Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và hàng hóa công ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.72 KB, 26 trang )

Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh
Môn : Tài chính công
GV: Trần Trọng Nam

Chào mừng thầy và các bạn đến
với bài thuyết trình nhóm 7
 

Đề tài:Thực trạng và giải pháp nâng
cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ
công ở Việt Nam


Danh sách thành viên nhóm 7
Họ và tên

Mã sinh viên

Lê Thị Phương Linh

593631

Trần Thị Diệu Thúy

597212

Đàm Hải Anh

596457

Nguyễn Thành Hưng



586669

Đoàn Thị Dung

597993

Nguyễn Đắc  Dũng

592960

Sùng A Kỷ

582990


• I. Đặt vấn đề
• II. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
• III. Kết quả nghiên cứu
• IV. Kết luận


I. Đặt vấn đề
• Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hàng hoá công, dịch
vụ công là những hoạt động phục vụ trực tiếp nhu cầu
của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp
vào việc cung ứng nhằm đạt mục tiêu hiệu quả, công
bằng, ổn định. Cụ thể hơn, dịch vụ công là những hoạt
động phục vụ lợi ích chung, thiết yếu của mọi người,
chịu sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước có vai trò

điều tiết và phân phối sử dụng hợp lý hàng hoá dịch
vụ này, khắc phục những khiếm khuyết thị trường.


I. Đặt vấn đề
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách
- Cung cấp hàng hóa miễn phí
- Tiết kiệm chi phí giao dịch
- Tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng
- Công bằng và phân phối nguồn lực hiệu quả, đạt hiệu quả pareto
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Hàng hóa công, dịch vụ công do tư nhân cung cấp
Hàng hóa công, dịch vụ công do nhà nước cung cấp
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ Việt Nam theo khu vực
+ Khu vực công thuê khu vực tư phụ trách hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ
cho mình
+ Hợp đồng với khu vực tư để để vận hành hoạt động quản lý, cung ứng dịch vụ
+ Nhượng quyền khai thác kinh doanh


II. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên
cứu


II.1. Cơ sở lí luận
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài nền kinh tế phát
triển dựa theo chế độ quản lý tập trung, quan liêu bao

cấp, vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC giữ vị
trí chủ đạo. Nhưng không phân biệt được chức năng
quản lý nhà nước và dịch vụ công cộng, điều này đã
dẫn tới hệ quả nền hành chính cồng kềnh, chi phí
nhiều nhưng kết quả mang lại không tương xứng.


II.2 Khái niệm Dịch vụ công, đặc điểm và phân loại
II.2.1. Khái niệm Dịch vụ công
• Dịch vụ công : có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng.
• Trong kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính cơ bản:
+ Là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai
ra khỏi việc sử dụng nó
+ Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng
của người khác
+ Và không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu
dùng thì hàng hóa công cộng vẫn tồn tại.
Tóm lại, thì những hàng hóa nào thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi
là hàng hóa công cộng thuần túy, và những hàng hóa nào không thỏa mãn
cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy.


II.2 Khái niệm Dịch vụ công, đặc điểm
và phân loại
II.2.2. Đặc điểm Dịch vụ công
• Dịch vụ công có tính xã hội
• Dịch vụ công cung ứng loại do nhà nước cung ứng hoặc ủy
nhiệm do tổ chức cá nhân thực hiện
• Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị
trường đầy đủ.

• Từ góc độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung
ứng cho xã hội một loại hàng hóa công cộng
Qua đó cho thấy cung ứng loại dịch vụ này một cách có
hiệu quả không phải là một vấn đề đơn giản. Nhà nước phải
xác định rõ loại dịch vụ nào nhà nước cần giữ vai trò cung
ứng chủ đạo, loại dịch vụ nào nhà nước về vấn đề này như
thế nào?


II.2.3 Phân loại Dịch vụ công
- Theo tiêu chí của thể cung ứng
DVC do cơ quan nhà
nước trực tiếp cung cấp

DVC do các tổ chức
phi chính phủ và khu
vực tư nhân cung cấp
DVC do tổ chức nhà
nước, tổ chức phi chính
phủ, tổ chức tư nhân
phối hợp thực hiện

• Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan
của nhà nước cung cấp: (An ninh, giáo dục, phổ thông,
chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội…)

• NN cung cấp, không trực tiếp thực hiện mà ủy nhiệm cho
tổ chức phi chính phủ, tư nhân thực hiện dưới sự giám sát
của nhà nước. (công trình CC do chính phủ gọi thầu có thể
do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng)


• Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ
biến ở nhiều nước. Như ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ
thống bảo vệ trật tự phối hợp thực hiện.


Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ
được cung ứng
Dịch vụ
hành
chính
công

Dịch vụ
sự nghiệp
công

Dịch vụ
công ích

Dịch vụ
công trực
tuyến ( 1,
2, 3, 4)


II.3. Cung ứng dịch vụ công ( DVC ) và hàng hóa
công ( HHC ) ở Việt Nam hiện nay
II.3.1. Quá trình nhận thức về việc cung ứng DVC và
HHC của Nhà nước ở Việt Nam

II.3.1.1 Giai đoạn trước năm 1999
Nhà nước thực hiện việc bao cấp, độc quyền
trong cung ứng DVC và HHC nên trong nhận thức
và thực tiễn không có sự phân biệt giữa khu vực
công và khu vực tư


II.3.1. Quá trình nhận thức về việc cung ứng
DVC và HHC của Nhà nước ở Việt Nam
II.3.2.1 Từ năm 1999 đến nay
Tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp
Nhà nước đã chuyển từ phương thức cung ứng theo kiểu tập
trung, quan liêu, bao cấp và độc quyền sang đa dạng hóa (xã
hội hóa); thực hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể cung ứng và
hưởng thụ.
Chuyển từ nhà nước cai trị sang nhà nước phục vụ, từ nền
hành chính sang nền hành chính phát triển.


Phương pháp nghiên cứu
• Định tính
• Định lượng
• Suy luận logic
• Nghiên cứu tài liệu


III. Kết quả nghiên cứu


III.1. Thực trạng hàng hóa công ở Việt

Nam hiện nay
1. Hiệu quả cung cấp hàng hóa công cộng thấp
• Các hàng hóa công cộng này nhìn chung không chỉ
thiếu về số lượng mà chất lượng phục vụ còn thấp
• Sự độc quyền của nhà nước trong việc cung ứng một số
hàng hóa công cộng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả
cung ứng hàng hóa cung cộng thấp.
• Tình trạng độc quyền đã làm tăng tính quan liêu, cửa
quyền của bộ máy nhà nước.


III.1 Thực trạng hàng hóa công ở Việt
Nam hiện nay
2. Bộ máy hành chính nhà nước còn nhiều bất cập
Cơ cấu bộ máy nhà nước đang bộc lộ nhiều điểm yếu,
không phù hợp với chúc năng của nền hành chính nhà nước
trong nền kinh tế thị trường do đó không có khả năng cung ứng
những hàng hóa và dịch vụ mà thực tế đòi hỏi.
3. Thiếu hụt ngân sách trong cung cấp hàng hóa công cộng
Mặc dù nguồn kinh phí từ ngân sách cho hoạt đông sự
nghiệp tăng nhanh hơn các lĩnh vực khác, song vẫn ở mức rất
hạn chế, không đảm bảo được chi phí cần thiết của các đơn vị
nhà nước cung cấp HHCC


4. Chi tiêu của nhà nước trong một số lĩnh vực hàng
hóa công cộng điển hình
Giáo dục

Y tế


Giao thông vận tải

• 2011 tổng chi
151.200 tỷ đồng.
• năm 2012 con số này
tăng lên 170. 349 tỷ
đồng. Mặc dù nước
ta chi tiêu cho giáo
dục 20% tổng chi
tiêu ngân sách nhà
nước nhưng vẫn còn
thiếu cơ sở vật chất,
lạc hậu.

• Tổng chi tiêu chiếm
7% GDP trong đó
chi tiêu từ ngân sách
nhà nước chiếm 3%.
• Năm 2010 tỷ lệ bao
phủ bảo hiểm y tế
đặt 60% và mục tiêu
của chính phủ là đặt
90% vào năm 2020.
• Năm 2013 chi tiêu
cho ngân sách nhà
nước là 71.826 tỷ
đồng và 2014 tăng
lên 83.807 tỷ đồng.


• Vốn đầu tư nghành
giao thông vận tải 3
năm ( 2009-2011)
khoảng 181.324 tỷ
đồng, bình quân
60.441 tỷ đồng/năm.
• Tỷ lệ đầu tư cho
ngành giao thông
vận tải so với GDP
trong giai đoạn
2009-2011 đạt bình
quân cả nước là
3,1%.


III.2. Thực trạng dịch vụ công và hạn chế ở Việt Nam
Thành tựu
- Dịch vụ hành chính công
+ Nhiều thủ tục rườm rà trong hành chính đã được giảm bớt,tạo sự thuận tiện cho
người dân.
+ Thái độ phục vụ người dân đã được cải thiện nhiều.
- Dịch vụ công cộng
+ Từ năm 2005-2013,đã cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh cho 1,3 triệu
dân,chiếm 80% dân số.
- Dịch vụ sự nghiệp công
+ Năm 2015,Nhà nước đã chi gần 225 nghìn tỷ đồng cho giáo dục và đào tạo,chiếm
20% trong Ngân sách Nhà nước.
+ Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phất triển. Ngăn chặn được
một số dịch bệnh mới như SARS,cúm gia cầm,…
+ Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng 41% qua hai thập kỉ, xếp

127/187 quốc gia trên thế giới


III.2. Thực trạng dịch vụ công và hạn chế ở Việt Nam
Hạn chế
- Dịch vụ hành chính công
+ có từ 50% đến 80% doanh nghiệp cho biết khi giải quyết thủ tục hành chính phải nhờ cậy
đến các mối quan hệ cá nhân với các công chức trong cơ quan Nhà nước
+ Thời gian nhà đầu tư phải dành cho thủ tục hành chính để thực hiện kinh doanh ở Việt Nam
mất 260 ngày.
- Dịch vụ công cộng
+ Hệ thống đường ống cung cấp nước sạch chắp vá, không đồng bộ, xuống cấp, rò rỉ tỷ lệ thất
thoát còn lớn…
+ Hệ thống thoát nước xuống cấp trầm trọng,đặc biệt tại Hà Nội và TpHCM.
+ Sản lượng điện không đủ đảm bảo vào mùa khô, hệ thống truyền tải điện thường xuyên trục
trặc,gây nhiều thất thoát.
- Dịch vụ sự nghiệp công
+ Giáo dục:đầu tư thiếu hiệu quả,chất lượng sách giáo khoa chưa cao.
+Y tế: hệ thống khám chữa bệnh xuống cấp,quá tải,bệnh nhân nằm ghép vẫn diễn ra.


Nguyên nhân
- Sự buông lỏng quản lí của Nhà nước.
- Tư duy hành chính chậm đổi mới,vẫn theo kiểu mệnh
lệnh,cơ chế xin- cho còn ngự trị.
- Còn chậm trễ và nhận thức chưa đúng về xã hội hóa cung
ứng dịch vụ công.
- Đội ngũ cán bộ,công chức,viên chức còn nhiều hạn chế,
bất cập so với yêu cầu đặt ra.
- Cơ sở vật chất còn yếu kém.



III.2. Giải pháp cho dịch vụ công ở Việt Nam

• Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công
• Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với việc
cung ứng dịch vụ công
• Nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân
của những người làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ
công
• Khách hàng tiêu dùng dịch vụ công vừa là đối tượng
tiêu dùng dịch vụ công, vừa là người giám sát chất
lượng cung ứng dịch vụ công


Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công
trực tuyến
- Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai
đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, các chương trình, kế
hoạch của Chính phủ và các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT
- Đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp CNTT thực hiện dịch vụ cho thuê
từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: phần cứng, phần mềm, đường truyền, giải
pháp để cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến
- Bổ sung, nâng cấp và tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa
phương và các đơn vị trực thuộc lên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương
- Xây dựng môi trường pháp lý cần được quan tâm.


Giải pháp cải cách dịch vụ hành chính công (chuyển từ tư duy

“quản lý” sang tư duy “phục vụ”)
- Đổi mới nhận thức về nền hành chính phục vụ nhân dân, đảm bảo sự tiếp cận dễ
dàng và công bằng của công dân đối với DVHCC
- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp
-Tập trung chỉ đạo rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính
- Khẩn trương rà soát các loại thủ tục hành chính, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung.
- Công bố công khai các thủ tục
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa
- Hiện đại hoá nền hành chính
- Quy hoạch và xây dựng công sở theo hướng tập trung và từng bước hiện đại
- Tiếp tục phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân.
- Xử lí nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân trong quá trình quản
lí hành chính.


Kết luận
• Qua bài tiểu luận, chúng ta có thể thấy sơ lược thực trạng hàng hóa công và
dịch vụ công ở Việt nam hiện nay. Biết được những nguyên nhân gây ra những
thực trạng đó, từ đó rút ra được giải pháp khắc phục tình trạng nhằm ổn định,
phát triển hàng hóa công, dịch vụ công góp phần phát triển đất nước.
• Môn học Tài chính công đã cung cấp cho chúng em thêm kiến thức cơ bản về
hàng hóa công và dịch vụ công, giúp nhóm chúng em hoàn thành bài tiểu luận,
cũng như cho chúng em biết được tầm quan trọng của chúng trong sự phát triển
đời sống con người. Từ đó, sinh viên chúng em càng hiểu biết thêm và sử dụng
hiệu quả hàng hóa công và các dịch vụ công hơn.


×