Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài tập cuối kì Quản trị tài chính đại học bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.74 KB, 6 trang )

BÀI TẬP CUỐI KÌ
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Nội dung: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ số tài
chính.
Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE – BERPHARCO

Nhóm thông số khả năng thành khoản.

I.

Tỷ số thanh toán cho chúng ta biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn. Đây là một chỉ số rất quan trọng , được các
nhà đầu tư, đối tác bán hàng cho công ty quan tâm nhiều. Chỉ số này không chỉ cho
thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà qua đó còn cho thấy uy tín, hiệu quả
hoạt động của công ty...
Chỉ số thanh toán chia làm: chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán
nhanh.
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty, ta có bảng tính chỉ số thanh toán:
Bảng 1.1:
CHỈ TIÊU
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tồn kho

vị Năm
2008
166,89
Triệu đồng
8
133,23


Triệu đồng
5
104,39
Triệu đồng
5
Triệu đồng 3,740
Đơn
tính

Nợ dài hạn
Khả năng thanh toán hiện
Lần
thời
Khả năng thanh toán nhanh Lần

2009
206,35
6
170,57
3
122,53
4
3,327

2010
179,39
6
143,74
7
3,498


2011
207,95
9
171,70
4
103,43
1
3,052

2012
237,79
0
204,14
7
118,54
3
4,064

1,253

1,210

1,248

1,211

1,165

0,469


0,491

0,627

0,609

0,584

89,294

Ta có công thức tính:
1/ Khả năng thanh toán hiện thời = tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn.


Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty có sự tăng giảm không đều trong giai
đoạn 2008-2012. Tỷ số này cho thấy trong 5 năm vừa qua thì khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty không được cao hay phải nói là khá
thấp. Với tỷ số này công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư
cho vay nợ. Tuy nhiên cho dù trong năm 2012 chỉ số này ở mức thấp nhất nhưng nó
vẫn cao hơn 1, chứng tỏ tài sản lưu động của công ty cao hơn so với nợ ngắn hạn
phải trả, hay nói cách khác công ty vẫn đảm bảo trả được nợ ngắn hạn. Tình hình
nhìn chung công ty đang có xu hướng giảm dần về khả năng thanh toán hiện thời.
2/ Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn –tồn kho)/ nợ ngắn hạn.
Trong 5 năm liên tiếp, chỉ số thanh toán nhanh đều <1, điều này có nghĩa là
giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn nợ ngắn
hạn hay nói cách khác là nợ lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không
đảm bảo đủ để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn khi mà các chủ nợ đòi tiền
cùng một lúc. Như vậy nói chung, tình hình thanh khoản công ty không được tốt,
nhưng nếu chủ nợ không đòi tiền cùng một lúc thì công ty vẫn có thể hoạt động

được.
Tuy chỉ số này chỉ bằng tầm phân nửa chỉ số thanh toán hiện hành, nhưng nó
phản ánh đúng sự thật về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động
của công ty. Cũng giống như chỉ số trên, chỉ số thanh toán nhanh cũng tăng giảm
không đều và biên độ dao động không lớn. Khi so sánh hai chỉ số thanh toán hiện
hành và chỉ số thanh toán nhanh của công ty với nhau, ta thấy, tuy chỉ số sô thanh
toán hiện hành của công ty ở mức thấp nhưng vẫn có thể đảm bảo được việc thanh
toán, nhưng tỉ số thanh toán nhanh của công ty chỉ bằng phân nửa chỉ số trên và
không đảm bảo việc thanh toán. Điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho và các tài
sản kém thanh khoản khác của công ty chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị tài sản lưu
động.

II.

Nhóm thông số quản lý tài sản:


1/ Vòng quay tổng tài sản:
Nhìn vào bảng, ta thấy vòng quay tổng tài sản của 5 năm lần lượt là 1,6 – 1,6
– 1,9 – 1,8 – 1,8 nghĩa là trong giai đoạn vừa qua, mỗi đồng công tay tạo ra được
1,6-1,9 đồng doanh thu thuần. Chỉ số của 5 năm khá đều nhau, không có biến động
gì lớn tức là công ty hoạt động khá ổn định, đồng thời mức doanh thu như vậy là
tốt.
2/ Vòng quay tài sản cố định:
Tương tự như vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định của 5 năm
khá đều, không có biến động lớn, trung bình khoảng 10 (vòng) tức là trong giai
đonạ vừa qua, mỗi đồng tài sản cố định cho doanh thu 10 đồng.
3/ Kì thu tiền bình quân:
Kì thu tiền bình quân của 5 năm dao động trong mức khoảng 60 ngày, tức là
công ty có chính sách thu hồi nợ của mình trong 60 ngày. Thời gian như thế này lá

khá hợp lý, không quá kéo dài, chứng tỏ công ty đã có thương hiệu trên thị trường,
có lượng khách hàng và hoạt động ổn định.
4/ Vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ số này qua các năm là tầm 2 (ngày), là khá thấp, chứng tỏ công ty đang có
chiến lược quản lý hàng tồn kho hiệu quả, tuy nhiên lại đang có xu hướng tăng qua
các năm khiến công ty phải tốn thêm chi phí về bảo quản, hao hụt, vốn tồn đọng để
giải quyết tồn kho, mặc dù mức tăng không quá cao.

III.

Thông số quản lý nợ:


Trong tài chính doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động
của doanh nghiệp gọi là đòn bẩy tài chính. Việc sử dụng nợ tài trợ cho các hoạt
động của công ty một mặt giúp gia tăng lợi nhuận, nhưng đồng thời nó cũng làm
gia tăng rủi ro. Do đó việc quản lí nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản của công
ty.
Dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ta có bảng :

Từ bảng số liệu ta thấy :
1/ Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Tỉ số nợ trên tổng tài sản của công ty ở mức cao và có xu hướng tăng qua các
năm. Vào năm 2008 tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty là 0,67 tức là trong khối
tổng tài sản của công ty thì có 67% được tài trợ bằng nợ. Sang các năm tiếp theo tỷ
số nợ là 0,713 ; 0,67 ; 0,695 ; 0,719. Như vậy phần trăm tài sản được tài trợ bằng
nợ ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ của
công ty hay có thể nói tài sản của công ty phần lớn được tài trợ bằng nợ.
Điều này thể hiện rõ ở năm 2011-2012, khi so sánh tỷ số nợ trên tổng tài sản

của chúng với tỷ số nợ trên tổng tài sản bình quân. Cụ thể năm 2011 là 0,695 trong
khi bình quân ngành là 0,46. Năm 2012 là 0,719 trong khi bình quân ngành là 0,45.
Do đó ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty luôn lớn hơn gần gấp đôi so với
mặt bằng chung của bình quân ngành. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ
quá nhiều để tài trợ cho tài sản. Và khiến công ty đang lệ thuộc quá nhiều vào nợ
vay. Khả năng tự chủ tài chính và khả năng tiếp tục được vay là khá thấp.
Đứng trên phương diện công ty thì sử dựng nợ cao chưa chắc đã xấu bởi điều
này giúp công ty tiết kiệm được một khoản thuế khá lớn, mang lại lợi nhuận cao
cho chủ sở hữu. Tuy nhiên việc sử dụng nợ quá nhiều sẽ gây áp lực trả lãi cũng như
trả nợ của công ty.


Đứng trên góc độ của chủ nợ thì họ thích công ty có tỷ số nợ thấp vì thế khả
năng trả nợ sẽ cao.
2/ Tỷ số khả năng trả lãi:
Nhìn chung qua các năm thì tỷ số khả năng trả lãi của công ty biến động
không đều nhưng có xu hướng tăng nên đảm bảo khả năng trả lãi.
Cụ thể năm 2008 là 1,509 tới năm 2012 là 1,747. Tức là lợi nhuận trước thuế
và lãi vay (EBIT) của công ty trong năm 2012 lớn hơn lãi vay 1,747 lần hay mỗi
đồng lãi vay mà doanh nghiệp phải trả được đảm bảo thanh toán bằng 1,747 đồng
lợi nhuận.
Như vậy có thể thấy, những năm qua công ty sử dụng nguồn vốn tài trợ nợ
nhiều nhưng khả năng trả lãi của công ty vẫn đáp ứng được chứng tỏ công ty đang
có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
3/ Tỷ số khả năng trả nợ gốc:
Qua các năm thì tỷ số khả năng trả nợ gốc của công ty có tăng nhẹ. Năm 2012
tỷ số khả năng trả nợ gốc là 0,362 nghĩa là trong năm này mỗi đồng nợ phải trả
của công ty được thanh toán bằng 0,362 đồng có thể dùng để trả nợ.
Nhìn chung khả năng trả nợ gốc của công ty tương đối thấp, chứng tỏ nguồn
tiền mà công ty có thể dùng để trả nợ thấp hơn nợ gốc và lãi vay.


IV.

Nhóm thông số khả năng sinh lợi.

1/ Tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA
Trong 5 năm, ROA có xu hướng giảm nhẹ, từ 0,047 xuống còn 0,038, tức là từ 100
đồng tài sản thì tạo ra 4,7 đồng hoặc 3,8 đồng lợi nhuận. Có sự sụt giảm, có thể vào


năm 2012 công ty tăng mạnh các loại chi phí: như chi phí bán hàng, ... nên lợi
nhuận có giảm.
2/ Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE
Tương tự, ROE có xu hướng giảm nhẹ, từ 0,143 xuống 0,135, tức là từ 100 đồng vốn
chủ sở hữu thì tạo ra 14,3 đồng hoặc 13,5 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này khá
cao, bởi vì công ty đã họt động được khá lâu trên thị trường nên có quy mô hoạt
động và khả năng sản xuất khá ổn định, đem lại lợi nhuận ổn định.



×