Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA UBND HUYỆN NGHI LỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 67 trang )

Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................2
2.Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
4.Nguồn tài liệu tham khảo...............................................................................3
5.Lịch sử vấn đề nghiên cứu.............................................................................3
6.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
7. Bố cục bài báo cáo........................................................................................3
PHẦN 1. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NGHI LỘC...........................................................................................6
1.1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân
huyện Nghi Lộc.............................................................................................6
1.1.1. Chức năng:..............................................................................................6
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:.............................................................................6
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Lộc...............11
1.3. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính của
UBND huyện Nghi Lộc...............................................................................14
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng
đất; sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất:.....14
1.3.2. Tổ chức và biên chế..............................................................................16
1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện
Nghi Lộc ( xem phụ lục II)..........................................................................16
1.3.3. Số lượng nhân sự hiện có của Văn Phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất và
nhiệm vụ của các cá nhân............................................................................16
PHẦN 2: TÌM HIỂU VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG VĂN PHÒNG ĐĂNG


KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ỦY BAN NHÂN HUYỆN NGHI LỘC.28

Hoàng Thi Huệ

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG VĂN
PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:.............................................28
1.1.Khái niệm văn hóa:...................................................................................28
1.2.Khái niệm văn hóa công sở:.....................................................................28
1.3.Vai trò của văn hóa công sở:....................................................................29
1.4.Các biểu hiện của văn hóa công sở:..........................................................30
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT CỦA UBND HUYỆN NGHI LỘC:.....................................31
2.1. Giao tiếp và ứng xử trong Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất:......31
2.2. Trang phục, lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức trong văn phòng:38
2.3. Thái độ, cách làm việc trong công sở:.....................................................38
2.4.Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên:.........................................................39
2.5. Thiết kế, bài trí trong công sở:.................................................................39
PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ........................................41
CHƯƠNG I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG ƯU NHƯỢC
ĐIỂM VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT........................................................................................................41
I.1.Ưu điểm:....................................................................................................41
I.2.Nhược điểm...............................................................................................43

I.2.1.Giao tiếp và ứng xử nơi công sở:...........................................................44
I.2.2.Trang phục lễ phục.................................................................................45
I.2.3.Thái độ và cách làm việc........................................................................46
I.2.4.Trách nhiệm với công việc trong công sở..............................................47
I.2.5.Cách bài trí công sở................................................................................48
I.3.Nguyên nhân..............................................................................................48
CHƯƠNG II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP.....................50
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN..............................................................................52
LỜI CÁM ƠN....................................................................................................54
.............................................................................................................................55
Hoàng Thi Huệ

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN IV. PHỤ LỤC........................................................................................56

Hoàng Thi Huệ

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đất nước ta đang dần
đi lên, thì kéo theo đó là sự đòi hỏi nền văn hóa công sở cũng cần phải được nâng
cao. Văn hóa đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc có thể
hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái còn đọng lại đó chính là văn hóa.
Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn
hóa riêng, văn hóa công sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Theo đó thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển
của cơ quan, doanh nghiệp bởi đôi khi thực trạng văn hóa công sở sẽ trở thành một
tập tục, một thói quen của cơ quan.
Văn hóa có tầm quan trọng là thế nhưng hiện nay tại các doanh nghiệp, các
tổ chức cũng như các cơ quan nhà nước lại chưa có nhận thức phát triển nền văn
hóa công sở. chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta cần phải có cái nhìn chính xác về
thực trạng chung của nền văn hóa công sở tại các cơ quan để có các biện pháp
thích hợp, kịp thời chấn chỉnh các hành vi không đúng mực.
Với phương châm gắn liền giữa lí luận và thực tiễn trong công tác đào tạo
của trường đại học Nội Vụ nói chung và khoa quản trị văn phòng nói riêng. Lấy lí
luận làm điểm tựa làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn và ngược lại từ thực tiễn bổ
sung nhũng kiến thức mới, cập nhật và làm phong phú thêm kho tàng lí luận
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và và có cái nhìn chính xác về
môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước. Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng
được đi thực tập ngành nghề tại các cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao trình độ
nghiệp vụ và rèn luyện ý thức cho sinh viên sau khi ra trường với phương châm
“Học đi đôi với hành”, lý luận gắn liền với thực tiễn “Học thật đi đôi với làm thật”.
Trong quá trình thực tập, sinh viên trường sẽ được củng cố kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn và năng lực, vận dụng lý luận và thực tiễn một cách hiệu
quả nhất, được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng phong cách làm việc của
một cán bộ khoa học nghành Quản Trị văn phòng. Đợt thực tập này giống như một
Hoàng Thi Huệ


1

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

lần chuẩn bị kiến thức, tạo nền tảng, bàn đạp cho công việc sau này, chúng ta sẽ
không còn bỡ ngỡ, lúng túng khi ở ngoài thực tế nữa, mà trình độ chuyên môn sẽ
được nâng cao rất nhiều.
1. Lý do chọn đề tài.
Cũng như em đã đề cập trên đây, văn hóa công sở có vai trò rất to lớn cho sự phát
triển của một doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước, nhưng thực tế đáng buồn
cho thấy, tại một số cơ quan lại có rất nhiều tình trạng xấu xảy ra, như việc có thái
độ không tôn trọng, hách dịch, cựa quyền. các tình trạng đi muộn về sớm thường
xuyên xảy ra, làm chậm tiến độ công việc của cơ quan…
Chính vì thế em chọn đề tài này để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề văn hóa công sở
trong Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất. Và để phát huy những ưu điểm,
khắc phục những hạn chế, tích lũy kinh nghiệm cho sau này.
2. Mục tiêu của đề tài.
Mục tiêu của bài báo cáo trước hết là tìm hiểu về công tác văn phòng của ủy
ban nhân dân huyện Nghi Lộc và khảo sát công tác văn phòng của văn phòng Đăng
ký Quyền sử dụng đất.
Và tìm hiểu về văn hóa công sở tại cơ quan, cũng như việc thực hiện Quy
chế văn hóa công sở do ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc ban hành. Cũng như
nhân biết được những ưu, nhược điểm khi thực hiện quy chế văn hóa công sở tại
văn phòng để đưa ra kiến nghị, giải pháp phát huy được ưu điểm và khắc phục

được những nhược điểm còn tồn tại trong Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Báo cáo xoay quanh việc tìm hiểu về khảo sát công tác văn phòng tại Ủy ban
nhân huyện Nghi Lộc cũng như văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất. Và đặc
biệt là vấn đề văn hóa công sở tại cơ quan, những thành tựu đạt được về văn hóa
công sở cũng như những hạn chế thiếu sót mà Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng
đất chưa làm được trong thời gian qua.
Song đối tượng nghiên cứu ở đây áp dụng cho toàn bộ sinh viên đang học
trong trường, cũng như những sinh viên sắp ra trường.
Hoàng Thi Huệ

2

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

4. Nguồn tài liệu tham khảo.
- Các báo cáo từ khóa trước
- Giáo trình nghi thức nhà nước
- Quyết định 129/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành
- Quy chế văn hóa công sở do Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc ban hành
- Các cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An
- Cổng thông tin điện tử huyện Nghi Lộc
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Đã có rất nhiều bài báo cáo trước nghiên cứu về vấn đề văn hóa công sở
song chưa có bài báo cáo nào đi sâu vào nghiên cứu một cách kỹ càng. Nay em kế

thừa và phát triển, đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa công sở tại Văn phòng Đăng
ký Quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc.
Các tạp chí văn hóa cũng đã từng nói qua về vấn đề văn hóa công sở tại các
cơ quan.
6. Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp quan sát: người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tìm
hiểu ở các giờ lên lớp, giảng viên giảng.
- Phương pháp trao đổi thảo luận: học hỏi các anh chị khóa trước, tiến hành
trao đổi thảo luận với các bạn, hỏi ý kiến của những người đã làm việc
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành đi khảo sát, xem xét ở các tổ chức,
doanh nhiệp, các cơ quan nhà nước để rút ra kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra: đặt câu hỏi cho những người đã làm việc.
7. Bố cục bài báo cáo.
Bài báo cáo của em được chia làm 4 phần.
Phần 1: Khảo sát công tác văn phòng tại cơ quan.
Phần 2: Tìm hiểu văn hóa công sở tại Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng
đất của Ủy ban nhân dân huyện Nghi lộc. Phần này chia làm hai chương, chương
1: cơ sở lý luận về văn hóa công sở. chương 2: Văn hóa công sở tại Văn phòng
Đăng ký Quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc.
Hoàng Thi Huệ

3

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Phần 3. Kết luận và đề xuất kiến nghị. Phần này chia làm 3 chương, chương
1: nhận xét, đánh giá chung về những ưu, nhược điểm trong văn hóa công sở tại
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất. Chương 2. Đề xuất kiến nghị và các giải
pháp. Chương 3. Kết luận
Phần 4. Phần phụ lục.

Hoàng Thi Huệ

4

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT.

Hoàng Thi Huệ

5

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


PHẦN 1. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN HUYỆN NGHI LỘC
1.1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân
huyện Nghi Lộc.
Theo luật tổ chức Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
ngày 26 tháng 11 năm 2003: Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước
cấp trên.
1.1.1. Chức năng:
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp
phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở.
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a.Trong lĩnh vực kinh tế, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm
vụ quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân
dân huyện thông qua để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân
sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp
cần thiết trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân,
cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân

Hoàng Thi Huệ

6

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

dân xã xây dựng và thực hiện ngân sách, kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân
dân xã về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế-xã hội của xã.
b. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và đất đai, Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua các chương trình
khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ
chức thực hiện các chương trình đó;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia
đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp
luật;
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Ủy ban nhân dân xã;
- Xây dựng quy hoạch thủy lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy
lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp
luật.
c. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham gia với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;

- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản
xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông,
lâm và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ
sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và
quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
Hoàng Thi Huệ

7

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động
thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại,
dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
g. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể
thao, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, thông tin và thể dục
thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập
giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức
các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; chỉ
đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi
cử;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,
trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; phòng, chống dịch
bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa
gia đình;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản sản phẩm;
- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ
Hoàng Thi Huệ

8

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


chức thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện,
nhân đạo.
h. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Ủy
ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, bão lụt.
i. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và
quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản
lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,
công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi
vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
k. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy
ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chính sách, pháp luật về dân tộc và
tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;

Hoàng Thi Huệ

9

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công
dân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật
và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
l. Trong việc thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp
luật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ
chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã;
m. Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Ủy
ban nhân dân huyện thực hiện việc bầu của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng

nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở
địa phương trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua để trình cấp trên xem xét,
quyết định;
- Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của huyện trình Hội đồng nhân dân
huyện thông qua để trình cấp trên phê duyệt;
- Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sỡ hữu nhà nước
trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết định xử
lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;
Hoàng Thi Huệ

10

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trình công cộng được giao
trên địa bàn;
- Quản lý các cơ sở văn hóa – thông tin, thể dục thể thao của thị xã, huyện
thuộc tỉnh; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam
thắng cảnh do huyện quản lý.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Lộc.
Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Lộc nhiệm kỳ 2011 – 2016 do Hội đồng nhân
dân huyện nhiệm kỳ 2011 – 2016 bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân huyện, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước

Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
Về cơ cấu: Hiện tại, ban lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Lộc gồm
có 4 thành viên, có Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, 03 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và
nghiêm túc các nhiệm vụ và quyền hạn mà Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân đã quy định. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện lãnh đạo công tác của
tập thể Uỷ ban nhân dân huyện, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ
ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn. Trực tiếp chỉ đạo,
điều hành các công việc lớn, quan trọng, các vấn đề có tính chiến lược trên tất cả
các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện.
- 01 Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân huyện, chủ trì điều phối hoạt
động của Uỷ ban nhân dân huyện khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân vắng mặt, phụ
trách các lĩnh vực: Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, quản lý đất đai, tài nguyên
môi trường, tài chính, tín dụng, chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách các lĩnh vực: Nông
nghiệp – thương mại, dịch vụ, cụm, điểm công nghiệp, phụ trách công tác GPMT,
trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng Giải phóng mặt bằng các dự án.
-01 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phụ trách lĩnh vực: Văn hóa xã
hội: bao gồm các lĩnh vực: Giáo dục – Đào tạo, y tế, dân số, tôn giáo, dân tộc, văn
Hoàng Thi Huệ

11

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


hóa, thông tin, thể thao, du lịch, phát thanh truyền thanh, truyền hình và các vấn đề
xã hội khác.
* 12 phòng chuyên môn là:
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:
Tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND, tham mưu giúp
UBND cấp huyện về công tác dân tộc, chữ thập đỏ, tham mưu cho Chủ tịch UBND
về chỉ đạo điều hành của Chủ tịch UBND, cung cấp thông tin phục vụ quản lý và
hoạt động của HĐND – UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương, bảo đảm
cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động của HĐND – UBND.
- Thanh tra nhà nước huyện:
Là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về mặt thanh tra, thực hiện quyền thanh tra, trực tiếp giải quyết công tác
khiếu nại, tố cáo, làm công tác tiếp dân, kiểm tra giải quyết đơn thư và công tác
tiếp dân ở cơ sở.
- Phòng Nội vụ :
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ qua hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải
cách nhà nước, cải cách hành chính; chính quyền địa phương; cán bộ viên chức,
viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn
thư lưu trữ nhà nước; tôn giáo, thanh niên và công tác thi đua khen thưởng
- Phòng Tư pháp:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh
vực: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra xử lí các văn bản
quy phạm pháp luật đó; phổ biến giáo dục pháp luật; thi hành án nhân sự; chứng
thực; hộ tịch; hòa giải ở các cở sở và các công tác tư pháp khác.
- Phòng Công thương:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, xây dựng, quy hoạch xây
dựng, giao thông, du lịch, khoa học công nghệ và môi trường.

Hoàng Thi Huệ

12

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phòng Lao động thương binh – xã hội:
Là cơ quan chuyên môn của UBND huyện tham mưu giúp UBND huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, việc làm, dạy
nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng, công
tác xóa đói giảm nghèo, công tác chống tệ nạn xã hội, công tác cứu trợ.
- Phòng Tài nguyên môi trường:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, định canh, định cư, kinh tế mới, hợp
tác xã.
- Phòng Giáo dục và đào tạo:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú; trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cấp huyện.
- Phòng Tài chính – kế toán:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
chính, ngân sách, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp thống nhất quản

lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
- Phòng Văn hóa – thông tin:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, truyền thông, thể dục,
thể thao (thư viện, bảo tàng, thông tin, tuyên truyền, văn hóa quần chúng) trong
toàn huyện.
- Phòng Y tế:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ dân gồm: Y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi
chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng
tới sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.
Hoàng Thi Huệ

13

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phòng Dân tộc:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác Dân tộc ở địa phương.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Nghi Lộc (xem Phụ lục II)
1.3. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính của
UBND huyện Nghi Lộc.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng
đất; sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký

Quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc ban hành kèm theo Quyết định số 471/QĐUBND ngày 09/11/2010 của UBND huyện Nghi Lộc.
* Vị trí, chức năng:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc có chức năng thống
kê kiểm kê hiện trạng sử dụng đất tổ chức thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý
biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng và quản
lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Nghi Lộc theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ quyền hạn:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc có nhiệm vụ và
quyền hạn quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2014/TTLT/BTNMT-BNV-BTC
của Bộ Tài nguyên và Môi trường của Bộ Tài nguyên Môi trường – Bộ Nội vụ, bộ
Tài Chính có thẩm quyền sau
1. Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn cấp huyện đối
với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
Hoàng Thi Huệ

14

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


3. Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu
thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp huyện; gửi thông
báo chỉnh lý biến động cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Ủy
ban nhân dân cấp xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc
thẩm quyền; kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của Ủy ban nhân
dân cấp xã;
4. Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn
liền với đất đối với người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cộng đồng
dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam;
5. Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
6. Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất;
kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất cung
cấp trước khi sử dụng, quản lý;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện
và cấp xã;
8. Cung cấp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các
thông tin khác về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước
và nhu cầu của cộng đồng;
9. Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất
đai, tài sản gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ
địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật;
10. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng
theo quy định của pháp luật;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi
trường giao.
12. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành;.
Hoàng Thi Huệ


15

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.3.2. Tổ chức và biên chế.
a) Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có Giám Đốc, 2 Phó giám đốc
các công chức chuyên môn.
- Giám đốc là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt
động của văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch; chịu trách nhiệm phân
công nhiệm vụ cho các phó giám đốc và cán bộ, viên chức đảm bảo khoa học, hợp
lý để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Phó giám đốc giúp giám đốc phụ trách và theo dõi một số mặt công tác;
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi
Giám đốc vắng mặt một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các
hoạt động của Văn phòng.
b) Biên chế: Biên chế của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất do Ủy
ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện.
1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện
Nghi Lộc ( xem phụ lục II)
1.3.3. Số lượng nhân sự hiện có của Văn Phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất và
nhiệm vụ của các cá nhân.
* Số lượng nhân sự hiện có của Phòng Nội vụ là 23 người, gồm: 01 Giám
đốc, 02 Phó Giám đốc, 16 cán bộ, 2 tổ trưởng , 01 kế toán kiêm trưởng bộ phận.
* Bản mô tả vị trí việc làm của mỗi cán bộ, công chức trong phòng:

1- Ông Nguyễn Đình Linh - Giám đốc: Là người lãnh đạo và điều hành mọi
hoạt động của Văn phòng đăng ký QSD đất huyện theo quy định của pháp luật và
của UBND huyện. Trực tiếp chỉ đạo công việc sau:
- Quản lý trực tiếp cán bộ, viên chức của đơn vị, sử dụng, đào tào tạo đội ngũ
cán bộ; đề nghị nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ theo quy định;
- Chủ tài khoản của đơn vị, chịu trách nhiệm về việc sử dụng có hiệu quả tài
chính, tài sản của đơn vị;
- Theo dõi, tổng hợp công tác thi đua của đơn vị;
- Quản lý công tác cải cách hành chính; quản lý thu phí, lệ phí theo quy định;
Hoàng Thi Huệ

16

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận và trả hồ sơ tại Trung tâm giao dịch
Một cửa huyện về lĩnh vực đất đai, luân chuyển, xử lý hồ sơ theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị;
- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo quy định;
- Chỉ đạo công tác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn huyện (đất thổ cư tồn đọng), hồ sơ cấp đổi GCN QSD đất sau
chuyển đổi ruộng đất, hồ sơ cấp đổi, công nhận lại hạn mức đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân, hồ sơ tách thửa, chuyển mục đích để chuyển nhượng QSD đất, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho QSD đất, cấp đổi GCN QSD đất do hư hỏng, rách nát,
mất v.v.. của hộ gia đình, cá nhân các xã: Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi

Thịnh, Nghi Phong, Nghi Trường, Nghi Diên, Nghi Vạn, Nghi Công Nam, Nghi
Thái.
- Ký hồ sơ trích lục, trích đo địa chính thửa đất, hợp đồng và thanh lý hợp đồng
cho các hộ gia đình cá nhân đối với các xã được phân công phụ trách.
- Ký hồ sơ đo đạc bản đồ địa chính của công trình trích đo, trích lục và đo vẽ
bổ sung các dự án của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện (hợp đồng, biên bản
nghiệm thu, thanh lý hợp đồng).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo cấp trên giao nhiệm vụ.
2- Ông Hoàng Mạnh Hà - Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc thực hiện một số
nội dung cụ thể:
- Chỉ đạo nghiệp vụ và xử lý hồ sơ cấp, cấp đổi GCN QSD đất cho hộ gia đình,
cá nhân theo quy định.
- Chỉ đạo công tác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn huyện (đất thổ cư tồn đọng), hồ sơ cấp đổi GCN QSD đất sau
chuyển đổi ruộng đất, hồ sơ cấp đổi, công nhận lại hạn mức đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân, hồ sơ tách thửa, chuyển mục đích để chuyển nhượng QSD đất, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho QSD đất, cấp đổi GCN QSD đất do hư hỏng, rách nát,
mất v.v.. của hộ gia đình, cá nhân các xã: Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến,
Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Hợp, Nghi Long, Nghi Trung, Nghi Thuận, Nghi Hoa,
Hoàng Thi Huệ

17

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Phúc Thọ, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng, Nghi Công Bắc, Nghi
Khánh,TT Quán Hành, Nghi Xuân, Nghi Thạch.
- Ký hồ sơ trích lục, trích đo địa chính thửa đất, hợp đồng và thanh lý hợp đồng
các xã được phân công phụ trách.
- Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo nghiệp vụ và ký kết quả trích lục, trích đo địa
chính đối với các công trình dự án của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.
- Tổng hợp kết quả cấp đổi GCN QSD đất sau chuyển đổi ruộng đất, cấp
GCNQSD đất tồn đọng, cấp đổi hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm; dự thảo
báo cáo trình Giám đốc ký để báo cáo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân
dân huyện theo quy định.
- Chỉ đạo công tác đăng ký, cập nhật, chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo
quy định của pháp luật.
- Quản lý công tác văn thư, lưu trữ, cung cấp thông tin theo quy định;
- Chỉ đạo công tác thống kê, kiểm kê quỹ đất;
- Chỉ đạo công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính;
- Tham mưu thực hiện cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai liên quan
đến Văn phòng Đăng ký QSD đất.
- Ký hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
- Thực hiện công việc khác do Giám đốc và lãnh đạo cấp trên giao.
+ Các bộ phận
1- Bộ phận Hành chính - Tổng hợp.
1.1- Bà Đoàn Thị Bền:
- Phụ trách công tác kế toán của đơn vị theo quy định;
- Thanh quyết toán phí, lệ phí theo quy định, các khoản thu từ công trình trích
đo địa chính của các dự án và các hộ gia đình cá nhân.
- Lưu trữ hồ sơ kế toán theo quy định.
- Theo dõi chấm công đối với cán bộ, viên chức để làm căn cứ chi trả tiền
lương và các khoản có tính chất lương hàng tháng theo công việc và sản phẩm cuối
cùng.
Hoàng Thi Huệ


18

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Quản lý biên lai thu phí, lệ phí theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
- Giúp đ/c Giám đốc lưu trữ và quản lý hồ sơ của cán bộ, viên chức Văn phòng
ĐKQSD đất
1.2- Ông Phan Văn Vỹ:
- Tiếp nhận hồ sơ đo đạc bản đồ địa chính các công trình dự án của các tổ chức,
cá nhân khi có chủ trương của Giám đốc Văn phòng Đăng ký QSD đất. Phối hợp
với tổ đo đạc để lập hồ sơ đo đạc và thanh quyết toán các công trình theo quy định.
Bàn giao hồ sơ cho Kế toán để lưu trữ sau khi quyết toán công trình trích đo.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
1.3- Ông Nguyễn Đình Vinh:
- Làm đầu mối thực hiện luân chuyển hồ sơ “một cửa” giữa nội bộ, phòng
TNMT, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại TTGDMC, cơ quan thuế theo quy
định.
- Theo dõi kết quả luân chuyển hồ sơ để báo cáo Lãnh đạo VPĐK vào ngày 25
hàng tháng.
- Thực hiện nhiệm vụ đăng ký hồ sơ cấp GCN.
- Phụ trách công tác văn thư của đơn vị.

- Quản lý con dấu của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
1.4- Ông Hoàng Ngọc Thành:
- Phụ trách công tác in GCNQSD đất;
- Chịu trách nhiệm chinh về việc thực hiện cập nhật và chỉnh lý biến động sử
dụng đất lên hệ thông hồ sơ địa chính (Riêng bản đồ địa chính do Tổ đo đạc đảm
nhiệm).
- Tổng hợp số liệu, dự thảo báo cáo kết quả thống kê quỹ đất hàng năm. Riêng
Hoàng Thi Huệ

19

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nhiệm vụ chỉ đạo xã thực hiện thống kê quỹ đất hàng năm và kiểm kê quỹ đất được
phân công riêng.
1.5- Bà: Nguyễn Thị Nguyệt
- Tiếp nhận và trả kết quả xử lý hồ sơ thực hiện các quyền của người sử dụng
đất tại Trung tâm giao dịch Một cửa theo quy định; và vào số hợp đồng trích đo địa
chính.
- Tổng hợp số liệu về kết quả tiếp nhận và trả kết quả tại TTGD Một cửa huyện
hàng tháng để báo cáo Giám đốc (vào ngày 25 của tháng).
- Thu phí, lệ phí của hộ gia đình, cá nhân theo quy định (bao gồm phí thẩm
định, lệ phí địa chính, lệ phí đăng ký thế chấp, phí cung cấp thông tin); thu tiền

trích đo địa chính của các hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng. Quyết toán với Kế
toán theo quy định.
- Hàng tuần bàn giao hồ sơ lưu trữ cho đ/c Phương phụ trách công tác lưu trữ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
1.6. Bà Nguyễn Thị Lan Phương:
- Phụ trách công tác lưu trữ và cung cấp thông tin địa chính theo quy định.
- Hàng tuần nhận bàn giao hồ sơ lưu tại “một cửa” do đ/c Nguyệt bàn giao và
hồ sơ cấp GCN từ cán bộ thẩm định.
- Phụ trách công tác đăng ký thế chấp: Nhận hồ sơ từ bộ phận “một cửa” kiểm
tra hồ sơ địa chính và trình ký lãnh đạo VPĐK, và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
2- Bộ phận Kỹ thuật - Nghiệp vụ:
2.1- Tổ thẩm định hồ sơ:
2.1.1- Ông Phùng Ngọc Tú – Tổ trưởng:
- Phụ trách chỉ đạo và thẩm định hồ sơ các xã: Nghi Công Nam, Nghi Trung,
Nghi Xuân, Nghi Quang.
- Quản lý, sử dụng hồ sơ địa chính lập theo Nghị định 64/CP (gồm sổ địa
chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN, bản đồ địa chính) theo xã được phân công phụ
trách.
Hoàng Thi Huệ

20

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


- Lưu trữ hồ sơ cấp đổi GCN sau CĐRĐ và cấp GCN QSD đất tồn đọng theo
xã được phân công. Hàng tháng bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cán bộ phụ trách lưu trữ
theo quy định.
- Hàng tuần tổng hợp số liệu về kết quả tiếp nhận xử lý hồ sơ cấp đổi GCN sau
CĐRĐ, cấp GCNQSD đất tồn đọng, hồ sơ một cửa cho lãnh đạo Văn phòng
ĐKQSD đất theo xã được phân công phụ trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
2.1.2- Ông Phan Tuấn Anh:
- Phụ trách chỉ đạo và thẩm định hồ sơ các xã: Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi
Thiết, Nghi Thạch.
- Quản lý, sử dụng hồ sơ địa chính lập theo Nghị định 64/CP (gồm sổ địa
chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN, bản đồ địa chính) theo xã được phân công phụ
trách.
- Lưu trữ hồ sơ cấp đổi GCN sau CĐRĐ và cấp GCN QSD đất tồn đọng theo
xã được phân công. Hàng tháng bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cán bộ phụ trách lưu trữ
theo quy định.
- Hàng tuần tổng hợp số liệu về kết quả tiếp nhận xử lý hồ sơ cấp đổi GCN sau
CĐRĐ, cấp GCNQSD đất tồn đọng, hồ sơ một cửa cho lãnh đạo Văn phòng
ĐKQSD đất theo xã được phân công phụ trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
2.1.3- Bà Trần Thị Tùng Anh:
- Phụ trách chỉ đạo và thẩm định hồ sơ các xã: Nghi Công Bắc, Nghi Phương,
Nghi Thái, Nghi Mỹ.
- Quản lý, sử dụng hồ sơ địa chính lập theo Nghị định 64/CP (gồm sổ địa
chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN, bản đồ địa chính) theo xã được phân công phụ
trách.
- Lưu trữ hồ sơ cấp đổi GCN sau CĐRĐ và cấp GCN QSD đất tồn đọng theo
Hoàng Thi Huệ


21

Lớp: QTVP-K1D


Báo cáo Thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

xã được phân công. Hàng tháng bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cán bộ phụ trách lưu trữ
theo quy định.
- Hàng tuần tổng hợp số liệu về kết quả tiếp nhận xử lý hồ sơ cấp đổi GCN sau
CĐRĐ, cấp GCNQSD đất tồn đọng, hồ sơ một cửa cho lãnh đạo Văn phòng
ĐKQSD đất theo xã được phân công phụ trách.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả cấp GCN đất ở (trước và sau 1993), đất
Lâm nghiệp, Nông nghiệp; cấp đổi GCN hàng tháng và hàng quý của toàn huyện
để báo cáo lãnh đạo VPĐK.
- Phụ trách công tác kho, quỹ theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
2.1.4- Bà Nguyễn Thị Hiền:
- Phụ trách chỉ đạo và thẩm định hồ sơ các xã: Nghi Hưng, Nghi Vạn, Nghi
Long, Nghi Xá.
- Lưu trữ hồ sơ cấp đổi GCN sau CĐRĐ và cấp GCN QSD đất tồn đọng theo
xã được phân công. Hàng tháng bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cán bộ phụ trách lưu trữ
theo quy định.
- Hàng tuần tổng hợp số liệu về kết quả tiếp nhận xử lý hồ sơ cấp đổi GCN sau
CĐRĐ, cấp GCNQSD đất tồn đọng, hồ sơ một cửa cho lãnh đạo Văn phòng
ĐKQSD đất theo xã được phân công phụ trách.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng ĐK QSD đất và UBND
huyện phân công.
2.1.5- Ông Phạm Thành Công:
- Phụ trách chỉ đạo và thẩm định hồ sơ các xã: Nghi Kiều, Nghi Hoa, Nghi
Trường, Nghi Hợp.
- Lưu trữ hồ sơ cấp đổi GCN sau CĐRĐ và cấp GCN QSD đất tồn đọng theo
xã được phân công. Hàng tháng bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cán bộ phụ trách lưu trữ
theo quy định.
- Hàng tuần tổng hợp số liệu về kết quả tiếp nhận xử lý hồ sơ cấp đổi GCN sau
Hoàng Thi Huệ

22

Lớp: QTVP-K1D


×