

dụng học.

5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 6 đại từ chỉ định: đây, này, đấy, đó,

5.2.
-

kia, ấy trong tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu đại từ chỉ định, không nghiên cứu các nhóm đại từ khác

-

như đại từ nhân xưng, đại từ chỉ tổng lượng...
Chúng tôi chỉ nghiên cứu 6 đại từ chỉ định: đây, này, đấy, đó, kia, ấy mà khơng
nghiên cứu các các đại từ chỉ định khác (ví dụ như: nọ, nay, nãy...). Sở dĩ như vậy là
bởi vì theo chúng tơi đây là những đại từ chỉ định tiêu biểu và có tần số sử dụng
cao, phổ biến. Hơn nữa, chúng mang những đặc trưng cơ bản của nhóm đại từ chỉ

5.3.

định.
Tư liệu khảo sát
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát những đại từ chỉ định này trên những tư liệu sau:
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (2012), NXB Văn học Hà Nội
- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2005), NXB Hội nhà văn
- Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam (2012), NXB Văn học Hà Nội
Ngồi ra, chúng tơi cịn lấy một số câu nói trong giao tiếp đời thường, lời bài


hát để làm tư khảo sát.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp và thủ pháp

-

sau:
Phương pháp phân tích, miêu tả ngơn ngữ: Luận văn sử dụng phương pháp này để

-

làm rõ những đặc trưng của đối tượng.
Phương pháp phân tích từ loại: Vì đối tượng mà chúng tơi tiến hành khảo sát thuộc
lớp từ loại khác đặc biệt cho nên trong luận văn, cụ thể trong chương 2, chúng tôi
đã sử dụng phương pháp này để tiến hành xác định bản chất từ loại cho từng từ một
cách rõ ràng trong từng trường hợp cụ thể.

14


- Thủ pháp thống kê, phân loại: Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp này
để thống kê các trường hợp xuất hiện của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy
trong tư liệu khảo sát. Sau đó, tiến hành tập hợp, phân loại và đưa ra những con số
thống kê theo những tiêu chí nhất định. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi rút ra những

-

kết luận quan trọng cho luận văn.
Thủ pháp phân tích vị từ - tham thể: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng ở
chương 2, khi chúng tôi nghiên cứu 6 đại từ này trên bình diện nghĩa học. Mục đích

để phân tích vai trị của đại từ chỉ định trong cấu trúc vị tố - tham thể (cấu trúc

nghĩa miêu tả).
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó, phần nội dung chính là phần trọng tâm của luận văn và được chia làm 3

-

chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Ở chương 1, chúng tơi sẽ trình bày các vấn đề lí thuyết cơ bản mang tính
chất lí luận: lí thuyết ba bình diện (kết học, nghĩa học và dụng học) của ngữ pháp
chức năng, khái niệm từ loại và sự phân định từ loại tiếng Việt. Đồng thời, chúng tôi
cũng khái quát về đại từ tiếng Việt (khái niệm, phân loại). Các đại từ chỉ định đây,
này, đấy, đó, kia, ấy sẽ được tìm hiểu trên những cơ sở lí thuyết này. Nói cách khác,
đây là cơ sở tiền đề quan trọng để chúng tơi nghiên cứu nhóm đại từ chỉ định này
trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.

- Chương 2: Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt trên bình diện
kết học và nghĩa học.
Trong chương 2, chúng tơi xem xét nhóm đại từ chỉ định này trên hai bình
diện: kết học, nghĩa học. Trên bình diện kết học, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó,
kia, ấy được tìm hiểu ở hai vấn đề chủ yếu là: khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp
trong câu. Cịn trên bình nghĩa học, chúng tơi sẽ tìm hiểu các ý nghĩa của 6 đại từ
chỉ định và vị trí, vai trị của chúng trong cấu trúc nghĩa miêu tả, từ đó tìm ra những
kết luận mới.

15



- Chương 3: Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt trên bình diện
dụng học.
Ở chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu đại từ chỉ định trong mối quan hệ với một số
phương diện cơ bản của dụng học như: chiếu vật, chỉ xuất, tiền giả định...
Sở dĩ chúng tơi trình bày hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa trong một
chương chung (chương 2) và tách bình diện ngữ dụng ra thành một chương riêng
(chương 3) là bởi vì ngữ dụng là bình diện quan trọng, có nhiều vấn đề mà chúng
tơi muốn đề cập tới. Khi các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy đi vào hoạt
động hành chức (hoạt động sử dụng), chúng hứa hẹn sẽ đem đến những khám phá
bất ngờ, thú vị.

16


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.

Lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học
Bắt nguồn từ lí thuyết về tín hiệu học của nhà ngơn ngữ học Charles Sanders
Peirce (1839 -1914) và sau đó là lí thuyết tín hiệu ba chiều của Charles William Morris,
lí thuyết ba bình diện nghiên cứu câu ra đời và ngày càng khẳng định được vai trị vị trí
của mình trong ngơn ngữ học hiện đại. Bởi so với quan niệm và cách nghiên cứu câu
của ngữ pháp truyền thống thì rõ ràng lí thuyết nghiên cứu câu này tồn diện, khoa học
hơn rất nhiều. Theo đó, câu được xem xét trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng
học. Khi xem xét hoạt động ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của đại từ nói chung và
đại từ chỉ định nói riêng, đơi khi phải đặt nó vào trong các câu cụ thể, vì chỉ khi đi vào
hoạt động trong câu/phát ngôn, đại từ mới thể hiện được các đặc điểm của mình.


1.1.1. Bình diện kết học
Kết học (syntactics) theo Ch. Morris đó là lĩnh vực nghiên cứu kí hiệu trong các
mối quan hệ kết hợp với các kí hiệu khác. Nói cách khác, kết học là lĩnh vực của các
quy tắc kết hợp tín hiệu thành một thơng điệp. Trong ngơn ngữ, kết học cũng chính là
bình diện ngữ pháp của câu. Trong Câu tiếng Việt, Nguyễn Thị Lương cho rằng: bình
diện ngữ pháp câu nghiên cứu các quy tắc, cách thức liên kết các từ thành cụm từ (gọi
là cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiểu câu (gọi là cú pháp câu). Cú pháp cụm từ
nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của các loại cụm từ, đặc biệt là cụm từ chính phụ. Cú
pháp câu nghiên cứu đặc điểm, chức năng của các thành phần câu; cấu tạo ngữ pháp
của các kiểu câu theo kết cấu C –V, các kiểu câu theo mục đích nói. [23, 23]
Có thể nói đây là bình diện của các mối quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị
ngữ pháp và các kiểu cấu tạo ngữ pháp trong câu. Riêng về việc nghiên cứu các
thành phần ngữ pháp của câu chính là xem xét cấu tạo, đặc điểm hình thức, ý nghĩa
và chức năng ngữ pháp của các thành phần ngữ pháp và quan hệ giữa các thành
phần đó trong câu. Trong cuốn Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Bùi Minh
Tốn cho rằng kết học là bình diện của sự tổ chức hình thức cấu trúc ngữ pháp. Và

17


ông chia bình diện này thành hai lĩnh vực: thành phần ngữ pháp trong câu và kiểu
cấu trúc ngữ pháp của câu.

1.1.2. Bình diện nghĩa học
Xuất phát từ bình diện nghĩa học của tín hiệu (mối quan hệ giữa tín hiệu và
sự vật mà tín hiệu biểu hiện), bình diện nghĩa học (ngữ nghĩa) của câu được hình
thành và trở thành vấn đề quan tâm trong ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là trong
trào lưu ngữ pháp chức năng. Nghĩa học (semantics) là phương diện của các quan
hệ giữa tín hiệu với hiện thực được nói tới trong thơng điệp (vật được quy chiếu
trong thơng điệp). Hay nói cách khác, bình diện nghĩa học nghiên cứu về mối quan

hệ giữa tín hiệu và cái được biểu đạt. Trong ngơn ngữ học, các biểu thức ngơn ngữ
ln có mối quan hệ mật thiết với cái mà biểu thức này miêu tả. Đó chính là mối
quan hệ về ngữ nghĩa.
Diệp Quang Ban đã cho rằng nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa và ý
nghĩa được hiểu là cái gì ở giữa các từ, các câu với cái mà các từ, các câu này diễn tả;
nghĩa học cũng là phần nghiên cứu mối quan hệ giữa các câu xét ở mặt âm thanh và
các vật, việc, hiện tượng có liên quan mà các câu biểu hiện.
Bình diện nghĩa của câu quan tâm nghiên cứu hai thành phần cơ bản là nghĩa
biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự vật) và nghĩa tình thái.
Nghĩa biểu hiện là thành phần nghĩa ứng với sự tình được đề cập đến. Mỗi sự
tình gồm một vị tố và một hay nhiều tham thể. Vị tố là lõi của sự tình, được tạo nên
bởi vị từ (ĐT, TT, QHT). Tham thể là thực thể tham gia vào sự tình (DT, CDT, Đt).
Cấu trúc vị tố - tham thể là một cấu trúc nghĩa được dùng để biểu thị nghĩa biểu
hiện của câu. Xem xét nghĩa của câu cần xem xét cấu trúc này. Nguyễn Thị Lương
gọi thành phần nghĩa này là thành phần nghĩa miêu tả. Trong cuốn Câu tiếng Việt,
tác giả nêu ra định nghĩa: Nghĩa miêu tả là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện
tượng, sự vật, hoạt động trạng thái, tính chất quan hệ... ngoài thực tế khách quan
được đưa vào câu. Nội dung phản ánh hiện thực đó được gọi là sự việc (hay sự
thể). Mỗi câu thường ứng với một sự việc.[23, 23]

18


Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa khá phức tạp trong bình diện nghĩa của
câu. Nó ln ln có mặt trong câu cùng với nghĩa biểu hiện. Charles Bally cho
rằng thái độ của người nói đối với nội dung biểu hiện của câu chính là tình thái. Bùi
Minh Tốn đưa ra định nghĩa: Nghĩa tình thái là phần nghĩa có tác dụng làm cho sự
tình mà câu biểu hiện hướng đến mục đích, đến những hành động ngơn ngữ nhất
định, hoặc thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự tình được đề
cập đến, hay đối với người nghe. [39, 31]

Nghĩa biểu hiện và nghĩa tình thái là hai thành phần tạo nên bình diện nghĩa của
câu. Chúng khơng tách bạch, cơ lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

1.1.3. Bình diện dụng học
Dụng học (pragmatics) là bình diện được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đặc
biệt quan tâm. Ngay từ năm 1937, B. Malinowski đã viết: Nếu như chức năng sớm
nhất, cơ bản nhất của ngôn ngữ là chức năng ngữ dụng – tức là chức năng điều
khiển (direct), kiểm soát (control) và liên kết hoạt động của con người – thì hiển
nhiên khơng có một sự nghiên cứu ngơn từ nào tách khỏi ngữ cảnh (context of
situation) lại được xem là một nghiên cứu hợp lí.” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [11,
8]). Charles William Morris định nghĩa: “dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu
với người lí giải chúng”. Theo định nghĩa này thì rõ ràng đối tượng nghiên cứu của
ngơn ngữ lúc này đã thoát ra khỏi quan điểm nội tại trong nghiên cứu ngôn ngữ của
trường phái cấu trúc luận cổ điển. Trường phái cấu trúc luận cổ điển chỉ tập trung
chú ý vào cấu trúc nội tại của ngơn ngữ xét trong bản thân nó và vì bản thân nó,
xem nhẹ hoạt động của ngơn ngữ trong việc thực hiện chức năng giao tiếp, tức nhân
tố ngoại tại của ngôn ngữ. Dụng học ra đời đã khắc phục được những hạn chế này.
Ngữ dụng học đã hướng ngôn ngữ ra ngoài xã hội, quan tâm đến chức năng của
ngơn ngữ trong xã hội.
Nói cách khác, ngữ dụng là bình diện của mối quan hệ giữa câu và việc sử dụng
câu trong hoạt động giao tiếp. Ở bình diện này, câu luôn được xem xét trong các mối
quan hệ với người sử dụng, mục đích sử dụng, hồn cảnh sử dụng... Đó cũng chính là
các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Sau này, A. G. Smith nói rõ hơn về khái niệm
này: Kết học nghiên cứu quan hệ giữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa

19


tín hiệu với sự vật và dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng. (Dẫn
theo Đỗ Hữu Châu, [11, 11])

Nguyễn Thị Lương cũng đưa ra quan điểm về bình diện ngữ dụng: Bình diện
này nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc sử dụng
câu trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện những ý nghĩa của câu –
phát ngơn trong tình huống cụ thể đó. [23, 24]
Có nhiều quan điểm khác nhau về bình diện dụng học nhưng nhìn chung, có
thể hiểu đây là bình diện nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm
đạt được một mục đích nhất định nào đó. Nó không nghiên cứu các đơn vị ngôn
ngữ tồn tại ở trạng thái tĩnh (trong hệ thống) mà nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ ở
trạng thái động (trong sử dụng).
Ngữ dụng học quan tâm đến các vấn đề như sau: chiếu vật, hành động ngôn
ngữ, các thành phần nghĩa ngữ dụng của câu (nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn), lí
thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, cấu trúc thơng tin...
Tóm lại, ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học tuy là ba lĩnh vực khác
nhau nhưng chúng không tồn tại độc lâp, tách biệt nhau mà lại có mối quan hệ mật thiết
với nhau, khơng thể tách rời. Hình thức của câu biểu thị nội dung nghĩa của câu nhưng
để hiểu được đúng nghĩa của câu cần đặt nó trong ngữ cảnh. Bởi vậy, cần xem xét câu
trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.

1.2. Từ loại và sự phân định từ loại tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm về từ loại
Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm của mình về khái niệm “từ loại”.
Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên cũng đã nêu rõ định nghĩa từ loại:
Từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những
hạng dựa vào những đặc trưng ngữ pháp. Sự quy loại của một lớp từ nào đó vào
một loại từ nhất định được xác định bởi những đặc trưng về ngữ nghĩa, về hoạt
động ngữ pháp của nó (về hình thái học hoặc về cú pháp học, hoặc cả về hình thái
học và cú pháp học) trong việc thực hiện một chức vụ cú pháp nhất định. [4, 8]. Tác
giả còn nhấn mạnh: Chỉ sự phân loại từ nào nhằm mục đích ngữ pháp, có bản chất
ngữ pháp của từ mới được gọi là từ loại.


20


Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung cũng đưa ra quan điểm của mình: Từ
loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Đó là những lớp từ có
chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm
tiêu chuẩn tập hợp và quy loại.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại, Đinh Văn Đức cho rằng từ loại là
những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả
năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ
pháp nhất định ở trong câu. [16, 23]
Có một điều dễ dàng nhận thấy khi đưa ra khái niệm từ loại, nhìn chung các
nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến bản chất, đặc trưng ngữ pháp của từ loại. Và
chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng từ loại là kết quả phân định các từ theo
bình diện ngữ pháp. Nó là những lớp từ được phân chia theo những đặc điểm ngữ
pháp giống nhau. Những từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau được quy vào một
loại từ.
1.2.2. Sự phân định từ loại
1.2.2.1. Mục đích của sự phân định từ loại
Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên khẳng định sự phân định từ loại
tiếng Việt là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đó là nhu cầu của
nhận thức, là yêu cầu khách quan của bản thân hệ thống ngơn ngữ, là địi hỏi của việc
chuẩn ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. Để sử dụng một ngôn ngữ nào đó, người ta cần
phải có một vốn từ nhất định và quan trọng là phải nắm được những quy tắc về dùng
từ, tạo câu để từ đó vận dụng vào thực tế sử dụng nhằm nói và viết đúng đạt được hiểu
quả giao tiếp. Mục đích của việc phân định từ loại là thiết lập một danh sách các từ loại
của một ngôn ngữ cụ thể. Đặc biệt, mục đích chủ yếu đó chính là nhằm phát hiện bản
chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ
loại trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngơn ngữ: làm công cụ
giao tiếp, để tư duy trừu tượng. Từ đó có thể sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp

với phong cách và chuẩn của tiếng Việt hiện đại. [4, 9]
1.2.2.2. Tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt

21


Tiêu chuẩn là cơ sở, là tiền đề quan trọng của việc phân định từ loại. Đây là
một vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể
thấy họ đều khá thống nhất với việc phân định từ loại dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản sau:
Thứ nhất là tiêu chuẩn về ý nghĩa khái quát (ý nghĩa phạm trù chung). Ý
nghĩa khái quát của từ là ý nghĩa phạm trù, có tính chất khái qt hóa cao; nó là kết
quả của q trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể có mặt trong thực
tại, được người bản ngữ nhận thức, phản ánh qua khái niệm. Loại ý nghĩa này khái
quát hóa các ý nghĩa cụ thể của hàng loạt từ. Nội dung ý nghĩa khái quát được hiểu
là thứ nội dung ý nghĩa nhận biết được thông qua ý nghĩa hay cách sử dụng của
những số đông từ nhất định làm thành những lớp, chứ không phải là nội dung của
từng từ rời cụ thể. Ví dụ như ý nghĩa về sự vật, về hành động, về trạng thái, về tính
chất, về quan hệ... Ý nghĩa khái quát trở thành nòng cốt cho ý nghĩa từ loại, là cơ sở
cho sự đồng nhất, có thể tập hợp và quy loại hàng loạt từ (khác nhau về ý nghĩa từ
vựng) vào cùng một từ loại. Quy loại là tác dụng lớn mà tiêu chí này mang lại.
Thứ hai là tiêu chuẩn về khả năng kết hợp. Khả năng kết hợp của từ là một biểu
hiện của cú pháp hiển thị trong ngôn liệu, biểu thị mối quan hệ giữa từ với từ trong ngữ
lưu. Đối với tiếng Việt, bản chất khả năng kết hợp của từ là sự phân bố vị trí trong những
bối cảnh ngữ pháp. Nó được hình thức hóa bằng những phương thức ngữ pháp như: biến
đổi trật tự từ, dùng các phụ từ, hư từ. Để biết được khả năng kết hợp của từ, cần phải
xem xét từ đó trong mối quan hệ với các từ xung quanh nó, nó có thể là thành phần nào
trong cụm từ chính phụ (thành phần chính, thành phần phụ), nó kết hợp được với từ nào
đặc biệt là khả năng kết hợp với hư từ (từ chứng). Đặc trưng về khả năng kết hợp của các
lớp từ là dấu hiệu chủ yếu về ngữ pháp, có tác dụng quyết định trong việc phân định, quy
loại các lớp từ tiếng Việt về mặt từ loại.

Thứ ba là tiêu chuẩn về chức vụ cú pháp. Trong hoạt động ngôn ngữ, ở cấu
trúc câu, mỗi từ loại trong tiếng Việt đều có khả năng đảm nhận một chức vụ ngữ
pháp nhất định trong câu. Mỗi chức vụ cú pháp cụ thể có thể do những từ thuộc các
từ loại khác nhau đảm nhiệm. Nói cách khác, việc nghiên cứu cú pháp của từ là xem
xét từ đó sẽ đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì trong câu, xem xem từ đó sẽ thực
hiện nhiệm vụ gì trong câu (nối kết, thể hiện quan hệ ý nghĩa tình thái trong câu...).

22


Mỗi từ loại khi đi vào trong câu, nó có cả một chùm chức vụ cú pháp đặc trưng cho
chức năng của từ đó. Trong chùm chức vụ của mỗi từ loại, bao giờ cũng có một
chức vụ nổi lên như là một chức vụ trung tâm. Một từ có thể giữ nhiều chức năng
cú pháp trong câu nhưng cần phải xem xét chức năng ngữ pháp nào của từ là chủ
yếu để làm căn cứ phân loại. Ví dụ như danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định
ngữ,... nhưng chủ yếu nó thường làm chủ ngữ trong câu.
1.2.2.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Từ loại trong tiếng Việt có sự phân chia khá đa dạng, phong phú và vô cùng
phức tạp. Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những cách phân chia khác nhau. Nhưng
nhìn chung, căn cứ vào các tiêu chuẩn nói trên, hầu hết các nhà nghiên cứu đã chia
các lớp từ tiếng Việt thành hai loại lớn: thực từ và hư từ. Và trong luận văn này,

-

theo quan điểm của chúng tôi, từ loại tiếng Việt được chia ra thành ba nhóm:
Thực từ: danh từ, động từ, tính từ
Hư từ: phụ từ, tình thái từ, quan hệ từ
Trung gian: số từ, đại từ
Có thể mơ hình hóa hệ thống từ loại trong tiếng Việt như sau:


Từ loại tiếng Việt

Quan hệ từ
Danh từ
Tình thái từ
Phụ từ
Đại từ
Số từ
Tính từ
Động từ

23


Thực từ

Trung gian

Hư từ

Thực từ trong tiếng Việt chiếm số lượng lớn nhất. Nó biểu đạt ý nghĩa có liên
quan đến nội dung phản ánh của người Việt trong việc tri nhận thế giới. Nó dùng để
gọi tên (định danh) sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Các thực từ trong
tiếng Việt có khả năng làm trung tâm đoản ngữ, tập hợp chung quanh chúng là
những thành tố phụ trong một kết cấu tự do. Nó có thể độc lập tạo câu, giữ các chức
vụ cú pháp khác nhau trong câu và thường giữ các chức vụ cú pháp chính.
Hư từ có số lượng khơng lớn nhưng lại có một vai trị quan trọng và một tần
số sử dụng rất cao. Nó khơng mang ý nghĩa định danh (gọi tên sự vật hiện tượng)
mà mang ý nghĩa ngữ pháp. Hay nói cách khác, ý nghĩa của các hư từ có tính chất
ngữ pháp, là phương tiện diễn đạt các quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo

cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người bản ngữ. Về khả năng kết hợp, hư từ
thường không làm thành tố chính, một số làm thành tố phụ trong cấu trúc ngữ pháp
để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái. Đa số hư từ dùng làm yếu tố liên kết
cú pháp (chức năng liên kết). Trong câu, hư từ khơng có khả năng độc lập tạo ra câu
và khơng đảm nhận chức vụ ngữ pháp chính của câu.
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ có một vị trí đặc biệt. Nó nằm ở
nhóm trung gian giữa thực từ và hư từ.
Ý nghĩa khái quát của đại từ khơng rõ ràng. Đại từ khơng có nghĩa sở chỉ,
không gọi tên sự vật (định danh) sự vật, khái niệm, hiện tượng trong thực tế
khách quan. Nó mang ý nghĩa chỉ trỏ và thay thế. Ý nghĩa của đại từ không trực
tiếp là nội dung phản ánh thực tại như yếu tố từ vựng có mặt trong ý nghĩa của
DT, ĐT, TT. Mối quan hệ giữa thực tại và ý nghĩa đại từ là một sự gián tiếp.
Về khả năng kết hợp, đại từ có điểm giống với hư từ. Đại từ thường khơng
giữa vai trị là thành tố trung tâm mà thường giữ vai trò là thành tố phụ của đoản

24


ngữ. Có đơi khi đại từ làm trung tâm của đoản ngữ (VD: bốn chúng tôi) nhưng
những trường hợp này trong tiếng Việt trên thực tế rất hiếm, và chỉ mang tính chất
lâm thời, khả năng tập hợp các thành tố phụ chung quanh nó sẽ rất hạn chế so với
khả năng của các thực từ.
Về chức vụ cú pháp, đại từ rất giống thực từ. Đại từ có quan hệ mật thiết với
các thực từ cơ bản như DT, ĐT, TT và nhất là DT. Nó rất gần với thực từ vì nó có
chức năng thay thế cho thực từ. Cũng giống như thực từ, đại từ có thể làm nhiều
thành phần khác nhau trong câu như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ,... Chẳng
hạn như nhóm đại từ nhân xưng có khả năng làm chủ ngữ của câu rất cao. Chức
năng ngữ pháp của đại từ trong khi làm thành phần câu cũng rất cơ động.
Có thể thấy rằng đại từ là từ loại vừa giống hư từ lại vừa giống thực từ. Nó
rất gần với thực từ nhưng lại khơng phải là đại từ đích thực vì nó chiếm số lượng

hữu hạn như hư từ, khơng mang tính định danh, thường khơng làm thành tố trung
tâm mà chỉ làm thành tố phụ của đoản ngữ... Vì thế, khơng thể xếp đại từ vào nhóm
thực từ. Nhưng cũng khơng thể xếp nó vào nhóm hư từ được vì đại từ có thể đảm
nhiệm rất nhiều các chức vụ cú pháp khác nhau trong câu, trong khi hư từ thì khơng
thể. Như vậy, trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ có vị trí trung gian giữa đại từ
và hư từ.
1.3. Khái quát về đại từ tiếng Việt
1.3.1. Khái niệm đại từ
Tên gọi “đại từ” trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tên gọi pronom. Trong ngữ
pháp học cổ điển ở Tây Âu, pronom là từ gốc Latinh. Pro có nghĩa là thay thế,
nominibus có nghĩa là danh từ, tên gọi. Vì thế mà người ta thường quan niệm đại từ
là từ thay thế cho danh từ.
Nguyễn Lân là người đưa ra định nghĩa về đại từ khá sớm. Ngay từ năm 1956,
trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam, lớp 7, ông viết: đại từ là những từ dùng để thay thế
một danh từ để khỏi nhắc lại danh từ ấy và để câu được gọn gàng.[22, 55]. Chức năng
thay thế của đại từ được nhấn mạnh. Mục đích của sự thay thế này là tránh sự lặp lại
không cần thiết và để câu không bị rườm rà.
Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại (1996), Lê Biên không đưa ra một định
nghĩa cụ thể nào về đại từ nhưng ơng khẳng định vị trí trung gian của đại từ. Đại từ

25


×