Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế kế toán giá trị hợp lý và tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.16 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU
MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUỐC TẾ

KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ TÍNH
TRUNG THỰC HỢP LÝ CỦA BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
GVHD:

TS. PHẠM QUANG HUY

HVTH:

NGUYỄN LÊ PHƯỢNG SANG

Lớp :

16C1ACC52201

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 08 – 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …

TS. Phạm Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, Em xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học của trường
Đại học Kinh Tế TP.HCM cùng quý Thầy Cô đã hướng dẫn, dạy dỗ và truyền đạt những
kiến thức quý báu cũng như sự hỗ trợ về điệu kiện học tập tốt nhất giúp quá trình nghiên
cứu và hoàn thành bài tập của nhóm được dễ dàng hơn.
Em xin cảm ơn giảng TS. Phạm Quang Huy đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để
chúng em hoành thành tốt Tiểu luận nghiên cứu này.
Bài Tiểu luận nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian ngắn nên bài viết của
nhóm không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
Quý Thầy.
Kính chúc Viện Đào tạo sau Đại học của trường Đại học Kinh Tế TP.HCM cùng
quý Thầy Cô luôn hoàn thành xuất sắc sự nghiệp giáo dục và đạt được những kết quả tốt

đẹp nhất.
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
Tập thể nhóm chân thành cảm ơn.

DANH MỤC VIẾT TẮT


CM

Chuẩn mực

CMKT

Chuẩn mực Kế toán

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

GTHL

Giá trị hợp lý


KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ CỦA BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Phần mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1.2 Các nghiên cứu trong nước1.................................................................................
1.3 Nhận xét về tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4 Định hướng nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ.
2.1 Cơ sở ra đời của Giá trị hợp lý
2.2 Kế toán Giá trị hợp lý.
2.2.1 Khái niệm Giá trị hợp lý
2.2.2 Mục đích xác định Giá trị hợp lý
2.2.3 Phương pháp xác định Giá trị hợp lý
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN GIÁ TRỊ
HỢP LÝ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY.
3.1 Trên thế giới
3.1.1 Mỹ
3.1.2 Châu Âu
3.1.3 Việt Nam
3.2 Những tranh luận về Giá trị hợp lý
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
4.1 Những bất cập trong việc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính theo giá gốc
4.2 Kết luận
4.3 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Xuất phát từ tầm quan trọng của quá trình ra quyết định dựa trên những thông tin tài

chính. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đã được trình bày
cách trung thực và hợp lý hay chưa ? Khái niệm “ Giá trị hợp lý” được thừa nhận và áp
dụng một cách rộng rãi trên toàn thế giới cách đây rất lâu. Do đó vận dụng nguyên tắc giá
trị hợp lý vào việc lập và trình bày BCTC giúp cho các DN cung cấp được những thông
tin trung thực, đáng tin cậy, và có thể so sánh được; người sử dụng thông tin kế toán có
niềm tin khi sử dụng chúng cũng như người làm công tác kế toán có cái nhìn tổng quan
trong việc vận dụng phương pháp kế toán giá trị hợp lý
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu và làm rõ bản chất của giá trị hợp lý trong CM KTQT
• Mục tiêu cụ thể: Đánh giá vai trò quan trọng của Kế toán GTHL trong việc ghi chép
cũng như ảnh hưởng của nó đến chất lượng BCTC
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Chuẩn mực Kế toán Quốc tế, các đề tài nghiên cứu của trong
và ngoài nước
• Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu việc tổng quát về GTHL.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp lý thuyết và
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : quan sát, phân tích tổng hợp kinh nghiệm.
5. Những đóng góp của đề tài:
• Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, bản chất và nội dung cơ bản của Giá trị hợp lý
• Về mặt thực tiễn: Cung cấp thông tin về thực trạng áp dụng Kế toán Giá trị hợp lý
hiện nay trên Thế giới và Việt Nam. Từ đó đề xuất kiến nghị
6. Kết cấu của đề tài: Bố cục chính của tiểu luận gồm 4 Chương
Chương 1: Tổng quang nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán giá trị hợp lý
Chương 3: Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán giá trị hợp lý trên Thế Giới và Việt
Nam hiện nay
Chương 4: Kết luận và kiến nghị




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong phần này, tác giả tìm hiểu và tổng hợp một bài nghiên cứu về GTHL vì thế trong
phần này, tác giả trình bày hai nội dung: (1) Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài
nước (2) Định hướng nghiên cứu của tác giả
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài:
Các nghiên cứu trước đây của Bies (2005); Sinnet (2007); Plantin et al. (2005) and
Penman (2006) khẳng định để nâng cao chất lượng thông tin BCTC nhằm tăng cường
tính hữu ích, trung thực, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trên
cơ sở áp dụng phương pháp kế toán GTHL. Ebling (2001) cho rằng Doanh nghiệp nên
ghi nhận tất cả các công cụ tài chính theo giá trị hợp lý, giá trị hợp lý của các công cụ này
nên đo lường theo giá thị trường.
Samira Demaria và Dominique Dufour ( 2007) cho rằng việc so sánh giữa các công ty là
yếu tố cần thiết của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa nền
kinh tế và thị trường; công cụ phổ biến phục vụ cho nhu cầu so sánh là kế toán. Tuy nhiên
ở Châu Âu, các phương pháp kế toán không đồng nhất đều đó gây khó khăn trong việc
đối chiếu. Để khắc phục được nhược điểm trên, Ùy ban Châu Âu đã có những nổ lực
trong việc áp dụng các CMKTQT (IFRS) vào năm 2005 đặc biệt hơn nữa họ tập trung
vàp phương pháp kế toán Giá trị hợp lý.
1.2 Các nghiên cứu trong nước:
Tác giả thấy chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu . Ở Việt Nam, một trong những nguyên
tắc cơ bản của kế toán Việt Nam là giá gốc.Dương Lê Diễm Huyền ( 2014) GTHL cũng
được để cập đến trong các chuẩn mực để định giá các đối tượng kế toán , tuy nhiên vai
trò của giá trị hợp lý còn khá mờ nhạt mặc dù giá trị hợp lý đã được đề cập đến từ hơn 10
năm nay. Bởi vì chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định
giá trị hợp lý trong kế toán.
1.3 Nhận xét về tổng quan tình hình nghiên cứu:
Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh tính hữa ích của thông tin trên BCTC đến quá
trình đưa ra quyết định khi áp dụng kế toán Giá trị hợp lý ngoài Việt Nam như Mỹ, Pháp,
Singapore, …

1.4 Định hướng nghiên cứu:
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển các công trình nghiên cứu trước, luận án sẽ
tập trung nghiên cứu để xây dựng giải pháp và định hướng vận dụng kế toán giá trị hợp lý
HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang

Trang 8


tại Việt Nam. Tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC. Tuy nhiên,
do đặc thù Kế toán GTHL quá rộng, tiểu luận chỉ tập trung phân tích Phương pháp kế
toán toán GTHL ảnh hưởng đến chất lượng BCTC như thế nào ? Sau đó, trong tương lai
tác giả sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu sâu những nội dung đã nêu trên.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ
Có thể nói hiện nay, Giá trị hợp lý là một xu hướng mới để đánh giá và ghi nhận các đối
tượng kế toán. Phần này sẽ trình bày về bản chất và nội dung của GTHL theo Chuẩn mực
kế toán Quốc tế 13 (IFRS 13)
2.1 Lịch sử ra đời của Kế toán Giá trị hợp lý:


1930-1940 : tác phẩm “Sự thật trong kế toán” nghiên cứu của Keneth Mcneal làm các
báo cáo tài chính trở nên đặc biệt quan trọng trong kế toán. Trên cơ sở đó, kế toán trên

HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang

Trang 9


cơ sở giá gốc (kế toán giả định) không còn phù hợp, Macneal đề xuất sử dụng giá trị
hợp lý là cơ sở chủ yếu để đo lường tài sản và lợi nhuận của DN.

• 1966: tác phẩm “Kế toán cập nhật liên tục” của Giáo sư Chamber tiếp tục phát triển tư
tưởng về kế toán GTHL ra của Chamber,
• 1970: Sterling đã sử dụng cách tiếp cận kinh tế học để nghiên cứu và chứng minh tính
ưu việt của mô hình giá trị hợp lý so với các mô hình tính giá khác.
• 1960-1980: Các nghiên cứu của những học giả này đã tạo tranh luận rất sôi nổi về áp
dụng mô hình giá đầu ra.
• 1990 và những năm đầu của thế kỷ 21: FASB và IASB đã thực hiện một dự án chung
nhằm hài hòa các quy định về kế toán trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, việc sử dụng
giá trị hợp lý là một quan điểm được thống nhất và là định hướng chủ yếu cho việc áp
dụng cơ sở tính giá này trong tương lai. Năm 2013, IASB ban hành Chuẩn mực quốc
tế về báo cáo tài chính số 13 - IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý” nhằm thống nhất
việc xác định và sử dụng giá trị hợp lý trong khuôn khổ hệ thống chuẩn mực kế
toán/chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính hiện hành.
2.2 Kế toán giá trị hợp lý
2.2.1 Khái niệm Giá trị hợp lý:
Giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản
nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo
lường. (IFRS 13)
Các bên tham gia là những người tham gia giao dịch mua bán, có khả năng tài chính,
khả năng pháp luật để thực hiện giao dịch, tự nguyên tham gia giao dịch không có sự ép
buộc
2.2.2 Mục đích xác định giá trị hợp lý:
Trước đây, nguyên tắc giá gốc được xem là nền tảng đo lường của kế toán Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, kế toán theo giá gốc đã bộc lộ những hạn chế đối với việc phản
ánh thông tin trên BCTC ví dụ:các khoản đầu tư tài chính, nợ phải trả,…
Trong xu thế hội nhập và tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán theo nguyên
tắc giá gốc sẽ dần bị thay thế bởi kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý. với mục đích

HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang


Trang 10


nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của việc công bố thông tin kế toán, tài chính. Điều
này thể hiện qua một số khía cạnh sau:
(i)
(ii)

Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường;
Những giả định dùng để ước tính Giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm

(iii)

chứng, ngày càng mang tính khách quan
Các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang
phát triển và từng bước hoàn thiện.

2.2.3 Phương pháp xác định giá trị hợp lý:
Trong quá trình xác định giá trị hợp lý, cần tham khảo những thông tin và dữ liệu có thể
lấy được từ thị trường
Để có thể đưa ra phương pháp xác định giá trị hợp lý thích hợp, IFRS 13 cũng đưa ra 3
cấp độ xác định giá trị hợp lý, thứ t ự ưu tiên cũng giảm dần theo thứ tự các cầp cao nhất
là cấp 1 và thấp nhất là cấp 3, bao gồm :


Cấp độ 1: dựa theo giá niêm yết (giá không điều chỉnh) của thị trường năng động
(active market) đối với tài sản giống nhau hoặc trách nhiệm thực thể có thể truy cập
tại thời điểm đó.
Giá niêm yết trong thị trường hoạt động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất và


được sử dụng mà không cần điều chỉnh để xác định giá trị hợp lý
• Cấp độ 2: dựa theo giá niêm yết của các tài sản và nợ phải trả tương tự trên thị trường
không năng động.
• Cấp độ 3: dựa theo các yếu tố của tài sản và nợ phải trả không quan sát được với giả
định rằng các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng các giả định về rủi ro khi xác định
giá của tài sản và nợ phải trả.
Các giả định về rủi ro bao gồm rủi ro cố hữu có trong kỹ thuật xác định giá trị cụ thể
được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý (chẳng hạn như là một mô hình giá cả) và rủi
ro cố hữu có trong các yếu tố đầu vào đối với kỹ thuật định giá.
DN sẽ triển khai các yếu tố đầu vào không quan sát được bằng cách sử dụng các
thông tin tốt nhất có sẵn trong các trường hợp, trong đó có thể bao gồm các dữ liệu
riêng của đơn vị.

HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang

Trang 11


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN GIÁ TRỊ
HỢP LÝ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong xu thế hội nhập và tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán theo nguyên tắc
giá gốc sẽ dần bị thay thế bởi kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý. Do vậy, việc phản
ánh và trình bày các mục theo giá trị hợp lý sẽ phản ánh đầy đủ và trung thực hơn. Ví dụ
giá trị các khoản đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp khi các khoản đầu tư này
thường xuyên có sự biến động. Trong phần này, tác giả sẽ nêu thực trạng áp dụng phương
pháp kế toán giá trị hợp lý trên thế giới và Việt Nam.
3.1 Trên thế giới
Trong phần này, tác giả sẽ trình bày một số nghiên cứu của các Quốc gia như Mỹ, Pháp,
Đức, Singapore,..
HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang


Trang 12


3.1.1 Mỹ:
Vào tháng 12, 2001 Những nhà xây dựng chuẩn mực đã phát hành biên bản hướng dẫn
( Công cụ tài chính và những công liên quan), họ cho rằng những khoản mục vừa nêu
phải được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Theo Anonymous (2002) nhiều năm qua, những
người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính cố gắng tìm kiếm những thông tin đáng tin
cậy và kịp thời . Và họ tin rằng chỉ có phương pháp GTHL cùng với việc ghi nhận những
công cụ tài chính và đáp ứng được quá trình công bố, sẽ cung cấp những thông tin tài
chính chất lượng để đánh giá kịp thời những rủi ro tài chính của doanh nghiệp đó. Bởi vì
BC GTHL phản ảnh thực tế nền kinh tế bằng cách chỉ ra những giá trị tiềm tàng của công
cụ tài chính.
Vào năm 2008, chỉ có 27% trên tổng số 500 công ty S&P thực tế được ghi nhận theo
GTHL (Zion et al., 2009). Trong khi đó, số tài sản được ước tính $ 6.6 triệu, con số này
vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Bởi vì những tài sản này được ghi nhận theo nhiều cách khác
nhau, thậm chí là những tài sản mang tính chất tương tự.
3.1.2 Châu Âu: Pháp
Quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra vô vàn một số thách thức cho các công
ty ở Châu Âu. Điển hình như Pháp, họ bắt đầu lên kế hoạch đặt ra lộ trình áp dụng các
CMKTQT (IFRS) bắt đầu 2004, bắt đầu IFRS 1, IAS 16 về Tài sản, đất đai và thiết bị,
IAS 38 tài sản cố định vô hình, IAS 40 Bất động sản đầu tư. Họ bắt đầu lựa chọn giữa hai
phương pháp ghi nhận là giá gốc và giá trị hợp lý, và cuối cùng họ chon GTHL làm điểm
chuẩn. Herrmann và al (2005) Phương pháp GTHL dùng để ghi nhận Tài sản, đất đai và
thiết bị mang cấp bậc cao hơn là giá trị hợp lý bởi vì nó có thể dự đoán giá trị trong tương
lai, giá trị tham chiếu, kịp thời, khách quan, trung thực, có tính so sánh được và nhất
quán.
Bài nghiên cứu của Samira Demaria và Domunique Dufoue đã tiến hành khảo sát và đưa
ra 5 giả thuyết, kết quả của nghiên cứu cho thấy phần lớn các công ty ở Pháp vẫn duy trì

phương pháp giá gốc để đánh giá tài sản.
3.1.3 Việt Nam
Giá gốc được coi là nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam.Theo luật kế toán năm 2003
:” Giá trị tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp
rắp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn
HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang

Trang 13


sang sử dụng”. Hơn nữa GTHL chỉ được trình bày trên thông tư hướng dẫn, và không có
hướng dẫn xác định GTHL một cách rõ rang hoặc có thì mơ hồ, vì vậy vai trò GTHL còn
khá mờ nhạt. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết chỉ có các doanh nghiệp lớn mới áp dụng
phương pháp GTHL
3.2 Những tranh luận về giá trị hợp lý:
Bên cạnh đó, Phương pháp GTHL cũng nhận không ít lời phê bình từ Wallison (2008);
cho rằng phương pháp GTHL được nguyên nhân chính của một sự suy giảm chưa từng có
trong giá trị tài sản , Abdel-Khalik (2008) đã chỉ ra những điều không nhất quán khi đo
lường BCTC.
Poon (2004) cho rằng, một vài công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng là những đối tượng phản
đối phương pháp ghi nhận theo GTHL nhất, họ cho rằng giá gốc là phương pháp hợp lý
nhất nếu nhà quản trị có ý định nắm giữ tài sản hoặc có nghĩa vụ với các khoản nợ cho
đến kỷ đáo hạn. Cơ sở kế toán giá gốc thì phản ánh tốt nền kinh tế, bản chất của giao
dịch, và dòng tiền thực tế. Trong khi đó, phương pháp GTHL có thể phản ánh những tác
động của các giao dịch các sự kiện của những công ty mà những công ty này không tham
gia. Vì thế những thông tin nó cung cấp không liên quan.

HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang

Trang 14



CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Những bất cập trong việc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính theo giá gốc
Cơ sở đo lường theo giá gốc và kế toán giá gốc là những nội dung xuất hiện từ rất sớm
trong lịch sử kế toán. Trải qua nhiều biến động và chịu nhiều thử thách, tác động của môi
trường kế toán, đến nay, kế toán giá gốc bộc lộ nhiều hạn chế, cần có sự xem xét, điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể để nâng cao chất lượng công tác kế toán và tính
hữu ích của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
4.2 Kết luận
Thực ra, cho đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng Giá trị
hợp lý (vấn đề được tranh luận nhiều nhất là tính đáng tin cậy và phương pháp xác định
Giá trị hợp lý). Song, những ưu điểm của Giá trị hợp lý và lợi ích của sự dụng Giá trị hợp
lý là không thể phủ nhận. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau:
(i)
(ii)

Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường;
Những giả định dùng để ước tính Giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm
chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn với sự phát triển của hệ thống

HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang

Trang 15


thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành, nó cũng được yêu
(iii)

cầu công bố, vì vậy khả năng lạm dụng Giá trị hợp lý được hạn chế đáng kể

Các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang
phát triển và từng bước hoàn thiện.

Giá trị hợp lý đang dần khẳng định những ưu thế của mình trong định giá, việc sử
dụng giá trị hợp lý được IASB, FASB ủng hộ và đang chuẩn bị những cơ sở quan
trọng cho việc áp dụng rộng rãi tại các quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế
và kế toán tạo ra sức ép đáng kể về việc nghiên cứu và sử dụng giá trị hợp lý trong hệ
thống kế toán Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng . Tuy nhiên, việc tiến tới sử
dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có lộ
trình hợp lý. Với những giải pháp thích hợp được thực đồng bộ, hiệu quả trong từng
giai đoạn cụ thể, hy vọng trong một tương lai không xa, giá trị hợp lý sẽ trở thành cơ
sở định giá chủ yếu trong hệ thống kế toán toàn câu, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội
nhập quốc tế về kinh tế và kế toán.
4.3 Kiến nghị:
Nền kinh tế thị trường Việt Nam còn khá non trẻ, nhiều dữ liệu tham chiếu chưa có, nếu
áp dụng ngay toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của
thông tin được định giá theo giá trị hợp lý. Do vậy, việc sử dụng giá trị hợp lý cần tính
toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn và phải có lộ trình cụ thể
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo…
nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử dụng giá trị hợp lý
trong định giá, từ cơ quan chức năng, người làm công tác kế toán, cho đến các đối tượng
sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính
Điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung (VAS 1) ; ban hành hướng dẫn áp dụng
giá trị hợp lý, chuẩn hóa định nghĩa giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác
định giá trị hợp lý, quy định sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn
đánh giá.
Bổ sung, cập nhật, nội dung các chuẩn mực kế toán hiện hành có liên quan đến giá trị
hợp lý
HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang


Trang 16


Từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động (active market); đồng bộ và
minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài
chính Việt Nam phải được xây dựng ngày càng “ hoạt động” để đáp ứng nhu cầu tìm
kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Samira Demaria và Domunique Duf (2007). “First time adoption of IFRS, Fair value

option, conservatism: Evidences from French listed companie”
2. Ths. Lê Hoàng Phúc, Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống
kế toán Việt Nam
3. TS. Nguyễn Phúc Sinh, Nâng cao tính hữu ích cua báo cáo tài chính Doanh nghiệp

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Khoa học và ứng dụng, kỳ số 4
4. David Procházka (2011). “The role of fair value measurement in the recent financial
crunch”. Prague Economic paper, Vol 1, 2011, Pp 71-88
5. Ashford C. Chea (2011)Fair Value Accounting: Its Impacts on Financial Reporting and
How It Can Be Enhanced to Provide More Clarity and Reliability of Information for
Users of Financial Statements, Vol.2, No.20, 2011, pp 12- 19
6. Leslie Hodder, Patrick Hopkins, Katherine Schipper. “Fair Value Measurement in
Financial Reporting”, Foundations and Trends® in Accounting,Vol. 9, pp 1-135

HVTH: Nguyển Lê Phượng Sang

Trang 17




×