Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIÊT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ ANH THƢ

ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG THẨM PHÁN HÀNH CHÍNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

: 62.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIÊT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ ANH THƢ

ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG THẨM PHÁN HÀNH CHÍNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính


Mã số

: 62.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận án

NGUYỄN THỊ ANH THƢ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ............................................ 8
1.1. Tồng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 18
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................. 19
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG THẨM PHÁN

HÀNH CHÍNH ..................................................................................................... 21
2.1. Nhận thức chung về đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính tại
Việt Nam ......................................................................................................... 21
2.2. Vai trò đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính ở Việt Nam ................. 28
2.3. Nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành
chính ở nước ta ................................................................................................ 45
2.4. Sử dụng đội ngũ Thẩm phán hành chính ................................................ 52
2.5. Kinh nghiệm một số quốc gia về đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành
chính và kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................... 54
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 64
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG
THẨM PHÁN HÀNH CHÍNH Ở NƢỚC TA..................................................... 66
3.1. Khái quát chung về công tác đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành
chính ...................................................................................................... 66
3.2.Tổng kết công tác đào tạo thẩm phán những năm qua.............................. 69
3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng Thẩm phán hành chính ............................... 84
3.4. Nhu cầu về đội ngũ Thẩm phán hành chính trong bối cảnh mới ............. 89
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 92


Chƣơng 4: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
VÀ SỬ DỤNG THẨM PHÁN HÀNH CHÍNH Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ..... 94
4.1. Quan điểm và nguyên tắc nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán
hành chính ở nước ta hiện nay ........................................................................ 94
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo Thẩm phán hành
chính trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay .............................. 111
4.3. Nhóm giải pháp sử dụng và đãi ngộ Thẩm phán trong hoạt động xét xử
vụ án hành chính.............................................................................................. 127
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................. 140
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 145
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CDTP

: Chức danh tư pháp

HVHC

: Hành vi hành chính

HVTP

: Học viện Tư pháp

QĐHC

: Quyết định hành chính

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TP

: Thẩm phán


TPHC

: Thẩm phán hành chính


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác cán bộ luôn luôn có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi thời kỳ
lịch sử, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh
của Đảng, của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất tâm huyết đối với
công tác này. Người coi đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng;
đạo đức phải gắn liền với năng lực. Đối với cán bộ tư pháp, Người dạy phải nêu
cái gương phụng công thủ pháp, chí công vô tư. Trong công cuộc cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay, việc tăng cường xây dựng đội ngũ Thẩm phán nói
chung, Thẩm phán hành chính nói riêng là vấn đề khách quan cần có sự quan
tâm đúng mức, bởi vì đội ngũ Thẩm phán có một vị trí, vai trò đặc biệt trong
hoạt động xét xử các vụ án hành chính. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ Thẩm phán có phẩm chất chính trị
và đạo đức, chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bảo
đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương 3, khoá VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước” tiếp tục khẳng định và chỉ rõ sự cần thiết việc lập quy hoạch
tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với các
tiêu chuẩn cụ thể. Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục đưa ra
quan điểm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ cán bộ tư pháp… Kết quả là từ thời kỳ Đổi mới đến nay, chúng ta đã
đào tạo và tuyển chọn được một đội ngũ Thẩm phán có phẩm chất chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Song,
nhìn chung đội ngũ Thẩm phán, nhất là đội ngũ Thẩm phán xét xử hành chính

nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, còn yếu kém về nhiều mặt.
Các Nghị quyết của Đảng trong thời gian gần đây, đặc biệt là Nghị quyết số
08/NQ-TW ngày 2/1/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ

1


Chính trị đã đặt ra yêu cầu cấp bách đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan
tư pháp, toà án nói chung và tăng cường xây dựng đội ngũ Thẩm phán nói riêng.
Nghị quyết số 08/TW nêu rõ: “Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa
đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu
về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu
trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về đạo đức”[2]. Nghị quyết số 49/TW về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã đặt ra nhiều vấn đề lớn phải giải
quyết, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ Thẩm phán. Chính vì vậy, một loạt
vấn đề lý luận cũng như thực tiễn cần phải làm rõ hơn trong việc xây dựng đội
ngũ Thẩm phán nước ta, nhằm đảm bảo cho đội ngũ này xứng đáng với vị trí,
vai trò người cầm cân nảy mực, bảo vệ sự công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân.
Trong hoạt động tư pháp vai trò của Thẩm phán là hết sức quan trọng.
Việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán là vấn đề quan tâm của tất cả các quốc gia.
Với việc thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân 1995, và ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ hành hành
chính 1996, Luật tổ chức Tòa án năm hệ thống cơ quan xét xử hành chính được
hình thành, song song đó là công tác đào tạo và sử dụng Thẩm phán xét xử hành
chính được đề ra và ngày càng được hoàn thiện. Đào tạo và sử dụng Thẩm phán
hành chính hiện hành đã bước đầu tạo điều kiện cho việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ
Thẩm phán, đảm bảo tính thống nhất trong việc tuyển chọn Thẩm phán và sự
lãnh đạo nhất quán của Đảng về tổ chức cán bộ.
Khó khăn, phức tạp nhất hiện nay là hoàn thiện chế độ chế độ đào tạo và

sử dụng Thẩm phán hành chính nhằm xây dựng đội ngũ Thẩm phán xét xử hành
chính đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, vững
vàng về phẩm chất đạo đức, đáp ứng được các đòi hỏi của công cuộc cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay.

2


Có thể thấy rằng, trước những đòi hỏi, thách thức của thời cuộc, đội ngũ
Thẩm phán hành chính của nước ta hiện nay nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được
với nhiệm vụ chính trị, còn yếu kém về nhiều mặt: thiếu về số lượng và đặc biệt
là vẫn còn yếu về chất lượng. Nhiều Thẩm phán hành chính năng lực chuyên
môn hạn chế, không đáp ứng nổi công việc được giao. Vì vậy, vấn đề cấp bách
hiện nay là phải đổi mới và hoàn thiện chế độ đào tạo và sử dụng Thẩm phán
hành chính nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Trước đòi hỏi cấp bách về lý luận cũng như thực tiễn, các nhà khoa học
cũng như những người làm công tác xét xử vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức
tới việc nghiên cứu và tổng kết công tác đào tạo và sử dụng Thẩm phán xét xử
hành chính. Đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu, toàn diện về vấn đề đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính, có
chăng chỉ có một số bài viết, công trình đề cập đến một vài khái cạnh nhỏ lẻ liên
quan. Thực tế này xuất phát từ đặc điểm của đào tạo các chức danh Tòa án,
trong đó có đào tạo Thẩm phán là hoạt động đào tạo đặc thù, mới mẻ nên chưa
có nhiều kinh nghiệm, chưa được nghiên cứu, tổng kết bài bản.
Với những lý do đã nêu, tác giả chọn đề tài: “Đào tạo và sử dụng Thẩm
phán hành chính ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sỹ luật học, mong muốn
được đóng góp vào công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đề ra
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng Thẩm phán
hành chính trong việc bảo đảm chất lượng xét xử án hành chính; đánh giá được
thực trạng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng Thẩm phán hành chính, chỉ ra những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra được những giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính ở nước ta hiện nay.

3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, các nhiệm vụ đặt ra cho luận án bao gồm:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo Thẩm phán hành chính: khái niệm,
đặc điểm, vai trò, đặc điểm của đào tạo và sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến
đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính; kinh nghiệm đào tạo Thẩm phán
hành chính ở một số nước trên thế giới và tìm ra những giá trị mà Việt Nam có
thể tham khảo.
Hai là, nghiên cứu thực trạng đào tạo Thẩm phán của Học viện Tư pháp
và Trường Cán bộ Tòa án (nay là Học viện Tòa án), sử dụng Thẩm phán hành
chính ở nước ta hiện nay và chỉ ra những hạn chế, bất cập cần khắc phục và
nguyên nhân của những của hạn chế.
Ba là, trên cơ sở lý luận về đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính, đưa
ra được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành
chính theo yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay ở Việt
Nam, theo hướng ngày càng chính quy, vững mạnh, đủ khả năng đáp ứng ngày
càng cao nhiệm vụ chính trị được giao.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính ở nước ta hiện nay; mối quan hệ giữa
đào tạo và sử dụng Thẩm phán ; kinh nghiệm đào tạo và sử dụng Thẩm phán

hành chính của một số nước khác trên thế giới và bài học cho Việt Nam; các giải
pháp bảo đảm chất lượng đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động đào tạo và sử dụng Thẩm phán
hành chính, luận án nghiên cứu trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn đào
tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động này.

4


4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách bộ máy
nhà nước, cải cách tư pháp, đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính. Để thực
hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích đánh
giá, khái quát kết quả các công trình khoa học có liên quan đến chủ đề luận án;
phân tích, đánh giá thực tiễn đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính.
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh bằng cách đối chiếu từng giai đoạn
xây dựng đội ngũ Thẩm phán theo tiến trình lập hiến của nước ta và so sánh đào
tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính ở một số quốc gia trên thế giới, rút ra những
kết luận mà Việt Nam có thể tham khảo.
Phương pháp thống kê, tổng hợp các số liệu từ các báo cáo định kỳ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống việc
xây dựng đội ngũ Thẩm phán hành chính nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đi từ cái chung đến cái riêng, từ
những vấn đề lý luận đến thực tế thực hiện; kết hợp giữa tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn với nghiên cứu lý luận, sưu tầm tài liệu trong và ngoài nước và tham

khảo ý kiến chuyên gia để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Điểm mới của luận án gồm những vấn đề chủ yếu sau:
- Về mặt lý luận, dưới góc độ Luật hiến pháp và Luật hành chính luận án
góp phần làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của Thẩm phán hành chính, quan niệm
về đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính; mục tiêu và các nguyên tắc đào
tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính; nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo
và sử dụng Thẩm phán hành chính ở nước ta.

5


- Về mặt thực tiễn, luận án đã khái quát tình hình đào tạo và sử dụng
Thẩm phán nước ta từ năm 1945 đến nay, đặc biệt đã tập trung đánh giá thực
trạng đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính từ năm 1995; thực tiễn thực
hiện pháp luật về đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính. Qua đó rút ra
những nguyên nhân của những thành tự đã đạt được những hạn chế, bất cập
trong hoạt động đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính thời gian qua.
- Luận án đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng
Thẩm phán hành chính, cụ thể là: kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm đổi
mới công tác đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính trong bối cảnh cải cách
tư pháp ở nước ta hiện nay. Bao gồm: Quy hoạch nguồn Thẩm phán hành chính
và nâng cao chất lượng Thẩm phán hành chính; một số giải pháp hoàn thiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán hành chính; chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng Thẩm phán hành chính đương nhiệm; hoàn thiện chế độ tuyển chọn, bổ
nhiệm Thẩm phán hành chính; nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Thẩm phán hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức lại mô hình Tòa án theo
tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp giai đoạn 2006 – 2020; hoàn thiện pháp luật về tố tụng
hành chính; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với Thẩm phán; đảm bảo điều

kiện vật chất cho hoạt động của Thẩm phán, cải cách cơ bản tiền lương và các
chế độ đãi ngộ khác đối với Thẩm phán hành chính; hoàn thiện chế độ khen
thưởng, kỷ luật Thẩm phán đối với Thẩm phán hành chính; hoàn thiện phương
thức lãnh đạo của Đảng và sự kiểm tra, giám sát của nhân dân trong công tác
đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính; tăng cường hợp tác quốc tế trong
công tác đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo và sử dụng
Thẩm phán hành chính, trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công cuộc cải
cách tư pháp. Kết quả nghiên cứu luận án góp phần tích cực vào việc triển khai

6


thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là việc triển
khai thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn 2006 - 2020 theo Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy tại
các cơ sở đào tạo Thẩm phán trong việc xây dựng chương trình đào tạo Thẩm
phán hành chính; làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong sử
dụng Thẩm phán hành chính và các cơ sở đào tạo các chuyên gia pháp luật ở
nước ta trong việc giảng dạy các môn học: luật Hành chính, luật Hiến pháp, đặc
biệt là luật tố tụng hành chính.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, được bố cục như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành
chính ở nước ta.

Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng
Thẩm phán hành chính trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN CẦN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Việc thực hiện tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án là một phần trong quá trình nghiên cứu Luận án, với mục tiêu chính là
khái quát được tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài
luận án, đưa ra các đánh giá, rút ra những nội dung nghiên cứu mà luận án cần
tiếp tục thực hiện.
1.1. Tồng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về đào tạo và sử dụng Thẩm phán
- Các tài liệu nước ngoài về đề tài chuyên sâu này ở các thư viện nước ta
còn quá ít và tản mạn. Vì vậy, điều kiện để tác giả tham khảo không được nhiều.
Những tài liệu nước ngoài này được sử dụng trong luận án sẽ được liệt kê ở
phần tài liệu tham khảo.
- Một số bài viết của các tác giả trong nước hoặc Báo cáo của nhóm công
tác nghiên cứu ở nước ngoài giới thiệu về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ Thẩm
phán ở một số nước như: “Những quy định về Thẩm phán của một số nước trên
thế giới” của hai giả Đào Thị Hằng, Nguyễn Tố Hằng; “Mô hình tổ chức và
hoạt động của hệ thống toà án một số nước trên thế giới hiện nay” của tác giả
Trần Văn Tăng; “Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Trung Quốc” của Viện
KH pháp lý - Bộ Tư pháp; “Báo cáo kết quả chuyên công tác tại toà án Cộng
hoà Pháp và Na Uy” của Ban cán sự Đảng TAND tối cao. Các tài liệu tham
khảo nói trên chủ yếu đề cập đến các điều kiện, tiêu chuẩn làm Thẩm phán hoặc
về các chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng... đối với Thẩm phán ở

một số nước.
Trong số các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, có thể kể ra một số công trình
nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán như sau:

8


Công trình nghiên cứu của Hội đồng châu Âu (Conseil of Europe) về đào
tạo thẩm phán và công tố viên tại một số quốc gia châu Âu (Conseil of Europe,
The training of judges and public prosecutors in Europe, Conseil of Europe
Publishing, 1996, 180 trang, tiếng Anh) giới thiệu về đào tạo và bồi dưỡng thẩm
phán, công tố viên tại Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Ba
Lan. Nghiên cứu này giới thiệu và so sánh mô hình đào tạo Thẩm phán và Công
tố viên tại các quốc gia nên trên, nhưng mới dừng lại ở những nét sơ lược và
chưa nghiên cứu chuyên sâu về thẩm phán xét xử hành chính.
Nghiên cứu so sánh số 164 (2005-2006) của Thương viện Pháp về tuyển
chọn và đào tạo Thẩm phán tại một số quốc gia (Étude de législation comparée
n° 164 (2005-2006) - Le recrutement et la formation initiale des magistrats du
siege, tiếng Pháp), trình bày dưới góc độ so sánh hệ thống tuyển dụng và đào tạo
Thẩm phán của một số nước Châu Âu lục địa (Ý, Đức, Tây Ban Nha, Pháp…).
Công trình này giới thiệu các nét khái quát về tuyển chọn và đào tạo thẩm phán
tại các quốc gia nêu trên, nhưng chủ yếu tập trung vào đối tượng thẩm phán tòa
án tư pháp, mà chưa đi sâu về đối tượng đặc thù là thẩm phán xét xử hành chính
Nghiên cứu của Philippe Astruc về tuyển chọn và đào tạo Thẩm phán tư
pháp tại Pháp (Devenir magistrat aujourd’hui: le recrutement et la formation de
l’ordre judiciaire, Nxb. Lextenso, 2010, tiếng Pháp), giới thiệu về quy trình
tuyển chọn và đào tạo quan tòa (magistrat) ở Pháp, tức bao gồm Thẩm phán và
Công tố viên, vốn được đào tạo tại cùng một cơ sở là Trường Thẩm phán quốc
gia (Ecole Nationale de la Magistrature).
Nghiên cứu pháp luật so sánh của tác giả Giacomo Oberto về tuyển chọn

và đào tạo Thẩm phán tại các nước Châu Âu (Giacomo Oberto, Recrutement et
formation des magistrats en Europe: étude comparative. Nxb. Conseil de
l’Europe, 2003, 173 trang, tiếng Pháp), tài liệu này giới thiệu về cơ chế tuyển
dụng và đào tạo Thẩm phán tại các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu với
27 hệ thống đào tạo và tuyển chọn khác nhau.

9


Về Thẩm phán hành chính, cần kể đến Báo cáo của Tham chính viện
Cộng hòa Pháp về hoạt động tố tụng và tư vấn của hệ thống Tòa án hành chính
Pháp năm 2010 (Conseil d’Etat - Rapport public 2011 - Volume 1: activité
juridictionnelle

et

consultative

des

juridictions

administratives).

Nxb.

Documentation française, 2011, có phần báo cáo về Trung tâm đào tạo của Tòa
án hành chính Pháp (Centre de formation de la juridiction administrative);
Nghiên cứu của hai tác giả: Peter H. Russell, Kate Malleson, Bổ nhiệm thẩm
phán trong thời đại của Quyền lực tư pháp: viễn cảnh có phê phán trên toàn thế

giới (Appointing Judges in an Age of Judicial Power: Critical Perspectives from
around the world, Nxb University of Toronto, 2006, tiếng Anh, 450 trang) là
chuyên khảo khá đồ sộ nghiên cứu về tuyển chọn thẩm phán ở một số quốc gia
tiêu biểu (Pháp, Ai cập, Indonesia…) trong đó có phần nghiên cứu về hệ thống
tuyển chọn và đạo tạo thẩm phán xét xử hành chính ở Cộng hòa Pháp-quốc gia
có hệ thống đào tạo đặc thù mà chúng ta sẽ phân tích ở Chương 2 của luận án.
Đây là những tài liệu hữu ích cho việc tìm hiểu quy trình tuyển chọn, đào tạo và
sử dụng Thẩm phán nói chung và Thẩm phán hành chính nói riêng tại một số
quốc gia, từ đó, tìm ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính ở nước ta.
Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu về cơ sở khoa học liên quan đổi mới
công tác đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính ở nước ta hiện nay còn tản
mạn ở một số đề tài khoa học hoặc các bài viết tại các tạp chí, báo chuyên ngành
và ở các báo cáo công tác của ngành Toà án hàng năm. Tuy nhiên, những công
trình nghiên cứu hoặc những bài viết này mới dừng lại ở vấn đề đánh giá thực
trạng tình hình và giải quyết vấn đề ở từng mặt nhất định, ở một thời điểm nhất
định, còn tản mạn và chưa đầy đủ. Vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ Thẩm
phán hành nước ta chưa được đề cập tới. Có thể khẳng định rằng, ở nước ta cho
đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu mang tính toàn diện, hệ thống về
hoạt động đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính.

10


1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án
Từ lâu công tác đào tạo Thẩm phán đã được quan tâm và coi trọng nhằm
đảm bảo xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Vấn đề đào tạo và
sử dụng Thẩm phán đã được nghiên cứu trong khuôn khổ các nghiên cứu về đào
tạo các chức danh tư pháp nói chung của Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp, Tòa án

nhân dân tối cao và một số công bố của nhà khoa học khác. Tuy nhiên, một điều
dễ nhận thấy là việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học về công tác đào tạo và sử
dụng Thẩm phán nói chung đã ít thì việc nghiên cứu về hoàn thiện chế độ đào
tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính nói riêng lại càng ít hơn. Qua khảo sát,
chúng tôi thấy rằng, đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào mang
tính chất tổng thể, có hệ thống nghiên cứu một cách toàn diện về đào tạo và sử
dụng Thẩm phán hành chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, có một số công trình
nghiên cứu có liên quan gián tiếp tới chủ đề của luận án. Chúng tôi xin hệ thống
lại các công trình nghiên cứu theo theo các nội dung sau chính sau đây:
- Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người và tài phán hành chính,
PGS.TS. Nguyễn Như Phát, trong sách Tài phán hành chính trong bối cảnh xây
dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, PGS.TS.
Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt
Nam hiện nay,của PGS.TS. Vũ Thư, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/ 2006.
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã phân tích cơ sở
lý luận và thực tiễn về quyền lực nhà nước, về nhà nước pháp quyền nói chung
và về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, đã đánh giá
và phân tích về những yếu tố đặc trưng của nhà nước pháp quyền, về mô hình tổ
chức và hoạt động của một nhà nước pháp quyền. Trong các công trình nghiên
cứu này, các vấn đề về quyền lực nhà nước, về quyền tư pháp, về vai trò, vị trí

11


của Tòa án - chủ thể thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền đã
được các tác giả phân tích thấu đáo. Qua đó, tác giả nhận thức rõ hơn những vấn
đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa án trong bộ máy nhà nước của một
số nước trên thế giới, về tổ chức hệ thống Tòa án trong bộ máy nhà nước Việt

Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là vai trò của tố tụng hành chính trong nhà nước
pháp quyền. Tuy nhiên, các công trình này chưa đề cập sâu và toàn diện đến vị
trí, vai trò của Tòa hành chính trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với
tư cách là một phương thức bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Nội dung thứ hai, tập trung vào những vấn đề liên quan đến công cuộc cải
cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam cũng như việc đổi mới tổ chức và hoạt động
của hệ thống TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cũng như đề cập đến tố
tụng hành chính, gồm một số công trình và bài viết nghiên cứu sau đây:
- Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp
nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số
KX.04.06 do TS. Uông Chu Lưu làm Chủ nhiệm đề tài;
- Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền, GS.TSKH. Lê Cảm và TS. Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên), Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004;
- Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước, GS. TS. Nguyễn
Đăng Dung, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25/2009;
- Cải cách tư pháp: ý nghĩa, mục đích và trọng tâm, của GS.TSKH. Đào
Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2003;
- Tòa án và vấn đề cải cách tư pháp, của tác giả Phạm Văn Hùng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 135/2006.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay, Luận án Tiến sỹ Luật học của Lê Thành Dương, Viện Nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật, 2002;

12


- Bàn về quản lý Thẩm phán tòa án nhân dân các cấp, Đỗ Gia Thư, Tạp
chí TAND, số 1/2005.

- Các mô hình tài phán hành chính và kinh nghiệm cho Việt Nam, của
PGS. TS. Vũ Thư, trong sách Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà
nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, của PGS. TS.
Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Vấn đề đổi mới hệ thống cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam hiện
nay, của tác giả Nguyễn Cửu Việt, trong sách Tài phán hành chính trong bối
cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay,
do PGS. TS. Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ
biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Thực trạng và yêu cầu kiện toàn đội ngũ Thẩm phán hành chính ở Việt
Nam hiện nay, của Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Hữu Xương, trong sách Tài
phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập
quốc tế ở Việt Nam hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn
Thị Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Thủ tục tố tụng hành chính Việt Nam hiện nay, của Đỗ Khắc Tuấn, trong
sách Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội
nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Như Phát và PGS. TS.
Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Hoạt động xét xử tranh chấp hành chính trong hệ thống Tòa án Việt Nam:
Những vướng mắc và kiến nghị, Nguyễn Thị Hoàng Bạch Yến, trong sách Tài
phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc
tế ở Việt Nam hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt
Hương (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Thực trạng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò tài phán
hành chính của TAND, của Nguyễn Cảnh Hợp, trong sách Tài phán hành chính

13



trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương
(đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người và tài phán hành chính,
PGS. TS. Nguyễn Như Phát, trong sách Tài phán hành chính trong bối cảnh xây
dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, PGS. TS.
Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Quá trình hình thành và phát triển tài phán hành chính ở nước ta, Trần
Thị Hiền, trong sách Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước
pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Như
Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2010;
- Cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam hiện nay: Khả năng
và sự lựa chọn của tác giả Trương Đắc Linh, trong sách Tài phán hành chính
trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương
(đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Tài phán hành chính ở Việt Nam: Thực trạng và nhu cầu đổi mới, của
tác giả Đinh Văn Minh, trong sách Tài phán hành chính trong bối cảnh xây
dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, PGS. TS.
Nguyễn Như Phát và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Sự hình thành và phát triển của tư pháp hành chính ở nước ta, PGS.TS.
Vũ Thư, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2005; Cơ chế bảo đảm thi hành
phán quyết của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính của Đặng
Thanh Sơn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề Luật tố tụng hành
chính, 2011.

14



Nội dung thứ ba, liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo và sử dụng
Thẩm phán hành chính. Có thể kể ra một số công bố như sau về đào tạo và sử
dụng Thẩm phán:
- Các Báo cáo công tác định kỳ của TAND tối cao và của Bộ Tư pháp
(trong thời gian Bộ Tư pháp quản lý toà án địa phương về tổ chức)
Các Báo cáo tổng kết công tác ngành hàng năm hoặc Báo cáo công tác
định kỳ trước Quốc hội của TAND tối cao và của Bộ Tư pháp (khi Bộ Tư pháp
quản lý toà án địa phương về mặt tổ chức giai đoạn 1993- 2014) đều có nêu các
số liệu về kết quả tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ
luật Thẩm phán… ở thời điểm báo cáo và một số phương hướng công tác thời
kỳ tiếp theo. Đây là những số liệu chính thức của cơ quan quản lý. Tuy nhiên,
các số liệu này thường tản mạn, không thành hệ thống, bởi vì nó chỉ thể hiện kết
quả ở từng lĩnh vực nhất định và chỉ ở tại thời điểm báo cáo đó mà thôi.
- Một số đề tài khoa học cấp Bộ có liên quan: Ban Nội chính Trung ương
năm 2000 có đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp trong sạch, vững mạnh”, mã
số: KHBĐ (1999) - 19. Đề tài nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp hiện
nay; Bộ Tư pháp năm 2000 với đề tài: “Pháp lệnh về Thẩm phán và hội thẩm
TAND - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (số đăng ký: 2000 - 58- 140).
Đề tài đã chỉ ra một số quy định trong Pháp lệnh năm 1993 không còn phù hợp
và chưa đầy đủ, từ đó kiến nghị điều chỉnh, bổ sung làm cơ sở xây đựng dự thảo
Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm TAND mới; Đề tài của Tòa án nhân dân tối
cao năm 2004: “Đổi mới công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán
TAND địa phương”. Đề tài nghiên cứu đưa ra một số quan điểm, giải pháp đổi
mới quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đối với Thẩm phán TAND địa phương hiện
nay; Bộ Tư Pháp, Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng môn đạo đức nghề
nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp (2004); Đào tạo cán bộ pháp luật có


15


trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam (2006); Đổi mới
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương (2007); Cơ
sở lý luận thực tiễn xây dựng tập hệ thống hóa các vụ án điển hình dùng làm tài
liệu cho công tác đào tạo các chức danh tư pháp (2008); Hoàn thiện phương
pháp đào tạo các chức danh tư pháp (2009).
- Một số luận văn, luận án: Đỗ Gia Thư, Cơ sở khoa học của việc xây
dựng đội ngũ Thẩm phán, Luận án Tiến sĩ Luật học thực hiện tại Viện Nhà
nước và Pháp luật, 2006; Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo yêu cầu của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay của tác giả Trần
Đình Thắng – Nxb. Chính trị Quốc gia, 2009; Phạm Văn Lợi (2004), Chế định
Thẩm phán - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Phạm
Hưng, nguyên Chánh án TAND tối cao, “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động
của ngành Tòa án nhân dân”, Tạp chí Cộng sản số 16, tháng 8/1997; bài viết
của tác giả Phan Hữu Thư, “Yếu tố nào tạo nên đạo đức nghề nghiệp Thẩm
phán?”, Báo Pháp luật, số 33 ngày 16/3/1999; Phạm Hồng Thái, “Một số ý kiến
về đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán hành chính”, Kỷ yếu khoa học thanh tra, tập
1, Nxb. Kim Đồng; Lê Mai Anh và Phạm Như Hưng, “Mô hình tuyển dụng –
đào tạo Thẩm phán hiện nay của một số quốc gia và Việt Nam, nhìn từ góc độ
so sánh”, Tạp chí Nghề luật, số 4/2009, trình bày sơ lược về mô hình tuyển
chọn và đào tạo Thẩm phán ở 6 nước khác nhau (Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Italia, Nhật Bản), “Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán hành
chính ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Danh Tú, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, tháng 10/2012, đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán hành chính; Giới thiệu về Học viện Tư pháp
Cộng hòa Liên bang Đức và hoạt động đào tạo nâng cao cho Thẩm phán, công
tố viên ở Học viện Tư pháp Đức của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga và Nguyễn

Trường Thiệp, Tạp chí Nghề Luật, số 4/2015.

16


1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa tiếp tục phát triển
Nghiên cứu các công trình ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
luận án về đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính, tác giả có một số nhận xét sau:
- Trong các công trình nghiên cứu mà tác giả luận đã khảo cứu, các tác
giả đã có những phân tích cụ thể và đưa ra những đánh giá tổng quát về yêu cầu
của quá trình cải cách tư pháp, về thực trạng tổ chức và hoạt động của các Tòa
án ở Việt Nam, đã làm rõ một số yếu tố tác động đến chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các Tòa hành chính; đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp đổi
mới tổ chức hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong quá trình cải cách tư pháp.
- Các công trình này thường được thực hiện trước đây tương đối lâu hoặc
được nghiên cứu trước khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Do đó
tính tời sự của các công trình đó không nhiều.
- Số lượng các nghiên cứu về đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính
hiện nay còn rất ít ỏi và nội dung nghiên cứu của các công trình nghiên cứu
bước đầu đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn quan trọng về
đào tạo các các chức danh tư pháp, nhưng chưa luận chứng một cách toàn diện
cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất phương hướng giải pháp về đào tạo Thẩm
phán - Một chức danh đặc thù, có vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc cải
cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Mặc dù vậy các công trình khoa học đã được
công bố trên sẽ là những tài liệu có giá trị nghiên cứu khi viết luận án này.
Nhưng nhìn chung các công trình nói trên mới dừng lại ở việc nghiên cứu từng
nội dung cụ thể, hoặc ở từng thời điểm nhất định, hoặc chỉ mới phác thảo bước
đầu, chưa có tính chất toàn diện và hệ thống.

Các đề tài nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan công tác đào tạo và sử
dụng Thẩm phán hành chính hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới

17


dừng lại ở việc đưa ra thực trạng tình hình và kiến nghị các biện pháp giải quyết
theo yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, chưa có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ,
nhất là thiếu tính lý luận khoa học cho việc đổi mới công tác đào tạo và sử dụng
Thẩm phán xét xử hành chính.
1.1.3.2 Những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo và cần được tiếp
tục nghiên cứu
Từ những kết quả của các công trình đã được công bố đặt ra cho nghiên
cứu sinh phải tiếp tục nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận về đào tạo Thẩm phán hành chính: khái niệm, đặc điểm,
vai trò, đặc điểm của đào tạo và sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và
sử dụng Thẩm phán hành chính và mối liên hệ giữa đào tạo và sử dụng.
- Đào tạo Thẩm phán hành chính ở một số nước trên thế giới và những giá
trị mà Việt Nam có thể tham khảo.
- Thực trạng đào tạo Thẩm phán hành chính ở nước ta hiện nay tại, những
hạn chế, bất cập cần khắc phục và nguyên nhân của những của hạn chế.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành
chính theo yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp tr ong giai đoạn hiện nay ở Việt
Nam, theo hướng ngày càng chính quy, vững mạnh, đủ khả năng đáp ứng ngày
càng cao nhiệm vụ chính trị được giao.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong luận án gồm:
1. Đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính ở Việt Nam được thực hiện
trên cơ sở những triết lý khoa học nào?
2. Đào tạo Thẩm phán hành chính ở một số quốc gia trên thế giới như thế

nào và có những giá trị, mà Việt Nam có thể tham khảo.
3. Thực tiễn đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính ở Việt Nam hiện nay
như thế nào, có những hạn chế, bất cấp, nguyên nhân của những bất cập ?

18


4. Để nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng Thẩm phán hành chính cần có
những giải pháp nào.
1.2.2. Những lý thuyết được sử dụng
1. Học thuyết Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
luật; về giáo dục, đào tạo; về công tác cán bộ;
2. Lý thuyết về nhà nước pháp quyền, quyền lực tư pháp trong bảo đảm,
bảo vệ các quyền công dân, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng Thẩm phán.
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, bảo đảm, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân;
1.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nền tảng về những nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,
các giả thuyết khoa học được nghiên cứu như sau:
- Đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính là hai quá trình có liên quan
mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau, là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm, bảo
vệ quyền của cá nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội trong giải quyết những tranh
chấp hành chính.
- Đào tạo Thẩm phán hành chính có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng
mang tính quyết định đến chất lượng của Thẩm phán nói chung của Thẩm phán
hành chính nói riêng.
- Việc đào tạo Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu
cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp.
- Để nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng Thẩm phán hành chính cần
phải có một hệ thống các giải pháp về pháp luật, và các giải pháp mang tính tổ

chức – pháp lý.
Kết luận chƣơng 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài như đã trình bày cho thấy, nghiên
cứu về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng thẩm phán nói chung và thẩm phán hành
chính nói riêng đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia có hệ thống tố tụng hành

19


×