Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Nghiên cứu khoa học-Marketing_Xu hướng của PR trong tiếp thị sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.84 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
XU HƯỚNG THAY THẾ QUẢNG CÁO BẰNG PR TRONG TIẾP THỊ
SẢN PHẨM

HÀ NỘI – NĂM 2006

1


Lời cảm ơn
Quan hệ công chúng (Public Relation – PR) là một khái niệm khá mới mẻ
không chỉ đối với giới sinh viên chúng ta mà còn cả đối với giới kinh doanh.
Rất nhiều người đã nhầm quan hệ công chúng PR với quảng cáo. Qua cuộc thi
sinh viên tìm hiểu nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài
“Xu hướng thay thế quảng cáo bằng PR trong tiếp thị sản phẩm”.
Trước tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Quốc
Tế-ĐHQGHN đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội tham gia cuộc thi, qua
đó giúp chúng tôi tìm hiểu và học hỏi thêm được những kiến thức thực tế để
bổ sung vào những điều đã học trong nhà trường. Đặc biệt trong quá trình làm
đề tài chúng tôi được hiểu thêm về những khái niệm về quan hệ công chúng,
sự khác nhau giữa quan hệ công chúng và quảng cáo. Ngoài ra chúng tôi còn
biết thêm về những phương thức thực hiện của quan hệ công chúng như thế
nào cho hiệu quả.
Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Phượng, là
giáo viên chủ nhiệm bộ môn đã tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học này.



2


Mục lục
I.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................4
II.Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................4
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................5
IV.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................5
V. Bố cục của đề tài................................................................................................................5
Chương I. Sự ra đời của Quan hệ công chúng........................................................................6
1. Vị trí của Quảng cáo trong tiếp thị sản phẩm hiện nay..................................................6
1.1 Quảng cáo trong hoạt động kinh doanh....................................................................6
1.2 Những mặt tích cực và tiêu cựu của quảng cáo........................................................7
2. Xu thế dùng PR trong tiếp thị sản phẩm.........................................................................9
3. Các mục tiêu của quan hệ công chúng-PR....................................................................14
3.1. PR giúp công chúng biết đến doanh nghiệp...........................................................14
3.2. PR kêu gọi tài trợ...................................................................................................14
3.3. Củng cố hình ảnh trước công chúng......................................................................15
3.4. PR đưa sản phẩm đến với công chúng..................................................................15
Chương II. Vai trò và những ảnh hưởng của PR...................................................................16
1. Vai trò của PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu.............................................16
2. PR nâng cao khả năng bán hàng và tăng lợi nhuận.......................................................19
3. Một số vai trò khác của PR...........................................................................................20
Chương III. Các phương thức thực hiện PR.........................................................................22
1. Tổ chức các sự kiện.......................................................................................................22
2. Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông........................................................24
3. Tài trợ............................................................................................................................24
4. Hoạt động công ích.......................................................................................................25
5. Tin Tức..........................................................................................................................25

6. Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng..............................................26
Chương IV. Những ứng dụng và thực trạng của PR hiện nay.............................................26
Kết luận.................................................................................................................................34
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................36

3


Phần mở đầu
I.

Lý do chọn đề tài
Tiếp thị là một lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh. Chúng ta đều công

nhận sự đóng góp vô cùng quan trọng của nó đối với sự thành công của doanh
nghiệp. Tiếp thị thành công sẽ làm cho sản phẩm mạnh hơn, khách hàng hài
lòng hơn và có lợi nhuận cao hơn. Để đạt được sự thành công này, tiếp thị đã
dùng đến các phương thức như quảng cáo và quan hệ công chúng (PR). Ngày
nay quảng cáo đang dần đánh mất vai trò của nó và thay vào đó là sự lên ngôi
của quan hệ công chúng.
Quan hệ công chúng là những hoạt động truyền thông để xây dựng và
bảo vệ danh tiếng của công ty. Ngoài ra quan hệ công chúng còn giúp các
doanh nghiệp xây dựng được tên tuổi và thương hiệu của họ một cách nhanh
nhất và tiết kiệm nhất. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của quan hệ
công chúng trong tiếp thị, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có xu
hướng dùng nó như một công cụ chính trong chiến lược tiếp thị sản phẩm. Đề
tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi nhằm tìm hiểu những vấn đề cơ bản của
quan hệ công chúng trong tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam.

II.


Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu về xu hướng thay thế quảng cáo bằng PR trong tiếp thị
sản phẩm nhằm:
-

Thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của PR trong chiến lược phát triển
sản phẩm và xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay.

4


-

Trình bày các phương thức, công cụ chủ yếu của hoạt động PR.

-

Đánh giá chất lượng và hiệu quả công viêc của hoạt động PR trong
các doanh nghiệp.

III.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các công ty, doanh nghiệp và các cửa hàng, đại
lý hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam.


IV.

Phương pháp nghiên cứu

Tìm kiếm, thu thập thông tin qua các kênh thông tin như báo chí, truyền
hình, internet. Từ đó sàng lọc và tổng hợp những thông tin cần thiết, phù hợp
cho đề tài nghiên cứu.
Vì đặc điểm của môn học Marketing là dựa trên những kinh nghiệm thực
tế nên phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là phân tích các ví dụ để
chứng minh và rút ra bài học kết luận.
V. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được chia
làm bốn chương:
Chương I: Sự ra đời của quan hệ công chúng
Chương II: Vai trò và những ảnh hưởng của quan hệ công chúng.
Chương III: Những phương thức thực hiện quan hệ công chúng
Chương IV: Ứng dụng và thực trạng của quan hệ công chúng trong tiếp
thị

5


Phần nội dung
Chương I. Sự ra đời của Quan hệ công chúng
1. Vị trí của Quảng cáo trong tiếp thị sản phẩm hiện nay

Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động Marketing càng giữ vai
trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để đáp ứng,
phục vụ những nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, và tiếp thị sản phẩm

được coi là một trong những hoạt động chiến lược cần được đầu tư đúng cách
và hiệu quả. Trong quá trình xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ cho
hoạt động tiếp thị trong thời kì đầu của nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp đã dùng quảng cáo như một công cụ chính.
Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chất chiến
lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mục tiêu
của quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm gây ảnh
hưởng đến các tập tính của công chúng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu.
1.1 Quảng cáo trong hoạt động kinh doanh.
Buổi sáng, mở cửa thấy một tờ giới thiệu “chuyên lắp đặt ăng ten”. Bước
ra đường, thấy các bức tường được “trang điểm” bằng những dòng chữ “khoan
cắt bê tông”. Buổi trưa, mở máy tính nhận được email quảng cáo sửa chữa
thiết bị điện gia dụng tại nhà. Buổi tối, trên ti vi, màn hình đầy những dầu gội
đầu, kem dưỡng da và các loại sữa của trẻ con, người già…. Nhìn từ đầu phố

6


đến cuối phố, trên cửa tất cả các căn nhà đều được che kín bằng những tấm
biển quảng cáo đủ kiểu, màu sắc hình dáng kích cỡ.
Một thế giới đầy quảng cáo. Đó là thể hiện của nền kinh tế tiêu dùng. Dù
bạn thích hay không, quảng cáo vẫn tồn tại và là một phần của thời đại với
nhiều bộ mặt đa dạng, tích cực hay tiêu cực.
Thị trường quảng cáo nhanh chóng bùng nổ khi các “đại gia” và các tập
đoàn lớn của nước ngoài như Unilever, P&G, Coca- Cola, Pepsi….vào Việt
Nam và nhảy vào lĩnh vực quảng cáo. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn
trong nước cũng ngày càng nhận ra hiệu quả của quảng cáo trong việc quảng
bá thương hiệu và sẵn lòng chi tiêu nhiều tiền hơn cho dịch vụ này. Theo nhận
xét của những người trong nghề, dù chi phí phát sóng cho một đoạn phim
quảng cáo trên truyền hình có thể xấp xỉ 30 triệu đồng hoặc cả tỉ đồng, các nhà

sản xuất vẫn sẵn lòng. Quảng cáo xuất hiện đa dạng, từ những tấm ảnh choán
hết cả mấy trang báo, những pano to đùng trên các toà nhà cao tầng cho đến
những hình ảnh bắt mắt trên truyền hình, những âm thanh sôi động trên
radio... Quảng cáo đã len lỏi vào cuộc sống của xã hội và của mọi người.
1.2 Những mặt tích cực và tiêu cựu của quảng cáo.
Ngày nay do sức ép của cạnh tranh, nhiều hãng sản xuất cùng đưa ra một
loại sản phẩm để phục vụ cho cùng một nhu cầu tiêu dùng, vì vậy người tiêu
dùng luôn có nhiều sự lựa chọn cho bất kỳ mặt hàng nào. Và họ phải lựa chọn
sản phẩm của nhà sản xuất nào là tốt nhất cho mình. Để thu hút khách hàng,
các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chiến dịch quảng cáo với mục đích cung cấp
thêm thông tin cho sự lựa chọn của người tiêu dùng và tạo dựng hình ảnh, uy
tín cho sản phẩm và công ty.

7


Phải chăng quảng cáo liên tục là dấu hiệu khẳng định chất lượng ưu việt
của sản phẩm? Các nhà sản xuất cho rằng đa số khách hàng đều tin những sản
phẩm có thời lượng xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng
là những sản phẩm đáng tin cậy cho nên các doanh nghiệp đã không ngần ngại
đầu tư rất nhiều tiền cho các chiến dịch quảng cáo.
Quảng cáo còn giữ một vai trò quan trọng là giúp đánh bóng tên tuổi của
công ty cũng như giúp khách hàng không quên sản phẩm của họ. Ví dụ như
hãng Heineken và Coca-cola, mặc dù đã có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí
của khách hàng nhưng họ vẫn tiếp tục quảng cáo nhằm duy trì tên tuổi của
mình và để khách hàng luôn nhớ tới mình.
Tuy nhiên, quảng cáo vẫn có những nhược điểm của nó. Do muốn nhanh
chóng tạo được lợi nhuận cao trong kinh doanh, một số doanh nghiệp đã lợi
dụng quảng cáo như một công cụ để lừa dối khách hàng. Các doanh nghiệp
này đã đưa ra những thông tin sai lệch về sản phẩm nhằm cạnh tranh không

lành mạnh hoặc tranh thủ sự thiếu hiểu biết của khách hàng để bán được nhiều
hàng hơn. Một ví dụ điển hình là hãng sản xuất hạt nêm từ thịt Knor. Trong
chương trình quảng cáo của mình, công ty đã khẳng định bột nêm được làm từ
thịt nguyên chất và không có chứa mì chính (bột ngọt). Thông tin này đã được
nhiều khách hàng đánh giá cao và tin cậy. Nhưng một điều đáng buồn là, một
thời gian ngắn sau khi chương trình được phát đi, đã có những thông tin phản
hồi không tốt từ phía những nhà nghiên cứu. Họ công bố là đã tìm thấy trong
thành phần của bột nêm có chứa mì chính. Và điều này đã đánh mất niềm tin
của khách hàng đối với công ty.
Ngoài ra quảng cáo không phải là sự giao tiếp đối thoại giữa công ty và
khách hàng. Quảng cáo chỉ là hình thức thông tin một chiều: truyền tin về
8


công ty, hàng hoá và sản phẩm của công ty tới khách hàng chứ chưa quan tâm
đến tâm lí khách hàng nên quảng cáo không có sự tin cậy cao. Bằng chứng là
phần lớn các quảng cáo không có số điện thoại hoặc địa chỉ email để khách
hàng có thể phản ánh. Thật đáng tiếc cho cơ hội mà công ty đã mất đi trong
việc học hỏi được điều gì đó từ khách hàng. Một nhà tư vấn tiếp thị đã nhận
xét “Chúng ta đang chứng kiến sự lỗi thời của quảng cáo. Tiếp thị kiểu mới
đòi hỏi một hệ thống thông tin phản hồi, đó chính là yếu tố thiếu sót của quảng
cáo mang tính độc thoại”.
Một điều chắc chắn là tiền chi phí cho quảng cáo rất tốn kém. Như Pepsi
Cola đã chi tới 100 triệu đôla để quảng cáo cho sản phẩm Pepsi one và đã thất
bại. Thực tế là quảng cáo cho một sản phẩm tồi là cách hay nhất để tiêu diệt
nó. Nhiều người sẽ thử nó và nhanh chóng nói cho ngườ khác biết là nó dở
đến như thế nào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khó mà đánh giá được hiệu
quả của những chiến dịch rất tốn kém này.
Quảng cáo chủ yếu tạo ra sự chú ý, đôi khi là sự hiểu biết về sản phẩm,
thỉnh thoảng là sự ưa thích sản phẩm, nhưng hiếm khi tạo ra việc mua hàng.

Người ta có thể nói nhiều về quảng cáo nhưng người ta không mấy khi bàn
đến việc sẽ mua sản phẩm chỉ vì thích quảng cáo. Quảng cáo bây giờ chỉ mang
tính giải trí, thậm chí người ta đợi đến phút quảng cáo giữa hai trận bóng đá để
đi làm một việc khác. Đó là lí do mà quảng cáo không thể thực hiện riêng lẻ.
Cần phải có thêm hoạt động xúc tiến bán hàng để thúc đẩy việc mua hàng. Vì
lí do đó quan hệ công chúng đã ra đời.
2. Xu thế dùng PR trong tiếp thị sản phẩm

9


Khi quảng cáo không giữ được vai trò của nó trong tiếp thị sản phẩm thì
quan hệ công chúng (Puplic Relation hay còn gọi là PR) xuất hiện như là một
điều tất yếu của sự phát triển. Nhược điểm của quảng cáo là thiếu độ tin cậy,
và PR sẽ là công cụ khắc phục được nhược điểm đó, đây cũng là đặc tính quan
trọng nhất của PR. Hơn nữa trong thời đại “nhiễu” thông tin hiện nay, khi
khách hàng hằng ngày phải tiếp nhận rất nhiều thông tin quảng cáo từ các
phương tiện truyền thông thì họ khó có thể nhớ được những thông tin cần thiết
mà doanh nghiệp muốn họ biết về sản phẩm của mình. Quảng cáo đã bị “bão
hoà” và PR sẽ thay thế.
Có rất nhiều định nghĩa về PR, nhưng có thể hiểu một cách khái quát
rằng “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên
trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt
được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau.” (Frank
Jefkins_ trong cuốn Public relations-Frameworks). PR cũng là một hệ thống
các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm
tạo dựng một hình ảnh, một ấn tượng, một quan niệm, nhận định, hoặc một sự
tin cậy nào đó. Trên thực tế, PR đã xuất hiện từ buổi sơ khai, được thể hiện
qua những hoạt động chính của con người là thuyết phục và cung cấp thông
tin. Nhưng PR với tư cách là một ngành công nghiệp, hay một nghề, chỉ mới

xuất hiện từ đầu những năm 1990. Ở buổi bình minh của cuộc Cách mạng
Công nghiệp, những tập đoàn non trẻ đã nhận ra rằng sự lớn mạnh của họ phụ
thuộc vào việc giành được thiện chí của đa số công chúng. Những tập đoàn
thành công trong việc dành được thiện cảm của công chúng đều thành đạt và
họ có khả năng tồn tại lâu dài. Ở Việt Nam, PR vẫn còn là một khái niệm khá
mới mẻ và chỉ mới được nhắc đến trong những năm gần đây. Năm 2006,
ngành PR mới thực sự được đưa vào giảng dạy trong trường đại học.

10


Mục tiêu lớn nhất của bất kỳ một nỗ lực PR nào đều nhằm phục vụ cho
một tổ chức, một nhóm người hoặc một cá nhân nào đó để dành được sự ưu ái
của toàn bộ công chúng. Để làm được điều này, cần phải nắm rõ những sở
thích và những gì công chúng quan tâm. Một kế hoạch truyền thông tốt là nền
tảng để thành công cho mọi chiến dịch PR.
Khác với quảng cáo, PR là mối quan hệ hai chiều trong đó doanh nghiệp
không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về sản phẩm của mình mà còn tiếp
thu lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng và các phương tiện truyền thông,
từ đó có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng
hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác quảng cáo là “Chúng tôi nói về chúng tôi”,
còn PR là “Người khác nói về chúng tôi”. Điều đó có nghĩa công ty thông qua
vai trò của người thứ ba để giới thiệu về mình và sản phẩm của mình. Chính vì
tính chất khách quan và trung thực như thế mà quan hệ công chúng có thể gây
dựng được lòng tin trong tâm trí khách hàng.
Vai trò của người thứ ba có một sức thuyết phục lớn đối với công chúng
vì người thứ ba đó có thể là người thân, bạn bè của khách hàng hay những
người đã từng sử dụng sản phẩm, hiểu rõ sản phẩm và đánh giá tốt về sản
phẩm, qua đó khách hàng có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp cho mình.
Nếu chiếm được tình cảm của công chúng thì doanh nghiệp đã nắm trong tay

cơ hội lớn của sự thành công.
Công chúng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được tạo nên bởi rất nhiều
cá nhân. Họ giống như một chuỗi xích, và sức mạnh của nó nằm ở điểm liên
kết. PR có thể đảm bảo rằng mọi liên kết của chuỗi xích an toàn và ổn định
(đó chính là truyền thông qua lại hai chiều), tạo ra hình ảnh đúng giữa công

11


chúng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, những mối quan hệ hai chiều cũng tạo ra
nhiều khó khăn thách thức cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể sẽ nhận
được những phản hồi bất lợi về phía mình. Nhưng đó sẽ là động lực thúc đẩy
công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu
cầu khách hàng và giành vị trí dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ.
Hoạt động PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các
phương tiện tuyên truyền, quảng bá khác. Người tiêu dùng có cơ hội nhận
được lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về hoạt động của bản thân doanh nghiệp
cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng có thể hình
dung về hướng phát triển cũng như quan điểm của doanh nghiệp trong việc
quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, về những ưu thế của sản phẩm mà
doanh nghiệp cung cấp.
Một đặc điểm khác của PR có lợi thế hơn so với quảng cáo đó là chi phí
rẻ hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa nếu doanh nghiệp dành tiền chi phí đầu tư
cho PR thay vì cho quảng cáo thì đã tiết kiệm cho chính mình một khoản tiền
đáng kể mà hiệu quả lại cao hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ
tác dụng rộng rãi của truyền miệng.
Quảng cáo chỉ là lời nói suông, còn PR mới thực sự là hành động. Hành
động bao giờ cũng thiết thực và dễ tạo niềm tin hơn lời nói. Chỉ khi nào PR
thực hiện được sứ mệnh của mình thì quảng cáo mới có giá trị vì lúc đó sản
phẩm của công ty đã nằm trong tâm trí của khách hàng nên lời nói trong

quảng cáo được khách hàng coi trọng hơn. Điều này cũng giống như lời nói
của một người có uy tín thì sẽ được nhiều người đánh giá cao hơn lời nói của
một người bình thường.
12


Khi các doanh nghiệp muốn tạo lập hình ảnh trước công chúng thì họ
phải tìm ra những điểm phù hợp nhất để giao tiếp với công chúng, xem xét,
đánh giá chúng từ nhiều góc độ. Hoạt động PR hiệu quả là rút ra những ý
tưởng từ nhóm công chúng này và chuyển tải chúng một cách rõ ràng hiệu quả
vào nhóm công chúng khác, đồng thời thiết lập một nền tảng chung của truyền
thông cho mọi nhóm công chúng. Phân tích bất kỳ một chiến dịch PR thành
công nào chúng ta sẽ thấy rằng người làm PR đã thực hiện truyền thông một
cách rõ ràng, súc tích, và đã khơi gợi được những mong muốn và nhu cầu của
con người.
Quan hệ công chúng chính là quan hệ có tính nhân bản và là một mặt
thiết yếu trong sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của công ty, bao
gồm cả việc làm, lời nói của nhân viên công ty có thể coi là một phần của
chiến lược PR. Có thể nói PR là một biện pháp tâm lí tốt. Trong xu thế phát
triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp phải luôn ý thức
được vai trò của PR trong tiếp thị sản phẩm và trong xây dựng thương hiệu.
PR hiện nay đang dần trở thành một công cụ Marketing mạnh nhất và cũng là
xu hướng chung của thời đại.
Tuy nhiên, PR cũng có một số mặt hạn chế nhất định như: Thông tin
không đến được với một số lượng rất lớn các đối tượng trong một thời gian
ngắn do hoạt động PR chỉ tập trung được ở một nhóm đối tượng trong một
khu vực định trước; Thông điệp đưa ra thường không gây “ấn tượng mạnh” và
khó ghi nhớ hơn so với quảng cáo; Trong một số trường hợp sẽ khó kiểm soát
nội dung thông điệp, thời điểm xuất hiện của nội dung do phải chuyển tải qua
bên thứ ba (nhà báo, chuyên gia, sự kiện…), thậm chí chưa chắc thông điệp có

13


được truyền đi hay không. Tuy nhiên, tính trung thực và độ tin cậy là yếu tố
quyết định sẽ bù đắp cho những thiếu sót trên.

3. Các mục tiêu của quan hệ công chúng-PR
Tuỳ thuộc vào các mục đích của doanh nghiệp mà mục tiêu của PR là
3.1. PR giúp công chúng biết đến doanh nghiệp
Các doanh nghiệp và các tổ chức thương mại đang có xu hướng lập các
kế hoạch và chương trình PR để tăng cường khả năng kinh doanh của mình.
Các công ty có thể tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia về PR để hoạch định
các chiến lược tiếp thị sản phẩm với mục đích làm sao sản phẩm của công ty
được biết đến bởi khách hàng một cách nhiều nhất và nổi bật hơn so với các
đối thủ. Các chuyên gia sẽ đóng vai trò là người phát ngôn của công ty và giải
quyết các vấn đề liên quan tới truyền thông, đặc biệt là làm sao để tạo ra được
nhiều bài báo mang tính tích cực về công ty. Thông thường các công ty thực
hiện những hoạt động mang tính cống hiến như từ thiện, quỹ học bổng và các
tổ chức phi lợi nhuận khác nhằm đạt được những tình cảm tốt đẹp của công
chúng.

3.2. PR kêu gọi tài trợ
Rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận sử dụng truyền thông nhằm kêu gọi đầu
tư cho những nỗ lực của họ. Những hoạt động mang giá trị tin tức như lễ ký
kết giữa những nhân vật danh tiếng hay lễ trao tài trợ chính thức luôn lôi kéo
sự quan tâm của giới truyền thông. Trong những sự kiện như vậy, tất cả mọi

14



đối tượng đều có lợi. Các công ty hay các nhà tổ chức đều dành được sự trân
trọng của công chúng, sự tham gia của họ giúp kêu gọi thêm nhiều tài trợ hoặc
làm dày thêm danh sách những người đóng góp, và hoạt động từ thiện bản
thân nó đã kêu gọi được tài trợ cần thiết để hoạt động.
3.3. Củng cố hình ảnh trước công chúng
Các tập đoàn thường củng cố danh tiếng của họ trong mắt công chúng
bằng cách góp tiền vào việc hỗ trợ cộng đồng như xây dựng thư viện hoặc cải
tạo công viên công cộng. Các công ty phải tìm cách thay đổi hoặc điều chỉnh
các chiến lược tiếp thị để xây dựng những hình ảnh tốt đẹp về bản thân. Chỉ có
cái mới, cái sáng tạo mới luôn làm cho công chúng nhớ về mình.

3.4. PR đưa sản phẩm đến với công chúng.
Điều thiết yếu của PR là phải tác động vào tâm lí khách hàng, đưa thông
tin cần thiết và nổi bật của sản phẩm vào trong nhận thức của họ để họ luôn
biết về sự tồn tại của sản phẩm. Điều đặc biệt là cho dù công ty làm gì, tham
gia vào một sự kiện hay đóng góp từ thiện ở đâu đó, thì cũng cần phải liên lạc
với một đối tượng thứ ba về công việc đang làm: phải nói cho họ biết công ty
đã đóng góp gì cho cộng đồng, dù ít hay nhiều nhưng miễn là công ty có nhiều
cơ hội để tiếp xúc với công chúng. Điều này sẽ hỗ trợ cho những nỗ lực PR và
quảng cáo của công ty.

15


Chương II. Vai trò và những ảnh hưởng của PR
1. Vai trò của PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong
phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn
tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm

hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa
thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Có thể nói việc tạo dựng thương hiệu là
một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những sản phẩm
của công ty mới xuất hiện trên thị trường. Thương hiệu được xây dựng bằng
sự tổng hợp của nhiều công cụ, bao gồm cả quảng cáo, quan hệ công chúng,
tài trợ, các sự kiện…Mỗi biện pháp có tác dụng nhất định nhưng quan hệ công
chúng là biện pháp hiệu quả và ngày càng thể hiện tính ưu việt hơn hẳn. “2/3
các vị giám đốc marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai
trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu”
(nguồn “Marketing report”, 1999).
Khi khách hàng tiếp xúc với quá nhiều thông tin cùng một lúc, họ sẽ phân
vân khi chọn mua sản phẩm. Chính thương hiệu giúp họ tiết kiệm thời gian và
nhanh chóng đưa ra các quyết định của mình. Làm sao khách hàng có thể biết
một cách chính xác điện thoại di động Nokia tốt hơn các loại điện thoại di
động khác? Tại sao khi hỏi đồ điện tử điện lạnh nào tốt nhất, câu trả lời của
nhiều người là “Sony”? Tại sao khi ngân hàng Ngoại Thương tung ra sản
phẩm mới là thẻ rút tiền tự động Connect 24 thì nó nhanh chóng được chấp
nhận rộng rãi? Đó là vấn đề về thương hiệu. Khách hàng tin vào những

16


thương hiệu quen thuộc và nổi tiếng vì những cái tên đó giúp họ cảm thấy an
toàn trong mua sắm. Việc gì họ phải để ý đến sản phẩm của một hãng mà họ
không biết tên tuổi trong khi họ có sẵn trong đầu tên của một vài hãng nổi
tiếng mà họ biết từ lâu? Vậy làm sao để sản phẩm của một thương hiệu mới
được thị trường chấp nhận? Đó sẽ là một phần công việc của PR.
PR là một công cụ truyền thông mạnh mẽ mà khi sử dụng một cách hợp lí
và hiệu quả sẽ giúp các thương hiệu nhỏ đạt được những thành công lớn và
giúp các thương hiệu lớn giữ vững được vị trí của mình. Xây dựng thương

hiệu bằng PR tốn nhiều thời gian và sự sáng tạo hơn, nhưng nó để lại dấu ấn
lâu hơn và vững bền hơn so với quảng cáo vì quảng cáo chỉ là sự “bùng nổ”
nhất thời và từng giai đoạn. PR còn là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong
lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các họat
động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các doanh
nghiệp từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội
từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vui chơi giải
trí, y tế.
Một vấn đề nữa về thương hiệu ở Việt Nam là hàng nội và hàng ngoại.
Hiện nay người Việt Nam vẫn còn tâm lí thích dùng hàng ngoại vì họ nghĩ
rằng hàng ngoại tốt hơn mặc dù trên thực tế có thể không phải như vậy. Một ví
dụ điển hình là thuốc chữa bệnh. Khách hàng vẫn thích dùng thuốc nhập ngoại
trong khi đó Việt nam đã sản xuất được các loại thuốc rẻ hơn nhiều cho cùng
mặt hàng và cũng đã được các chuyên khoa chứng minh là có tác dụng ngang
bằng. Làm sao có thể thuyết phục được bệnh nhân tin vào tác dụng của thuốc
nội? Đây cũng là một vấn đề về thương hiệu mà trong đó vai trò của PR có dịp
được thể hiện. Hiện nay có rất nhiều cuộc hội thảo về thuốc của các công ty
17


nước ngoài ở Việt Nam, trong đó các nhà sản xuất thuốc đã mời y bác sĩ ở
nhiều nơi đến dự. Trong những buổi hội thảo này, các nhà sản xuất đã cung
cấp những thông tin cần thiết về thuốc, đồng thời có thể cung cấp thêm những
kiến thức y khoa cho mọi người, và đây cũng là dịp các y bác sĩ thảo luận và
học hỏi nhau. Những cuộc hội thảo như thế có thể coi là một chiến lược PR
hiệu quả mà các nhà sản xuất thuốc Việt Nam cần phải học hỏi. Trong vấn đề
này, PR có thể là mối quan hệ trực tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa dược sĩ
và người mua thuốc. Và chính bác sĩ, dược sĩ sẽ là những người tuyên truyền
giới thiệu cho thuốc nội để bệnh nhân có cái nhìn đúng hơn về sản phẩm.


Như vậy, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng
bá thương hiệu, thông qua các chương trình hành động được thiết kế và hoạch
định tỉ mỉ, cẩn thận các doanh nghiệp có thể gặt hái được sự thừa nhận của
công chúng và thông tin đến công chúng những họat động và mục tiêu của
doanh nghiệp.
Ngoài ra, PR còn để làm mới thương hiệu và nâng tầm thương hiệu. Về
vấn đề này, PR làm tốt hơn quảng cáo. Các chiến lược của PR là hướng tới
khách hàng mục tiêu và rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách
hàng đồng thời nhằm tác động vào tâm lí khách hàng với mong muốn nhận
được sự chú ý của họ. Trong môi trường nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện
nay thì đó là một điều rất khó khăn, nhưng nếu doanh nghiệp đã tạo được một
thương hiệu trong tâm trí khách hàng rồi thì việc duy trì được sự quan tâm đó
một cách lâu dài và trung thành nhất đòi hỏi nỗ lực rất lớn của người làm PR.
Vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn luôn làm mình trở nên nổi bật. Tự làm
mới mình bằng các hoạt động sáng tạo của PR có thể làm thay đổi thái độ và
nhận thức của khách hàng về công ty, nâng cao hiểu biết của họ về sản phẩm.
18


Điều đó cũng có nghĩa giá trị của thương hiệu đã được nâng lên. Nhiều lúc chỉ
một hành động, một chi tiết nhỏ của quan hệ công chúng thôi cũng đã có thể
mang lại những hiệu quả rất lớn mà ít tốn kém cho doanh nghiệp.
2. PR nâng cao khả năng bán hàng và tăng lợi nhuận

Làm thế nào để thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm? PR sẽ
chưa được gọi là thành công khi công ty chưa thuyết phục được khách hàng
tin vào sản phẩm của mình. Và niềm tin ấy được thể hiện bằng hành động cụ
thể trong việc khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm của công ty chứ không phải
của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí chiến lược PR thành công có thể tạo ra nhu
cầu mới cho khách hàng chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu có sẵn của khách

hàng. Khách hàng ngày càng nhận thức cao và trở nên khó tính, nên việc
thuyết phục họ trở thành một thách thức đối với các doanh nghiệp và cũng tạo
ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các đối thủ, nhưng qua đó vai
trò của PR càng được coi trọng.
Thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện
trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng,
phong phú nên dễ tin cậy và dễ được công chúng chấp nhận hơn. Nhờ hoạt
động PR mà doanh nghiệp đã nhận được cảm tình của người tiêu dùng, do đó
sẽ thu hút được khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn. Quan trọng nữa là dựa
vào hiệu ứng truyền miệng của đám đông và báo chí mà công ty sẽ đảm bảo
được năng suất tiêu thụ sản phẩm.

19


3. Một số vai trò khác của PR

Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Các doanh
nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực (như các chương
trình biểu diễn nghệ thuật, các khoản đóng góp từ thiện) qua đó nó rất gắn bó
với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng sự gần gũi, thân thiện hơn
nhiều đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn
chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của kem đánh răng P/S đã khám, chữa răng
miễn phí cho rất nhiều người các vùng khác nhau; Vì thế mà các thương hiệu
này được người tiêu dùng yêu mến tin tưởng và lựa chọn.
Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến
khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các
thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ
thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một
thương hiệu. Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng

rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận
động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho
bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ
thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công
chúng.
Làm PR nghĩa là xây dựng toàn bộ hình ảnh chính thống của một doanh
nghiệp, cả nội bộ lẫn bên ngoài, nghĩa là PR không chỉ xây dựng mối quan hệ
với khách hàng mà còn nâng cao tinh thần trong nội bộ của doanh nghiệp và
nâng cao truyền thông nội bộ. Điều đó sẽ giúp công ty có tính thống nhất,

20


đoàn kết và cũng tạo ra một hình ảnh đẹp mắt về công ty. Ngoài ra PR có thể
hỗ trợ cho việc tuyển dụng và duy trì được chất lượng của đội ngũ nhân viên.
Quan hệ công chúng liên quan đến việc quản trị các công việc, giúp các
nhà quản lý nắm được thông tin cũng như khả năng đáp ứng lại những phản
ứng của công chúng để phục vụ những nhu cầu của công chúng. PR còn có
nghĩa là phải giúp doanh nghiệp đối phó với các sự cố rủi ro và tránh khủng
hoảng. Đó có thể là những vấn đề liên quan đến giải quyết các khiếu nại, bồi
thường cho khách hàng hoặc giải quyết các sự cố của khách hàng khi dùng sản
phẩm; hoặc PR có thể là cảnh báo về nguy cơ hàng giả và tuyên truyền chống
hàng giả. Chính điều này đã tạo được lòng tin của khách hàng đối với hoạt
động và sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần hết sức tỉnh táo với các
hoạt động này vì rất có thể thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị tẩy chay và
doanh nghiệp sẽ phải trả giá vì sự dễ dãi trong xử lý các sự cố.
Khách hàng biết thông tin về sản phẩm và đánh giá sản phẩm chủ yếu là
qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ tin vào những lời nhận xét khách
quan của các chuyên gia. Bất kì một thông tin tốt hay xấu nào liên quan đến
sản phẩm đều ảnh hưởng tới tâm lí mua hàng. Vào năm 2005, trên báo chí

xuất hiện thông tin: Cơ quan chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ khuyến cáo
người dân nước này dùng tương ớt Chinsu vì có chứa hàm lượng độc tố 3MCPD, một chất gây ung thư, vượt quá ngưỡng cho phép. Thông tin đã khiến
người tiêu dùng Việt Nam lo lắng và hạn chế tiêu thụ sản phẩm này trong
nước, thậm chí là một số sản phẩm khác của hãng, mặc dù các cơ quan chức
năng vẫn chưa chứng minh được sản phẩm Chinsu trong nước có vi phạm vệ
sinh an toàn thực phẩm hay không. Trong thời gian này, công ty Vitecfood
(hãng sản xuất tương ớt Chinsu) đã phải làm việc với các cơ quan chức năng
21


và đã chứng minh được rằng các sản phẩm của hãng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm, và nước tương Chinsu ở thị trường Bỉ chỉ là hàng giả. Thông
tin này đã nhanh chóng được phát đi trên tất cả các phương tiện truyền thông.
Nhờ vậy công ty mới dần lấy lại được niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên, để
củng cố thêm niềm tin của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, công ty
đã cho thu hồi lại tất cả những sản phẩm cũ đang có mặt trên thị trường. Đây
là một biện pháp tâm lí tốt của chiến lược PR. Qua đây ta cũng thấy rằng mối
quan hệ với truyền thông là yếu tố quyết định sự thành công trong việc giải
quyết các khủng hoảng của công ty vì trong quá trình Vitecfood đối mặt với
vấn đề rắc rối này, mọi hoạt động của công ty đều phơi bày trên các phương
tiện truyền thông nên kết quả về sự “vô tội” của công ty đươc khách hàng tin
và chấp nhận.
Để đạt được hiệu quả cao trong phát triển thương hiệu và tiếp thị, doanh
nghiệp cần phải tiến hành PR một cách thường xuyên, có kế hoạch và gắn
hoạt động PR với các hoạt động khác.

Chương III. Các phương thức thực hiện PR
1. Tổ chức các sự kiện
Tổ chức các sự kiện là một trong những hoạt động chính của quan hệ
công chúng. Để gây được sự chú ý của khách hàng cũng như các phương tiên

truyền thông, các doanh nghiệp đã tạo ra những chương trình, những sự kiện
như khai trương, khánh thành, các lễ kỉ niệm, festival…nhằm xây dựng
thương hiệu cũng như tạo được mối quan hệ gần gũi hơn với những khách
hàng mục tiêu. Đây sẽ là dịp tốt để khách hàng biết nhiều hơn về doanh

22


nghiệp, hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo niềm tin và
lòng tự hào riêng cho đội ngũ nhân viên, góp phần củng cố quan hệ giữa các
bộ phận và gia tăng khả năng tuyên truyền từ chính những nhân viên trong
doanh nghiệp. Tham gia các sự kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các
chương trình quảng cáo, tuyên truyền. Cũng cần lưu ý rằng sự tham gia tràn
lan các sự kiện thường làm cho doanh nghiệp phải chi phí quá nhiều, trong khi
ấn tượng về thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị xem nhẹ. Vì thế nên chọn
lọc các sự kiện có liên quan và gắn bó với thương hiệu và cần có sự đầu tư
thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của của công chúng.
Chương trình Lời tri ân ngọt ngào do các công ty kinh doanh bánh ngọt
thực hiện nhân ngày 20-11 năm 2005 là một sự kiện đáng chú ý. Công ty Hỷ
Lâm Môn, Maxim’s, Givral, bánh kem Kaki, bánh kem Đại Mỹ đã phối hợp
cùng một số ca sĩ nổi tiếng dành tặng thầy cô món quà bất ngờ - những chiếc
bánh kem thật ngọt ngào, như tình cảm tri ân sâu đậm của học trò đối với thầy
cô. Rõ ràng họ đã thu hút được tình cảm của khách hàng với thương hiệu của
mình khi tạo sự kiện dựa trên truyền thống tôn sư trọng đạo của nước ta.
Một sự kiện nữa cũng không kém phần ấn tượng trong thời gian gần đây
là việc hỗ trợ thực hiện đĩa đơn Đứa bé của nhạc sĩ Minh Khang. Kim Lợi
TDK, HT Production và Viết Tân Studio đã được báo chí ca ngợi và rất nhiều
người nhớ đến qua chương trình thu âm ca khúc trên cùng sự hợp tác của 60
ca sĩ, người mẫu, diễn viên, cầu thủ. Một kỷ lục mới về thu âm tại Việt Nam
nhằm mục đích từ thiện, gây quỹ cho trẻ em nghèo, mồ côi đón Xuân Bính

Tuất. Hiệu quả về thương hiệu chắc chắn sẽ xuất hiện đối với Kim Lợi TKD,
HT Production và Viết Tân Studio sau sự kiện này.

23


2. Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông
Đây là các hoạt động nhạy cảm và rất quan trọng. Gồm các công việc là:
Tổ chức họp báo để giới thiệu sản phẩm mới và lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp; soạn thảo các thông cáo báo chí, tổ chức các buổi thông tin, chỉ dẫn
mang tính cập nhật cho các nhà báo về hàng hoá và hoạt động của doanh
nghiệp, đặc biệt khi giới thiệu những thương hiệu mới mà doanh nghiệp sẽ
kinh doanh; sắp xếp các cuộc phỏng vấn, phóng sự đặc biệt về doanh nghiệp
và về tư vấn tiêu dùng hàng hoá. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong
việc cung cấp thông tin và kích thích sự nhập cuộc của báo chí, có thể sử dụng
chiến thuật “rò rỉ” thông tin hoặc tạo ra những tin đồn. Chiến thuật này không
chỉ gây sự tò mò cho báo giới mà còn hấp dẫn cả các đối tượng khác như các
nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và ngay cả nhân viên của doanh nghiệp.
3. Tài trợ
Một kế hoạch khác trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty là
những chương trình tài trợ. Kế hoạch này bao gồm cả tài trợ từ thiện (học
bổng, cứu trợ) lẫn tài trợ thương mại (chương trình ca nhạc thể thao…gắn liền
với tên sản phẩm hay công ty). Các hoạt động tài trợ và từ thiện cần trước hết
xuất phát từ mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng, bên cạnh đó mới quảng
bá thương hiệu. Các chương trình cho hoạt động này cần thiết thực, phù hợp
với hoàn cảnh thực tế và không quá lạm dụng quảng cáo vì rất có thể sẽ tạo ra
tác dụng ngược, gây khó chịu cho đối tượng được tuyên truyền. Hoạt động tài
trợ cộng đồng và từ thiện thường được sử dụng trong quá trình quảng bá
thương hiệu, doanh nghiệp, bởi trong trường hợp này hình ảnh về một doanh
nghiệp dễ được chấp nhận hơn là hình ảnh về một hàng hoá cụ thể.


24


Ví dụ như công ty sữa tươi Vinamilk với quỹ học bổng “Ươm mầm tài
năng trẻ” hàng năm đã trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó với
số tiền hàng năm lên đến hàng tỉ đồng và hoạt động ở khá nhiều tỉnh địa
phương. Quỹ học bổng này một mặt nhằm khích lệ ý chí vươn lên của những
em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mặt khác tạo được thiện cảm
trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra công ty viễn thông quân đội Vietel cũng đã
cùng với đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Một thời hoa lửa”
nhân ngày 27/7, để thể hiện lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh
vì độc lập tự do của dân tộc.
4. Hoạt động công ích
Các công ty có thể nâng cao uy tín của mình bằng cách đóng góp tiền bạc
và thời gian cho những sự nghiệp chính đáng. Ví dụ như công ty nước giải
khát Tribeco đã trích 100đ mỗi chai nước bán được để giúp xây dựng nhà tình
nghĩa cho các cụ già neo đơn không nơi nương tựa. Những ngày gần đây, trên
các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về sự thiệt hại của cơn bão
Chanchu. Đã có rất nhiều doanh nghiệp trích tiền để đóng góp giúp đỡ các gia
đình ở khu vực miền Trung xoa dịu nỗi đau. Đây là những nghĩa cử cao đẹp,
tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng.
5. Tin Tức
Thông tin về công ty, sản phẩm và con người của công ty đó luôn là
những ẩn số mà khách hàng muốn biết. Những thông tin này có thể giúp
khách hàng hiểu thêm về công ty về sản phẩm từ đó có thêm niềm tin về sự
lựa chọn của mình. Vì vậy các doanh nghiệp nên tìm cách chia sẻ thông tin
này để ngày càng gần gũi hơn với khách hàng mục tiêu của mình. Thông tin

25



×