Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế quá trình phát triển và phân tích nội dung của IFRIC 18 – transfers of assets from customers

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.28 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA IFRIC 18TRANSFERS OF ASSETS FROM CUSTOMERS
GVHD: TS Phạm Quang Huy
SVTH: Phan Thị Minh Thùy

TP. HCM tháng 08 năm 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan những nghiên cứu về IFRIC...................................................................3
1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................3
1.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................................3
Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển của IFRIC 18- Transfers of Assets from
Customers................................................................................................................................4
2.1 Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế..........................4
2.2 Tìm hiểu về các hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán IFRIC...................................6
2.3 Sự ra đời và phát triển của IFRIC 18 – Transfers of Assets from Customers ................9
Chương 3. Phân tích nội dung của IFRIC 18 – Transfers of Assets from Customers.............11
3.1 Các chuẩn mực tham chiếu (References).......................................................................11
3.2 Phạm vi của IFRIC 18- Phân tích nội dung của IFRIC 18 – Transfers of Assets from
Customers (Scope)................................................................................................................11
3.3 Các nguyên tắc đồng thuận (Consensus).......................................................................12
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................17



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC
IASs
IFRIC
IFRS

Báo cáo tài chính
International Accounting Standards
International Financial Reporting
Interpretation Committee
International Financial Reporting
Standards


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, đòi hỏi các chuẩn mực Kế toán
cũng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa là điều tất yếu, nếu không có một “ngôn
ngữ chung” thì các chuẩn mực kế toán ở các quốc gia đưa ra khác nhau, ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin và khả năng so sánh BCTC ở các quốc gia, từ đó có thể làm
giảm sút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ thị trường thế giới. Hiện nay IFRS là chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế chất lượng cao, các nguyên tắc kế toán thống nhất trong
lập và trình bày BCTC, có thể đáp ứng phần lớn các yêu cầu đặt ra cho một chuẩn mực
kế toán chung toàn cầu, đã và đang tiếp tục hoàn thiện. Chuẩn mực Báo cáo tài chính
Quốc tế ngày càng áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới như châu Âu, Úc,
Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á…Toàn bộ các quốc gia trong khối
liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng chuẩn mực Báo các tài chính quốc tế cho việc lập

báo cáo tài chính từ năm 2005, Hoa Kỳ đã cho phép các công ty nước ngoài niêm yết
tại nước này sử dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà không cần chỉnh hợp từ
ngày 01.01.2008. Bên cạnh đó cũng có nhiều quốc gia đang trong quá trình chuẩn bị
thông qua bộ chuẩn mực IFRS trong những năm tới.
Qúa trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự khác
biệt về môi trường, văn hóa, kinh tế, pháp luật giữa các quốc gia. Xu thế hội tụ kế toán
của một số quốc gia có thể thống nhất trong chuẩn mực nhưng chưa hoàn toàn nhất
quán trong thực tế. Hơn nữa do nguyên nhân khách quan và chủ quan nên những người
làm công tác kế toán có thể có những cách hiểu khác nhau và những vấn đề vướng mắc
cần giải đáp trong quá trình thao tác trên thực tế với những quy định trong chuẩn mực
kế toán quốc gia, chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực về lập và trình bày báo cáo
tài chính quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, để IFRS được thống nhất khi áp
dụng cũng như được giải thích thích hợp, IFRIC đã ra đời và ban hành những giải
thích cụ thể hơn. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tác giả chọn đề tài “Quá trình


2

phát triển và phân tích nội dung của IFRIC 18 – Transfers of Assets from Customers”
để nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các nghiên cứu về IFRIC
Hệ thống hoá về sự ra đời và phát triển các hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế
toán IFRIC
Phân tích và làm rõ nội dung của IFRIC 18 – Transfers of Assets from Customers
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong bài tiêu luận là IFRIC 18 – Transfers of Assets from
-

-


Customers
Phạm vị nghiên cứu của bài tiểu luận là tìm hiểu quá trình phát triển và nội dung

của IFRIC 18
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nội dung IFRIC 18
– Transfers of Assets from Customers
5. Kết cấu của bài tiểu luận
Với những mục tiêu và phương pháp nghiên cứu nêu trên, kết cấu của bài tiểu luận gồm 3
chương và phần kết luận chung như sau:
Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu về IFRIC
Chương 2: Qúa trình hình thành và phát triển của IFRIC 18 – Transfers of
Assets from Customers
Chương 3: Phân tích nội dung của IFRIC 18

– Transfers of Assets from

Customers

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ IFRIC
1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
Michael Bradbury, An anatomy of an IFRIC Interpretation, Accounting in Europe,
Volume 4, 2007
Bài nghiên cứu này cung cấp một bảng phân tích chi tiết Văn bản hướng dẫn giải thích


3


của Ủy ban hướng dẫn giải thích Báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC). Nó mô tả các quy
trình vận hành hiện tại của IFRIC, bài nghiên cứu cũng mô tả kết quả đạt được của
IFRIC từ lúc thành lập vào tháng 03/2002 đến tháng 03/2007. Trong suốt thời kỳ này,
IFRIC cho ra đời 14 Hướng dẫn giải thích, 20 bảng hướng dẫn dự thảo và 120 “thông
báo không chấp thuận” (tức là vấn đề đã được xem xét bởi IFRIC nhưng không được
đưa vào chương trình nghị sự )
1.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
ThS.Phạm Quang Huy, Tìm hiểu về vai trò và nội dung cơ bản của văn bản phân
tích các chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế, Theo tạp chí kiểm toán số
10/2011
-Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra những ưu điểm của IFRS và sự chấp nhận đối
với chuẩn mực này ngày càng gia tăng, để IFRS thống nhất khi áp dụng cũng như
được giải thích thích hợp, một bộ văn bản để giải thích các IFRS nhằm có sự đồng bộ
hơn trong quá trình áp dụng đã được ban hành (IFRIC), bài viết đã giới thiệu một cách
đầy đủ và hệ thống về Hội đồng giải thích lập báo cáo tài chính quốc tế thông qua việc
giới thiệu cơ cấu, quy trình và vai trò của tổ chức này trong việc giải thích các IFRS,
bài viết cũng phân biệt sự khác nhau cơ bản của IFRIC với Tổ chức xử lý các nghiệp
vụ mới nổi (EITF) của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB).
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA IFRIC 18- TRANSFERS
OF ASSETS FROM CUSTOMERS
2.1 Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế
Lịch sử kế toán quốc tế là một lịch sử khá lâu đời. Từ năm 1904, các tổ chức kế toán
trên thế giới đã lần lượt tổ chức những hội nghị kế toán quốc tế tại nhiều nơi như ở
Saint Louis (1904), Amsterdam (1926), New York (1929)…Kể từ năm 1952, Hội nghị
được tổ chức như tại Luân Đôn (1952), Amsterdam (1957), Washington (1992)…Cho
đến hội nghị tổ chức tại Sydney (1972) thì các tổ chức nghề nghiệp đã đạt được thỏa
thuận hình thành Ủy ban hợp tác quốc tế kế toán (ICCAP) và Ủy ban chuẩn mực kế



4

toán quốc tế (IASC)
ICCAP được thành lập năm 1972 gồm các thành viên là Australia, Canada, Tây Đức,
Pháp, Ấn Độ, Nhật, Mehico, Hà Lan, New Zealand, Anh, Ireland và Hoa Kỳ, ACCAP
chính là tiền thân của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)
IASC, tại diễn đàn kế toán quốc tế ở Sydney vào năm 1972 thảo luận về đề xuất thành
lập IASC bao gồm đại diện các nước Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hà Lan, Mehico. Đến ngày
29/06/1973 tại Luân Đôn, IASC được thành lập bởi thỏa thuận ký kết giữa đại diện của
các tổ chức nghề nghiệp kế toán ở các quốc gia: Úc, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Mehico,
Hà Lan, Anh/Ai-len và Hoa Kỳ
Vào đầu năm 2001 IASC được tái cấu trúc thành IASB –hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế. Đây là một hội đồng ban hành chuẩn mực độc lập được bổ nhiệm và giám sát
bởi một nhóm các ủy viên quản trị dựa trên nền tảng khác biệt về chuyên môn địa lý,
trực thuộc quỹ Tài trợ Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF) – những người chịu
trách nhiệm vì lợi ích của công chứng. IASB cùng hợp tác với các tổ chức ban hành
chuẩn mực kế toán quốc gia để đạt được sự hội tụ với các chuẩn mực kế toán trên thế
giới. Tỷ lệ phần trăm lớn các dự án chương trình nghị sự nghiên cứu và tích cực hiện
nay thực tế được quản lý bởi sự hợp tác với các cơ quan ban hành chuẩn mực. Chẳng
hạn:
Đối với chương trình nghị sự tích cực:
Hợp nhất kinh doanh đoạn II, hội tụ và ghi nhận doanh thu: Hoa Kỳ;
Báo cáo tổng thu nhập: Anh và Hoa Kỳ;
Chương trình nghị sự nghiên cứu:
Định giá: Canada;
Thuê tài sản: Anh;
Liên doanh liên kết: Australia, Trung Quốc/ Hong Kong, Malaysia, New Zealand
Các lĩnh vực bổ sung: Australia, Canada, Na Uy, Nam Phi
Phân tích và thảo luận quản trị: Canada, Đức, New Zealand và Hoa Kỳ;
Siêu lạm phát: Argentina và Mehico;

Tài sản vô hình: Australia;
Chuyển nhượng: Úc, Pháp, Tây Ban Nha và Anh
Công bố một dự thảo, chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế, hay hướng dẫn giải thích cuối cùng của Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế bắt buộc phải được xét duyệt biểu quyết của 9/14 trên thành viên IASB.
Toàn văn của bất kỳ dự thảo trưng cầu ý kiến, chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực


5

báo cáo tài chính quốc tế hay bản phác thảo, hoặc hướng dẫn cuối cùng sẽ được IASB
công bố bằng tiếng Anh.
Tính đến nay, IASB đã ban hành được 41 IAS/ 8 IFRS. Các chuẩn mực này được chấp
nhận bởi nhiều quốc gia và thị trường chứng khoán trên thế giới, đặc biệt được sự hỗ
trợ tích cực của IOSCO vấn đề hội tụ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang được
các thành viên của IOSCO cố gắng thực hiện vì mục tiêu phát triển một thị trường vốn
minh bạch. Qúa trình phát triển của IASB để đi đến việc hình thành một chuẩn mực kế
toán quốc tế- một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao toàn cầu
Các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASB ban hành bao gồm 4 phần chính:
Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (Framwork for

-

the preparation and Presentation of Financical Statement )
Các chuẩn mực Kế toán quốc tế (International Accounting Standards IASs)
Các chuẩn mực về Báo cáo tài chính quốc tế ( International Financial Reporting

-

Standards IFRSs)

Hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán (IFRIC/SIC - International Financial

-

Reporting Interpretation Committee/ Standard Interpretation Committee)
2.2 Tìm hiểu về các hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán IFRIC
Trong tạp chí kiểm toán số 10/2011, Ths. Phạm Quang Huy với bài nghiên cứu “ Tìm
hiểu về vai trò và nội dung cơ bản của văn bản phân tích các chuẩn mực lập Báo cáo tài
chính quốc tế” đã trình bày tổng quan về IFRIC, đoạn viết sau đây được trích dẫn từ bài
nghiên cứu này
2.2.1 IFRIC và tầm quan trọng
IFRIC là cơ quan chuyên về diễn giải của tổ chức IASB. Đây là một thực thể nhằm
phát triển, duy trì và đưa ra các vấn đề có liên quan đến các IFRS trên thế giới.
IFRIC được thiết kế để giúp cho tổ chức IASB cải thiện quá trình lập báo cáo tài
chính thông qua các cuộc thảo luận kịp thời, xác định và giải quyết các vấn đề về
báo cáo tài chính trong khuôn khổ của IFRS. IFRIC tiến hành giải thích các chuẩn
mực mà phát sinh các vấn đề tại các quốc gia, sau đó sẽ chuyển bản thảo đến tổ
chức IASB nhằm thảo luận và phê duyệt. Sau khi được sự thống nhất và chấp thuận
của IASB, các giải thích IFRIC (hay còn được viết tắt là IFRICs) sẽ trở thành một


6

phần của IFRS. Để phù hợp với IFRS, một doanh nghiệp phải tuân theo tất cả các
khía cạnh của IFRS và tất nhiên là phải bao gồm luôn cả các IFRICs.
2.2.2 Trách nhiệm của IFRIC
Dựa theo Cẩm nang tổ chức IFRIC được ban hành vào năm 2010, đoạn 5 của văn
bản này có nêu rõ: tổ chức này có nhiệm vụ xem xét lại các vấn đề về báo cáo tài
chính đã được xác định mà những nội dung này chưa được xử lý trong IFRS, hoặc
các vấn đề mà có sự mâu thuẫn hoặc không thống nhất, hay các nội dung chưa có

hướng dẫn cụ thể để từ đó làm căn cứ đưa ra các cách giải quyết một cách phù hợp
hơn. IFRIC không chịu trách nhiệm về việc ban hành các quy định, hướng dẫn thực
hành hoặc hướng dẫn ứng dụng cũng như các vấn đề mang tính cấp bách.
Một trong những điều cần phải chú ý khi đề cập đến công việc của tổ chức này
chính là IFRIC không có chức năng ban hành các IFRS mới cho thế giới. Trách
nhiệm chính của tổ chức này là giải thích rõ ràng hơn nội dung của các IFRS đã
được ban hành và đang hiện hữu. IFRIC sẽ cung cấp những hướng dẫn mang tính
chất giải thích bằng cách dựa vào phương thức dựa trên các nguyên tắc và khuôn
mẫu lý thuyết để đưa ra các giải pháp.
2.2.3 Nội dung thực hiện của IFRIC
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, bao gồm kể cả thành viên của IFRIC, nhân viên
của IASB hoặc thành viên quan sát chính thức của IFRIC, tất cả những đối tượng
này đều có thể đề nghị các mục trong chương trình nghị sự để IFRIC xem xét.
Trong những năm gần đây, IFRIC đã nhận được yêu cầu giải thích về nhiều chủ đề
khác nhau, như nội dung về các công cụ tài chính, điều kiện ghi nhận doanh thu,
các khoản lợi ích của nhân viên, các khoản thanh toán trên cơ sở cổ tức, hợp tác
kinh doanh, hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định vô hình và thuế thu nhập.
Sau khi nhận được các câu hỏi cũng như các thắc mắc phù hợp để IFRIC xem xét
thì ủy ban này mới xem áp dụng các điều kiện nghị sự đặc biệt, bao gồm:
- Mở rộng hay tính thực tế của vấn đề.


7

- Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tế (vấn đề hiện đang cấp bách hay đang hiện
hữu).
- Hoàn thiện báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc cân đối giữa lợi ích, chi phí và tính hiệu quả.
Khi đã xem xét các điều kiện về chương trình nghị sự cho một vấn đề đặc biệt nào
đó thì IFRIC sẽ chọn thực hiện 1 trong 4 quyết định sau:

+ Không đưa vấn đề này vào các chương trình nghị sự của IFRIC, nhưng sẽ tiến
hành giải thích trong một quyết định công bố bởi chương trình được đặt tên là ‘Văn
bản cập nhật IFRIC’.
+ Xây dựng tài liệu nội dung giải thích của IFRIC.
+ Đưa ra một số đề nghị để yêu cầu tổ chức IASB thay đổi nội dung của IFRS
tương ứng.
+ Đưa ra những nội dung để IASB xem xét trong quá trình làm việc của một dự án
IASB hiện hành nào đó đang thực hiện.
2.2.4 Qúa trình xử lý của tổ chức IFRIC
Thông qua những chi tiết về trách nhiệm của IFRIC ở phần trên, có thể tóm tắt rằng
tổ chức IFRIC sẽ xử lý nội dung công việc của mình và công bố chuẩn mực thường
được tiến hành theo 7 giai đoạn như sau:
- Xác định vấn đề: tổ chức sẽ tiến hành xem xét toàn bộ các vấn đề đã được các đối
tượng nộp vào.
- Thiết lập chương trình nghị sự:
- Tiến hành họp và quyết định: IFRIC sẽ tổ chức buổi họp công khai giữa các thành
viên. Mỗi thành viên trong IFRIC sẽ có một phiếu bầu cho vấn đề. Các thành viên
này có thể tham gia trực tiếp hoặc tham gia thông qua trực tuyến (tuy nhiên không
được ủy quyền khi bầu cử).
- Phát triển và đưa ra Bản giải thích nháp (Draft Interpretation – DI): các nhân viên
thư ký của IFRIC sẽ soạn thảo bản chương trình họp để mô tả các vấn đề kế toán,
các phương pháp kế toán thay thế, hoặc cũng có thể cả các công bố của IASB,


8

GAAP của từng quốc gia và từ đó đề ra các phương án xử lý phù hợp. Sau khi thảo
luận xong, các nhân viên làm việc sẽ tiến hành soạn thảo DI. DI này sẽ được thông
qua nếu không có quá 4 thành viên của IFRIC không tán thành.
- Vai trò của IASB trong việc ban hành DI: DI sau khi ban hành sẽ được luân phiên

giữa các thành viên trong ban điều hành sau khi IFRIC đạt đến sự thống nhất. Nếu
không có quá 4 thành viên có ý kiến thì DI sẽ chính thức ban hành.
- Thời gian góp ý và tiến hành trao đổi: sau khi ban hành văn bản DI này thì tổ
chức sẽ có tối thiểu 60 ngày (tùy theo tính chất phức tạp của nội dung) để nhận ý
kiến đóng góp từ phía công chúng. Các bên có lợi ích phát sinh từ nội dung đang
được đề cập sẽ được mời đến viết các nhận xét hoặc xin phản hồi từ họ. Khi nhận
được đầy đủ các hồi âm thì IFRIC sẽ tiến hành xem lại và chuẩn bị ban hành bản
cuối cùng.
- Ban hành chính thức các Văn bản giải thích chuẩn mực (An Interpretation): bản
giải thích sẽ được IFRIC ký duyệt rồi sau đó sẽ gửi sang cho IASB chấp thuận.
IASB sẽ ký ban hành nếu có ít nhất 9 thành viên tán thành.
2.3 Sự ra đời và phát triển của IFRIC 18 -Transfers of Assets from Customers
Ngày 29/01/2009, Uỷ ban hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban
hành một văn bản giải thích cung cấp hướng dẫn bổ sung cho kế toán Chuyển giao tài
sản giữa các khách hàng
IFRIC 18- Chuyển giao tài sản giữa các khách hàng đặc biệt quan trọng đối với lĩnh
vực dịch vụ tiện ích. Nó làm rõ các yêu cầu của IFRS cho các thỏa thuận trong đó một
đơn vị nhận được một khoản mục tài sản, nhà xưởng và thiết bị từ một khách hàng,
đơn vị này sau đó phải sử dụng để kết nối cả khách hàng đến hệ thống hoặc cung cấp
cho khách hàng cách kết nối đến nguồn cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ (chẳng hạn
như nguồn cung cấp điện, nước, gas). Trong một số trường hợp, một tổ chức nhận tiền
mặt từ một khách hàng mà chỉ được sử dụng để mua hoặc xây dựng các hạng mục tài
sản, nhà xưởng và thiết bị để kết nối khách hàng với một hệ thống hoặc cung cấp cho
khách hàng cách kết nối đến nguồn cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc cả hai)
IFRSs, cụ thể là những nguyên tắc trong IAS 18 Doanh thu, đã được giải thích một


9

cách khác nhau và IFRIC được yêu cầu cung cấp hướng dẫn bổ sung về kế toán cho

những giao dịch chuyển giao tài sản giữa các khách hàng. Các giải thích này làm rõ:
- Các trường hợp định nghĩa của một tài sản được chấp nhận
- Sự ghi nhận tài sản và đo lường chi phí của nó dựa trên ghi nhận ban đầu
- Việc xác định các dịch vụ mang tính chất riêng (một hoặc nhiều dịch vụ trong trao
đổi chuyển giao tài sản)
- Việc ghi nhận doanh thu
- Kế toán chuyển giao tiền giữa các khách hàng
Để trả lời cho những bình phẩm nhận được từ Văn bản giải thích dự thảo đã công bố
tháng 01/2008, IFRIC đã đơn giản hóa hướng dẫn về việc ghi nhận một tài sản bằng
cách chỉ dẫn đến khuôn mẫu IASB’s và đã thêm hướng dẫn bổ sung về việc ghi nhận
doanh thu.
IFRIC 18 đòi hỏi các đơn vị áp dụng Văn bản giải thích này trong thời gian sắp tới
cho các nghiệp vụ chuyển giao tài sản giữa các khách hàng đã nhận được từ ngày
01/07/2009 trở đi. Trước đó việc áp dụng được phép cung cấp các đánh giá và thông
tin khác cần thiết để áp dụng Văn bản giải thích này đối với những chuyển giao trong
quá khứ đã thu được vào thời điểm những chuyển giao này đã được thực hiện


10

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA IFRIC 18 - TRANSFERS OF ASSETS FROM
CUSTOMERS
3.1 Chuẩn mực tham chiếu (References)
- Khuôn mẫu lập và trình bày Báo cáo Tài chính (Framework for the Preparation
-

and Presentation of Financial Statements)
IFRS 1 – Áp dụng lần đầu IFRS ( First-time Adoption of International Financial


-

Reporting Standards )(as revised in 2008)
IAS 8 - Chính sách kế toán, sự thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót

-

(Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors)
IAS 16 - Tài sản, nhà cửa và thiết bị (Property, Plant and Equipment)
IAS 18 – Doanh thu (Revenue)
IAS 20 - Kế toán đối với nguồn tài trợ và trình bày sự hỗ trợ của chính phủ

-

(Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance)
IFRIC 12- Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ ( Service Concession Arrangements)

3.2 Phạm vi của IFRIC 18 (Scope)
IFRIC 18 áp dụng cho tất cả các thỏa thuận trong đó một thực thể nhận được từ một
khách hàng một khoản mục tài sản , nhà máy và thiết bị ( hoặc tiền mặt để xây dựng
hoặc mua một khoản mục tài sản , nhà máy và thiết bị) mà các thực thể sau đó phải
dụng để kết nối các khách hàng thành một mạng hệ thống hoặc cung cấp cho khách
hàng với quyền truy cập liên tục đến một nguồn cung cấp hàng hoá, dịch vụ , hoặc cả
hai .
Trong một số trường hợp, việc chuyển giao tài sản có thể không phải là một thực thể,
mà đó sẽ là người nhận cung cấp liên tục hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, để thuận
tiện, Hướng dẫn giải thích này đề cập đến thực thể chuyển giao tài sàn là Khách hàng.
Ví dụ, một nhà phát triển xây dựng một tòa văn phòng mới, trong đó có một trạm điện
được bàn giao cho các nhà cung cấp điện khi xây dựng được hoàn thành. Các nhà
cung cấp điện sẽ sử dụng các trạm biến áp phân phối điện cho khách hàng thuê trong



11

tương lai của tòa nhà. Đối với mục đích của IFRC 18, “khách hàng” tạo ra sự chuyển
giao là nhà phát triển, mặc dù “khách hàng” người sẽ sử dụng điện được cung cấp
thông qua các trạm biến áp là khách hàng thuê trong tương lai
IFRIC 18 không áp dụng đối với các thỏa thuận trong việc chuyển giao có một trong
hai vấn đề sau:
-

Một khoản trợ cấp của chính phủ theo quy định tại IAS 20 Kế toán các khoản trợ
cấp của chính phủ và công bố về trợ cấp chính phủ, hoặc là

-

Cơ sở hạ tầng được sử dụng trong một thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ trong
phạm vi của IFRIC 12 –Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ.

IFRIC xem xét, nhưng đã bị từ chối, mở rộng phạm vi điều chỉnh chuyển giao các loại
tài sản khác (như tài sản cố định vô hình). Tuy nhiên, IFRIC đã không cấm việc áp
dụng IFRIC 18 tương tự cho việc chuyển giao các loại tài sản khác.
Hướng dẫn giải thích này không đề cập đến kế toán cho việc chuyển giao bởi khách
hàng
3.3 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỒNG THUẬN (CONSENSUS)
3.4.1 Ghi nhận như một tài sản
Các doanh nghiệp nhận khoản mục tài sản, nhà xưởng và thiết bị phản ánh nó lên báo
cáo tài chính khi nó thỏa mãn định nghĩa của một tài sản theo Khuôn mẫu lập và trình
bày báo cáo tài chính. IFRIC 18 nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp phải kiểm soát tài
sản để phản ánh nó, lưu ý rằng, quyền sở hữu có thể không đủ để thiết lập quyền kiểm

soát.
Có hay không doanh nghiệp kiểm soát chuyển giao tài sản, nhà máy và thiết bị dựa trên
việc xem xét tất cả các sự kiện và tình huống liên quan. Ví dụ, Hướng dẫn giải thích này
lưu ý rằng mặc dù một doanh nghiệp có thể không có khả năng quyết định như mục đích
sử dụng, khả năng quyết định cách thức vận hành, bảo dưỡng và khi nào nó được thay
thế, doanh nghiệp có thể kết luận rằng, nó kiểm soát các mục chuyển giao
3.4.2 Đo lường tài sản trên ghi nhận ban đầu


12

Trường hợp một doanh nghiệp xác định rằng tài sản, nhà xưởng, thiết bị đủ điều kiện ghi
nhận như một tài sản, IFRIC 18 hướng dẫn các doanh nghiệp ghi nhận tài sản phù hợp
với IAS 16 – Tài sản,Nhà xưởng và Thiết bị và do đó, đo lường giá phí của tài sản ghi
nhận ban đầu theo giá trị hợp lý.
3.4.3 Ghi nhận doanh thu
IFRIC 18 phát biểu rằng các nghiệp vụ trong phạm vi của Hướng dẫn giải thích này là
trao đổi hàng hóa, hoặc dịch vụ khác nhau, do đó chúng làm tăng doanh thu phù hợp với
IAS 18. Thời điểm ghi nhận doanh thu sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp cung cấp gì cho
khách hàng trong việc trao đổi – tức là các dịch vụ mang tính chất riêng biệt nằm trong
thỏa thuận.
Nếu chỉ một dịch vụ được bao gồm trong thỏa thuận (ví dụ kết nối đến hệ thống tiện ích
với hàng hóa hoặc dịch vụ đang tiến hành tính theo tỷ lệ giống nhau như cho các khách
hàng khác ) đơn vị ghi nhận doanh thu khi dịch vụ được thực hiện phù hợp với đoạn 20
của IAS 18. Nếu có hơn một dịch vụ được xác định, giá trị hợp lý chấp nhận được phân
bổ cho các dịch vụ, tiêu chuẩn ghi nhận của IAS 18 được áp dụng cho mỗi dịch vụ riêng
biệt. Nếu một dịch vụ đang tiến hành như một phần của thỏa thuận, thời kỳ mà doanh
thu được ghi nhận cho dịch vụ đó được xác định bằng các điều khoản thỏa thuận với
khách hàng. Nếu thỏa thuận không có kỳ cụ thể, doanh thu được ghi nhận vào một kỳ
không dài hơn vòng đời của chuyển giao tài sản thường cung cấp dịch vụ liên tục.

IFRIC 18 đề nghị rằng khi một kết nối hệ thống đươc chuyển đến khách hàng và đại
diện giá trị độc lập cho khách hàng đó, giá trị hợp lý của kết nối mạng có thể được đo
lường đáng tin cậy, doanh nghiệp sẽ kết luận rằng, việc kết nối khách hàng đền hệ thống
là dịch vụ mang tính chất riêng biệt, do đó doanh thu phải được ghi nhận
3.4.4 Kế toán chuyển giao tiền mặt giữa các khách hàng
Khi một doanh nghiệp nhận chuyển giao tiền mặt giữa các khách hàng, đầu tiên phải xác
định liệu thỏa thuận có trong phạm vi của IFRIC 18, nếu có, thì phân tích các khoản mục


13

chuyển giao tài sản của doanh nghiệp và làm cách nào để giải thích cho các bên tín dụng
của các giao dịch được thực hiện như trên.

PHẦN KẾT LUẬN


14

Nhìn chung, các nguyên tắc cơ bản của IFRIC 18 là khi các khoản mục tài sản, nhà máy
và thiết bị chuyển từ một khách hàng đáp ứng định nghĩa của một tài sản theo khung
IASB từ quan điểm của người nhận, người nhận phải ghi nhận tài sản trong báo cáo tài
chính của mình. Nếu khách hàng tiếp tục kiểm soát hàng chuyển, định nghĩa tài sản sẽ
không được đáp ứng ngay cả khi quyền sở hữu của tài sản được chuyển giao cho các
tiện ích hoặc tổ chức nhận khác.
Các chi phí được coi là tài sản đó là giá trị hợp lý tại ngày chuyển nhượng.
Nếu có riêng các dịch vụ mang tính chất nhận của khách hàng để đổi lấy việc chuyển
giao, sau đó người nhận nên chia các giao dịch thành các thành phần riêng biệt theo yêu
cầu của IAS 18. Nếu chỉ có một thành phần xác định, doanh thu được ghi nhận khi dịch
vụ được thực hiện (trong đó có thể, ví dụ, có thể ngay sau khi truy cập vào một mạng

lưới tiện ích được cung cấp). IFRIC 18 hướng dẫn về làm thế nào để xác định nghĩa vụ
của đơn vị để cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ riêng biệt mang tính chất trao đổi với các
tài sản chuyển nhượng - và, do đó, làm thế nào để ghi nhận doanh thu:
o

Nếu thực thể chỉ có một nghĩa vụ dịch vụ, nó sẽ ghi nhận doanh thu khi các dịch

vụ được thực hiện.
o

Nếu thực thể có nhiều hơn một nghĩa vụ dịch vụ mang tính chất riêng biệt, nó nên

phân bổ giá trị hợp lý của tổng số tiền nhận được cho mỗi dịch vụ và ghi nhận doanh
thu từ mỗi dịch vụ riêng biệt theo IAS 18.
o

Nếu đơn vị có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ liên tục, khoảng thời gian mà ghi nhận

doanh thu thường được xác định bởi các điều khoản của thỏa thuận với khách
hàng. Nếu thỏa thuận không xác định thời hạn, doanh thu sẽ được ghi nhận trong
khoảng thời gian không dài hơn thời gian hữu dụng của tài sản được chuyển giao sử
dụng để
o

cung cấp các dịch vụ liên tục.

IFRIC 18 cũng cung cấp hướng dẫn về làm thế nào để giải thích cho việc chuyển tiền từ
khách hàng.
Trong khi IFRIC 18 là đặc biệt phù hợp cho các đơn vị trong ngành tiện ích, nó áp dụng
cho tất cả các thực thể chuẩn bị báo cáo tài chính theo IFRS.



15


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Guidance issued on accounting for transfers of assets from customers, Deloitte,
02/2009
2/ />3/Tạp chí kiểm toán số 10/2011
4/ www. sav.gov.vn



×