Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở việt nam hiện nay trong điều kiện hội nhập kế toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.55 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN QUỐC TẾ

KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI
SINH TRONG CÁC DOANH NGHIÊP PHI
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KẾ TOÁN
QUỐC TẾ
Họ và tên: Lý Minh Triết
Mã SV: 7701251065
LỚP: 16C1ACC52201
KHÓA 25 (2015 – 2017)
GVHD: TS. PHẠM QUANG HUY

TP. HCM, tháng 08 năm 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …

TS. Phạm Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và kiến thức còn
hạn chế nhưng cùng với sự trợ giúp của giảng viên hướng dẫn, sự tổng hợp tài liệu từ
kho sách báo của thư viện... đã giúp em hoàn thành bài tập này.
Em xin chân thành cảm ơn:


Ban giám hiệu nhà trường đã tạo những điều kiện học tập tốt nhất với cơ sở vật chất,
trang thiết bị hiện đại... giúp quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài tập được dễ dàng

hơn.
• Các cán bộ quản lí thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất cho em vào tham khảo tài liệu,
tìm kiếm thông tin từ sách báo, từ hệ thống Internet.
• Đặc biệt là giảng viên: TS. Phạm Quang Huy đã hướng dẫn cặn kẽ cho em phương
thức thực hiện bài tập nhóm này.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sự lớn mạnh của của các doanh nghiệp Việt Nam cùng với sự hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới, đã và đang thúc đẩy không ngừng xu thế hội nhập giữa
quy định về kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn
mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Điển hình nhất, trong những năm gần
đây Bộ Tài Chính vừa mới ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế cho quyết
định 15/2006/QĐ-BTC trước đây về chế độ kế toán doanh nghiệp để nhằm có những
bước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế.
Tuy nhiên, mặc dù thông tư 200/2014/TT-BTC đã được sửa đổi khá nhiều quy định về
kế toán thậm chí còn quy định các chuẩn mực kế toán trái với thông tư này đều không
còn hiệu lực (Điều 128 – thông tư 200) nhưng đáng tiếc rằng thông tư 200 vẫn còn “bỏ
ngỏ” về các sửa đổi liên quan tới việc trình bày các công cụ tài chính. Trong khi đó, sự
phát triển của các công cụ tài chính đặc biệt là các công cụ tài chính phái sinh trên thị
trường quốc tế đang ngày càng phát triển, ngày càng lan rộng khắp các nước.
Hiện nay, Bộ tài chính chỉ mới ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC “Hướng
dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày Báo cáo tài chính và thuyết minh
thông tin đối với công cụ tài chính” - quy định rõ các khái niệm về các công cụ tài
chính nhưng lại chưa có những hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá trị hợp
lý của các công cụ tài chính cũng như về việc xử lý các nghiệp vụ kế toán liên quan tới
các công cụ tài chính phái sinh. Xuất phát từ thực tiễn đó, từ thực tế hội nhập nghề kế
toán, sau một thời gian nghiên cứu tác giả lựa chọn đề tài “kế toán công cụ tài chính
phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam hiện nay trong điều kiện

hội nhập kế toán quốc tế” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài là nhằm cung cấp những các nhìn cụ thể đối với các
quy định về công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt
Nam hiện nay. Để đạt được mục tiêu chung đó, bài viết đề ra các mục tiêu cụ thể như
sau:
 Hoàn thiện về việc nhận diện công cụ tài chính phái sinh trong các doanh

nghiệp phi tài chính ở Việt Nam.


 Tổng hợp các cơ sở lý luận về việc ghi nhận công cụ tài chính phái sinh dựa

trên các nghiên cứu trước.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở, xác lập các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
 Câu hỏi 1: Công cụ tài chính phái sinh là gì? Các loại công cụ tài chính phái

sinh?
 Câu hỏi 2: Các quy định pháp lý về kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt
Nam?
 Câu hỏi 3: Giải pháp hữu hiệu cho việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán công cụ
tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp lý về công cụ tài chính phái sinh và
tầm quan trọng của các công cụ này trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam

hiện nay.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là các công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp
phi tài chính. Hiện nay, dưới góc độ pháp lý của Việt Nam, các doanh nghiệp được
chia thành hai loại chính: Doanh nghiệp tài chính kinh doanh tiền tệ - loại hình doanh
nghiệp này cần phải thỏa mãn điều kiện về vốn pháp định và các quy định khác của
nhà nước và Doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường.
Doanh nghiệp tài chính bao gồm: Công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, các
ngân hàng… không thuộc đối tượng nghiên cứu của bài viết. Bài viết chỉ tập trung
nghiên cứu các doanh nghiệp phi tài chính - các doanh nghiệp có hoạt động chính là
cung cấp hàng hóa, dịch vụ
5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tư
duy logic, tiếp cận hệ thống, so sánh…. Từ đó, bài viết tổng hợp, phân tích, đánh giá
thực trạng về kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính
ở Việt Nam hiện nay.
6. Những đóng góp của đề tài


Bài viết nhằm cung cấp tầm trọng trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái
sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời cung cấp
các phương pháp nhận diện, ghi nhận, xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ liên quan
tới các công cụ tài chính phái sinh.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, tiểu luận gồm 4 chương:




Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Lý luận kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh



nghiệp phi tài chính
Chương 3: Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh

nghiệp phi tài chính ở việt nam
• Chương 4: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Cairns (1998, 1999) nghiên cứu kế toán về các yếu tố quyết định của các thực
nghiệm công bố thông tin và lựa chọn kế toán khác nhau dựa trên đặc điểm của công
ty. Trong phần cơ sở lý thuyết, tác giải tập trung nghiên cứu việc áp dụng IAS về kế
toán công cụ tài chính. Tác giả chia nghiên cứu ra thành 2 phần, dựa trên việc áp dụng
chuẩn mực được đo lường (biến phụ thuộc). Trong một nhóm, biến phụ thuộc là biến
giả, cho giá trị 1 nếu công ty tuyên bố áp dụng IAS và 0 nếu ngược lại.
Bodnar (1999) trong bài viết “Derivatives Usage in Risk Management by US
and German Non-Financial Firms: A Comparative Survey” đăng trên Journal of
international Financial Management and Accounting 103 (1999). Bài viết nghiên cứu
so sánh thực trạng việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi
tài chính ở Đức và Mỹ trong mối quan hệ với ngành công nghiệp và quy mô doanh
nghiệp. Bài viết khẳng định rằng trong năm 1999 việc sử dụng công cụ tài chính phái
sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Đức nhiều hơn Mỹ với tỷ lệ sử dụng công

cụ tài chính phái sinh ở Đức là 78% so với Mỹ là 58%. Bên cạnh việc xem xét về quy
mô sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở cả hai nước. Bài viết khẳng định rằng ở cả
hai nước việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa cho các giao dịch
ngoại tệ là phổ biến nhất, theo sau đó là việc phòng ngừa rủi ro lãi suất và cuối cùng là
việc phòng ngừa rủi ro giao dịch hàng hóa dịch vụ. Ngược lại, với điểm tương đồng đó
ở hai nước có những điểm khác nhau trong việc lựa chọn công cụ tài chính phái sinh
cũng như quan điểm của họ về thị trường khi sử dụng công cụ tài chính phái sinh.
Những điểm khác biệt này sẽ có những thúc đẩy khác nhau trong kế toán công cụ tài
chính phái sinh cũng như việc quản lý các công cụ này trong các doanh nghiệp phi tài
chính của cả hai nước.
Lopes and Rodrigues (2007) trong bài viết “Accouting for financial instrument:
An analysis of the determinants of disclosure in the Portuguese stock exchange”. Bài
viết nghiên cứu mức độ công bố thông tin trong kế toán công cụ tài chính của các công
ty ở Bồ Đào Nha. Những quy định công bố của IAS 32 và IAS 39 được các công ty
nước này lựa chọn áp dụng. Phân tích trong mối quan hệ giữa đặc trưng cơ cấu vốn và
các quy định tại Bồ Đào Nha được giải thích thông qua lý thuyết thể chế. Bài viết
khẳng định rằng mức độ công bố thông tin chịu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp,
[8]


loại doanh nghiệp kiểm toán, tình trạng niêm yết và tình trạng kinh tế. Nghiên cứu này
nhằm đề xuất việc cải thiện các báo cáo và sự can thiệt vào các quy định trên thị
trường vốn của nước này trong bối cảnh áp dụng bắt buộc IAS vào năm 2005.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Thu Hiền (2010),“Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong
NHTM tại Việt Nam” (2010) đã đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp kế toán cơ
bản nhằm phản ánh các nghiệp vụ về công cụ tài chính trong các ngân hàng thương
mại Việt Nam. Tuy nhiên hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp
phi tài chính có những điểm khác biệt so với Ngân hàng thương mại vẫn chưa được
xem xét, nghiên cứu.

Phạm Thị Thu Thủy (2006) ,”Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại các
doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay”. Đề tài tập trung khảo sát việc kế toán công cụ tài
chính trong các doanh nghiệp và tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện việc kế toán công
cụ tài chính trong các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà đầu
tư, trên quan điểm hoàn thiện phải phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế .
Hà Thị Tường Vy (2008), “Kế toán công cụ tài chính của thị trường chứng
khoán Việt Nam” đã trình bày khá đầy đủ các nguyên tắc, quy định về định giá, ghi
nhận và trình bày công cụ tài chính theo thông lệ quốc tế IAS30, IAS32, IFRS7. Đồng
thời tác giả đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính cho thị
trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu kế toán các công cụ
tài chính phục vụ cho thị trường chứng khoán, bỏ qua các công cụ tài chính khác trong
doanh nghiệp.
Hà Thị Ngọc Hà (2013) “Xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái
sinh”, tạp chí chứng khoán số 12 – 2013, bài báo nói về định hướng phát triển công cụ
tài chính phái sinh ở Việt Nam. Tác giả nêu lên các quy định kế toán hiện hành về việc
trình bày kế toán công cụ tài chính. Đồng thời nêu ra những điểm còn thiếu trong các
quy định kế toán về công cụ tài chính đặc biệt trong lĩnh vực kế toán tài chính công cụ
tài chính phái sinh. Tác giả nêu lên các phương pháp kế toán để xác định giá trị hợp lý
và các xử lý kế toán trong các nghiệp vụ liên quan đến hai công tài chính phái sinh là:
hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Bài viết chưa đưa ra những minh chứng
rõ ràng về sự phát triển của thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam

[9]


Hà Thị Phương dung (2014), “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính phái sinh
trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam”. Nghiên cứu này cung cấp đầy đủ
các quy định trong việc ghi nhận các công cụ tài chính cơ sở cũng như các công cụ tài
chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Tác giả đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính về phương diện xác định và đo lường

giá trị của các công cụ này. Bài viết chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề về việc sử
dụng công cụ tài chính chưa đi sâu phân tích về công cụ phái sinh được sử dụng phòng
ngừa trong vấn đề nào.
Ngô Thị Thùy Linh (2015), “Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở
Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro” , bài viết nêu lên thực trạng việc sử dụng công cụ
tài chính phái sinh ở các ngân hàng và các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đánh giá các
mặt hạn chế trong việc phát triển thị trường phái sinh cũng như nêu ra các quy định
pháp lý hiện hành trong kế toán công cụ tài chính phái sinh. Song, tác giả chưa cung
cấp những phương thức hạch toán kế toán cho các nghiệp vụ liên quan tới kế toán
công cụ tài chính phái sinh.
1.3 Khe hỏng nghiên cứu
Thông qua quá trình tổng hợp nghiên cứu trong nước và ngoài nước, có thể thấy
rằng đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề kề toán công cụ tài chính nói chung
và kế toán công cụ tài chính phái sinh nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa
nêu bật lên được nhu cầu cần thiết đối với việc cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng
chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh. Các nghiên cứu chưa tập trung đi sâu
vào phân tích thực trạng của các công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp
phi tài chính hiện nay. Đồng thời chưa đưa ra được các giải pháp đồng bộ trong mối
quan hệ giữa các nhà lập chính sách và các ý kiến của các doanh nghiệp phi tài chính
về vấn đề xử lý kế toán đối với việc ghi nhận, xác định và công bố thông tin liên quan
đến các công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính.

[10]


CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH
2.1 Nhận diện công cụ tài chính phái sinh
Theo bài viết “Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh”- sở giao dịch chứng khoán

Hà Nội ngày 01/03/2015
Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị
của một hay nhiều tài sản cơ sở. Với dạng hợp đồng tài chính có đặc điểm: “Quy định
quyền quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh
toán hoặc/và chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một
thời điểm nhất định trong tương lai”. Theo đó, tài sản cở sở là hàng hóa/công cụ tài
chính có giá trị quyết định giá trị của chứng khoán phái sinh được chia làm hai (02)
dạng chính:
Hàng hóa bao gồm: thực phẩm/nông sản ( ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu..v..v),
kim loại ( Vàng, bạc, kẽm.v .v..). năng lượng (Khí đốt, dầu, .v..v), khác (thời tiết, kết
quả bầu cử..v..v..).
Công cụ tài chính: cổ phiếu (Chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ), trái phiếu ( trái
phiếu CP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp), lãi suất (lãi
suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ..), tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro,v.v…), chứng khoán
phái sinh.
Theo IAS 39, công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính mà:
-

Giá của nó thay đổi theo sự thay đổi giá của một tài sản cơ bản khác (giá chứng

-

khoán, tỷ giá ngoại tệ, giá hàng hóa, hạn mức hoặc tỷ lệ tín dụng...)
Không phát sinh các chi phí đầu tư ban đầu hoặc phát sinh một lượng chi phí

-

nhỏ
Được thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai.
Theo điều 3 khoản 5 thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2009 của


Bộ Tài chính: Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng
có đồng thời ba đặc điểm sau:
(a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hàng
hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả hoặc lãi suất, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số
tín dụng, hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác

[11]


này là các biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến các bên tham
gia hợp đồng (còn được gọi là các biến số cơ sở);
(b) Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp
hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi
của các yếu tố thị trường;
(c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai.
Như vậy công cụ tài chính phái sinh gắn liền với một khoản phải thu (tài sản tài
chính) hoặc nợ phải trả tài chính trong tương lai, do đó cần được ghi nhận trên Bảng
cân đối kế toán.
2.2 Phân loại công cụ tài chính phái sinh
Về công cụ tài chính phái sinh, theo Ingersoll (1987): Theory of financial
dicision making. Một hợp đồng tài chính được gọi là một công cụ tài chính phái sinh
nếu giá trị của hợp đồng đó ở thời điểm đáo hạn T có thể được xác định hoàn toàn bởi
giá trị thị trường của tài sản cơ bản. Theo cách này ta hiểu tại thời điểm đáo hạn của
hợp đồng phái sinh thì giá trị của tài sản phái sinh được xác định hoàn toàn bởi giá trị
của các tài sản cơ bản, sau thời hạn này hợp đồng phái sinh không còn tồn tại nữa.
Công cụ tài chính phái sinh được chia thành 4 loại cơ bản: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp
đồng tương lai; Hợp đồng quyền chọn; Hợp đồng hoán đổi.
2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên

để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào
một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thoả thuận giữa các bên tại ngày
giao dịch. Khi một thực thể trở thành một bên của hợp đồng kỳ hạn, giá trị hợp lí của
các quyền và nghĩa vụ thường bằng nhau, do đó giá trị thuần bằng không. Nếu giá trị
thuần giữa quyền và nghĩa vụ khác không, hợp đồng được công nhận là tài sản hay
trách nhiệm. Hợp đồng kỳ hạn có các đặc điểm như sau:
 Là thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên.
 Các bên trong hợp đồng không phải mở tài khoản ký quỹ hay trả bất cứ loại phí

nào tại thời điểm khởi đầu hợp đồng, theo đó tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn,
hình thức thanh toán... phụ thuộc hoàn toàn vào thoả thuận cụ thể giữa hai bên
tham gia hợp đồng;
 Ngày giao hàng và ngày kí kết là khác nhau;
 Không được tất toán trước thời điểm đáo hạn hợp đồng, các bên trong hợpđồng
kỳ hạn chỉ phải thanh toán một lần vào ngày đáo hạn hợp đồng;
[12]


 Việc thanh toán hợp đồng kỳ hạn là thanh toán song phương, có thể được thực

hiện bằng cách chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán số tiền chênh lệch
giữa giá tại ngày đáo hạn hợp đồng và ngày ký hợp đồng;
Hợp đồng ký hạn có ưu điểm là đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư. Tuy
nhiên, lại có nhược điểm là khó bán cho bên thứ ba. Hơn nữa, vì chỉ có hai bên tham
gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực
hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ
tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra
mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.
2.2.2 Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch trên

sàn (trung tâm môi giới) để mua hay bán một số loại hàng hóa chuẩn vào một ngày
trong tương lai. Giá được xác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Hàng hóa chuẩn
trong giao dịch mua bán có thể là hàng hóa thông thường hoặc sản phẩm tài chính. Tại
ngày bắt đầu hợp đồng, cả người mua và người bán đều phải đặt cọc một khoản tiền
tối thiểu gọi là tiền ký quỹ tại Sở Giao dịch. Mức độ ký quỹ thực tế được tính toán bởi
Sở giao dịch. Tiền ký quỹ được niêm yết công khai cho từng hợp đồng tương lai và số
tiền ký quỹ này có thể thay đổi tùy theo sự biến động của thị trường. Hợp đồng tương
lai được tính hàng ngày theo giá thị trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ
biết ngay lãi/lỗ sau phiên giao dịch, nếu doanh nghiệp có lãi sẽ được cộng vào tiền ký
quỹ, ngược lại khoản lỗ sẽ trừ vào tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp.
2.2.3 Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người nắm
giữ nó được phép mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá nhất định với giá nhất định
và trong một khoảng thời gian xác định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc điểm thời gian xác
định (quyền chọn kiểu Châu Âu). Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn
có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường
không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối
thiểu hoá chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn. Hàng hoá ở đây có thể là thương
phẩm, cổ phiếu, trái phiếu, vàng, ngoại tệ…

[13]


2.2.4 Hợp đồng hoán đổi
Theo IAS 32, Hợp đồng hoán đổi là loại công cụ tài chính phái sinh thể hiện
một quyền hoặc nghĩa vụ phải trao đổi trong tương lai, bao gồm trao đổi lãi suất, tiền
tệ, trao đổi lãi suất, trao đổi cam kết cho vay, giấy tờ bản lãnh hoặc thư tín dụng.
Như vậy, bản chất của Hợp đồng hoán đổi là sự thỏa thuận mang tính chất pháp
lý riêng lẻ giữa hai bên với thời gian cụ thể, với lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả được
quy định trong hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi được thực hiện dựa vào nhu cầu nhận

hoặc chi trả luồng tiền của từng bên bằng cách đổi lợi ích trên thị trường tài chính này
để lấy lợi ích của bên khác trên thị trường tài chính kia.
Hợp đồng hoán đổi được dùng để trao đổi một số tài sản không mang tính chất
mua, bán (ví dụ trao đổi đồng EUR lấy đồng USD) hoặc trao đổi một số nghĩa vụ
không mang tính chất mua bán (ví dụ trao đổi lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi, trao
đổi giá cả hàng hóa biến đổi lấy giá cả hàng hóa cố định).
Hợp đồng hoán đổi được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung,
thường không được mua bán trao đổi như các loại chứng khoán hay hợp đồng tương
lai vì chúng là hợp đồng giữa hai bên xác định. Do đó cách duy nhất để thoát khỏi hợp
đồng này là bằng thỏa thuận song phương để hủy hợp đồng hoặc chuyển nhượng cho
bên thứ 3 với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác[19].
Theo dạng vật chất của tài sản cơ sở, Hợp đồng hoán đổi có những dạng chủ
yếu sau: Hợp đồng hoán đổi lãi suất, Hợp đồng hoán đổi hàng hóa, Hợp đồng hoán đổi
tiền tệ.
2.3 Mục đích của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh
 Phòng hộ rủi ro: Các cá nhân/ tổ chức có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ

sở và sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng hộ rủi ro liên quan đến biến
động giá của tài sản.
 Đầu tư hạn chế chênh lệch giá: Các cá nhân/tổ chức tham gia mua và bán đồng
thời một/nhiều loại chứng khoán phái sinh. Mục đích của nhà đầu tư hạn chế
chênh lệch giá là tận dụng sự chênh lệch giá giữa các chứng khoán phái sinh để
thu về lợi nhuận phi rủi ro.
 Đầu cơ: Các cá nhân/tổ chức không có ý định giao dịch tài sản cơ sở mà muốn

lợi dụng sự biến động về giá của tài sản cơ sở để thu về lợi nhuận ngắn hạn.

[14]



CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM
3.1 Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài
chính ở Việt Nam hiện nay.
3.1.1 Sự hiện hữu của các giao dịch phái sinh và các công cụ cơ sở.
Những giao dịch phái sinh và công cụ cơ sở hàng hóa : Việt Nam đã có một số mặt
hàng nông sản chủ lực và có thế mạnh trong xuất khẩu có thể làm công cụ cơ sở cho
các sản phẩm phái sinh hàng hóa như cà phê, hồ tiêu, gạo…Năm 2007 mặt hàng cà
phê của Việt Nam được đưa vào giao dịch thử nghiệm tại sàn giao dịch hàng hóa.
Đến nay, Việt Nam ngoài cà phê cũng có một số mặt được giao dịch trên thị trường
phái sinh thông qua các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như : Gạo (Thái Lan),
Cao su (Tokyo), coca, đường trắng (London, NY), dầu cọ, dầu đậu nành, đậu nành
(Malaysia, CBOT), lúa mì, bông, ngô, nhôm, thiếc…
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở
Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Tuy nhiên giao
dịch chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên Ngân
hàng.
Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện theo quyết định số 430/QĐ-NHNN ngày
24/12/1997 và sau này là quyết ñịnh số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của
thống đốc NHNN.
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện và được các
ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt
động Ngân hàng quốc tế.
Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng là những công cụ phái sinh được thị trường
hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh
lãi suất, tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục.
3.2.1 Các quy định kế toán về công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam
Giai đoạn trước khi ban hành Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm
2009, kế toán công cụ tài chính đã được trình bày rải rác, chưa trọng tâm trong các

chuẩn mực kế toán Việt Nam, cụ thể như sau:
[15]


 Điều 4, Luật Kế toán năm 2004 quy định tài sản được ghi nhận và trình bày trên

Báo cáo tài chính theo giá gốc.
 VAS 01 “Chuẩn mực chung” yêu cầu phải trình bày tài sản theo giá gốc đồng
thời trong chuẩn mực này cũng đề cập đến việc phải phân loại và trình bày rõ nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu.
 VAS 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” đề cập đến việc kế toán
tài sản tài chính dưới dạng tiền ngoại tệ có nhiều nội dung khác biệt với thông lệ
quốc tế.
 VAS 16 “Chi phí đi vay” đề cập đến kế toán chi phí đi vay, kể cả nghiệp vụ phát
hành trái phiếu thông thường (chưa đề cập đến nghiệp vụ phát hành công cụ tài
chính phức hợp: trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại,
cổ phiếu ưu đãi cổ tức …)
 VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” đề cập đến các nguyên

tắc kế toán nghiệp vụ dự phòng phải trả chỉ là một phần nhỏ trong nghiệp vụ kế
toán phòng ngừa rủi ro mà thông lệ quốc tế đã đề cập đến.
 VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và VAS 27 “Báo cáo tài chính giữa niên

độ” thiếu các quy định về trình bày, công bố thông tin về công cụ tài chính.
 VAS 30 “Lãi trên cổ phiếu”
 Quyết định 15 ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính, quy định một số vấn đề kế toán
đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư chứng khoán dài hạn, đầu tư góp vốn, quy
định về lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, quy định khi phát hành cổ phiếu
thường, trái phiếu thông thường. Các công cụ tài chính khác như tiền, các khoản
phải thu, phải trả thương mại không được đề cập đến như là một bộ phận của

công cụ tài chính.
Giai đoạn sau khi ban hành Thông tư 210/2009/TT/BTC, các quy định về việc xử
lý các nghiệp vụ liên quan tới công cụ tài chính lần lượt ra đời:
 Thông tư số 210/2009/TT-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có các giao

dịch liên quan đến công cụ tài chính với 03 nội dung chủ yếu như sau: (i) Quy
định các thuật ngữ liên quan đến công cụ tài chính; (ii) Hướng dẫn các nguyên
tắc trong việc trình bày các công cụ tài chính trên báo cáo tài chính (BCTC); (iii)
Hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho người sử dụng BCTC
đánh giá sự ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp; Đánh giá bản chất, phạm vi của các rủi ro phát
sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Theo đó,
[16]


công cụ tài chính được phân nhóm phù hợp với bản chất của các thông tin được
trình bày và theo đặc điểm của các công cụ tài chính.
 Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn xử lý chênh
lệch do thay đổi tỷ giá có hiệu lực từ năm tài chính 2010.
 Thông tư 179/2012/ TT- BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012, quy định về ghi

nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp
áp dụng từ năm tài chính 2012 thay thế cho thông tư 201/2009/TT-BTC
 TT 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự

phòng giảm giá HTK, tổn thất đầu tư tài chính.
3.2 Nhận xét
Hiện nay, có 3 chuẩn mực kế toán quốc tế quy định về công cụ tài chính, đó là
chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá
trị; IAS số 32 – Công cụ tài chính: Chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày báo cáo tài

chính (BCTC); (IFRS) số 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh thông tin. Các chuẩn
mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính này thường xuyên được bổ sung, sửa đổi
trong các năm qua. Thế nhưng ở Việt Nam, thông tư chủ yếu quy định về công cụ tài
chính phái sinh là thông tư Thông tư số 210/2009/TT-BTC được ban hành từ năm
2009 đến nay vẫn chưa được bổ sung, chỉnh sửa.
Hơn nữa thông tư 210 mới chỉ quy định về trình bày và thuyết minh BCTC về
công cụ tài chính mà chưa quy định cụ thể 02 vấn đề quan trọng, đó là ghi nhận và xác
định công cụ tài chính theo giá trị hợp lý cho phù hợp với từng loại công cụ tài chính
theo IAS 39 nên việc thực hiện còn hạn chế. Trên thực tế, việc trình bày và thuyết
minh báo cáo tài chính về công cụ tài chính phái sinh tùy theo cách hiểu của từng
doanh nghiệp do chuẩn mực kế toán chưa có căn cứ để xem xét, đánh giá, đặc biệt là
các vấn đề về xác định công cụ tài chính

[17]


CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Sự cần thiết của việc phát triển kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt
Nam
Công cụ phái sinh được biết đến nhiều nhất như là những công cụ nhằm phòng
tránh rủi ro đối với các nhà đầu tư. Phát triển công cụ phái sinh cũng là một phương
thức để tăng cường tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường và đồng thời
cũng là cơ sở để đa dạng hóa những sản phẩm của thị trường chứng khoán. Đa dạng
hóa sản phẩm thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia vào thị trường nhiều hơn, huy động
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, mở rộng cơ hội đầu tư…mà còn tạo tâm lý yên tâm cho
các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư và khi cần có thể dễ dàng thu hồi lại, điều đó thể
hiện thông qua tính thanh khoản cao của của thị trường chứng khoán. Vì vậy việc phát
triển công cụ phái sinh là một giải pháp tất yếu của một thị trường tài chính phát triển.
-


Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính là
một trong những điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho sự phát triển của công cụ tài

-

chính phái sinh tại Việt Nam. Điều này còn mang lại các lợi ích cụ thể như sau:
Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính đem lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối

-

tượng sử dụng thông tin.
Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính nhằm phục vụ quản lý vĩ mô
Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thị trường
chứng khoán và các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán.
4.2 Kiến nghị
Quá trình phân tích thực trạng cũng như sự cần thiết của việc phát triển kế toán
công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam, cho thấy
rằng nhu cầu về việc thiết lập các quy định trong vấn đề kế toán công cụ tài chính phái
sinh đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết của bộ tài chính. Để tiếp tục
hoàn thiện các quy định kế toán liên quan tới các công cụ này, tác giả đề xuất một số
giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, xác định rõ những nội dung nào không áp dụng hoặc áp dụng có giới hạn
của chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính đặc biệt là về giao dịch chứng
khoán phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro và mục đích thương mại để tạo sân

[18]


chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin

trung thực, minh bạch cho người sử dụng báo cáo tài chính.
Thứ hai, Ban hành các thông tư hướng dẫn về phương thức nhận diện, phân loại và
cách xử lý kế toán tùy theo mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Quy định rõ
những điều kiện giúp doanh nghiệp xác định khi nào công cụ tài chính phái sinh được
xem là sử dụng cho mục đích thương mại, khi nào được xem là sử dụng cho mục đích
phòng ngừa.
Thứ ba, cần có những định hướng nêu rõ các những tiến trình nhất định trong việc
ban hành chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh. Đồng thời, cần phải xem xét
trong thực tiễn về mục đích sử dụng chủ yếu của các công cụ tài chính phái sinh trong
doanh nghiệp phi tài chính ở nước ta. Việc làm này là nhằm xác định rõ những vấn đề
trọng yếu cần thiết phải giải quyết nhằm đáp ứng kịp thời xu thế hội nhập của nền kinh
tế nước nhà.
4.3 Kết luận
Nhu cầu phòng tránh rủi ro bằng những công cụ phái sinh ngày càng tăng lên trong
bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động khó lường về giá cả, nguồn cung lương
thực, vàng, dầu lửa, kim loại khác…Vì thế, việc sử dụng các công cụ tài chính phái
sinh nhằm mục đích phòng ngừa các rủi ro này đang trở thành những vấn đề cấp thiết
cần được giải quyết.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả cung cấp các quy định pháp lý hiên nay về
kế toán công cụ tài chính phái sinh. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu rõ các công trình
nghiên cứu trong nước và ngoài nước về vấn đề nhận diện, ghi nhận và xử lý các
nghiệp vụ kế toán liên quan tới công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi
tài chính ở Việt Nam. Đồng thời, bài viết còn đề xuất một số giải pháp tổng thể nhằm
định hướng cho vấn đề ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính phái sinh sau
này.

**************

[19]



TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010),“Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong

NHTM tại Việt Nam”, luận án tiến sỹ Đại học Kinh tế TP HCM.
2. Phạm Thị Thu Thủy(2006), “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại các

doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay”, Đề tài cấp Bộ, mã số B2006-07-09, lĩnh
vực: Kế toán, kiểm toán.
3. Hà Thị Tường Vy (2008), “Kế toán công cụ tài chính của thị trường chứng

khoán Việt Nam”, Đề tài cấp viện, Viện chiến lược và chính sách, Bộ Tài chính.
4. Hà Thị Ngọc Hà (2013) “Xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái
sinh”, tạp chí chứng khoán số 12 – 2013.
5. Hà Thị Phương dung (2014), “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính phái sinh
trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh doanh
và quản lý trường Đại học kinh tế quốc dân.
6. Ngô Thị Thùy Linh (2015) khoa kinh tế, “Thực trạng sử dụng công cụ tài
chính phái sinh ở Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro”, www.saigonact.edu.vn,
phần 1 ngày 31/05/2015, phần 2 ngày 06/08/2015
7. Bùi Thụy Nam (2010), “Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng
8. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (2015) “Tìm hiểu về chứng khoán phái
sinh”, ngày 01/03/2015.
9. Thông tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về
trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính,
ngày 06 tháng 11 năm 2009
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Cairns, D. (1998), Compliance must be enforced. Accountancy: International

Edition, 122(1261), 64−65.
2. Cairns, D. (1999), Degrees of compliance. Accountancy: International Edition,
124(1273), 114−118.
3. Bodnar (1999), Derivatives Usage in Risk Management by US and German
Non-Financial Firms: A Comparative Surve, Journal of International Financial
Management and Accounting 10:3 1999
4. Lopes and Rodrigues (2007), Accouting for financial instrument: An analysis of
the determinants of disclosure in the Portuguese stock exchange, The
International Journal of Accounting 42 (2007) 25–56.
5. IAS 39- Financial Instruments: Recognition and Measurement, International
Financial Reporting Standard.
[20]


6. J. E. Ingersoll (1987). “Theory of financial decision making”. Rowman &

Littlefield Publishers. June 1st 1987.

[21]



×