Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chân dung con người việt nam qua ca dao truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TỐNG THỊ THANH BÌNH

CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA CA DAO
TRUYỀN THỐNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TỐNG THỊ THANH BÌNH

CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA CA DAO
TRUYỀN THỐNG

Chuyên ngành: Văn học dân gian

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Xuân Liên

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo, các phòng ban của trường Đại
học Tây Bắc, các quý thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, các cô
giáo bộ môn văn học Việt Nam đã tao điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – thạc sỹ Lê Thị Xuân Liên
đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khóa luận
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô đang công tác tại bộ
phận thư viện nhà trường đã giúp em trong quá trình sưu tầm tài liệu để hoàn
thành khóa luận
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K 53 ĐHSP Ngữ văn B đã
cổ vũ, động viên tinh thần để em có thể hoàn thành khóa luận.
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Tống Thị Thanh Bình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5
4. Phạm vi, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 6
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................... 7
1.1. Một số vấn đề lí luận ...................................................................................... 7
1.1.1.Khái niệm “chân dung” ................................................................................ 7

1.1.2.Khái niệm “ca dao” ...................................................................................... 7
1.2. Khái quát về ca dao ........................................................................................ 9
1.2.1. Phân loại ...................................................................................................... 9
1.2.2. Nội dung chính của ca dao ........................................................................ 10
1.2.3. Nghệ thuật của ca dao ............................................................................... 15
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA CA DAO
TRUYỀN THỐNG ............................................................................................ 21
2.1. Quan niệm về vẻ đẹp của con người Việt Nam qua ca dao ......................... 21
2.2. Vẻ đẹp con người Việt Nam qua ca dao .................................................... 25
2.2.1. Con người Việt Nam với vẻ đẹp ngoại hình ............................................ 25
2.2.2. Con người Việt Nam với vẻ đẹp tâm hồn ................................................. 35
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: SỰ THỂ HIỆN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
QUA THI PHÁP CA DAO ............................................................................... 52
3.1. Qua kết cấu ................................................................................................... 52
3.1.1. Kết cấu đối thoại một chiều ...................................................................... 52
3.1.2. Kết cấu đối đáp .......................................................................................... 54


3.1.3. Kết cấu tương phản ................................................................................... 56
3.2. Qua ngôn ngữ ............................................................................................... 57
3.2.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh ............................................................................ 57
3.2.2. Ngôn ngữ gọt giũa, trau chuốt................................................................... 59
3.2.3. Ngôn ngữ trào phúng................................................................................. 60
3.2.4. Ngôn ngữ mang tính dân tộc, tính địa phương và tính khẩu ngữ ............ 61
3.3. Các biện pháp nghệ thuật khắc họa chân dung con người Việt Nam .......... 65
3.3.1. So sánh tu từ .............................................................................................. 65
3.3.2. Lối nói ẩn dụ ............................................................................................. 66
3.3.3. Biểu tượng ................................................................................................. 67

TIỂU KẾT .......................................................................................................... 72
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.Văn học dân gian giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử văn học dân
tộc. Đó là một trong những kho tàng chứa đựng những tinh hoa của dân tộc mà
ông cha ta đã gây dựng từ hơn một ngàn năm về trước. Chính vì thế mà việc
nghiên cứu văn học dân gian chưa bao giờ là cũ bởi nó hướng con người tìm về
với tinh hoa cội nguồn của dân tộc.
2. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là một thể loại chiếm một
dung lượng khá lớn. Trong đời sống tinh thần của người Việt thì ca dao được ví
như dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam qua bao thế hệ. Cội
nguồn cảm hứng, chức năng chủ đạo và nội dung căn bản của ca dao là sự phô
diễn trực tiếp thế giới tâm hồn của con người, biểu đạt những tình cảm, cảm xúc
đa dạng của nhân dân. Tìm đến với ca dao cũng có nghĩa là đến với thế giới của
những tâm hồn phong phú, tế nhị, sâu lắng, thiết tha.
3. Ca dao, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện
thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong
tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc,
quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình
thức ngôn ngữ khác nhau. Khi tiếp cận với kho tàng ca dao truyền thống của dân
tộc chúng tôi nhận thấy chân dung con người Việt Nam là một vấn đề tạo nên
sức hấp dẫn cho bạn đọc. Qua đề tài này chúng ta phần nào thấy được nếp sống,
nếp nghĩ cũng như đời sống tình cảm của ông cha ta thời trước. Bởi vậy chúng
tôi chọn “Chân dung con người Vệt Nam qua ca dao truyền thống” là đề tài
nghiên cứu cho khóa luận này.
4. Xuất phát từ thực tiễn học tập: Bộ phận văn học dân gian trong chương

trình đào tạo đại học có một dung lượng không nhỏ so nhưng do thời lượng
giảng dạy của thầy cô giáo trên lớp bị hạn chế về thời gian chỉ có một kì học,
trong đó mỗi thể loại văn học dân gian chỉ được dành số lượng giờ học rất nhỏ
(dưới 10 giờ tín chỉ) nên không thể tiếp cận sâu rộng về bộ phận văn học dân
gian này. Hơn nữa, ca dao là thể loại được học và giảng dạy ở nhiều cấp học
1


khác nhau trong chương trình đào tạo phổ thông. Là sinh viên sư phạm Ngữ văn,
chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng cả việc tự học và tự nghiên cứu bằng việc
tham gia hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học do trường tổ chức là hiệu quả
nhất. Vì thế chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài về ca dao để nghiên cứu, trên
cơ sở đó củng cố kiến thức về thể loại và hiểu sâu thêm về vốn văn học cổ
truyền của dân tộc, hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam xưa
Với lý do khách quan trên đây, cùng với lòng yêu thích, sự say mê khám
phá, tiếp cận ca dao, người viết đã lựa chọn đề tài “Chân dung con người Việt
Nam qua ca dao truyền thống” để khai thác, tìm hiểu, trình bày theo ý kiến
nhận thức của mình về việc thể hiện hình ảnh con người trong một thể loại mang
đậm chất trữ tình của tác giả dân gian.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca dao vốn là một thể loại mang đậm màu sắc trữ tình, có chức năng
chính là phản ánh đời sống tình cảm của con người trước cuộc sống; là tấm
gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống
và những phong tục tập quán riêng; là kết tinh thuần túy của dân tộc, là nét đẹp
trong văn hóa dân gian Việt Nam. Do đó mà từ lâu các nhà nghiên cứu folklore
(văn hóa dân gian) nước ta đã dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu về ca dao
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, trong đó có đề cập đến hình ảnh con
người Việt Nam
Năm 1957 khi đề cập đến vấn đề con người trong ca dao với cuốn Tục
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (đã tái bản nhiều lần), ông Vũ Ngọc Phan khẳng

định : “Có thể nói vắn tắt: Người Việt Nam rất nhanh và rất sắc, nhanh về cử
động, còn sắc là sắc sảo, thông minh. Những cái này biểu lộ ngay ở con người
ai cũng thấy được.”[22; tr 163]
Năm 1969, ở tập chuyên luận Thi ca bình dân Việt Nam, hai tác giả
Nguyễn Tấn Long và Phan Canh đã phân tích hết sức tỉ mỉ và sâu sắc về nỗi khổ
của người phụ nữ trong ca dao. Hai ông khẳng định về nội dung: “Người phụ nữ
chịu nhiều thiệt thòi và áp bức trong xã hội. Họ bị lệ thuộc vào đàn ông và bị
tước hết mọi quyền lực. Họ phản ứng lại với những bất công bằng nhiều cách
2


khác nhau. Họ dám chống lại luật lệ khắt khe, đi theo tiếng gọi của tình yêu đích
thực”. [16]
Năm 1973, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ
biên và các tác giả Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn cũng đã được tái bản bổ
sung nhiều lần là một cuốn sách có đóng góp quan trọng cho việc học tập và
nghiên cứu văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Trong phần chương
3: “Các thể loại văn học dân gian Việt Nam, phần C: Các thể loại trữ tình dân
gian (Phần II; Lịch sử và xã hội, đất nước và con người trong ca dao dân ca
Việt Nam) tác giả có viết: Ca dao dân ca Việt Nam cho chúng ta biết khá nhiều
và khá chi tiết về các phong tục tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất
và sinh hoạt tình thần của nhân dân lao động[3; tr.444]. Ông còn khẳng định:
Dân ca và thơ ca dân gian thể hiện quá trình vận động, phát triển phong phú,
lâu dài của tư duy nghệ thuật và của ý thức xã hội xuất phát từ thực tiễn lao
dộng và đấu tranh của nhân dân các dân tộc… từ những cảm quan trong suy
tưởng và nhận thức về thiên nhiên đến những nhận thức về xã hội và đấu tranh
xã hội ; từ những quy ước của tục lệ cộng đồng đến những tâm tư của cá nhân,
cho đến ý thức về vai trò của con người xã hội về những thành viên trong cộng
đồng dân tộc…”[3; tr.749]
Năm 1974, công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian

Việt Nam, Cao Huy Đỉnh khẳng định rằng “Vấn đề thân phận con người, trước
hết là số phận của người dân nô lệ và người phụ nữ lao động là chủ đề chính
của ca dao dân ca” .[4, tr.64]
Năm 1992 với Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã đi sâu nghiên cứu
một cách có hệ thống các yếu tố thi pháp về các mặt: Ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu
thời gian, không gian nghệ thuật, một số biểu tượng, hình ảnh truyền thống
trong ca dao. Đây là cuốn sách có giá trị rất lớn, cung cấp cho độc giả những tri
thức cụ thể và khái quát về nhiều vấn đề, giúp ích cho việc nghiên cứu ca
dao[11]
Năm 1994, tác giả Nguyễn Luân, Qua một bài ca dao, hiểu thêm về phẩm
chất của người phụ nữ xưa, đã cho thấy những phẩm chất cao đẹp của người
3


phụ nữ luôn tỏa sáng trong bất cứ hoàn cảnh nào: “Một trái tim yêu thương nồng
thắm, một tâm hồn cao thượng như vậy lại bị đối xử một cách phũ phàng. Cảnh
ngộ trớ trêu khiến ai nghe cũng cảm thấy thương cho cô gái. Càng cảm thương
cô gái, chúng ta càng căm giận người chồng nhân tâm. Nhưng xét đến cùng,
thái độ của người chồng là sản phẩm của đạo lý ích kỷ của giai cấp thống trị.
Trong hoàn cảnh đó, Phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ vẫn tỏa sáng, càng
tỏa sáng”.[18, tr.38]
Tiếp tục nghiên cứu về ca dao dân ca, phải kể đến các luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ của các nghiên cứu sinh, hoạc viên và luận văn, báo cáo khoa học
của sinh viên Ngữ văn tại các trường đại học. Tiêu biểu có luận án tiến sĩ với đề
tài Tục ngữ, ca dao và việc phản ánh phong tục tập quán của người Việt (2000)
của Phạm Việt Long đã cho thấy vẻ đẹp về phong tục tập quán của người Việt
trong sinh hoạt, lối sống, trang phục, quan hệ,..[17]
Năm 2003, luận văn thạc sĩ Chủ đề gia đình trong ca dao cổ truyền người
Việt của Đỗ Thị Thu Thủy tác giả đã cho thấy những quan niệm và cung cách
ứng xử của người Việt trong phạm vi đời sống sinh hoạt gia đình.[23]

Năm 2005. Với bài viết Con số “Mười”trong ca dao và những bài ca dao
có mô típ “Một…đến mười…”, Nguyễn Xuân Lạc đã đưa ra nhận xét: Nếu lễ
giáo phong kiến quy định tứ đức của người phụ nữ là công, dung, ngôn, hạnh thì
phải chăng bắc tranh cô gái trong “Mười thương” là sự dân gian hóa cái tứ
đức ấy của người lao động. và cô gái hiện lên thật dễ thương biết bao khi cô có
đủ cả mười thương “[12; tr.50]. Ý kiến này đã gợi cho chúng tôi đi vào tìm hiểu
cái nhìn của người xưa về nét đẹp hình thể của ngươi phụ nữ luôn phù hợp với
cuộc sống của người lao độngvà nét đẹp hình thể lại rất hài hòa với nét đẹp tâm
hồn của người phụ nữ.
Như vậy, qua các chuyên đề, bài viết đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy vấn
đề hình ảnh con người Việt Nam trong ca dao không còn là vấn đề mới mẻ song
mỗi công trình ấy mới chỉ đi vào nghiên cứu một vấn đề hay một nhóm vấn đề
về con người Việt Nam trong ca dao góp phần vào việc chỉ ra vẻ đẹp của người
Việt Nam qua từng khía cạnh. Để có một cái nhìn tổng quan và khái quát nhất
4


về chân dung của người Việt Nam trong ca dao truyền thống thì chưa có công
trình nào nghiên cứu, bài luận nào tìm hiểu.
Kế thừa những quan điểm trên đồng thời để hệ thống lại những tri thức, ở
phạm vi khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi xin đưa ra cái nhìn khái quát nhất về
vẻ đẹp của con người Việt Nam qua ca dao mong muốn đóng góp một chút công
sức trong việc xây dựng tư liệu cho cá nhân và cho sinh viên khoa Ngữ văn khi
học tập, nghiên cứu thể loại ca dao truyền thống.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi hướng tới mục đích chính là tiếp cận, triển khai
nghiên cứu thể loại ca dao trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc nhằm
làm sáng tỏ thêm về chân dung con người Việt Nam. Đồng thời qua đó hiểu
thêm sự tài hoa trong cách thể hiện con người và điệu hồn dân tộc của cha ông ta
khi sáng tạo nên một thể loại văn học dân gian mang đậm chất trữ trìnhvà dậm

đà bản sắc dân tộc.
4. Phạm vi, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Do sự đa dạng, phong phú về mặt số lượng của những bài ca dao nên
trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp chúng tôi chỉ tập trung vào khảo
cứu, tìm hiểu những bài ca dao có liên quan tới chân dung con người Việt Nam
trong kho tàng ca dao cổ truyền của dân tộc.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là chân dung con người
Việt Nam qua ca dao.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Chân dung con người Việt Nam qua ca dao truyền thống” sẽ
triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khảo cứu, thống kê tư liệu ca dao truyền thống Việt Nam có liên
quan đến chân dung con người Viêt Nam.
- Đi sâu vào tìm hiểu chân dung con người Việt Nam qua ca dao
truyền thống với vẻ đẹp về hình thức và tâm hồn.
5


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích các vẫn đề đã
được nghiên cứu trước đó, người viết sẽ tổng hợp để xây dựng luận cứ, luận
điểm cho nội dung đề tài. Phân tích dẫn chứng làm các luận điểm, luận cứ trở
nên chân thực, nổi bật và sinh động.
Phương pháp khảo sát, thống kê : Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
thống kê những ý kiến, nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu về các vấn đề
có liên quan đến phạm vi nghiên cứu đề tài và các dẫn chứng một cách có hệ

thống cho đề tài.
Phương pháp bình giảng văn học: Đây là phương pháp chúng tôi dùng
trong việc đánh giá, bình phẩm cái hay cái đẹp của con người Việt Nam qua ca
dao.
Phương pháp so sánh liên ngành: Với phương pháp này, chúng tôi sẽ vận
dụng kiến thức của các ngành học khoa học có liên quan như văn hóa học, dân
tộc học để soi sáng vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của khóa luận
Hoàn thành khóa luận này chúng tôi mong muốn đóng góp vào thư viện
nhà trường một bộ tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên có cùng
niềm đam mê văn chương và sự yêu thích những câu ca dao trong kho tàng văn
hoc Việt Nam.
7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận của tôi gồm 3 phần cơ bản: Phần Mở đầu, Phần Nội dung và
Phần Kết luận. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Chân dung con người Việt Nam qua ca dao truyền thống
Chương 3: Sự thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam qua thi pháp ca
dao
6


PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số vấn đề lí luận
1.1.1. Khái niệm “chân dung”
Chân dung là một thuật ngữ xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như
hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh… và cả trong văn học. “Tương tự với chân dung
trong hội họa, điêu khắc, chân dung trong văn học cũng diễn tả diện mạo của

một con người cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của
người đó, phát hiện ra đặc điểm riêng, cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một
nhân cách với thế giới tinh thần của nó.” [8;tr.46]
1.1.2. Khái niệm “ca dao”
Ban đầu ca dao được định nghĩa trong Văn học sử yếu của Dương Quảng
Hàm như sau: “Ca dao ( ca: hát, dao: bài hát không có chương khúc) là những
bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục của người
bình dân [21; Tr 3]
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu hàng đầu về Văn học dân gian thì “
định nghĩa ấy chưa nêu hết nội dung và hình thức của ca dao. Vì thế các nhà
nghiên cứu đã định nghĩa lại về ca dao theo nhiều cách phát biểu khác nhau.
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”
cho rằng: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể được ngâm như các loại thơ
khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca”[22; tr.42]
Các tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý
Hữu Tân, Đỗ Bình Trị, Hoàng Tiến Tựu, Lê Trí Viễn trong cuốn Lịch sử Văn
học Việt Nam tập1-VHDG phần II, NXB GD đã định nghĩa về ca dao như sau:
“ Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng
thể văn vần dân tộc ( thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình
cảm”[ 21; Tr 4]
Theo Giáo sư Hoàng Tiến Tựu- một trong những chuyên gia đầu ngành về
văn học dân gia thì “Ca dao” là một thuật ngữ Hán Việt. “Nếu xét theo nghĩa
gốc của từ ( từ nguyên) thì “ca” là bài hát có chương khúc, giai điệu rõ rệt
7


(người hát không thể tự do thay đổi); còn “ dao ” là bài hát ngắn, không có giai
điệu chương khúc ( bài hát trơn), có thể hát tự do, không có qui định chặt chẽ về
nhạc điệu)... Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian, là
loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và phát

triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình
ngắn và tương đối ngắn (đoản ca) của người Việt.”[24; tr.139]
Dựa trên cơ sở các định nghĩa nói trên về ca dao, ta có thể nhận biết về thể
loại “ca dao” như sau:
- Ca dao là một trong những thể loại văn học dân gian mang đậm chất trữ
tình nhất.
- Chức năng cơ bản là phô diễn đời sống tình cảm của con người bình dân
dưới hình thức trữ tình có giá trị thẩm mĩ cao.
- Hình thức thể hiện của ca dao là một bài hát ngắn, không có giai điệu,
không có chương khúc rõ rệt, diễn xướng theo thể thơ dân tộc.
Giữa ca dao và dân ca có điểm tương đồng rất lớn, ranh giới cũng không
rành mạch, vì thế nhiều nhà nghiên cứu đã dùng thuật ngữ kép “ca dao dân ca”
để chỉ thể loại ca dao. Tuy nhiên giữa hai thể loại này vẫn có điểm khác biệt để
phân định. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều cách phát biểu khác nhau
về định nghĩa dân ca.
Tác giả Hoàng Tiến Tựu khi định nghĩa về ca dao, ông cũng phân biệt ca
dao và dân ca như sau: “Nếu ca dao chủ yếu là phần lời của các loại dân ca trữ
tình ngắn và tương đối ngắn thì dân ca là toàn bộ các hình thức ca hát dân gian
bao gồm cả lời, nhạc và các yếu tố khác (như tác động, điệu bộ khi diễn xướng,
hình thức sinh hoạt, lề lối hát…)”.[24; tr.140]
Hoặc trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán –
Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi định nghĩa về Dân ca như sau: “Dân ca là
một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc,
động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng” [8; tr. 91]
Như vậy, dựa trên những cách định nghĩa về khái niệm Dân ca của các
nhà nghiên cứu ta có thể hiểu một cách khái quát: “Dân ca là những bài hát và
8


câu hát dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai điệu đều có vai trò quan

trọng trong việc xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của tác phẩm. Mối quan hệ
hữu cơ giữa lời ca và giai điệu là một trong những đặc điểm tạo nên tính chất
phong phú về thể loại của dân ca.”
Dựa trên cơ sở những định nghĩa nói trên về dân ca ta có thể nhận biết về
“dân ca” như sau:
- Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc, do nhân dân
sáng tác, lưu truyền trong dân gian ở các địa phương.
- Dân ca là thể loại có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về âm nhạc.
- Giai điệu âm nhạc của những bài dân ca được qui định rõ ràng, ta không
thể tự do thay đổi.
1.2. Khái quát về ca dao
1.2.1. Phân loại
Ca dao dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất, là tấm gương phản chiếu tâm hồn
dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian đặc biệt là ca dao là biểu đạt
những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của nhân dân. Dựa vào những mục đích
thể hiện tình cảm khác nhau mà ca dao được phân chia thành ba nhóm lớn: Ca
dao nghi lễ, ca dao lao động, ca dao sinh hoạt.
- Ca dao nghi lễ là những bài ca dao gắn liền với hoạt động tín ngưỡng
của nhân dân, gắn chặt với phong tục tập quán của từng vùng nên người ta gọi là
ca dao nghi lễ - phong tục. Trong ca dao nghi lễ lại được chia ra làm hai mảng
chính: ca dao nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và ca dao nghi lễ trong sinh
hoạt gia đình..
- Ca dao lao động là những bài ca gắn với công việc lao động của người
nông dân. Những bài ca lao động thuộc nhóm này lại được phân chia thành hai
nhóm nhỏ: hò lao động và bài ca nghề nghiệp.
- Ca dao sinh hoạt là những bài ca ra đời gắn liền với cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân lao động. Ca dao sinh hoạt được chia thành hai bộ
phận: ca dao sinh hoạt gia đình và ca dao sinh hoạt cộng đồng.

9



1.2.2. Nội dung chính của ca dao
Ca dao, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực
khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập
quán riêng. Chính vì thế mà nội dung của ca dao phản ảnh về thiên nhiên, cuộc
sống, về truyền thống dân tộc, các mối quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo
những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau để từ đó thấy
những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
1.2.2.1. Ca dao phản ánh lịch sử của dân tộc Việt Nam
Nói tới sự phản ánh lịch sử dân tộc của ca dao, theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Văn Mại, chủ yếu là nói đến sự phản ánh những nhân vật và sự kiện
quan trọng trong lịch sử dân tộc. Trong kho tàng ca dao có rất nhiều bài ca phản
ánh lịch sử dân tộc nhưng chúng không làm công việc miêu tả, kể truyện chi tiết,
nghĩa là không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình đang diễn biến của
nó như những bài vè dân gian mà qua ca dao nhân dân chỉ nhắc đến sự kiện lịch
sử để nói lên thái độ, quan điểm của mình mà thôi.
Thí dụ như bài ca dao sau tuy được làm ở đời sau nhưng cũng đã nói lên
lòng yêu nước, tinh thần phấn khởi nô nức của nhân dân theo Bà Triệu khởi
nghĩa chống lại ách thống trị của quân Ngô xâm lược nước ta ở thế kỉ thứ III:
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng,
Têm trầu cánh kiến cho chồng đi quân.
Hay bài ca dao nói lên sự mong đợi, lòng hân hoan và sự ủng hộ nhiệt tình
của nhân dân đối với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, những người đã cùng toàn
dân tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh thế kỉ
XV:

Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
10


(Địa danh Bồ Đề ở đây chính là tên bến làng Phú Yên (ngày nay là Gia
Lâm) gần cầu Long Biên – nơi Lê Lợi đã đóng doanh trại từ thời kì cuối năm
1426 khi nghĩa quân Lam Sơn đang vây đánh quân Minh trong thành Đông
Quan)
Tuy không phản ánh được chi tiết và đầy đủ những sự kiện lịch sử song
những câu ca dao này cũng cung cấp được cho người sau phần nào những tài
liệu quý báu để tìm ra ý nghĩa chân thực của những biến cố lịch sử thường bị các
sử gia phong kiến trước đây xuyên tạc đi.
1.2.2.2. Ca dao phản ánh phong tục, tập quán
Lĩnh vực sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân lao động
được phản ánh khá chi tiết trong ca dao truyền thống. Đó là cảnh làm ăn vất vả,
cực nhọc:
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…
Những người nông dân chân lấm tay bùn ngày ngày cần mẫn với ruộng
đồng, cày cấy, với những cực nhọc, khó khăn của công việc… những hình ảnh
ấy được các tác giả dân gian thể hiện rõ nét nhất qua mảng ca dao lao động.
- Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
- Thương thay chút nỗi anh kheo
Buồm bè chả có kéo neo suốt ngày
- Chồng chài vợ lưới con câu
Mênh mông bể Sở biết đâu là nhà
Khó khăn về đời sống vật chất là vậy song không vì thế mà đời sống tinh
thần của họ cũng nghèo khó, cơ cực. Đọc những bài ca dao ta bắt gặp những ánh

11


mắt, tiếng cười ánh lên sự lạc quan, yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của nhân
dân lao động.
- Anh ơi! Cố chí canh nông,
Chín phần ta cũng dự trong tám phần.
Hay gì để ruộng mà ngăn,
Làm ruộng lấy lúa, chăn tằm lấy tơ.
Tằm có lứa, ruộng có mùa,
Chăm làm, trời cũng đền bù có khi…
- Hôm qua anh đến chơi nhà
Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm vườn
Thấy em nằm đất anh thương…
Qua sự làm ăn của tầng lớp nhân dân, ta có thể thấy được đức tính cần cù,
chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn của người dân lao động.
1.2.2.3. Ca dao phản ánh tình yêu quê hương đất nước và tình cảm gia đình
Đây chính là nguồn cảm hứng bất tận cho tác giả dân gian thể hiện tâm tư,
tình cảm của mình một cách chân thực và sâu sắc nhất.
Nước Việt Nam ta đã đi vào trong ca dao một cách thơ mộng và hết sức tự
nhiên. Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được nhân dân ta ngợi ca đưa vào
trong ca dao đẹp như một bức tranh sơn thủy đầy chất trữ tình:

- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
- Hải Vân bát ngát ngàn trùng,
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.
Xưa nay qua đấy còn truyền,
Lối đi lô giản thẳng miền ra khơi.
- Phất phơ ngọn trúc, trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Tuyệt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

12


Đề tài gia đình cũng là nguồn đề tài chiếm số lượng lớn trong cao dao bởi
gia đình là nơi các thành viên thể hiện cảm nghĩ của mình với nhau một cách rõ
nét nhất. Những bài ca dao thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống của dân tộc qua
những mối quan hệ trong gia đình đó là quan hệ cha me – con cái, quan hệ anh –
em, mối quan hệ vợ - chồng,…
1.2.2.4. Ca dao phản ánh tình yêu lứa đôi
Đây là một chủ đề lớn trong ca dao Việt Nam chiếm số lượng lớn nhất và
có nhiều bài ca hay nhất trong kho tàng ca dao đã được sưu tầm, tuyển chọn.
Những bài ca này có thể hát nam nữ theo lề lối và cũng có thể được hát tự do
trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: khi lao động, khi đi đường, đi chợ…
- Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu!
- Hỡi cô thắt dải lưng xanh,
Ngày ngày thấp thoáng bên mành chờ ai?

Trước đường xe ngựa bời bời
Bụi hồng mờ mịt ai ngời mắt xanh!
Đây chính là nơi mà thanh niên thời xưa bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc,
tình cảm thầm kín của mình, những điều cất giữ trong lòng với người mình yêu
thương một cách tế nhị, chân thực mà sâu sắc.
1.2.2.5. Ca dao phán ánh các khía cạnh khác của xã hội
Xã hội được phản ánh được thể hiện qua ca dao về đề tài xã hội bao gồm
những lời thở than tố khổ của người dân đồng thời thể hiện thái độ của họ đối
với xã hội phong kiến. Nhân vật trữ tình ở đây là người đi ở, làm thuê, người
nông dân, người đi phu, đi lính, người vợ lính… Họ cất lên tiếng than thở về
cuộc sống vất vả, lam lũ:
- Khổ phận tôi, cha chả là cam phận khổ
Lên non gặp củi, gặp chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước, gặp chỗ cát bồi khe khô.
13


- Cam khổ cho đứa giữ trâu
Nằm quán nằm cầu khóc mẹ kêu cha
Họ lên tiếng thể hiện thái độ đối với giai cấp có thế lực, những hạng
người “máu mặt” trong xã hội phong kiến:
- Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền…
Từ nay tôi cạch đến già
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu, vừa sâu
- Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
Trong đề ca dao đề tài về xã hội có mảng ca dao trào phúng mang tiếng
cười trào lộng, tự trào thể hiện khía cạnh thực tại trong tâm hồn con người, đặc
biệt là người Việt Nam thông minh, ưa lạc quan, hay cười cợt (cười trên nỗi đau

khổ của chính mình). Họ cười để quên đi nỗi vất vả thường ngày, cười để nâng
mình cao hơn với hoàn cảnh, để thấy cái phần thánh thiện trong tâm hồn vẫn còn
tràn đầy.
- Mình đẹp cho mẹ mình lo
Đêm nằm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như mẹ con tao
Đêm nằm ngỏ cửa mát sao mát này
- Đồn rằng quan tướng có danh
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai
- Nam mô bồ tát bồ hòn
Ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau.
Như vậy, có thể thấy ca dao phản ánh mọi khía cạnh đời sống của người
nhân dân lao động, là “cây đàn muôn điệu” vang lên những tiếng sâu kín trong
tâm hồn. Qua một số đề tài chính vừa kể trên, vẻ đẹp của con người Việt Nam
trong ca dao truyền thống cũng được các tác giả dân gian vẽ nên một cách chân
thực, sống động, nhiều màu sắc. Dường như tác giả dân gian đã ưu ái con người
bằng cách khắc họa hình ảnh của họ đầy đủ ở mọi khía cạnh từ tinh thần tới thể
14


chất. Đọc ca dao chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vẻ đẹp về hình thể trong các
bài ca dao về đề tài quê hương đất nước hay vẻ đẹp trong tâm hồn, phẩm chất
truyền thống, tình cảm đằm thắm, thiết tha của con người được thể hiện trong
những bài ca dao thuộc đề tài tình yêu lứa đôi, đề tài xã hội. Ở đó chân dung con
người hiện lênvới vẻ đẹp của bản lĩnh dám đấu tranh với sự bất công, cái ác và
cái xấu ở con người, trong xã hội; tinh thần lạc quan, tự trào về cảnh ngộ của
bản thân để vượt lên hoàn cảnh, số phận...
Ca dao là một thể loại văn học dân gian giàu chất trữ tình và mang mang
đậm bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà tiếp cận với thế giới những ca dao ta có
thể nhận biết rất rõ chân dung con người Việt Nam, hiểu thấu hơn tâm hồn

người dân đất Việt.
1.2.3. Nghệ thuật của ca dao
1.2.3.1. Kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật.
Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng giúp cho việc bộc lộ tư tưởng và
chủ đề của tác phẩm. Trong ca dao, kết cấu mang những đặc rất riêng không
giống với các thể loại văn học khác. Trước tiên là ca dao dân gian có kết cấu
ngắn gọn. Đa số một đơn vị (1 bài ) ca dao chỉ có từ 2 đến 4 dòng thơ (1 đến 2
cặp lục bát), chiếm tỉ lệ gần 90%. Chính đặc điểm ngắn gọn này cũng chi phối
cấu tứ ca dao rất lớn.
Không chỉ có hình thức kết cấu ngắn gọn, ca dao còn mang đậm dấu ấn
của hình thức đối đáp. Hình thức kết cấu đối đáp này được xem là hình thức kết
cấu đặc trưng của thể loại ca dao. Ví dụ như hai bài ca dao sau đây:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có si vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
- Chàng hỏi thì thiếp xin vâng
15


Tre non đủ lá non chăng hỡi chàng
Mặc dù hiện nay, do quá trình lưu truyền và diễn xướng bằng miệng nên
những bài ca dao có kết cấu hai vế đối đáp trọn vẹn còn lại không nhiều, song
dấu ấn đối đáp vẫn khá rõ trong nhiều bài ca dao:
- Anh về, em nắm cổ tay,
Em dặn câu này anh chớ có quên
- Đôi ta đã chót lời nguyền,

Chớ xa xôi mặt, mà quên mảng lòng
- Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng
Điểm nổi bật thứ ba trong kết cấu của ca dao là sự sử dụng đậm đặc công
thức truyền thống, tức là các mẫu đề có tính chất ổn định, được sử dụng lặp đi
lặp lại trong nhiều bài ca dao (còn gọi là các mô típ ). Tiêu biểu là các công thức
mở đầu như: “rủ nhau”, “ngó lên”, “gặp đây”, “thân em”, “chiều chiều”, “Đêm
đêm”, “Ước gì”… tạo ra sự nảy sinh không giới hạn trong các dị bản ca dao, tạo
nên hệ thống lối nghĩ, lối thể hiện mang truyền thống thẩm mĩ dân gian sâu sắc.
1.2.3.2. Ngôn ngữ
Dưới hình thức truyền miệng, ca dao đã trải qua nhiều người, nhiều thế
hệ sửa chữa, nhưng nó vẫn giữ được chủ đề tư tưởng và tính chất mộc mạc,
không bao giờ cầu kì. Chính vì thế mà ngôn ngữ trong ca cũng rất giản dị, dễ
nhớ, gần với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường của nhân dân ta.
Ngôn từ trong ca dao nghe có vẻ như lời nói thường ngày mà lại nhẹ
nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Ca dao sử
dụng rất linh hoạt những âm thanh, nhạc điệu của tiếng Việt ở những tiếng đơn,
tiếng kép, tiếng ghép, nên khi tả người, tả việc, tả hình dung, tả tiếng kêu, tả
cảnh rất tài tình.
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài bể bắc
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên…
16


Cho nên có thể nói về mặt tả cảnh, tả tình thì không một hình thức văn
chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao
Về lối dùng chữ, đưa lên những nghĩa bóng, láy đi láy lại từng tiếng một,
làm cho người nghe phải thấm thía về chủ đề, làm nổi lên trọng tâm của bài ca

dao
Đầu năm ăn quả thanh yên,
Cuối năm ăn bưởi, cho nên đèo bong.
Vì cam cho quýt đèo bong,
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.
Lời đẹp mà giản dị, “toàn bích” không pha một chữ Hán nào, không gò ép
một tiếng Việt nào vẫn có cái đẹp nồng hậu, thắm thiết, mặn mà đó chính là đặc
trưng ngôn ngữ của ca dao dân gian Việt Nam.
1.2.3.3. Nhân vật trữ tình
“ Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, tình
cảm tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động,
lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật kịch và tự sự. Nhưng nhân vật trữ tình cụ
thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp
tâm hồn người, tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình.[19; 359]
Nhân vật trữ tình trong ca dao bao gồm nhân vật trữ tình hiển ngôn và
biểu tượng, trong đó hai vai giao tiếp nam – nữ là chủ yếu. Nó có tính điển hình
và khái quát cao, tính cách nhân vật trữ tình được bộc lộ chủ yếu qua việc trình
bày những tâm trạng, những tình cảm. Hầu hết nó không có tính xác định về đặc
điểm diện mạo và tính cách. Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tượng con
người trực tiếp biểu lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca. Có
nhiều cách xưng hô thể hiện những trạng thái tình cảm khác nhau: anh – em,
thiếp – chàng, mình – ta...
- Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
- Thiếp xa chàng, trăm người, trăm tiếc
Chàng xa thiếp, vạn kẻ, vạn thương.
17


Trăm năm chiếu nỏ bên giường

Ví như đòn gánh gãy giữa đường, chàng ơi!
Nhân vật trữ tình biểu tượng là cách mà tác giả dân gian lấy những biểu
tượng trong đời sống nhằm bộc lộ những tâm sư, cảm xúc với nhau. Các biểu
tượng này rất gần gũi với đời sống nhân dân Việt Nam đó là những biểu tượng
được lấy từ thế giới tự nhiên, thiên nhiên như cây cối, con vật hay những đồ vật
gắn với công việc, đời sống của nhân dân.
- Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
- Đôi ta như cá thờn bơn
Như khi đại hạn gặp cơn mưa rào
Nhưng cho dù là tác giả dân gian sử dụng kiểu nhân vật trữ tình nào đi
nữa thì đối tượng chính của nhân vật trữ tình trong ca dao vẫn là những người
nông dân với cuộc sống làng quê, với lối sống giản dị nhưng sâu nặng nghĩa
tình.
1.2.3.4 Thời gian và không gian nghệ thuật
Thời gian và không gian là những mặt hiện thực khách quan được phản
ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.
Nói đến cấu trúc thời gian của văn học dân gian cần chú ý đến đặc tính
của thời gian được phản ánh trong tác phẩm, đồng thời chú ý đến những nguyên
tắc, phương pháp triển khai tác phẩm gắn liền với đặc trưng thể loại. Theo
Likhatrop thì “thời gian của ca dao là thời gian hiện tại, thời gian của chính thời
điểm diễn xướng” [15]. Có thể hiểu, trong ca dao, thời gian của tác giả và thời
gian của người đọc hòa lẫn vào với thời điểm diễn xướng bài ca dao đó (thời
gian hiện tại được xác định là thời điểm sáng tác, diễn xướng và thời gian
thưởng thức, tiếp nhận hài hòa làm một)
Thời gian trong ca dao có tính công thức và ước lệ: trăm năm, ngàn năm,
chiều chiều, đêm đêm, đêm trăng thanh…
+ Trăm năm chỉ cuộc đời của con người mang tính hẹn ước sự vĩnh viễn:
Trăm năm ghi tạc chữ đồng
18



Dù ai thêu phục, vẽ rồng mặc ai
+ Chiều chiều: gợi tâm trạng nhớ nhung, sự khắc khoải, đợi chờ
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Ngoài ra trong ca dao còn có thời gian đối lập: khi xưa – bây giờ, khi đi –
khi về… sự thay đổi trong tình cảm
Khi đi bóng hãy còn dài
Khi về bóng đã vắng ai bóng tròn
- Không gian nghệ thuật trong ca dao phụ thuộc vào cách cảm nhận của
trạng thái tâm hồn nhân vật trữ tình, chỉ có điều nhân vật trữ tình ấy không mang
tính cá thể. Không gian trong ca dao là những nơi gần gũi, giản dị ở làng quê, là
phương tiện để nhân vật bộc lộ tâm tư, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đây là
không gian trần thế, đời thường thân thuộc; nơi các nhân vật sinh sống, gặp gỡ,
lao động, trò chuyện, ca hát,…
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
- Từ ngày gặp mặt giữa đường
Những lời bạn nói nhớ thương vô cùng
Bên cạnh tính xác thực, không gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ
và bị chi phối bởi những cảnh quan của nhân vật trữ tình
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Không gian địa lý cũng là một kiểu không gian được nhắc đến nhiều trong
các bài ca dao về đề tài quê hương đất nước viết về những miền quê, địa danh cụ
thể thể hiện lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ngoài ra còn một số không gian tiêu biểu như:

+ Không gian thề nguyền: trăng sao, cây đa, giếng nước, mái đình… thể
hiện sự bất biến
19


Bao giờ cạn nước Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền
+ Không gian đối lập: xa – gần, đông – tây… thể hiện sự cách trở, không
hòa hợp, ngang trái…
Gần nhà xa ngõ nên khó đi thăm
Hẹn sang mười bốn sao năm chưa sang
+ Không gian tâm lý: không có thực chỉ được nhận biết bằng cái nhìn chủ
quan
+ Không gian phiếm chỉ:
Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Dinh ai đắp ai đào mà sâu
+ Không gian xã hội: thể hiện mối quan hệ đa dạng giữa người với người
Gặp nhau giữa chuyến đò đầy
Một lần đã hẹn cầm tay mặn mà
Tóm lại trong thơ ca dân gian mà đặc biệt là ca dao, thời gian và không
gian nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thể loại, nó là phương
tiện để tác giả dân gian thể hiện sâu sắc nhất những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ
của nhân dân lao động

TIỂU KẾT
Ca dao là thể loại chiếm dung lượng lớn và có vị trí quan trọng trọng
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nội dung chủ yếu của ca dao mang
đậm chất trữ tình. Nó biểu hiện nội tâm của tác giả dân là nhân dân lao động;
Mỗi bài ca dao có thể xem là một điệu hồn của dân tộc. Trong thế giới ngôn từ
nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ dân gian của ca dao, cốt cách con người Việt Nam,

tâm hồn của con người Việt Nam được lưu giữ và ngày càng tỏa sáng. Có thể
nói dân gian đã họa lại bằng ngôn ngữ thơ ca khá trọn vẹn chân dung con người
Việt Nam từ hình thể đến cốt cách, lối nghĩ, lối nói và cả đời sống tình cảm, tâm
hồn mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp lúa nước.

20


×