Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO Tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.53 KB, 7 trang )

UBND XÃ THẠNH LỢI
TRƯỜNG TH THẠNH LỢI 2
Số:

/BC-THTL2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thạnh Lợi., ngày ….tháng 9 năm 2016

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục địa Trường TH Thạnh Lợi 2
Căn cứ Công văn số 583/PGD-THTC, ngày 12 tháng 9 năm 2016, V/v tổ chức
tiếp xúc đối thoại trực tiếp với giáo viên về giáo dục
Căn cứ tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại đơn vị, trường TH
Thạnh Lợi 2, báo cáo như sau:
I. Tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục
1. Đội ngũ nhà giáo (số lượng, chất lượng, phân công, tinh thần trách nhiệm,
thái độ thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức nhà giáo…)
a) Những ưu điểm
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 20 người.
- Trình độ cán bộ giáo viên: trên chuẩn 100 %
- Trình độ nhân viên: 3/ 3 đạt chuẩn tỷ lệ 100 %
Giáo viên và nhân viên có tin thần trách nhiệm, trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Có phẩm chất đạo đức tốt.
b) Những hạn chế:
- Giáo viên thiếu 2 GV ( 1 GV chính, 1 GV nhạc), nhân viên Thiếu 01 nhân
viên thư viện.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị (phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy
học, sân chơi bãi tập, khu vệ sinh, nhà xe, hệ thống nước sạch, vệ sinh môi


trường…)
a) Những ưu điểm
Nhà trường có 8 phòng học cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy.
Các điểm trường đều có sân chơi, tập thể dục.
Có đủ nhà vệ sinh của học sinh.
Có hệ thống nước giếng khoang ở 2 điểm trường.
b) Những hạn chế
Chưa có hệ thống phòng chức năng.
Phòng học chưa có để phục vụ dạy 2 buổi/ ngày ở các lớp.


Nhà vệ đã sử dụng nhiều năm đã xuống cấp. Chưa có nhà vệ sinh GV.
Điểm 2 chưa có điện, chưa có hệ thống nước sạch.
3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục
3.1. Kết quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và phòng, chống tệ nạn và
bạo lực học đường (thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực phẩm chất đạo đức của
nhà giáo, đạo đức và kỹ năng sống của học sinh và tệ nạn, bạo lực học đường…)
a) Những ưu điểm (có số liệu về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh...)
Trong năm học qua CB-GV-NV trong đơn vị ứng xử theo đúng văn hóa,
chuẩn mực của 1 nhà giáo công tác trong ngành giáo dục. Không xảy ra tình trạng
bạo lực học đường, học sinh không mắc phải các tệ nạn xã hội.
Học sinh cuối năm học 2015 – 2016 học sinh đạt về phẩm chất và năng lực
được đánh giá đạt 256/256 tỷ lệ 100%.
b) Những hạn chế
Việc triển khai thực hiện chưa đi vào chiều sâu.
Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên.
3.2. Kết quả chăm sóc, giáo dục văn hóa và các phong trào hội thi
a) Những ưu điểm (có số liệu xếp loại học lực học sinh, kết quả phong trào
hội thi của giáo viên và học sinh…)
Đội ngủ giáo viên của trường thực hiện theo đúng và đầy đủ các chương trình

của bộ quy định, có tích hợp giảm tải và tích hợp giáo dục các kĩ năng sống, …..
Thực hiện chương trình theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục.
Chất lượng giáo dục cuối năm học 2015-2016 đạt 99.8% ở mức hoàn thành.
1 giải B hội thi văn nghệ huyện.
1 giải khuyến khích hội thi TPT giỏi
1 giải A hội thi làm lồng đèn Trung thu
1 giải nhì cầu lông
b) Những hạn chế
Hội thi phong trào của gv đạt giải còn ít
3.3. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản
a) Tình hình quản lý và sử dụng tài chính, tài sản (nguồn kinh phí ngân sách,
xã hội hóa, các khoản thu đầu năm học…)
- Nguồn kinh phí ngân sách cấp đầu năm:
+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
+ Hằng quý đối chiếu kho bạc
+ Công khai thu chi hằng tháng
+ Kinh phí đầu năm :
+ Lương và các khoản đóng góp theo lương chi


Kinh phí giao đầu năm : 1.628.361.000 đồng
Chi từ tháng 1-8/2016: 1.048.301.300 đồng
Tồn: 580.059.700 đồng
+ Hoạt động: 113.843.784 đồng
Chi từ tháng 1-8/2016: 77.665.900 đồng
Tồn: 36.177.884
- Xã hội hóa :
+ Nhận trao học bổng học sinh : 5.800.000
+ Nhận quà: 500.000 đồng
+ Làm sân dal các điểm: 30,780,000 đồng

+ Sang lắp san ở điểm hai : 17,200,000 đồng
- Các khoản thu đầu năm
+ Bảo hiểm y tế
+ Bảo hiểm tai nạn
+ Thẻ học sinh
+ Học bạ
+ Sổ liên lạc
+ Phủ hiệu
+ Qũy đội
+ Hai buổi/ngày
b) Tình hình thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh
- Chi trả lương hàng tháng theo đúng quy định
- Làm lương tăng cho giáo viên và nhân viên trường khi có chỉ đạo của cấp
trên chi trả lương tăng theo đúng quy định
- Lập danh sách học thuộc hộ nghèo đầu năm và chi hỗ trợ cho đối tượng
chính sách hằng năm .
c) Tình hình thực hiện mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Năm nay kinh phí hoạt động cấp đầu năm ít khổng đủ để thực hiện việc mua
sắm tài sản trường và trường thực hiện việc chỉ đạo cấp trên hạn chế mua sắm tài
sản
- Đầu năm học thực hiện sủa chữa bàn ghế học sinh và cửa sổ các lớp học
trong mùa mưa ở các điểm
- Lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị đầu năm thư viên thiết bị còn thiếu và
bị hư hỏng cần trang bị.
d) Tình hình thực hiện công khai, minh bạch (tài chính, kê khai tài sản…)
Công khai đầu tháng khoản thu chi từ ngân sách và khoản thu đầu năm của
học sinh
Công khai xã hội nguồn tài trợ và nguồn vận động phụ huynh học sinh
Ngày 31/12 của năm kiểm kê tài sản các điểm
3.4. Thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị:



a) Những ưu điểm (Lưu ý: Những việc công chức, viên chức được quyền biết,
được giám sát, kiểm tra, được ý kiến và biểu quyết…)
Tất cả CBCC đã nghiêm chỉnh chấp hành tốt chủ trương, chính sách của
Đảng, Pháp luật của nhà nước. Chấp hành tốt nội quy, quy chế trường học, kỷ luật
lao đông. Chưa có CBCC nào vi phạm bị phản ánh hoặc kỷ luật.
BGH đã có đầy đủ các kế hoạch ngay đầu năm học như kế hoạch năm học
2015-2016, kế hoạch hằng tháng, hằng tuần, được công khai trước hội đồng nhà
trường và CBCC đã được quần chúng góp ý và chỉ đạo có hiệu quả.
Lãnh đạo nhà trường đã tổ chức thực hiện và quản lý điều hành mọi hoạt
động của nhà trường một cách nhịp nhàng hiệu quả.
Lãnh đạo nhà trường luôn lắng nghe ý kiến góp ý của quần chúng và tập
thể, luôn tôn trọng ý kiến tập thể, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy ý
kiến đa số để quyết định những vấn đề quan trọng của nhà trường và kịp thời điều
chỉnh những tồn tại, khuyết điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo đạt hiệu quả công việc
cao hơn.
Các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường đều được nhà trường phát
huy quyền làm chủ, các chủ trương, kế hoạch của chi bộ, nhà trường, của tổ chuyên
môn, nội dung thi đua, các kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa đều được thông
qua các bộ phận có liên quan, thông qua ban thanh tra nhân dân nhà trường để tổ
chức giám sát quá trình thực hiện. Tất cả văn bản chỉ đạo của cấp trên đều được
công khai và được quần chúng từ tổ đến trường đóng góp xây dựng trước khi tổ
chức thực hiện.
-Tất cả các tổ chức đoàn thể nhà trường đều phối hợp với nhà trường tổ chức
cho CBCC thực hiện tốt quy chế dân chủ và quy chế chi tiêu nội bộ. Tất cả cán bộ
cốt cán trong nhà trường đều lắng nghe ý kiến của quần chúng và tham mưu với
lãnh đạo nhà trường giải quyết triệt để .
Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng được nề nếp hội họp định kỳ cho CBCC và
các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường trong từng tháng, tuần : như họp

Liên tịch, họp giao ban, họp hội đồng thi đua, họp đoàn thể và họp hội đồng giáo
dục nhà trường. Các cuộc họp đều xây dựng nội dung và kế hoạch cụ thể rõ ràng,
được các thành viên trong cuộc họp đóng góp xây dựng kế hoạch đề ra trước khi tổ
chức thực hiện. Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng được các quy chế hoạt động cho
từng ban ngành đoàn thể trong nhà trường .
Lãnh đạo nhà trường xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ cho
năm năm 2016 và đã thông qua hội đồng trường và trình cấp trên phê duyệt trước
khi tổ chức thực hiện.
- Năm học 2015-2016, CBCC nhà trường đã có nhiều chuyển biến tốt về tư
tưởng, đã nêu cao được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn
để hoàn thành nhiệm vụ nhất là các tổ công đoàn đã vận động đoàn viên góp vốn
tham quan, góp vốn tương trợ. Phẩm chất chính trị và đạo đức của thấy cô giáo
được giữ gìn trong sáng, uy tín của nhà trường được nâng lên rõ nét. Tất cả các


thấy cô giáo biết yêu thương học sinh, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng phụ huynh
học sinh.
b) Những hạn chế
-Việc quán triệt tư tưởng cho CBCC chưa được thường xuyên, Tinh thần phát
huy quyền dân chủ của một vài CBCC còn hạn chế, nhất là công tác tự phê và phê
bình chưa cao.
-Học sinh chưa có ý thức cao trong công tác vệ sinh môi trường, còn một số
em ăn quà vặt vứt rác bừa bãi. Chất lượng hội thị phong trào còn thấp.
3.5. Công tác phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình - Xã hội thực hiện
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh và phòng, chống học sinh bỏ học,
tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
a) Những ưu điểm
Công tác phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong giáo dục pháp
luật và kỹ năng sống rất chặc chẽ, trường không có học sinh vi phạm đạo đức, bạo
lực học đường và các tệ nạn xã hội khác.

Trường luôn quan tâm đến học sinh nghèo, khó khăn từ đó vận động gia đình
tạo điều kiện cho các em đến trường. Đồng thời vận động các tổ chức xã hội, các hà
hảo tâm hỗ trợ quà và học bổng cho các em nên toàn trường không có học sinh bỏ
học.
b) Những hạn chế
Một bộ phận phụ huynh là hộ nghèo và khó khăn, nghề nghiệp không ổn định
thường xuyên đi làm ăn xa nên ít quan tâm đến chất lượng giáo dục và phẩm chất
đạo đức của con em mình mà giao hết cho trường.
Do trường nằm ở vùng sâu rất ít doanh nghiệp và mạnh thường quân nên kinh
phí vận động giúp đỡ học sinh nghèo còn hạn chế.
3.6. Công tác đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và chuẩn nghề
nghiệp giáo viên, chuẩn Hiệu trưởng cuối năm học
a) Những ưu điểm
Hàng năm cuối mỗi năm học vào thời điểm cuối tháng 5, nhà trường tiến công
tác tổ chức đánh giá xếp loại viên chức trong đơn vị theo các văn bản hướng dẫn
cấp trên. Đồng thời tổ chức đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ
quản lí.
Công tác lưu trữ hồ sơ thực hiện đầy đủ theo quy định.
b) Những hạn chế
Công tác tổ chức nhận xét đánh giá đôi lúc còn chung chung, có một vài tiêu
chí, một vài nội dung còn mang tính chất định tính.
3.7. Công tác thi đua, khen thưởng (học sinh và giáo viên)


a) Những ưu điểm
Công tác khen thưởng học sinh hàng năm nhà trường tổ chức quy trình xét
khen thưởng theo thông tư 30 có sự tham gia của học sinh, phụ huynh học sinh,
giáo viên chủ nhiệm, cuối cùng Hiệu trưởng.
b) Những hạn chế
Việc tham gia của Phụ huynh học sinh đôi lúc tham gia mang tính chất hionh2

thức, vì đa phần phụ huynh học sinh không năm được năng lực học tập của học
sinh, quy trình cũng không nắm vững… nên gặp khó khăn trong công tác tham gia
bình bầu.
3.8. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Những ưu điểm
Nhà trường có xây dựng kế hoạch, triển khai đến toàn thể CB, GV, NV của
trường.
Có lập sổ theo dõi công tác tiếp , giải quyết khiếu nại tố cáo.
Có phân công trực tiếp dân.
Có tổ chức kiểm tra nội bộ công tác tiếp công dân.
b) Những hạn chế
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
II. Những thuận lợi và khó khăn
1. Những thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của lãnh đạo ngành và lãnh đạo địa
phương, sự phối hợp thường xuyên giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể xã
nên công việc diễn ra thuận lợi.
Nhà trường có chủ chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có phân
công cá nhân phụ trách các hoạt động nêu trên. Đồng thời thường xuyên tham mưu
với lãnh đạo ngành về các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tập thể đơn vị…
2. Những khó khăn
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu công tác giảng dạy và học.
Giáo viên, nhân viên còn thiếu.
Kinh phí chi thường xuyên còn hạn chế , nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt
động của nhà trường.
III. Kiến nghị
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….



Nơi nhận:
- UBND huyện (thay báo cáo);
- Phòng GDĐT (để biết)
- CT, các PCT UBND xã (để biết);
- HT các trường trong xã (để biết);
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH



×