Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Cổ mẫu trong những người khốn khổ của victor hugo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.99 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN HOÀNG QUỲNH NHƯ

CỔ MẪU TRONG NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ
CỦA VICTOR HUGO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN HOÀNG QUỲNH NHƯ

CỔ MẪU TRONG NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ
CỦA VICTOR HUGO

Nhóm ngành: Khoa học nhân văn
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Vũ Minh Đức

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn (đặc biệt là các
thầy cô trong tổ Lí luận văn học - Văn học nước ngoài) đã tạo điều kiện, ủng hộ
và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Th.S Vũ Minh Đức đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể lớp K53 - ĐHSP Ngữ Văn A,
các cán bộ ở các phòng ban, thư viện trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ tôi
trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Quỳnh Như


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
3.3. Giới thuyết khái niệm ..................................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 10
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................. 10
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CỔ MẪU CỐT TRUYỆN ......................................................... 12
1.1. Cái chết ......................................................................................................... 13
1.2. Địa ngục ....................................................................................................... 16

1.3. Phục sinh ...................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: CỔ MẪU NHÂN VẬT .............................................................. 26
2.1. Cổ mẫu con người bị ruồng bỏ..................................................................... 26
2.2. Cổ mẫu thiên thần sa ngã ............................................................................. 30
2.3. Cổ mẫu quỷ .................................................................................................. 34
2.4. Cổ mẫu trẻ thơ .............................................................................................. 39
2.5. Cổ mẫu thánh ............................................................................................... 41
2.6. Cổ mẫu mẹ ................................................................................................... 48
2.6.1. Mẹ nhân từ................................................................................................. 48
2.6.2. Mẹ độc ác .................................................................................................. 51
2.6.3. Trinh nữ ..................................................................................................... 53
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XIX với những biến cố lớn lao đã làm đảo lộn tình hình nước Pháp
và thế giới. Sự thắng lợi và lên ngôi của giai cấp tư sản đã đem đến những sự
thay đổi về nhiều mặt cho nước Pháp, nhất là trong văn học. Victor Hugo xuất
hiện và trở thành “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, xứng đáng là “đứa con
thiên tài của thời đại”. Tác phẩm của ông phản ánh những tình cảm phổ biến
nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và được coi là nhà
tiên tri của hòa bình trên toàn thế giới.
Victor Hugo (26 tháng 2, 1802 tại Besançon - 22 tháng 5, 1885 tại Paris)
là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch danh tiếng nhất của nước Pháp, là nhân
vật dẫn đầu phong trào lãng mạn (the romantic movement) của nền văn chương
Pháp. Ông cũng đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu
của thế kỷ XIX. Victor Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất
muộn ở chân trời của thế kỉ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu

đã khẳng định mình như “chủ soái của trường phái lãng mạn”. Trong suốt sự
nghiệp sáng tác của mình, Victor Hugo đặt dấu mốc quan trọng đối với cả ba thể
loại thơ, kịch và tiểu thuyết góp phần đưa chủ nghĩa lãng mạn lên đến đỉnh cao
chưa từng có. Vai trò của ông như một mắt xích quan trọng không thể thiếu
trong tiến trình văn học lãng mạn Pháp và thế giới.
Tiểu thuyết Những người khốn khổ là tác phẩm xuất sắc nhất của Victor
Hugo. Là bộ tiểu thuyết lớn nhất và cũng là tác phẩm lớn nhất sự nghiệp văn
chương của Victor Hugo. Tác phẩm này là kết quả của gần 30 năm suy ngẫm
của một thiên tài nghệ thuật, được khởi thảo từ khi Victor Hugo còn là một
chàng trai và kết thúc khi ông đã về già. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề lớn
lao của xã hội đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo cao cả của Victor Hugo.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20
năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon lên ngôi và vài thập niên sau đó.
Tác phẩm không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu của luật pháp, mà nó

1


còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị,
triết lý, luật pháp, công lí, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Chính vì những giá trị lớn lao đó, Những người khốn khổ của Victor Hugo
đã trở nên thân thiết với các thế hệ bạn đọc trên thế giới. Hơn nữa tác phẩm còn
được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, cao đẳng, đại học
nhằm giúp cho những thế hệ học trò biết yêu thương, trân trọng cuộc sống hơn.
Tiểu thuyết Những người khốn khổ đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Nó
cuốn hút, thôi thúc tôi tìm hiểu khám phá tiểu thuyết của Victor Hugo.
Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Cổ mẫu trong Những người khốn khổ của
Victor Hugo” với hi vọng góp phần làm nổi bật đóng góp của Victor Hugo đối
với văn chương Pháp cũng như văn chương thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp.
Bước vào văn đàn lúc 17 tuổi, với cuộc đời kéo dài trong hơn 80 năm đầy ắp
những biến cố sôi động, Victor Hugo đã có mãnh lực thu hút áp đảo độc giả trên
nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương nghệ thuật với một cường độ sáng tạo
hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay. Thành công của ông đã đem đến nhựa
sống tươi tốt, ươm mầm cho tâm hồn bao thế hệ. Các tác phẩm đã thể hiện tinh
thần nhân đạo, tình yêu thương thiết tha của ông đối với cuộc sống. Chính điều
đó khiến cho tư tưởng và nghệ thuật của Victor Hugo trở thành những hạt ngọc
sáng cho văn học dân tộc Pháp và có những giá trị phổ biến cho văn chương
nhân loại.
Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et
Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1931) hay Les Contemplations (1856).
Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III
bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende
des siècles (1859 và 1877). Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức
Bà Paris và Những người khốn khổ đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia
của công chúng. Về kịch, ông đã trình bày thuyết kịch lãng mạn trong bài tựa
2


của vở kịch Cromwell (1827) và minh họa rõ nét thể loại này ở hai vở kịch nổi
tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).
Nếu như “Letônxtôi được coi là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”
(V.I.Lênin) thì Victor Hugo cũng được coi là tấm gương phản chiếu của cách
mạng Pháp. Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ lớn của nước Pháp. Sự rộng lượng
trong các tư tưởng của ông, sự ân cần trong cách diễn tả đã làm rung động tâm
hồn người đọc bởi vì ông là nhà thơ của người bình dân, đã viết ra văn, làm ra
thơ với đặc tính giản dị nhưng bao hàm bên trong sức mạnh, đề cập cả về niềm
vui lẫn nỗi buồn của nhiều người. Khi được hỏi ai là nhà thơ lớn nhất của nước

Pháp, André Gide đã trả lời: “Vẫn là Victor Hugo”. Victor Hugo có thể bị chỉ
trích về sự nông cạn của tâm hồn tác giả và sự tầm thường của các nhân vật
trong chuyện, nhưng tầm vóc tài năng của ông về văn chương, bao gồm cả kịch
nghệ và thơ phú, thật là bao la, không có ai sánh kịp trong lịch sử văn học kể từ
thời Shakespeare và Goethe. Mặc dù không phải là nhà tư tưởng sâu sắc, Victor
Hugo vẫn là nhà văn chân thành, hiến mình cho “Chân, Thiện, Mỹ” và ông là
văn hào được dân chúng Pháp yêu chuộng nhất.
Từ nhiều năm qua Victor Hugo và Những người khốn khổ đã dành được
sự quan tâm chú ý của nhiều tác giả trong nước và quốc tế. Qua quá trình đọc và
khảo sát, tôi khái lược một số công trình, nhận định tiêu biểu về sự nghiệp sáng
tác cảu Victor Hugo cũng như tiểu thuyết Những người khốn khổ:
Hoàng Nhân trong bài viết Victor Hugo, nhà văn lớn của những người
khốn khổ, Tạp chí văn học số 10/1962, đã nhận xét: “Sáng tác của V. Hugo đồ
sộ thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và đánh dấu sự chuyển biến tư
tưởng từ bóng tối ra ánh sáng của một nhà văn đầy nhiệt tình chiến đấu, ông
sống lâu, viết nhiều và bút pháp của ông chuyển biến khá phức tạp...” [23, 14].
Tiếp đến, năm 1982, trong Victor Hugo - người giao hòa tình thương và gieo
mầm cách mạng - Tạp chí văn học số 3/1982, Hoàng Nhân lại tiếp tục khẳng
định: “V. Hugo dành nhiều yêu thương trọn vẹn cho các hạng người đau khổ,
bất hạnh trong xã hội tối tăm từ buổi thiếu thời cho đến lúc về già, yêu thương
như những giọt mật dịu ngọt của một bọng ong đày, như những làn hương
3


thoảng bay của một vườn hoa mới, như những mùi thơm dày của trái cây chín
mọng... qua từng trang viết của ông” [25, 142].
Trong Giáo trình Văn học phương Tây của Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân,
Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính,
Phùng Văn Tửu, các tác giả đã khẳng định tính chết lí tưởng của thiên tiểu
thuyết Những người khốn khổ: “Với tư cách là một tác phẩm lãng mạn, bộ tiểu

thuyết không thiếu những phần phủ nhận xã hội, song phần chủ yếu vẫn là
khẳng định thế giới lí tưởng của nhà văn” [7, 498]. Cuốn sách là một tấn bi kịch
mà hiện thân là Giăng Vangiăng đã nêu lên một triết lí nhân sinh sâu sắc cho
con người và “nhân vật lý tưởng của tập tiểu thuyết, không còn là một thứ ánh
sáng phân đôi, mà trở thành đan chéo, hòa quyện, và thành sự giằng xé trong
lòng một nhân vật - nhân vật trung tâm thể hiện những ảo tưởng lãng mạn biến
cải thế giới bằng tình thương” [7, 500].
Lê Hồng Sâm và Đặng Thị Hạnh, trong Văn học lãng mạn và hiện thực
phương Tây thế kỉ XIX, đã phân tích giá trị cao quý của tác phẩm và khẳng định
Giăng Vangiăng chính là linh hồn của tác phẩm, là một “người thợ không ai biết
tới, một người vô danh, một kẻ bị quên lãng, một người qua đường anh hùng,
một kẻ vô danh vĩ đại luôn hòa vào những cuộc khủng hoảng của loài người và
những cơn thai nghén của xã hội họ vào phút giây nhất định…” [13, 76] như
Hugo đã khẳng định trong lời tựa tập sách của mình.
Trong Giáo trình văn học phương Tây, các tác giả đã khám phá ý nghĩa
của bút pháp tương phản trong việc xây dựng hình tượng Giăng Vangiăng: “Ở
giai đoạn bột phát, Jean là một người nông dân, còn khởi đầu cho sự nghiệp xây
dựng, Jean là thị trưởng. Đây là sự tương phản hợp lí và độc đáo của Hugo…
Từ một người nông dân Jean trở thành thị trưởng và đám cháy ở tòa thị chính
mang tính chất biểu trưng của sự thanh lọc, thiêu rụi quá khứ Jean, giúp Jean
đổi lốt thành một con người mới” [2, 140].
Trong Văn học phương Tây, Phùng Hoài Ngọc đã có những đánh giá sâu
sắc về giá trị các sáng tác của Hugo và khẳng định tài năng văn chương của ông.
Đối với tiểu thuyết Những người khốn khổ, tác giả cho rằng Hugo đã làm cái
4


việc “hòa lẫn mọi thứ anh hùng ca thành một thứ anh hùng ca ưu việt” [22, 29].
Và nhân vật trung tâm của Những người khốn khổ của Hugo “chưa thể gọi là
những “điển hình” (tức là mang tính cá biệt), song vẫn có một ý nghĩa xã hội,

họ là những “siêu mẫu” của tiểu thuyết hiện đại, gần gũi với điển hình A.Q của
Lỗ Tấn, Chí Phèo của Nam Cao hoặc với những nhân vật đánh mất tên tuổi
trong tiểu thuyết Kafka thế kỉ 20 sau này” [22, 29].
Lê Nguyên Cẩn, trong cuốn Victor Hugo - tác gia tác phẩm văn học nước
ngoài trong nhà trường, đã sử dụng bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ
và hiện tại để thấy được quá trình vận động vượt lên trên số phận, bước từ bóng
tối ra ánh sáng của nhân vật Giăng Vangiăng thông qua các mối quan hệ với các
nhân vật khác và ông đi đến kết luận: “Giăng Vangiăng được xây dựng theo kiểu
hình tượng mang ý nghĩa kép, hai con người trong một hình hài - một người tù
khổ sai đồng thời là một vị thánh” [5, 154].
Đặng Anh Đào, trong bài Victor Hugo - bóng tối và ánh sáng, đã có
những đánh giá về Victor Hugo như sau: “Victor Hugo là cây đại thụ của chủ
nghĩa lãng mạn Pháp đã tỏa bóng gần khắp các thế kỉ trước” [8, 493]. Đó là lời
khẳng định vị trí của thiên tài văn học thế giới Victor Hugo.
Trong Tiểu thuyết V. Hugo, Đặng Thị Hạnh đã khẳng định tài năng của
Hugo thông qua các tác phẩm của ông. Và khi đánh giá về Những người khốn
khổ tác giả viết: “Giống như mọi nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Hugo,
Giăng Vangiăng là người ở ngoài rìa cuộc đời: “Tôi không có gia đình nào. Tôi
không thuộc gia đình ông. Tôi không ở trong gia đình loài người nhưng đồng
thời đó cũng là con người bi hùng vĩ đại” [14, 54].
Trong cuốn Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX, Lê Nguyên Cẩn khẳng
định vị trí của Victor Hugo trong nền văn học nhân loại: “Đây là bản anh hùng
ca hòa trộn các biến cố lịch sử với hành trình hướng thiện của nhân vật… Nhân
vật trung tâm Giăng Vangiăng là một kiểu hình tượng kép: vừa là tù khổ sai vừa
là vị thánh” [4, 83].
Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Những người
khốn khổ của Victor Hugo của Đoàn Thị Loan - trường Đại học Tây Bắc. Tác
5



giả chỉ ra những nét tiêu biểu trong việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật để
khắc họa hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Trong đó, “Giăng Vangiăng được
xây dựng bằng cảm quan nhân đạo lãng mạn tức là một kiểu sáng tạo khác mà ở
đó phẩm chất tưởng tượng lấn át phẩm chất hiện thực” [19, 48].
Không chỉ được nghiên cứu trong các giáo trình mà vai trò, vị trí của
Victor Hugo còn được thể hiện qua các công trình mang tính chất chuyên luận
như: Victor Hugo của Đặng Thị Hạnh (1971, 1975, 1978); Victor Hugo của
Phùng Văn Tửu (1978); Victor Hugo ở Việt Nam công trình tập thể do Viện văn
học chủ trì (1985)...
Qua việc khảo sát, tìm hiểu các công trình nghiên cứu về Những người
khốn khổ, chúng tôi thấy rằng hầu hết các tác giả đều khẳng định sức sống trường
tồn của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ cổ mẫu thì chưa
thấy có nhiều công trình nghiên cứu sâu. Kế thừa các công trình nghiên cứu trên
và gợi mở cho chúng tôi hướng nghiên cứu mới, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Cổ mẫu trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor
Hugo”. Chúng tôi mong rằng, khóa luận sẽ góp phần khẳng định vị trí của Những
người khốn khổ đối với sự nghiệp của một thiên tài văn học thế kỉ XIX.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cổ mẫu trong tiểu thuyết Những người khốn khổ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Cổ mẫu cốt truyện và cổ mẫu nhân vật trong tiểu thuyết Những người
khốn khổ của Victor Hugo.
- Tiểu thuyết Những người khốn khổ tập I, II, III, Victor Hugo, Huỳnh Lý
(dịch), NXB Văn học, 2014.
3.3. Giới thuyết khái niệm
Cổ mẫu (archetype) còn được phiên dịch thành những tên gọi khác như:
siêu mẫu, mẫu gốc, nguyên sơ tượng, mẫu cổ, nguyên mẫu, nguyên tượng… Xét
về mặt từ nguyên, archetype có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp: ārche - khởi đầu và


6


typos - dấu vết/ vết in/ vết hằn. Khái niệm này liên quan trực tiếp tới lí thuyết vô
thức tập thể của nhà Tâm phân học người Thụy Sĩ Carl Gustave Jung.
Cổ mẫu là thuật ngữ thường thấy trong các từ điển văn học. Sau đây
chúng tôi xin được dẫn ra cách hiểu của một số từ điển trong và ngoài nước:
Nhà phê bình người Canada Northrop Frye quan niệm: Cổ mẫu là “một
biểu tượng, thường là một hình tượng trở đi trở lại thường xuyên trong văn học
để được nhận biết như một thành tố của một trải nghiệm văn học như một tổng
thể” (Frye, tr. 365) (Vũ Minh Đức dịch).
Từ điển Penguin về thuật ngữ và lí thuyết văn học (The Penguin dictionary
of literary terms and literary theory): “Một mẫu gốc của những bản sao; do đó là
nguyên mẫu (prototype). Theo cách hiểu chúng, ý niệm trừu tượng của một loại
thuộc nhóm đồ vật mà đại diện cho hầu hết những đặc tính được chia sẻ bởi toàn
bộ nhóm đó; do đó là một hình mẫu hoặc một vật mẫu. Một cổ mẫu có tính lại
giống và có tính phổ quát, là sản phẩm của “vô thức tập thể” và được kế thừa từ
tổ tiên chúng ta” [33, 58] Vũ Minh Đức dịch).
Từ điển Comprehesive về thuật ngữ văn học (A Comprehesive dictionary
of Literary terms): “Thế giới cổ mẫu thông thường được sử dụng để miêu tả một
kiểu hay mô hình gốc từ tất cả những cái khác được tạo ra tương tự. Thuật ngữ
này được giới thiệu trong phê bình văn học bởi nhà tâm phân học Carl Jung.
Thuật ngữ này diễn tả lí thuyết của Jung, phía sau vô thức của cá nhân hay
những kí ức quá khứ bị dồn nén, nằm trong “vô thức tập thể” của loài người:
những kí ức được nhắc lại một cách phi logic gây nên sự xúc động mạnh mẽ ở
người đọc. Thông thường, quá trình xúc cảm thời cổ xưa, thậm chí là thời
nguyên thủy. Cổ mẫu là những hình ảnh văn học thoát thai từ “vô thức tập
thể”. Chúng hiện diện trong văn học như các tình tiết và cốt truyện nhắc lại các
mô thức căn bản của đời sống. Chúng có thể cũng hiện diện như kiểu mẫu các
nhân vật như Đất Mẹ” [31, 16] (Vũ Minh Đức dịch).

Từ điển Oxford sơ lược về thuật ngữ văn học (The Concise Oxford
Dictionary of literary terms): “Cổ mẫu, một biểu tượng, đề tài, hoàn cảnh hay
kiểu nhân vật tuần hoàn trong thời gian và không gian trong thần thoại, văn
7


học, folklore, giấc mơ, và các nghi lễ thường xuyên hoặc nổi bật có thể gợi lên
(các nhà nghiên cứu phân tâm học và các nhà phê bình bao gồm các biểu tượng
thường lặp đi lặp lại như hoa hồng, rắn, và mặt trời; các chủ đề phổ biến như
tình yêu, cái chết, và sự xung đột; bối cảnh thần thoại như vườn địa đàng; các
nhân vật gốc như nữ giới, anh hùng, và phù thủy; và một số mô thức cơ bản của
hành động và cốt truyện như thử thách, xuống âm phủ, hay mối thù truyền kiếp.
Nguyên tắc cơ bản nhất của các mô thức này thường là chết, phục sinh, phản ánh
bản chất tuần hoàn các mùa trong năm: Nhà phê bình người Canada Northrop
Frye đặt trước một hình mẫu quyền thế của văn học đặt cơ sở cho lời tuyên bố
này trong cuốn Giải phẫu phê bình (1957)” [30, 19] (Vũ Minh Đức dịch).
Theo Từ điển văn học, cổ mẫu là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu của
các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của con
người, chứa đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại; vô thức tập thể
này là một yếu tố đặc trưng cho tất cả các vô thức cá nhân” [12, 972].
Nguyễn Hoàng Khánh Chi, trong luận văn Tác phẩm Hàn Mặc Tử dưới
lăng kính phê bình cổ mẫu, viết: “Cổ mẫu (archetype) là những biểu tượng lớn,
thoát thai từ vô thức tập thể xuất hiện từ thời kỳ hồng hoang của nhân loại, có
giá trị bền vững và phổ quát, được lưu giữ trong các huyền thoại, là kết tinh của
các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, nằm trong khu vực tưởng tượng của con người,
chịu sự dẫn dắt của vô thức cộng đồng” [6, 19].
Lê Huy Bắc trong Cổ mẫu như liên kí hiệu văn chương, viết: “Cổ mẫu
archetype) được chúng tôi sử dụng theo nghĩa rộng, bao gồm các mô thức trần
thuật, các sắc thái cảm xúc, giọng điệu, hình tượng, chi tiết… ra đời từ “xưa”,
làm cơ sở cho các dạng thức văn chương “sau đó” tồn tại và phát triển” [3, 85].

Như vậy, cổ mẫu là một mô hình biểu tượng hay ngữ cảnh tuần hoàn được
tìm thấy trong thần thoại, tôn giáo và truyện của tất cả các nền văn học. Campell
xác định tác phẩm của ông như một sự kiếm tìm “sự tương đồng các đề tài trong
thần thoại thế giới, chỉ ra nhu cầu không ngừng trong tâm lú nhân loại tìm kiếm
một trung tâm ở các thuật ngữ của những nguyên lí sâu thẳm” (Campbell,

8


Moyers (1988), The power of myth, New York: Doubleday, tr.xvi) (Vũ Minh
Đức dịch).
C.G. Jung đưa ra khái niệm cổ mẫu như một công thức, kết quả của
“những trải nghiệm bất tận của tổ tiên chúng ta. Đó là phần tâm lí còn lại của
những trải nghiệm bất tận của các kiểu tương tự” [35, 28] (Vũ Minh Đức dịch).
Con người cảm thấy kinh nghiệm của đời sống nhân loại có thể được
nghiên cứu tập thể qua thời gian, không gian và văn hóa. Sự tương đồng của
chúng ta có thể được chỉ ra theo hầu hết nguồn gốc nguyên thủy của ý thức nhân
loại, nơi mà các đề tài cổ mẫu hình thành ở nam giới và nữ giới hiện đại. Thuật
ngữ cổ mẫu có thể được áp dụng đối với một hình tượng, một đề tài, một biểu
tượng, một tư tưởng, một kiểu nhân vật, một mô hình cốt truyện…vv. Muốn tìm,
xác định và lí giải cổ mẫu, ta có thể căn cứ ở một số nguồn như: thần thoại, giấc
mơ, văn học, tôn giáo, những chuyện kì ảo, văn học dân gian.
Những người khốn khổ là một bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những
người lao động nghèo khổ được Victor Hugo phản ánh sinh động qua thế giới
nhân vật của tác phẩm. Họ gồm những con người nghèo khổ với đủ các tầng lớp
xã hội, đủ mọi lứa tuổi già, trẻ, trai, gái tạo thành bề rộng và sự đồ sộ của tác
phẩm. Mỗi nhân vật với một số phận riêng và họ đều là đại diện cho những hình
tượng, những cổ mẫu đã hiện diện trong tiềm thức mỗi con người chúng ta.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phuơng pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học, khóa luận sử

dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chú trọng đến các phương pháp:
phương pháp kí hiệu học, phương pháp phê bình cổ mẫu, phương pháp thống kê,
phương pháp văn hóa - lịch sử.
Phương pháp Kí hiệu học: Toàn bộ tác phẩm là một hệ thống kí hiệu được
mã hóa. Mỗi cổ mẫu là một kí hiệu và việc đọc cổ mẫu là hành trình thám mã
những lớp trầm tích ẩn sâu dưới lớp vỏ cái biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ, nhân
vật, hình tượng, cốt truyện…
Phương pháp Phê bình cổ mẫu: Phương pháp này được tiến hành trước
hết dựa trên sự khảo sát văn bản trên diện rộng làm cơ sở để chọn lọc, sắp xếp
9


và hệ thống các nhân vật, cốt truyện. Xác định cổ mẫu và tìm hiểu ý nghĩa của
nó trong tâm thức nhân loại nói chung và minh định ý nghĩa của những cổ mẫu
trong tiểu thuyết.
Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp quan trọng, dựa vào những khảo
sát cụ thể để chứng minh cho những nhận định, đánh giá. Chúng tôi xác định và
thống kê các cổ mẫu xuất hiện trong tập truyện cùng với tần số xuất hiện.
Phương pháp văn hóa - lịch sử: Phương pháp này xác định cách thức
nghiên cứu của luận văn, luôn đặt tập truyện trong các mối quan hệ ngoại tại,
quan hệ với các sáng tác văn học dân gian, Kinh Thánh, lịch sử xã hội và văn
hóa nhân loại và phương Tây, đặc biệt là lịch sử, xã hội, văn hóa Pháp. Bởi lẽ,
cổ mẫu cắm rễ sâu trong vô thức tập thể.
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu trên thì khóa luận còn sử dụng một
số thao tác đó là thao tác phân tích, thao tác tổng hợp.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bước đầu xác lập khái niệm cổ mẫu để từ đó chỉ ra và phân tích cổ mẫu
nhân vật và cổ mẫu cốt truyện trong Những người khốn khổ của Victor Hugo để
thấy được sự kế thừa chất liệu văn học dân gian và văn học truyền thống như
một đặc điểm thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn, đồng thời cũng khẳng định

những đổi mới sáng tạo của Victor Hugo.
6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước
và qua khảo sát đánh giá của bản thân, khóa luận sẽ tìm hiểu những nét đặc thù
trong cổ mẫu nhân vật và cổ mẫu cốt truyện trong Những người khốn khổ của
Victor Hugo. Từ đó cung cấp thêm một cách tiếp cận khác tác phẩm Những
người khốn khổ cũng như những tác phẩm khác của Victor Hugo hoặc của các
nhà văn khác.
Nghiên cứu tác phẩm từ lí thuyết cổ mẫu là hướng đi rộng mở và hứa hẹn
để tiếp cận các tác giả khác, không giới hạn ở thời đại hay chủ nghĩa nào. Bởi sự
viết của mỗi nhà văn tiềm tàng vô vàn cổ mẫu là tất yếu của sự viết và sự đọc.

10


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Khóa luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Cổ mẫu cốt truyện
Chương 2: Cổ mẫu nhân vật

11


CHƯƠNG 1:
CỔ MẪU CỐT TRUYỆN
Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học mà
chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện
ngắn, truyện thơ...), kí và các tác phẩm kịch. Trong một số tác phẩm thuộc loại
kí, không có yêu cầu xây dựng cốt truyện một cách chặt chẽ. Loại tác phẩm trữ
tình không có yếu tố cốt truyện vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp

tâm trạng, tình cảm, ý nghĩ cảm xúc...của tác giả, nó không đòi hỏi nhà văn phải
xây dựng những sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên tục làm cơ
sở cho sự triển khai các tính cách.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học (A Glossary of Literary Term), M.H.
Abrams định nghĩa cốt truyện (plot) như sau: “Cốt truyện (thuật ngữ được
Aristote dùng cho thần thoại) trong tác phẩm văn xuôi hay kịch được tạo thành
từ những sự kiện và hành động, như một sự sắp xếp để đạt được hiệu quả đặc
biệt về nghệ thuật và cảm xúc. Cách định nghĩa này thực ra rất đơn giản, bởi vì
hành động (bao gồm cả phần nói lẫn hành động thể chất) được thực hiện bởi
nhân vật trong tác phẩm và là cách thức biểu hiện phẩm chất đạo đức cũng như
tính khí của nhân vật. Do đó, cốt truyện và nhân vật là những khái niệm lý luận
phụ thuộc lẫn nhau - Như Henry James đã nói -: “Nhân vật là gì khi không có
tình tiết? Tình tiết là gì khi không có sự minh họa của nhân vật?” Cũng chú ý
rằng cốt truyện có thể phân biệt được với “truyện”, đó là cái khung tóm tắt
những sự việc xảy ra được sắp xếp theo trình tự thời gian. Khi chúng ta tóm tắt
truyện trong tác phẩm văn học, chúng ta trình bày cái này xảy ra trước, sau đó
thì, sau đó thì… Chỉ khi chúng ta chỉ rõ mối quan hệ giữa chúng như thế nào,
bằng nguyên nhân hay vận động, và theo cách mà tất cả những vấn đề được sắp
xếp, tổ chức để đạt được hiệu quả nhất định thì một bản tóm tắt bắt đầu tương
xứng với cốt truyện. (Xem sự phân biệt truyện và cốt truyện trong Narrative và
Nanatalogy).
Có rất nhiều dạng cốt truyện. Ví dụ, một vài cốt truyện được tổ chức để
đạt được hiệu quả bi kịch và một số khác được xây dựng cho hài kịch, tiểu
12


thuyết lãng mạn, tác phẩm trào phúng hay một vài thể loại khác. Mỗi một loại
cốt truyện thể hiện những mô hình cốt truyện đa dạng, và có thể tiêu biểu cho
mẫu cốt truyện của cả truyện lẫn kịch, cả thơ lẫn văn xuôi” [28, 224] (Vũ Minh
Đức dịch).

Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong
tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách
trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác
phẩm.
Cốt truyện dù có nhiều biến đổi thì cũng luôn theo những mô thức, những
dạng cốt truyện cơ bản. Có những dạng cốt truyện cơ bản đó là: cốt truyện tuần
hoàn/ cốt truyện chu kì và cốt truyện lũy tiến. Cốt truyện tuần hoàn/ cốt truyện
chu kì (phạm tội - lưu đày - trở về) tương ứng với cổ mẫu cốt truyện (cái chết địa ngục - phục sinh). Cốt truyện lũy tiến thường sử dụng trong truyện hay tiểu
thuyết mang tính chất phiêu lưu nhằm gia tăng tính chất kì lạ, đột biến ngẫu
nhiên của truyện.
Đối với tiểu thuyết Những người khốn khổ, chúng tôi nhận thấy, cốt
truyện là sự biến hóa của cổ mẫu cốt truyện chu kì. Ở đó, sự vận động của nhân
vật và phát triển của tuyến truyện được xây dựng theo kết cấu vòng tròn khép
kín theo một chu kì: phạm tội - lưu đày - trở về. Cốt truyện đó được quy về cổ
mẫu cốt truyện: cái chết - địa ngục - phục sinh.
1.1. Cái chết
Cổ mẫu Cái chết (Death) trước hết có thể hiểu là cái chết về mặt thể xác.
Trong rất nhiều truyện cổ, cái chết luôn xuất hiện như sự kiện có tính chất bước
ngoặt đối với cốt truyện. Đối với người xưa, cái chết luôn là nỗi ám ảnh và băn
khoăn lo sợ, bởi con người khát khao được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, một sự
thật mà con người phải đối mặt đó là cái chết. Ai sinh ra trên đời rồi cũng trở về
trong vòng tay của đất mẹ. Sau khi chết, con người sẽ xuống địa ngục hoặc lên
thiên đường. Truyện cổ tích Sự tích con sam kể về cặp vợ chồng lâu ngày xa
cách được thần cây giúp đỡ cho gặp lại nhau, người vợ phải ngậm hòn ngọc
trong miệng để đưa hai vợ chồng bay qua biển, trở về nhà. Tuy nhiên, do quá
13


nhớ nhung người chồng lâu ngày gặp lại, người vợ đã quên lời dặn mà mở
miệng ra hỏi chuyện người chồng. Chẳng may viên ngọc bị rơi mất và hai vợ

chồng cũng rơi xuống biển mà chết. Từ đó thấy có loài sam sống dưới biển, cứ
đi đôi với nhau… Đôi vợ chồng ấy, vì vi phạm quy ước rằng không được mở
miệng ra, đã phải chịu hình phạt cho hành vi của mình đó chính là cái chết.
Như vậy, Cái chết làm cho cuộc sống của con người trở nên mất thăng
bằng, nó biến con người từ dương vô cùng trở về âm vô cùng. Tuy nhiên Cái
chết không đơn thuần hiểu theo nghĩa cái chết thể xác, mà cổ mẫu Cái chết
thường mang tính ẩn dụ để nói về cái chết về mặt tinh thần, cảm xúc.
Trong hệ thống truyện cổ, thường bắt đầu cho cốt truyện tuần hoàn là
hành động phạm tội của nhân vật. Nhân vật thường có hành động cấm kị, phạm
vào những điều răn không được làm một cách vô tình hay cố ý. Hành động
phạm tội thường có nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Các hành động phạm tội
đều phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Sự trừng phạt đối với nhân vật phạm tội
có nhiều biến thể khác nhau. Có khi nhân vật bị trừng phạt bằng cái chết về thể
xác nhưng cũng có khi lại bị phạt là cái chết về mặt tinh thần. Trong hệ thống
thần thoại, truyện cổ tích, văn chương cổ ngày xưa, nhân vật phạm tội sau khi
chết hoặc bị đày xuống địa ngục tăm tối hoặc được lên thiên đường. Bên cạnh
đó, các nhân vật nếu không chết thì có thể bị đày vào rừng, lên núi cao hoặc
xuống biển sâu… Đó đều là những nơi cách biệt với cuộc sống loài người. Họ
phải chịu đựng sự tách biệt, sống cuộc sống đơn độc, lẻ loi. Adam và Eva, thủy
tổ của loài người, vì nghe theo lời dụ dỗ của quỷ Satan giả dạng con rắn mà vi
phạm lời răn của Chúa: có thể ăn quả của bất cứ loại cây nào trong vườn Eden
trừ quả của cây giữa vườn. Adam và Eva bất tuân lời răn dạy của Chúa nên đã
ăn quả từ Cây hiểu biết. Hành động của họ đã làm Chúa tức giận, Người đã đuổi
hai người ra khỏi vườn Eden. Việc Adam và Eva bị đuổi khỏi vườn Eden là một
sự trừng phạt, cũng có thể xem như là một cái chết.
Sự kiện Cái chết trong cuộc đời của Giăng Vangiăng được khởi di từ hành
động ăn trộm bánh mì. Giăng Vangiăng vốn là một người rất giàu tình cảm. Anh
tự cho mình cái trách nhiệm phải nuôi bảy đứa cháu nhỏ của bà chị góa chồng.
14



Nhưng lực bất tòng tâm. Một năm trời làm rét quá khiến Giăng Vangiăng không
có việc làm. Nhà không có một mẩu bánh để ăn. Giăng Vangiăng rất thương
những đứa cháu nhỏ của mình phải chịu đói. Bần cùng sinh đạo tặc. Anh đành
phải đi ăn cắp miếng bánh mì của một cửa hàng để cho mấy đứa cháu nhỏ ăn.
Dưới lăng kính của chủ nghĩa lãng mạn, hành động đó của Giăng Vangiăng là
một nghĩa cử cao đẹp, một hành động xuất phát từ tình thương. Các nhà chủ
nghĩa lãng mạn đã lí tưởng hóa vẻ đẹp của nhân vật. Song hành động ấy khi quy
về cổ mẫu, nó đồng nhất với sự phạm tội. Giăng Vangiăng đã vi phạm vào
những điều luật mà nhà nước, xã hội không cho phép, đã đập vỡ cửa kính để lấy
trộm bánh mì. Anh có thể cố gắng kiếm việc làm gì đó khác để có mấy đồng
mua bánh cho cháu. Hoặc khi anh không thể tìm được công việc gì đó để kiếm
tiền thì anh có thể đi cầu xin họ, và biết đâu những tấm lòng nhân hậu lại rủ lòng
thương mà cho mấy đứa cháu của anh ăn. Nhưng Giăng Vangiăng không làm
vậy. Có lẽ anh đã quá bế tắc, tuyệt vọng và bần cùng, anh đã đi ăn cắp bánh mì
của người ta. Anh đã vi phạm pháp luật. Anh phá hàng rào, đập vỡ cửa kính của
cửa hàng và còn ăn trộm bánh mì nữa. Đó là hành động sai trái. Và Giăng
Vangiăng phải chịu hình phạt cho hành động đó trong suốt quãng đời còn lại của
mình.
Dù ở bất cứ đâu, hoàn cảnh nào, các nhân vật trong văn học hay con
người ngoài đời thường đã phạm tội là đều phải chịu sự trừng phạt bằng cách
này hay cách khác. Giăng Vangiăng phạm tội nên không thể tránh khỏi sự trừng
phạt. Sự trừng phạt đối với Giăng Vangiăng không phải là cái chết về mặt thể
xác, mà là cái chết về tinh thần. Cuộc sống của nhân vật trở nên thay đổi từ
trường tự do sang trường mất tự do, chuyển từ địa vị một công dân thành một
tên tù khổ sai. Nhà tù là biểu tượng của cõi chết, của địa ngục giam cầm thể xác
và tâm hồn nhân vật.
Cuộc sống trong tù là một cuộc sống bất thường. Ở đây, con người bị tước
đi quyền tự do. Phải chịu một cuộc sống gò ép, kỉ luật. Một cuộc sống dưới sự
giám sát của người khác, không còn được tự do làm theo ý mình. Chính cuộc

sống trong tù này đã trừng phạt con người về mọi mặt, thể chất và tinh thần.
15


Thậm chí còn tha hóa, biến những con người lương thiện thành những kẻ lưu
manh. Nhà tù đã biến một anh canh điền hiền lành chân thật như Chí Phèo thành
một kẻ lưu manh, từ một cành củi khô trở thành một que củi cháy. Giăng
Vangiăng trước khi vào tù là một người hiền lành nhưng sau khi ra tù anh trở
nên căm hận cuộc đời. “Lúc vào tù Giăng Vangiăng run sợ, khóc lóc; đến khi ra,
anh thành người thản nhiên, trơ như đá. Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay ra,
lòng anh đen tối” [15, 142]. Giăng Vangiăng từ một con người lương thiện trở
thành một tên tù khổ sai. Mà đi đâu người ta cũng xa lánh, xua đuổi.
Sau khi ra tù, Giăng Vangiăng còn có một hành động sai lầm nữa, đó là
trấn đồng tiền của thằng bé Giecve. Anh thực hiện hành động này trong vô thức,
có phần ngẫu nhiên. Nhưng hành động đó để lại cho anh sự day dứt mãi đến tận
sau này. Đó cũng là một hành vi phạm tội mà anh phải trả giá bằng việc dằn vặt
lương tâm suốt quãng đời còn lại.
1.2. Địa ngục
Địa ngục chính là một giai đoạn trong cốt truyện tuần hoàn xoay quanh
cuộc đời nhân vật. Sau khi chết, con người bị tống giam dưới địa ngục. Tương
ứng với địa ngục trong các truyện cổ là hành trình lưu đày của nhân vật. Quãng
thời gian lưu đày thường là một khoảng thời gian vô cùng gian nan, vất vả đến
cùng cực. Đó chính là sự trừng phạt cho hành vi phạm tội.
Cain trong Kinh Thánh cũng tương tự như vậy. Cain đã phạm một tội rất
lớn là giết em trai của mình. Chính vì vậy Cain đã bị Chúa trừng phạt, Hình phạt
Chúa dành cho Cain đó là đánh một cái dấu lên trán của Cain. Cái dấu đó theo
Cain mãi mãi. Cain dù đi đến đâu thì chỉ cần nhìn vào cái dấu đó người ta đều
biết tội ác mà Cain gây ra. Cain đã phải chịu sự xa lánh, dè bỉu của mọi người.
Thời gian Cain đi lang thang, chịu đựng sự khinh miệt, chính là quãng thời gian
lưu đày. Một quãng thời gian vô cùng khó khăn để trả giá cho hành động phạm

tội của mình.
Giăng Vangiăng sau khi phạm tội thì anh phải chịu phạt. Anh bị bắt vào
tù. Tòa tuyên án anh chịu năm năm tù khổ sai. Giăng Vangiăng đã bị khóa vào
một dây xích tù thật lớn. Anh bị gông vào cổ, bị giải đi Tulông. “Hai mươi bảy
16


ngày ròng rã trên một chiếc xe bò, xiềng xích luôn mang trên cổ” [15, 140]. Cả
cuộc đời của Giăng Vangiăng trước đó bị xóa mờ. Anh không còn là Giăng
Vangiăng nữa. Bây giờ anh là một tên tù khổ sai, là con số 24.601. Giăng
Vangiăng sau bốn lần vượt ngục không thành, con số chịu án tù khổ sai của anh
đã lên đến mười chín năm. “Như thế chỉ vì anh đập một miếng kính và lấy một
cái bánh mì” [15, 142].
Mười chín năm giam cầm và đày đọa, linh hồn Giăng Vangiăng có lúc
cao lên, có lúc lại rơi xuống thấp. Ánh sáng lọt vào được bên này thì bên kia
bóng tối cũng lấn đến. “Cái lỗi trừng phạt, trong đó nổi bật sự tàn nhẫn, nghĩa
là điều làm cho người ta đần độn đi, chỉ đưa đến kết quả tệ hại là biến dần dần
con người trở thành thú rừng, có khi thành thú dữ” [15, 148]. Đó chính là cái
tác hại lạ lùng của pháp luật đối với tâm hồn con người. Giăng Vangiăng trong
mười chín năm giam cầm, trong cuộc đời đày ải, khi roi vọt, xiềng xích, lúc nằm
ngục, lao dịch, khi ở ngoài ánh nắng thiêu đốt, lúc nằm trên tấm phản của nhà tù
khổ sai, anh thường tự hỏi lương tâm và suy nghĩ. Năm này qua năm khác, tâm
hồn ấy khô héo dần, chậm chậm nhưng không gì ngăn nổi.
Quá trình Giăng Vangiăng ở trong tù là một quãng thời gian vô cùng khốc
liệt. Nhà tù luôn là nơi khiến cả thể xác và tâm hồn con người bị hư hại. Đặc
biệt, chế độ nhà tù trong giai cấp tư sản lúc bấy giờ càng khốc liệt hơn khiến
Giăng Vangiăng trong thời gian đó trở thành một người hoàn toàn khác. Giăng
Vangiăng rất hiền lành, giàu tình thương, sống chân thật và giản dị. Nhưng khi
sống trong tù, anh đã phải suy nghĩ và đắn đo và nghi hoặc về cuộc đời, về xã
hội mà mình đang sống. Có lúc thì anh giận bản thân mình, nhưng có lúc anh lại

giận xã hội, giận đời. Giăng Vangiăng trở nên cục cằn, thô lỗ. Nhà tù lao khổ
khiến anh không ít lần muốn bỏ trốn. Giăng Vangiăng đã vượt ngục đến bốn lần
tuy nhiên đều thất bại. Vì những lần vượt ngục thất bại đó mà số năm tù khổ sai
của Giăng Vangiăng đã lên đến mười chín năm.
Quãng thời gian Giăng Vangiăng ở trong tù chính là quãng đời lưu đày
địa ngục đầy tăm tối của anh. Ta bắt gặp một nhân vật khá giống Giăng
Vangiăng trong văn học Việt Nam. Đó là Chí Phèo. Chí Phèo cũng bị đi tù và dù
17


thời gian Chí bị đi tù không nhiều như của Giăng Vangiăng, nhưng sự đối đãi
của nhà tù dành cho Chí Phèo thì cũng gần giống với Giăng Vangiăng. Nhà tù
đã đào tạo ra một Giăng Vangiăng và một Chí Phèo có những nét rất giống
nhau. Trước khi đi tù Chí Phèo cũng là một anh canh điền rất hiền lành và chăm
chỉ. Nhưng sau khi bị đẩy đi tù, nhà tù đã đào tạo Chí Phèo thành một con người
hoàn toàn khác. Chí Phèo trước khi vào tù là một cành củi khô thì sau khi ra tù
trở thành một que củi cháy. Chí Phèo trở thành một thằng bặm trợn, lưu manh.
Hận đời và hận tất cả mọi người. Hắn chuyên đi đâm thuê, chém mướn cho Bá
Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo bị xa lánh và khước từ
bởi tất cả người dân trong làng.
Giăng Vangiăng cũng vậy. Ở trong tù, Giăng Vangiăng đã phải chịu qua
bao nhiêu gian khổ như vậy, đày đọa như vậy nhưng sau khi ra tù anh cũng
không hề được tự do. Có thể tấm thân của anh được giải thoát, anh không còn
phải chịu cảnh xiềng xích, phục dịch mỗi ngày nhưng tâm hồn anh không hề
được giải thoát. Ngay từ khi ra tù Giăng Vangiăng đã bị vô thừa nhận. Không
người nương tựa, không chốn dung thân. Anh chỉ mang theo bên mình một thân
phận cựu tù khổ sai cùng với tấm giấy thông hành màu vàng. Đi đến đâu, anh bị
xua đuổi đến đấy. Người ta ghét anh, người ta khinh anh, người ta sợ anh. Người
ta xa lánh và xua đuổi anh. Có người thì nhìn anh bằng ánh mắt khinh thường,
dè bỉu, có người thì nhìn anh đầy sợ hãi. Dù anh có tiền nhưng vào quán ăn nào

họ cũng đuổi. Dù anh chỉ xin ngủ nhờ một xó trên gác xép hay trong chuồng
ngựa, chỉ xin uống một cốc nước người ta cũng không cho. Và đến cả cái ổ chó
anh cũng không được nằm, bị nó đuổi đi. Giăng Vangiăng hoàn toàn bị vô thừa
nhận, không chốn dung thân, lang thang, phiêu bạt. Mười chín năm tù còn chưa
đủ, cả quãng thời gian còn lại sau khi đã ra tù Giăng Vangiăng vẫn tiếp tục phải
chịu sự trừng phạt, phải trả giá cho hành động phạm tội của mình, một cái giá rất
đắt.
Để có thể tiếp tục tồn tại Giăng Vangiăng đã phải giấu đi thân phận cựu tù
khổ sai của mình, phải đội lốt một người khác, sống với một cái tên khác, đó là
Mađơlen. Tất cả thời gian sống với thân phận là Mađơlen, anh đã xám hối và
18


chuộc lỗi. Anh làm rất nhiều việc thiện, giúp đỡ người nghèo khổ… Giăng
Vangiăng lúc này dưới cái tên Mađơlen với chức danh là thị trưởng đã có địa vị
trong xã hội, được mọi người quý mến và tôn trọng. Tuy nhiên, đó chưa phải là
sự giải thoát của anh. Tâm hồn Giăng Vangiăng vẫn luôn phải chịu sự dày vò.
Anh không được sống là chính bản thân mình, phải đội lốt một người khác, đó
cũng chính là hình phạt. Anh sống rất lặng lẽ và âm thầm. Anh luôn luôn phải
tránh né sự truy lùng, sự để ý, soi mói của cảnh sát. Đặc biệt là tên mật thám
Giave. Hắn nghi ngờ rằng Mađơlen chính là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng ngày
nào. Bởi vậy, hắn luôn luôn rình rập, theo dõi, tìm mọi kẽ hở của Giăng
Vangiăng để kết tội. Cho đến khi hắn xác nhận chính xác Giăng Vangiăng là
Mađơlen, hắn đã không ngừng truy đuổi, trên mọi nẻo đường, mọi địa điểm để
tìm bắt Giăng Vangiăng. Giăng Vangiăng luôn luôn phải chạy trốn. Phải lẩn
tránh. Phải sống rất lặng lẽ ở những nơi rất vắng và khó tìm thấy. Anh không
dám nói tên thật của mình cho mọi người. Dù sống ở đâu, anh cũng phải tìm một
cái tên khác để che dấu thân phận. Có lúc là bác Mađơlen, có lúc lại là ông Lơ
Blăng. Giăng Vangiăng luôn ở trong những nơi rất vắng, rất lặng lẽ, khó tìm.
Giăng Vangiăng còn tìm cả những ngôi nhà, những địa điểm dự trù để phòng khi

bị cảnh sát truy đuổi thì còn có nơi trú chân. Anh dịch chuyển thường xuyên chứ
rất ít khi sống cố định ở một địa điểm. Ngay cả với con gái của mình là Côdét
thì Giăng Vangiăng cũng không dám công khai thân phận thật của mình. Giăng
Vangiăng luôn luôn trầm tư, lặng lẽ và hẳn cũng rất mệt mỏi và khổ sở vì cả một
đời phải sống trong lừa dối, không được sống đúng nghĩa là chính bản thân
mình. Cả cuộc đời Giăng Vangiăng phải chịu trừng phạt và trả giá cho những
việc mà mình làm.
1.3. Phục sinh
Sau cái chết, con người trải qua tất cả những hình phạt, thử thách luôn
nuôi ước vọng được phục sinh, được sống lại, được trở về với trạng thái sống
ban đầu. Cũng giống như hành trình lưu đày của nhân vật, sau bao năm tháng bị
lưu đày nơi rừng sâu, biển cả, nhà tù sẽ được trở về với quê hương, gia đình để
“khôi phục địa vị” ban đầu.
19


Trong cổ mẫu cốt truyện tuần hoàn, trở về - phục sinh chính là giai đoạn
cuối cùng của nhân vật. Sau khi đã trải qua những hành động phạm tội, phải
chịu sự trừng phạt, trải qua tất cả những gian nan khổ cực lưu đày thì nhân vật sẽ
được trở về và phục sinh. Người bị tha hóa sẽ quay về con đường lương thiện,
người không được thừa nhận sẽ được thừa nhận, người đau khổ sẽ được hạnh
phúc, người xa cách sẽ được đoàn tụ… Đời sống thường nhật và đời sống tâm
hồn của nhân vật thay đổi từ bất hạnh sang hạnh phúc.
Tuy nhiên, trở về phục sinh và làm lại cuộc đời không phải là dễ dàng. Dù
là nhân vật nào thì cũng sẽ phải trải qua một quá trình vô cùng khó khăn, hoặc là
phải vượt qua thử thách thì mới được trở về. Phục sinh là cả một quá trình! Để
có được sự phục sinh về thể xác của những con người trong truyện cổ cần tới sự
sám hối về những lỗi lầm của chính nhân vật, và được hỗ trợ từ sự giúp đỡ của
những lực lượng thần kì. Để phục sinh trong tâm hồn cần thời gian để con người
tự thức tỉnh, bừng ngộ, con người tự đấu tranh với chính mình. Nhân vật sẽ trải

qua thử thách. Sự thử thách có ý nghĩa kiểm chứng, thanh lọc mọi tạp niệm còn
sót lại trong lòng mỗi người. Nếu các nhân vật trong truyện cổ tích, thần thoại
được thần tiên giúp đỡ thì nhân vật với cái chết tâm hồn sẽ luôn được giúp đỡ
bởi những người thầy cuộc sống. Những con người mà nhân vật sẽ gặp suốt
chặng đường lưu đày, họ giúp cho nhân vật hiểu hơn về cuộc sống, hiểu hơn về
chính con người mình. Để có sự phục sinh của Raskolnicov trong Tội ác và
trừng phạt của Dostoievsky, không thể không nhắc tới vai trò của Sonya, người
nắm lấy bàn tay Raskolnikov, thanh tẩy tâm hồn anh, kéo anh trở lại trong vòng
tay yêu thương của Chúa. “Qua nỗi đau và sự sợ hãi, nhân vật chiến thắng cảm
tâm trạng thất vọng, và qua quá trình tự nhận thức được phục sinh” [34, 110].
(Vũ Minh Đức dịch).
Mirien chính là người thầy trong cuộc sống của Giăng Vangiăng. Mirien
đã khơi lên bản tính lương thiện, thắp sáng tâm hồn, phục sinh tâm hồn Giăng
Vangiăng.
Sự phục sinh, trở về của Giăng Vangiăng diễn ra qua một quá trình lâu dài
và đó là một quá trình không hề đơn giản. Giăng Vangiăng ra tù những tưởng
20


cuộc sống của anh sẽ mãi mãi tuột dốc xuống vực sâu. Nhưng Mirien đã cứu vớt
anh lên, đưa anh trở về. Mirien là một đức giám mục hiện thân cho Chúa. Ông
đã sống cả một cuộc đời với tình thương và cảm hóa những tâm hồn. Ông mong
muốn gửi gắm tình thương đến cho tất cả mọi người, và ông hi vọng tình thương
đó sẽ cảm hóa được những tâm hồn lạc lối, thay đổi được phần nào cuộc sống
rối ren lúc bấy giờ.
Mirien đã dùng tình thương để cứu vớt Giăng Vangiăng. Trong khi tất cả
mọi người đều khinh rẻ và xa lánh anh, thì ông Mirien lại đón tiếp anh, đón tiếp
bằng tất cả tình thương. Đức giám mục đối xử với Giăng Vangiăng một cách rất
công bằng và bình đẳng, tôn trọng anh như tôn trọng tất cả mọi người. Đối diện
với hành động sai trái của Giăng Vangiăng đó là ăn cắp bộ đồ ăn bằng bạc của

mình, ông đã có thái độ rất đáng khâm phục. Ông không trách phạt mà lại cứu
giúp anh. Ngài giám mục đưa thêm cho Giăng Vangiăng đôi chân đèn bằng bạc
để cứu rỗi tâm hồn anh. Chính hành động đó của giám mục đã vớt Giăng
Vangiăng từ bùn đen lên. Đã đưa Giăng Vangiăng từ trong bóng tối ra ngoài ánh
sáng. Ánh sáng của ngọn đèn bằng bạc, ánh sáng của tấm lòng lương thiện cao
cả của ngài Mirien hay ánh sáng của Chúa đã rọi sáng con người Giăng
Vangiăng, rọi sáng tâm hồn anh, đem anh trở về với những yêu thương của
Chúa. Đức giám mục chính là một người thầy vĩ đại trong cuộc sống, cứu rỗi
linh hồn Giăng Vangiăng, đem anh trở về và phục sinh con người anh, cuộc
sống của anh.
Đức giám mục Mirien chính là một điển hình để cho Giăng Vangiăng về
sau cả quãng đời còn lại đã sống như những gì ông từng sống và mong muốn
mọi người sống. Giăng Vangiăng đã làm tất cả những việc thiện y như đức giám
mục từng làm, anh lấy ngài giám mục như một tấm gương, biết ơn ngài và từ đó
Giăng Vangiăng như là hiện thân của ngài Mirien, hiện thân của Chúa cứu thế.
Trước khi trở về với con người lương thiện, để phục sinh cuộc sống của
mình, Giăng Vangiăng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Ngoài việc
Giăng Vangiăng đã gặp một người thầy là đức giám mục Mirien thì một sự việc
nữa có thể nói đến chính là khoảnh khắc Giăng Vangiăng không màng hiểm
21


×