GIẢI
PHÁP
CSHT
TIẾNG
ỒN
KHÔNG
KHÍ
RÁC
THẢI
NHÓM 2 Page 1
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Cơ sở lý thuyết 2
6. Cơ sở lý luận 3
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1. Tổng quan 3
1.1. Giới thiệu khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh 3
1.2. Giới thiệu hệ thống giao thông công cộng khu vực trung tâm TP Hồ Chí
Minh 4
2. Tác động của giao thông công cộng đối với khu vực trung tâm đô thị 6
2.1. Môi trường 6
2.2. Cơ sở hạ tầng và các vấn đề giao thông 10
3. Giải pháp 14
4. Kiến nghị 16
III. KẾT LUẬN 16
Phụ lục 17
NHÓM 2 Page 2
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Giao thông công cộng là vấn đề đang được nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Các
phương tiện công cộng như: xe bus, tàu lửa, xe khách… là các loại hình phổ biến ở
nước ta từ khá lâu đời, đáp ứng được phần nào nhu cầu đi lại trong nội ô cũng như
giữa các tỉnh, TP với nhau. Tuy nhiên, các phương tiện giao thông công cộng cũng
tác động không nhỏ đến các mặt khác của đô thị như: vấn đề môi trường, kẹt xe, cơ
sở hạ tầng đô thị, ý thức xã hội… Vì vậy, việc nghiên cứu về tác động của giao
thông công cộng lên đô thị là cần thiết trong xã hội hiện nay.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, tập trung chủ yếu một số khu vực trung tâm
TPHCM như quận 1, quận 3.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của các loại hình giao thông công cộng lên
các yếu tố của đô thị. Từ đó, đề xuất các biện pháp để tăng cường các mặt tích cực,
giảm thiểu các tác động tiêu cực. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các cơ
quan quản lý đề giao thông công cộng trở thành phương tiện đi lại thuận tiện cho
tất cả mọi người.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin trên các phương tiện truyền thông.
- Khảo sát thực tế tìm hiểu tình hình, thu thập hình ảnh.
- Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin từ người dân.
- Tổng hợp, phân tích thông tin từ những ý kiến thu thập được để đánh giá thực
trạng. Từ đó đưa ra những nguyên nhân, những tác động dẫn đến tồn tại và đề xuất
giải pháp.
5. Cơ sở lý thuyết
Các khái niệm cơ bản:
Hệ thống giao thông:
NHÓM 2 Page 3
- Hệ thống giao thông là hệ thống quan trọng nhất trong các loại hạ tầng kỹ thuật đô
thị, nó đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác
trong đô thị hoặc vận chuyển hành khách và hang hóa từ đô thị đi nơi khác.
Giao thông đô thị (theo GS.TS.Nguyễn Thế Bá):
- Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô
thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị,
hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ
phận chức năng với nhau.
Giao thông công cộng:
- Vận tải hành khách công cộng gọi tắt là giao thông công cộng
GTCC = Mạng lưới giao thông + phương tiện chở khách.
GTCC là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng
các phương tiện thuộc sở hữu cá nhân.
- Các dạng giao thông công cộng thường gặp bao gồm: Xe kéo tay; xe ngựa, xe thổ
mộ; xe xích lô; đò ngang; ghe, thuyền; xuồng, tắc ráng, vỏ lải; xe bus; tàu điện;
tàu hỏa; tàu thủy; máy bay; taxi; phà.
6. Cơ sở lý luận
Đánh giá tác động của GTCC lên đô thị có hai mục đích chính:
- Nhận biết được những tác động tích cực, tiêu cực của việc sử dụng hệ thống GTCC
đối với đô thị.
- Kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn để đưa ra giài pháp khắc
phục, kiến nghị quyết định điều chỉnh.
Mục đích thứ nhất là cần thiết nhưng mục đích thứ hai mới là chủ yếu, bởi nếu ta
đưa ra những giải pháp kịp thời khắc phục những khuyết điểm của GTCC thì
GTCC sẽ trở thành phương tiện phổ biến thu hút người sử dụng khi đó sẽ hạn chế
tối đa những tiêu cực.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh
NHÓM 2 Page 4
- Hồ Chí Minh là TP đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa,
giáo dục quan trọng của Việt Nam. Gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,01 km², dân số 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ
trung bình 3.401 người/km². Có một hệ thống giao thông phức tạp và là nơi có
nhiều tuyến giao thông trọng điểm và lớn nhất đất nước, nhưng cũng là nơi phát
sinh nhiều vấn đề về giao thông như kẹt xe, tai nạn giao thông gây, lấn chiếm vỉ
hè, … gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
và cuộc sống của người dân đô thị.
- Trong số 19 quận thì có quận 1 và quận 3 là hai quận trung tâm TP nổi bật về
thương mại dịch vụ và phục vụ công cộng. Vì thế mà hai khu vực này có vai trò
quan trọng thiết yếu trong hệ thống giao thông TP, tiêu biểu khu vực này là đầu
mối giao thông công cộng trọng điểm của TP với bến xe bus Bến Thành, và trong
tương lai cũng là nơi tập trung giao thông công cộng tuyến metro.
1.2. Giới thiệu hệ thống giao thông công cộng khu vực trung tâm TP Hồ
Chí Minh
Hệ thống giao thông công cộng khu vực trung tâm Tp. HCM bao gồm : xe bus, tàu
cánh ngầm, taxi, xe ôm.
NHÓM 2 Page 5
Hệ thống phương tiện giao thông công cộng tại TP.HCM
- Xe bus: thống kê của sở GTVT đến ngày 8-3-2010, toàn TP có 148 tuyến xe bus.
Hiện nay cả TP có hơn 3250 xe bus và theo báo cáo của trung tâm quản lý và điều
hành VTHKCC thì hiện nay hệ thống xe bus trên toàn TP đạt 452,1 triệu HK/năm,
đáp ứng được 7,2% nhu cầu đi lại của người dân. Qua quá trình tìm hiểu nhóm
nghiên cứu đã tìm được có 45 tuyến xe bus xuất phát từ bến xe Bến Thành - Quách
Thị Trang thuộc khu vực trung tâm TP, hơn 60 tuyến xe bus chạy qua khu vực
trung tâm TP.
- Tàu cánh ngầm: Theo thống kế của Sở GTVT TP.HCM, hiện có 3 công ty tham
gia khai thác vận chuyển HK bằng tàu cánh ngầm trên tuyến TP.HCM - Vũng Tàu,
gồm: hãng Greenlines, Vina Express và Petro Express. Hàng năm, vận chuyển
khoảng gần 1 triệu lượt HK từ TP.HCM đi Vũng Tàu và ngược lại, trên tuyến có
18 tàu tham gia vận chuyển HK, trong đó có 13 chiếc loại 2 động cơ chính có sức
chở 132 HK/tàu và 5 chiếc có 1 động cơ chính có sức chở 75 HK/tàu.
- Taxi: theo thống kê của sở GTVT thì tới đầu tháng 2-2010, số lượng taxi tại
TPHCM là khoảng 12.551 xe.
- Xe ôm: Xe ôm hiện nay tại TP.HCM là một nghề tự phát, chưa được quản lý.
Chúng ta thường bắt gặp xe ôm ở khắp mọi nơi trog TP, rất dễ để nhận ra họ, bởi
vì họ thường đậu xe trên các vỉa hè hay tập trung ở các bến xe, tạm xe bus để đón
khách. Ở khu vực trung tâm, lượng xe ôm tập trung đông nhất ở bến xe bus Quách
Thị Trang. Để siết chặt quản lý dạng vận chuyển hành khách này, UBND TP.HCM
cũng vừa ban hành dự thảo quản lý và hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy,
môtô hai bánh, môtô ba bánh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn TP để
áp dụng vào đời sống người dân.
NHÓM 2 Page 6
2. Tác động của giao thông công cộng đối với khu vực trung tâm đô thị
2.1. Môi trường
a) Không khí
BỤI:
- Kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí tại TP. HCM cho thấy 89% mẫu kiểm
tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe,
trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên
địa bàn.
- Tại nút giao thông ngã 4 Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, nồng độ bụi có xu hướng
ngày càng gia tăng, xấp xỉ 1,2mg/m
3
, vượt chuẩn từ 1.08 - 1.55 lần so với tiêu chuẩn
cho phép.
- Tại tất cả các khu vực được quan trắc, cụ thể tại 2 nút giao thông: vòng xoay Hàng
Xanh, vòng xoay Phú Lâm, nồng độ bụi đo được đều cao hơn từ 1,56 - 3 lần so với
tiêu chuẩn cho phép. Khu vực xung quanh ngã tư An Sương, chỉ số đo tại mọi thời
điểm trong ngày đều không đạt yêu cầu, có thời điểm vượt chuẩn gấp 5 lần.
Nguyên nhân phát sinh bụi:
- Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát
mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá, bụi cao su và
bụi sợi. Các bộ phận ma sát của phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken,
crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi
cacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, cát tồn đọng trên
đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở các vật liệu xây
dựng, chuyên chở rác. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe
và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy.
KHÍ THẢI:
NHÓM 2 Page 7
- Thành phần các chất độc thải ra khi sử dụng nhiên liệu ở các phương tiện giao thông
(nhiên liệu xăng hay diesel) là : CO và NO
2
trong khói xe, có khả năng gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng đang có xu hướng tăng mạnh.
- Xe bus cũ kỹ, xả khói mù trời, các loại xe này khi lưu thông bình thường đã đủ để
"giết người" từ những thứ nó thải ra. Nhưng đáng sợ hơn, khi phần lớn trong ngày
các phương tiện tham gia giao thông hoạt động trong tình trạng kẹt xe. Lúc đó, hàng
triệu phương tiện đứng yên, đồng loạt xả khói như một cuộc tấn công huỷ diệt môi
trường.
- Hiện nay, đối với xe chạy bằng diesel thì tỷ lệ không đạt yêu cầu khí thải khi kiểm tra
trong trung tâm đăng kiểm chiếm từ 16 - 20%, chủ yếu là xe kinh doanh vận tải như
xe bus, xe khách và xe tải.
Số liệu nồng độ khí thải từ các trạm quan trắc của TP:
- Ô nhiễm khí SO
2
: hầu hết nồng độ trung bình của SO
2
trong không khí đều nhỏ hơn
hoặc xấp xỉ CTCP (0.3mg/m³), tuy nhiên theo một số nghiên cứu khác cho thấy tại
các nút giao thông chính hay gần một số khu công nghiệp nồng độ SO
2
thải ra môi
trường đã lớn hơn 2-3 lần.
- Nồng độ NO
2
đo đạc được tại các trạm quan trắc cho thấy chỉ số này cũng vượt tiêu
chuẩn cho phép (thường dao động ở mức 0.19 – 0.34mg/m³ ) và đang có biểu hiện gia
tăng tần suất. Cụ thể, nồng độ khí CO ở Hàng Xanh và Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên
Phủ đã tăng 1,1-1,3 lần so với nửa đầu năm ngoái; còn khí NO
2
tăng 1,1 lần tại khu
vực nút Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ.
- Tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, lượng chì trong
không khí đo được tại các trạm quan trắc ven đường giao thông của TP.HCM từ đầu
năm 2006 đến cuối 2007 đã tăng đột biến, lên mức trên 1μg/m³, vượt mức cho phép
của Tổ chức Y tế thế giới WHO (1μg/m³). Nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc
từ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0.22 – 0.38 mg/m³ vượt quá
Tiêu chuẩn Việt Nam (1.5 μg/m³), khu vực có nồng độ chì cao nhất TP là xung quanh
ngã sáu Gò Vấp.
b) Rác thải
NHÓM 2 Page 8
- Xe bus, taxi là phương tiện công cộng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, nhưng nhiều
hành khách hoàn toàn không có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung khi đi xe
bus,taxi vô tư xả rác trên xe, đôi khi còn vứt cả rác xuống đường mà không chịu bỏ
vào thùng rác. Ngay cả tiếp viên xe bus, tài xế xe bus và tài xế taxi cũng không ngoại
lệ.
- Các trạm xe bus, nhà chờ xe bus cũng đầy rác do hành khách bỏ lại, cả những người
lái xe ôm cũng “ tham gia ” xả rác.
- Phỏng vấn Chị Đỗ Minh, lễ tân của một công ty có trụ sở ở đây, cho biết, do thường
xuyên trực ở tiền sảnh nên chị phải chứng kiến nhiều cảnh rất "tự nhiên" của lái, phụ
xe bus. "Ngoài quét xe, xả rác ngay xuống mặt đường, rất nhiều lái và phụ xe còn
thản nhiên đứng úp mặt vào xe và trút bầu tâm sự", chị Minh, nói. Còn chị Dung,
nhân viên thu gom vệ sinh của Công ty Công trình công cộng, quận 1, đang làm
nhiệm vụ tại khu vực này, cho biết: "Chúng tôi rất khổ khi phải quản lý đoạn đường
này. Mỗi lần xe bus về chúng tôi lại phải gò mình quét rác. Quét đi quét lại mà vẫn
không sao sạch được".
- Địa điểm bị gây xú uế chỉ cách Trạm điều hành Sài Gòn, trước cổng chợ Bến Thành,
với đầy đủ nhà vệ sinh, căn tin chưa đến 100 m. Nhóm nghiên cứu bắt gặp một nhân
viên của xe bus biển kiểm soát 53LD-3401 đang tiểu tiện ngay trước số nhà 147
Hàm Nghi và ghi lại được các hành vi xả rác vô ý thức khác…
NHÓM 2 Page 9
c) Tiếng ồn
- Giao thông công cộng nếu được khai thác đúng cách sẽ có tác dụng rất lớn trong việc
giảm tiếng ồn trên đường giao thông, bởi GTCC giúp giảm một lượng đáng kể
phương tiện cá nhân là một phần không nhỏ gây ra tiếng ồn trên đường giao thông.
Thế nhưng theo cơ quan quan trắc tiếng ồn ở TP.HCM cho biết thì mức ồn ở đây vượt
tiêu chuẩn cho phép lên tới 10dBA.
- Tiếng ồn gây ra do phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là xe bus, taxi. Và mức
độ ồn thường cao ở khu vực trạm điều hành nơi tập trung rất nhiều xe bus và rải rác ở
các khu vực tập trung taxi như các tuyến đường Hàm Nghi, Lê Lợi, CMT8, Nguyễn
Thị Minh Khai…
- Tại những chốt đèn tín hiệu việc bóp còi dường như thành một thói quen, đèn đỏ chưa
chuyển sang xanh thì một số người điều khiển phương tiện giao thông đã đua nhau
bóp còi, đặc biệt là những tài xế lái xe bus, taxi, gây nguy hiểm cho người tham gia
giao thông.
- Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn vào giờ cao điểm, các tuyến đường chính của
TP như Nguyễn Thị Minh Khai, Cách mạng Tháng 8, Hai Bà Trưng, Ðiện Biên Phủ
nhiều phương tiện giao thông liên tục hú còi xe, rú ga ầm ĩ. Người đi trước vừa đi
chậm lại là người đi sau bóp còi inh ỏi. Ðèn xanh bật lên, xe trước chưa kịp chạy là cả
đường phố vang tiếng còi hỗn loạn. Chị Nguyễn Thị Loan, lưu thông qua khu vực này
cho biết: “Nhiều khi đang đi đường, tiếng còi xe to quá làm tôi giật cả mình. Sợ nhất
là xe bus bấm còi liên hồi và tiếng to nghe choáng cả tai”.
NHÓM 2 Page 10
Sử dụng còi xe không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tai
nạn giao thông nghiêm trọng
2.2. Cơ sở hạ tầng và các vấn đề giao thông
a) Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng giao thông tại TP .HCM còn yếu kém, quá tải. Theo tiêu chuẩn, diện
tích dành cho giao thông phải đạt từ 10-15% nhưng TP Hồ Chí Minh chỉ đạt từ 6-7%,
hệ thống đường nhỏ hẹp, hư hỏng nhiều nhưng sửa chữa không đúng tiến độ dẫn đến
đường bị đào xới, lô cốt nhiều làm cho đường đã hẹp lại càng hẹp thêm, gây trở ngại
cho việc lưu thông.
- TP có tới một nửa số hành khách đi xe bus thường xuyên là những người có thu nhập
thấp, học sinh, sinh viên; chỉ có 20% cán bộ viên chức đi xe bus tới nơi làm việc.
Lượng khách đi trên xe bus càng ngày càng giảm đi (giảm khoảng 2% so với năm
2010). Đây là điều đáng lo ngại khi hệ thống đường bộ trở nên quá tải vì sự gia tăng
NHÓM 2 Page 11
của các loại xe cá nhân.Hệ thống đường còn bất cập như hiện nay ảnh hưởng rất lớn
đến việc lưu thông của xe bus.
- Lòng lề đường, thậm chí cả trạm xe bus, bị chiếm dụng bởi các mục đích cá nhân như:
bán hàng rong, giữ xe, để vật liệu xây dựng không đúng phép hay làm nhà cho người
vô gia cư, chỗ tránh mưa nắng cho cánh xe ôm….giành hết không gian của người đi
bộ và người chờ xe bus. Giờ cao điểm, xe máy thường chạy leo lề, gây nguy hiểm cho
khách bộ hành.
- Ngoài ra, nhiều con đường ở TP bị ngập nước khi triều cường lên bởi hệ thống thoát
nước không được đảm bảo.
“Lô cốt” trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), một công trình
thi công quá chậm
Thi công lề đường Trần Quang Khải Q.1 TP.HCM làm ảnh hưởng đến việc
kinh doanh, đi lại của người dân
b) Các vấn đề giao thông
- Cơ sở hạ tầng không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn
giao thông:
+ Trên vỉa hè, có nhiều cống không được đậy nắp gây tai nạn cho người đi đường.
NHÓM 2 Page 12
+ Một số con đường chất lượng chưa tốt, xuống cấp chỉ vài tháng sau khi xây dựng,
nhiều con đường thi công xong đã được gỡ bỏ lô cốt nhưng mặt đường không được
xử lý kỹ nên lại xuất hiện ổ gà, ổ voi, ngập nước gây nguy hiểm cho người tham
gia giao thông.
Những miệng cống không được đậy nắp như thế này là "thủ phạm" giết chế gnười đi
đườngt
Taxi lọt xuống hố trên đường Lê Văn Sĩ, Q.3, TP.HCM
NHÓM 2 Page 13
- Kẹt xe cũng đang là một vấn nạn trong TP:
+ Lưu lượng xe ngày càng tăng (hiện nay số lượng xe tại TP đã trên 5triệu chiếc)
nhưng tỷ lệ tăng diện tích đường của TP Hồ Chí Minh hàng năm không đến 1%, vì
vậy kẹt xe là điều không tránh khỏi.
+ Người dân không mặn mà với các phương tiện giao thông công cộng như xe bus
vì có nhiều bất cập, không chủ động được về thời gian lẫn tuyến đường. Phương tiện
cá nhân vẫn là sự lựa chọn hàng đầu bởi tính cơ động, nhưng điều này vô hình trung
lại gây nên tình trạng tắc nghẽn đường phố, nhất là vào giờ cao điểm, và tai nạn có
nguyên nhân xuất phát từ các phương tiện cá nhân này cũng là chủ yếu.
NHÓM 2 Page 14
Kẹt xe – vấn nạn của TP.HCM
3. Giải pháp
a) Môi trường
*Không khí
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng xe, tiêu hủy các loại xe cũ kỉ quá
thời hạn sử dụng.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng xe công cộng.
- Khuyến khích trồng cây xanh ở các hộ dân cư, có thể trồng cây trên các tầng cao (quy
hoạch cây xanh theo tầng cao).
- Sử dụng nhiên liệu sạch: Trước tiên là đưa vào việc sử dụng xăng không chì và có lộ
trình để loại bỏ dần việc dùng xăng có chì. Tiếp cận với việc sử dụng các loại nhiên
liệu sạch khác như điện, ga, Hydro, năng lượng mặt trời
- Cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ và sử dụng
các biện pháp đơn giản để giảm sự bay hơi nhiên liệu.
- Tăng cường kiểm soát sự phát thải như kiểm tra sự thải khói, kiểm định kỹ thuật máy
móc. Biện pháp này đã có nhưng còn yếu và vận hành chưa tốt.
- Biện pháp giáo dục cộng đồng.
*Rác thải
- Tăng cường nhân lực và phương tiện cho cảnh sát môi trường ở những nơi công
cộng, nhất là những khu vực tập trung đông người như bến xe bus để xử phạt
những người xả rác.
- Thiết lập thêm nhiều thùng rác công cộng tại các trạm xe bus.
- Tăng cường giáo dục trẻ em từ lớp vỡ lòng cho đến sinh viên ở đại học có ý thức
bỏ rác đúng nơi quy định.
NHÓM 2 Page 15
- Tập huấn cho tài xế và tiếp viên phải là những người gương mẫu không xả rác trên
xe bus cũng như vứt rác trên xe xuống lòng đường. Xử phạt nghiêm nếu phát hiện
tài xế và lái phụ xe có hành vi xả rác bừa bãi.
- Lập tổ bảo vệ thường xuyên tuần tra khu vực.
- Đưa ra chính sách để quản lý những người làm nghề xe ôm thành tổ, đội một cách
chặt chẽ từ đó giáo dục ý thức không xả rác nơi công cộng.
*Tiếng ồn
- Trồng cây xanh ở những tuyến đường, tránh tình trạng đường bê tông hoá hoàn
toàn.
- Làm giảm mức độ tác động của tiếng ồn bằng cách sử dụng: tường, đường viền cản
tiếng ồn, vật liệu cách ly tiếng ồn.
- Hạn chế số lượng xe lưu thông tại các giờ cao điểm trong ngày, tránh ùn tắc giao
thông bằng cách: các công sở, nhà máy, cơ quan nhà nước …sắp xếp giờ làm việc
lệch nhau để có thể giàn đều lượng xe lưu thông trên đường, tuyên truyền người dân
hạn chế ra đường vào các giờ cao điểm
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp : Tăng cường sử dụng hệ thống giao thông công
cộng để giảm phương tiện lưu thông, phát triển xe điện và những phương tiện ít gây
tiếng ồn.
- Cần phạt nặng hành vi bấm còi sai cách , sử dụng loại còi xe vượt quá mức quy
định.
b) Cơ sở hạ tầng
- Cần có hệ thống đường đồng bộ; đường của TP.HCM đa số là đường nhỏ, xe bus lại
to, nạn kẹt xe, tắc đường triền miên sẽ khiến cho người dân ngại đi xe bus.
- Đầu tư, nâng cấp, tu sửa hệ thống thoát nước.
- Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, TP Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai các biện
pháp hành động. Trong đó, biện pháp hạn chế xe cá nhân và tăng cường phát triển
NHÓM 2 Page 16
hệ thống vận tải công cộng tiến hành song song với nhau.Trong tương lai, TP.HCM
không chỉ có xe bus, mà còn còn có 6 tuyến metro hiện đại, nhiều tuyến xe điện trên
cao, “bus trên sông”… Muốn trở thành một TP văn minh, hiện đại, thì giao thông
TP phải thuận tiện và thông thoáng, vận tải hành khách công cộng phải là phương
tiện đi lại chính của người dân.
4. Kiến nghị
- Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng bằng cách : đưa ra chương
trình khuyến mãi rút thăm trúng thưởng cho người sử dụng vé xe bus.
- Khuyến khích trường học, cơ quan sử dụng phương tiện công cộng đưa rước học
sinh, cán bộ công nhân viên.
- Xã hội hóa trong việc đầu tư phương tiện GTCC => nâng cao chất lượng phục vụ
của GTCC.
- Có chính sách ưu đãi giảm thuế cho đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực taxi => hạ giá
thành
=> khuyến khích người dân sử dụng.
- Nghiên cứu quy hoạch mạng lưới GTCC sao cho phủ kín toàn địabàn TP.
- Mở các làn đường dành riêng cho xe bus để hạn chế việc xe bus lấn đường gây ra tai
nạn giao thông.
III. KẾT LUẬN
- Bên cạnh một số mặt hạn chế như đã nêu trên thì nhìn chung hệ thống giao thông
công cộng cũng có nhiều tác động tích cực đến đô thị.Tác động lớn nhất là hạn chế
vấn đề kẹt xe, một trong những yếu tố giúp cải thiện môi trường và nâng cao chất
lượng sống cho người dân trong đô thị.
- Hiện nay việc sử dụng hệ thống GTCC đang được ứng dụng rộng rãi ở các quốc gia
phát triển và đã đạt được những thành công nhất định. Vì vậy việc sử dụng rộng rãi
hệ thống GTCC là việc nên làm ở nước ta để cải thiện tình trạng kẹt xe một trong
những vấn đề bức xúc của xã hội.
NHÓM 2 Page 17
- Do nguồn kinh phí nước ta có hạn không đủ kinh phí đầu tư nhiều hệ thống Metro
do đó ta nên tập trung phát triển toàn diện hệ thống xe bus đồng thời tổ chức quản lý
tốt hệ thống metro sau khi hoàn thành.
Phụ lục
Bảng: Thành phần các chất độc thải ra khi sử dụng nhiên liệu ở các phương tiện
giao thông
TT
Chất thải (g/kg)
Xăng
Điezen
1
CO
20,81
1,146
2
CO
2
172,83
175,64
3
CmHn 29,1 5,74
29,1
5,74
4
SOx
2,325
3,8
5
NOx
19,7875
24,581
6
R – COOH
1,432
1,327
7
R – CHO
1,125
0,944
8
Muội (C)
1,25
6,250
9
Chì (Pb)
0,625 0,00
0,00
Cấp quy chuẩn về khí thải:
Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (QC05/2009-
BTNMT).Đơn vị: Microgam trên mét khối ( μg/m
3
)
NHÓM 2 Page 18
TT
Thông số
Trung
bình 1h
Trung
bình 3h
Trung
bình 24h
Trung
bình
năm
1
SO
2
350
-
125
50
2
CO
30000
10000
5000
-
3
NO
x
200
-
100
40
4
O
3
180
120
80
-
5
Bụi lơ lửng
(TSP)
300
-
200
140
Mức ồn của một số phương tiện giao thông :
Loại
phương
tiện
Mức ồn
tối đa
cho
phép
Loại phương tiện
Mức
ồn tối
đa cho
phép
Xe máy
đến
125cm
3
95dbA
Ô tô tải, ô tô chuyên
dùng và ô tô khách
hạng trung, G > 3500kg
và P <= 150kW
105dbA
Xe máy
trên
125cm3
99dbA
Ô tô tải, ô tô chuyên
dùng và ô tô khách
hạng nặng, G > 3500kg
và P > 150 (kW)
107dbA
Ô tô con
103dbA
Phương tiện đặc biệt
110
dbA
Ô tô tải, ô
tô chuyên
dùng và ô
tô khách
hạng nhẹ,
103dbA
Xe chở rác
a. – 88
dbA
NHÓM 2 Page 19
G <
3500kg