Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế tìm hiểu quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 34 báo cáo tài chính tạm thời interim financial reporting

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.37 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Đề tài:

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH
NỘI DUNG CỦA IAS 34
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠM THỜI
(Interim Financial Reporting)

GVHD: TS PHẠM QUANG HUY
Lớp

: Kế Toán T7

SVTH : TRẦN THỊ NGÂN GIANG
MSSV: 7701251172B

TP. Hồ Chí Minh – 08/2016

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................


........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày 25 tháng 08 năm 2016
Giáo viên hướng dẫn

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...........................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
1.5 Ý nghĩa của đề tài........................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1. Khái quát chung về chuẩn mực kế toán Quốc Tế.....................................................6
2.1.1. Chuẩn mực kế toán............................................................................................6
2.1.2. Xây dựng chuẩn mực Kế toán Quốc Tế............................................................6

2.2. Giới thiệu chung về chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 34..........................................7
2.3 Khái quát về quá trình phát triển IAS 34....................................................................8
2.3.1 Lịch sử hình thành chuẩn mực...........................................................................8
2.3.2 Mục đích ............................................................................................................8
2.3.3 Phạm vi chuẩn mực............................................................................................8
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA IAS 34
3.1. Nội dung được đề cập...............................................................................................9
3.2. Phạm vi áp dụng........................................................................................................9
3.3. Hạch toán kế toán......................................................................................................9
3.4. Trình bày báo cáo và so sánh...................................................................................11
3.4.1 Báo cáo tài chính tạm thời................................................................................11
3.4.2 Báo cáo tài chính năm......................................................................................11
3.4.3 So sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam.......................................................12
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.........................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16

3


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập là xu thế tất yếu cho mọi nền kinh tế,
cùng với sự phát triển của thị trường tài chính nhiều nghiệp vụ kinh tế mới đã hình
thành và phát triển. Nhu cầu minh bạch về thông tin đòi hỏi tính cấp thiết về các
chuẩn mực kế toán để hướng dẫn việc ghi nhận, trình bày thông tin trong Báo cáo tài
chính.
Nhân tố thúc đẩy sự thay đổi về kế toán phát sinh từ sự lớn mạnh độc lập quốc
tế và sự hài hoà các quy tắc của các mối quạn hệ kinh tế, tài chính quốc tế.

Để quản lý công ty một cách hiệu quả, các nhà quản lý phải nắm rõ các khâu kế
toán. Họ nắm rõ thực chất của quá trình kinh doanh đng diễn ra và từ đó đề ra những
quyết định đúng đắn.
Những năm vừa qua, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đang có nhiều thay
đổi, đặc biệt để tìm hiểu rõ hơn về Báo cáo tài chính tạm thời (IAS 34) được uỷ ban
Quốc tế ban hành vào tháng 02 năm 1998. Với một số sửa đổi được thực hiện vào năm
2000
Việc chọn đề tài “TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
TÍCH NỘI DUNG CỦA IAS 34” có ý nghĩa về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn góp phần
nâng cao hiểu biết, trình độ về chuẩn mực để có thể vận dụng một cách hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính:
- Tìm hiểu về quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế nói chung và
đi vào tìm hiểu quá trình phát triển và nội dung của chuẩn mực số 34
- Bên cạnh đó so sánh đối chiếu với chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 27, để
thấy rõ những nét tương đồng và khác nhau giữa việc áp dụng chuẩn mực.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu:
Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 34 (IAS 34)
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 27 (VAS 27) – So sánh đối chiếu
4


+ Phạm vi nghiên cứu:
Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 34 – Báo cáo tài chính tạm thời
Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 27
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản. Từ nội dung nghiên cứu được, tiến
hành phân tích các tiêu chí và sử dụng phương pháp lập luận để đưa ra các kết luận.
1.5. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài giúp chúng ta nắm rõ hơn về những cơ sở, lý thuyết được đưa ra từ chuẩn
mực IAS 34 và từ đó có thể liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam để thấy rõ được
những điểm tương đồng và khác nhau. Là cơ sở cho việc hoàn thiện hơn khuôn khổ về
pháp lý của kế toán. Tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với khu vực quốc tế.
Ngoài ra, kết quả so sánh của đề tài có thể là nguồn tham khảo cho các đối tượng
chuyên ngành kế toán, cũng như các đối tượng khác muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
5


2.1. Khái quát chung về chuẩn mực kế toán Quốc tế:
2.1.1. Chuẩn mực kế toán:
Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định do tổ chức có
trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông
tin trình bày trên BCTC
Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc chung và những nguyên tắc cụ
thể:
-

Nguyên tắc chung là những giả thiết, khái niệm và những hướng dẫn dùng

-

để lập BCTC. Được hình thành do quá trình thực hành kế toán
Nguyên tắc cụ thể là những quy định chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Được xây dựng từ các quy định của tổ chức quản lý


Mỗi quốc gia, tùy theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước, sẽ có những nguyên
tắc kế toán của nước mình, có tên tiếng Anh là Generally Accepted Accounting
Principles, gọi tắt là GAAP
2.1.2. Nguyên tắc và Xây dựng chuẩn mực Kế toán Quốc Tế:
Các chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng theo những nguyên tắc và trình
tự mang tính thủ tục.
- Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế xây dựng một Uỷ ban điều hành do một
thành viên của Hội đồng điều khiển cùng với ban đại diện, chuyên gia kế toán ít nhất
của 3 quốc gia khác tham gia. Uỷ ban này cũng có thể gồm đại diện của các tổ chức
khác là đại diện cho hội đồng hoặc cho tổ chức tư vấn là chuyên gia trong mỗi chủ đề
cụ thể. Ủy ban điều hành xây dựng những đề xuất cho mỗi vấn đề chuyên môn trong
chương trình nghị sự của uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Uỷ ban điều hành ghi nhận và tóm tắt toàn bộ các vấn đề về kế toán phù hợp
với mỗi chủ đề. Uỷ ban điều hành xem xét sự vận dụng những quy định chung về
chuẩn bị và trình bày các BCTC của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC vào
những vấn đề kế toán này. Uỷ ban điều hành cũng xem xét những yêu cầu và thực
hành kế toán của các quốc gia, khu vực, kể cả những cách thức kế toán khác nhau. Uỷ
ban điều hành nghiên cứu những vấn đề liên quan và có thể đi đến đề xuất của một
bản dự thảo những điểm chính cho Hội đồng của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế xem
xét.
6


- Sau khi nhận được những đóng góp từ Hội đồng về bản dự thảo những điểm
chính, có thể Uỷ ban điều hành chuẩn bị lập và ban hành một bản cáo nháp về các
nguyên tắc hoặc vấn đề thảo luận khác. Mục đích của báo cáo nháp này là đưa ra được
những nguyên tắc kế toán cần nhấn mạnh làm cơ sở cho việc chuẩn bị lập dự thảo láy
ý kiến công luận. Bản báo cáo nháp này cũng đưa ra những giải pháp lựa chọn được
xem xét và những lý do cho việc đề xuất chấp nhận hay bãi bỏ chúng. Những đề xuất
được thu nhận từ các thành phần liên quan trong giai đoạn trưng cầu ý kiến công luận

với thời gian 3 tháng. Mặt khác đề sửa lại một chuẩn mực kế toán quốc tế có thể yêu
cầu uỷ ban điều hành lập một bản dự thảo trưng cầu mà không cần phải lập bản báo
cáo nháp về các nguyên tắc.
- Uỷ ban điều hành tóm tắt những ý kiến về bản báo cáo nháp về các nguyên
tắc và thường đồng ý một bản báo cáo cuối cùng về các nguyên tắc được trình cho Hội
đồng thông qua và được sử dụng làm cơ sở cho việc lập một bản dự thảo trưng cầu ý
kiến cho việc thông qua một chuẩn mực kế toán quốc tế. Bản báo cáo cuối cùng về
các nguyên tắc được phát hành theo yêu cầu và không được phát hành rộng rãi.
- Uỷ ban điều hành lập một bản dự thảo trưng cầu để thông qua Hội đồng. Sau
khi sửa và được thông qua của ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng thì bản dự thảo trưng
cầu mới dược phát hành. Các ý kiến đề xuất được đưa ra từ các bên có liên quan trong
thời gian lấy ý kiến trưng cầu, ít nhất là một tháng và thường là 3 tháng.
- Uỷ ban điều hành tóm tắt những ý kiến và lập một bản dự thảo chuẩn mực kế
toán quốc tế do Hội đồng tóm tắt. Sau khi sửa và được thông qua của ít nhất 3/4 thành
viên Hội đồng, nghĩa là phải thu được 12 phiếu thuận trong tổng số 16 thành viên cho
một chuẩn mực kế toán quốc tế thì chuẩn mực đó mới được công bố rộng rãi. Hội
đồng thường họp 3 lần/năm và có thể tổ chức phiên họp thứ 4 để đi dến thoả thuận về
mỗi chuẩn mực. Thông thường mỗi chuẩn mực kế toán quốc tế có thể được hoàn thiện
trong vòng 2 năm.

2.2. Giới thiệu chung Chuẩn mực kế toán quốc tế số 34 - Báo cáo tài chính giữa
niên độ (IAS 34)
7


2.3 Khái quát về quá trình hình thành về chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 34
2.3.1 Quá trình hình thành:
Được ban hành bởi Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế từ hoặc sau Ngày 01-011999
Thời gian tạm thời là một kỳ báo cáo tài chính ngắn hơn một năm tài chính đầy đủ
Báo cáo tài chính tạm thời: là một BCTC có chứa hoặc là một bộ hoàn chỉnh hoặc

cô đọng của BCTC cho một giai đoạn tạm thời.
2.3.2 Mục đích:
Quy định các nội dung tối thiểu cùa một báo cáo tài chính tạm thời và phải quy
định.
Nguyên tắc ghi nhận và đánh giá trong báo cáo tài chính hoàn chỉnh hoặc đặt trong
một giai đoạn tạm thời.
Báo cáo tài chính giữa niên độ kịp thời và đáng tin cậy, cải thiện khả năng của các
nhà đầu tư, các chủ nợ, những người khác để hiểu khả năng, năng lực của một tổ chức
tạo ra thu nhập và dòng tiền, tình hình tài chính và khả năng thanh khoản của nó.
2.3.3. Phạm vi chuẩn mực
Tổ chức nên bắt buộc công bố BCTC tạm thời (giữa niên độ), mức độ thường
xuyên, hoặc làm thế nào công bố ngày sau khi kết thúc một giai đoạn. Các đơn vị giao
dịch công khai được khuyến khích:
-

Cung cấp các Báo cáo tài chính giữa niên ít nhất là vào thời điểm cuối nữa

-

đầu của năm tài chính.
Thời gian lập không trể hơn 60 ngày kể từ khi kết thúc giai đoạn tạm thời.

Mỗi báo cáo tài chính hằng năm hoặc giữa niên độ, được đánh giá riêng cho phù
hợp với IFRS.
Nếu một Báo cáo tài chính tạm thời của một công ty được mô tả tuân thủ IFRS, nó
phải tuân thủ tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn này.

8



CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠM THỜI (IAS 34)
3.1. Nội dung được đề cập:
IAS này quy định cho các báo cáo tài chính giữa niên độ theo những nội dung
sau:
- Xác định nội dung chủ yếu của một báo cáo tài chính tạm thời.
- Các nguyên tắc ghi nhận và đo lường, tính toán.
3.2. Phạm vi áp dụng:
Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được yêu cầu (theo luật
định hoặc các cơ quan quản lý) hoặc tự nguyện ban hành báo cáo tài chính tạm thời
cho một kỳ ngắn hơn một năm tài chính đầy đủ (ví dụ nửa năm hoặc một quý).
3.3. Hạch toán kế toán:
3.3.1. Một báo cáo tài chính tạm thời gồm có những nội dung sau:
- Bảng tổng kết tài sản tóm tắt (vào cuối mỗi kỳ báo cáo tạm thời và so sánh vào cuối
năm tài chính đầy đủ trước đó).
- Báo cáo thu nhập tóm tắt (kỳ báo cáo tạm thời hiện tại và tích lũy cho năm tài chính
hiện tại cho đến ngày báo cáo, với số liệu so sánh cho các kỳ báo cáo tạm thời được so
sánh của năm tài chính trước.
Ví dụ: Một công ty đưa ra báo cáo tài chính tạm thời theo từng quý sẽ phải lập bốn
báo cáo thu nhập trong quý thứ 3, tức là một báo cáo cho 9 tháng tích lũy từ đâuc
năm, một báo cáo cho riêng quý 3 và các báo cáo thu nhập so sánh cho các kỳ so sánh
tương ứng của năm tài chính trước).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tích lũy cho năm tài chính hiện tại cho đến ngày báo cáo
và so sánh với kỳ tạm thời so sánh của năm tài chính trước).
- Báo cáo về thay đổi vốn chủ sở hữu (tích lũy cho năm tài chính hiện tại cho đến
ngày báo cáo và so sánh với kỳ so sánh tạm thời của năm tài chính trước).
- Thuyết minh báo cáo chọn lọc.
3.3.2. Hình thức và nội dung của một báo cáo tài chính tạm thời được quy định
như sau:
- Đưa vào ở mức tối thiểu:

+ Từng nhóm hạng mục lớn và tổng số của từng nhóm được đưa vào báo cáo
9


tài chính năm gần nhất.
+ Thuyết minh báo cáo chọn lọc theo yêu cầu của chuẩn mực này.
- Thu nhập trên một cổ phần cơ bản và pha loãng cần được trình bày trên báo cáo thu
nhập.
- Một công ty mẹ cần phải lập báo cáo tổng hợp.
3.3.3. Khi quyết định cách ghi nhận, tính toán, phân loại hoặc công bố một
khoản mục cho mục đích báo cáo tài chính tạm thời, tính trọng yếu cần được đánh giá
trong mối tương quan với thông tin tài chính kỳ tạm thời chứ không phải là số liệu
hàng năm theo ước tính.
3.3.4. Trong báo cáo tài chính tạm thời doanh nghiệp cần áp dụng cùng chế độ
kế toán như đã áp dụng trong báo cáo tài chính năm gần nhất, trừ những thay đổi chế
độ kế toán sau đó.
3.3.5. Mức độ thường xuyên của việc báo cáo tạm thời (ví dụ nửa năm hoặc
hàng quý) không ảnh hưởng đến việc tính toán kết quả hàng năm của một doanh
nghiệp. Các phương pháp tính toán cho mục đích báo cáo tạm thời, vì vậy, được thực
hiện từ một năm trước cho tới ngày báo cáo, được gọi là phương pháp riêng lẻ.
3.3.6. Doanh thu nhận được theo mùa vụ, chu kỳ hoặc không thường xuyên (ví
dụ cổ tức, tiền bản quyền và trợ cấp chính phủ) không được dự tính trước hoặc tính lùi
về sau kể từ ngày báo cáo tạm thời nếu như việc tính trước hoặc tính lùi về sau không
phù hợp vào cuối năm tài chính.
3.3.7. Chi phí phát sinh riêng lẻ trong năm tài chính cần được dự tính hoặc tính
về sau nhằm mục đích báo cáo tạm thời, chỉ khi nào được cho là thích hợp. Để minh
họa, chi phí bảo trì lớn định kỳ được dự trù phát sinh vào cuối năm không được dự
tính cho báo cáo tạm thời, trừ khi công ty có nghĩa vụ mang tính pháp lý hoặc mang
tính xây dựng.
3.3.8. Trong khi việc tính toán trong cả báo cáo tài chính năm và báo cáo tài

chính tạm thời thường được dựa trên những ước tính hợp lý thì việc trình bày báo cáo
tài chính tạm thời thường yêu cầu sử dụng các phương pháp ước tính nhiều hơn so với
báo cáo tài chính năm. Ví dụ, thủ tục kiểm kê đầy đủ và đánh giá có thể không bắt
buộc phải thực hiện đối với hàng tồn kho vào ngày báo cáo tạm thời, mặc dù việc này
phải thực hiện vào cuối năm tài chính.
10


3.3.9. Thay đổi trong chế độ kế toán cần được phản ánh bằng cách khẳng định
lại các báo cáo tài chính của các kỳ tạm thời trước năm tài chính hiện tại và các kỳ
tạm thời so sánh của những năm trước đây theo IAS 8 (nếu có thể áp dụng được).
3.4. Trình bày báo cáo:
3.4.1. Báo cáo tài chính tạm thời:
Thuyết minh báo cáo tài chính được lựa chọn cho mục đích cung cấp thông tin
từ báo cáo tài chính năm gần nhất. Yêu cầu tối thiểu cần phải có nội dung sau:
- Khẳng định rằng chế độ kế toán được áp dụng thống nhất hoặc diễn giải bất kỳ thay
đổi nào sau đó.
- Nhận xét , giải thích rõ về tính thời vụ và tính chu kỳ của các hoạt động.
- Bản chất và số lượng các khoản ảnh hưởng tới tài sản, nghĩa vụ nợ, vốn cổ phần, thu
nhập thuần, hoặc lưu chuyển tiền tệ bất thường do bản chất, quy mô hoặc căn nguyên
của nó.
- Thay đổi trong ước tính các khoản báo cáo trong các kỳ tạm thời trước của năm hiện
tại hoặc các khoản được báo cáo trong những năm trước đó.
- Các sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản.
- Mua hoặc bán các công ty con và các khoản đầu tư dài hạn, cơ cấu lại và các hoạt
động bị ngừng lại.
- Thay đổi trong các khoản nợ và tài sản bất thường.
- Việc báo cáo tài chính tạm thời tuân thủ IAS.
- Thay đổi nợ tồn đọng hoặc vốn cổ phần, bao gồm các lỗi và vi phạm khế ước nợ
chưa chỉnh sửa.

- Cổ tức đã trả.
- Doanh thu và kết quả của các ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý, lấy theo hình
thức ban đầu của báo cáo ngành.
3.4.2. Các báo cáo tài chính năm:
Nếu số ước tính cho một khoản được báo cáo trong kỳ tạm thời thay đổi đáng
kể trong kỳ tạm thời cuối cùng của năm tài chính, nhưng báo cáo tài chính riêng cho
kỳ tạm thời cuối cùng đó không được công bố, thì bản chất và số lượng cần phải được
công bố trong thuyết
3.4.3. So sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 27
11


3.4.3.1. Tương đồng
Ghi nhận và xác định giá trị:
Chính sách kế toán áp dụng thống nhất cho cả báo cáo tài chính giữa niên độ và
báo cáo tài chính năm. Doanh thu và chi phí được ghi nhận khi phát sinh, không được
ghi nhận trước hoặc hoãn lại.
Việc quy định một doanh nghiệp phải áp dụng chính sách kế toán để lập báo
cáo tài chính giữa niên độ như chính sách kế toán để lập báo cáo tài chính năm làm
cho báo cáo tài chính giữa niên độ có tính độc lập với nhau.
Tuy nhiên báo cáo tài chính giữa niên độ không ảnh hưởng đến việc xác định
kết quả hàng năm của doanh nghiệp. Việc báo cáo thông tin trên cơ sở luỹ kế từ ngày
đầu niên độ đến ngày lập báo cáo tài chính giữa niên độ có thể làm cho phải thay đổi
những ước tính kế toán đã được công bố trong các báo cáo tài chính giữa niên độ
trước của năm hiện tại.
Nguyên tắc ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí
trong các kỳ kế toán giữa niên độ cũng giống như nguyên tắc ghi nhận được áp dụng
trong báo cáo tài chính năm.
Trình bày BCTC:
BCTC tạm thời (giữa niên độ) phải được trình bày so sánh với số liệu BCTC

giữa niên độ kỳ trước. Nếu có thay đổi chính sách kế toán thì phải trình bày so sánh
với số liệu BCTC giữa niên độ kỳ trước. Cụ thể như sau:
Bảng cân đối kế toán vào ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ hiện tại và số
liệu mang tính so sánh vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm trước;
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán giữa niên độ hiện tại và
số luỹ kế từ ngày đầu niên độ hiện tại đến ngày lập báo cáo tài chính giữa niên độ đó.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán giữa niên độ hiện tại có thể có
số liệu so sánh của Báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ cùng kỳ năm trước;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ luỹ kế từ ngày đầu niên độ hiện tại đến ngày lập báo
cáo tài chính giữa niên độ, cùng với số liệu mang tính so sánh của cùng kỳ kế toán
giữa niên độ trước.
Báo cáo tài chính giữa niên độ phải trình bày một cách trung thực và hợp lí
tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh
nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lí, các báo cáo tài chính phải được
12


được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các
quy định có liên quan hiện hành.
Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo
tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế
độ kế toán nếu báo cáo đó tuân thủ mọi quy định của từng chẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán theo quy định. Trường hợp doanh
nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế
toán thì không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã
thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính
Tính trọng yếu:
Tính trọng yếu cần được xác định dựa trên số liệu thực tế của kỳ giữa niên độ,

thay vì số dự đoán của cả năm.
Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ
kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bắng số liệu trong báo cáo tài
chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải
bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được baó cáo
tài chính của kỳ hiện tại.
Doanh nghiệp cần đánh giá tính trọng yếu dựa trên số liệu của báo cáo tài chính
giữa niên độ trong các quyết định về ghi nhận, đánh giá, phân loại hoặc trình bày một
khoản mục trong báo cáo tài chính giữa niên độ. Để đánh giá được tính trọng yếu, cần
hiểu rằng các đánh giá giữa niên độ phần lớn dựa trên những ước tính do đó ít chính
xác hơn so với các đánh giá trong báo cáo tài chính năm.
3.4.3.2. Khác nhau
CHỈ TIÊU

IAS 34

VAS 27

Tổ chức ban

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế Bộ Tài Chính

hành

(IASC)

Đối tượng

Nhấn mạnh hơn vào các nguyên


Áp dụng cụ thể cho các doanh

phải phát

tắc công bố thông tin liên quan

nghiệp phải soạn lập báo cáo

13


hành BCTC

đến các sự kiện và giao dịch quan

tài chính hàng quý theo luật

giữa niên độ

trọng, bao gồm thay đổi về các đo

định hoặc cho các doanh

lường theo giá trị hợp lý và nhu

nghiệp tự nguyện soạn lập báo

cầu cập nhật thông tin liên quan từ

cáo tài chính giữa niên độ.


Hình thức

báo cáo thường niên gần nhất.
Ngoài các hình thức kế toán được

- Bảng cân đối kế toán

báo cáo tài

nêu ở IAS 34 thì VAS 27 còn có :

- Báo cáo kết quả hoạt động

chính

-Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

kinh doanh

(Theo IAS 1)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh BCTC

Thuyết minh

Chỉ yêu cầu DN khai báo thông tin VAS yêu cầu DN trình bày

được lựa


này khi IAS 14 công bố dữ liệu bộ

trong các thuyết minh của

chọn

phần trong các BC hằng năm

BCTC giữa niên độ DT và KQ
bộ phận theo lĩnh vực KD
hoặc khu vực địa lý dựa trên
cơ sở phân chia của BC bộ

phận.
Trong trường hợp tập trung kinh tế Không đề cập
DN sẽ công bố thông tin được yêu
cầu của IFRS 3 hợp nhất kinh
doanh.

14


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
Kết luận
Qua phân tích giúp ta nắm rõ hơn được nhưng quy định, nguyên tắc được nêu trong
chuẩn mực, có thể hiểu và nắm bắt để áp dụng một cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, trong thời kinh kinh tế hội nhập, việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán là
rất cần thiết đối với Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế của Quốc tế.

Về cơ bản quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 27 và kế toán Quốc tế
IAS 34 cũng có nét tương đồng. Bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt, hạn chế,
chưa hài hoà.
Cần có những thay đổi để Việt Nam nhanh chóng có thể hội nhập với nền Kinh tế của
Quốc tế.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2.
3. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 34 (Ban hành tháng 02/ 1998 và được sửa đổi, bổ
sung vào những năm sau)
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 27 Báo cáo tài chính giữa niên độ (Ban hành và
công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC Ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ
trưởng bộ tài chính)
5.
6.
7. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – Bộ tài chính (2001-2005)

16



×