Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề truyền thống dũa đại phu xã an đổ huyện bình lục – hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.19 KB, 48 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề truyền thống Dũa
Đại Phu xã An Đổ huyện Bình Lục – Hà Nam

Tên sinh viên:

Trần Thị Hậu

Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp:

K58 KTNNC

Niên khóa:

2013- 2017

Giảng viên hướng dẫn: CN.Trần Thị Như Ngọc

Hà Nội – 2016



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết


Làng nghề truyền thống là loại hình sản xuất có mặt ơ hầu hết mọi địa
phương trên cả nước, nó gắn bó và có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt,
lao động của người dân. Làng nghề đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội,
giải quyết việc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh
tế. Những năm gần đây, khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi lĩnh vực hoạt
động được khơi dậy đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế, trong
đó phải kể đến sự đóng góp của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông thôn, nơi có
gần 70% dân số đang sinh sống. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, cư dân có nhiều thời gian dảnh rỗi ngoài thời vụ chính. Vốn cần cù chịu
thương chịu khó và có đôi bàn tay tài hoa, ngay từ xa xưa người việt đã biết tận
dụng những nguyên liệu sẵn có ấy để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng cao,
mang đậm tính nghệ thuật phục vụ cho đời sống hằng ngày. Có nhiều địa phương
đã hình thành và phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các làng
nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới, cung cấp nhiều sản phẩm cho xã
hội. Làng nghề chính là nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam khắp mọi miền trên
tổ quốc đâu đâu cũng có làng nghề thủ công, mỗi làng nghề lại sản xuất một mặt
hàng thủ công truyền thống khác nhau, mang tính đơn nhất. Ta có thể kể đến một só
làng nghề nổi tiếng như: Làng Gốm Bát Tràng (Hà Nội), Làng tranh Đồng Hồ, làng
gỗ Đồng Kị (Bắc Ninh)… Làng nghề truyền thống tham gia có hiệu quả vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo giúp người dân ở nhiều nơi thoát cảnh đói nghèo và vươn
lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình, sản phẩm từ các làng nghề
không chỉ đáp ứng nhu cầu troong gia đình, trong vùng, trong nước mà còn là
nguồn hàng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, thu lại nguồn ngoại tệ to lớn cho
đất nước. Hơn nữa làng nghề truyền thống còn là nơi lưu giữ bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống đặc trưng độc đáo của dân tộc.


Các làng nghề truyền thống tại Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng đã
đóng góp một phần không nhỏ vào việc giúp kinh tế của các làng quê ngày một phát

triển, giải quyết việc làm và làm tăng thu nhập cho nông dân. Hà Nam có hơn 40
làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng lâu năm rất nổi tiếng. Tuy nhiên,
giống như tình trạng chung của nhiều làng nghề trên cả nước, hiện các làng nghề ở
Hà Nam đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa xuất
khẩu ngày càng ít dần. Đã đến lúc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa các
làng nghề truyền thống tiếp tục phát triển trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, sản xuất tại các làng nghề đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
như: khả năng tổ chức quản lý, thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường,
kỹ năng marketting, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ… Bên cạnh đó, chất lượng
sản phẩm của làng nghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm chậm đổi mới… từ
đó, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Vì vậy, cần
phải có những giải pháp đồng bộ để khôi phục, phát triển và tìm hướng đi mới cho
các làng nghề.
Quá trình đô thị hóa nông thôn ở xã An Đổ đã dẫn đến những hệ quả tất yếu
về làng nghề truyền thống, đó là sự biến mất của nhiều làng nghề hoặc có nhiều
làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một, có làng nghề vẫn tồn tại nhưng phải
thay đổi cơ bản về quy trình sản xuất, mẫu mã.
Làng nghề Dũa Đại Phu cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Làng Đại Phu có
nghề sản xuất Dũa từ năm 1952 Đây là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam và cả thế
giới chuyên sản xuất các con dũa, từ dũa cưa đến dũa móng tay theo cách truyền
thống thủ công. Tuy nhiên cũng như nhiều làng nghề khác thì Dũa Đại Phu đang
đứng trước nguy cơ bị mai một, làm thế nào để làng nghề Dũa Đại Phu tồn tại và
phát triển trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay mà vẫn giữ được
những nét văn hóa truyền thống lâu đời. Từ yêu cầu bức thiết đó tôi đã chọn đề tài
“Thưc trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề truyền thống Dũa Đại
Phu tại xã An Đổ huyện Bình Lục – Hà Nam” với mong muốn góp phần nhỏ bé
cùng duy trì và phát triển nghề truyền thống độc đáo này.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng phát triển làng nghề Dũa truyền thống trên địa bàn xã
An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, từ đó đưa ra biện pháp bảo tồn và phát triển
làng nghề
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển các làng nghề truyển
thống.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề truyền thống
Dũa Đại Phu xã An Đổ - huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề
- Đề xuất một số giải pháp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề truyền
thống Dũa Đại Phu xã An Đổ - huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng ghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề kinh tế có liên
quan đến tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề Dũa trên
địa bàn Xã An Đổ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi nội dung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề Dũa Đại
Phu tại xã An Đổ
b) Phạm vi không gian
Làng nghề Dũa Đại Phu xã An Đổ - huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam.
c) Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập thông tin
- Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ 2014- 2016
- Số liệu thông tin sơ cấp thu thập được trong năm 2016
- Thời gian nghiên cứu đề tài
Thời gian đề xuất giải pháp
Nghiên cứu đề xuất giải pháp tới năm 2020



PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a) sản xuất sản phẩm
sản xuất sản phẩm là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến
đổi để tạo ra các sản phẩm đầu ra.
Đầu vào
Đất đai
Lao động
Máy móc
Thiết bị
Nguyên vật liệu
Phương tiện sản
xuất

Quá trình
chuyển hóa
thông qua
- Hoạt động sản
xuất

Đầu ra
Sản phẩm và
dịch vụ
Máy móc thiết
bị


- Hoạt động tài
chính

Du lịch
Giao dục

Marketing

Khách hàng

Hình 1: Quá trình sản xuất hàng hóa – Dịch vụ
Vai trò
Sản xuất sản phẩm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Sản xuất
là phương thức chủ yếu tạo ra của cải vật chất cho xã hội, không phải phụ thuộc
hoàn toàn vào tự nhiên, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất sản phẩm
giúp thỏa mãn những nhu cầu cơ bản và nhu cầu xa xỉ của con người tạo ra một xã
hội đa dạng và ngày càng tiến bộ như ngày nay.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó góp phần cho
đơn vị sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn, tiết kiệm các
yếu tố đầu vào và nâng cao sức cạnh tranh cho đơn vị sản xuất đó. Sản xuất sản


phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và những nhu cầu xa xỉ của con
người, tạo nên tiến bộ xã hội.
b) Tiêu thụ hàng hóa
Tiêu thụ hàng hóa là việc chuyển giao hàng hóa từ người sản xuất đến người
tiêu dùng và nhận tiền từ họ. Khi hai bên đạt được sự thống nhất về nội dung và
điều kiện mua bán, việc chuyển đổi quyền sở hữu và sử dụng tài sản sẽ diễn ra, và
quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ kết thúc.
Xét trên góc độ sở hữu thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao quyền sở hữu

giữa người sở hữu và người tiêu dùng.
Xét trên góc độ kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâ cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa
Để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, hiện nay các doanh nghiệp thường vận dụng
các phương thức tiêu thụ sau:
- Phương thức giao hàng trực tiếp: theo cách này bên khách hàng ủy quyền
cho cán bộ nghiệm vụ để nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán. Người nhận
hàng sau khi ký vào chúng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hóa được xác
định là tiêu thụ.
- Phương thức bán hàng qua đại lý, gửi hàng: theo phương pháp này, định kỳ
doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở đã thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng. Khi
xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách
hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở
hữu và được ghi nhận là doanh thu bán hàng.
- Phương thức trả chậm, trả góp: Theo phương thức này, người mua thanh
toán cho doanh nghiệp thành nhiều lần với tổng giá trị là một khoản tiền lớn hơn giá
bản sản phẩm trong trường hợp trả tiền ngay. Phần chênh lệch giữa giá bán trả
chậm, trả góp là lãi mà mà người mua phải trả cho doanh nghiệp do chiếm dụng
vốn của doanh nghiệp. Phần lãi này doanh nghiệp doanh thu chưa thực hiện, sau đó


kết chuyển dần số lãi này vào doanh thu hoạt động tài chính từng kỳ tương ứng vơ
số lãi mà doanh nghiệp được hưởng kỳ đó.
- Phương thức hàng đổi hàng: Đây là trường hợp doanh nghiệp đem sản
phẩm của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa về, doanh thu được ghi nhận trên cơ sở
giá trao đỏi giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp cũng như sự thuận tiện
trong từng chuyển khoản

 Vai trò của tiêu thụ hàng hóa
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất và mở
đầu cho một chu kỳ tiếp theo. Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, vốn của doanh
nghiệp mới được quay vòng và sinh lời. Với số tiền thu được sau khi bán hàng
doanh nghiệp có thể trang trải các chi phí nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả tiền
lương cho công nhân… có như vậy quá trình tái sản xuất kỳ sau mới được tiếp tục
thực hiện một cách thường xuyên liên tục.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phản ánh quy mô quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác
thanh toán. Nó là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản
chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất
kinh doanh, có tiên để thanh toán tiền lương, tiền công tiền thưởng cho người lao
động, trích BHYT, BHXH, àm nghiax vụ đối với nhà nước như nộp các khoản thuế
theo luật định.
Mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm
đem ra tiêu thụ cho bên ngoài thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội chứ
không phải là tiêu dùng trong doanh nghiệp. Qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp
mới có thể tồn tại và phát triển được.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thực hiện doanh thu bán hàng đầy đủ và kịp
thời góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình,
giảm lượng tồn kho, tăng khả năng sinh lời của đồng vốn, là điều kiện để doanh
nghiệp thực hiện tái sản xuất, đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ, mở rộng quy
mô sản xuất, tạo nguồn tài chính tiềm năng cho doanh nghiệp để bù đắp chi phí và


thực hiện nghĩa vụ tài chính vơi nhà nước, đảm bảo tình hình tài chính của công ty
lanh mạnh, vững chắc đồng thời làm tăng uy tín cho công ty trên thị trường.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng để đồng vốn quay về giá trị ban đầu. tiêu sản
phẩm nhanh chóng, kịp thời góp phần tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng, chi phí
kho bãi, bảo quản… góp phần giám giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Ngược lại,

nếu công tác tiêu thụ sản phẩm diễn ra chậm chạp, yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản
xuất làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả và gây ra những thiệt hai to lớn như:
mất thời cơ, cơ hội kinh doanh… thậm chí làm toàn bộ quá trình đầu tư sản xuất trở
nên vô ích, lãng phí.
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm là rất quan trong đối với việc xây dựng, thực hiện
kế hoạch lưu chuyển hàng hóa để từ đó để ra những biện pháp có hiệu quả nhằm
thực hiện kế họach tài chính và những kế hoạch khác. Trong quá trình này tính chủ
động sáng tạo của doanh nghiệp ngày một nâng cao, nó gắn với việc tính toán thời
gian, mức sản lượng cần cung cấp với số tiền bỏ ra trong kinh doanh của doanh
nghiệp và sự nhay cảm của khách hàng.
c) Kênh phân phối
Kênh phân phối là hệ thống trung gian được hình thành được hình thành từ
những thành viên trung gian mua bán và các đại lý có liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
nhằm thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng kênh phân phối tốt và hiệu quả sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ
hàng hóa. Đối với từng mặt hàng khác nhau thì đặc trưng của kênh phân phối cũng
khác nhau. Đối với các sản phẩm làng nghề, kênh phân phối đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong tiêu thụ. Thế nên muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho các làng
nghề, việc nghiên cứu kênh phân phối là rất cần thiết.
 Cấu trúc kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối rất đa dạng và có cấu trúc rất khác nhau; trực tiếp,
gian tiếp, kênh dài kênh ngắn.
Cấu trúc kênh phân phối được xác định dựa trên các chức năng marketting
khac nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian vận chuyển, địa bàn phân phối
xa hay gần, rộng hay hẹp, đặc tính của sản phẩm được phân phối.


Hệ thống phân phối sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu
thụ có thể là trực tiếp hay gian tiếp, có thể đi qua các kênh dài hay ngắn như sau:


Kênh
trực tiếp

Kênh
ngắn

Người
tiêu dùng

Người
sản xuất

Người
sản xuất

Người
bán lẻ

Người
sản xuất

Kênh
trung
bình

Người
bán buôn

Kênh dài


Người
sản xuất

Đại lý mô
giới

Người
bán buôn

Người
bán lẻ

Người
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Người
tiêu dùng

Người
tiêu dùng

Hình 2: Sơ đồ kênh phân phối từ snr xuất đến tiêu thụ sản phẩm

 Kênh trực tiếp: Được các hộ làng nghề áp dụng trong trường hợp:
- Giới thiệu sản phẩm mới mặt hàng tinh xảo, có tính chất thương phẩm đặc
biệt
- Bán theo đơn đặt hàng từ trước với khách hàng cá nhân: chất lượng tin

cậy, tiêu chuẩn rõ ràng, giao hàng tại nhà.
+ Ưu điểm: đẩy mạnh tốc độ lưu thông, giao tiếp, tương tác tốt đố với khách
hàng, chủ động tiếp cận với ngừo mua, không chia sẻ lợi nhuận cho các bên trung
gian.


+ Nhược điểm: cần nhiều lao động, phương tiện vận chuyển trong việc phân
phối sản phẩm làng nghề.
 Kênh một giai đoạn: được áp dung trong trường hợp:
- Bán theo đơn đặt hàng của người bán lẻ trung gian.
- Số sản phẩm phân phối tại chỗ chưa tiêu thụ hết
+ Ưu điểm: đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ hàng hóa, bán hàng với số lượng
ổn định.
+ Nhược điểm: tương đối phụ thuộc vào ngừoi bán lẻ, chia sẻ một phần lợi
nhuận cho họ.
d) Nghề, làng nghề
 Nghề
Cùng với trông trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông thôn đều
có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản xuất ra một số
hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ gia đình mang tính
chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Nhưng qua một
quá trình phát triển dài do có sự khác nhau về tay nghề và kinh nghiệm tích lũy
được ở từng địa phương nhất định đã có sự chuyên môn hóa và các sản phẩm làm ra
bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi như những loại hàng hóa. Đó là quá trình chuyên
môn hóa lâu đời và các sản phẩm của địa phương đó không những bền đẹp mà có
giá thành rẻ nên đc xã hội chấp nhận. Ở hầu hết các địa phương trên cả nước làng
quê nào ngoài sản xuất nông nghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ. Song vấn
đề quan tâm ở đây là những hoạt động ngành nghề nào được coi là nghề.
Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu thủ cộng nghiệp ở địa
phương nào đó được gọi là nghề khi nào phải tạo ra được một khối lượng sản phẩm

chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những ngừơi sản xuất. hoặc hộ sản xuất đó
lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có nghề.
 Làng nghề
Khái niệm làng nghề Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi
phải có nhiều lao động tham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau
thành từng cụm dân cư đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã


đã có cư dân sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng,xã tạo
nên những làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đề tài làng
nghề truyền thống là đề tài rất thú vị, đã có rất nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về đề
tài này. Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt
Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành chính
cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương
tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề
mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc
làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển
kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”. Xét theo góc độ
kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiến sĩ Dƣơng Bá Phƣợng cho rằng: “Làng
nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ
công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao
trong tổng giá trị toàn làng.” Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có:
làng nghề truyền thống và làng nghề mới. khóa luận chỉ đi sâu tìm hiểu định nghĩa
làng nghề truyền thống vì có nhiều ý nghĩa trong phát triển du lịch. Đề tài : Làng
nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên
cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Sinh Viên: Trần Thị Kim
Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP
Khái niệm làng nghề truyền thống Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm
thống nhất về làng nghề truyền thống, nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống

là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống. Theo Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng
thì làng nghề là: “Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn
nuôi (gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trội
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên
tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công,
những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có


quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô
và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.” Làng nghề ở
đây không nhất thiết là tất cả mọi người dân trong làng đều sản xuất thủ công,
người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm thêm nghề phụ trong lúc
nông nhàn. Tuy nhiên do yêu cầu về tính chuyên môn hóa cao đã tạo ra những
người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống
ngay tại quê hương của mình. Nghiên cứu một làng nghề thủ công truyền thống là
phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện của làng nghề thủ công
truyền thống đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân của làng, sản phẩm thủ
công, thủ pháp kĩ thuật sản xuất và nghệ thuật. Làng nghề thủ công truyền thống là
trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình
chuyên làm nghề mang tính lâu đời, được truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự
liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý
thức tuân theo những hương Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn
đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn
Lâm, Ninh Vân) Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 6 ước,
chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã hình thành
nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm của họ. Làng nghề thủ công truyền
thống thường có đại đa số hoặc một số lượng lớn dân cư làm nghề cổ truyền, thậm

chí là 100% dân cư làm nghề thủ công hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu
đời, kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ không những có tính ứng dụng cao
mà còn là những sản phẩm độc đáo, ấn tượng, tinh xảo. Ngày nay trong quá trình
phát triển của kinh tế xã hội. Làng nghề đã thực sự thành đơn vị kinh tế tiểu thủ
công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn đối với đời sống kinh tế xã hội.
 Làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống được hình thành từ lâu
đời. Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề nhưng có ít nhất một ngành
truyền thống được công nhận thì vẫn được coi là làng nghề truyền thống.


 Tiêu chí công nhận làng nghề
- Có một số tương đối các hộ cùng nhau sản xuất mmột nghề ( từ 35 -40 %
số hộ trở lên có tham gia hoatj động làng nghề).
Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập của làng (có thể sinh sống bằng thu nhập từ nghề, thu nhập từ nghề chiếm trên
50% tổng thu nhậpcủa các hộ).
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là
nlàng nghề mà cần có quy đinh một số tiêu chí nhất định.
2.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề
a) Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó
chặt chẽ với nông nghiệp
Các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn sau đó các ngành
nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất
nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen
lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.
b) Công nghệ thô sợ lac hậu
Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các
làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ
yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản

xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn
phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí
hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều
nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
c) Nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ.
Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có
của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một
số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu,
thuốc nhuộm... Song không nhiều.


d) chủ yếu là lao động thủ công
Phần lớn lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ
thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người
thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát
triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc ứng dụng khoa họccông nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được
lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số
công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh
xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia
đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau hoà bình lập lại,
nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm
cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng
và phong phú hơn.
e) Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính
mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị
thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật
trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... Các sản phẩm đều là sự kết giao
giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Cùng là đồ gốm sứ,

nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ bát tràng (hà nội), thổ hà
(bắc ninh), đông triều (quảng ninh). Từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa,
hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá
trên các bức thêu... Tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh
hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân
tộc.
f) Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa
phương, tại chỗ và nhỏ hẹp.
Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, là
xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. Ở


mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi,
buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị trường làng nghề
về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho
xuất khẩu.
g) Hình thức tổ chức quy mô nhỏ
Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia
đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
Vai trò của làng nghề đối với nền kinh tế vùng
a) Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo của từng địa
phương
Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống thể hiện qua sản phầm, cơ cấu
của làng lối sống, phong tục tập quá của cộng đồng. Những sản phẩm thủ công
truyền thống hầu hết là những sản phẩm hàng hóa mmang tính nghệ thuật, nó là sản
phẩm thủ công thể hiện sự ứng xử của con người trước nguyên liệu trước thiên
nhiên. Từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay tài hoa, tâm huyết của người thợ đã trở
thành những sản phẩm duyên dáng, xinh xắn vì sản phẩm là nơi gửi gắm tâm hồn,
tài năng, thể hiện khiếu thẩm mĩ lao động, sự thông minh sự sáng tạo, tinh thần lao
động của ngừoi thợ - nghệ nhân. Mỗi làng nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa,

phản ánh nết nét văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các làng
nghề truyền thống đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang
bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng nghề là cả một môi trường kinh
tế, văn hóa xã hội. làng nghề là nơi cộng đồng dân cư có lối sống văn hóa: yêu lao
động sống cần cù, giản dị tiết kiệm sống đùm bọc, giúp nhau cùng rèn luyện tay
nghề. Làng nghề là nơi không có đất để văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn; ma túy,
cờ bạc rượu chè … Phải chăng chính vì lẽ đó mà nảy sinh nhận thức: làng nghề thủ
công truyền thống chắc chắn sẽ đóng góp tích cực, thiết thực vào việc xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở.
b) Góp phần giả quyết việc làm
Bất chấp sự thừa nhận muộn màng chính thống đối với vai trò, vị trí của nó
trong nền kinh tế hàng hóa, làng nghề thủ công truyền thống góp phần giải quyết


việc làm cho hàng chục ngàn, trâm ngàn cư dân, đặc biệt là thanh niên. Tại các làng
nghề, thanh niên – đa số là nữ thanh niên – có được tay nghề, dù tay nghề cao hay
thấp thì những ngừoi lao động này cũng thoát khỏi cuộc đời chay tìm việc lao động
phổ thông. Để làm nghề thủ công truyền thống, người thợ không cần có nhiều vốn,
chỉ cần có một ít công cụ thủ công cùng đôi bàn tay kheo léo và đăc biệt là sự siêng
năng cần mẫn. Với điều kiện như thế, khi sản phẩm thủ công có chỗ đứng trong
nền kinh tế hàng hóa, thì làng nghề thu hút được nhiều lao động.
Làng nghề Việt Nam hằng năm góp phần giải quyết số lượng lớn lao động
nông thôn nhàn rỗi. Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay đang chiếm một tỉ lệ
rất lớn trong tổng số lao động của cả nước. Tính mỗi năm có thêm một triệu lao
động ở nông thôn không có việc làm. Trong khi đó mỗi năm có 20 vạn đất sản xuất
nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng nên có thêm hàng ngàn lao động ở
nông thôn không có việc làm.
Các làng nghề thủ công hoạt động chủ yếu dựa vào lao đọng cá nhân, lao
động sống thường chiếm tỉ lệ lớn (50%-60%) giá thành sản phẩm, cho nên việc
phát triển làng nghề truyền thống được xem là cơ sở để giải quyết việc làm cho

người lao động. Điều này được thể hiện như sau:
- Phát triển làng nghề giải quyết được việc làm tại chỗ cho lao động thể hiện
được chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta là xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội làm
giàu ngay tại địa phương.
- Phát triển làng nghề sẽ thu hút được một lực lượng lao động dôi dư và lao
động thời vụ tại các địa phương, góp phần làm giảm bớt thời gian lao động nông
nhàn không những ở gia đình mình làng xóm mình mà còn thu hút lao động ở các
địa phương khác, do đó góp phần giải quyết lao động dư thừa trên diện rộng.
- Làng nghề thủ công truyền thống ngoài việc tạo việc làm cho lao động tại
chỗ, còn cung cấp việc làm cho một số người làm dịch vụ cung cấp nguyên liệu,
dịch vụ hoàn chỉnh và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy làng nghề thủ công truyền thống đã góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động một cách hiệu quả theo phương châm “ ly nông bất ly hương”.


c) Góp phần truyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa
Mục tiêu cơ bản của CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một cơ
cấu kinh tế mới phù hợp và hiện đại ở nông thôn. Trong quá trình vận động và phát
triển các lang nghề đã có vai trò tích cựu trong việc tăng trưởng tỷ trọng của công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp.
Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút
nhiều lao động đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán
sản xuất từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa,
hoặc tiếp nhận công nghệ mới làng thuần nông .
Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua đã được sự góp phần
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu
ngành nông nghiệp dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp, góp phần bố
trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng “ly nông bất ly hương”. Đặc biệt sự phát
triển của những làng nghề mới đã phá thế thuần nông, tạo đà cho công nghiệp phát

triển, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH phát triển kinh tế ở nông thôn.
Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp
phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp hiện đại ở nông thôn, là bước trung
gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ phân tán lên công nghiệp lớn. Làng
nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự liên kết
công nông nghiệp có hiệu quả.
d) Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội
Hoạt động của các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đa
dạng và phong phú, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp cho
nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng, là nhân tố quan
trọng thúc đẩy hàng hóa ở nông thôn.
Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
đáp ứng nhu cầu quốc tế. Theo bộ NN- PTNT, hiện nay cả nước đã có hơn 40% sản
phẩm ngành nghề nông thôn được xuất khẩu đến thị trường hơn 100 nước trên thế
giới


Trong đó nhiều ngành nghề truyền thống phát triển như thêu, dệt thổ cẩm,
gôm sứ, nghề mây tre đan.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ của làng nghề
a) Tác động của chính sách nhà nước tới phát triển làng nghề, làng nghề
truyền thống.
Chính sách của đảng và nhà nước rất quan trọng đối với sự phát triển của các
lĩnh vực kinh tế nói chung và làng nghề nói riêng. Sự thay đổi của chính sách có thể
làm mất đi làng nghề hoặc có khả năng khôi phục hoặc tạo ra những làng nghề mới.
Chẳng hạn như nghề làm gạch ở Cẩm Hà – Hội An vì sự ảnh hưởng của nó đến môi
trường và chủ trương phát triển làng nghề văn hóa du lịch nên nghề đó đã không
còn tồn tại.
Trước năm 1996 với quan điểm duy ý chí muốn thiết lập nhanh chóng quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam chỉ chấp nhận hai thành phần

kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nên các làng nghề vốn là các hộ sản xuất cá
thể không có cơ may tồn tại, phai chuyển thành các hợp tác xã, do đó làng nghề
không phát triển được. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế tư nhân, các hộ
gia đình được thừa nhận là những thành phần kinh tế độc lập thì các nghề đã nhanh
chóng được khôi phục và phát triển. Gần đây một trong những nội dung định hướng
phát triển kinh tế nông thôn do đại hội lần thứ IX đề ra là “mở mang các làng nghề,
phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuât hàng thủ công mỹ
nghệ, đưa công nghiệp sơ chế, chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu” tạo tiền
đề cho các làng phát triển nhanh hơn mạnh hơn
Bên cạnh đó chính sách mở của hội nhập kinh tế của nước ta với các nước
trong khu vực và trên thế giới cũng làm cho các sản phẩm làng nghề phát triển
mạnh mẽ, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ. Nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho
các hàng hóa các nước tràn vào tạo sự cạnh tranh với các sản phẩm của nước ta.
Thông qua việc tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta
về phát triển kinh tế làng nghề ta có thể thấy được vai trò và những định hướng phát
triển của khu vực này cũng như vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển làng
nghề đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng từ rất nhiều năm trước chứ


không phải những năm gần đây. Điều nay cho thấy Đảng và nhà nước ta đã sớm
nhận ra vai trò quan trọng của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế ngông nghiệp,
nông thôn và có những định hướng cho phát triển làng nghề. Cùng với sự phát triển
của kinh tế xã hội nói chung, vấn đề này càng được nhấn mạnh và khẳng định như
là một khu vực kinh tế độc lập, là động lực góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Xây dựng nề độc lập tự chủ thu hẹp khoảng cách
so với khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế làng nghề cũng được khẳng định.
b) Kết cấu cơ sở hạ tầng ở nông thôn
Một trong những nguyên nhân làm quy mô sản xuất của các làng nghe chậm
lại chính là cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Từ xưa, các làng nghề truyền thống thường được hình thành ở những vùng

có giao thông thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế càng được phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm củ các làng nghề không còn bị bó hẹp tại các điạ phương
mà đã vươn ra các khu vực lân cận, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh
đó nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu của làng nghề ngày càng cạn
kiệt, bắt buộc phải vận chuyển từ những nơi khác về, chính vì vậy hệ thống giao
thông càng thuận lợi thì làng nghề càng phát triển. Trong công cuộc CNH – HĐH,
sự phát triển của các làng nghề chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện
nước, xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, sự hoạt động củ các làng nghề trong nền kinh tế thị trường chịu tác
động bởi các hệ thống thông tin nói chung. Sự phát triển của hệ thống thông tin liên
lạc, nhất là internet giúp cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất nắm bắt kịp thời,
nhanh chóng, chính xác những thông tin về nhu cầu thị hiếu giá cả, mẫu mã.
c) Sự biến động nhu cầu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường nhà sản xuất phải bán cái thị trường cần chứ
không phải cái mình có. Do đó, nhu cầu về sản phẩm và khả năng thích ứng của
làng nghề cho phù hợp với những yêu cầu của thị trường quyết định sự tồn taị và
phát triển của làng nghề.
Những làng nghề có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của nhu cầu
thường có sự thay đổi nhanh chóng. Chẳng hạn như làng nghề sản xuất đồ gỗ gia


đình, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gốm sư mĩ nghệ. Trong từng thời kì
nhu cầu thị trường thay đổi sẽ làm thay đổi sản phẩm làng nghề. Như vậy, nhu cầu
thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của làng nghề ở rất nhiều khía cạnh.
Từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề.
Các nhà sản xuất phải tựu chủ , năng động trong sản xuất kinh doanh, tự xác
định mặt hàng thị trường cần để có kế hoạch đáp ứng , từ đó phát triển cơ sở sản
xuất của mình.
Buộc làng nghề phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhất là
trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Trong nhiều năm qua làng nghề co sản phẩm đáp ứng sự thay đổi nhu cầu
của thị trường thì phát triển tốt. Nếu không thích ứng với sự thay đổi của thị trường
thì sản xuất sẽ bị sa sụt, thậm chí không duy trì được làng nghề, bỏ nghề quay lại
sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tới, làng nghề phải đẩy mạnh sản xuất
những sản phẩm theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn
phải cố khả năng cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó việc làng nghề cần nơi tiêu thụ sẽ có lợi nhuận nhất định trong
việc tiêu thụ sản phẩm. Nơi tiêu thụ thường là nơi tập trung dân cư với mật độ khá
cao. Thực tế cho thấy rất nhiều làng nghề phát triển tốt do một trong những nguyên
nhân ở thị trường chính.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế làng nghề truyền thống phải cạnh tranh gay
gắt với các sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc, Hàn quốc ngay ở thị trường trong
nước. Nếu không giải quyết thị trường cho sản phẩm làng nghề một cách đồng bộ từ
khảo sát nhu cầu thị trường. Xác định cơ cấu sản phẩm của làng nghề, giảm thiểu
chi phí thì sản xuất của làng nghề rất khó phát triển.
Như vậy thị trường là nhân tố chủ yếu tác động đến sự tồn tại và phát triển
làng nghề truyển thống.
d) Các yếu tố đầu vào
- Nguồn nguyên liệu
Trước đây các làng nghề thường hình thành ở những nơi gần nguồn nguyên
liệu nhưng qua quá trình khai thác nguồn nguyên liệu đã cạn kiệt dần do đó phải lấy


nguyện liệu từ các địa phương khác. Nguyên liệu là một yếu tố đầu vào hết sức
quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập, chất lượng sản phẩm.
- Công nghệ
Công nghệ là nhân tố quan trọng chi phối các hoạt động sản xuất. Trong các
làng nghề truyền thống bao giờ cũng có thợ cả, nghệ nhân có trình độ tay nghề cao,
có kinh nghiêm sản xuất, tâm huyết với nghề, là những hạt nhân để duy trì những
nét độc đáo của làng nghề, đó là sự khác biệt của các sản phẩm làng nghề.

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, chỉ có kinh nghiệm cổ truyền thôi
chưa đủ mà phải có khoa học công nghệ hiện đại, đó là mặt tiêu cực của yếu tố
truyền thống. Đồng thời những quy định khắt khe, hạn chế trong luật nghề, lệ làng
đã làm càn trở không nhỏ đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh của làng nghề.
- Lao động
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao động sáng tạo của nghệ nhân.
Các sản phẩm của làng nghề là nới gửi gắm tâm hồn, sự sáng tạo của nghệ nhân.
Các sản phẩm thủ công vừa phải đảm bảo có giá trị sử dụng vừa phải có tính nghệ
thuật cao., chứa đựng phong cách riêng. Thực tế tạo ra được những sản phẩm tinh
xảo thì ngoài năng khiếu bẩm sinh , ngừoi lao động phải trải qua một thời gian đào
tạo lâu dài mà nhiều khi họ không đủ kiên nhẫn để kiên trì đến cùng. Bên cạnh đó,
với phưng thức đào tạo nghề truyền thống như hiện nay, những kĩ năng bí quyết
nghề nghiệp đôi khi chỉ truyền lại cho gia đình. Chính vì vậy đã làm cho số lượng
thợ cả, nghệ nhân mới ngày càng hạn chế trong khi đó những nghệ nhân cũ ngày
càng mất đi, như vậy những tinh hoa của làng nghề ngày càng mai một.
Ngày nay, khi làng nghề tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì ngoài kỹ
năng bí quyết riêng của người thợ, sự phát triển của làng nghề đòi hỏi những ngừoi
sản xuất nhất là các chủ hộ phải có kiến thức về kinh doanh như quản lý sản xuất, tổ
chức tiêu thụ sản phẩm.
NTT là một yếu tố không thể tách rời với nông nghiệp nông thôn. Do đó, lao
động ngành nghề phần lướn là lao động nông dân với quy mô sản xuất hộ gia đình.
Do nhu cầu phát triển của NTT ngày càng lớn nên lao động dần mở rộng ra quy mô


phạm vi hộ gia đình và phần thuê ngoài, người lao động sản xuất TTCN ở các làng
nghề tuy dồi dào nhưng còn thiếu nhân lực quản lý và lao động kỹ thuật.
Nếu không có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhà nước và không có sự
liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong NTT, liên kết với doan nghiệp lớn thì các cơ
sở sản xuất nhỏ, phân tán của các NTT rất khó để có ther nâng cao nội lực của
mình.

- Vốn cho sản xuất kinh doanh
Vốn là yếu tố đầu quan trọng cho quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự phát triển của làng
nghề cũng không à ngoại lệ.
Trong điều kiện ngày nay, nhất là nền kinh tế thi trường đang phát triển nhu
cầu về vốn để mở rộng sản xuât ngày càng gia tăng.
Trước đây, qui mô vốn của các hộ sản xuất kinh doanh của trong các làng
nghề rất nhỏ bé thường là vốn tự có của gia đình hoặc vay mượn của bà con họ
hàng láng giềng, nên khả năng mở rộng quy mô sản xuất cũng bị hạn chế. Hầu hết
các hộ sản xuất đều có quy mô vừa và nhỏ và lại thuộc thành phần kinh tế dân
doanh cho nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay là rất khó. Đây chính là một trở
ngại lớn cho sự phát triển của làng nghề.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu
 Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm
trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam,
việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ
làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng
lúa nước mà nghề àm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thôngg thường những
ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều,
vất vả như cày bừa, cấy làm cỏ đầu vụ cho tới khi gặt lúa phơi khô… còn những
ngày còn lại thì nhà nông khá nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó rất nhiều người đã


tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và
những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trog to lớn của nó,
mang lại lợi ích thiết thực cho dân cư. Như việc làm da các dồ dùng bằng mây, tre,
lua.. phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục

vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn
cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lú. Từ chỗ một vài nhà trong
làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó lan rộng ra phát triển
trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau.
Cũng chính nhờ vào những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại
mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển
mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì
dẫn dần bị mai một. Từ đó hình thành những làng nghề chuyên sâu vào một nghề
duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lục, làng làm đồ đồng..
 Ban hành các văn bản
Việc duy trì và phát triển làng nghề tại các địa phương trong cả nước là một
chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thời gian qua, công tác phát triển làng nghề
trên địa bàn tỉnh Hà Nam được quan tâm và khuyến khích phát triển. Hoạt động của
các làng nghề này đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc giúp kinh tế của các
làng quê ngày một phát triển, giải quyết việc làm và làm tăng thu nhập cho nông
dân. Tuy nhiên, để làng nghề phát triển bền vững, cần nghiên cứu và có những
phương hướng, giải pháp thích hợp...
Thời gian qua, để các làng nghề vượt qua khó khăn, phát triển ổn định, bền
vững, các cấp, ngành của Hà Nam đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp như: Ban hành
cơ chế, chính sách bảo tồn, phát triển các sản phẩm làng nghề (Phê duyệt Đề án Bảo
tồn và phát triển các sản phẩm nổi tiếng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015); Thu
hút, di chuyển các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, khu vực dân cư nông thôn
hạn chế về mặt bằng sản xuất, hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các
cụm CN - TTCN - làng nghề, khu sản xuất tập trung; Đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu lao động cho các làng nghề, cụm CN - TTCN - làng nghề (Gắn với dạy


nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng
Chính phủ); Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh trong các làng nghề, cụm CN - TTCN - làng nghề tham gia hoạt động xúc

tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm làng nghề, tham gia các hội chợ triển
lãm, khai thác thị trường; Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, động viên
những người làm nghề, kịp thời tôn vinh sự cống hiến của các nghệ nhân, thợ giỏi những người có công đắc lực trong việc truyền nghề, giữ nghề.
(Nguồn: cổng thông tin điện tử Hà Nam sở kế hoạch và đầu tư)
 Nguồn nguyên vật liệu, công nghệ
Nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập và chất
lượng sản phẩm. Nguyên liệu làm dũa khá sẵn, chủ yếu là từ thép cây đặc chủng
Y12A hoặc các vòng bi hết hạn được đem về nung chảy, cán ra theo khuôn rồi xử lý
từng bước một theo sáu khâu: Tạo phôi, tạo mặt phẳng, tạo răng, tôi luyện, kiểm
hóa và đóng gói.
Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Đại Phu được thành lập và được trang bị
máy dập răng, xưởng cơ khí với hơn 200 công nhân, mỗi năm làm ra hơn 400.000
sản phẩm. Dũa của Đại Phu đã xuất sang các nước Đông Âu như Ba Lan, Áo rồi
một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia... thu được nguồn lợi
đáng kể và làm rạng danh không chỉ xã An Đổ mà còn của cả tỉnh Hà Nam. Một thợ
làm dũa lâu năm ở đây cho biết, nguyên liệu làm dũa có 2 nguồn: một là thép cây
đặc chủng, hai là các loại vòng bi đã hết hạn sử dụng của các nhà máy sản xuất
vòng bi. Dụng cụ để làm dũa khá đơn giản gồm: đe, búa, khuôn, dao băm, lò luyện,
bễ rèn, đôi càng nạo, axít và xút để tẩy rửa. Và để làm ra một chiếc dũa tốt, đạt yêu
cầu thì đầu tiên là phải dùng lò rèn để xẻ nguyên liệu, tạo phôi bằng khuôn. Sau khi
tạo phôi xong phải mài mặt phẳng, mài xong đến công đoạn băm răng dũa. Công
đoạn này có thể làm bằng máy nhưng theo kinh nghiệm của những thợ làm dũa lành
nghề thì nếu băm răng dũa bằng tay thì gai sắc và gợn hơn băm bằng máy. Khâu
cuối cùng trong sản xuất dũa là tôi luyện tạo độ cứng của dũa. Đây thực sự là bí
quyết nghề nghiệp. Những người thợ lành nghề hoàn toàn tôi luyện dũa bằng sự
từng trải, kinh nghiệm thông qua con mắt nhà nghề khi nhìn dũa chuyển màu để


×