1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------------
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUỐC TẾ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
TÍCH NỘI DUNG CỦA IAS 29 FINANCIAL REPORTING IN
HYPERINFLATIONARY
ECONOMIES
Thực hiện: PHẠM THỊ THỦY TIÊN
Lớp:
K25
GVHD:
TS. PHẠM QUANG HUY
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 08 – 2016
PHẦN I: GIỚI THIỆU
2
1. Đặt vấn đê
Lạm phát làm méo mó kế toán theo giá gốc bởi vì nó làm cho tài sản và các chi phí
liên quan bị đánh giá thấp, và lợi nhuận bị phóng đại lên. Các nước có mức lạm phát cao
thường yêu cầu các công ty thực hiện sự điều chỉnh sự thay đổi của giá cả trong các báo cáo.
IAS 29 – Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm pháp được dự thảo và ban hành nhắm
đáp ứng yêu cầu này.
2. Mục tiêu
Mục đích của bài tiểu luận này nhằm biết được quá trình hình thành và phát triển cũng
như nội dung của IAS 29.
3. Đối tượng nghiên cứu
IAS 29 - Financial Reporting in Hyperinflationary Economies (Báo cáo tài chính
trong nền kinh tế siêu lạm pháp).
4. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận chỉ tập trung vào tìm hiểu về IAS 29, các Chuẩn mực khác đề cập trong bài
sẽ được làm rõ trong những bài nghiên cứu khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu văn bản.
PHẦN II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA IAS 29.
1. Qúa trình phát triển
IAS 29 – Báo Cáo Tài Chính Trong Nền Kinh Tế Siêu Lạm Phát được ban hành bời
Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế vào tháng 07 năm 1989 và được chỉnh sửa lại vào
năm 1994. Có thể trình bày tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Chuẩn mực này
như sau:
01/1987
Giới thiệu Dự thảo Báo Cáo Tài Chính Trong Nền Kinh Tế Siêu
Lạm Phát.
07/1989
IAS 29 chính thức được ban hành.
01/01/1990
IAS 29 (1989) chính thức có hiệu lực.
1994
IAS 29 được sửa đổi, bổ sung.
22/05/200
IAS 29 được sửa đổi theo Dự án Cải thiện các IFRS hàng năm
8
(2007).
3
01/01/2009
IAS 29 (2008) chính thức có hiệu lực.
(Nguồn:IASplus />Việc chỉnh sửa vào ngày 22 tháng 05 năm 2008 chủ yếu tập trung vào thuật ngữ, bao
gồm:
-
“market value – giá trị thị trường” sửa thành “fair value - giá trị hợp lý”;
“results of operations - kết quả hoạt động” và “net income - thu nhập thuần” sửa
thành “profit or loss - lợi nhuận và lỗ”.
2. Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực này được áp dụng đối với Báo cáo tài chính (bao gồm Báo cáo riêng và
hợp nhất) của những doanh nghiệp sử dụng đồng tiền chức năng là đồng tiền của nền kinh tế
lạm phát cao.
Trong nền kinh tế lạm phát phi mã, việc lập báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình
tài chính theo đồng tiền địa phương mà thiếu đi sự điều chỉnh hay trình bày lại thì thông tin
sẽ trở nên vô ích. Đồng thời, việc so sánh giá trị của các giao dịch tại các kỳ khác nhau thậm
chí trong cùng một kỳ kế toán sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm.
Chuẩn mực này không quy định một tỷ lệ lạm phát cụ thể để áp dụng. Vấn đề đặt ra
chính là việc điều chỉnh trở nên hữu ích khi trình bày lại Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực
29. Các đặc điểm của nền kinh tế siêu lạm phát bao gồm:
-
Người dân muốn giữ tài sản phi tiền tệ hoặc ngoại tệ, tài sản đầu tư có giá trị ổn định
-
hơn;
Người dân quan tâm đến thời giá loại tiền tệ họ đang sử dụng kèm theo một loại
ngoại tệ có giá trị ổn định. Đồng tiền này có thể trở thành cơ sở định giá hàng hóa tại
-
đây;
Các giao dịch tín dụng được thực hiện tại mức giá dùng để bù đắp cho các khoản lỗ
ước tính có liên quan đến khả năng thanh toán trong suốt một kỳ tín dụng kể cả kỳ
-
ngắn;
Lãi suất, lương và giá cả được gắn liền với chỉ số giá;
Tỷ lệ lạm phát lũy kế trong ba năm liên tiếp bằng hoặc vượt 100%.
Việc xác định sự có mặt của siêu lạm phát giữa các doanh nghiệp có sự khác biệt dẫn
đến kỳ kế toán áp dụng Chuẩn mực 29 của các doanh nghiệp khác nhau.
4
3. Nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế 29 (IAS 29) – Báo cáo tài chính trong nên kinh tế
siêu lạm phát.
3.1. Việc trình bày lại báo cáo tài chính khi xảy ra siêu lạm phát.
Giá cả thay đổi theo thời gian do tác động từ các yếu tố thuộc về kinh tế, chính trị và
xã hội. Các yếu tố cụ thể như thay đổi về cung cầu, về kỹ thuật công nghệ dẫn đến sự thay
đổi giá ở các lĩnh vực khác nhau sẽ độc lập với nhau. Các yếu tố tổng quát thay đổi tác động
đến mức giá chung và điều này làm cho sức mua của đồng tiền thay đổi.
Các doanh nghiệp soạn thảo Báo cáo tài chính trên cơ sở giá gốc không xem xét đến
sự thay đổi của mức chung hay ghi nhận tăng giá trị cho một số tài sản hay nợ phải trả có
tính chất riêng biệt. Ngoại trừ một số tài sản hay nợ phải trả của doanh nghiệp được yêu cầu
hay được lựa chọn đo lường theo giá trị hợp lý. Ví dụ như: Bất động sản, nhà xưởng và thiết
bị có thể được đánh giá lại theo giá trị hợp lý và các tài sản sinh học thường được yêu cầu
đo lường theo giá trị hợp lý. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp trình bày Báo cáo tài chính
dựa trên cơ sở chi phí hiện hành hướng đến việc phản ánh ảnh hưởng của sự thay đổi về giá
của các tài sản đặc trưng mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Trong nền kinh tế siêu lạm phát, Báo cáo tài chính dù được lập trên cơ sở giá gốc hay
giá hiện hành thì chỉ có ích khi được trình bày theo đơn vị đo lường hiện hành tại thời điểm
cuối kỳ báo cáo. Vì vậy, Chuẩn mực này áp dụng đối với Báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp sử dụng đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát. Chuẩn mực này không cho phép
trình bày thông tin như là một phần bổ sung đối với báo cáo tài chính chưa được điều chỉnh.
Hơn nữa, không khuyến khích trình bày tách riêng báo cáo tài chính trước khi điều chỉnh.
Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp dùng đồng tiền chức năng là đồng tiền của
nền kinh tế siêu lạm phát, cho dù dựa trên cơ sở giá gốc hay giá hiện hành, thì nên được
trình bày theo đơn vị đo lường hiện hành tại cuối kỳ lập báo cáo. Số liệu tương ứng với kỳ
trước thực hiện theo hướng dẫn của IAS 1 - Trình bày Báo cáo tài chính (sửa đổi 2007) và
bất kỳ thông tin liên quan đến các kỳ trước đó nên được trình bày theo đơn vị đo lường hiện
hành tại cuối kỳ lập báo cáo (nghĩa là trình bày lại thông tin). Ngoài ra, doanh nghiệp cần áp
dụng IAS 21 - Ảnh hưởng Thay đổi tỷ giá hối đoái khi sử dụng đồng tiền khác đồng tiền
chức năng trong việc trình bày thông tin.
5
Khoản lãi hoặc lỗ liên quan đến tiền tệ thuần nên được đưa vào lợi nhuận hoặc lỗ và
công bố riêng.
Việc trình bày lại báo cáo tài chính theo Chuẩn mực này yêu cầu áp dụng một số quy
trình nhất định cũng như là sự xét đoán. Áp dụng nhất quán các quy trình và xét đoán này từ
kỳ này sang kỳ khác quan trọng hơn sự chính xác của số liệu kết quả trên báo cáo tài chính
được điều chỉnh. Ví dụ: Quy trình công nợ phải thu, phải trả không thay đổi dù doanh
nghiệp có áp dụng IAS 29 hay không.
3.1.1.
Báo cáo tài chính trên cơ sở giá gốc
a. Báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo tình hình tài chính mà không được trình bày theo đơn vị đo lường hiện hành
tại cuối kỳ lập báo cáo sẽ được trình bày lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung.
Các khoản mục tiền tệ không được trình bày lại bởi vì chúng đã được thể hiện theo
đơn vị tiền tệ hiện hành tại cuối kỳ lập báo cáo. Các khoản mục tiền tệ gồm tiền mặt và các
khoản mục phải thu hoặc phải trả bằng tiền.
Tài sản và nợ phải trả liên quan bởi thỏa thuận thay đổi giá, như là chỉ số trái phiếu và
vay nợ liên quan, được điều chỉnh theo thỏa thuận để xác định giá trị lưu hành tại cuối kỳ
báo cáo. Các khoản mục này được ghi nhận theo giá trị điều chỉnh trên báo cáo đã điều
chỉnh.
Tất cả khoản mục tài sản và nợ phải trả còn lại là phi tiền tệ. Một số khoản mục phi
tiền tệ được ghi nhận theo giá trị hiện hành tại cuối kỳ lập báo cáo, như giá trị thuần có thể
thực hiện được và giá trị hợp lý, vì vậy chúng không cần điều chỉnh. Tất cả khoản mục tài
sản và nợ phải trả phi tiền tệ khác đều được điều chỉnh.
Hầu hết khoản mục phi tiền tệ được ghi nhận theo nguyên giá hoặc nguyên giá trừ đi
khấu hao (giá trị còn lại); do đó chúng được trình bày theo giá hiện hành tại ngày mua.
Nguyên giá hoặc giá trị còn lại được điều chỉnh của mỗi khoản mục được xác định bằng
cách áp dụng sự thay đổi chỉ số giá chung từ ngày mua đến cuối kỳ lập báo cáo đối với giá
gốc và khấu hao lũy kế. Ví dụ, bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, hàng tồn kho như
nguyên vật liệu và hàng hóa, lợi thế thương mại, bằng sáng chế, nhãn hiệu và tài sản tương
tự được trình bày lại từ ngày mua. Hàng tồn kho như bán thành phẩm và thành phẩm được
trình bày lại từ ngày mà chi phí mua và chuyển đổi đã phát sinh.
6
Thông tin chi tiết về ngày mua của các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
không sẵn có hoặc phải ước tính. Trong một số ít trường hợp, nếu cần thiết, trong kỳ đầu
tiên áp dụng Chuẩn mực này, sử dụng định giá chuyên nghiệp các khoản mục làm cơ sở cho
báo cáo lại.
Chỉ số giá chung có thể không sẵn có trong các kỳ cho các khoản mục và Chuẩn mực
này yêu cầu trình bày lại bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Trong số ít trường hợp, cần
thiết sử dụng một ước tính, ví dụ, dựa trên sự giao động tỷ giá giữa đồng tiền chức năng và
một đồng ngoại tệ ổn định tương đối.
Một số khoản mục phi tiền tệ được ghi nhận theo giá hiện hành vào ngày không phải
là ngày mua hay ngày lập báo cáo tình hình tài chính.Ví dụ: bất động sản, nhà xưởng và
thiết bị được đánh giá lại vào trước ngày mua hay ngày lập báo cáo thì giá trị được trình bày
lại từ ngày thực hiện đánh giá lại.
Giá trị trình bày lại của một khoản mục phi tiền tệ bị giảm xuống, theo các IFRS tương
ứng, khi nó lớn hơn giá trị có thể thu hồi được, nghĩa là doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị
có thể thu hồi được của các tài sản này trên báo cáo điều chỉnh. Ví dụ, giá trị trình bày lại
của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, lợi thế thương mại, bằng sáng chế và nhãn hiệu bị
giảm xuống đến giá trị có thể thu hồi được và giá trị trình bày lại của hàng tồn kho bị giảm
xuống đến giá trị thuần có thể thực hiện được.
Một đơn vị nhận đầu tư hạch toán theo phương pháp vốn chủ có thể báo cáo bằng
đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát. Báo cáo tình hình tài chính và báo cáo thu nhập
tổng hợp của đơn vị nhận đầu tư được trình bày lại theo quy định của Chuẩn mực này để
tính toán cổ phần của đơn vị đầu tư trong tài sản thuần và lãi hoặc lỗ. Khi báo cáo tài chính
đã trình bày lại của đơn vị nhận đầu tư được trình bày bằng đồng ngoại tệ thì báo cáo được
chuyển đổi theo tỷ giá khóa sổ.
Ảnh hưởng của lạm phát thường được ghi nhận vào chi phí đi vay và được ghi nhận
như một khoản chi phí trong kỳ mà chi phí đó phát sinh. Việc trình bày lại chi phí vốn được
tài trợ bằng vay nợ và vốn hóa một phần chi phí đi vay bù cho lạm phát trong cùng kỳ là
không thích hợp.
7
Một đơn vị có thể mua tài sản theo hình thức trả chậm nhưng không phát sinh lãi, nếu
không thể tính được tiền lãi thì tài sản này được trình bày lại từ ngày thanh toán, không phải
là ngày mua.
Vào đầu kỳ đầu tiên áp dụng Chuẩn mục này, các khoản mục vốn chủ sở hữu, ngoại
trừ lợi nhuận giữ lại và thặng dư đánh giá lại, được trình bày lại bằng cách áp dụng chỉ số
giá chung từ ngày mà các khoản mục này được góp hoặc được phát sinh. Thặng dư do đánh
giá lại phát sinh trong các kỳ trước đều bị loại trừ. Lợi nhuận giữ lại đã điều chỉnh được tính
toán từ tất cả khoản mục khác trên báo cáo tình hình tài chính được trình bày lại.
Vào cuối kỳ đầu tiên và các kỳ sau đó, tất cả khoản mục của vốn chủ sở hữu đều được
trình bày lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung từ ngày đầu kỳ hoặc ngày góp vốn (chọn
ngày phát sinh sau). Sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ được công bố theo IAS 1.
b. Báo cáo thu nhập tổng hợp (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Chuẩn mực này yêu cầu tất cả khoản mục trong báo cáo thu nhập tổng hợp đều được
trình bày theo đơn vị đo lường hiện hành tại cuối kỳ lập báo cáo. Do đó, tất cả khoản mục
cần được trình bày lại bằng cách áp dụng thay đổi chỉ số giá chung từ ngày mà các khoản
mục thu nhập và chi phí được ghi nhận đầu tiên trên báo cáo tài chính.
Trong kỳ lạm phát, đơn vị nắm giữ một khoản chênh lệch dương giữa tài sản tiền tệ
với phải trả tiền tệ thì bị giảm sức mua và đơn vị có một khoản chênh lệch dương giữa nợ
phải trả tiền tệ với tài sản tiền tệ thì được tăng sức mua trong phạm vi tài sản và nợ phải trả
đó không liên quan đến mức giá chung. Khoản lãi hoặc lỗ liên quan đến tiền tệ thuần này có
thể được tính toán như là khoản chênh lệch tạo ra từ việc trình bày lại tài sản phi tiền tệ, vốn
chủ sở hữu và các khoản mục trên báo cáo thu nhập tổng hợp và điều chỉnh chỉ số liên quan
đến tài sản và nợ phải trả. Lãi và lỗ có thể được ước tính bằng cách áp dụng thay đổi chỉ số
giá chung về bình quân có trọng số trong kỳ của khoản chênh lệch giữa tài sản tiền tệ và nợ
phải trả tiền tệ.
Lãi và lỗ liên quan đến tiền tệ thuần được đưa vào lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ. Điều
chỉnh đối với tài sản và nợ phải trả liên quan đến thỏa thuận về thay đổi giá được thực hiện
theo đoạn 13 là bù trừ khoản lãi hoặc lỗ trên tình trạng tiền tệ thuần. Các khoản mục chi phí
và thu nhập khác, như là thu nhập tiền lãi và chi phí lãi vay, và chênh lệch tỷ giá hối đoái
liên quan đến tiền đầu tư hoặc tiền đi vay, cũng liên quan với tình trạng tiền tệ thuần. Mặc
8
dù các khoản mục này đều được công bố riêng, nhưng nó có thể giúp ích nếu chúng được
trình bày cùng với lãi hoặc lỗ trên tình trạng tiền tệ thuần trên báo cáo thu nhập tổng hợp.
3.1.2.
Báo cáo tài chính theo giá hiện hành
a. Báo cáo tình hình tài chính
Các khoản mục được trình bày theo giá hiện hành không cần trình bày lại bởi vì chúng
đã được trình bày theo đơn vị đo lường hiện hành tại cuối kỳ báo cáo. Các khoản mục còn
lại trên báo cáo tình hình tài chính được trình bày lại tương tự như trường hợp giá gốc.
b. Báo cáo thu nhập tổng hợp
Báo cáo thu nhập tổng hợp theo giá hiện hành, trước khi trình bày lại, thường báo cáo
chi phí hiện hành tại thời điểm mà các giao dịch hay sự kiện xảy ra. Giá vốn hàng bán và
khấu hao được ghi nhận theo giá hiện hành tại thời điểm tiêu dùng; doanh thu và chi phí
khác được ghi nhận theo giá trị khi phát sinh. Do đó, tất cả giá trị cần phải trình bày lại theo
đơn vị đo lường hiện hành tại cuối kỳ lập báo cáo bằng cách áp dụng chỉ số giá chung.
c. Báo cáo lưu chuyển tiên tệ
Chuẩn mực này yêu cầu tất cả khoản mục trên báo cáo dòng tiền đều được trình bày
theo đơn vị đo lường hiện hành tại cuối kỳ báo cáo.
3.1.3.
Một vài lưu y
a. Thuế
Việc trình bày lại báo cáo tài chính theo quy định của Chuẩn mực này có thể tạo ra các
khoản chênh lệch giữa giá trị thực hiện của từng tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tình hình
tài chính và cơ sở tính thuế. Các khoản chênh lệch này được xử lý theo hướng dẫn của IAS
12 - Thuế thu nhập.
b. Số liệu tương ứng (của những kỳ trước)
Số liệu tương ứng trong các kỳ lập báo cáo trước đây, cho dù được dựa trên phương
pháp giá gốc hoặc giá hiện hành, đều được trình bày lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung
nhằm phục vụ cho mục đích so sánh được của thông tin báo cáo tài chính. Thông tin được
công bố liên quan đến các kỳ trước cũng được trình bày theo đơn vị đo lường hiện hành tại
cuối kỳ lập báo cáo.
9
c. Báo cáo tài chính hợp nhất
Công ty mẹ mà báo cáo bằng đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát có thể có nhiều
công ty con cũng báo cáo bằng các đồng tiền tương tự. Báo cáo tài chính của các công ty
con này cần phải được trình bày lại bằng cách áp dụng chỉ số giá chung của quốc gia sở hữu
đồng tiền mà nó báo cáo trước khi chúng được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất. Trong
trường hợp một công ty con nước ngoài, báo cáo tài chính trình bày lại của nó được chuyển
đổi theo tỷ giá khóa sổ. Báo cáo tài chính của các công ty con trình bày bằng đồng tiền khác
với công ty mẹ đều được xử lý theo quy định của IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ
giá hối đoái.
Nếu báo cáo tài chính có ngày kết thúc năm tài chính khác nhau được hợp nhất, tất cả
khoản mục, cho dù tiền tệ hoặc phi tiền tệ, cần phải được trình bày lại theo đơn vị đo lường
hiện hành tại ngày hợp nhất báo cáo tài chính.
d. Lựa chọn và sử dụng chỉ số giá chung
Trình bày lại báo cáo tài chính theo quy định của Chuẩn mực này yêu cầu sử dụng chỉ
số giá chung phản ánh được sự thay đổi sức mua chung. Điều này thích hợp hơn việc tất cả
các doanh nghiệp sử dụng chung một chỉ số duy nhất.
3.2.
Siêu lạm phát chấm dứt.
Khi hiện tượng siêu lạm phát chấm dứt, doanh nghiệp ngừng việc lập và trình bày báo
cáo tài chính được lập theo quy đinh của Chuẩn mực này thì các số liệu sẽ được xử lý và
trình bày theo đơn vị đo lường hiện hành tại cuối kỳ báo cáo và là cơ sở để lập báo cáo các
kỳ sau đó.
3.3.
Yêu cầu công bố đối với Báo cáo tài chính được điêu chỉnh khi xảy ra siêu lạm
phát.
Yêu cầu công bố như sau:
-
Báo cáo tài chính và số liệu tương ứng trong các kỳ trước được trình bày lại theo
đơn vị đo lường hiện hành tại cuối kỳ lập báo cáo do thay đổi sức mua chung của
-
đồng tiền chức năng;
Báo cáo tài chính được lập dựa trên phương pháp giá gốc hoặc giá hiện hành;
10
-
Xác định chỉ số giá và mức độ chỉ số giá tại cuối kỳ lập báo cáo và sự dao động trong
-
chỉ số trong kỳ lập báo cáo hiện hành cũng như trong kỳ báo cáo trước đây.
Các công bố yêu cầu bởi Chuẩn mực này cần thiết phải thực hiện rõ ràng trên cơ sở
xử lý ảnh hưởng của lạm phát đến báo cáo tài chính. Những điều này hướng đến
cung cấp thông tin cần thiết nhằm hiểu được cơ sở và kết quả số liệu.
PHẦN III: THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM
Cơ sở giá gốc được sử dụng trong đo lường kế toán Việt Nam trong nhiều năm qua và
kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy
cho người sử dụng tại các quốc gia. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn
cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của
giá gốc trong kế toán nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khác một cách
phù hợp hơn.
Để đáp lại với nhiều thời điểm có mức lạm phát rất cao trong quá khứ tại Việt Nam,
nhà nước đã thực hiện sự đánh giá lại tài sản. Tuy nhiên trong thời gian gần đây có những
năm lạm phát cao (năm 2008 khoảng 22%, 2011 là 18,13%) nhưng các doanh nghiệp không
được yêu cầu điều chỉnh báo cáo tài chính theo sự thay đổi của giá cả dẫn đến sự méo mó
trong lợi nhuận và tài sản.
Xem xét việc đánh giá và ghi nhận lại giá trị của tài sản và nợ phải trả đặc biệt là trong
thời kỳ xảy ra lạm phát là cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, Việt
Nam gặp phải khá nhiều khó khăn và thách thức. Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả tại
các doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước. Về phía thị trường, các tổ
chức thẩm định giá không đủ tin cậy. Vì vậy, cần phải khắc phục các khó khăn nêu trên để
nền kinh tế nói chung và hệ thống kế toán nói riêng sớm hòa nhập vào nền kinh tế thị trường
toàn cầu.
Tài liệu tham khảo
1. IAS 29 Financial Reporting in Hyperinflationary Economies (2008)
2. />