TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
ÁP DỤNG LẦN ĐẦU CHUẨN MỰC IFRS
TRONG DOANH NGHIỆP –
NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
HỌC VIÊN: Trương Á Bình
MSHV: 7701250350A
LỚP: 16C1ACC52201
KHĨA 25 (2015 – 2017)
GVHD: TS. Phạm Quang Huy
TP. HCM, tháng 08 năm 2016
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …
TS. Phạm Quang Huy
LỜI CẢM ƠN
Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong q trình nghiên cứu và kiến thức cịn hạn
chế nhưng cùng với sự trợ giúp của giảng viên hướng dẫn, sự tổng hợp tài liệu từ kho
sách báo của thư viện và sự nỗ lực của cá nhân,... đã giúp tác giả hoàn thành bài tiểu luận
này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
•
Ban giám hiệu nhà trường đã tạo những điều kiện học tập tốt nhất với cơ sở
vật chất, trang thiết bị hiện đại... giúp quá trình nghiên cứu và hồn thành
bài tiểu luận được dễ dàng hơn.
• Các cán bộ quản lí thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất về việc tham khảo tài
liệu, tìm kiếm thơng tin từ sách báo, từ hệ thống Internet.
• Đặc biệt là giảng viên: TS. Phạm Quang Huy đã hướng dẫn cặn kẽ cho tác
giả phương thức thực hiện bài tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc áp dụng
IFRS không chỉ gói gọn vào các cơng ty con của các tập đồn đa quốc gia ở Việt Nam mà
bắt đầu có ảnh hưởng đến công ty Việt Nam. Việc lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị
hợp lý của doanh nghiệp. Các công ty Việt Nam vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết
IFRS giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình đặc biệt
trong các trường hợp mua bán, sát nhập, có thêm cổ đông mới,… Đối với các nghiệp vụ
phức tạp, VAS và các quy định có liên quan có thể chưa có hướng dẫn cụ thể. Việc hiểu
biết IFRS giúp doanh nghiệp có cách áp dụng hợp lý hơn.
Chuẩn bị cho việc thay đổi của chuẩn mực Việt Nam trong tương lai gần theo chiều
hướng hội nhập quốc tế. IFRS là ngơn ngữ tài chính chung được sử dụng tồn cầu. Việc
hiểu biết IFRS giúp doanh nghiệp có những thơng tin hữu ích về các doanh nghiệp khác
trong ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác. Riêng đối với doanh
nghiệp FDI mà công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc biết và áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt
buộc để nhằm phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo của công ty mẹ (Đặng Quốc Tuấn,
2012). Các nước trên thế giới đã lần lượt chuyển đổi sang áp dụng IFRS, Việt Nam cũng
đang trong tiến trình điều chỉnh sửa đổi văn bản, mong muốn hội tụ với IFRS trong tương
lai gần. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS trong thời đại ngày nay
cũng như thực trạng áp dụng IFRS tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, tác giả
quyết định chọn đề tài “Áp dụng lần đầu IFRS trong doanh nghiệp – nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của tiểu luận là tìm hiểu quá trình áp dụng lần đầu IFRS trên thế giới và
Việt Nam. Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào:
− Nghiên cứu các nghiên cứu trước đây trong nước và ngồi nước để có cái nhìn
tổng thể về các vấn đề quá trình áp dụng lần đầu IFRS trên thế giới và Việt Nam.
− Tìm hiểu thực trạng áp dụng lần đầu IFRS trong doanh nghiệp ở một số nước trên
thế giới và Việt Nam.
− Xác định được định hướng phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam hịa hợp với
chuẩn mực kế tốn quốc tế trong tương lai gần.
− Có những kiến nghị phù hợp nhằm hồn thiện hơn quá trình hội tụ IFRS của nước
ta trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của tiểu luận, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi
sau:
Câu hỏi 1: Vấn đề áp dụng lần đầu IFRS trong doanh nghiệp đã được đề cập trước
đây như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nước trên thế giới đã và đang hội tụ với IFRS như thế nào?
Câu hỏi 3: Việt Nam đã làm gì để hội tụ với IFRS?
Câu hỏi 4: Từ thực trạng này chúng ta cần phải làm gì để hồn thiện chuẩn mực kế
tốn Việt Nam và nhanh chóng hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng áp dụng lần đầu IFRS trong doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng IFRS lần đầu
trong doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ nội dung nghiên cứu, trong bài tiểu luận này tác giả chủ yếu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính như: phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh…
6. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là một phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên độ tin cậy
cũng như tính thuyết phục của tiểu luận. Do thời gian có hạn, để đáp ứng được mục tiêu
nghiên cứu của tiểu luận, tác giả sử dụng chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp.
7. Những đóng góp của đề tài
− Nghiên cứu một vài nghiên cứu trong và ngoài nước để nhận biết các vấn đề cấp
thiết, đồng thời xem xét các vấn đề này tại Việt Nam.
− Nhận thấy được thực trạng đã và đang áp dụng IFRS trong doanh nghiệp ở các
nước trên thế giới. Từ đó nhìn lại Việt Nam, nước ta có định hướng gì trong tương
lai và đã làm gì để đạt được mục tiêu này.
−
Dựa trên thực trạng này, có cái nhìn tổng qt về những vấn đề bất cập trong các
quy định hiện tại, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp thúc đẩy q trình hội tụ
với Chuẩn mực kế tốn quốc tế.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tiểu luận gồm 4 chương:
− Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
− Chương 2: Cơ sở lý luận
− Chương 3: Thực trạng áp dụng lần đầu IFRS trong doanh nghiệp trên thế giới và
Việt Nam
− Chương 4: Kết luận – Kiến nghị
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Beatriz và Peter (2011) nghiên cứu các kết quả của việc áp dụng bắt buộc Chuẩn
mực Báo cáo tài chính quốc tế đến chất lượng thu nhập. Ngày chuyển từ GAAP sang
IFRS, các doanh nghiệp có thể thực hiện điều chỉnh bảng cân đối kế toán – bảng báo cáo
mà lần lượt ảnh hưởng đến tương lai của báo cáo thu nhập. Tác giả dự đoán rằng chất
lượng thu nhập sau khi áp dụng IFRS phụ thuộc vào sự đánh giá và các sự lựa chọn được
công nhận thực hiện tại thời điểm lần đầu áp dụng IFRS. Khi các doanh nghiệp "làm
sạch" bảng cân đối bằng cách loại bỏ các khoản trích trước tích lũy thì họ có phạm vi lớn
hơn cho kế toán trong những năm ngay sau khi thông qua lần đầu. Sử dụng một mẫu lớn
của các công ty quốc tế, tác giả sử dụng mô hình điều chỉnh bảng cân đối kế tốn áp dụng
bắt buộc IFRS và thiết lập bằng chứng cho thấy những điều chỉnh này có liên quan tiêu
cực đến chất lượng thu nhập trong các giai đoạn tiếp theo. Nhìn chung, bằng chứng của
nhóm tác giả là phù hợp với việc bắt buộc thực thi và thực thi IFRS không đồng đều trên
toàn thế giới.
Irina và Mioara (2012) nghiên cứu thấy rằng bắt đầu với 2005, tất cả các công ty
niêm yết trên thị trường Liên minh châu Âu phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Các cơng ty niêm yết ở Rumani bắt buộc
áp dụng IFRS bắt đầu với các báo cáo tài chính hợp nhất chuẩn bị cho năm tài chính
2007. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định và đo lường tác động của lần đầu
tiên áp dụng IFRS về kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết ở Rumani, kết quả
kinh doanh được thể hiện thơng qua thu nhập rịng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng
có xu hướng rõ ràng có thể được xác định liên quan đến những thay đổi trong thu nhập
rịng của các cơng ty niêm yết được tạo ra bởi quá trình chuyển đổi từ chế độ kế toán
Rumani sang áp dụng IFRS.
Sani Saidu và Umar Dauda (2014) nghiên cứu thấy rằng sự chuyển hướng áp dụng
chuẩn mực kế toán với chất lượng thống nhất và cao hơn trên toàn cầu bắt đầu đầy đủ
trong những năm 80 và được xúc tiến bởi các bên liên quan trong các nền kinh tế tiên
tiến, cụ thể trong năm 2001 là việc thành lập Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB). Trong nhiệm kỳ đầu tiên, hội đồng quản trị mới nhất trí củng cố tất cả các tiêu
[8]
chuẩn được ban hành theo IASC (IASs) với những chuẩn mực được ban hành sau đó
(IFRS) trở thành khung pháp lý IFRS. Hội đồng cũng quy định các thủ tục rõ ràng để tất
cả các doanh nghiệp áp dụng theo một khn khổ hợp nhất. Vì vậy, nghiên cứu này đánh
giá mức độ mà ngành ngân hàng Nigeria tuân thủ các yêu cầu được quy định trong IFRS
1: Lần đầu tiên áp dụng IFRS. Sử dụng các nhân tố trước đây và khảo sát, nghiên cứu sử
dụng các nguồn dữ liệu từ bảng câu hỏi có cấu trúc và các báo cáo tài chính đã được kiểm
tốn gần đây của các ngân hàng được lấy mẫu. Tính hệ thống chấm điểm (QGS) đã được
sử dụng trong việc xác định mức độ tuân thủ của các ngân hàng trong khi đa biến hồi quy
và kiểm tra Chi bình phương đã được sử dụng trong việc đo lường tác động của các yếu
tố đến việc tuân thủ và xác định những khó khăn có thể xảy ra trong q trình tương ứng.
Nghiên cứu kết luận rằng, ngành ngân hàng Nigeria tuân thủ bán triệt để với các yêu cầu
của khung pháp lý IFRS nhưng việc thực hiện vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức
bao gồm: Thiếu kiến thức sâu sắc IFRS từ các nhà lập báo cáo tài chính. Nghiên cứu cũng
tìm thấy tính tn theo, tồn cầu hóa và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cũng là các
yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tuân thủ của ngân hàng Nigeria với khung pháp lý
IFRS.
Nghiên cứu của Naif (2015) được xây dựng trên hệ thống gồm các nghiên cứu trong
lĩnh vực học thuật về kế tốn, tài chính và kinh tế. Nghiên cứu khám phá các bối cảnh và
việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) ở các nước khác nhau; phân
tích chi phí và lợi ích liên quan đến việc ứng dụng thực tế của IFRS trong báo cáo của
công ty ở các nước đó đã quyết định áp dụng IFRS; một trường hợp đặc biệt của sự hội tụ
và có thể áp dụng của Hoa Kỳ được phân tích cụ thể. Nghiên cứu trình bày chi tiết các
mối đe dọa và thách thức đối với việc áp dụng thành công IFRS, đồng thời cũng kiểm tra
các vấn đề đang nổi lên trong việc áp dụng IFRS.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2014) đã tổng quan các nghiên cứu về ảnh
hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, tài chính và nghề nghiệp kế toán đến
việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) ở các quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả
phân tích đặc điểm kinh tế, chính trị, pháp luật, tài chính và nghề nghiệp kế tốn ở Việt
Nam để đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc vận dụng IAS/IFRS. Kết quả
[9]
phân tích cho thấy mơi trường Việt Nam có nhiều yếu tố khó khăn hơn là thuận lợi đối với
việc áp dụng IAS/IFRS. Từ đó bài viết kiến nghị Việt Nam cần có cách tiếp cận với
IAS/IFRS phù hợp với điều kiện của mình.
Nguyễn Xuân Hưng và Hồ Xuân Thủy (2015) trong nghiên cứu của mình cho rằng
hệ thống báo cáo tài chính khác nhau cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Small and medium sized entities - SMEs) luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận trong nhiều
thập kỷ qua, đặc biệt là sau khi Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (International
Accounting Standards Board - IASB) ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa (International financial reporting standards for small and medium sized
entities - IFRS for SMEs). Nghiên cứu của Bohusova & Blaskova cho rằng đối với các
quốc gia đang phát triển có chất lượng báo cáo tài chính thấp, thường có xu hướng thích
áp dụng IFRS for SMEs vì cần hội nhập kinh tế quốc tế và có nhu cầu mạnh mẽ trong
việc xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính có chất lượng cao. Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi xu thế này. Vì thế, các nghiên cứu về IFRS for SMEs là rất cần thiết trong bối cảnh
hiện nay. Bài viết trình bày tóm tắt khái niệm về SMEs, đặc điểm của IFRS for SMEs, so
sánh một số điểm khác biệt giữa IFRS for SMEs với chuẩn mực kế toán Việt Nam
(Vietnamese accounting standards - VAS) áp dụng cho SMEs, đồng thời tổng hợp quan
điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs trên Thế giới. Trên cơ sở đó, đề
xuất những định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính áp dụng phù hợp với
SMEs Việt Nam để đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế.
[10]
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế (viết tắt là IAS/IFRS): là một Hệ thống chuẩn mực kế
toán quốc tế bao gồm 08 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và 30 chuẩn mực
kế tốn quốc tế (IAS) do Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi tắt là IASB) - tiền
thân là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (gọi tắt là IASC) ban hành.
2.2. Lịch sử hình thành
Năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại
London, nước Anh với tư cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế.
Sự ra đời của IASC là kết quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề nghiệp của các
nước Autralia, Canada,Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và Mỹ.
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng các
chuẩn mực quốc tế của IASC. Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban chứng khốn Mỹ
(US SEC), tổng thư ký IASC, ơng David Cairns, đã ký một thỏa thuận với tổ chức thế
giới các ủy ban chứng khốn (IOSCO). Theo đó, IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực
kế toán quốc tế hiện có của mình để có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một
tập hợp các chuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của
các cơng ty muốn được niêm yết trên thị trường chứng khốn nước ngồi.
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm 1993. Thế
nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô cùng thất vọng. Thay vì sử
dụng tồn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC soạn thảo, IOSCO chỉ lựa chọn một
số chuẩn mực để áp dụng.
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem xét và
sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với mong muốn
khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế tốn đó. Lần này, với rất nhiều nỗ
lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toán quốc tế đã được sửa đổi của IASC đã được
IOSCO chấp nhận vào phụ lục nhưng đó chỉ mới là sự chấp nhận tạm thời.
Năm 2000 có thể nói là một năm có nhiều biến động với IASC. Tháng 5 năm 2000,
các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả các chuẩn mực kế toán
quốc tế của IASC.
[11]
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử dụng các chuẩn
mực kế tốn quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình bày báo cáo tài chính làm điều
kiện cho các cơng ty có ý định niêm yết chứng khốn tại bất kỳ nước thành viên nào của
Liên Minh Châu Âu (EU).
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán thành chuyển
đổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành một hội đồng soạn thảo chuẩn
mực kế toán chuyên trách và độc lập với các hội nghề nghiệp. Ủy ban xây dựng chuẩn
mực kế tốn quốc tế (IASC) chính thức đổi tên thành Hội đồng kế toán quốc tế (IASB).
Đến năm 2000, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ra đời thay thế IASC
và tồn tại cho đến ngày nay
2.3. Nội dung Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS 6
IFRS 7
Áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế lần đầu tiên
Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu
Hợp nhất kinh doanh
Hợp đồng bảo hiểm
Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động bị
ngừng lại
Thăm dò và đánh giá các tài ngun khống sản
Cơng cụ tài chính: Cơng bố
IFRS 8
Bộ phận hoạt động
IAS 29
IAS 1
Trình bày báo cáo tài chính
IAS 30
IAS 2
IAS 7
Hàng tồn kho
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thay đổi chính sách kế tốn, ước tính kế tốn và
các sai sót
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm
Hợp đồng xây dựng
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Báo cáo bộ phận
Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
Thuê tài sản
Doanh thu
Quyền lợi của nhân viên
IAS 31
IAS 32
Kế toán và trình bày các khoản tài trợ và trợ cấp
chính phủ
Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chi phí đi vay
Thơng tin về các bên liên quan
Kế tốn và báo cáo các chương trình quyền lợi
hưu trí
Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ
Các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết
Báo cáo tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm
phát
Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân
hàng và tổ chức tài chính tương tự
Quyền lợi trong các công ty liên doanh
Các công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày
IAS 33
Lãi trên cổ phiếu
IAS 34
Báo cáo tài chính giữa niên độ
IAS 36
IAS 37
IAS 38
IAS 39
IAS 40
IAS 41
Giảm giá trị tài sản
Các khoản dự phịng, tài sản và nợ tiềm tàng
Tài sản vơ hình
Các cơng cụ tài chính: Ghi nhận và xác định
Bất động sản đầu tư
Nông nghiệp
IFRS 1
IFRS 2
IFRS 3
IFRS 4
IFRS 5
IAS 8
IAS 10
IAS 11
IAS 12
IAS 14
IAS 16
IAS 17
IAS 18
IAS 19
IAS 20
IAS 21
IAS 23
IAS 24
IAS 26
IAS 27
IAS 28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LẦN ĐẦU IFRS TRONG DOANH
NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.1. Thực trạng áp dụng IFRS ở một số nước trên thế giới
Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) chính thức áp dụng trên tồn thế giới từ
1/1/2015 và đến nay đã có trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng (Trần Mạnh Dũng
[12]
và cộng sự). Trong lần đánh giá cuối cùng, 114 quốc gia trên thế giới đã lựa chọn IFRS
cho báo cáo tài chính của các cơng ty hoạt động trong phạm vi quyền hạn của họ. Tại
châu Á, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Campuchia và Trung Quốc đã và đang áp dụng
gần như tồn bộ IFRS vào các khn khổ báo cáo tài chính. Các quốc gia khác như
Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản đã cam kết sẽ chuyển sang áp dụng IFRS trong một tương
lai gần (kinhdoanh.vnexpress.net, 2015). Để làm rõ hơn thực trạng áp dụng lần đầu IFRS
trong doanh nghiệp trên thế giới, dưới đây là tiến trình áp dụng của một số quốc gia điển
hình trên thế giới.
3.1.1. Liên minh châu Âu
Từ những năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế
toán. EU đã áp dụng CMKT quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn
mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu. Tháng 6.2000 EU đã đề nghị các công
ty niêm yết lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS nhưng từng IAS/IFRS phải được xác nhận
và thơng qua luật tổ chức EU theo qui trình tổ chức riêng biệt. Ngoài ra, tháng 3.2011, Tổ
chức tư vấn BCTC của EU cơng bố chi tiết tiến trình hội tụ với IASB về các nội dung liên
quan đến công cụ tài chính, thuê tài chính, điều kiện ghi nhận doanh thu và hợp đồng bảo
hiểm. Đến 11.2011, Tổ chức này đang chờ thông qua các IFRS 1, IFRS 9, IFRS 10, IFRS
11, IFRS 12, IFRS 13 và đang chờ chỉnh sửa IAS1, IAS 12, IAS 19, IAS 21, IAS 28 cũng
như điều chỉnh IFRIC 20.
Như vậy có thể thấy, về nguyên tắc chung EU áp dụng hoàn toàn với IAS/IFRS tuy
nhiên việc EU thông qua từng IAS/IFRS tạo nên hệ thống chưa thật sự đồng bộ so với
IAS/IFRS bởi còn một số IAS/IFRS và các hướng dẫn chưa được thơng qua. Vì vậy tính
thống nhất trong hệ thống chuẩn mực chưa hồn chỉnh. Do đó, CMKT của các quốc gia
EU cũng khó được nhất quán và điều này dẫn đến việc áp dụng các nguyên tắc, qui định
kế toán vào thực tế của các công ty sẽ tạo ra những khác biệt nhất định.
3.1.2. Mỹ
Hoạt động hướng tới hội tụ của Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính của Mỹ
(FASB) từ những năm 2002 - 2004 phải kể đến là thỏa hiệp Norwalk giữa IASB và FASB
để phát triển chuẩn mực chất lượng cao. Thỏa hiệp đã nhất trí các nội dung cơ bản là tiếp
tục hợp tác trong tương lai; thực hiện những dự án chung; hạn chế những khác biệt giữa
[13]
nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP) và IAS/IFRS. Tuy nhiên,
quá trình hợp tác là một thử thách lớn bởi tính pháp lý, sự can thiệp của các tổ chức thể
chế chính trị, kinh tế, văn hóa… ảnh hưởng nhất định đến lộ trình hội tụ. Một trong những
vấn đề gây cản trở đó là hệ thống kế toán của Mỹ trên cơ sở qui định (rules-based) trong
khi IAS/IFRS theo những nguyên tắc (priciples-based). Bên cạnh đó, hệ thống kế tốn của
Mỹ thực thi theo các qui định nên được hướng dẫn một cách chi tiết trong khi IAS/IFRS
hạn chế những hướng dẫn. Ngoài ra hệ thống kế toán Mỹ bị chi phối bởi luật chứng
khốn… Q trình hội tụ cho thấy nhiều vấn đề khó khăn nhất định.
Mặc dù tiến trình hội nhập gặp những khó khăn nhất định nhưng Ủy ban chứng
khốn Mỹ (SEC) đã có những động thái tích cực đối với IAS/IFRS. FASB và SEC đã thảo
luận các vấn đề liên quan đến hội tụ kế toán quốc tế và cũng đã có các buổi họp định kỳ
giữa FASB, SEC và IASB để thảo luận hướng phát triển trong thỏa hiệp Norwalk. Ngồi
ra, sự hội tụ của Mỹ thơng qua SEC đã thấy sự chủ động của Mỹ khi hướng tới hệ thống
chuẩn mực quốc tế. Trước đây, các công ty niêm yết sử dụng BCTC khác với Mỹ, khi
niêm yết BCTC phải trình bày sự khác biệt lợi nhuận và vốn chủ sở hữu giữa GAAP của
quốc gia báo cáo với US GAAP thông qua mẫu 20F (Form 20F). Thời gian gần đây, tiến
trình hội tụ của Mỹ cho thấy SEC đã có những nỗ lực và thiện chí nhất định.
Nhìn chung, sự hội tụ của FASB hướng tới CMKT quốc tế được nhiều người nhận
định như phần còn lại của chuẩn mực toàn cầu. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc hội tụ
là một thách thức lớn đối với cả hai tổ chức và hai tổ chức FASB – IASB đang khẩn
trương, nỗ lực chạy nước rút cho tiến trình hội tụ và mọi vấn đề vẫn nằm ở phía trước.
3.1.3. Úc
Úc đã có những bước chuẩn bị nhất định cho việc chuyển đổi từ CMKT Úc sang
IAS/IFRS từ năm 2002 và Úc đã chính thức chuyển sang áp dụng IAS/IFRS từ ngày
01.01.2005. Úc là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, Hội
đồng chuẩn mực kế toán của Úc (AASB) đã xem xét việc ban hành IAS/IFRS tại riêng
quốc gia. Theo đó, CMKT Úc đã có sự chỉnh sửa cho tương thích với mơi trường pháp lý
và những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với Úc. CMKT Úc không đơn thuần là
IAS/IFRS mà bản chất đã có sự thay đổi theo hình thức A-IAS/IFRS (IAS/IFRS đã được
chuyển đổi theo Úc). Sự điều chỉnh của A-IAS/IFRS bao gồm những thay đổi trong việc
[14]
lựa chọn được ban hành theo IAS/IFRS và bổ sung những hướng dẫn và thay đổi một số
thuật ngữ khác so với IAS/IFRS. Chính sự điều chỉnh, bổ sung này dẫn đến A-IAS/IFRS
không nhất quán với IAS/IFRS. Việc áp dụng IAS/IFRS theo phương cách trung lập AIAS/IFRS của Úc đã tạo nên nhiều khác biệt không chỉ trong hệ thống CMKT mà ngay cả
các công ty khi áp dụng vào thực tế.
Mặc dù Úc chấp nhận toàn bộ các chuẩn mực theo IAS/IFRS nhưng Úc vẫn có
những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với đặc điểm riêng của quốc gia. Việc xây dựng
CMKT quốc gia như Úc là một hướng tiếp cận riêng, thể hiện chính sách trung lập trong
việc thực thi CMKT quốc tế.
3.1.4. Trung Quốc
Bộ Tài chính (BTC) Trung Quốc bắt đầu thiết lập CMKT từ năm 1988. Cuối năm
1992, BTC đã phát triển chuẩn mực cơ bản của kế toán cho hoạt động doanh nghiệp
(tương tự khuôn mẫu lý thuyết). Điều này đánh dấu sự kiện trong cải cách kế toán của
Trung Quốc, bãi bỏ hệ thống kế toán truyền thống và sử dụng chuẩn mực quốc tế. Sau đó,
khn mẫu lý thuyết ban hành năm 1992 được thay thế bởi 16 CMKT và những qui định
khác như hệ thống kế toán cho hoạt động doanh nghiệp (ASBE) ban hành 2001. Mục đích
của ASBE là so sánh thơng tin tài chính, hạch tốn tách biệt giữa thuế và kế toán, đảm
bảo hội nhập với thực hành kế toán được chấp nhận bởi quốc tế. Tuy nhiên, trước sức ép
hội nhập kinh tế thế giới, Trung Quốc đã chấp nhận xây dựng hệ thống CMKT mới theo
hướng hội tụ kế toán quốc tế trên cơ sở IAS/IFRS gồm 38 CMKT có hiệu lực từ ngày
1.1.2007. Việc chuyển đổi chuẩn mực Trung Quốc gần với IAS/IFRS nhưng chuẩn mực
mới không phải dịch lại theo IAS/IFRS mặc dù vẫn dựa trên nền tảng, nguyên tắc cơ bản.
Nhìn chung, xét về hệ thống chuẩn mực, CMKT Trung Quốc đã hình thành trên nền tảng
của IAS/IFRS. Gần đây, BTC của Trung Quốc tuyên bố quốc gia này áp dụng đầy đủ theo
IFRS nhưng có một số loại trừ. Đồng thời BTC cho biết tất cả các cơng ty có qui mơ lớn
và vừa sẽ phải áp dụng theo CMKT từ năm 2012.
3.2. Những việc Việt Nam đã làm để có thể hội tụ IFRS
Tại hội thảo “Cập nhật thông tin chế độ kế toán doanh nghiệp” diễn ra ngày
21/4/2015, tại Hà Nội do Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK TP Hồ Chí Minh phối hợp với
Vụ Chế độ kế tốn, Bộ Tài chính tổ chức, thơng tin được cơng bố là Chính thức áp dụng
[15]
IFRS tại Việt Nam từ năm 2016 (taichinhdientu.vn, 2015). Từ trước đến nay, trong thực tế
Việt Nam đã làm được một số cơng việc để có thể hội tụ với IFRS như sau:
- Trong những năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu và học tập nội dung các chuẩn
mực kế toán quốc tế để áp dụng vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam và đã xây dựng
được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam trên nền tảng của chuẩn mực kế toán quốc tế đáp
ứng kịp thời cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế.
- Bên cạnh việc ban hành hệ thống 26 chuẩn mực kế tốn thì hệ thống các văn bản
pháp luật có liên quan cũng khá hồn chỉnh, từ văn bản cao nhất điều chỉnh lĩnh vực
hoạt động này là Luật Kế tốn đến các Thơng tư hướng dẫn chuẩn mực, các chế độ kế
toán doanh nghiệp.
- Đội ngũ những người hành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam ngày càng phát
triển về lượng và có sự tiến bộ về chất. Việt Nam hiện đang có 1.300 người có chứng chỉ
hành nghề, trong đó 300 người có chứng chỉ hành nghề quốc tế. Số lượng doanh nghiệp
tham gia thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng gia tăng đáng kể. Tính đến đầu năm
2014, số cơng ty kiểm tốn đã là 139 cơng ty, trong đó 4 cơng ty kiểm toán danh tiếng
nhất trên thế giới đã hoạt động ở Việt Nam trên 10 năm nay. Cùng với việc ban hành
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, hệ thống 38 chuẩn mực kiểm toán và các văn bản quy
định trong hoạt động kiểm toán đã đưa hoạt động kiểm toán vào nề nếp và từng bước
phát triển về chất.
- Về quản lý nghề nghiệp, đã có sự đổi mới căn bản. Bộ Tài chính đã ban hành
Quyết định 47/2005/QĐ-BTC chuyển giao chức năng quản lý nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán cho hội nghề nghiệp. Đây là một bước mở đường để hình thành nên tổ chức
nghề nghiệp độc lập, tự quản, tự cân đối theo đúng thông lệ quốc tế.
- Việt Nam đã tạo lập được mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, là thành viên của
Liên đoàn Kế tốn Quốc tế (IFAC), Liên đồn Kế tốn các nước ASEAN (AFA). Nhiều
tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế lớn đã và đang có nhiều hoạt động tích cực tại Việt
Nam như ACCA, CPA Australia trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, tổ chức hội thảo chuyên ngành, cập nhật kiến thức cho những người làm
kế tốn, kiểm tốn… Từ đó đã tạo lập được mơi trường thơng thống, bình đẳng và hội
nhập với khu vực và thế giới.
[16]
Năm 2014 với bước ngoặt quan trọng với sự ra đời của thông tư 200/2014/TT-BTC
thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006 và Thơng tư 244/2009/TT-BTC về chế độ
kế tốn doanh nghiệp.
Theo đó, Thơng tư 200/2014/TT-BTC được đánh giá là phù hợp với thực tiễn, hiện
đại và mang tính khả thi, tơn trọng bản chất hơn hình thức. Thơng tư được xây dựng trên
nền tảng linh hoạt và mở, lấy mục tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành ra quyết định
kinh tế của doanh nghiệp, phục vụ nhà đầu tư và chủ nợ làm trọng tâm; không kế tốn vì
mục đích thuế. Bên cạnh đó, các quy định tại thông tư cũng phù hợp với thông lệ quốc tế,
tách biệt kỹ thuật kế toán trên tài khoản và báo cáo tài chính và đặc biệt đề cao trách
nhiệm của người hành nghề.
Lộ trình thực hiện chính thức áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ bắt đầu từ năm 2016.
Việc hội nhập toàn bộ một lần với IFRS được xem là không thể thực hiện được trong
điều kiện của Việt Nam. Trên cở sở học tập kinh nghiệm của các nước, chiến lược hội
nhập từng phần với IFRS được xem phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Mục tiêu trước
mắt là chỉ hội tụ trong khu vực công ty niêm yết, các tổ chức hoạt động trong các ngành
nhạy cảm như ngân hàng, bảo hiểm … và báo cáo tài chính hợp nhất. Đối với các
doanh nghiệp cịn lại thì khơng bắt buộc và cho phép giảm bớt một số yêu cầu phức tạp
của chuẩn mực. Vẫn duy trì hệ thống tài khoản kế tốn thống nhất nhưng tăng tính linh
hoạt để các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi áp dụng IFRS. Việc triển khai áp dụng IFRS
cần có sự quyết tâm và tổ chức thực hiện của lãnh đạo doanh nghiệp bởi IFRS không chỉ
quy định về việc lập báo cáo tài chính, quy trình kế tốn mà cịn ảnh hưởng đến tồn bộ
hoạt động của doanh nghiệp.
[17]
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. Định hướng phát triển chuẩn mực kế tốn Việt Nam hịa hợp với chuẩn mực kế
tốn quốc tế
Có thể nói rằng, việc áp dụng IAS/IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi
cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt
trong chuẩn mực kế toán, là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn
thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày
BCTC. IAS/IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập BCTC cho các cơng ty tìm kiếm
sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc sử dụng IAS/IFRS mang lại
những lợi ích khá rõ, như: tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hịa
nhập vào chuẩn mực kế tốn quốc tế được chấp nhận; sự hội nhập về kế toán giúp cho
các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng IAS/IFRS
khơng phải là hồn tồn dễ dàng đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia. Một trong
những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế tốn và chi phí. Điều này khơng đơn
giản vì IAS/IFRS được xem là khá phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Để áp
dụng IAS/IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu
thập, xử lý và trình bày các thơng tin tài chính. Ngồi ra, phương pháp xây dựng
IAS/IFRS về cơ bản là theo mô hình Anglo-America, do đó có thể khơng phù hợp với
các nước đang phát triển vì có sự khác biệt lớn về văn hóa và mơi trường kinh tế giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Theo Carmona and Trombetta (2008),
IAS/IFRS dựa trên nguyên tắc (principle-based IAS/IFRS) có tính linh hoạt cao nên có
thể khó vận dụng vào hoàn cảnh các nước đang phát triển, vốn thiếu một thị trường phát
triển để có thể áp dụng phương pháp dựa trên thị trường (market-base) để ước tính giá trị
hợp lý.
4.2. Kiến nghị
Từ các nguyên nhân của sự chưa hòa hợp giữa VAS với IAS/IFRS và những phân
tích nêu trên, có thể thấy, việc Việt Nam lựa chọn mơ hình vận dụng có chọn lọc
IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho mình là một
sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế nói chung và hội nhập về kế tốn nói riêng, một số giải pháp mang tính định hướng
cần được xem xét một cách tích cực, như sau:
[18]
Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, trong IAS/IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng
ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Trong khi đó, VAS1
hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc. Việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu
có thể đạt được độ ‘tin cậy’ nhưng làm giảm tính ‘liên quan’ của thơng tin được cung cấp
bởi BCTC. Do vậy, trong một tương lai không xa, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý
luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn
đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc.
Thứ hai, cần khẩn trương đánh giá, sửa đổi, bổ sung cập nhật 26 chuẩn mực đã
ban hành cho phù hợp với những thay đổi của IAS/IFRS và thực tiễn hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam.
Thứ ba, nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm
ban hành 5 chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh
trong đời sống kinh tế, bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Tìm kiếm, thăm
dị và xác định giá trị các nguồn tài ngun khống sản (IFRS 06); Cơng cụ tài chính
(IFRS 7; IFRS 9); Các khỏan tài trợ của Chính phủ (IAS 20): Tổn thất tài sản (IAS 36).
Một số chuẩn mực cũng cần có bước chuẩn bị để ban hành trong thời gian tiếp theo như:
Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; Phúc lợi của nhân viên;
Nông nghiệp.
Thứ tư, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hồn thiện mơi trường kinh tế và luật pháp
phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như thị trường giao dịch tài sản cần phải
“minh bạch” và “hoạt động” để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài
sản…
[19]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Việt
1. Đặng Quốc Tuấn (2012). Trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS). Cập nhật kiến thức hành nghề kế tốn. Hội Kế tốn TP. Hồ
Chí Minh ngày 30/10/2012.
2. Phạm Hồi Hương (2014). Việt Nam có các điều kiện thuận lợi để áp dụng chuẩn
mực kế tốn quốc tế IAS/IFRS?. Tạp chí Kinh tế - Phát triển, số 199, tháng 01 năm
2014.
3. Nguyễn Xuân Hưng và Hồ Xuân Thủy (2015). Định hướng xây dựng chuẩn mực
báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hịa hợp với chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạp chí phát triển KH –
CN, tập 18, số Q3 năm 2015
4. />5. />
tu-nam-2016-142684.html
6. />
chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs-3225314.html
7. />
muc-lap-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrss/
8. />
niem-yet-145141.html
9. />
nghiem-116649.html
10. />11. />
quoc-te-va-nhung-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam.html
[20]
2. Tài liệu Tiếng Anh
1. Beatriz García Osma and Peter F. Pope (2011). Strategic Balance Sheet
Adjustments under First-Time IFRS Adoption and the Consequences for Earnings
Quality. Electronic copy available at: />2. Irina Doina Pascan and Mioara Turcas (2012). Measuring the impact of first-time
adoption of International Financial Reporting Standards on the performance of
Romanian listed entities. Procedia Economics and Finance 3 ( 2012 ) 211 – 216.
Selection and peer review under responsibility of Emerging Markets Queries in
Finance and Business local organization.
3. Naif Mansour M. Mathkur (2015). Worldwide Adoption of International Financial
Reporting Standards (IFRSs). Research Journal of Finance and Accounting
www.iiste.org. ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online). Vol.6, No.7,
2015
4. Sani Saidu and Umar Dauda (2014). An Assessement of Compliance with IFRS
Framework at First-Time Adoption by the Quoted Banks in Nigeria. Journal of
Finance and Accounting, 2014, Vol. 2, No. 3, 64-73.
Available online at © Science and Education
Publishing.
[21]