Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế bộ chuẩn mực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của IFRS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.19 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN QUỐC TẾ
BỘ CHUẨN MỰC
CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA IFRS

HỌC VIÊN: Nguyễn Ngọc Hoàng Khiêm
MSHV: 7701250599A
LỚP: 16C1ACC52201
KHÓA 25 (2015 – 2017)
GVHD: TS. Phạm Quang Huy

TP. HCM, tháng 08 năm 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …

TS. Phạm Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học của
trường Đại học Kinh Tế TP.HCM cùng quý Thầy Cô đã hướng dẫn, dạy dỗ và truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như sự hỗ trợ về điệu kiện học tập tốt nhất giúp quá trình
nghiên cứu và hoàn thành bài tập của nhóm được dễ dàng hơn.
Tôi xin cảm ơn giảng viên, TS. Phạm Quang Huy đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
để chúng em hoành thành tốt Tiểu luận nghiên cứu này.
Bài Tiểu luận nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian ngắn, bước đầu còn
nhiều bỡ ngỡ nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy .
Kính chúc Viện Đào tạo sau Đại học của trường Đại học Kinh Tế TP.HCM cùng
Quý Thầy luôn hoàn thành xuất sắc sự nghiệp giáo dục và đạt được những kết quả tốt đẹp
nhất.

TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
Tôi xin chân thành cảm ơn


Danh mục viết tắt

DNNVV (SMEs)

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

IFRS

: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IFRS for SMEs

: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

IASB

:Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế

VAS

: Chuẩn mực kế toán Việt Nam


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................................................................1
1. Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................................................................1
2. Các nghiên cứu trong nước...................................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................................3
2.1. Lịch sử hình thành của IFRS for SMEs................................................................................................3
2.2. Những nội dung cơ bản của IFRS for SMEs........................................................................................4
2.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV)............................................................................................4
2.2.2. Tóm tắt một số nội dung của IFRS for SMEs................................................................................4

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC DNNVV CỦA IFRS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...........8
3.1. Áp dụng IFRS for SMEs một số quốc gia trên thế giới........................................................................8
3.2. Áp dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam..................................................................................................9
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................11


PHẦN MỞ ĐẦU
Mười năm gần đây, việc áp dụng các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn cầu. Ông Hans
Hoogervorst, chủ tịch Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) cho biết, trong số 140
quốc gia được IASB khảo sát có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết các doanh nghiệp
nội địa áp dụng IFRS. Đa số các quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS
(Tinnhanhchungkhoan.vn, 2016).
IFRS được ưa chuộng trên toàn cầu bởi nó tạo ra sự minh bạch giúp nâng cao trách
nhiệm giải trình của doanh nghiệp; giảm bớt độ chênh thông tin giữa nội bộ và bên ngoài
công ty; cải thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin tài chính của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, qua đó hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nước
ngoài.
Tại Việt Nam, các DNNVV chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước, đã và đang
góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước đều có chủ trương, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DNNVV
phát triển.
Trước xu thế hài hòa các chuẩn mực và quy định về kế toán trên phạm vi toàn cầu,
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp trên
cơ sở chuẩn mực quốc tế. Sau quá trình nghiên cứu xây dựng, vào tháng 7 năm 2009 Hội
đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành “Chuẩn mực kế toán quốc tế về báo
cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - International financial reporting
standard for SMEs – IFRS for SMEs”. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu xây dựng

chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho các DNNVV đang là một vấn đề thiết yếu và phù
hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về Bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ của IFRS, đưa ra cái nhìn tổng quan về Bộ chuẩn mực này để có thể đưa nó
gần hơn tới các kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Các nghiên cứu nước ngoài
Hiện nay trên thế giới nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu bộ chuẩn mực IFRS cho
DNNVV và sự phù hợp của chuẩn mực này đối với quốc gia của họ, từ đó đưa ra các gợi
ý về việc hòa hợp và áp dụng chuẩn mực này tại quốc gia của mình.Ngoài ra các nhà
nghiên cứu còn nghiên cứu, những lợi ích cũng như thách thức khi áp dụng IFRS tại các
quốc gia trên thế giới.
Francis Aboagye-Otchere , Juliet Agbeibor (2012) đánh giá sự phù hợp của các tiêu
chuẩn kế toán quốc tế cho các thực thể nhỏ và vừa (IFRS cho SMES) cho các doanh
nghiệp nhỏ (thực thể vi và SMEs) tại Ghana bằng cách đánh giá nhu cầu của họ đối với
IFRS cho DNNVV và sự phù hợp của IFRS cho DNNVV như là tiêu chuẩn kế toán và lựa
chọn các doanh nghiệp nhỏ ở Ghana. Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích điều tra các
đặc điểm công ty có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu các doanh nghiệp nhỏ "cho các tiêu
chuẩn và sự phù hợp của các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Merve Kiliç , Ali Uyar , Başak Ataman , (2016) nghiên cứu xác định các chuẩn bị
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cho các báo cáo tài chính quốc tế Standard
(IFRS) cho các DNNVV ở Thổ Nhĩ Kỳ; và phân tích ảnh hưởng của một số đặc điểm
vững chắc về sự sẵn sàng như vậy. Nghiên cứu này cho thấy sự chuẩn bị của các DNNVV
cho IFRS cho DNNVV là thấp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một số đặc điểm công ty bao gồm cả, kích
thước, kiểm toán độc lập, và tính quốc tế có tác động đáng kể đến sự chuẩn bị của các
DNNVV.
Alison Fox, Gwen Hannah, Christine Helliar, Monica Veneziani, (2013) kiểm tra
các ý kiến của các bên liên quan về các chi phí và lợi ích của tiêu chuẩn quốc tế tài chính

báo cáo (IFRS) và thực hiện để xác định xem liệu các nước có nền xã hội, kinh tế và
chính trị khác nhau có những trải nghiệm khác nhau khi tuân thủ IFRS. Nghiên cứu này
phát hiện có một số khác biệt trong kinh nghiệm thực hiện IFRS giữa các bên liên quan từ
các nước khác nhau. Tuy nhiên, đã có thỏa thuận rộng rãi rằng chi phí vượt quá những lợi
ích của báo cáo theo các tiêu chuẩn mới.
L.J. Stainbank, (2010) Nghiên cứu xem xét sự phát triển của chuẩn mực kế toán cho
các DNNVV ở Nam Phi. Nó cũng kiểm tra phân tích các nghiên cứu trước về báo cáo
1


khác biệt và quá trình do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế về chủ đề này, cũng như
các thủ tục của các tiêu chuẩn của Nam Phi. Bài viết phân tích bối cảnh của môi trường
báo cáo khác biệt của công ty ở Nam Phi và kết luận rằng việc áp dụng dự thảo IFRS cho
SMEs có thể là lựa chọn tốt nhất cho cơ thể thiết lập tiêu chuẩn trong việc cung cấp hỗ trợ
cho các công ty quan tâm hạn chế từ các chi phí tuân thủ các Chuẩn mực báo cáo tài
chính Quốc tế trong khi vẫn cho phép kiểm toán viên đưa ra ý kiến về các báo cáo tài
chính.
2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Xuân Hưng, Hồ Xuân Thủy (2015), trình bày tóm tắt khái niệm về SMEs,
đặc điểm của IFRS for SMEs, so sánh một số điểm khác biệt giữa IFRS for SMEs với
chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnamese accounting standards - VAS) áp dụng cho
SMEs, đồng thời tổng hợp quan điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs
trên Thế giới. Trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài
chính áp dụng phù hợp với SMEs Việt Nam để đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế.

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lịch sử hình thành của IFRS for SMEs

Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) được thành lập năm 2001 trên cơ sở
phân tách từ Ủy ban chuẩn mực kế toán Quốc tế (International Accounting Standards
Committee - IASC)
Nhận biết được những khó khăn mà các DNNVV gặp phải khi xây dựng báo cáo tài
chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, cũng như đối tượng sử dụng thông
tin tài chính khác biệt của các DNNVV, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã nghiên
cứu xây dựng bộ chuẩn mực kế toán dành cho các DNNVV.
Tháng 6 năm 2004, Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) công bố tài liệu
thảo luận “Những quan điểm chủ yếu về chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa” để lấy ý kiến của các tổ chức và chuyên gia kế toán trên toàn cầu.
Tính đến tháng 9 năm 2004 đã có 121 ý kiến bằng văn bản của các tổ chức tài chính, kế
toán, kiểm toán lớn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ban hành chuẩn mực kế toán áp
dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hầu hết các ý kiến phản hồi đều cho thấy sự cần
thiết ban hành một chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tháng 2 năm 2007, bản dự thảo chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho
các đơn vị nhỏ và vừa được công bổ để lấy ý kiến công luận. Tính đến 30 tháng 11 năm
2007 đã có 162 ý kiến phản hồi bằng văn bản của các tổ chức tài chính, kế toán, kiểm
toán trên toàn cầu về bản dự thảo chuẩn mực.
Tháng 6 năm 2007, áp dụng thực nghiệm bản dự thảo chuẩn mực với sự tham gia
của 160 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 20 nước.
Tháng 6 năm 2009, hội đồng bỏ phiếu thông qua chuẩn mực với 13/14 phiếu thuận
và 1/14 phiếu không đồng ý. Tháng 7 năm 2009, IASB công bố toàn văn chuẩn mực,
chuẩn mực chính thức có hiệu lực áp dụng từ năm tài chính 2010.
Ngay sau khi IASB công bố chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nước trên thế giới đều đã công bố lộ trình xây dựng
chuẩn mực riêng hoặc áp dụng chuẩn mực này.
3


2.2. Những nội dung cơ bản của IFRS for SMEs

2.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV)
Nhiều nước trên thế giới đã phát triển định nghĩa của riêng mình của các DNNVV
cho một phạm vi rộng của mục đích bao gồm quy định nghĩa vụ báo cáo tài chính. thường
những định nghĩa quốc gia hoặc khu vực bao gồm tiêu chí định lượng dựa trên doanh thu,
tài sản, nhân viên hoặc các yếu tố khác. Thông thường, các DNVVN hạn được sử dụng để
có nghĩa là hoặc bao gồm các đơn vị rất nhỏ mà không quan tâm đến việc họ xuất bản nói
chung báo cáo tài chính cho mục đích sử dụng bên ngoài.
Theo IFRS thì Các đơn vị vừa và nhỏ là các thực thể: không có trách nhiệm giải
trình công khai và phát hành báo cáo tài chính trên cơ sở chung cho đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp. Một công ty được xem là công ty có trách nhiệm giải trình công khai nếu
đáp ứng một trong hai điều kiện:
-

Nợ và vốn của công ty được giao dịch hoặc đang trong quá trình sắp được giao

-

dịch hoặc đang trong quá trình sắp được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Công ty nắm giữ tài sản theo ủy thác của một nhóm các đối tượng bên ngoài như là
những hoạt động kinh doanh chính của công ty. (IFRS for SMEs,1.2,1.3 )
2.2.2. Tóm tắt một số nội dung của IFRS for SMEs
Mục tiêu chính của việc phát triển các chuẩn mực Kế toán cho DNNVV là cung cấp

các nguyên tắc chung trong việc đưa ra các thông tin phù hợp, đáng tin cậy và có ích, qua
đó, đưa ra các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao, dễ hiểu cho các DNNVV.
Các quy định của IFRS for SMEs được xây dựng trên cơ sở bộ chuẩn mực đầy đủ
IFRS hiện hành theo hướng đơn giản hóa một số nội dung phức tạp mà các DNNVV
không phát sinh hoặc có phát sinh nhưng ảnh hưởng thường không trọng yếu, với tổng
dung lượng là 230 trang, trình bày thành 35 phần cho từng chuẩn mực, so với bộ chuẩn
mực đầy đủ IFRS là 3000 trang. Khác với bộ chuẩn mực đầy đủ xây dựng nhiều chuẩn

mực riêng cho từng vấn đề của kế toán, IFRS for SMEs chỉ xây dựng một chuẩn mực
chung duy nhất và được kết cấu theo các phần nội dung. IFRS for SMEs đơn giản hơn
IFRS về cả yêu cầu công bố, đo lường và phương pháp ghi nhận, đồng thời chú ý đến sự
cân đối giữa chi phí và lợi ích khi áp dụng cho DNNVV

4


Một số nội dung về cơ bản IFRS for SMEs tương tự với bộ chuẩn mực đầy đủ
IFRS như: Trình bày báo cáo tài chính; định nghĩa về tài sản, nợ phải trả, thu nhập chi
phí; thuê tài sản…
Những điểm khác biệt chủ yếu được trình bày trong bảng 1
Bảng 1: So sánh IFRS for SMEs và IFRS ( 2014)
Vấn đề so sánh
Hàng tồn kho

Theo IFRS for SMEs
Theo IFRS
- IFRS for SMEs không sử dụng khái- IFRS có sử dụng “giá trị

(Inventories)

niệm “giá trị thuần có thể thực hiệnthuần có thể thực hiện được”
được” (net realisable value)

- Chi phí đi vay có thể được

- Chi phí đi vay phát sinh trong quá trìnhvốn hóa theo quy định của
hình thành hàng tồn kho không được vốnIAS 23
hóa mà ghi nhận ngay vào chi phí (IFRS

Bất động sản

for SMEs 13.8)
Bất động sản đầu tư được ghi nhận banChi phí đi vay có thể được

đầu tư

đầu theo nguyên giá. Chi phí đi vay vốn hóa vào nguyên giá bất

(Investment

không được vốn hóa mà ghi nhận vào chiđộng sản đầu tư

Property)

phí trong kì (IFRS for SMEs 15.5, 25.2) (theo IAS 40)

Nhà

xưởng,

máy Chi phí đi vay không được tính vàoChi phí đi vay có thể được

móc thiết bị

nguyên giá mà ghi nhận ngay vào chi phí vốn hóa vào nguyên giá khi

(Property, plant and trong kì
equipment)


ghi nhận ban đầu (IAS 16,

(IFRS for SMEs 25.2)
IAS 23)
Sau ghi nhận ban đầu, áp dụng mô Ngoài mô hình giá gốc còn
hình giá gốc trừ khấu hao lũy kế và các đưa ra mô hình đánh giá lại
khoản giảm giá (cost model)

(revaluation model) để áp

Tài sản vô hình

(IFRS for SMEs 17.15)
dụng (IAS 16)
Toàn bộ chi phí nghiên cứu, triển khai Chi phí triển khai có thể được

(Intangible Assets)

được ghi nhận là chi phí trong kì

vốn hóa hình thành nguyên

(IFRS for SMEs 18.14)
giá tài sản vô hình (IAS 38)
Sau ghi nhận ban đầu tài sản vô hình Bên cạnh mô hình giá gốc có
được kế toán theo mô hình giá gốc thể áp dụng mô hình đánh giá
(IFRS for SMEs 18.18)
5

lại (IAS 38)



Khấu hao tài sản vô hình thường là 10 Không đưa ra thời gian khấu
năm nếu như không có căn cứ ước tính hao cụ thể mà dựa trên thời
thời gian sử dụng hữu ích một cách gian sử dụng hữu ích (IAS
đáng tin cậy

38)

Công cụ tài chính

(IFRS for SMEs 18.20)
Phân chia công cụ tài chính gồm 2 loại: Phân chia công cụ tài chính

(Financial

Công cụ tài chính cơ bản và công cụ tài gồm 4 loại: Công cụ tài chính

Instruments)

chính phức tạp.

ghi nhận theo giá trị hợp lý và

(IFRS for SMEs 11.1,12.1 )

ghi nhận lãi lỗ; Công cụ tài
chính nắm giữ đến ngày đáo
hạn; Các khoản cho vay và nợ
phải thu; Tài sản tài chính


nắm giữ để bán (IAS 39)
Ghi nhận ban đầu theo giá giao dịch Ghi nhận ban đầu theo giá trị
gồm cả phí giao dịch hoặc theo giá trị hợp lý (IAS 39)
hợp lý (IFRS for SMEs 11.13)
Lợi thế thương mại Lợi thế thương mại được khấu hao trongLợi thế thương mại không
(Goodwill)

suốt thời gian sử dụng hữu ích, nếu được tính khấu hao, mà được
không có căn cứ đáng tin cậy thì thờiđánh giá lại hàng năm khi có
gian khấu hao là 10 năm

dấu hiệu về sự suy giảm giá

(IFRS for SMEs 19.23)

trị

(IFRS 3, IAS 36)
Đầu tư vào công ty Đo lường sau ghi nhận ban đầu: Ghi Ghi nhận theo phương pháp
liên kết
(Investments
associates)

nhận theo một trong các phương pháp
in -

vốn chủ sở hữu (IAS 28)

Giá gốc trừ khoản giảm giá


-

Vốn chủ sở hữu

-

Theo giá trị hợp lý ghi nhận lãi lỗ

(IFRS for SMEs 14.4)
Đầu tư vào doanh Bên góp vốn sử dụng một trong cácPhương pháp được áp dụng
nghiệp liên doanh
(Investments

phương pháp sau:
in -

là:

Giá gốc

- Vốn chủ sở hữu
6


joint ventures)

-

Vốn chủ sở hữu


- Phương pháp hợp nhất từng

-

Ghi nhận theo giá trị hợp lý và ghiphần

nhận lãi lỗ

(IAS 31)

Doanh thu

(IFRS for SMEs 15.9)
Ghi nhận chung đối với doanh thu bánTiêu chuẩn ghi nhận riêng đối

(Revenue)

hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu từ với doanh thu từ hợp đồng
hợp đồng xây dựng.

xây dựng (IAS 18)

Chi phí

(IFRS for SMEs 23.1)
Chi phí đi vay (borrowing costs) đượcChi phí đi vay liên quan đến

(Expenses)


ghi nhận ngay vào chi phí trong kì.

tài sản dở dang có thể được

(IFRS for SMEs 25.2)

vốn hóa vào giá trị tài sản.
(IAS 23)

Với sự đơn giản, giảm lược về chính sách kế toán và yêu cầu công bố, nhiều ý kiến
phản hồi từ các quốc gia cho rằng IFRS for SMEs thật sự đáp ứng yêu cầu của SMEs
trong việc cung cấp thông tin báo cáo tài chính có chất lượng, đồng thời cũng giảm gánh
nặng cho SMEs khi phải tuân thủ IFRS với những quy định quá phức tạp.

7


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC DNNVV CỦA IFRS TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.1. Áp dụng IFRS for SMEs một số quốc gia trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về phương thức ban hành
chuẩn mực kế toán toán áp dụng cho các DNNVV:
Quan điểm 1: Không ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV. Các
doanh nghiệp này phải áp dụng đầy đủ và triệt để hệ thống chuẩn mực kế toán chung,
không có ngoại lệ cho bất kể một loại hình doanh nghiệp nào. Lý do ủng hộ cho quan
điểm này là việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán duy nhất sẽ tăng cường tính so
sánh của thông tin kế toán trong nền kinh tế.
Quan điểm 2: Không ban hành chuẩn mực kế toán riêng cho các DNNVV mà trên
cơ sở chuẩn mực kế toán chung để quy định lược bỏ một số chuẩn mực hoặc nội dung của
chuẩn mực cụ thể các DNNVV không phải áp dụng. Mô hình này hiện đang được một số

quốc gia áp dụng trong đó có Việt Nam.
Quan điểm 3: Ban hành chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho các DNNVV. Với
việc ban hành “Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính áp dụng cho các DNNVV – IFRS
for SMEs” của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế vào tháng 7 năm 2009, nhiều quốc
gia đã và đang xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV trên cơ
sở chuẩn mực quốc tế.
Theo số liệu của IASB ngày 21 tháng 9 năm 2010 được công bố trên IFRS for
SMEs: Adoption and implementation thì có 66 khu vực pháp lý đã áp dụng và có kế
hoạch áp dụng IFRS for SMEs một vài ví dụ như Argentina, Brazil, Barbados, Costa
Rica, Nam phi, Ai cập, Campuchia, Hồng Kông,… một số quốc gia đề nghị kế hoạch áp
dụng như Malaysia, Vương quốc Anh, Ai len.
Các quốc gia phát triển có nền kinh tế phát triển, tổ chức nghề nghiệp có kinh
nghiệm và chuyên nghiệp, trình độ kế toán cao… hầu như không áp dụng IFRS for SMEs,
DNNVV của các quốc gia này vẫn thích áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hơn.
Các nước đang phát triển có chất lượng báo cáo tài chính cao nên rất ủng hộ việc áp
dụng IFRS for SMEs.( Nguyễn Xuân Hưng, 2015)
8


3.2. Áp dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay nằm trong nhóm những nước chưa áp dụng IFRS for SMEs. Chế
độ kế toán DNNVV được xây dựng trên cơ sở kế thừa chuẩn mực kế toán chung đã ban
hành lược bỏ đi một số chuẩn mực không phù hợp với DNNVV
Với chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DNNVV phát triển, đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán
áp dụng cho các DNNVV đã được nghiên cứu và ban hành trong thời gian qua như:
Chế độ kế toán DNNVV ban hành theo quyết định 1177/TC-QĐ-CĐKT ngày
23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy
định sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DNNVV theo quyết định 1177 nêu trên.

Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành từ năm 2001 đến năm
2006 theo các quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
chế độ kế toán DNNVV thay thế quyết định 1177/TC-QĐ-CĐKT.
Tuy rằng bộ chuẩn mực kế toán chung của Việt Nam được xây dựa trên cơ sở của
IAS/IFRS nhưng đã không được cập nhật liên tục nên đã trở nên khá cũ vì vậy không thể
bảo cung cấp thông tin tin cậy, có thể so sánh với các doanh nghiệp khác trên thế giới.
Hơn nữa việc cắt giảm các chuẩn mực không liên quan đến DNNVV từ bộ chuẩn mực
chung cũng tạo nên sự thiếu nhất quán trong chuẩn mực kế toán.

9


CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN
Theo xu hướng thế hiện nay việc áp dụng IFRS nói chung và IFRS for SMEs nói
riêng là việc làm cần thiết trên con đường hội nhập của kinh tế Việt Nam, những năm qua
tuy đã có nhiều cố gắng nhưng việc áp dụng IFRS ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Trước
nhất nếu chưa thể áp dụng 100% chuẩn mực IFRS thì trước tiên Việt Nam nên áp dụng bộ
chuẩn mực IFRS chi các DNNVV với các yêu cầu đơn giản, dễ dàng cho doanh nghiệp
tuân thủ.
Để làm được điều này trước hết nhà nước nên có các cơ chế khuyến khích và hỗ trợ
doanh nghiệp áp dụng IFRS for SMEs.
Tiếp đó cần xây dựng khung pháp lý kế toán hoàn chỉnh áp dụng cho DNNVV ở
Việt Nam, khung pháp lý này cần kế thừa và chọn lọc trên khung pháp lý cũ cũng như
tiếp cận thông lệ quốc tế để từ đó nâng cao tính hội nhập về kế toán cũng như tạo điều
kiện cho các DNNVV phát triển.
Về phía các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu về IFRS for SMEs, đồng thời
đào tạo phát triển nguồn nhân lực về kế toán, vừa có trình độ vừa có kinh nghiệm để có
thể áp dụng chuẩn mực hiệu quả.


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Hưng, Hồ Xuân Thủy (2015) “Định hướng xây dựng chuẩn mực báo
cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam hòa hợp với chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí phát triết KH&CN,
Tập 18, số Q3, trang 41-49
2. />3. />4. />5. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính
2. Tài liệu Tiếng Anh
1. Francis Aboagye‐Otchere, Juliet Agbeibor, (2012) "The International Financial
Reporting Standard for Small and Medium‐sized Entities (IFRS for SMES):
Suitability for small businesses in Ghana", Journal of Financial Reporting and
Accounting, Vol. 10 Iss: 2, pp.190 – 214
2. Merve Kiliç , Ali Uyar , Başak Ataman , (2016) "Preparedness of the entities for
the IFRS for SMEs: an emerging country case", Journal of Accounting in
Emerging Economies, Vol. 6 Iss: 2, pp.156 – 178
3. Alison Fox, Gwen Hannah, Christine Helliar, Monica Veneziani, (2013) "The
costs and benefits of IFRS implementation in the UK and Italy", Journal of
Applied Accounting Research, Vol. 14 Iss: 1, pp.86 – 101
4. L.J. Stainbank, (2010) "An examination of the due process in South Africa which
led to the adoption of the draft International Financial Reporting Standard for
Small and Medium‐sized Entities", Meditari Accountancy Research, Vol. 18 Iss: 2,
pp.57 – 74

11


5. Pricewaterhouse Cooper, Similarities and differences – A comparison of full IFRS

and IFRS for SMEs, tháng 7/2009
6. 2009
7. IFRS for SMEs, 2015
8. IFRS for SMEs Pocket guide 2009

12



×