Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
II-O-1.17
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ 222RN VÀ 226RA TRONG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI KHU VỰC THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Nguyễn Phong Thu, Lê Công Hảo, Nguyễn Văn Thắng, Lê Quốc Bảo, Trương Thị Hồng Loan
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Email:
TÓM TẮT
Radon và radium là các nguồn bức xạ tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Nồng
độ 222Rn và 226Ra trong nước sinh hoạt gồm 14 mẫu nước uống công cộng, 15 mẫu nước máy và 20
mẫu nước giếng thuộc khu vực Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát trong nghiên cứu của
chúng tôi. Các phép đo được thực hiện bằng detector chuyên đo radon, RAD7. Phông được xác định
bằng cách sử dụng các mẫu nước cất. Nồng độ 222Rn thay đổi phụ thuộc vào nguồn nước khảo sát.
Tuy nhiên, các giá trị này hoàn toàn nằm trong giới hạn đề nghị của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
(USEPA), 11,1 Bq.L-1 [4]. Nồng độ 222Rn cao nhất đo được là (4,160,20) Bq.L-1. Vì vậy, xét về
phương diện bức xạ ion hóa gây ra bởi 222Rn, các nguồn nước khảo sát có ảnh hưởng không đáng kể
đến sức khỏe người sử dụng. Nồng độ 226Ra được xác định thông qua nồng độ 222Rn tích lũy sau 10
ngày nhốt mẫu. 10 mẫu nước giếng có nồng độ 226Ra vượt quá mức giới hạn đề nghị của USEPA,
0,185 Bq.L-1 [6].
Từ khóa: radon, radium, RAD7, phương pháp đo radon, phương pháp đo radium, ung thư, liều.
MỞ ĐẦU
222
Rn là sản phẩm phân rã trực tiếp từ 226Ra trong chuỗi phân rã phóng xạ 238U. 238U là một trong các
nguyên tố phóng xạ chiếm phần lớn trong môi trường. Do phân bố rộng rãi trên lớp vỏ Trái đất, 238U có mặt
trong hầu hết các loại đất đá, khoáng sản. Khi xảy ra các cuộc kiến tạo địa chấn hoặc do tác động của con người,
nước ngầm được hình thành trong lòng đất đá. Khi đó, 238U và các đồng vị con cháu dễ dàng lẫn vào nguồn nước
này. 222Rn và 226Ra là các đồng vị có độc tính phóng xạ cao, thường có mặt trong các loại nước với hàm lượng
khác nhau. Mỗi đồng vị có tính chất hóa học riêng, nhưng cả hai đều gây nhiều tác hại xấu cho con người khi
uống phải. Uống nước chứa nhiều 222Rn trong thời gian dài có nguy cơ ung thư các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt
là dạ dày. Ngoài ra, 222Rn khuếch tán từ nước vào không khí có thể gây ung thư phổi khi hít phải. Uống nước
chứa 226Ra có nguy cơ ung thư, thoái hóa xương, răng. Vì mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, khảo sát
nồng độ 222Rn, 226Ra trong các nguồn nước khác nhau là vấn đề thật sự cần thiết.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập mẫu nước
Nồng độ phóng xạ được xác định trong một số mẫu nước uống lấy từ hệ thống lọc nước ở các trường học,
các mẫu nước máy tại các hộ gia đình sau khi xử lý bởi nhà máy nước và các mẫu nước giếng được sử dụng khi
chưa qua xử lý. Các vị trí lấy mẫu được thể hiện trên bản đồ hình 1.
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả như: lượng nước trong mẫu đo, thời
gian đo, nhiệt độ, độ ẩm, phông nội và môi trường,... Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là kỹ thuật lấy mẫu
nước.Vì vậy, cần lấy mẫu nước theo một số nguyên tắc [2]:
Mẫu nước được lấy có tính đại diện cho nguồn nước cần khảo sát.
Nước cần được xả một thời gian trước khi lấy để dòng nước ổn định.
Dụng cụ lấy mẫu được tráng rửa ít nhất hai lần trước khi lấy bằng chính nguồn nước sẽ lấy.
Trong quá trình lấy mẫu, không để nước tiếp xúc với không khí. Dùng ống nhựa một đầu gắn với vòi xuất
lộ nước, đầu còn lại cho vào lọ, xả nước chảy qua ống cho đến khi đầy tràn, đậy nắp thật kín khi mẫu chưa được
đo.
Ngoài ra, tốc độ xả nước cũng làm thất thoát nồng độ 222Rn, xem bảng 1. Trong nghiên cứu này, các mẫu
nước được lấy với tốc độ 0,5 – 1 lít/phút nên có thể bỏ qua sự thất thoát 222Rn do tốc độ nước chảy.
ISBN: 978-604-82-1375-6
69
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Bảng 1. Lượng 222Rn thất thoát theo tốc độ chảy của nước [8]
Tốc độ nước chảy (lít/phút)
4
6
8
10 – 12
Lượng 222Rn thất thoát (%)
5
13
26
33
Nước giếng
Nước uống
Nước máy
Hình 1. Các vị trí lấy mẫu nước
Xác định nồng độ 222Rn
RAD7 là thiết bị chuyên đo nồng độ radon với độ nhạy cao. RAD7 gồm một buồng đo hình bán cầu thể
tích khoảng 700 mL. Detector bán dẫn silic đặt ở tâm bán cầu. Thuận lợi của máy là khả năng xác định năng
lượng mỗi hạt alpha, từ đó phân biệt được 222Rn và 220Rn, 222Rn mới và cũ, tín hiệu và nhiễu [3]. Máy đi kèm bộ
phụ kiện cho phép xác định nồng độ radon trong nước với độ nhạy từ dưới 4 đến trên 400.000 Bq.m-3 [2].
RAD7 xác định nồng độ 222Rn thông qua các đồng vị con cháu 218Po, 214Po. Độ ẩm tương đối trong buồng
đo ảnh hưởng đến khả năng đến detector của các đồng vị này. RAD7 cần được làm khô trước mỗi phép đo sao
cho độ ẩm duy trì dưới 10% trong quá trình đo [3].
Để đảm bảo kết quả chính xác, phông được xác định. Mẫu nước cất hoặc nước đã khử 222Rn được đo trong
10 lần với chế độ tương tự đo mẫu phân tích. Giá trị phông trung bình đo được (0,030,01) Bq.L-1.
Phương pháp RAD-H2O sử dụng chu trình vòng khí kín, trong đó, lượng khí và nước không đổi. Hiệu suất
lấy 222Rn từ nước đưa vào vòng khí kín đạt tối đa 99% đối với lọ 40 mL và 94% đối với lọ 250 mL [2]. Lọ 250
mL được sử dụng đối với các mẫu nước có nồng độ thấp hơn 100 Bq.L-1. Ngược lại, lọ 40 mL được sử dụng [2].
Sau một vài phép đo thử nghiệm, chúng tôi chọn lọ đo 250 mL. Sơ đồ đo nồng độ radon trong nước được minh
họa trong hình 2.
Xác định nồng độ 226Ra
RAD7 chỉ có thể lấy khí vào buồng đo. Nồng độ 226Ra trong nước được xác định bằng phương pháp nhốt
mẫu nước đã khử 222Rn trong 10 ngày, sau đó đem đo nồng độ 222Rn và suy ra nồng độ 226Ra theo công thức (2).
Dụng cụ nhốt mẫu là các lọ 250 mL được làm bằng thủy tinh, nút làm bằng vật liệu Teflon chống sự thoát
khí rất tốt. Tuy nhiên, để kết quả đạt độ chính xác cao, chúng tôi làm thực nghiệm xác định hệ số thất thoát 222Rn
ISBN: 978-604-82-1375-6
70
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
do quá trình nhốt mẫu. Phương pháp được tiến hành như sau: Dùng một nguồn chuẩn 226Ra đã biết hoạt độ
phóng xạ, nguồn này có khả năng phân rã, tạo thành 222Rn. Nhốt nguồn bằng lọ chứa 250 mL nước cất trong 10
ngày, đo được hoạt độ 222Rn (A’Rn). So sánh với hoạt độ tính toán theo lý thuyết (ARn), hệ số thất thoát 222Rn do
nhốt mẫu được tính theo công thức (1).
k=
A Rn
A'Rn
(1)
Hệ số thất thoát 222Rn trung bình sau ba lần nhốt mẫu và đo: k = 1,250,03.
Nồng độ 226Ra thực tế trong nguồn nước được xác định theo công thức (2).
k.CRn
1-e-λRn t
Trong đó,
CRn là nồng độ 222Rn đo được.
Rn 0,26 ngày-1, là hằng số phân rã của 222Rn.
t = 10 ngày, là thời gian nhốt mẫu.
CRa =
(2)
Dòng khí lưu thông
Đầu lọc khí
Hút ẩm
Máy bơm khí
Cao thế
Tín hiệu ra
Bộ phận
sục khí
Detector
Buồng chứa khí
Lọ chứa
mẫu nước
Hình 2. Sơ đồ lấy khí trong mẫu nước và đo đạc
Tính liều hiệu dụng hằng năm
Liều hiệu dụng hằng năm đóng góp cho một người uống nước chứa
định theo công thức (3).
222
Rn hoặc
Ra, Ew (Sv), được xác
226
E w = ε.Vw .Cw
(3)
Trong đó,
(Sv.Bq-1) là hệ số chuyển đổi liều hiệu dụng trên một đơn vị nồng độ phóng xạ, đối với 222Rn, = 10-8
Sv.Bq-1 [7], đối với 226Ra, = 2,8 x 10-7 Sv.Bq-1 [8].
Vw = 2x365 = 730 lít.năm-1, là thể tích nước mỗi người uống hằng năm.
Cw (Bq.L-1) là nồng độ 222Rn hoặc 226Ra trong nước.
Ngoài ra, 222Rn trong nước thường khuếch tán vào không khí. Do đó, không khí có chứa lượng 222Rn đáng
kể thoát ra từ nước. Giả sử nguồn nước được đặt trong nhà với thể tích khí một người hít mỗi ngày, Va = 20 m3
và thể tích nước được xả trong 1 giờ, W = 0,01 m3.giờ-1. Liều hiệu dụng hằng năm do hít khí 222Rn thoát ra từ
nước, Da(Sv), được tính theo công thức (4) [5].
Da = f.Cw εr +εp .F
ISBN: 978-604-82-1375-6
(4)
71
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
f=
W.e
=3,571×10-4
Va .λ
(5)
Với,
e = 0,5, là hệ số chuyển 222Rn từ nước vào không khí.
= 0,7 giờ-1, là tốc độ trao đổi không khí.
Cw (Bq.m-3) là nồng độ 222Rn trong nước.
r = 0,33 Sv.m3.năm-1.Bq-1, là hệ số chuyển đổi liều hiệu dụng đối với 222Rn.
p = 80 Sv.m3.năm-1.Bq-1, là hệ số chuyển đổi liều hiệu dụng đối với 218Po, 214Bi, 214Po.
F = 0,4, là hệ số cân bằng giữa 222Rn và các con cháu.
USEPA đã khảo sát, nồng độ radon trong nước gây ra khoảng 168 ca tử vong mỗi năm, trong đó, 89% là
do hít phải khí chứa radon và 11% là do uống nước có chứa hàm lượng radon cao [1].
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Nồng độ 222Rn trong nước
Nước uống
Nồng độ 222Rn trong nước uống dao động từ (0,060,03) Bq.L-1 đến (0,360,06) Bq.L-1, thấp hơn nồng độ
giới hạn từ 30,92 đến 179,03 lần. Nồng độ trung bình (0,110,01) Bq.L-1.
Theo đó, liều uống hiệu dụng hằng năm dao động từ (0,450,22) Sv.năm-1 đến (2,620,44) Sv.năm-1.
Liều hiệu dụng trung bình (0,780,07) Sv.năm-1. Nếu nguồn nước được đặt trong nhà, liều hiệu dụng hằng năm
do hít khí 222Rn thoát ra từ nước khoảng (0,720,34) Sv.năm-1 đến (4,140,69) Sv.năm-1. Liều hiệu dụng
trung bình (1,230,11) Sv.năm-1.
Nước máy
Nồng độ 222Rn trong nước máy dao động từ (0,060,03) Bq.L-1 đến (0,200,05) Bq.L-1, thấp hơn nồng độ
giới hạn từ 56,06 đến 194,74 lần. Nồng độ trung bình (0,120,01) Bq.L-1.
Như vậy, liều uống hiệu dụng hằng năm dao động từ (0,410,22) Sv.năm-1 đến (1,440,34) Sv.năm-1.
Liều hiệu dụng trung bình (0,860,07) Sv.năm-1. Nếu nguồn nước được đặt trong nhà, liều hiệu dụng hằng năm
do hít khí 222Rn dao động từ (0,6540,350) Sv.năm-1 đến (2,2810,543) Sv.năm-1. Liều hiệu dụng trung bình
(1,360,12) Sv.năm-1.
Nước giếng
Nồng độ 222Rn trong nước giếng khoan dao động từ (0,440,07) Bq.L-1 đến (4,160,20) Bq.L-1, thấp hơn
nồng độ giới hạn từ 2,67 đến 25,11 lần. Nồng độ trung bình (1,360,03) Bq.L-1.
Tương ứng, liều uống hiệu dụng hằng năm dao động từ (3,220,49) Sv.năm-1 đến (30,371,47) Sv.năm. Liều hiệu dụng trung bình (9,960,20) Sv.năm-1. Nếu nguồn nước được đặt trong nhà, liều hiệu dụng hằng
năm do hít khí 222Rn khoảng (5,100,78) Sv.năm-1 đến (48,042,33) ) Sv.năm-1. Liều trung bình (15,760,31)
Sv.năm-1.
1
Nồng độ 226Ra trong nước
Nước uống
Nồng độ 226Ra trong nước uống ở một số trường học khu vực Thủ Đức dao động từ (0,060,06) Bq.L-1 đến
(0,180,08) Bq.L-1, thấp hơn nồng độ giới hạn từ 1,04 đến 3,19 lần. Nồng độ trung bình (0,110,02) Bq.L-1.
Tương ứng, liều hiệu dụng hằng năm do uống nước chứa 226Ra dao động từ (11,9612,78) Sv.năm-1 đến
(36,0816,11) Sv.năm-1. Liều hiệu dụng trung bình (22,573,74) Sv.năm-1.
Nước máy
Nồng độ 226Ra trong nước máy ở một số nhà dân khu vực Thủ Đức dao động từ (0,060,06) Bq.L-1 đến
(0,170,08) Bq.L-1, thấp hơn nồng độ giới hạn từ 1,08 đến 3,24 lần. Nồng độ trung bình (0,090,02) Bq.L-1.
Khi đó, liều hiệu dụng hằng năm do uống nước chứa 226Ra dao động từ (11,7111,88) Sv.năm-1 đến
(35,1617,01) Sv.năm-1. Liều hiệu dụng trung bình (18,983,48) Sv.năm-1.
Nước giếng
ISBN: 978-604-82-1375-6
72
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Nồng độ 226Ra trong nước máy ở một số nhà dân khu vực Thủ Đức dao động từ (0,080,06) Bq.L-1 đến
(0,540,12) Bq.L-1. 10 mẫu có nồng độ cao hơn nồng độ giới hạn từ 1,01 đến 2,94 lần. 10 mẫu có nồng độ
thấp hơn nồng độ giới hạn từ 1,02 đến 2,34 lần. Nồng độ trung bình (0,180,02) Bq.L-1.
Tương ứng, liều hiệu dụng hằng năm do uống nước chứa 226Ra dao động từ (16,14313,379) Sv.năm-1
đến (111,2924,74) Sv.năm-1. Liều hiệu dụng trung bình (36,663,74) Sv.năm-1.
Hình 3 so sánh nồng độ 222Rn và 226Ra trung bình trong ba loại nước khảo sát. Nồng độ 222Rn trung bình
trong nước giếng cao hơn 13 lần nồng độ 222Rn trung bình trong nước uống và 12 lần nồng độ 222Rn trung
bình trong nước máy. Nồng độ 226Ra trung bình trong nước giếng cao hơn khoảng 1,6 lần nồng độ 226Ra trung
bình trong nước uống và khoảng 1,9 lần nồng độ 226Ra trung bình trong nước máy. Nước uống và nước máy có
nồng độ 222Rn và 226Ra trung bình gần bằng nhau.
a)
1.40
Nồng độ 226Ra (Bq.L-1)
Nồng độ 222Rn (Bq.L-1)
1.60
1.20
1.00
0.80
0.60
0.40
0.20
0.00
nước uống
nước máy
nước giếng
0.20
0.18
0.16
0.14
0.12
0.10
0.08
0.06
0.04
0.02
0.00
b)
nước uống
nước máy
nước giếng
Hình 3. Đồ thị so sánh nồng độ 222Rn a) và 226Ra b) trung bình trong ba loại nước khảo sát
Như vậy, có thể thấy, nồng độ 222Rn, 226Ra phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của các loại nước. Nước giếng
có nồng độ phóng xạ cao hơn so với hai loại nước còn lại. Đối với nước uống và nước máy, các giá trị nồng độ
phóng xạ gần bằng nhau. Điều này là do:
- Phần lớn, nước máy và nước uống được lấy từ nước mặt và được xử lý qua nhiều công đoạn trước
khi đưa đến người sử dụng nên lượng 222Rn, 226Ra đã được hạn chế đáng kể.
- Nước giếng khoan là nước ngầm có nguồn gốc từ đất đá và chưa qua xử lý nên nồng độ 222Rn và
226
Ra vẫn còn khá cao.
Các kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, sự chênh lệch nồng độ 226Ra giữa các loại nước khảo sát thấp hơn
sự chênh lệch nồng độ 222Rn. Điều này là do 222Rn ở dạng khí, khả năng thất thoát qua các giai đoạn xử lý sẽ cao
hơn 226Ra.
Sự chênh lệch nồng độ phóng xạ giữa các mẫu nước giếng do: Nguồn gốc nước, các đặc trưng địa chất
khác nhau ở các vùng lấy nước, sự tồn tại của đồng vị 238U trong đất đá hoặc nước, độ sâu mực nước, nhiệt độ,
tốc độ dòng chảy, cách xử lý, vận chuyển và dự trữ nước, thời điểm lấy nước, lượng mưa,…
222
Rn là sản phẩm phân rã trực tiếp từ 226Ra. Bằng dữ liệu thực nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được mối
tương quan giữa chúng. Hình 4 thể hiện mối quan hệ giữa nồng độ 222Rn và nồng độ 226Ra trong các mẫu nước
khảo sát. Các kết quả cho thấy, nồng độ 222Rn và 226Ra không có mối quan hệ tuyến tính. Phần lớn, sự tồn tại của
222
Rn trong nước không chỉ phụ thuộc vào lượng 226Ra trong nước mà phụ thuộc mạnh vào hàm lượng 238U trong
đất vào các đặc điểm địa chất.
ISBN: 978-604-82-1375-6
73
Nồng độ radium (Bq.L-1)
a)
0.20
0.18
0.16
0.14
0.12
0.10
0.08
0.06
0.04
0.02
0.00
0.00
Nồng độ radium (Bq.L-1)
Nồng độ 226Ra (Bq.L-1)
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
0.10
0.20
0.30
Nồng độ 222Rn (Bq.L-1)
0.60
0.50
0.40
0.30
0.20
0.10
0.00
0.00
0.40
0.20
0.18
0.16
0.14
0.12
0.10
0.08
0.06
0.04
0.02
0.00
0.00
b)
0.05
0.10
Nồng độ
0.15
222Rn
0.20
0.25
(Bq.L-1)
c)
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
4.50
Nồng độ radon (Bq.L-1)
Hình 4. Nồng độ 222Rn và 226Ra trong các mẫu nước uống a), nước máy b) và nước giếng c)
KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy, nồng độ 222Rn trong tất cả các mẫu nước khảo sát đều nằm trong giới hạn đề nghị của
USEPA, 11,1 Bq.L-1.
10 mẫu nước giếng có nồng độ 226Ra vượt quá mức đề nghị 0,185 Bq.L-1. Cần có biện pháp làm giảm 226Ra
trước khi sử dụng với mục đích ăn uống.
Nồng độ phóng xạ phụ thuộc vào loại nước. Nhìn chung, các mẫu nước giếng (nước ngầm) có nồng độ
222
Rn, 226Ra cao hơn so với các mẫu nước máy, nước uống (nước mặt). Sự khác nhau của nồng độ phóng xạ chủ
yếu phụ thuộc vào nguồn gốc loại nước, môi trường địa chất của nguồn nước. Ngoài ra, nồng độ còn phụ thuộc
vào một số yếu tố khác như sự vận chuyển, tốc độ chảy của nước, chiều sâu của giếng,…. Cần có các biện pháp
làm giảm nồng độ phóng xạ trước khi sử dụng nước ngầm.
Nồng độ 222Rn và 226Ra trong các nguồn nước khảo sát không có mối quan hệ tuyến tính. Điều này cho
thấy 222Rn không chỉ có nguồn gốc từ 226Ra trong nước. Phần lớn 222Rn được sinh ra từ chuỗi phân rã 238U trong
đất. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó trong nước lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng từ môi trường địa chất.
ISBN: 978-604-82-1375-6
74
Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
INVESTIGATION OF THE RADON CONCENTRATION IN WATER AT SOME
RESIDENTIAL AREAS OF HO CHI MINH CITY D)
Huynh Nguyen Phong Thu, Le Cong Hao, Nguyen Van Thang, Le Quoc Bao, Truong Thi Hong Loan
University of Science, VNU-HCM
Email:
ABSTRACT
Radon and radium are the main sources of natural radiation that are received by population.
222Rn and 226Ra concentration measurements in 14 drinking, 15 tap and 20 drilled water samples at
Thu Duc, Ho Chi Minh City, Vietnam are presented in this paper. The measurements are made using
a RAD7 radon detector. The background measurements are performed using the samples of the
distilled water. The concentrations vary depending on water source. When the results are compared
with reference level of United States Enviromental Protection Agency (USEPA), 11.1 Bq.L -1 [4], there
are no indications of existence of 222Rn problems in the water sources in this survey. The maximum
concentration is (4.160.20) Bq.L-1. Therefore, the water at Thu Duc is safe as far as 222Rn
concentration is concerned. Evaluation of concentration of 226Ra in water was performed after 10 days
to allow for 222Rn ingrowth before measurement. Review the results of 226Ra concentrations, 10 sites
have 226Ra concentration above the limit level, 0.185 Bq.L-1 [6].
Key words: Radon, radium, RAD7, radon measurements, radium measurements, cancer risk,
doses.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Thị Minh Tâm (2011), Xác định nồng độ radon trong một số mẫu nước đóng chai trên thị trường
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. DURRIDGE Company (2009), RAD H2O User Manual, User manual, Billerica.
[3]. DURRIDGE Company (2009), RAD7 radon detector, User manual, Billerica.
[4]. Asaad Hamid Ismail, Salih Omer Haji (2008), Analysis of radon concentrations in drinking water in
Erbil Governorate, Tikrit Journal of Pure Science, Vol. 13 No.(3) 2008.
[5]. D.C. Nita, M. Moldovan, T. Sferle, V.D. Ona, B.D. Burghele (2012), Radon concentration in water
and indoor air in north – west regions of Romania, Rom. Journ. Phys, Vol. 58, Supplement, P. S196–
S201.
[6]. Zoltan Szabo, Vincent T. dePaul, Jeffrey M. Fischer, Thomas F. Kraemer, Eric Jacobsen (2011),
Occurrence and geochemistry of radium in water from principal drinking-water aquifer systems of the
United States, Applied Geochemistry, 27 (2012) 729–752.
[7]. Natasa Todorovic, Jovana Nikolov, Sofija Forkapic, Istvan Bikit, Dusan Mrdja, Miodrag Krmar,
Miroslav Veskovic (2012), Public exposure to radon in drinking water in SERBIA, Applied Radiation
Isotopes, 70 (2012) 543-549, 2012.
[8]. P.Vesterbacka (2005), 238U–series radionuclides in Finnish Groundwater -based srinking water and
effective doses, Academic dissertation, University of Helsinki, Helsinki.
ISBN: 978-604-82-1375-6
75