Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

BỒI DƯỠNG kĩ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO học SINH GIỎI lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.76 KB, 48 trang )

Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
ở tiểu học: Phần2
Biên soạn : Vũ Xuân Thắng

Chương III
1.
2.

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH GIỎI
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt là một việc làm lâu dài và
đồng bộ trong giờ chính khoá và giờ học tự chọn, trong tất cả các phân
môn tiếng Việt. Dựa vào mục tiêu và nội dung dạy học Tiếng Việt, ta có
thể chia phạm vi kiến thức và kĩ năng tiếng Việt cần bồi dưỡng cho học
sinh thành ba nội dung lớn: Tri thức tiếng Việt, tiếp nhận ngôn bản, tạo
lập ngôn bản. Mỗi nội dung dạy học lại có thể được chia nhỏ hơn thành
từng mạch kiến thức - kĩ năng. Vì các nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi
được xây dựng theo nguyên tắc thực hành, chúng được thiết kế thành hệ
thống bài tập nên chúng ta sẽ đi vào xác định các kiến thức và kĩ năng
cơ bản theo từng mạch kiến thức, kĩ năng cần bồi dưỡng cho học sinh,


mô tả, phân tích các kiểu dạng bài tập theo từng mạch kiến thức, kĩ năng
này. Đặc biệt, chúng ta sẽ tập trung chỉ ra những phạm vi kiến thức và kĩ
năng cần phải có để giải từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm tạo ra
sự thú vị cuả từng kiểu dạng bài tập, chỉ ra những điểm cần lưu ý khi
hướng dẫn học sinh thực hiện những bài tập này. Sau đây chúng ta sẽ đi
vào xem xét từng nội dung, từng mạch kiến thức - kĩ năng tiếng Việt cần
bồi dưỡng cho học sinh 1. CÁC TRI THỨC - KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
Các tri thức tiếng Việt, chủ yếu là các tri thức về từ và câu, được hình
thành trong các giờ học Luyện từ và câu và một phần trong giờ học


Chính tả có thể được chia thành 14 mạch kiến thức - kĩ năng sau: 1.1.
Ngữ âm - chữ viết - chính tả - kĩ năng phân tích cấu tạo tiếng và viết
đúng chính tả Các kiến thức liên quan đến ngữ âm, chữ viết, chính tả
gồm: cấu tạo âm tiết, quy tắc chính tả (quy tắc lựa chọn chữ ghi âm và
quy tắc viết hoa). Mạch kiến thức, kĩ năng này gồm các dạng bài tập sau:
1.1.1. Phân tích cấu tạo tiếng (âm tiết) Phân tích cấu tạo âm tiết là một kĩ
năng cần có để đọc đúng, đọc trơn "tiếng" và ghi lại đúng "tiếng" - viết
đúng chính tả các "chữ". Phân tích cấu tạo âm tiết gồm các kiểu bài tập:
1.1.1.1. Tách tiếng thành các bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh Ở những


bài tập yêu cầu tách tiếng thành phụ âm đầu và vần, học sinh sẽ gặp khó
khăn trong những trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết tiếng Việt.
Đó là khi mà âm và kí tự không có quan hệ 1-1, ví dụ trường hợp phụ
âm đầu được viết bằng “gi” mà vần lại bắt đầu bằng “i” như “gì”,
“giếng”, “giết” là trường hợp đặc biệt khó. Ví dụ bài tập sau: Âm đầu
của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì? Chúng được
viết bằng những con chữ nào? làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng
giêng, giếng khơi, gia đình. Âm đầu của tất cả các tiếng được in đậm ở
trên đều là âm “dờ”.Nó được ghi bằng “gi”(đọc là “di”) trong các chữ
“giữ,giặc,giã,gia”.Nó được ghi bằng “g” trong các chữ “gì,gìn,giết,
giêng,giếng”.Trong trường hợp thứ hai này,một mình con chữ “g” đại
diện cho cả chữ “gi” dùng để ghi âm “dờ”. Đây cũng chính là một điểm
tạo ra sự thú vị.
3.

1.1.1.2. Tìm các tiếng có cùng vần Những bài tập nâng cao cũng sẽ
chọn ngữ liệu là các trường hợp có sự bất hợp lí của chữ viết Tiếng
Việt.Chúng ta cần lưu ý để học sinh không bị chữ viết đánh lừa trong
các trường hợp như “cua / qua”, “hoa / qua”. Một kiểu bài tập khá thú vị



là tìm các tiếng được gieo vần ở trong đoạn thơ. Ngoài ra, dựa vào cách
gieo vần có thể tạo trò chơi vui nói câu có vần tự giới thiệu về mình, ví
dụ “Em tên là Hoa, em thích ăn quà”. Ai phản ứng chậm không nói được
ngay một câu có nghĩa thì bị xem là thua cuộc. 1.1.1.3. Giải đố chữ Giải
đố chữ là bài tập yêu cầu học sinh tìm được từ (chữ) phù hợp với câu đố.
Ví dụ: Còn sắc thì để nấu canh Đến khi mất sắc theo anh học trò. (Là
những chữ gì?) Đây là một kiểu bài tập thú vị vì tích hợp được cả kiến
thức về chữ viết ghi âm và sự hiểu biết về nghĩa của từ. Những cách gọi
đầu (phụ âm đầu), đuôi (vần hoặc âm cuối), thêm, bớt huyền, hỏi, ngã,
sắc, nặng (tên các dấu thanh) tạo ra những đồng âm thú vị. Ví dụ, ở câu
đố trên, “còn sắc” tức là còn dấu sắc là chữ chỉ thứ gì đó dùng để nấu
canh, khi “mất sắc” tức là mất dấu sắc lại thành chữ chỉ cái gì đó hay đi
cùng cậu học trò.Lời giải khá bất ngờ là chữ “bí” và chữ “bi”. 1.1.2. Viết
đúng chính tả Liên quan đến chính tả có các kiểu bài tập: 1.1.2.1. Dựa
vào quy tắc để viết đúng Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài không
phiên âm theo lối Hán Việt và viết hoa tên cơ quan, đoàn thể, tên các
danh hiệu, huân chương, huy chương được xem là khó nên có thể dùng
để ra đề thi học sinh giỏi. Viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài


không phiên âm theo lối Hán Việt phải theo quy tắc “ Viết hoa chữ cái
đầu mỗi bộ phận tạo thành tên và gạch giữa các tiếng trong mỗi bộ
phận”. Quy tắc này được xem là khó vì hai lẽ: Thứ nhất, nếu nghe đọc,
học sinh rất khó tách được tên thành các bộ phận để viết hoa chữ cái
đầu,ví dụ không phải HS nào cũng biết rằng tên người Nga đầy đủ có 3
bộ phận:tên, phụ danh (tên bố) và họ. Thứ hai, các tên nước ngoài có
những trường hợp trong âm tiết (tiếng) có phụ âm kép như “Mát -xcơva”, “Vla-đi-mia” khiến cho HS rất khó tách đúng các tiếng để gạch
giữa. HS cũng khó viết hoa tên cơ quan, đoàn thể, tên các danh hiệu,

huân chương, huy chương. Những tên này được viết theo quy tắc “Viết
hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên”. “Mỗi bộ phận” ở đây cần
được hiểu là một từ mà ranh giới từ trong tiếng Việt rất khó phân cắt.Đó
là chưa kể cách viết hoa các tên riêng này có nhiều trường hợp ngoại lệ,
ví dụ “hạng nhất” được xem là một từ hay hai từ thì cách viết “Huân
chương Lao động hạng Nhất” vẫn là trường hợp ngoại lệ. Những bài tập
chính tả sẽ thú vị hơn khi chúng ta chọn được những ngữ liệu có tần số
chính tả cao,có hiều từ ngữ cần viết hoa. Ví dụ bài tập sau được xem là
khó và thú vị: Những chữ nào cần viết hoa trong các cụm từ in nghiêng


dưới đây? Vì sao? Bác Hồ nói: "Non sông gấm vóc của chúng ta do phụ
nữ ta, trẻ cũng như già góp phần thêu dệt nên". Tiếp nối truyền thống
của Hai Bà Trưng và Bà Triệu, ngày nay, phụ nữ đã có những đóng góp
xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiểu biểu cho
những anh hùng của thời đại
4.

mới là 214 cô bác được nhận các danh hiệu cao quý: anh hùng lao
động, anh hùng lực lượng vũ trang. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là
một trong những tổ chức quần chúng lớn mạnh của nước ta. Hội đã được
Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: huân chương sao
vàng (1985), huân chương độc lập hạng ba (1997), huân chương lao
động hạng nhất (1998), huân chương độc lập hạng nhất (2000). (Theo
Những người phụ nữ xuất sắc - SGK Tiếng Việt 5) 1.1.2.2. Dựa vào
nghĩa để viết đúng Đây là những bài tập chính tả ngữ nghĩa. Để chọn
đúng dạng thức chữ viết cho những trường hợp này cần có sự hiểu biết
về nghĩa từ. Để có những bài tập thú vị có hai cách: Cách thứ nhất, lựa
chọn ngữ liệu có tần số chính tả cao,nhất là chứa hiện tượng đồng âm, ví
dụ bài tập: Ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ (tiếng) gì bắt đầu



bằng d, gi hoặc r? a) Nam sinh … trong một … đình có truyền thống
hiếu học. b) Bố mẹ … mãi, Nam mới chịu dậy tập thể … c) Ông ấy nuôi
chó … để … nhà. d) Tớ vừa … tờ báo ra, đang đọc … thì có khách. e)
Đôi … này đế rất … g) Khi làm bài, không được … sách ra xem, làm
thế … lắm. Để viết đúng l/ n, ngữ liệu sau được xem là hay: Tôi làm
nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh mặt nước,
ngày này qua tháng khác, tôi chăm lo đưa khách qua lại trên khúc sông
này. Tôi thuộc lòng nơi nào lòng sông nông sâu, nơi nào nước thường
chảy xiết. Để viết đúng d/ gi/r, ngữ liệu sau được xem là hay: Lũ nhỏ trò
chuyện ríu ran Róc rách nước chảy miên man suốt ngày Người cười rúc
rích vui thay Rinh rích tiếng dế đêm nay ngoài vườn Ríu ra ríu rít đến
trường Râm ran cười nói trên đường vui sao Tiếng vỗ tay nghe rào rào
Rộn ràng tiếng trống xôn xao trong đầu Tiếng sáo réo rắt nơi đâu Ra rả
tiếng chú ve sầu ngân vang (Theo Toán Tuổi thơ) Cách thứ hai là xây
dựng bài tập chính tả dưới dạng đố vui - câu đố tìm những từ có hiện
tượng chính tả. Ví dụ thi tìm nhanh các từ láy được bắt đầu bằng “n”
hoặc “ l ”, thi đặt câu toàn những từ chứa hiện tượng chính tả hay mắc
lỗi,ví dụ như chữa viết lẫn g/r cho học sinh miền Tây Nam Bộ sẽ có đáp


án là câu: "Bắt con cá rô bỏ vào rổ, nó kêu rột rẹt.",chữa lỗi lẫn l/n cho
học sinh phương ngữ Bắc sẽ có đáp án là các câu: - Năm nay non nước
nơi nơi Ấm đẹp lòng người lúa lổ (trổ) lung linh - Lờ / nờ lo lắng nấu
nung
5.

Luyện lưỡi lanh lợi là lòng lâng lâng - Anh nuôi làm lụng bên bếp
lửa, vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi. Ngoài ra còn có dạng bài tập nâng cao

yêu cầu tìm tiếng không có khả năng tạo từ, tức là tìm những tiếng
không có ở trong từ tiếng Việt,ví dụ bài tập: Những tiếng nào được ghi
lại trong mỗi dãy sau không có trong từ tiếng Việt? rữ - dữ - giữ run dun - giun rễ - dễ - giễ rung - dung - giung rãi - dãi - giãi rứt - dứt - giứt
rò - dò - giò rã - dã - giã rân - dân - giân rác - dác - giác rỗ - dỗ - giỗ
(Đáp án: các tiếng được ghi: rữ, giễ, giân, giung, giứt không có trong từ
tiếng Việt. Lưu ý: dun mang nghĩa là đẩy từ phía sau, dun có trong từ
dun dủi nghĩa là xui khiến nên từ một nguyên nhân thần bí nào đó, dác
có nghĩa là phần gỗ non, sát vỏ của cây, dác còn có trong từ dáo dác
nghĩa như nháo nhác). Đây là một bài tập khó vì để làm được bài tập
này, học sinh cần có vốn từ nhiều, đồng thời phải nắm chắc dạng thức


chính tả của từ. 1.1.2.3. Kiểu bài tập chữa lỗi chính tả Dạng bài tập này
cho sẵn những từ, câu, đoạn viết sai chính tả, yêu cầu HS chữa lại cho
đúng. Bài tập sẽ được tăng độ khó khi có tần số lỗi cao, ví dụ bài tập:
Đoạn văn sau đã bỏ đi các dấu câu và viết sai các tên riêng nước ngoài.
Hãy viết lại đoạn văn cho đúng chính tả: Đỉnh ê vơ rét trong dãy hi ma
lay a là đỉnh núi cao nhất thế giới những người đầu tiên chinh phục được
độ cao 8848m này là ét man hi la ri (người niu di lân) và ten sing no rơ
gay (một thổ dân vùng hi ma lay a) ngày nóc nhà thế giới này bị chinh
phục là 29 - 5- 1953. (Theo Tân từ điển bách khoa toàn thư) Đặc biệt có
loại bài chính tả chữa lỗi dưới dạng bài tập vui, kết hợp chữa các lỗi về
logic. Chúng sẽ trở thành các ngữ liệu để tổ chức các trò chơi vui học
tiếng. Ví dụ: Mời các bạn nghiên cứu để xem ngoài lỗi chính tả còn
những lỗi gì nữa? Hãy chữa lại cho đúng: "Dũng dật mình troàng thức
rấc... Đúng núc đó, đồng hồ quả lắc treo trên tường cũng đổ truông
1h40'. Bên ngoài, giữa màn đêm tĩnh mịch, vẳng nại tiếng gà mái nhảy
ổ: "ò, ó, o, o...". Dũng nại đứng bên cửa xổ nhìn ra xân. Ngoài trời tối
đen như mực, khiến tro Dũng không nhìn thấy dì cả. Trên bầu chời đen
kịt không có nấy một gợn mây. ở góc sân, trú mèo đang nằm cạnh gốc



cây cau, nghếch đầu nên ngắm chăng. Bất chợt, Dũng thấy nành lạnh.
"Trắc hẳn nà dó mùa đông bắc chàn về rồi đây!" - Dũng thầm nghĩ.
Dũng quay chở lại dường và ngủ tiếp. Xáng mai Dũng còn phải giậy
xớm để đi nao động hè nữa cơ mà. "Thế mà đã gần một dưỡi sáng rồi cơ
đấy! Nhanh thật..." (Theo Dương Đức Kiên Toán Tuổi thơ) Có 27 chữ
viết sai chính tả đã được chữa lại là: giật mình, choàng tỉnh giấc, đúng
lúc đó, đổ chuông, vẳng lại, Dũng lại đứng, cửa sổ, nhìn ra sân, khiến
cho, không nhìn thấy gì, bầu trời, không
6.

có lấy, chú mèo, nghếch đầu lên, ngắm trăng, lành lạnh, chắc hẳn
là gió mùa đông bắc tràn về, quay trở lại giường, sáng mai, dậy sớm, lao
động, một rưỡi. Lỗi về lô gic: - Đồng hồ quả lắc không đổ chuông vào
lúc 1h40'. - Gà mái không nhảy ổ vào ban đêm. - Gà mái không gáy “ò,
ó, o,o...”. - Trời đã tối đen như mực thì không thấy mây, không thấy chú
mèo và không có trăng được. - Gió mùa đông bắc không thổi vào mùa
hè. - Dũng thức giấc là 1h40' nhưng ngủ lại là 1h30' là vô lí. 1.2. Đơn vị
từ, câu - kĩ năng xác định đơn vị từ câu, phân cắt ranh giới từ và tách
đoạn thành câu 1.2.1. Khái niệm từ - phân cắt ranh giới từ Trong chương


trình tiểu học, không có bài lí thuyết về khái niệm từ. Như chúng ta đã
biết, nhận diện từ trong câu là một vấn đề rất khó của tiếng Việt. Định
nghĩa về từ không thể giải thích được triệt để các trường hợp. Vì vậy,
không phải với bất kì tổ hợp nào cũng có thể yêu cầu học sinh tiểu học
xác định đó là một từ hay hai từ, không phải bất kì câu nào cũng có thể
đưa ra yêu cầu các em phân cắt đơn vị từ. Vì vậy, trước hết, chúng ta
phải chọn các từ tiêu biểu, dễ dàng được các nhà Việt Ngữ học cho rằng

đó là một từ. Tốt nhất là đưa ra các đoạn văn không có những tổ hợp
trung gian, khó xác định là một hay nhiều từ. Các từ đưa ra ở đây được
chọn lọc thuộc trường hợp dễ xác định đường ranh giới khi chúng ở
trong câu. Đó là trường hợp từ láy ví dụ: long lanh, xinh xắn, từ ghép
ngẫu hợp, ví dụ: tắc kè, mồ hóng. Đó là trường hợp từ ghép điển hình,
bao gồm từ ghép có ít nhất một hình vị không độc lập như xanh lè, đỏ ối,
thẳng tắp, từ ghép biệt lập kiểu như: tai bồng (ốc xe), chân vịt (của tàu
thủy), cánh gà (hai bên sân khấu), đầu ruồi (một bộ phận của súng),
(quạt) tai voi, (cổ) lá sen,...từ ghép hợp nghĩa cá thể, kiểu như: cơm
nước, nhà cửa, thuyền bè, chợ búa...từ ghép phân nghĩa một chiều do các
hình vị tự do có nghĩa tạo nên những hình thức cấu tạo chặt chẽ như:


máy bay, máy tiện, nhà máy, xe đạp,... các từ ghép Hán Việt kiểu như:
chính quyền, học sinh, giáo viên,... Trên thực tế, ít có bài tập chỉ có một
yêu cầu tách câu thành từ nhưng để thực hiện những bài tập thuộc các
mạch kiến thức - kĩ năng khác, ví dụ tìm các từ trong câu theo kiểu cấu
tạo đã cho, theo từ loại đã cho, trước hết HS cần phải phân cắt đúng
đường ranh giới từ. Ví dụ do phân cắt ranh giới từ sai, cho "quả xôi",
"bánh chưng", "bánh giầy" là hai từ nên nhiều học sinh không tìm được
các từ ghép trong hai câu thơ: "Dân dâng một quả xôi đầy. Bánh chưng
mấy cặp, bánh giầy mấy đôi" (xem thông tin 5 - Một số đề thi học sinh
giỏi Tiếng Việt). Bài tập về khái niệm từ và phân cắt ranh giới từ dành
cho HS giỏi về nội dung này thường có hai dạng sau: 1.2.1.1. Xác định
một tổ hợp hai tiếng nào đó là một từ hay hai từ Cần chọn các tổ hợp hai
tiếng chứa hiện tượng đồng âm cú pháp để tạo nên tính thú vị của của
bài tập.Ví dụ bài tập sau: Trong mỗi cặp câu sau, bộ phận in đậm trong
câu nào là một từ? Vì sao? a) Cánh én dài hơn cánh chim sẽ. Mùa xuân
đến, những cánh én lại bay về. b) Cánh gà rất ngon.



7.

Một chị đứng lấp ló sau cánh gà để xem. c) Tay người có ngón
ngắn ngón dài. Những vùng đất hoang đang cho tay người đến khai phá.
d) Cái xe đạp này nặng quá, tôi vác không nổi. Xe đạp nặng quá, phải tra
dầu vào mới đi được. Hai tiếng đã cho bao giờ cũng là hai tiếng có quan
hệ chính phụ. Đó là trường hợp khó phân định là một từ hay hai từ nhất
trong tiếng Việt. Để giúp HS xác định tổ hợp hai tiếng này là một từ hay
hai từ, chúng ta cần dựa vào tính chặt chẽ của từ về mặt cấu tạo, nghĩa
và trọng âm. Để xác định tính chặt chẽ về cấu tạo, chúng ta dùng thao
tác chêm xen, ví dụ "cánh gà" là hai từ khi nói về một bộ phận của con
gà nên nó có thể thêm "của" để thành "cánh của gà". Khi là một từ,
"cánh gà" chỉ hai bên màn sân khấu, lúc này nó có kết cấu chặt chẽ,
không thể thêm yếu tố nào vào giữa "cánh" và "gà". Để xác định tính
chặt chẽ về nghĩa, chúng ta thử xác định có yếu tố (tiếng) nào trong tổ
hợp này mờ nghĩa hoặc cả tổ hợp có sự chuyển nghĩa không. Ví dụ,
trong tổ hợp "tay người" với tư cách là một từ, "tay" đã mờ nghĩa không
còn chỉ một bộ phận của người mà mang nghĩa là người; trong tổ hợp
"bánh dẻo" với tư cách là một từ, "dẻo" đã mờ nghĩa, gắn rất chặt với
"bánh" để gọi tên một loại bánh nên mới có thể nói được "Bánh dẻo này


để lâu, cứng như vậy thì còn ăn làm sao được". Để xác định tính chặt
chẽ về mặt ngữ âm, chúng ta xác định tổ hợp này có một hay hai trọng
âm. Ví dụ "cánh gà" lúc là một từ được phát âm gần như là "canh gà" vì
lúc này chỉ có "gà" có trọng âm, "cánh" không có trọng âm. 1.2.1.2.
Ghép các tiếng đã cho để tạo từ Ví dụ: Cho 3 tiếng thân, thương, mến,
hãy tạo thành các từ có hai tiếng. Kiểu bài tập này có thể dùng để tổ
chức trò chơi thi tìm nhanh, tìm nhiều từ có các tiếng đã cho. Bài tập sẽ

rất thú vị nếu ta chọn được ngữ liệu là các tiếng có khả năng tạo từ lớn,
có tính năng sản.Những bài tập có ngữ liệu như vậy gọi là bài tập đa trị.
Về lí thuyết, với số lượng tiếng là n(n>1), khả năng tạo số lượng từ hai
tiếng tối đa sẽ là n(n-1)(n-2)…(n-(n-1) Ví dụ, với ba tiếng sẽ tạo được
nhiều nhất là 6 từ,với 4 tiếng tạo được nhiều nhất là 24 từ. Chẳng hạn
như ví dụ trên ta tạo được 6 từ: thân thương, thân mến, thương thân,
thương mến, mến thương, mến thân. 1.2.2. Khái niệm câu - xác định đơn
vị câu Chương trình Tiếng Việt mới không đưa ra định nghĩa về câu.
Câu là một đơn vị được mặc nhiên thừa nhận như một tiên đề trong dạy
học Tiếng Việt. Bản chất của câu là diễn đạt một ý trọn vẹn. Đây là dấu
hiệu quan trọng nhất của khái niệm câu. Câu ứng với một kiểu cấu tạo


nhất định, một ngữ điệu nhất định (trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình
thức là mở đầu bằng một chữ viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu).
Bài tập xác định đơn vị câu có dạng phổ biến là: 1.2.2.1. Tách đoạn
thành câu, điền dấu, viết hoa Loại bài tập này thường được dùng nhiều
để viết đúng dấu câu, ít được sử dụng trong các đề tiếng Việt nâng cao.
Muốn xây dựng các bài tập dành cho học sinh giỏi, cần tìm được các
ngữ liệu là đoạn văn có thể tách thành câu theo nhiều cách khác nhau để
tạo bài tập đa trị, ví dụ: Hãy dùng dấu chấm tách đoạn lời sau thành 3
câu theo hai cách khác nhau và viết hoa cho đúng: Linh với Minh là đôi
bạn thân từ nhỏ hai bạn học chung một lớp từ lớp 1 đến lớp 5 hai bạn
đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
8.

Về đơn vị câu, bài tập dành cho HS giỏi thường có các kiểu sau:
1.2.2.2. Bài tập yêu cầu nhận diện một đoạn lời là câu hay không là câu
Thực tế cho thấy HS thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ
là câu do không phân biệt được định ngữ và vị ngữ. Lại có trường hợp

HS không nắm được có những động từ nhất thiết phải có bổ ngữ nên khi
viết các em đã sản sinh ra những câu thiếu thành phần. Vì vậy, về nội


dung, các đoạn lời đưa ra để xét là câu hay chưa thường tập trung dự
phòng các loại lỗi này. Ví dụ: Những đoạn lời nào sau đây có thể thêm
dấu chấm để thành câu? Vì sao? - Mặt nước loang loáng như gương. Trên mặt nước loang loáng như gương. - Những bông hoa giẻ thơm ngát
ấy. - Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy được dành để tặng cô giáo. Những cô bé ngày nào nay đã trở thành. - Những cô bé ngày nào nay đã
trưởng thành. Về phương pháp, khi luyện tập nên để các đoạn lời là câu,
không là câu ở cạnh nhau theo từng cặp để học sinh dễ phát hiện ra
những điểm khác nhau, nhưng khi đưa vào đề thi, để tăng độ khó,
thường người ta không để các cặp đối lập cạnh nhau. 1.2.2.3. Sắp xếp từ,
cụm từ thành câu Loại bài tập này chỉ trở nên thú vị khi các bộ phận đưa
ra để sắp xếp sẽ tạo ra được nhiều câu khác nhau (ngữ liệu đa trị), ví dụ
bài tập: Ghép các bộ phận sau thành câu theo các cách có thể: trên cành,
chim, líu lo, hót. Với bốn bộ phận trên, có thể ghép được để tạo được 10
câu khác nhau: 1/ Trên cành, chim hót líu lo. 2/ Trên cành, líu lo chim
hót. 3/ Trên cành, chim líu lo hót. 4/ Chim hót líu lo trên cành. 5/ Chim
hót trên cành líu lo. 6/ Chim trên cành hót líu lo. 7/ Chim líu lo hót trên
cành. 8/ Chim trên cành líu lo hót. 9/ Líu lo trên cành chim hót. 10/ Líu


lo chim hót trên cành. 1.2.2.4. Chữa câu sai thành câu đúng Cũng trên
nguyên tắc dự phòng các lỗi câu, người ta xây dựng các bài tập chữa lỗi
câu sai ngữ pháp. Sự thú vị của bài tập nâng cao là ở chỗ nhờ những ngữ
liệu đa trị, ta có thể chữa thành câu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Hãy chữa câu sai sau đây thành câu đúng bằng hai cách khác nhau: Khi
em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của Bác.
9.

- Dòng sau chưa thành câu, hãy chữa lại để thành câu theo ba cách

khác nhau: Những bạn học sinh giỏi đứng ở hàng đầu tiên ấy. Ở ví dụ
thứ hai, ta có thể chữa dòng đã cho thành câu theo ba cách: cách thứ
nhất bỏ "ấy", cách thứ hai xem đoạn lời đã có là chủ ngữ, thêm vị ngữ để
tạo câu, ví dụ thêm "là những bạn đã đạt giải trong kì thi học sinh giỏi
thành phố", cách thứ ba đưa "ấy" chuyển ra trước, đứng vào sau "Những
bạn học sinh giỏi"để có câu "Những bạn học sinh giỏi ấy đứng ở hàng
đầu tiên". Để tăng độ thú vị của các dạng bài tập về câu, có thể thêm yêu
cầu nêu nghĩa và tác dụng của câu: Câu nói này có tác dụng gì? Câu này
nhằm hỏi (yêu cầu, kể…) về điều gì? Đây là dạng bài tập mới của
chương trình tiếng Việt 2000. Để làm được những bài tập này, HS phải


dịch câu đã có thành một câu đồng nghĩa với một động từ chỉ hoạt động
nói năng: “Câu này nhằm kể (tả, khẳng định, giới thiệu, mời, nhờ, hỏi,
nói lên…) ”. 1.3. Làm giàu vốn từ - kĩ năng nắm nghĩa, mở rộng vốn từ
và sử dụng từ Làm giàu vốn từ là mục đích của các bài học mở rộng vốn
từ theo chủ đề và tất cả các bài học liên quan đến từ. Đó là những bài
học theo mạch các lớp từ vựng, mạch cấu tạo từ và mạch từ loại. Các bài
tập làm giàu vốn từ rất phong phú, tựu trung được sắp xếp thành ba
nhóm sau: 1.3.1. Nhóm bài tập dạy nghĩa 1.3.1.1. Bài tập yêu cầu chỉ ra
nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành ngữ, tục ngữ,
quán ngữ) Những bài tập này yêu cầu giải nghĩa các từ ngữ cụ thể, nhất
là các thành ngữ. Ví dụ: - Em hiểu "lao động trí óc" nghĩa là gì? - Em
hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào: a) Cầu được ước thấy. b) Ước
sao được vậy. c) Ước của trái mùa. d) Đứng núi này trông núi nọ. Tục
ngữ cũng trở thành một ngữ liệu để dạy nghĩa. Ví dụ: Mỗi câu tục ngữ
sau đây khuyên người ta điều gì? a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. b)
Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. c) Có vất vả
mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. Bài tập dạy nghĩa rất
thú vị. Giải nghĩa từ có thể trở thành một yêu cầu bổ sung cho bất kì một



bài tập nào liên quan đến từ. Nó tạo ra sự mới mẻ không lặp lại cho
những bài tập về từ. Chẳng hạn, sau khi yêu cầu HS tìm các từ có tiếng
“mới” cho một bài tập cấu tạo từ, chúng ta yêu cầu các em phân biệt
nghĩa và cách dùng của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” hoặc sau khi HS
tìm được các từ láy có tiếng “nhỏ” (nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen),
chúng ta yêu cầu các em phân biệt nghĩa của chúng thì những bài tập
này sẽ trở nên thú vị hơn. Ngữ liệu nâng cao cho kiểu bài tập này là lớp
từ được dùng theo nghĩa bóng, lớp từ đa nghĩa, lớp từ Hán Việt, đặc biệt
là các thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ.
10.

Ví dụ: - Nêu nghĩa của nhà trong "nhà rộng", "nhà có năm người",

"đời nhà Trần", "nhà văn", "nhà tôi đi vắng". - Tìm các nghĩa khác nhau
của từ đánh. - "Tham quan" nghĩa là gì? - "Thiên" trong "thiên phú",
"thiên biến vạn hóa", "thiên vị" có những nghĩa gì? 1.3.1.2. Chỉ ra các
thế đối lập về nghĩa của các yếu tố mang nghĩa (tiếng, từ, cụm từ, thành
ngữ, tục ngữ, quán ngữ) Ngữ liệu nâng cao của các bài tập này có thể là
những từ có cùng yếu tố cấu tạo, nhiều khi cũng là lớp từ đồng nghĩa, ví
dụ bài tập yêu cầu phân biệt nghĩa của các từ “cần cù”, “cần kiệm”, phân


biệt nghĩa của các từ “kết quả”, “hậu quả”, “thành quả”. Đó cũng có thể
là những từ nhiều nghĩa, ví dụ “Nghĩa của từ quả trong quả ổi, quả cam,
quả bưởi có gì khác so với quả trong quả tim, quả đồi, quả đất?”. Đó
cũng có thể là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Ví dụ: Phân biệt nghĩa
của các từ “chết”, “từ trần”, “hi sinh”. 1.3.2. Bài tập hệ thống hoá vốn từ
(mở rộng vốn từ) Đây là dạng bài tập để phát triển vốn từ cho HS, cũng

là dạng đề đo sự phong phú về vốn từ và tính hệ thống của vốn từ của
HS. Chúng gồm các kiểu sau: 1.3.2.1. Bài tập tìm từ Những bài tập này
yêu cầu HS kể ra những từ thuộc một trường liên tưởng nào đó. Trước
hết đó là những từ cùng chủ đề. Ví dụ, kể tên những đồ dùng học tập, kể
ra những đức tính tốt của người học sinh. Đây là dạng bài tập đặc trưng
của nhóm mở rộng vốn từ theo chủ đề. Ngoài ra, những bài tập này cũng
yêu cầu tìm những từ cùng lớp từ vựng (tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
tìm từ cùng từ loại, tiểu loại, tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo, tìm các
thành ngữ, tục ngữ có nội dung nào đó) Ví dụ: “Tìm các từ có tiếng nhân
với nghĩa là người”. Những bài tập này là những bài tập mở, rất thuận
lợi để tổ chức thực hiện dưới dạng các trò chơi khi chúng ta chọn các
ngữ liệu là những từ ngữ có tính "năng sản" cao, ví dụ: tìm từ có tiếng


"ăn", tìm từ có tiếng "sáng", tìm các thành ngữ tả gương mặt, tìm các
thành ngữ chỉ các kiểu chạy, tìm các thành ngữ có từ "mèo"... 1.3.2.2.
Bài tập phân loại từ Bài tập phân loại từ là những bài tập cho sẵn các từ,
yêu cầu HS phân loại theo một căn cứ nào đó. Bài tập có thể cho sẵn các
từ rời, cũng có thể để các từ ở trong câu, đoạn. Dựa vào các căn cứ để
phân loại, cũng chính là các căn cứ để tìm từ, các bài tập phân loại từ có
thể chia thành những bài tập phân loại từ theo chủ đề, theo các nhóm
nghĩa, phân loại từ theo các lớp từ vựng, theo từ loại, tiểu loại của từ,
phân loại từ dựa vào cấu tạo. Các bài tập phân loại từ có thể có các kiểu:
Cho từ rời, dựa vào nghĩa, phân nhóm, ví dụ: - Cho một số từ sau: vạm
vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, trung thành,
gầy, phản bội, khoẻ, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối. Dựa vào nghĩa,
xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm. - Cho các từ:
bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh
mặn, bánh cuốn, bánh gai. Hãy chia các từ trên thành ba nhóm và chỉ ra
những căn cứ dùng để chia.



11.

Cũng có thể cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu dựa vào nghĩa phân

nhóm. Ví dụ, yêu cầu HS tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn. Đặc
biệt, trong các tài liệu nâng cao thường có những bài tập yêu cầu loại bỏ
từ lạc ra khỏi nhóm. Ví dụ: Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn
lại trong dãy từ sau: a) Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi,
nước nhà, non sông, nước non. b) Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương
bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở. 1.3.3. Bài tập
tích cực hoá vốn từ (dạy sử dụng từ) Dạng bài tập để luyện kĩ năng sử
dụng từ cũng là để đo năng lực, khả năng sử dụng từ của HS giỏi gồm
các kiểu sau: 1.3.3.1. Bài tập yêu cầu thay thế từ, điền từ Bài tập điền thế
có thể cho trước từ cần điền, thế hoặc yêu cầu HS tự tìm từ trong vốn
của mình. Tính thú vị của bài tập này sẽ được nâng lên khi yêu cầu HS
lựa chọn giữa những từ cùng yếu tố cấu tạo, những từ đồng nghĩa, gần
nghĩa, từ nào dùng chính xác nhất, có hiệu quả giao tiếp nhất. Ví dụ:
Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn sau gợi tả hơn:
Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều. Từng đàn cò bay nhanh trong mây.
Loại bài tập điền từ được dùng cho học sinh giỏi thường yêu cầu học
sinh nhận ra được sự khác nhau về nghĩa và cách dùng của các từ đồng


nghĩa, gần nghĩa, ví dụ: Chọn "tự lập" hay "tự lực" điền vào chỗ trống
trong mỗi câu sau cho thích hợp: Anh ấy sống...từ bé. Chúng ta
phải....làm bài. Đề nâng cao có thể đưa thêm yêu cầu giải thích vì sao
lựa chọn một từ nào đó. Nếu từ được chọn là một từ có giá trị nghệ thuật
thì thực chất bài tập đã yêu cầu HS đánh giá giá trị của từ như một dạng

đề cảm thụ văn học. 1.3.3.2. Bài tập tạo ngữ Đây là những bài tập yêu
cầu học sinh đưa ra những kết hợp từ đúng. Ví dụ: nối "náo nức" với
những từ ngữ có thể kết hợp được: "đến trường", "học bài", "đón tết",
"trả lời", "chuẩn bị biểu diễn", "nghe giảng". Để có những bài tập dành
cho học sinh giỏi cần chọn những ngữ liệu là những từ học sinh khó giải
nghĩa bằng định nghĩa hoặc là những từ có giá trị gợi tả, gợi cảm. Ví dụ:
Những từ ngữ nào có thể kết hợp được với từ "nhấp nhô"? 1.3.3.3. Bài
tập đặt câu với từ Ví dụ " Đặt câu với từng từ tả hoạt động của thú rừng:
rình, rượt, vồ, quắp". Bài tập đặt câu với từ là một bài tập mở. Những
bài tập đặt câu với từ dành cho HS giỏi thường chọn những từ có khả
năng kết hợp thấp. Đặc biệt, những bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn khi
đề bài có thêm một yêu cầu nào đó: hoặc quy định chức vụ ngữ pháp của
từ được dùng để đặt câu, ví dụ: “Đặt ba câu với từ “ năm nay” sao cho


chúng giữ chức vụ trạng ngữ, chủ ngữ, nằm ở bộ phận vị ngữ”, hoặc yêu
cầu đặt câu có quy định về mục đích nói, tức là quy định về nghĩa. Đây

12.

loại bài tập xây dựng những tình huống để HS đặt mình vào hoàn

cảnh nói năng, sản sinh ra những câu đã được dự tính trước. Những bài
tập này có thể được thực hiện bằng hình thức trò chơi đóng vai. Đây là
nội dung để xây dựng loại trò chơi học tập, các hình thức thi “ Ai tài đối
đáp”. 1.3.3.4. Bài tập viết đoạn văn với từ Những bài tập này yêu cầu
học sinh viết đoạn văn với những từ đã cho. Ví dụ: "Em hãy viết bốn câu
về người bạn của em, cố gắng sử dụng những từ sau..." Dạng bài tập đặt
câu, viết đoạn với từ dành cho học sinh giỏi là những bài tập yêu cầu học
sinh luyện viết câu, đoạn hay, yêu cầu các em tự tìm những từ ngữ và

cách diễn đạt để từ những câu chưa gợi tả, gợi cảm, viết thành những
câu gợi tả, gợi cảm; từ những câu chỉ có nội dung sự việc đến những câu
có tình cảm, cảm xúc. Đây là những bài tập có tính chất tổng hợp từ ngữ
- ngữ pháp - luyện viết văn. Ví dụ từ câu có nội dung sự việc " Chúng
em đã đến thăm quảng trường Ba Đình, lăng Bác được dựng ở đây" trở


thành câu có nội dung liên cá nhân, có cảm xúc như: "Thế là chúng em
đã được đến thăm quảng trường Ba Đình lịch sử. Chính nơi đây, toàn
dân ta đã chung sức xây nên nơi an nghỉ cuối cùng của Người". 1.3.4.
Bài tập chữa lỗi dùng từ Đây là những bài tập yêu cầu học sinh chữa lỗi
dùng từ sai. Bài tập chữa lỗi dùng từ cũng là một dạng bài tập thú vị.
Chúng sẽ càng thú vị hơn khi chúng ta sử dụng các lỗi dùng từ phổ biến
ở học sinh. Đó là các loại lỗi dùng từ sai do nhầm các từ gần âm, gần
nghĩa, do không nắm khả năng kết hợp của từ… ví dụ bài tập “Chỉ ra từ
dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng: Trong học kì I vừa qua, bạn
Cường có một số yếu điểm cần phải khắc phục”. Bài tập chữa lỗi dùng
từ cũng sẽ trở nên thú vị hơn khi chúng ta đưa thêm yêu cầu giải thích vì
sao dùng từ như thế lại sai. Chẳng hạn bài tập chỉ ra từ dùng sai trong
câu sau và chữa lại cho đúng “ bạn Hùng chạy bon bon” có thể là bài tập
cho HS lớp 2-3 nhưng nếu thêm yêu cầu giải thích vì sao dùng từ như
thế bị xem là sai thì sẽ trở thành bài tập dành cho HS giỏi cả ở lớp 4,5.
Có thể đưa vào nhóm bài tập nâng cao của mạch làm giàu vốn từ dạng
bài tập yêu cầu HS đánh giá giá trị của việc sử dụng từ. Đây cũng là một
dạng bài tập quan trọng của mạch “Cảm thụ văn học” nên sẽ được trình


×