Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.3 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI SỐ 41: TÌM HIỂU QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
TÍCH NỘI DUNG CỦA IAS 41 AGRICULTURE
Giáo viên hướng dẫn : T.S Phạm Quang Huy
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tuyết Thanh
MSSV: 7701250936A

TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41

MỤC LỤC

Trang 2


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô
thị hóa, thì nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng
thu nhập cho nông dân. Thực tiễn trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
đã đem lại lợi ích cho cả vùng đô thị và nông thôn. Năm 1993 có tới 2/3 số dân nông thôn
được coi là nghèo thì ngày nay con số này chỉ còn 1/5. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt
Nam đã làm tốt việc tạo điều kiện cho sản xuất tiếp cận tốt nhất với tài nguyên thiên nhiên
như đất đai, nước... giao đất cho nông dân sản xuất cùng với tự do hoá thương mại và đầu


tư mạnh về thuỷ lợi. Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo
ra các loại lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội và cho
xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp được phân thành ba hoạt động chính: trồng trọt, chăn
nuôi và chế biến.
Nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực đặc thù. Do đó, kế
toán của lĩnh vực này cũng mang tính đặc thù trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm. Phân loại chi phí theo những tiêu chí cụ thể và lựa chọn phương pháp đánh giá
sản phẩm dở dang là yếu tố quyết định tính hợp lý của kế toán.
Ở Việt Nam, hiện nay chuẩn mực kế toán về nông nghiệp chưa có, nên việc hoạch
toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp về cơ bản được quy định trong Quyết
định 15/QĐ-BTC/2006 hay trong Thông tư 24/TT-BTC ban hành ngày 23/02/2010 áp
dụng cho các hợp tác xã. Tài sản sinh học và SPNN chịu sự chi phối của chuẩn mực tài
sản cố định hữu hình (VAS 03), chuẩn mực hàng tồn kho (VAS 02). Trong khi đó kế toán
quốc tế đã có một chuẩn mực riêng về nông nghiệp IAS 41 hướng dẫn cách xử lý kế toán,
trình bày và công bố báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động nông nghiệp. Xuất phát từ
vấn đề này, tôi chọn đề tài : “ Tìm hiểu quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS
41 – Agriculture.”

Trang 3


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Về lý luận: Làm sáng tỏ những quy định xử lý kế toán và các công bố liên quan đến
hoạt động nông nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 41.
 Về thực tiễn: khi nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 41, có thể rút ra đuợc

những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi trong các quy đinh kế toán lĩnh vực nông nghiệpViệt
Nam hiện hành, góp phần hoàn thiện hơn kế toán Việt Nam theo hướng hội nhập quốc
tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận này tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận về chuẩn
mực kế toán quốc tế Nông nghiệp IAS 41.
 Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào nghiên cứu những quy định của chuẩn mực kế toán
quốc tế Nông nghiệp IAS 41.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp mô tả, phương
pháp so sánh, và phương pháp quy nạp, diễn giải,…trong quá trình nghiên cứu lý luận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực thiễn của đề tài:
Bài viết đi sâu vào phân tích nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế Nông Nghiệp, từ
đó rút ra được những ưu nhược điểm của chuẩn mực này nhằm làm cơ sở để xây dựng và
hoàn thiện hơn trong việc ban hành một chuẩn mực kế toán Việt Nam mới góp phần quan
trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tạo dựng môi trường kinh
doanh phù hợp với khu vực quốc tế. Nhằm đảm bảo hệ thống kế toán Việt Nam luôn phù
hợp với thông lệ kế toán quốc tế, duy trì niềm tin cho các nhà nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Đồng thời đưa nền kinh tế của Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển hơn nữa.
6. Cấu trúc của bài Nghiên cứu:
Bài viết gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế Nông
Nghiệp IAS 41.
Chương 2: Phân tích nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế Nông Nghiệp IAS 41.

Trang 4


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
Chương 3: Một số nhận xét về chuẩn mực kế toán quốc tế Nông nghiệp và áp dụng
những điểm hay của chuẩn mực vào kế toán Việt Nam

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN QUỐC TẾ NÔNG NGHIỆP IAS 41
1.1 Khái niệm và quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế:
1.1.1.
Khái niệm chuẩn mực kế toán quốc tế:
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập những vấn đề
mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp có tính chất cơ bản được
chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
Khái niệm chuẩn mực kế toán có thể hiểu rõ hơn thông qua Luật kế toán số
03/2003/QH11 theo khoản 1, điều 8: “ Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và
những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính”. Mục tiêu
của chuẩn mực kế toán là đưa ra những quy định có tính nguyên tắc làm cơ sở đo lường
chất lượng một công việc, nhằm hướng công việc chuyên môn đi vào những nguyên tắc
chung. Hay nói cách khác, chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc và
phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệp trong việc
ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc lập báo cáo tài chính.
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
- Mục đích của chuẩn mực
- Phạm vi của chuẩn mực
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập và
trình bày báo cáo tài chính.

1.1.2. Quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế:
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASB). Mục đích của việc ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế là để tạo
ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, để giảm bớt các chi phí của việc các báo
Trang 5



Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
cáo tài chính được lập và trình bày theo những chuẩn mực kế toán có nhiều khác biệt giữa
các nước. Các chuẩn mực kế toán quốc tế đã phải trải qua một thời gian dài phát triển mới
có được những quy định hiện hành và được đón nhận bởi nhiều nước như ngày nay.
Bắt đầu từ năm 1494, phương pháp ghi sổ kép do Luca Pacioli- một nhà toán học
người Ý tạo ra được xem là một bước ngoặc mới trong quá trình phát triển kế toán. Cách
thức ghi chép vào sổ cái, kỹ thuật ghi sổ kép cũng như các nguyên tắc kế toán căn bản, sự
cân bằng giữa nợ và có trong phương pháp này đã đưa kế toán lần đầu tiên được xem như
một môn khoa học và gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống kinh tế xã hội của loài người khi
được ứng dụng trên toàn thế giới.
Năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại
London, nước Anh với tư cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế
giới. Sự ra đời của IASC là kết quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề nghiệp của
các nước Autralia, Canada,Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và Mỹ.
Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập. IASC đã phải
đấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASC thành thành viên của
IFAC. Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhượng bộ là dù cho IASB vẫn tồn tại độc lập với
IFAC nhưng các thành viên của IFAC tự động trở thành viên của IASC và IFAC có thể đề
cử thành viên cho cơ quan soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng các
chuẩn mực quốc tế của IASC. Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban chứng khoán Mỹ (US
SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký một thỏa thuận với tổ chức thế giới các
ủy ban chứng khoán (IOSCO). Theo đó, IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán
quốc tế hiện có của mình để có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp
các chuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công
ty muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hình soạn thảo chuẩn mực
kế toán mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do các hội nghề nghiệp đảm trách, đã
và đang dần được thay thể bởi mô hình mới. Đó là mô hình mà việc soạn thảo các chuẩn
mực kế toán được giao cho một hội đồng quốc gia chuyên trách và độc lập thay vì cho

một hội nghề nghiệp kế toán đảm trách. Sự chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ. Ở
Trang 6


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán được giao cho Hội đồng chuẩn mực kế toán tài
chính (FASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Mỹ (AICPA). Còn ở Anh là giao
cho Ủy ban chuẩn mực kế toán (ASC) sau đổi thành hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB)
thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA).
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử dụng các
chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình bày báo cáo tài chính
làm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng khoán tại bất kỳ nước thành viên
nào của Liên Minh Châu Âu (EU). Đây là một thành công ngoài sự mong đợi của IASC.
Kể từ thời điểm đó, EU đã trở thành một tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình
thúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán thành chuyển
đổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành một hội đồng soạn thảo chuẩn
mực kế toán chuyên trách và độc lập với các hội nghề nghiệp. Ủy ban xây dựng chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASC) chính thức đổi tên thành Hội đồng kế toán quốc tế (IASB).
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International Accounting
Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay.
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International
Accounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay. Nhiệm vụ
của IASB là soạn thảo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh vực kế toán, đó là những
chuẩn mực Báo cáo Tình hình Tài chính Quốc tế - International Financial Reporting
Standards, gọi tắt là IFRS. IASB ra đời với mục đích nhằm phát triển hệ thống chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế, hình thành kỷ nguyên mới hướng tới hội tụ kế toán toàn cầu.
Tính đến ngày 01/01/2009, IASC và IASB đã ban hành được 41 chuẩn mực kế toán quốc
tế (IAS) và 16 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
1.2


Quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế Nông nghiệp
IAS 41:
1.2.3.1.
Giới thiệu về chuẩn mực kế toán quốc tế Nông nghiệp IAS 41:
IAS 41 quy định xử lý kế toán, trình bày và công bố báo cáo tài chính liên quan
đến hoạt động nông nghiệp, vấn đề này chưa được đề cập trong các Chuẩn mực khác.
Hoạt động nông nghiệp là việc quản lý bởi một doanh nghiệp chuyển đổi sinh học của
Trang 7


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
động vật và thực vật sống (tài sản sinh học) để bán, thành sản phẩm nông nghiệp, hoặc
thành sản phẩm sinh học phụ.
IAS quy định, trong số các vấn đề khác, xử lý kế toán đối với tài sản sinh học
trong suốt thời kỳ tăng trưởng, suy thoái, sản xuất và sinh sản, và đối với đo lường ban
đầu sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch. Chuẩn mực này yêu cầu đo lường theo
giá trị hợp lý trừ đi giá vốn để bán từ khi ghi nhận ban đầu của sản phẩm sinh học đến thời
điểm thu hoạch, trừ khi giá trị hợp lý không thể được đo lường một cách đáng tin cậy trên
ghi nhận ban đầu. Tuy nhiên, IAS 41 không liên quan đến chế biến sản phẩm nông nghiệp
sau thu hoạch, ví dụ, chế biến nho thành rượu vàng và chế biến lông cừu thành sợi.
IAS 41 có hiệu lực đối với báo cáo tài chính hàng năm bao gồm các kỳ bắt đầu
hoặc sau ngày 01/01/2003. Việc áp dụng sớm được khuyến khích.
IAS 41 không thiết lập bất kỳ quy định chuyển tiếp đặc biệt nào. Áp dụng IAS 41
được hạch toán cùng với IAS 8 - Chính sách Kế toán, thay đổi ước tính và các sai sót Kế
toán.

1.2.2 Quá trình hình thành của chuẩn mực kế toán quốc tế Nông nghiệp
IAS 41
Tháng 12/2000, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành chuẩn mực

kế toán số 41 – Nông nghiệp, chuẩn mực này chính thức được áp dụng vào tháng 1/2003.
Đây là một chuẩn mực kế toán mới và chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng,
mặc dù nước ta là một nước nông nghiệp.
Vào tháng 12/2003 IASB ban hành bản sửa đổi IAS 41 như là một phần của lịch
trình đầu tiên của dự án kỹ thuật. Các IFRS khác đã được sửa đổi nhỏ do ảnh hưởng của
sửa đổi IAS 41. Bao gồm IAS 1 Trình bày báo cáo tài chính (đã được sửa vào tháng
12/2003 và tháng 12/2007), IAS 2 Hàng tồn kho (đã được sửa vào tháng 12/2003), Nâng
cấp IFRS (ban hành tháng 5/2008) và IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý (ban hành tháng
5/2011).
Ngày 22/05/2008 chuẩn mực này được sửa đổi thêm khi có giả giảm, sự thay đổi
này xuất phát từ những cải thiện trong IFRS 20.

Trang 8


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
Ngày 30/0/2014 Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã đưa thêm vào chuẩn
mực những quy định về : Bearer Plants 1 (sửa đổi đối với IAS 16 và IAS 41). Những sửa
đổi này mang lại cho người nắm giữ tài sản nông nghiệp được sử dụng chỉ để phát triển
sản xuất, vào phạm vi của IAS 16 để họ được hạch toán trong cùng một cách như bất động
sản, nhà máy và thiết bị. Những sửa đổi này có hiệu quả trong thời gian hàng năm bắt đầu
từ hoặc sau ngày 01 tháng 1 năm 2016, với các ứng dụng trước đó được cho phép.

1.2.3. Mục tiêu của chuẩn mực
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc
chung về xử lý kế toán và công bố liên quan đến hoạt động nông nghiệp.

1.2.4. Phạm vi
Chuẩn mực này được áp dụng hoạch toán các khoản dưới đây liên quan đến hoạt
động nông nghiệp:





Tài sản sinh học;
Sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch và
Trợ cấp của chính phủ cho nông nghiệp

IAS 41 không áp dụng đối với:


Đất dùng sản xuất nông nghiệp ( quy định trong IAS16 – Tài sản, đất đai

và thiết bị; và IAS 40 – Bất động sản đầu tư
• Tài sản vô hình liên quan đến hoạt động nông nghiệp ( quy định trong IAS
38 – Tài sản cố định vô hình)
Chuẩn mực này không hướng dẫn kê toán quá trình sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp sau thu hoạch.
-

1.2.5 Những thuật ngữ liên quan đến Nông nghiệp:
Hoạt động nông nghiệp: được tổ chức bởi các các công ty với mong muốn thu hoạch được
các kết quả do sự phát triển sinh học, ví dụ chăm sóc các tài sản sinh học để bán, để thu
hoạch sản phẩm từ chúng hoặc để sản sinh ra nhiều tài sản sinh học từ số ít.

-

Sản phẩm nông nghiệp: được thu hoạch từ tài sản sinh học

-


Tài sản sinh học: là cây trồng hoặc vật nuôi đang sống
1 Bearer Plants : Cây sử dụng qua nhiều kỳ sản xuất trong nông nghiệp, có thể bán như sản phẩm Nông nghiệp,
ngoài trừ bán phế liệu.

Trang 9


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
-

Biến đổi sinh học: bao gồm quá trình tăng trưởng, suy thoái, sản xuất và sinh sản khiến tài
sản sinh học bị biến đổi về chất lượng hoặc số lượng

-

Một nhóm tài sản sinh học: là một tập hợp các cây trồng vật nuôi giống nhau

-

Thu hoạch: việc tách sản phẩm ra khỏi tài sản sinh học hoặc việc chấm dứt đời sống của
tài sản sinh học

-

Chi phí để bán: Chi phí tăng thêm có liên quan trực tiếp đến việc bán tài sản bao gồm cả
chi phí tài chính và thuế thu nhập.
Các thuật ngữ sau đây được sử dụng trong Chuẩn mực được hiểu như sau:

-


Giá trị thực hiện (Carrying amount) là giá trị mà tại đó một tài sản được ghi nhận trên báo

-

cáo tình hình tài chính.
Giá trị hợp lý (Fair value) là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc sẽ được thanh toán
một khoản nợ trong một giao dịch có trật tự giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo
lường.

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ NÔNG
NGHIỆP IAS 41 – AGRICULTURE
1. Phân tích nội dung về cách thức ghi nhận giá trị và đo lường
1. Cách thức ghi nhận giá trị:
Theo chuẩn mực này quy định, Doanh nghiệp sẽ ghi nhận một tài sản sinh học hoặc
một sản phẩm nông nghiệp khi và chỉ khi:


Doanh nghiệp kiểm soát tài sản đó như là một kết quả từ các sự kiện quá

khứ;
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến tài sản đó
và;
• Giá trị hợp lý hoặc giá gốc của tài sản có thể được đo lường đáng tin cậy.
Ở đây trong điều kiện thứ nhất có nhắc đến kiểm soát tài sản thì điều này có thể
được hiểu như sau : trong hoạt động nông nghiệp, kiểm soát có thể được chứng minh bởi
quyền sỡ hữu hợp phá. Ví dụ: đối với gia súc là sự đóng dấu hoặc cách khác đánh dấu gia
súc mua được, vừa sinh hoặc cai sữa.
Trang 10



Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41

2.1.1.2.

Cách thức đo lường:

Theo chuẩn mực một tài sản sinh học được ghi nhận trong lần ghi nhận ban đầu và
khi kết thúc năm tài chính lập báo cáo với giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Ngoại trừ trường
hợp được mô tả trong đoạn 30 khi tài sản không thể đo lường một cách đáng tin cậy.
Các sản phẩm nông nghiệp thu được từ tài sản sinh học của một công ty được đo
bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán tại thời điểm thu hoạch
Ta thấy rằng trong cách thức đo luờng giá trị ở trên đều nhấn mạnh đến giá trị hợp
lý, vậy giá trị này là gì? Có một giả định rằng giá trị hợp lý có thể được đo lường đáng tin
cậy đối với một sản phẩm sinh học. Tuy nhiên, giả định này có thể bị bác bỏ chỉ trên ghi
nhận ban đầu của tài sản sinh học mà giá giao dịch thị trường không sẵn có và các phương
pháp đo lường giá trị hợp lý thay thế được xác định không đáng tin cậy. Trong trường hợp
này, IAS 41 yêu cầu doanh nghiệp đo lường tài sản sinh học theo giá gốc trừ đi hao mòn
lũy kế và lỗ tổn thất lũy kế. Khi giá trị hợp lý của tài sản sinh học đó có thể đo lường đáng
đáng tin cậy, thì doanh nghiệp nên đo lường sản phẩm đó theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí
để bán. Khi tài sản sinh học dài hạn giữ để bán (hoặc nằm trong một nhóm tài sản giữ để
bán), theo IFRS 5, điều này được xem như là giá trị hợp lý của chúng có thể xác định một
cách đáng tin cậy. Trong tất cả trường hợp, doanh nghiệp nên đo lường sản phẩm nông
nghiệp tại thời điểm thu hoạch theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán.
Vậy có thể thấy rằng chuẩn mực này cho rằng giá trị hợp lý của sản phẩm nông
nghiệp tại thời điểm thu hoạch luôn luôn có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
.2 Phân tích nội dung trợ cấp chính phủ cho nông nghiệp
Nội dung lớn thứ hai mà chuẩn mực này hướng tới đó là cách thức ghi nhận và đo
lường một khoản trợ cấp không điều kiện liên quan đến một tài sản sinh học.

Theo đó, một tài sản sinh học mà được đo lường theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí
bán sẽ được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ khi và chỉ khi khoản trợ cấp này trở thành khoản phải
thu.
Ngoài ra, nếu một khoản trợ cấp chính phủ gắn liền với các điều kiện liên quan đến
một tài sản sinh học mà được đo lường theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán, bao gồm khi
Trang 11


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
một khoản trợ cấp chỉnh phủ yêu cầu doanh nghiệp không được tham gia vào hoạt động
nông nghiệp đã được xác định, thì doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản trợ cấp này vào lãi
hoặc lỗ khi, và chỉ khi, các điều kiện gắn liền với khoản trợ cấp đó đều thỏa mãn.
Vậy điều kiện ở đây là những gì? Thời hạn và điều kiện của khoản trợ cấp chính
phủ rất khác nhau. Ví dụ, một khoản trợ cấp có thể yêu cầu doanh nghiệp canh tác trên
một địa điểm nào đó trong năm năm và yêu cầu doanh nghiệp hoàn trả tất cả trợ cấp nếu
canh tác ít hơn năm năm. Trong trường hợp này, khoản trợ cấp này không được ghi nhận
vào lãi hoặc lỗ cho đến năm năm sau. Tuy nhiên, nếu thời hạn của khoản trợ cấp cho phép
một phần giữ lại theo thời gian mà đã hết, thì doanh nghiệp ghi nhận phần đó vào lãi hoặc
lỗ khi thời gian vừa hết.
Còn nếu khoản trợ cấp chính phủ liên quan đến một tài sản sinh học được đo lường
theo giá gốc trừ đi hao mòn lũy kế và lỗ tổn thất lũy kế, thì doanh nghiệp áp dụng theo
chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 20 - Kế toán Trợ cấp Chính phủ và Công bố Hỗ trợ Chính
phủ.
2.3

Phân tích nội dung vê cách thức công bố trong Báo cáo tài
chính
Chuẩn mực này quy định doanh nghiệp sẽ công bố tổng lãi hoặc lỗ phát sinh trong
kỳ hiện hành trên ghi nhận ban đầu của tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp từ thay
đổi trong giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán của tài sản sinh học.

Doanh nghiệp sẽ cung cấp mô tả của mỗi nhóm tài sản sinh học. Công bố này theo
yêu cầu của đoạn 41 có thể có hình thức bằng lời văn hoặc mô tả định lượng.
Nếu không công bố thông tin ở nơi nào khác khi ban hành báo cáo tài chính thì
doanh nghiệp nên mô tả:



Bản chất của hoạt động liên quan đến mỗi nhóm tài sản sinh học; và
Các thước đo phi tài chính hoặc các ước tính định lượng của:
o Mỗi nhóm tài sản sinh học tại cuối kỳ; và
o Kết quả của sản phẩm nông nghiệp trong kỳ.

Doanh nghiệp sẽ phải công bố:

Trang 12


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41


Sự hiện hữu và giá trị thực hiện của tài sản sinh học mà bị giới hạn, và giá
trị sử dụng của tài sản sinh học bị thế chấp như là vật đảm bảo cho các




khoản nợ;
Giá trị của các cam kết để phát triển hoặc mua lại tài sản sinh học; vào
Chiến lược quản trị rủi ro tài chính liên quan đến hoạt động nông nghiệp.


Bên cạnh đó Doanh nghiệp sẽ trình bày một bảng đối chiếu về thay đổi giá trị thực
hiện của tài sản sinh học từ khi bắt đầu đến kết thúc kỳ hiện hành. Bảng đối chiếu bao
gồm:




Lãi hoặc lỗ phát sinh từ thay đổi giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán
Tăng do mua;
Giảm do bán và tài sản sinh học được phân loại vào nắm giữ để
bán (hoặc được đưa vào một nhóm thanh lý mà được phân loại là

nắm giữ để bán) phù hợp theo IFRS 5;
• Giảm do thu hoạch;
• Tăng do hợp nhất kinh doanh;
• Chênh lệch trao đổi thuần phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài
chính thành một đồng tiền trình bày khác, và do chuyển đổi hoạt
động nước ngoài thành đồng tiền trình bày của đơn vị lập báo cáo;

• Các thay đổi khác.
Qua những quy định yêu cầu công bố như trên ta có thể thấy rằng chuẩn mực quan
tâm rất nhiều đến vấn đề thay đổi giá trị hợp lý của tài sản nông nghiệp. Bất cứ một sự
tăng giảm nào liên quan đều phải trình bày trong báo cáo. Điều này hoàn toàn là hợp lý vì
các nhà đầu tư thường quan tâm đến tất cả các thông tin được trình bày trong báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, để từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn.

Trang 13


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41


CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ NÔNG
NGHIỆP IAS 41 VÀ ÁP DỤNG NHỮNG ĐIỂM HAY CỦA CHUẨN
MỰC VÀO KẾ TOÁN VIỆT NAM
3.1. Một số nhận xét về chuẩn mực kế toán quốc tế Nông nghiệp IAS 41
Qua những phân tích ở trên, tôi rút ra một số nhận xét chung về chuẩn mực kế toán quốc
tế Nông nghiệp IAS41 như sau:
- Chuẩn mực này yêu cầu đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phi bán là chủ yếu.

Trừ khi giá trị hợp lý không thể được đo lường một cách đáng tin cậy trên ghi
nhận ban đầu, thì giá trị hợp lý trừ đi giá vốn để bán từ khi ghi nhận ban đầu của
sản phẩm sinh học đến thời điểm thu hoạch
- IAS 41 không thiết lập bất kỳ nguyên tắc mới nào về đất liên quan đến hoạt động
nông nghiệp. Thay vào đó, đơn vị sử dụng IAS 16 Bất động sản, Nhà xưởng và
Thiết bị hoặc IAS 40 Bất động sản đầu tư, phụ thuộc vào chuẩn mực nào thích
hợp với các trường hợp.
- IAS 41 yêu cầu một khoản trợ cấp chính phủ vô điều kiện liên quan đến một sản
phẩm sinh học được đo lường theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán được ghi nhận
vào lợi nhuận hoặc lỗ khi, và chỉ khi, khoản trợ cấp chính phủ này trở thành
khoản phải thu. Nếu một khoản trợ cấp chính phủ có điều kiện, bao gồm cả khi
một khoản trợ cấp yêu cầu doanh nghiệp không tham gia vào hoạt động nông
nghiệp đã xác định, thì doanh nghiệp nên ghi nhận khoản trợ cấp này vào lãi hoặc
lỗ khi, và chỉ khi, các điều kiện đi kèm với khoản trợ cấp đó đều thỏa mãn.
- IAS 41 có hiệu lực đối với báo cáo tài chính hàng năm bao gồm các kỳ bắt đầu
hoặc sau ngày 01/01/2003. Việc áp dụng sớm được khuyến khích.
- IAS 41 không thiết lập bất kỳ quy định chuyển tiếp đặc biệt nào. Áp dụng IAS 41
được hạch toán cùng với IAS 18 Chính sách Kế toán, Thay đổi Ước tính và Sai
sót Kế toán.


Trang 14


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
3.2.

Áp dụng nhữn điểm hay của chuẩn mực kế toán quốc tế Nông nghiệp IAS
41 vào kế toán Việt Nam
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam thì các tài sản sinh học được ghi

nhận tách biệt thành tài sản cố định và hàng tồn kho. Cây lâu năm, súc vật cho sản phẩm
được ghi nhận theo phương pháp giá gốc bao gồm các chi phí bỏ ra để có được tài sản tính
đến thời điểm bắt đầu cho ra sản phẩm. Mỗi kỳ kế toán tính khấu hao và hạch toán vào chi
phí. Như vậy, giá trị còn lại của tài sản sẽ giảm dần. Sản phẩm dở dang, thành phẩm cũng
được ghi nhận theo giá gốc. Trong khi đó tài sản sinh học theo chuẩn mực kế toán quốc tế
được ghi nhận theo giá trị hợp lý tài thời điểm lập báo cáo tài chính như đã nói ở trên.
Như vậy sự khác biệt giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế trong việc ghi nhận và
trình bày các tài sản sinh học có thể thể dẫn đến kết quả kinh doanh trên BCTC của doanh
nghiệp thay đổi đáng kể. Có thể thấy rằng sản phẩm nông nghiệp có được tại thời điểm
thu hoạch chứ không phải từ thời điểm sản xuất sản phẩm, cho nên áp dụng theo phương
pháp giá gốc của CMKT Việt Nam là chưa hợp lý. Do các sản phẩm thu hoạch được đều
có thể mua bán trên thị trường, không có ngoại lệ cho việc xác định giá trị một cách đáng
tin cậy. Sản phẩm thu được từ các tài sản sinh học nên được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại
thời điểm thu hoạch trừ đi các chi phí ước tính để bán.
Trong IAS 41 về nông nghiệp quy định trợ cấp Chính phủ bao gồm trợ cấp Chính
phủ có điều kiện và không điều kiện: thì đối với trợ cấp không có điều kiện, tài sản sinh
học được đo bằng giá trị hợp lý của tài sản sinh học mà chi phí bán hàng thấp hơn giá trị
ước tính, được công nhận là thu nhập; còn đối với trợ cấp có điều kiện, tài sản sinh học
được đo tại thời điểm bán hàng và chi phí ít hơn giá trị hợp lý ước tính được công nhận là
thu nhập trừ khi các điều về sản phẩm đã được xác định. Đây là một quy định hoàn toàn

mới mà chưa có ở những quy định nào trong kế toán Việt Nam, do đó nước ta nên tiếp thu
đưa vào trong chế độ kế toán của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) IASB, 2000, IAS 41, />
Trang 15


Tiểu luận : Quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 41
(2) PGS.TS Hoàng Tùng, Th.S Nguyễn Thị Cẩm Vân, “ Vận dụng chuẩn mực kế

toán quốc tế về Nông nghiệp (IAS41) trong các doanh nghiệp trồng cây Nông
nghiệp Việt Nam”, Tạp chí kế toán & kiểm toán số 1 +2 /2013.
(3) Bộ tài chính (2001 -2005), “ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”, Nhà xuất
bản tài chính, Hà Nội
(4) ThS. Hoàng Thụy Diệu Linh, 2013, “ Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông
nghiệp và tình hình áp dụng trên thế giới”, Chuyên sang Trường Đại Học Văn
Lang, Tp Hồ Chí Minh.

Trang 16



×