Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng bán hàng đa cấp của một bộ phận sinh viên các trường đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 43 trang )

Mục lục
I. Phần mở đầu…………………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………..2
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………2
5. Giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu…………………………………………...2
6. Bố cục của đề tài nghiên cứu…………………………………………………….3
Chương 1: Những vấn đề chung và thực trạng bán hàng theo hình thức đa cấp
trong một bộ phận sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải
1. Những vấn đề chung về hình thức bán hàng đa cấp…………………………….4
1.1. Một số quan niệm về bán hàng đa cấp………………………………………...4
1.2. Quá trình hình thành và phát triển hình thức bán hàng đa cấp trong hoạt động
thương mại ………………………………………………………………………...5
2. Thực trạng việc tham gia bán hàng theo hình thức đa cấp trong một bộ phận sinh
viên trường Đại học Giao thông vận tải hiện nay…………………………………15
2.1. Những biểu hiện và tình hình chung về việc bán hàng đa cấp trong sinh viên..15
2.2. Hoạt động bán hàng đa cấp trong một bộ phận sinh viên trường Đại học Giao
thông vận tải ……………………………………………………………………….22
2.3. Ảnh hưởng của bán hàng đa cấp đối với sinh viên …………………………...24
Chương 2: Kiến nghị và một số giải pháp đối với hiện tượng bán hàng đa cấp
trong sinh viên hiện nay…………………………………………………………...27
2.1. Kiến nghị ……………………………………………………………………….27
2.2. Một số giải pháp ………………………………………………………………..27
Kết luận……………………………………………………………………………..37


Phụ lục………………………………………………………………………………38
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….41



3

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có nhiều hình thức kinh doanh
mới được du nhập vào nước ta, trong đó có hoạt động kinh doanh theo hình thức đa
cấp. Trái với sự phát triển vốn có phần lớn doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức
bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã biến tướng kinh doanh lừa đảo gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng và những vấn đề bức xúc trong xã hội. Một bộ phận không nhỏ người
tham gia hoạt động bán hàng đa cấp tại nước ta chính là những sinh viên đang theo
học tại các trường đại học, trong đó có sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải.
Sinh viên với đầy nhiệt huyết, tham vọng mơ ước và háo hức vào đời. Vì vậy mà
ngoài việc học ở trường họ luôn mong tìm cho mình một môi trường thật tốt để rèn
luyện kỹ năng hay áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoặc đơn giản chỉ là
kiếm thêm thu nhập. Ngoài các việc làm thêm cho các nhà hàng, khách sạn , quán
ăn…..thì hiện nay sinh viên tham gia vào các công ty bán hàng đa cấp ngày càng
nhiều nhưng lại không tìm hiểu kỹ về hình thức kinh doanh này hoặc không biết tìm
hiểu ở đâu và tìm hiểu như thế nào nên đã phải nhận lại những hậu quả đáng tiếc.
Trước hai luồng dư luận trong xã hội: một bên khẳng định là tốt còn một bên thì cho
là xấu thì việc tìm hiểu và quyết định có nên tham gia hay không thì lại càng trở nên
khó khăn hơn. Một vấn đề nữa còn đang tranh cãi ở nước ta là liệu loại hình kinh
doanh đa cấp này có thực sự mang lại lợi ích cho sinh viên cũng như phát triển kinh tế
cho xã hội hay không khi chính nó đang thu hút đông đảo lực lượng lao động trẻ như
thế? Đó chính là lý do nhóm chúng tôi chọn vấn đề: “Tìm hiểu ảnh hưởng của việc
bán hàng đa cấp đến một bộ phận sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu



Qua việc tìm hiểu các hoạt động kinh doanh đa cấp ở nước ta hiện nay, giúp
sinh viên có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ mọi khía cạnh của hình thức bán
hàng đa cấp từ đó có thể lựa chọn mình có nên hay không nên tham gia vào
các công ty đa cấp



Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm quản lý tốt hình thức kinh doanh này tại
nước ta; đặc biệt không để những ảnh hưởng xấu tác động đến việc học tập của
sinh viên, trong đó có sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Tìm hiểu việc hình thành, phát triển của hình thức kinh doanh đa cấp trên thế
giới và ở nước ta.


4



Tìm hiểu cách thức hoạt động , tổ chức và quản lý các công ty đa cấp.



Tìm hiểu pháp luật của nhà nước đối với việc quản lý hoạt động của các công
ty đa cấp.




Khảo sát những sinh viên đã hoặc đang làm cho các công ty kinh doanh đa cấp,
từ đó đề xuất kiến nghị và giải pháp đối với hiện tượng bán hàng đa cấp trong
một bộ phận sinh viên hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượngnghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những ảnh hưởng của việc bán hàng đa cấp đến
một bộ phận sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về tình hình hoạt động bán hàng đa cấp nói chung, tập trung
nghiên cứu hưởng của việc bán hàng đa cấp đến một bộ phận sinh viên Trường
Đại học Giao thông vận tải.
Về thời gian, chủ yếu nghiên cứu thực trạng hiện nay và số liệu một số năm
gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu dựa trên phương pháp lịch sử kết hợp với logic, ngoài ra sử dụng các
phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu thực tiễn..
Thu thập và tổng hợp thông tin trên Internet thông qua các diễn đàn kinh tế;
các bài báo, tạp chí và trên nhiều trang mạng xã hội phổ biến về vấn đề bán
hàng đa cấp.
Thu thập và phân tích số liệu về tình hình tham gia hoạt động bán hàng đa cấp
của sinh viên thông qua phiếu khảo sát.
5. Giá trị thực tiễn của đề tài


Đưa ra tình hình tổng quan về việc tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của
một bộ phận sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải; những ảnh hưởng
của việc tham gia bán hàng đa cấp đối với sinh viên; giúp họ hiểu rõ hơn về
loại hình kinh doanh này, từ đó có các quyết định đúng đắn.




Đưa ra kiến nghị và một số giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn đối với các
cơ quan chức năng của Nhà nước, của nhà trường cũng như đối với bản thân
sinh viên về hoạt động tham gia bán hàng đa cấp.


5

6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 2
chương:
Chương 1:Những vấn đề chung và thực trạng việc bán hàng theo hình thức đa cấp
trong một bộ phận sinh viên trường Đại học giao thông vận tải
Chương 2: Kiến nghị và một số giải pháp đối với hiện tượng bán hàng đa cấp
trong một bộ phận sinh viên hiện nay


6

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ THỰC TRẠNG VIỆC BÁN HÀNG
THEO HÌNH THỨC ĐA CẤP TRONG MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Những vấn đề chung về hình thức bán hàng đa cấp
1.1. Một số quan niệm về bán hàng đa cấp
“Bán hàng đa cấp” được biết đến với nhiều cái tên như kinh doanh qua mạng,
kinh doanh đa cấp…..thực chất có nguồn gốc từ thuật ngữ Multi-level Marketing

(LML) dùng để chỉ một hoạt động kinh doanh và tiếp thị sản phẩm được phát triển
từ giữa thế kỷ XX, là một nhánh đang rất phát triển của ngành bán hàng trực
tiếp(Direct Selling). Cùng với sự phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp đã có
nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa chính xác về hoạt động này.
*Dưới góc độ kinh doanh:Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh kết hợp
giữa bán hàng trực tiếp và nhượng quyền thương mại (Franchasing). Đại diện bán
hàng đa cấp (hay còn gọi là nhà phân phối, hợp tác viên, đại lý….) nhận hoa hồng
từ hiệu quả bán hàng của chính mình. Ngoài ra, khi kêu gọi được những thành viên
mới tham gia vào hệ thống, họ còn nhận được hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của
các thành viên mới( gọi là cấp dưới).
*Theo góc độ Marketing:Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trong
đó vấn đề tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng
là các mạng lưới phân phối bao gồm những nhà phân phối-người tham gia bán
hàng đa cấp có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng và xây dựng
mạng lưới phânphối. Những người này hoạt động độc lập và những nhà phân phối
có thu nhập được tính theo những tỉ lệ nhất định trên doanh số bán hàng của chính
nhà phân phối và của mạng lưới do nhà phân phối này xây dựng.
* Ở nước ta, tại Điều 3 khoản 11, Luật Cạnh tranh,bán hàng đa cấp được định
nghĩa:
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều
kiện sau đây:
-Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người
tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;


7

- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người
tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không
phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

-Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc
lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia
bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được
doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
*Tại Điều 2 Nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ
ban hành xác định: “Bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng
tiền hoa hồng , tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình
và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp
bán hàng đa cấp chấp thuận”
Từ những định nghĩa trên ta thấy, dưới góc độ doanh nghiệp thì bán hàng đa
cấp được hiểu thiên về hướng là hình thức tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp
tới khách hàng. Còn dưới góc độ người tham gia bán hàng đa cấp thì bán hàng đa
cấp lại là một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận trực tiếp.
Vì vậy, mỗi đối tượng khác nhau trong hệ thống bán hàng đa cấp sẽ có quan
niệm về bán hàng đa cấp khác nhau. Qua đó, khi đưa ra các quyếtđịnh nhằm điều
chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp cần xác định rõ và bao quát đối tượng. Từ đó sẽ
cố định hoạt động của họ và đưa ra các điều chỉnh thích hợp.
1.2.Quá trình hình thành và phát triển hình thức bán hàng đa cấp trong
hoạt động thương mại
1.2.1.Xuất hiện và phát triển hình thức bán hàng đa cấp trong hoạt động
thương mại thế giới
Karl Renborg có 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty
khác nhau. Giữa những năm 1920-1930, chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới
Thạch, Karl bị chính quyền Tưởng bắt giam cùng với những người nước ngoài
khác. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn của nhà tù, ông đã nhận thấy vai trò của
dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh
dưỡng, Renborg đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh gỉ trộn thêm
vào khẩu phần ăn và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau. Ông và
một số ít bạn tù làm theo phương pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống

sót được đến ngày trở về quê hương.
Năm 1927, Karl về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau
dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và


8

nhiều vi chất có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí
sản phẩm nhưng không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm.
Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh
giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng, mà sau này đã phát
triển thành một ngành kinh doanh tiên tiến.
Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho
người quen của họ, nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng.
Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản
phẩm tiếp theo quan hệ của họ. Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh
dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều
người bạn khác và bạn của bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty
tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin
sản phẩm mới này.
Năm 1934, ông sáng lập ra công ty Vitamins California và nhờ phương pháp phân
phối mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người phân phối sản phẩm, công ty
của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng
cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian
(đại lý, bán lẻ, kho bãi…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận
được thù lao cao hơn.
Cuối năm 1939 đầu 1940, ông Renborg đổi tên công ty thành Nutrilite Products
theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những cộng tác viên của
ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho
người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình.

Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng
không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được
bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra. Những người tham gia mạng lưới của
công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân
phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành kinh doanh theo mạng, ở đây
ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu
của kinh doanh đa cấp và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.
Sau một thời gian làm việc có hiệu quả với công ty Nutrilite Products, Rich De Vos
và Jay Van Andel (2 cộng tác viên của công ty) nhận thấy sức mạnh to lớn của kinh
doanh theo mạng và đã sáng lập ra công ty riêng của mình mang tên American Way
Corporation, viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành một trong những công
ty hàng đầu thế giới trong ngành kinh doanh đa cấp với chi nhánh trên 80 quốc gia.
Sự ra đời của ngành kinh doanh đa cấp gắn với tên tuổi của nhà hóa học người mỹ
Karl Renborg(1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng MLM vào trong
cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được gọi là có triển vọng
nhất trong thế kỷ 21.
Ông Richard Poe, phóng viên báo Success – một tờ báo rất nổi tiếng tại Mỹ - trong
cuốn: “ Làn sóng thứ ba – kỷ nguyên của MLM” đã chia MLM làm 3 thời kỳ.


9

+ Làn sóng thứ 1 (thời kỳ thứ nhất) là thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành MLM:
từ 1940 đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty ra đời tại Mỹ
+Làn sóng thứ 2 (thời kỳ thứ 2) : từ năm 1979-1990 là thời kỳ bùng nổ của MLM.
Mỗi đêm ngủ dậy có đến hàng trăm công ty MLM bố cáo thành lập với đủ loại sản
phẩm và sơ đồ kinh doanh. Đây là thời kỳ phát triển và trọn lọc tự nhiên.
+ Làn sóng thứ 3(thời kỳ thứ ba ): từ năm 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ
thông tin truyền thông, MLM đã mang màu sắc mới. Các nhà phân phối độc lập có thể
đơn giản hóa công việc của mình nhờ vào điện thoại, bộ đàm, hội thảo vô tuyến,

internet và nhiều phương tiện khác. Hàng ngàn công ty áp dụng MLM để truyền bá sản
phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương pháp bán truyền thống như Ford,
Colgate, Canon. Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương
pháp MLM để phân phối những mặt hàng độc đáo của mình.
Ngày nay kinh doanh đa cấp dã trở thành một trong những mô hình kinh doanh phát
triển nhất của nền kinh tế thế giới ở thế kỷ 21.
* Hoạt động kinh doanh đa cấp hiện nay
Làn sóng thứ ba đã đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của xã hội, mang
lại cho kinh doanh đa cấp một sắc màu mới. Từ những năm 2000 đến nay kinhdoanh đa
cấp đã thực sự bùng nổ trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinhtế hàng năm từ 20-30%
không phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế tăng hay giảm của nền sản xuất toàn câu.
Vượt ra ngoài nước Mỹ, mô hình này hiện nay có mặt trên 125 quốc gia và vùng
lãnh thổ, cung cấp cho người tiêu dùng hơn 25000 mặt hàng khác nhau. Rất nhiều công
ty kinh doanh đa cấp thành công tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và qua mặt cả
các công ty ở Mỹ về tốc độ phát triển.
Các nhà kinh tế nghiên cứu mô hình kinh doanh đa cấp đã đưa ra các số liệu tiêu
biểu sau:
- Ở Mỹ khoảng 15% dân số, tức là cứ 9 người dân Mỹ thì có 1 người tham gia phân
phối trong các công ty Network Marketing. Mỹ là nước có doanh thu từ kinh doanh đa
cấp lớn nhất thế giới.
-Tiếp sau là Nhật-nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với hơn 2 triệu nhà phân phối với
tổng doanh thu đắt 20 tỷ USD mỗi năm.
- Đài Loan, cứ 12 người dân thì có 1 người tham gia hệ thống Network Marketing.
Tổng doanh thu của Netvwork Marketing ở Đài Loan va Triều Tiên đạt gần 2 tỷ USD
mỗi năm.
Năm 2013 doanh thu của ngành MLM toàn cầu là 178 tỷ đô la, nếu chia thị trường
thế giới MLM thành 3 khu vực thì :
- Khu vực Mỹ chiếm doanh thu : 68,049 tỷ đô la
- Khu vực Châu Âu 31,620 tỷ đô la
- Khu vực Châu Á 77,569 tỷ đô la

- Doanh thu của tập đoàn khổng lồ McDonald’s là 28 tỷ đô la mỗi năm
- Ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu là 15 tỷ đô la mỗi năm
- Công nghiệp phim 80 tỷ đô la mỗi năm
- Doanh thu toàn cầu của ngành điện gia dụng là 142 tỷ đô la mỗi năm


10

1.2.2. Hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam
Không nằm ngoài trào lưu của làn sóng thứ ba khi mô hình kinh doanh đa cấp xuất
hiện và phát triển rầm rộ ở châu Á , kinh doanh đa cấp xuất hiện tại Việt Nam từ năm
1998. Doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương thức kinh doanh này là Incomex (bán sản
phẩm máy chăm sóc sức khỏe), tiếp theo là Thế giới mới (thực phẩm dinh dưỡng), Sinh
Lợi (máy chăm sóc sức khỏe), Lô Hội, Vision (thực phẩm dinh dưỡng) . Đáng tiếc
những năm đầu kể từ khi phương thức kinh doanh đa cấp du nhập vào thị trường Việt
Nam, đã có những tai tiếng liên quan đến vụ kiện tụng của khách hàng và nhà phân
phối với một số công ty lợi dụng mô hình này để kinh doanh bất chính. Kinh doanh đa
cấp trở thành điểm nóng trên các mặt báo và phương tiện thông tin đại chúng. Tai tiếng
của Thế giới mới, Sinh Lợi, Vision ... đã xuất hiện trên các mặt báo với các tiêu đề như
"Sinh Lợi thành sinh hại", “Chân tướng Vision", "Thế giới mới lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản hơn 6 tỷ đồng" ... Đây là những công ty đã biến tướng mô hình kinh doanh đa cấp
cùng với sự thiếu sót của pháp luật trong việc chậm trễ đưa ra các văn bản pháp quy
điều chỉnh và sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi lừa đảo gây
tổn thất cho xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của kinh doanh đa cấp chân chính. Bên
cạnh đó xuất hiện ở thị trường Việt Nam không ít những công ty nổi tiếng thế giới có
uy tín và gây được những dấu ấn tốt đẹp trong dư luận xã hội như Amway (đồ dùng gia
đình), Avon, OriAame (Mỹ phẩm) ... Các công ty đã giới thiệu những sản phẩm tốt đến
người tiêu dùng thị trường Việt Nam và tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Có thế nói, trong giai đoạn đầu thực trạng kinh doanh đa cấp tại Việt Nam cũng
giống hệt như ở Trung Quốc khi lúc đó chưa có khung pháp lý cơ bản nào dành cho

việc quản lý điều chỉnh hoạt động của mô hình mới mẻ này nên các công ty kinh doanh
trá hình đã lợi dụng kẽ hở luật pháp cùng sự thiếu hiểu biết của người dân để trục lợi
bất chính, gây phản ứng cực đoan trong xã hội đối với kinh doanh đa cấp chân chính.
Từ năm 1998-2000 đánh dấu sự xuất hiện một vài công ty kinh doanh đa cấp ở
nước ta hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, thường xuyên va chạm với luật pháp và báo chí.
Đến nay, kinh doanh đa cấp đã phát triển khá mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với số
lượng người tham gia ngày càng lớn. Đến cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng
20 công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khoẻ
và sắc đẹp.
Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế
tại Việt Nam, hành lang pháp lý về kinh doanh theo mạng đã dần hình thành:
• Ngày 1 tháng 7 năm 2005, Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những
điều khoản quy định về bán hàng đa cấp
• Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý
hoạt động bán hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để
bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, Nghị định vẫn còn nhiều
kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng.
• Ngày ngày 8 tháng 11 năm 2005, Bộ Thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một
số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.


11

Năm 2006, 2007 được xem là giai đoạn phục hồi của kinh doanh đa cấp tại Việt
Nam.Theo Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương, đến cuối năm 2008
trên toàn quốc có hơn 34 doanh nghiệp chính thức đăng ký xin giấy phép tổ chức bán
hàng đa cấp; trong đó Hà Nội có 12 doanh nghiệp đăng ký, Thành phố Hồ Chí Minh có
19 doanh nghiệp đăng ký, 1 doanh nghiệp đăng ký tại Đồng Nai và 1 doanh nghiệp
đăng ký tại Bình Dương, nhiều địa phương khác cũng đã tiếp nhận thông báo mở rộng
mạng lưới bán hàng đa cấp. Tháng 10 năm 2009, hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam

được thành lập. Hiệp hội được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi (Tổng giám
đốc công ty TNHH TM Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living
Products Hoa Kỳ) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014
Năm 2011, với nhiều lý do, kinh doanh đa cấp bùng nổ mạnh mẽ và tạo thành một
làn sóng tại Việt Nam, trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm chính thức,
bên cạnh các phương thức phân phối khác như: bán hàng qua đại lý, bán hàng theo
catalog, bán hàng qua truyền hình... Tính đến tháng 6/2011, theo báo cáo của Bộ Công
Thương, trong nước đã có 63 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa
cấp. Trong đó, Hà Nội đi đầu với 30 doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 29 doanh
nghiệp còn lại thuộc về các tỉnh Đồng Nai (2 doanh nghiệp), Bình Dương và Hải
Dương.
Năm 2013, Việt Nam có hơn 1 triệu người bán hàng đa cấp. Trước sự phát triển
bùng nổ của kinh doanh đa cấp, để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh đúng pháp
luật, ngày 14 tháng 5 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị Định số 42/2014/NĐ-CP
quy định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Nghị
định có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2014.
12.3. Yếu tố tích cực của hình thức bán hàng đa cấp
Kinh doanh đa cấp đã xâm nhập vào Việt Nam được một thời gian, phương
thức kinh doanh này đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp cho những người kinh doanh
chân chính. Thực tế cho thấy đây là một phương thức kinh doanh tốt, đem lại
doanh thu và lợi nhuận cao cho cả người sản xuất, người tham gia kinh doanh cùng
lợi ích cho người tiêu dùng.
- Đối với các công ty hoạt động kinh doanh đa cấp:
Kinh doanh đa cấp giúp các doanh nghiệp loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm
tối đa chi phí trong quá trình lưu thông phân phối hàng hoa, chi phí cho bộ máy
hành chính, chi phí quảng cáo... Thay vào đó, doanh nghiệp đầu tư thời gian và tài
chính cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mặt hàng
mới... Kết quả là đang có ngày càng nhiều sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt cung
cấp ra thị trường cho người tiêu dùng Việt Nam. Với sản phẩm mang nhãn hiệu
nước ngoài, am hiểu thị hiếu nội địa, giá thành phù hợp với mức thu nhập của

người dân, các sản phẩm của công ty kinh doanh đa cấp thực sự đang tạo được tính


12

cạnh tranh trên thị trường hàng hóa của hơn 90 triệu người Việt. Bên cạnh đó, một
ưu điểm nữa mà kinh doanh đa cấp mang lại cho một công ty phân phối thông qua
hình thức này chính là khách hàng trung thành. Khách hàng trung thành là vấn đề
sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều
phắi không ngừng phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Với Kinh doanh đa
cấp, công ty sẽ không phải lo lắng đến vấn đề khách hàng, vì công việc này đã
được chuyến giao cho các tư vấn viên (những người tham gia vào mô hình kinh
doanh đa cấp). Nhiệm vụ còn lại đối với công ty là tập trung mọi nguồn lực nghiên
cứu các sản phẩm mới chất lượng cao, giá cả phù họp. Vì thế nhiều công ty kinh
doanh đa cấp vẫn giữ được tăng trưởng cao dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh
tế.
- Đối với xã hội:


13

Kinh doanh đa cấp góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao
động - một trong những mục tiêu chính trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
của quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2000, hoạt động kinh doanh đa cấp
ở nước ta đã thu hút được hàng nghìn người tham gia. Trung bình mỗi năm có
khoảng 7000 - 8000 người tham gia kinh doanh đa cấp. Hiện nay số lượng đã lên
đến hơn 100.000 người ở đủ mọi lứa tuổi và trình độ. Nếu so sánh với số lượng
người tham gia vào mô hình này năm 2003 tại Mỹ là 13 triệu người, năm 2004 tại
Thái Lan là 4 triệu người thì những con số kể trên còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên,


cũng không thể phủ nhận được hiệu quả mà kinh doanh đa cấp mang lại cho nền
kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ trang web cùa Hiệp hội
bán hàng trực tiếp thế giới WFDSA -59- Trước thực tế nguồn lao động của Việt
Nam chủ yếu là lao động phố thông, lao động có kĩ năng và tay nghề cao còn quá
ít ỏi thi kinh doanh đa cấp phát triển ở Việt Nam là vô cùng phù họp. Nguồn lao
động mà ngành kinh doanh này yêu cầu không quá chú trọng đến trình độ mà bất
cứ ai miễn có khả năng tiếp thị và bán hàng thì đều có thể làm được. Chính vì vậy
mà kinh doanh đa cấp ngày càng thu hút đông đảo mạng lưới người tham gia. Nó
tạo cơ hội cho những người chưa có việc làm được làm việc, những người đã có
việc làm thì tạo thêm một phần thu nhập cho bản thân, nâng cao chất lượng cuộc
sống, giảm áp lực kinh tế cho gia đình và xã hội.
- Góp phần tăng cường đầu tư nước ngoài. Hiện nay Việt Nam đang trong thời
kỳ mở cửa hội nhập và đang cố gắng thu hút thật nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài.
Để làm được điều đó Chính phủ cần tạo mọi điều kiện thông thoáng về hành lang
pháp lý, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lao động ... cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho
các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh thứ nhì châu Á,
được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty kinh doanh đa cấp
nổi tiếng trên thế giới tìm cách tiếp cận. Chính vì vậy, việc tiếp nhận và phát triển
mô hình kinh doanh này góp phần làm sôi động thị trường, tăng cường khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Hơn nữa, Việt
Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Việc tồn tại


14

của kinh doanh đa cấp là một tất yếu khách quan đối với thị trường đang từng
bước quốc tể hóa như Việt Nam. Kinh doanh đa cấp cung cấp sản phẩm chất lượng
tốt đến tận tay người tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, góp phần không
nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước. Đặc trưng của người tiêu dùng Việt Nam
là những người ít quan tâm đến việc tìm hiểu chất lượng sản phẩm, đặc biệt rất

"xính" hàng ngoại. Họ thường cho rằng hàng ngoại là hàng tốt, hàng càng đắt thì
chất lượng càng cao. Do vậy, người tiêu dùng Việt Nam thường phải bỏ tiền ra
mua những hàng hóa đắt tiền mà không hiểu chất lượng sản phẩm có tốt hay
không. Kinh doanh đa cấp đã khắc phục được nhược điểm này, mô hình kinh
doanh này xây dựng dựa trên sự chia sẻ của người dùng trước cho những người
sau-thường là người quen của những người tiêu dùng đến tận nơi giao hàng hay
quảng bá giới thiệu sản phẩm. Nhờ đó, người tiêu dùng chỉ bỏ tiền ra mua hàng khi
họ đã chắc chắn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, nhờ vào dịch vụ
chăm sóc khách hàng thật đặc biệt của phương thức này, tùy vào thời gian và địa
điểm do khách hàng lựa chọn, phân phối viên sẽ đến tận nơi trực tiếp giới thiệu sản
phẩm hay giao hàng làm cho phương thức phân phối kiểu này nhanh chóng và
thuận tiện hơn cho khách hàng. Người tiêu dùng nước ta đang ngày càng ưa
chuộng phương thức phân phối kiểu này.
1.2.4. Những mặt hạn chế của hình thức bán hàng đa cấp
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam
cũng tồn tại khá nhiều hạn chế cần khắc phục, chủ yếu xuất phát từ việc các công
ty đã biến tướng mô hình kinh doanh. Hoặc những công ty làm ăn chân chính
nhưng có một số thành viên vì ham lợi đã quảng cáo gian dối, gây ra dư luận
không tốt về mô hình kinh doanh đa cấp.
*Đối với đối tượng kinh doanh. Đang tồn tại một số vấn đề xung quanh sản
phẩm của công ty kinh doanh đa cấp như sau:
- Sự hạn chế về chủng loại sản phẩm: Nếu như trong kinh doanh truyền thống,
hàng hóa rất phong phú đa dạng thỏa mãn mọi nhu cầu của con người thì trong
kinh doanh đa cấp chỉ giới hạn ở một sốmặt hàng ít có tính cạnh tranh; sản phẩm
khá cá biệt, mới mẻ thậm chí một số còn xa lạ đối với phần lớn người tiêu dùng
Việt Nam như thực phẩm chức năng, dụng cụ chăm sóc sức khỏe...
- Sự nhập nhằng giữa thực phẩm dinh dưỡngg và thuốc chữa bệnh:Trên thị
trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng của các công ty kinh
doanh đa cấp nhưng theo kết quả phân tích lại có tác dụng giống với dược phẩmmột loại hàng hóa nhạy cảm, nằm trong danh sách sản phẩm cấm kinh doanh đa
cấp được quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định 110/2005/NĐ-CP.



15

Ví dụ, trường hợp Công ty Lô Hội tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1/7/2003
thanh tra Sở Y tế tiến hành kiểm tra sản phẩm của công ty đã phát hiện: 8 sản
phẩm thực phẩm có chỉ định liều lượng sử dụng như dược phẩm, 10 sản phẩm có
hàm lượng vitamin, khoáng chất vượt quá nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Tháng
7/2006, công ty tiếp tục bị 8 người tiêu dùng ở Biên Hòa - Đồng Nai khiếu nại vì
mua sản phẩm theo như lời giới thiệu là để chữa bệnh song không hề có kết quả gì.
Sản phẩm đã bị thổi phồng tính năng công dụng, kết quả sử dụng không chính xác,
thậm chí có hại cho người dùng.
- Sự khó xác định về mức giá: Lợi dụng đặc thù sản phẩm có tính độc quyền ít
xuất hiện trên thị trường, các công ty kinh doanh bất chính đã đẩy mức giá bán cao
hơn so với thực tế rất nhiều, ví dụ như Công ty Lô Hội, tổng giá trị hàng nhập
khẩu ghi trong tờ khai hải quan là 114.444 USD nhưng doanh số bán lô hàng này
lên tới 4 triệu USD, chênh lệch từ 4000-5000%. Trường hợp của Công ty Sinh
Lợi: Kết quả thanh tra của Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh ngày 14/6/200620 cho
thấy hầu hết các sản phẩm được bán ra thị trường với giá cắt cổ, cao hơn rất nhiều
lần so với giá thực tế và giá gốc của hàng hóa. Rõ ràng những hành động này đã đi
ngược lại lợi ích của người tiêu dùng và mục đích tốt đẹp của kinh doanh đa cấp là
bán sản phẩm chất lượng tốt với giá cả hợp lí đến tận tay người tiêu dùng.
*Đối với chính sách phát triển hoạt động kinh doanh đa cấp. Mô hình trả
thưởng theo kiểu tháp ảo.Đây là thủ đoạn áp dụng của một số công ty kinh doanh
trá hình để lừa đảo người tham gia. Hoa hồng của một thành viên có được không
phải từ doanh số bán hàng của thành viên đó mà do đã giới thiệu thêm thành viên
khác vào mạng lưới. Bản chất không có sự vận động của hàng hóa ra thị trường mà
chỉ là bán hàng hóa lòng vòng trong hệ thống; ví dụ như hoạt động kinh doanh của
Công ty NONIVina2 chuyên phân phối sản phẩm nước trái câyở Việt Nam. Đểtrở
thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải mua một

thùng bốn chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng. Nếu thành
viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người
lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền người này mua sản
phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này
giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ
tự động được hưởng thêm 5 % tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản
phẩm. Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng
được chuyển về tài khoản của người lôi kéo ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù
người này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào
mạng lưới phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thực
không phải xuất phất từ việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền mua hàng
của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.


16

- Yêu cầu người mua đặt cọc một khoản tiền nào đó để được quyền tham gia
hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định.
Hành vi này bị coi là phạm pháp theo điều 7, Nghị định 110/2005/NĐ- CP và
điều 48 Luật Cạnh tranh 2004. Tuy nhiên trước khi có quy định pháp luật một sô
công ty đã dùng thủ đoạn này để lừa đảo người tham gia. trường hợp điển hình là
Công ty Thế giới mới Việt Nam bắt đại diện bán hàng phải đặt cọc một khoản tiền
lớn sau đó "ẵm tiền trốn đi" hoặc bắt đại diện bán hàng phải mua một số lượng
hàng lớn mới được gia nhập như Noni.
Ngoài ra, một doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính sẽ không minh bạch
về địa điểm đặt trụ sở chính, không có con dấu và không đăng ký hoạt động kinh
doanh với các cơ quan có trách nhiệm, hoặc có đăng ký trụ sở chính nhưng lại
không đăng ký kinh doanh cho các chi nhánh mới mở. Ở Việt Nam, nhiều công ty
kinh doanh đa cấp chuyển địa bàn hoạt động sang các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi
người dân (chủ yếu là nông dân) ít có điều kiện tiếp cận các thông tin mới và dễ bị

lôi kéo tham gia vào mạng lưới bán hàng. Các công ty kinh doanh đa cấp thường
tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và hình thức bán hàng thu hút
nhiều người đến xem, dễ gây mất ổn định an ninh trật tự. Trên các tờ rơi, tờ quảng
cáo không đóng dấu của công ty, việc chi trả tiền hoa hồng cho các thành viên
không kèm theo các hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
Những hạn chế của hoạt động kinh doanh đa cấp ở nước ta xuất phát từ hai
nguyên nhân chính:
+ Thứ nhất, từ nhận thức còn hạn chế của người dân trong việc phân biệt kinh
doanh đa cấp và kinh doanh hình tháp ảo nên các công ty trá hình lợi dụng đã thực
hiện hành vi lừa đảo dưới mô hình biến tướng bất hợp pháp của kinh doanh đa cấp.
Việc nhiều người nhẹ dạ rơi vào bẫy của doanh nghiệp trá hình đã khiến dư luận
lên án phương thức kinh doanh này.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều phản ánh xác thực nhưng
cũng không ít phản ánh thiếu khách quan nên đã gây thiệt hại và bất công cho các
doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính. Ngoài ra, ngay cả những tổ chức, cá
nhân có ảnh hưởng lớn đối với xã hội như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà
kinh tế, các nhà chính trị, giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng... và thậm chí
là cả người tham gia cũng chưa thật sự hiểu đúng về kinh doanh đa cấp, về sự khác
nhau giữa kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính. Tuy vậy,
họ đã đưa ra nhiều bình luận, thông tin sai lệch khiến phần lớn công chúng hoặc
không hiểu hoặc hiểu sai về kinh doanh đa cấp, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho
những người tham gia đồng thời hạn chế sự phát triển của phương thức kinh doanh
này.


17

+ Thứ hai, nguyên nhân của những thực trạng trên còn vì tính hiệu quả của cơ sở
pháp lý chưa cao. Kinh doanh đa cấp đã xuất hiện ở Việt Nam được 5 năm, Nhà
nước mới ban hành khung pháp lý điều chỉnh. Nhiều công ty đã lợi dụng kẽ hở

pháp luật để sử dụng kinh doanh đa cấp vào những mục đích bất chính gây thiệt
hại cho người tham gia, người tiêu dùng cũng như cho xã hội.
Mặt khác, việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp chưa chặt chẽ,
thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, chưa phát hiện
và xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp có hành vi kinh doanh đa cấp không
trung thủc. Do đó, các hành vi vi phạm như quảng cáo gian dối, đẩy giá sản phẩm
lên quá cao, trốn thuế nhập khẩu, thuế thu nhập... ở một số doanh nghiệp kinh
doanh đa cấp đã trở nên khá phổ biến gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến người
tham gia, người tiêu dùng và cả những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp làm ăn
chân chính.
Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh cũng góp phần dẫn đến các hạn chế trên.
Hoạt động kinh doanh đa cấp đang diễn ra ở thị trường Việt Nam một cách ồ ạt với
số lượng người tham gia ngày càng tăng, các doanh nghiệp lại chưa có biện pháp
hiệu quả để quản lý hệ thống phân phối viên dẫn đến hiện tượng quá đông người
tham gia vào mạng lưới, có sự chồng chéo, gây hỗn loạn, khó kiểm soát. Các phân
phối viên do nhận thức hạn chế hay cố tình nói sai thông tin, phóng đại tác dụng
của sản phẩm để bán được hàng đã gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người tiêu
dùng, gây tâm lý e ngại của mọi người trong xã hội đối với kinh doanh đa cấp.
Hơn nữa, phần lớn người tham gia ở Việt Nam coi kinh doanh đa cấp chỉ là một
việc làm thêm, không có tính chất cố định nên nhiều khi họ chỉ hoạt động theo
kiểu thời cơ hoặc hoạt động chỉ như một người bán lẻ thông thường mà không tâm
huyết với công việc đó. Do vậy, ngành kinh doanh đa cấp thời gian qua chưa được
phát triển đúng hướng, phát huy những tác dụng tích cực đối với xã hội.
2. Thực trạng việc bán hàng theo hình thức đa cấp trong một bộ phận sinh
viên Trường Đại học Giao thông vận tải
2.1. Những biểu hiện và tình hình bán hàng đa cấp trong sinh viên
Những sinh viên bị thu hút bởi hoạt động bán hàng đa cấp hầu hết đều là những
sinh viên năm nhất còn chân ướt chân ráo bước vào cánh cổng trường đại học. Tại
sao lại như vậy? Bởi đa phần đều là những sinh viên tỉnh lẻ vừa mới ra khỏi vòng
tay của cha mẹ để bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới, chưa có sự hiểu biết

đầy đủ nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường này. Thậm chí có những sinh viên
đã biết mình bị lừa nhưng vì tiếc số tiền đã bỏ ra nên đi lừa anh em, bạn bè và cả
người thân của mình để lấy lại số tiền đã mất. Về bản thân những sinh viên này, họ
không hề xác định được những hậu quả, rủi ro mà hoạt động bán hàng đa cấp
mang lại khi tham gia vào. Họ chỉ biết được một điều rằng khi tham gia vào mạng


18

lưới đa cấp sẽ có những khoản tiền lớn trong tay và học được cách làm giàu nhanh
chóng qua những lời dụ dỗ, mê hoặc và những lời hứa hẹn đầy quyến rũ của những
kẻ lừa đảo. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một vài lời dụ dỗ, hứa hẹn đường mật
của những đa cấp viên như sau:
+ Mai- một “trưởng phòng” của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy giới thiệu
đang thu nhập 50 triệu đồng/tháng “dạy” chúng tôi cách kiếm tiền bằng câu
chuyện của mình. Mai kể: “Ngày xưa gia đình chị nghèo lắm, chị phải nói dối là
xin tiền học ngoại ngữ rồi vay mượn bạn bè, thậm chí nói dối người quen rằng gia
đình nợ ngân hàng không có tiền trả sắp bị siết nhà để vay tiền người quen ở TP
HCM”. Theo nhân viên này, việc lừa dối bạn bè, gia đình, người thân để lấy tiền
“đầu tư kinh doanh” không phải là xấu. “Em đang là sinh viên thì thiếu gì lý do để
xin gia đình tiền. Mà em không nên xin một lần số tiền lớn, chia ra nhiều lần, lần
đầu xin tiền học ngoại ngữ, rồi tiền nhà trọ, tiền đi thực tế... không ai nghi ngờ em
lấy tiền đó làm gì. Lừa gia đình lấy tiền đầu tư không xấu, có khi sau này gia đình
em còn tự hào khi em thành công”
(Dậy chiêu lừa người thân)
+ Thế là anh chuyển sang “chia sẻ cơ hội làm giàu” bằng cách khuyên tôi tham
gia bán hàng, nếu mua hàng sẽ được chiết khấu hoa hồng. Nếu giới thiệu cho
người B mua hàng thì tôi cũng được hưởng hoa hồng của B; mà nếu B giới thiệu
được cho C, C’, C’’… mua thì tôi cũng được hưởng hoa hồng của những người
mua sau đó, đến 5 cấp tôi đều được hưởng hoa hồng từ họ. Anh nói, đây là phương

thức bán hàng hiện đại nhất mà các nước tiên tiến ai cũng làm. “Không cần trình
độ, bằng cấp, chỉ cần chăm chỉ và kiên trì thì ai cũng có cơ hội làm giàu như
nhau”. Để dẫn chứng cho khả năng làm giàu dễ dàng, anh mang catalogue hình
của những người thành đạt chỉ mới tham gia bán hàng đa cấp vài năm mà hiện giờ
thu nhập 800 triệu đồng/tháng, được công ty thưởng xe hơi đời mới.


19

Không cần làm gì cũng có tiền với tỷ suất sinh lời 4.800% (1 vốn 48 lời): Lời
cam kết của nhân viên Công ty cổ phần Liên kết và sản xuất Việt Nam (Liên kết
Việt) trong 1 buổi thuyết trình tại Hải Phòng
+ Một người mặc veston đen tên Tr, anh tự giới thiệu là Phó phòng kinh doanh
của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, hớn hở: “Dù tôi mới làm khoảng một năm,
nhưng dưới tay có hàng trăm nhân viên, hiện trong tài khoản có ngót nghét 2 tỷ
đồng. Sắp tới tôi sẽ lấy ra khoảng 1 tỷ đồng để sắm sửa”. Mặc cho cái nhìn ngờ
vực của tôi, anh vẫn cứ ra rả khuyên tôi nên nhanh ký hợp đồng mua máy sục khí
ozone, giá thấp nhất là 8,7 triệu đồng. Hiện công ty đang có chương trình khuyến
mãi, cực kỳ có lợi cho đối tác (người mua chính là đối tác kinh doanh). Cụ thể,
ngay sau khi ký hợp đồng, người mua được tặng 16 triệu đồng tiền mặt, chi trả
trong 3 đợt. Mỗi đợt lần lượt gồm 500.000 đồng, 3,5 triệu đồng và cuối cùng là 12
triệu đồng. Để chứng minh nhiều người giàu lên nhờ mua hàng và giới thiệu người
khác mua, Tr. dẫn tôi tới gặp một chị mà anh nói là “rất thành công” tên Nh. Vừa
làm quen nhau, chị vô đề ngay: “Đây là cơ hội nên phải nắm bắt. Có vàng hay tài
sản gì khác không? Nếu có thì đem cầm ngay, đừng nói cho ai biết, kể cả chồng.
Nếu không, vay mượn đỡ, trả sau. Người kinh doanh thông minh là người biết huy
động vốn từ các mối quan hệ thân thuộc”.
Có thể thấy rằng điểm chung của những lời dụ dụ đường mật trên đều đánh
vào chính tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng của mọi người đặc biệt là các bạn
sinh viên. Với một số tiền vốn bỏ ra chỉ vài ba triệu nhưng có thể thu được hàng



20

chục, hàng trăm triệu. Chính vì điều này mà nó khiến cho hàng trăm ngàn người,
trong đó có các bạn sinh viên lao vào con đường đa cấp.
Như chúng ta đã biết hoạt động kinh doanh đa cấp du nhập vào nước ta trong
những năm đầu của Thế kỷ XXI và bùng nổ rất mạnh sau một thời gian. Tuy nhiên
trái với hoạt động theo đúng nghĩa, bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã bị biến tướng,
đã có nhiều công ty lừa đảo núp bóng và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai
trái, khiến dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp. Đến năm 2013,
theo số liệu thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nước ta có
khoảng 1 triệu người tham gia bán hàng đa cấp (cả bán hàng đa cấp bất chính và
bán hàng đa cấp chân chính) trong đó có một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên
tham gia. Sự thiếu hiểu biết về thông tin cùng mức thu nhập hấp dẫn hàng chục
triệu đồng mỗi tháng từ lời quảng cáo “có cánh” của các nhà tuyển dụng “ma” đã
khiến nhiều bạn sinh viên bị sập bẫy vào các mạng lưới bán hàng đa cấp. Từ
những bài báo trên Internet và lời kể của những nạn nhân của hình thức lừa đảo
này, chúng tôi nhận thấy điểm chung của họ là được mời đi dự hội thảo về cách
làm giàu nhanh chóng, các khoá học đào tạo kỹ năng mềm, bị dụ dỗ mê hoặc bởi
những lời hứa hẹn đầy quyến rũ: vào làm cho công ty bạn chỉ phải nộp số tiền
khoảng từ 3-5 triệu đồng, ngoài lương mỗi tháng bạn còn được trích hoa hồng nếu
mời được bạn bè hay người thân vào làm cùng, làm tốt sẽ được thăng chức và tăng
lương, cứ thế chỉ sau 1 năm lương của bạn có thể lên tới vài chục triệu đồng một
tháng. Đối với một số sinh viên, những lời dụ dỗ đầy mật ngọt trên đã làm họ trở
nên mù quáng tham gia vào hoạt động đa cấp bất chính mà không hề biết được
mình chính là nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Một sự thật đáng buồn là bán hàng
đa cấp bất chính đã len lỏi vào khắp các giảng đường đại học trên những thành phố
lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…Những sinh viên khi tham gia vào bán
hàng đa cấp bất chính sẽ bị các nhà tuyển dụng ‘ma’ yêu cầu nộp một khoản tiền

vài triệu đồng để tham gia vào công ty. Nếu không đủ tiền nộp ngay lập tức những
nhà quản lý này sẽ đưa ra một vài lời khuyên như: em có thể đi vay bạn bè, người
thân hoặc bên anh/chị sẽ cho em vay tiền thông qua thẻ sinh viên, chứng minh
nhân dân; chỉ sau 1 tháng thôi là em sẽ thu về được số tiền cả gốc lẫn lời. Sau đó
những nhà quản lý đưa ra thêm những nhân chứng, những tấm bằng khen về sự
thành công của một vài người thuộc công ty của họ. Với sự nôn nóng làm giàu
nhanh chóng và không tìm hiểu kỹ thông tin, những bạn sinh viên đã đi cầm cố
máy tính, đồng hồ, thẻ sinh viên và chứng minh nhân dân để lấy số tiền đó nộp cho
công ty. Thậm chí có những bạn còn đi vay tiền với những lãi suất trên trời để rồi
thời gian không lâu sau đó lãi mẹ để lãi con, số tiền vay ban đầu có thể lên tới vài
chục, vài trăm triệu đồng. Sau khi đã tham gia vào mạng lưới đa cấp, các bạn sinh
viên lại bị dụ dỗ rằng nếu mời thêm càng nhiều người tham gia cùng sẽ càng nhận
được mức hoa hồng và tiền lương càng cao. Bởi vậy nhiều sinh viên còn lôi kéo
thêm bạn bè cùng tham gia vào mô hình đa cấp với mình. Chúng ta hãy thử tưởng


21

tượng 1 sinh viên mời thêm được 5 người bạn nữa cùng tham gia, 5 sinh viên trên
lại mời thêm được 25 người tham gia cùng; cứ thế mô hình đa cấp sẽ tăng số lượng
lên đáng kể theo cấp số nhân. Nhưng những sinh viên tham gia vào mô hình đa cấp
này không hề biết đó chỉ là một hình tháp ảo mà chỉ có những kẻ ở trên cùng tháp
mới có được số tiền khổng lồ. Những kẻ đó chính là lãnh đạo công ty đa cấp,
những nhà tuyển dụng ‘ma’ đã mồi chài các bạn tham gia vào mạng lưới đa cấp
này. Số tiền chúng có được chính từ những số tiền mà người tham gia mạng lưới
đa cấp nộp vào. Số tiền đó có thể lên tới vài chục, vài trăm thậm chí hàng nghìn tỷ
đồng.
Sau đây là một vài câu chuyện và những hình ảnh xác thực nhất để chúng ta
thấy được hình thức bán hàng đa cấp bất chính đang mê hoặc hàng loạt sinh viên
trong các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

+ Câu chuyện thứ nhất được chia sẻ trên fanpage facebook của doanh nhândiễn giả Trần Đăng Khoa đăng ngày 25/6/2014. Toàn bộ bài viết như sau:
THÊM MỘT NẠN NHÂN CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP LỪA ĐẢO
Khi đưa lá thư này lên, tôi đã phải cân nhắc rất nhiều vì không muốn tiết lộ câu
chuyện của người gửi thư. Nhưng xét cho cùng, câu chuyện này sẽ là lời cảnh tỉnh
cho bất kỳ ai về những "cơ hội" kiếm tiền nhanh, kiềm tiền dễ dàng, kiếm tiền
không cần làm theo mô hình kinh doanh đa cấp hay kinh doanh theo mạng.
Dĩ nhiên, về mặt lý thuyết không phải mô hình kinh doanh đa cấp hay kinh doanh
theo mạng nào cũng là lừa đảo. Nhưng ở Việt Nam chúng ta do còn quá nhiều
lỏng lẻo trong quản lý, không ít tổ chức, cá nhân đã lợi dụng mô hình kinh doanh
này để lừa đảo. Câu chuyện bên dưới lại là một ví dụ đau lòng cho việc đó. Chỉ
rất buồn là mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều nhưng không biết bao nhiêu người
có vẻ vẫn chưa nắm thông tin, để rồi tự đưa mình vào ngõ cụt. Thật ra, chúng ta
nên thông cảm cho họ trừ khi chúng ta dám khẳng định mình cả đời chưa bao giờ
phạm sai lầm.
(Ghi chú: Tôi đăng bài này mang tính chất cảnh tỉnh, hy vọng thông tin đến được
với nhiều người hơn, chứ không phải để mọi người vào chửi bới mô hình kinh
doanh đa cấp. Tôi bảo lưu quyền được xóa những bình luận thiếu kềm chế hoặc
mang tính chất vơ đũa cả nắm. Cho dù ở Việt Nam chúng ta, đa cấp biến tướng
khá nhiều nhưng không phải bất kỳ ai tham gia đa cấp cũng là những kẻ lừa đảo,
hay công ty nào kinh doanh theo mô hình đa cấp cũng là lừa đảo. Thật ra không ít
người tham gia là nạn nhân của những cá nhân hay tổ chức lừa đảo.
Tôi cũng có nhiều bạn bè, đồng nghiệp cũ, học viên của tôi đã từng tham gia đa
cấp hoặc đang tham gia. Trong số họ cũng có những người nhỡ tham gia vào các


22

tổ chức lừa đảo và đã từ bỏ. Tôi biết họ là người tốt và tôi không muốn ai bị vơ
đũa cả nắm.)
=====================================

E chào a Trần Đăng Khoa ạ!
E xin tự giới thiệu e tên là (...), sinh viên đại học (...).
Lần trước e có đi dự 1 buổi hội thảo của a. Trong buổi học đó, được a tâm sự về
cuộc đời cũng như những kinh nghiệm, bài học từ bản thân a. Thật sự e rất khâm
phục a ạ.
E cũng có những bước vấp ngã khi bước ra ngoài đường đời. Được gặp a, tuy
không nói chuyện trực tiếp nhưng e thấy a rất thân thiện dù a rất thành công. Nên
hôm nay e rất muốn tâm sự với a về cú ngã đó của e và rất mong nhận được
những lời khuyên bổ ích từ a ạ. E cảm ơn a!
Câu chuyện của e là trước đây e được bạn giới thiệu tham gia vào 1 công ty đa
cấp của Việt Nam (...). Khi vào e phải làm mã số (ở đây là mua hàng của công ty
với số lượng lớn và mỗi mã trị giá là 5,6 triệu), theo bảo trợ của e (...) và những
người tuyến trên nói thì e phải làm 3 mã thì mới được gọi là làm kinh doanh, còn
1 mã thì chỉ là chơi thôi. Và theo như chính sách của công ty thì khi chạy 2 chân
nếu mỗi chân có đủ 120 mã thì sẽ được hưởng 100 triệu. Lúc đó e rất là ngây thơ,
chưa tìm hiểu kỹ nhưng vì tin đứa bạn cũng như nghe thấy cơ hội rất là hay. Vì
vậy, e đã đi vay để lên 3 mã. Vì số tiền quá lớn đối với sinh viên bọn e, khoảng 17
triệu tiền tham gia, chưa kể bọn e phải thay đổi hình tượng, ăn uống nhậu nhẹt,...
Gia đình e cũng không phải vào loại khá giả nên e đã đi vay bạn bè nhưng không
được bao nhiêu vì bọn e chỉ là sinh viên. Sau đó, theo chỉ dẫn của các tuyến trên, e
đã đi vay lãi bằng chứng minh thư và thẻ sinh viên với lãi suất là 4 nghìn đồng / 1
triệu / 1 ngày. E thì vẫn nhận tiền chu cấp của gia đình như trước nhưng hầu như
không đủ chi cho tiền phòng trọ, ăn uống (...). Ngoài ra, còn chưa kể tiền lãi hàng
tháng (10 ngày 1 lần đóng) e phải tự chạy vay, mượn chỗ nọ đập vô chỗ kia.
Nhưng càng ngày e càng thấy chính sách của công ty cũng như những việc làm
trong hệ thống không làm đúng với cái tâm, với những gì họ nói, với những gì e đã
đọc được về ngành nghề này (họ chỉ mong đưa thêm người vào hệ thống để có
tiền). Họ cứ thúc giục e mời bạn bè đến để nghe họ chia sẻ để chốt. E thấy mình bị
lún sâu vào vấn đề tiền sinh hoạt, tiền lãi,... Và e cũng không muốn những người
bạn của e cũng như vậy. E đã có ý định thoát ra nhưng nghĩ đến tiền lãi phải trả e

lại cố gắng làm việc nhưng càng ở lại e càng thấy không ổn. Vì vậy, e đã quyết
định ra đi dù biết khi mà ra đi thì e sẽ trả tiền lãi như thế nào và tiền gốc đến khi
nào mới trả xong. Bây giờ e có đi dạy gia sư nhưng 1 tháng cũng không được là


23

bao mà do nhiều lúc nghĩ đến tiền phải trả e lại không muốn đi dạy luôn. Và càng
ngày e càng cảm thấy mình bị lún vào 1 cái hố ngày càng sâu, không biết dứt ra
như thế nào. E thật sự rất mệt mỏi khi mỗi lần sắp đến ngày trả lãi, và hôm nay là
1 trong những ngày đó. Mà tính ra số tiền mà e trả lãi từ trước đến giờ cũng gần
bằng số tiền mà e vay rồi. Nhưng bây giờ e không biết phải làm sao vì bố mẹ e
không có tiền mà chị e lại vừa mới tốt nghiệp. Bố mẹ e lo cho chị e đã rất vất vả
nên e không muốn làm bố mẹ lo. Bây giờ, e đang gần như đi vào bế tắc không biết
phải giải quyết như thế nào. E rất mong nhận được những lời góp ý từ a ạ. E cảm
ơn a!
E rất xin lỗi vì đã để a đọc những dòng tâm sự buồn này. Nhưng thật sự sau khi
viết những dòng này gửi cho a e cũng thấy rất thoải mái. Không hiểu sao e lại tâm
sự với a vì e chưa bao giờ kể cho ai nghe về hoàn cảnh của mình. (...) Dù sao e
cũng rất cảm ơn a ạ! Chúc a luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
hơn nữa ạ!
*Ghi chú: Thông tin trong các phần (...) đã được lược bỏ để bảo vệ sự riêng tư của
người viết thư.
+ Câu chuyện thứ 2 được ghi lại trong phóng sự “ Sinh viên bị tẩy não khi tham
gia bán hàng đa cấp” của trang web vietbao.vn đăng ngày 6/11/2015
Lên Hà Nội chưa được 10 ngày, N.T.D - sinh viên năm nhất Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông - bị một sinh viên năm hai cùng quê dụ dỗ. D được giới
thiệu đến một công ty trên đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy) với lời hứa
có một công việc nhẹ nhàng, lương cao. “Vào đó rồi, nghe họ thuyết trình, em
thấy mình như bị “tẩy não”. Họ nói gì em cũng thấy đúng, thấy hay và em ký hợp

đồng”, nữ sinh D cho hay. Biết D không có tiền, các nhân viên công ty này hướng
dẫn cô đến một quán cầm đồ cầm cố học bạ, chứng minh thư nhân dân và giấy
chứng thực là sinh viên năm thứ nhất. Với 10 triệu đồng vay được, D mua 11 lọ
thực phẩm chức năng gồm: Dầu cá, canxi, thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ... để
tham gia vào mạng lưới. Nghĩ có thể kiếm được tiền dễ dàng, D rủ thêm bạn thân
H.T.Y (sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội) tham gia. Cũng giống bạn mình,
sau khi bị “tẩy não”, Y cầm cố học bạ, chứng minh thư nhân dân để vay 10 triệu
đồng mua hàng. Theo hợp đồng vay mượn, D và Y phải trả lãi suất 700.000
đồng/ngày. Vào công ty được vài ngày, D và Y biết mình bị lừa. Kiểm tra lại sản
phẩm công ty giao, 2 nữ sinh phát hiện nhiều hộp không có tem, hộp như đã có
người sử dụng. Có hộp bên ngoài ghi là thực phẩm chức năng bổ sung tiết tố nữ,
nhưng bên trong lại là dầu cá sáng mắt. Thậm chí, nhiều hộp không có ruột. Hàng
không nguyên vẹn, trả lại công ty không nhận, trong khi số tiền lãi ngày càng
tăng, D về quê “cầu cứu” gia đình. Bố mẹ D phải đi vay mượn tiền để chuộc giấy
tờ cho con gái Còn với Y, dù rất lo sợ nhưng cô vẫn giấu giếm gia đình. Y tâm sự,


24

bố mẹ cô đều đang điều trị bệnh tim mạch nên sợ nói ra họ sẽ không chịu được cú
sốc này. Y dự định bán chiếc máy tính xách tay bố mẹ mới mua cho khi nhập học,
sau đó đi làm thêm để lấy tiền trả nợ.
Điển hình cho công ty bán hàng đa cấp lừa đảo hàng loạt sinh viên trên địa bàn
thành phố Hà Nội phải kể đến đó là Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt
Nam có trụ sở tại số 15 phố Đặng Thuỳ Trâm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Theo phản
ánh của nhiều sinh viên với đường day nóng của Đài truyền hình Việt Nam khi
tham gia vào công ty phải nộp số tiền 10 triệu đồng để mua mã cộng tác viên. Do
không có đủ tiền để nộp các bạn sinh viên được nhân viên làm việc tại công ty dụ
dỗ đến doanh nghiệp Thành An (địa chỉ 6A7 Trần Quốc Hoàn, Bắc Từ Liêm, Hà
Nội) để vay tiền. Giấy tờ chứng minh đơn giản như thẻ sinh viên, chứng minh

nhân dân, phiếu nhập học của trường.. là các bạn sẽ được vay 10 triệu đồng, thời
gian vay 1 tháng, lãi suất 4 nghìn/1 triệu đồng/1 ngày (lãi suất này tương đương 20
lần lãi vay ngân hàng). Sau khi vay được tiền để nộp, các bạn sinh viên sẽ mua mã
và nhận được các sản phẩm thực phẩm chức năng để bán. Nếu bán được hàng sẽ
được nhận doanh thu và hoa hồng. Tuy nhiên mục tiêu của công ty này không phải
là để bán được nhiều sản phẩm mà kêu gọi các bạn sinh viên lôi kéo được thêm
càng nhiều người tham gia thì càng có thêm nhiều doanh thu. Cứ lôi kéo được 1
người, công ty trả 50.000 đồng, lôi kéo được 2 người thì số tiền sẽ tăng lên
300.000 đồng…Do vậy các bạn sinh viên nhẹ dạ đã dễ dàng bị dụ dỗ, lừa bạn bè
mình tham gia vào mô hình đa cấp này. Sau một vài ngày biết là mình bị lừa, nhiều
bạn sinh viên đã đến trụ sở công ty để đòi lại số tiền ban đầu. Nhưng phải đến
nhiều lần tranh cãi, công ty chỉ trả lại một số tiền thấp hơn nhiều so với 10 triệu
ban đầu. Có những bạn may mắn đòi lại được tiền nhưng phải trả một số tiền lãi
rất lớn, còn lại đa số không đòi được và phải chịu cảnh ôm một số tiền nợ khổng
lồ.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được bán hàng đa cấp bất chính đang là một vấn đề
nhức nhối cho toàn xã hội hiện nay và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các bạn
sinh viên. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về những công ty bán hàng đa cấp bất
chính để tránh gặp phải những hậu quả không thể ngờ tới nhé các bạn sinh viên.
2.2. Hoạt động bán hàng đa cấp trong một bộ phận sinh viên Trường Đại học
Giao thông vận tải
Với sự phát triển của Internet và hàng ngàn hình thức kiếm tiền kiểu mới được
du nhập vào Việt Nam trong đó không thể không nói tới hình thức kinh doanh đa
cấp. Mặc dù loại hình này phát triển rất mạnh mẽ và đem lại nhiều lợi ích cho các
quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…và được đánh giá rất có tiềm năng tại các
nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên kể từ khi hình thức kinh doanh đa
cấp du nhập và phát triển bùng nổ tại nước ta, nó đã bị biến tướng trở thành loại


25


hình kinh doanh bất chính và ảnh hưởng rất lớn tới mọi người trong đó có một bộ
phận không nhỏ các bạn sinh viên. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu của chúng tôi
xin đưa ra tình hình tổng quan tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của sinh viên
một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói chung cũng như sinh viên Đại học
Giao thông vận tải nói riêng để từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục hiện
tượng bán hàng đa cấp bất chính và phát triển bán hàng đa cấp theo đúng nghĩa.
+ Một phiếu khảo sát gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi đánh giá của
sinh viên về hoạt động bán hàng đa cấp và đây cũng là những tiêu chí mà chúng tôi
đưa ra để khảo sát về tình hình tham gia hoạt động bán hàng đa cấp trong sinh viên
hệ chính quy tại Trường đại học Giao thông vận tải cùng với một số trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Về cách thức thu thập thông tin, chúng tôi đưa ra 2 loại hình khảo sát là dùng
phiếu khảo sát và khảo sát qua biểu mẫu google. Đối với sinh viên trường Đại học
Giao thông vận tải, chúng tôi dùng cả 2 hình thức khảo sát.Mặc dù số lượng phiếu
khảo sát không nhiều so với số lượng sinh viên trong trường nhưng chúng tôi vẫn
thu được những kết quả rất khả quan ở cả 2 khối ngành.
Với hơn 200 phiếu khảo sát thu được trực tiếp cùng 105 phản hồi thông qua
biểu mẫu google, chúng tôi đã tổng hợp và phân loại như sau:
Khối ngành kinh tế (Khoa Vận tải-Kinh tế) : 90 phiếu trực tiếp và 50 phiếu
qua Intenet (tổng 140 phiếu)
• Khối ngành kỹ thuật: 110 phiếu trực tiếp và 55 phiếu qua Internet trong đó
(tổng 165 phiếu)


Sau đây là phần tổng hợp số liệu thông qua các câu hỏi đã khảo sát:
1. Đánh giá về thông tin, mức độ tìm hiểu về hoạt động bán hàng đa cấp

Tiêu chí
Có biết và đã tìm hiểu kĩ

Biết qua và chưa tìm hiểu kĩ
Chưa biết thông tin nào

Khối kinh tế
100
35
5

Khối kỹ thuật
50
100
15

Qua số liệu ở bảng trên có thể thấy được các bạn sinh viên trong trường đã
quan tâm rất nhiều tới vấn đề bán hàng đa cấp. Trong tổng số 305 phiếu thu được
thì có tới 150 phiếu đánh giá “có biết và đã tìm hiểu kĩ” ( chiếm 49,18%,) 135
phiếu đánh giá “biết qua nhưng chưa tìm hiểu nhiều” ( chiếm 44,26% ); còn lại có
20 phiếu đánh giá “chưa biết thông tin nào” ( chỉ chiếm 6,56% ). Với những con số
thu được, chúng ta có thể thấy rằng sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải đã
có những thông tin cần thiết về hoạt động bán hàng đa cấp hiện nay.
2. Đánh giá về số lượng sinh viên tham gia hoạt động bán hàng đa cấp

Tiêu chí

Khối kinh tế

Khối kỹ thuật



×