Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Bài thi tích hợp lý công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.96 KB, 40 trang )

I.Tên dự án dạy học:
SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
II. Mục tiêu dạy học:
1. Về kiến thức:
Môn Vật lý 9: Bài 19 - Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
+ Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp sử dụng
tiết kiệm điện năng.
+ Vận dụng được công thức: A = P.t để tính được điện năng tiêu thụ của gia đình.
+ Nắm được điện năng sử dụng tỉ lệ thuận với công suất tiêu thụ và thời gian sử dụng
điện.
Môn Công Nghệ 8:
Bài 33: An toàn điện.
Bài 34: Thực hành dụng cụ an toàn điện.
Bài 35: Thực hành cứu người bị tai nạn điện.
Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng.
Bài 49: Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
+ Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện. Biết được một số biện pháp an toàn điện
trong sản xuất và đời sống.
+ Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
+ Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí, có ý thức tiết kiệm điện năng.
2. Về kĩ năng:
Môn Vật Lý:
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát phân tích và so sánh để tiếp thu kiến thức.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
Môn Công Nghệ:
- Kĩ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng tích cực tham gia các hoạt động “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”.
1



3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng
và sửa chữa điện.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Vật Lí cũng như các môn khoa học khác như môn Công nghệ.
- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi sử dụng điện một cách
bừa bãi, không an toàn.
III. Đối tượng dạy học của dự án:
Học sinh lớp: 9A5 (lớp thực hiện dự án)

Sĩ số: 26.

Học sinh lớp: 9A1(lớp không thực hiện dự án)

Sĩ số: 24.

IV. Ý nghĩa của dự án:
- Giúp học sinh không phải học một kiến thức ở nhiều môn, tiết kiệm được thời gian học
tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập,
tách rời từng kiến thức. Vì dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của
dạy học hiện đại.
- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một cách có
hệ thống và lôgic.
- Học sinh được hình thành thói quen sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.
- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với nhau
làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
- Cắt những bài công nghệ trên không ảnh hưởng đến chương trình công nghệ 8.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:

Học liệu:
- hình ảnh:
+Hậu quả tai nạn điện: tranh 1, tranh 2, tranh 3
+Nguyên nhân gây tai nạn điện: tranh 4, tranh 5, tranh 6, tranh 7
+Sản xuất điện gây ô nhiễm môi trường: tranh 8, tranh 9, tranh 10, tranh 11
- Bút dạ, bút chì.
- Sách giáo khoa...
2


Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, ...
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
BÀI HỌC: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN

Bài học được tiến hành trong 4 tiết học (dạy trong 2 tuần, mỗi tuần 2
tiết), trong khung thời lượng chương trình vật lý 9.
Tiết 1: Sử dụng an toàn điện.
Gồm 2 hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện và các quy tắc an toàn khi sử
dụng điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các quy tắc để sửa chữa điện và sử dụng điện an toàn.
Tiết 2: Thực hành dụng cụ an toàn điện.
Gồm 2 hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bút thử điện.
Tiết 3: Sử dụng tiết kiệm điện năng.
Gồm 3 hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tiết kiệm điện năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện.
Hoạt động 3: Vận dụng hiểu biết để giải quyết một số tình huống thực tế và một số

bài tập
Tiết 4: Thực hành sơ cứu người bị điện giật.
Hoạt động 1: Chữa bài kiểm tra.
Hoạt động 2: Thực hành sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh.
1.Trắc nghiệm
a) Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm.
b) Thời gian kiểm tra: 5 phút
c) Ma trận câu hỏi:

3


Cấp độ

Nôi dung
kiến thức
An toàn điện

Nhận biết
Câu1

Vận dụng

Hiểu

thấp

Vận dụng cao


Câu 2, Câu 4, Câu 7, câu 10
câu 6

Tiết kiệm điện

Câu 9

Câu 3, câu 8

Câu 5

d) Kết quả (theo file Excel đính kèm)
2. Tự luận
a. Cách thức: Kiểm tra viết thực hiện tại nhà.
Câu 1(3 điểm): Trong sinh hoạt hàng ngày để tiết kiệm nên sử dụng đèn compăc hay
đèn dây tóc có độ sáng như nhau? Vì sao?
Câu 2(3 điểm): Tại sao phải nối đất cho các thiết bị điện có vỏ bằng kim loại?
Câu 3(4 điểm): Một phòng học có 8 bóng đèn ống ( 220V – 45W) và 4 quạt trần (220V
– 80W), 1 quạt bàn (220V – 65W). Biết mỗi ngày trung bình sử dụng 8 giờ. Tính lượng
điện năng tiêu thụ của phòng học trên trong 1 tháng (30ngày).
b. Tiêu chí đánh giá (đáp án biểu điểm)
Câu 1 (3điểm): Trong sinh hoạt hàng ngày để tiết kiệm điện nên sử dụng đèn compăc vì
sử dụng đèn này có những lợi ích sau:
+ Giảm bớt tiền chi phí sử dụng.
+ Sử dụng công suất nhỏ hơn, dành phần điện năng tiết kiệm cho nơi khác chưa có điện
hoặc cho sản xuất.
+ Góp phần giảm bớt sự cố do quá tải về điện nhất là vào giờ cao điểm.
+ Góp phần bảo vệ môi trường, giảm bớt việc làm Trái đất nóng lên.
Câu 2 (3 điểm): Phải nối đất cho các thiết bị điện có vỏ bằng kim loại vì khi sử dụng các
dụng cụ điện này tay ta thường tiếp xúc với vỏ của chúng:

- Trong trường hợp dây dẫn điện không bị hở thì không gây nguy hiểm gì cho người sử
dụng.

4


- Trong trường hợp dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ điện, do
điện trở của cơ thể người lớn hơn điện trở của dây nối đất rất nhiều lần, theo định luật
Ôm cường độ dòng điện qua cơ thể người sẽ rất nhỏ không gây nguy hiểm đến tính
mạng người sử dụng.
Bài 3:(4điểm)
-Điện năng tiêu thụ của 8 bóng đèn trong 1 tháng:
A1 = P1.t = 8.45.8.30 = 86400W.h = 86,4kW.h
-Điện năng tiêu thụ của 4 quạt trần trong 1 tháng:
A2 = P2.t = 4.80.8.30 = 76800W.h = 76,8kW.h
-Điện năng tiêu thụ của 4 quạt trần trong 1 tháng:
A3 = P3.t = 65.8.30 = 15600W.h = 15,6kW.h
-Điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trên trong 1 tháng:
A = A1 + A2 + A3 = 86,4 + 76,8 + 15,6 = 178,8kW.h
c. Kết quả:
Sau khi thu bài, chấm tổng hợp kết quả như sau:

Điểm

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

Sốhs đạt

0

0

0

0

2

3

7


9

4

1

Tỉ lệ %

0

0

0

0

7,7% 11,5% 27% 34,6% 15,4% 3,8%

VIII. Các sản phẩm của học sinh: .
- Các kết quả hoạt động nhóm và biên bản hoạt động nhóm điển hình (ảnh chụp kèm
theo).
- Bảng kết quả trả lời trắc nghiệm (file excel kèm theo)
- Các bài kiểm tra của học sinh

GIÁO ÁN BÀI HỌC:
SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN.
5


I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức:
+ Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp sử dụng
tiết kiệm điện năng.
+ Vận dụng được công thức: A = P.t để tính được điện năng tiêu thụ của gia đình.
+ Nắm được điện năng sử dụng tỉ lệ thuận với công suất tiêu thụ và thời gian sử dụng
điện.
+ Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện. Biết được một số biện pháp an toàn điện
trong sản xuất và đời sống.
+ Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
+ Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí. Có ý thức tiết kiệm điện năng.
2. Về kĩ năng:
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát phân tích và so sánhđể tiếp thu kiến thức.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế
- Kĩ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng tích cực tham gia các hoạt động “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng
và sửa chữa điện.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Vật Lí cũng như các môn khoa học khác như môn Công nghệ.
- Lên án phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi sử dụng điện một cách
bừa bãi, không an toàn.
Bảng ma trận kiến thức
BẢNG MÔ TẢ MA TRẬN
Chuẩn

Nội dung


Nhận biết

Thông hiểu
6

Vận dụng

Vận dụng cao


kiến thức

thấp

– kĩ năng
1.Kiến
Các
thức

quy Nắm được 4 Khi sửa chữa,

Nối đất cho vỏ

tắc an toàn quy tắc an thay mới thiết

kim loại của

điện.


các dụng cụ

toàn điện.

bị

điện

thì

phải đảm bảo
cách

điện

đúng

tiêu

chuẩn

quy

định.
chạm -Cực kỳ thận

Các

Do


nguyên

trực

tiếp trọng khi tiếp

nhân

gây vào

vật xúc với điện

tai

nạn mang

điện

điện và

thiết

bị

và vi phạm điện.
khoảng

-Tai nạn điện

cách an toàn xảy

điện.

Tiết

điện.

ra

rất

nhanh và vô
cùng

nguy

hiểm.
kiệm Ý nghĩa của -Tiết

kiệm

-Giải

năng

được tại sao

điện giúp giảm ô

tiết kiệm điện


điện năng

việc
kiệm
năng

tiết điện
nhiễm

thích

môi

năng lại giúp

trường và bảo

giảm được ô

vệ nguồn tài

nhiễm

nguyên

trường và bảo

-Từ

công


môi

vệ tài nguyên

thức A = P.t

thiên nhiên.

hiểu được các

-Tính

toán

được được

lượng

biện pháp sử -Nêu
dụng
7

tiết các biện pháp điện năng tiêu


kiệm

điện cụ


năng

kiệm

thể

tiết thụ
điện đình,

của

gia

phòng

năng tại gia học.
đình, trường
2.Kỹ

Biết và thực

học.
-Vận

dụng Tính

toán

năng


hiện một số

được các quy được

lượng

quy tắc để

tắc an toàn để điện năng tiêu

đảm bảo an

có thể thay thụ từ đó đề ra

toàn điện

thế, sửa chữa các biện pháp
các thiết bị tiết kiệm điện
điện một cách một cách hợp
an toàn và có lý cho gia đình
thể khắc phục mình.
một số sự cố
điện.

3.Thái độ



ý


nghiêm

thức Biết cách sử Có hành động
túc dụng

điện cụ thể đối với

cẩn thận khi một cách hợp cộng đồng để
thực hành các lý

mọi

thí

nâng

nghiệm

điện

người
cao

ý

thức an toàn
và tiết kiệm
điện

II. CHUẨN BỊ:

Đối với GV và mỗi nhóm HS:
- Nam châm dính bảng cho các nhóm, phích cắm có 3 chốt.
- Phiếu học tập nhớ lại qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7 cho các nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP:
8


- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp làm việc theo nhóm.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

BÀI HỌC: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Điện năng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu điện năng
ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian, đòi hỏi người dùng điện phải biết sử
dụng hợp lí điện năng.
9


- Tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hỏa hoạn, làm bị
thương hoặc chết người.
- Những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng
tránh những tai nạn đó, chúng ta phải làm gì để sử dụng điện một cách an toàn và tiết
kiệm thầy và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. An toàn khi sử dụng điện.
1.Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện và một số quy tắc an toàn khi sử dụng
điện.

- Quan sát hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình 5.
- Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?
- Quan sát hình 6, hình 7, hình 8, hình 9 .
- Nêu quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
- Nêu một số biện pháp an toàn cho các hộ dân khi sinh sống gần các đường điện cao áp.
2. Một số quy tắc an toàn điện khác.
- Bóng đèn treo bị đứt tóc, cần phải thay bóng đèn khác, nêu những việc làm để đảm
bảo an toàn điện trong khi thay bóng khác?
- Khi sửa chữa và thay mới các dụng cụ điện và thiết bị điện ta phải làm gì để đảm bảo
an toàn điện?
- Quan sát hình 10.
- Tại sao nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là một biện pháp đảm bảo an toàn
điện?
3.Đọc các thông tin sau:
a) Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn quy định.
- Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện.
- Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần lưu ý:
=> Không được tự mình chạm vào mạng điện và các thiết bị sử dụng trong gia đình
nếu chưa biết cách sử dụng. Vì mạng điện trong gia đình có hiệu điện thế 220V.
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
10


b)Quy tắc an toàn khi sửa chữa điện:
- Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện:
+ Rút phích cắm khỏi ổ lấy điện.
+ Ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì.
+ Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà trong khi thay bóng khác.

-Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện để tránh bị điện giật và các tai nạn điện.
c)Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện.
II. Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
1. Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Quan sát hình vẽ hình11,hình 12, hình 13, hình 14, hình 15, hình 16, hình 17, hình 18
và chỉ ra tên các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Hoàn thành bảng cấu tạo trong bản báo cáo thực hành.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên dụng cụ

Đặc điểm cấu tạo

Bộ phận cách điện

2. Tìm hiểu bút thử điện.
- Tại sao mỗi gia đình nên có một bút thử điện? Bút thử điện là gì?
a) Quan sát và mô tả cấu tạo của bút thử điện.
- Quan sát bút thử điện.
- Mô tả cấu tạo bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận.
- Hoạt động nhóm tháo rời bút quan sát và nêu chức năng từng bộ phận của bút.
b) Nguyên lí làm việc.

- Khi để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút vào vật (mang điện). Dòng điện từ vật
qua đèn báo, qua cơ thể người xuống đất tạo thành mạch kín, đèn báo sáng.
- Độ sáng của đèn báo phản ánh độ lớn của dòng điện qua đèn, phụ thuộc vào điện áp
thử.
11


-Tại sao dòng điện của bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
c) Sử dụng bút thử điện.
- Hãy nêu cách sử dụng bút thử điện.
- Thực hành
+Thử rò điện của một số đồ dùng điện.
+Thử chỗ hở cách điện của dây dẫn điện.
+ Xác định dây pha của mạch điện.
3. Đọc các thông tin sau:
- Bút thử điện là dụng cụ kiểm tra đơn giản nhất mà mỗi gia đình cần có để kiểm tra
mạch điện có điện hoặc đồ dùng điện có bị rò điện ra vỏ hay không.
- Bút thử điện bao gồm:
+Đầu bút thử điện.
+ Điện trở.
+ Đèn báo.
+ Thân bút.
+ Lò xo.
+ Nắp bút.
+ Kẹp kim loại.
- Khi thử, tay cầm bút phải chạm vào cái kẹp kim loại ở nắp bút.chạm đầu bút vào chổ
thử điện, nếu bóng đèn báo sáng là điểm đó có điện.
III. Sử dụng tiết kiệm điện năng.
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng?

- Quan sát hình 19, hình 20, hình 21, hình 22
- Giải thích vì sao sử dụng tiết kiệm điện năng lại giảm việc gây ô nhiễm môi trường và
bảo vệ nguồn tài nguyên?
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Viết công thức tính điện năng sử dụng?
- Để sử dụng tiết kiệm điện năng thì :
+ Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất như thế nào?
12


+ Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện hay
không? Vì sao?
- Thời điểm nào trong ngày sử dụng nhiều điện năng? Vì sao?
- Em hãy cho biết học sinh cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng như thế nào ở gia đình
và ở nhà trường, lớp học?
3. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:
a)Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có một số lợi ích dưới đây:
+ Giảm chi tiêu cho gia đình.
+ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại.
+ Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
+ Giảm việc gây ô nhiễm môi trường.
+ Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
b) Để sử dụng tiết kiệm điện năng thì:
+ Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí, đủ mức
cần thiết.
+ Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết, vì như
thế là lãng phí điện năng.
Nên sử dụng điện vào giờ thấp điểm , hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm.
c) Một bạn hay quên tắt điện khi rời khỏi nhà. Em hãy nghĩ cách giúp bạn này để tránh

lãng phí điện và đảm bảo an toàn điện?
d)Trong gia đình, các thiết bị nung nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng. Biện pháp
tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí nhất?
A. Không sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện.
B. Không đun nấu bằng bếp điện.
C. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện có công suất nhỏ trong thời gian tối
thiểu cần thiết.
D. Chỉ đun nấu bằng điện và sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy
tóc…trong thời gian tối thiểu cần thiết.

13


e) Một bóng đèn dây tóc giá 5000 đồng, có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đa
1000 giờ. Một bóng đèn compăc giá 35000 đồng, công suất 15W, có độ sáng bằng bóng
đèn dây tóc nói trên, thời gian thắp sáng tối đa 8 000 giờ.
+ Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8000 giờ.
+ Tính toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong
8 000 giờ, nếu giá 1KW.h là 1500 đồng.
+ Sử dụng loại bóng đèn nào có lợi hơn vì sao?
IV. Thực hành sơ cứu người bị điện giật.
1. Chuẩn bị
- Vật liệu và dụng cụ:
- Sào tre, gậy khô, ván gỗ khô, vải khô,…
- Tủ lạnh, dây dẫn điện,…
- Chiếu, nilon.
2. Thực hành cứu người bị tai nạn điện.
- Quan sát các hình ảnh: hình 23, hình 24, hình 25
Theo em trình tự công việc cần phải thực hiện khi cứu người bị tai điện là gì?
a) Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, ta phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Tình huống 1: một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Em
phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện? hình 26
- Hãy chọn cách xử lý đúng trong các tình huống sau:
+ Dùng tay trần kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh.(hình 27)
+ Rút phích cắm điện (nắp cầu chì) hoặc ngắt aptomat (hình 28)
+ Gọi người khác đến cứu.
+ Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh.

- Tình huống 2: trên đường đi học về em và các bạn bất chợt gặp tình huống một người
bị dây điện trần (không có vỏ bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên
người. Em và các bạn phải xử lý như thế nào? (hình 29)
- Hãy chọn cách xử lý đúng trong các tình huống sau:
14


+ Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện.
+ Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) hất dây điện ra khỏi nạn nhân.
+ Nắm áo nạn nhân kéo ra khỏi dây điện.
+ Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện.
b) Sơ cứu nạn nhân
-Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh: để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thoáng, sau đó báo cho nhân
viên y tế. Tuyệt đối không cho nạn nhân ăn uống gì.
- Trường hợp nạn nhân ngất đi, không thở hoặc thở không đều, co giật và run : cần hô
hấp nhân tạo cho nạn nhân thở được mới thôi.
Phương pháp hô hấp nhân tạo:
-Phương pháp nằm sấp:
+ Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng một bên, cậy miệng và kéo lưỡi để họng nạn nhân
mở ra.
+ Quỳ gối hai bên sườn nạn nhân. Đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn, ngón cái

trên lưng.
Quan sát hình30 – động tác 1: đẩy hơi ra.
hình 31 – động tác 2: hút khí vào.
-Phương pháp 2: hà hơi thổi ngạt
Quan sát hình 32 – chuẩn bị: Quỳ bên cạnh nạn nhân, đẩy ngửa đầu nạn nhân cho thông
đường thở.
Hình 33 – thổi vào mũi: Ấn mạnh cằm để giữ mồm nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi,
ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh. Làm khoảng 16 – 20 lần/phút cho đến khi nạn hồi tỉnh
hẳn.
Hình 34 – Thổi vào mồm: cách lấy hơi thổi tương tự như thổi vào mũi.
Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần có hai người
cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lệ: 5 lần xoa bóp tim/1 lần thổi
ngạt.
C - Hoạt động luyện tập.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong sinh hoạt hàng ngày để tiết kiệm nên sử dụng đèn compăc hay đèn dây
tóc có độ sáng như nhau? Vì sao?
15


Câu 2: Tại sao phải nối đất cho các thiết bị điện có vỏ bằng kim loại?
Câu 3: Một phòng học có 8 bóng đèn ống ( 220V – 45W) và 4 quạt trần (220V – 80W),
1 quạt bàn (220V – 65W). Biết mỗi ngày trung bình sử dụng 8 giờ. Tính lượng điện
năng tiêu thụ của phòng học trên trong 1 tháng (30ngày).
Câu 4: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây khi làm thí nghiệm là an toàn đối với cơ thể
người:
A. Nhỏ hơn hoặc bằng 40V.

C. Nhỏ hơn hoặc bằng 60V.


B. Nhỏ hơn hoặc bằng 50V.

D. Nhỏ hơn hoặc bằng 70V.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện:
A.Sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
B.Phơi quần áo lên dây dẫn điện của gia đình.
C.Sử dụng hiệu điện thế 12V để làm thí nghiệm.
D.Mắc cầu chì thích hợp cho mọi thiết bị điện.
Câu 6:Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng:
A.Sử dụng đèn bàn có công suất 100W.
B.Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
C.Cho quạt chạy khi mọi người đi ra khỏi phòng.
D.Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm.
Câu 7: Khi gặp một người đang bị tai nạn về điện, công việc đầu tiên ta phải làm gì?
A.Dùng vật lót cách điện (cây khô, giẻ khô,...) tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
B.Gọi bệnh viện đến cấp cứu.
C.Gọi người khác đến cùng giúp.
D.Cầm tay kéo nạn nhân ra khỏi dòng điện.
Câu 8: Một hệ thống đèn chiếu sáng của một con đường trong thành phố có 200 bóng
đèn giống nhau. Nếu mỗi ngày tiết kiệm 30 phút chiếu sáng thì lượng điện năng tiết
kiệm trong ngày là bao nhiêu kWh? Biết công suất của mỗi bóng đèn là 400W.
A.120kWh.

B.40kWh.

C.60kWh

D.80kWh


Câu 9: Nguyên nhân gây tai nạn điện là gì?
A.Do chạm vào dây điện bị hở.

B.Do phóng điện cao áp.

C.Do chạm vào các thiết bị rò điện.

D.Tất cả đều đúng.

Câu 10: Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là:
16


A.Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện.
B. Cách điện tốt với đất.
C. Mang đồ bảo hộ lao động.
D.Tất cả đều đúng.
Câu 11.Hãy cho biết các việc làm dưới đây việc làm nào dưới đây việc nào không gây
lãng phí điện năng:
A.Tan học không tắt đèn phòng học.
B. Khi xem tivi tắt đèn bàn học.
C. Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm.
D. Khi ra khỏi nhà không tắt đèn các phòng.
Câu 12: Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng là gì?
A.Tiết kiệm tiền.
B.Dụng cụ điện được sử dụng lâu bền hơn.
C.Góp phần giảm ô nhiễm môi trường, dành cho sản xuất dành cho sản xuất dành.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Tình huống nào sau đây không làm người bị điện giật:
A.Cách điện tốt với đất khi thay bóng đèn.

B.Thay bóng đèn nhưng không ngắt cầu chì.
C.Hai tay tiếp xúc với 2 cực của bình ắc quy xe gắn máy.
D. Đi chân đất khi sửa chữa điện.
D - Hoạt động vận dụng.
1.Tính điện năng sử dụng của tất cả các dụng cụ và thiết bị điện của gia đình em trong 1
tháng.
Trao đổi với các thành viên ở nhà về kết quả của mình.
2. Thực hành thay bóng đèn theo quy tắc an toàn.
E - Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Tìm hiểu mô hình tiết kiệm điện ở hộ gia đình? hình 35
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài).
3. Bài mới:
17


Hoạt
Nội

động

Hoạt động của Giáo viên

dung

của học

sinh
- Điện năng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. HS chú ý

Nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời lắng
gian, đòi hỏi người dùng điện phải biết sử dụng hợp lí điện năng.

nghe và

- Hơn nữa điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà ghi bài
Tạo
tình
huống
vào
chủ đề

cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh hiện đại. Ngày nay, điện
đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Nhưng trong khi
sử dụng và sửa chữa điện, cần phải tuân thủ các nguyên tắc an
toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Chúng ta luôn nhớ rằng: “
Tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể
gây hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người”.
-Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta
cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó, chúng ta phải
làm gì để sử dụng điện một cách an toàn và tiết kiệm thầy và các
em cùng tìm hiểu bài học hôm nay

Tiết 1. Sử dụng an toàn điện.
Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


và học sinh
I. An toàn khi sử dụng Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện và
18


điện.
1. Nhớ lại các quy tắc an

một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

toàn khi sử dụng điện
đã học ở lớp 7.

- GV: Chiếu một số Slide

- HS quan sát hình ảnh.

minh họa những nguyên
nhân có thể gây tai nạn về
điện.
- GV: Theo em tai nạn

- HS: trả lời

điện thường xảy ra do
- Chỉ làm thí nghiệm với những nguyên nhân nào?
nguồn điện có hiệu điện - GV: Chiếu một số hình

- HS: Chú ý lắng nghe và quan


thế dưới 40V.

sát.

ảnh về hậu quả tai nạn về

- Phải sử dụng các dây dẫn điện và nêu một số hậu
có vỏ bọc cách điện đúng quả tai nạn về điện.
như tiêu chuẩn quy định.

- GV kết luận: Tai nạn

- Mắc cầu chì có cường độ điện thường xảy ra do
định mức phù hợp với những nguyên nhân sau:
dụng cụ hay thiết bị điện.

+ Do chạm trực tiếp vào

- Khi tiếp xúc với mạng vật mang điện.
điện gia đình cần lưu ý:

+ Do vi phạm khoảng

=> Không được tự mình cách an toàn đối với lưới
chạm vào mạng điện và điện cao áp và trạm biến
các thiết bị sử dụng trong áp.
gia đình nếu chưa biết cách + Do đến gần dây dẫn có
sử dụng. Vì mạng điện điện bị đứt rơi xuống đất.
trong gia đình có hiệu điện - GV: Từ những nguyên
thế 220V.


nhân trên em hãy thảo - HS: Thảo luận nhóm đưa ra

- Không vi phạm khoảng luận nhóm nêu một số quy ý kiến của nhóm mình.
cách an toàn đối với lưới tắc an toàn khi sử dụng
điện cao áp và trạm biến điện?
19


áp.
2. Một số quy tắc an toàn
khác khi sử dụng điện.
a) Quy tắc an toàn khi

Hoạt động 2: Một số quy tắc an toàn điện khác.

sửa chữa điện:
- Trước khi sửa chữa điện - GV: Bóng đèn treo bị- - Hs: trả lời câu hỏi.
phải cắt nguồn điện:

đứt tóc, cần phải thay

+ Rút phích cắm khỏi ổ lấy bóng đèn khác, em hãy
điện.

nêu những việc làm để

+ Ngắt công tắc hoặc tháo đảm bảo an toàn điện
cầu chì.


trong khi thay bóng khác?

+ Đảm bảo cách điện giữa -Gv: Khi sửa chữa và thay- - Hs: thảo luận nhóm trả lời
người và nền nhà trong khi mới các dụng cụ điện và câu hỏi.
thay bóng khác.

thiết bị điện ta phải làm gì

-Sử dụng đúng các dụng cụ để đảm bảo an toàn điện?
bảo vệ an toàn điện để

- GV: Yêu cầu các nhóm- - Hs: trình bày câu trả lời của

tránh bị điện giật và các tai

HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.

nạn điện.

nhóm và kết luận:

b) Nối đất cho vỏ kim loại
của các dụng cụ điện.
- Chỉ ra dây nối dụng cụ - GV: Chiếu hình ảnh nối -Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
điện với đất đó là chốt thứ đất cho vỏ kim loại của
3 của phích cắm nối vào vỏ các dụng cụ điện. Yêu cầu
kim loại của dụng cụ điện HS quan sát và trả lời câu
nơi có kí hiệu.

hỏi: Tại sao nối đất cho vỏ


- Trong trường hợp dây kim loại của các dụng cụ
điện bị hở và tiếp xúc với điện là một biện pháp đảm
vỏ kim loại của dụng cụ. bảo an toàn điện?
Nhờ có dây tiếp đất mà - GV tích hợp: Kiến thức -Hs giải thích.
người sử dụng nếu chạm bài 2 trong Vật lí 9 và giải
tay vào vỏ dụng cụ cũng thích:
20


không bị nguy hiểm vì điện + Do điện trở của cơ thể
trở của người rất lớn so với người lớn hơn điện trở của
dây nối đất

dây nối đất rất nhiều lần,

→ dòng điện qua người rất theo định luật Ôm I = U/R
nhỏ không gây nguy hiểm.

cường độ dòng điện qua
cơ thể người sẽ rất nhỏ
không gây nguy hiểm đến
tính mạng.
- GV: Nêu một số biện -Hs lắng nghe.
pháp an toàn cho các hộ
dân khi sinh sống gần các
đường điện cao áp.
- GV: Kết luận:
+ Sống gần các đường dây
cao thế rất nguy hiểm,

người sống gần các đường
điện cao thế thường bị suy
giảm trí nhớ, bị nhiễm
điện do hưởng ứng. Mặc
dù ngày càng được nâng
cấp nhưng đôi lúc sự cố
lưới điện vẫn xảy ra. Các
sự cố có thể là: chập điện,
rũ điện, nổ sứ, đứt đường
dây, cháy nổ trạm biến
áp… Để lại những hậu quả
nghiêm trọng.
+ Cần phải thực hiện các
biện pháp đảm bảo an toàn
khi sử dụng điện, nhất là
với mạng điện dân dụng,
21


với mạng điện này có hiệu
điện thế 220V nên có thể
gây nguy hiểm tới tính
mạng.
-Biện pháp an toàn: Di dời
các hộ dân sống gần các
đường điện cao áp và tuân
thủ các quy tắc an toàn khi
sử dụng điện.
- Gv: giao nhiệm vụ cho -Hs lắng nghe, ghi nhớ.
Hs về nhà

+Dựa vào các quy tắc an
toàn điện em hãy đưa ra
quy trình thay bóng đèn.
+Làm bài tập 9.1, 9.2, 9.3,
9.6, 9.7, 9.8 – Sách bài tập
Vật Lý 9.
+Tìm hiểu về các dụng cụ
bảo vệ an toàn điện mà gia
đình em có.
Tiết 2.Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Chuẩn bị:
- Vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, gang tay cao su.
- Dụng cụ: Bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện...
- Học sinh chuẩn bị trước bản báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III.
1.Dụng cụ bảo vệ an toàn Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
điện
Bảng cấu tạo của các dụng -Sử dụng điện là rất cần -Hs lắng nghe.
cụ an toàn điện.

thiết, nhưng nếu không
biết cách sử dụng an toàn
22


có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng con người.
Hôm nay ta sẽ tìm hiểu
cách an toàn khi sử dụng
dụng cụ điện.
- Yêu cầu Hs quan sát

hình vẽ và chỉ ra tên các
dụng cụ bảo vệ an toàn
điện.
-Gv đưa ra bảng cấu tạo
những dụng cụ bảo vệ an -Hs trả lời.
toàn điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu
bút thử điện.
-Gv: Tại sao mỗi gia đình
nên có một bút thử điện? -Hs hoàn thành bảng cấu tạo
Bút thử điện là gì?

trong bản báo cáo thực hành.

Gv chính xác câu trả lời
của Hs và thông báo thêm:
2. Bút thử điện.

bút thử điện dùng để kiểm
tra mạch điện có điện áp

a) Quan sát và mô tả cấu dưới 1000V.
tạo của bút thử điện.

- Gv yêu cầu hs quan sát -Hs: Bút thử điện là dụng cụ
bút thử điện và mô tả cấu kiểm tra đơn giản nhất mà mỗi
tạo bút thử điện khi chưa gia đình cần có để kiểm tra
tháo rời từng bộ phận.

mạch điện có điện hoặc đồ

dùng điện có bị rò điện ra vỏ
hay không.

- Yêu cầu Hs hoạt động
nhóm tháo rời bút quan sát
23


và nêu chức năng từng bộ
phận của bút.
Khi tháo cần chú ý: để thứ -Hs trả lời: bút thử điện bao
tự từng bộ phận để khi lắp gồm:
vào khỏi thiếu và nhanh +Đầu bút thử điện.
chóng và làm đúng quy + Điện trở.
trình chung, được áp dụng + Đèn báo.
khi tháo lắp một thiết bị + Thân bút.
hoặc máy bất kì; tay phải + Lò xo.
khô ráo.

+ Nắp bút.

Gv thông báo: Khi để tay + Kẹp kim loại.
vào kẹp kim loại và chạm -Hs hoạt động nhóm thực hiện
đầu bút vào vật (mang yêu cầu.
điện). Dòng điện từ vật
qua đèn báo, qua cơ thể
người xuống đất tạo thành
mạch kín, đèn báo sáng.
Độ sáng của đèn báo phản
ánh độ lớn của dòng điện

qua đèn, phụ thuộc vào
điện áp thử.
-Tại sao dòng điện của bút
thử điện lại không gây
nguy hiểm cho người sử
dụng?
-Trong bút thử điện, bóng
đèn báo mắc nối tiếp với
điện trở có trị số khoảng 1
- 2 triệu ôm nên khi dùng
bút thử điện kiểm tra điện -Hs lắng nghe.
b)Nguyên lí làm việc.

áp dưới 500V, dòng điện
24


Khi để tay vào kẹp kim qua người nhỏ không gây
loại và chạm đầu bút vào nguy hiểm cho người sử
vật (mang điện). Dòng dụng.
điện từ vật qua đèn báo, Với điện áp dưới 40V thì
qua cơ thể người xuống đèn báo không sáng.
đất tạo thành mạch kín, Với điện áp 220V, trị số
đèn báo sáng.

dòng điện qua người là :
I = U/R = 220/106 =
0,22mA
Trị số này an toàn cho
người sử dụng.

-Gv: em hãy nêu cách sử
dụng bút thử điện.

-GV nhận xét và chính xác -Hs trả lời
câu trả lời của học sinh.
- Gv yêu cầu Hs hoạt động
nhóm sử dụng bút thử điện
để kiểm tra xem bút thử
điện có sáng không khi
chạm bút thử điện vào các
vị trí sau:
+ Hai lỗ của ổ lấy điện
+ Một vị trí trên dây dẫn
của mạng điện trong lớp
học.
+ Một số đồ dụng điện
khác.
25


×