Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài Tiểu luận quản lý Nhà nước chuyên viên về Thực trạng, công tác cán bộ xã Phước Thành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.8 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt
nam luôn luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đây là lực lượng quan
trọng giúp Đảng hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện. Trong công tác xây
dựng Đảng công tác cán bộ quan trọng và là nhân tố quyết định đến sự thành công
của Cách mạng Việt Nam, gắn với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của cả dân
tộc. Bất cứ giai cấp nào trong lịch sử xã hội muốn trở thành giai cấp lãnh đạo xã
hội cũng phải đào tạo cho được đội ngũ cán bộ tiên tiến, tiêu biểu đáp ứng được
đòi hỏi nhiệm vụ chính trị của giai cấp đó.
Các Mác cho rằng "muốn thực hiện tư tưởng thì cần sử dụng lực lượng thực
tiễn" . V.I LêNin khẳng định "trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được
quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những người
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
phong trào"2.
1

Khi đã giành được chính quyền, lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ tổ quốc, đội ngũ cán bộ của Đảng lại càng có vai trò quan trọng.
Lênin nhấn mạnh, nếu không có đội ngũ cán bộ tốt “thì tất cả mọi mệnh lệnh và
quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”3
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”4,
“Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 5. Trước khi vĩnh
biệt chúng ta, Người còn căn dặn:“Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong quá trình lãnh đạo,
thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng ta luôn chú trọng và tập trung cho công tác cán
bộ, đội ngũ cán bộ.
Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt


trong công tác xây dựng Đảng”6. Nhờ tập trung quan tâm công tác cán bộ, chính vì
vậy xuyên suốt hơn 82 năm qua, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
1

C.Mác và Ph.Ăng: toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995,t.2,tr.181.
V.I.Lênin: toàn tập,Nxb.Tiến bộ, H.1974,t.4,tr.473.
3
V.I.Lênin: toàn tập,Nxb.Tiến bộ, H.1978,t.44,tr.449.
4,5
Hồ Chí Minh: toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002,t.5,tr.269,273
6
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII,
Nxb.Chính trị quốc gia,H.1997,tr.66
2

Trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ vững mạnh và
đồng bộ trong quá trình phát triển của xã hội nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc
hậu đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
1


nhà nước theo định hướng XHCN. Giao lưu và hợp tác với thế giới bên ngoài đã
mang lại cho đất nước ta những thành tựu to lớn đáng ghi nhận, nhưng sự chuyển
đổi ấy đồng thời đặt ra những yêu cầu mời cao hơn, nặng nề hơn đối với cán bộ cơ
sở, để thực hiện thắng lợi tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong
bối cảnh tình hình Quốc tế và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp thì
vấn đề hoàn thiện bộ máy cán bộ của Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm, nhất là đội
ngũ cán bộ trong tình mới.

Thời đại cách mạng khoa học công nghệ, thời đại bùng nổ thông tin như
hiện nay, đặc biệt đất nước chúng ta là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại
thế giới WTO thì cán bộ của ta nhất thiết phải có tri thức, trình độ trí tuệ, năng lực
tổ chức, quản lý điều hành. Đó là một yêu cầu cấp bách và quan trọng hiện nay
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy Nhà nước ở cơ sở, đồng thời là
nhu cầu thực sự của chính bản thân công chức cơ sở trong công cuộc đổi mới hiện
nay.
Bước chuyển ấy vừa có sự đóng góp của đội ngũ công chức cơ sở vừa tác
động mạnh mẽ đến việc đẩy mạnh chất lượng của đội ngũ này. Để góp phần cải
tiến tổ chức, nâng cao vai trò và hoạt động có hiệu lực của chính quyền cơ sở,
người cán bộ xã chẳng những cần có nhận thức cách mạng, thể hiện ở lòng tận tuỵ
hy sinh, tinh thần trách nhiệm mà cần phải có trí thức, có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
Cũng từ thực tế của địa phương, do vậy tôi chọn đề tài: Đổi mới Công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ ở xã Phước Thành –
huyện Phước Sơn làm bài thu hoạch luận cuối khóa.
2. Mục đích:
Nhằm khái quát những lý luận đã học, đồng thời khảo sát thực trạng địa
phương để tìm ra những giải pháp thiết thực, khắc phục những khuyết điểm, những
tồn tại và phát huy ưu điểm trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá
và sử dụng cán bộ ở xã Phước Thành – huyện Phước Sơn, nhằm giúp lãnh đạo địa
phương, lãnh đạo cấp trên chỉ đạo một cách thiết thực, có hiệu quả, phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương trong thời gian đến.
3. Yêu cầu
Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của công cuộc cách mạng,
gắn liền với vận mệnh của đất nước, là khâu then chốt trong công tác xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền. Như vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhằm
nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, văn hoá để có đủ năng lực trí tuệ
và bản lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện nay.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Cần phải có định hướng chung cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài,
vấn đề ở đây là xác định đúng đối tượng, phạm vi nội bộ của cán bộ, công chức xã.
Từ đó, có phương pháp để đưa ra những định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu
cũng như có những biện pháp cụ thể cho quá trình thực hiện đề tài.
2


Thực hiện công việc này không phải ngày một, ngày hai, không phải của
riêng một cấp, một nghành nào mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ máy chính
quyền từ trên xuống. Nói như vậy, ta mới thấy được tầm quan trọng của việc xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Việc
xây dựng này cần phải có sự phối hợp chặc chẻ của các cấp, các nghành, của lãnh
đạo của Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các hội đoàn thể để có một
kết quả tốt trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương ngày càng tiến
bộ hơn nữa.
Từ cơ sở trên, mới có được sự thống nhất trong việc xây dựng và có thể đưa
ra những nội dung, biện pháp thực hiên có hiệu quả công tác này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm sáng tỏ những nôi dung đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, khảo sát, thống kê, so sánh, đánh giá tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm, mục
đích gắn lý luận đã học, những chủ trương của Đảng và Nhà nước vào thực tế của
địa phương, tìm ra những biện pháp khoa học, khảo sát với thực trạng, tham mưu
trong việc lãnh, chỉ đạo trong công tác xây dựng cán bộ.
6. Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung trong đổi mới công tác cán bộ ở địa phương
Chương 2: Thực trạng công tác quy hoạch ,đào tạo,bồi dưỡng,đánh giá và sử
dụng cán bộ ở xã Phước Thành huyện Phước Sơn.
Chương 3: Phương pháp,mục tiêu,nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,đánh giá và sử dụng cán bộ tại xã Phước Thành giai
đoạn 2010-2015.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH, ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ
1. Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng về quy hoạch, đào tạo cán bộ:
1.1 Những khái niệm về công tác cán bộ:
Cán bộ là gì? “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình
của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ rõ, để đặc chính sách cho
đúng”1.
Cán bộ lãnh đạo: Hiểu theo nghĩa rộng, gồm những người giữ chức vụ và
trách nhiệm cao trong một tổ chức. Họ tham gia định hướng và điều khiển hoạt
động của tổ chức ấy. Trong bộ phận cán bộ lãnh đạo có một nhóm được gọi là cán
bộ chủ chốt. quản lý mới.
1

Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia,H.2002,t.5,tr.269

3


Vậy, cán bộ lãnh đạo là người đề ra chủ trương, đường lối, chính sách và tổ
chức, động viên người dưới quyền thực hiện nhiệm vụ được giao theo một mục
tiêu đã định.
Cán bộ quản lý: Chúng ta hiểu rằng, cán bộ lãnh đạo và khái niệm cán bộ
quản lý, nội hàm của hai khái niệm này có những điểm giống nhau: Cả cán bộ lãnh
đạo và cán bộ quản lý đều là chủ thể ra quyết định, điều khoảng hoạt động của một
tổ chức. Người cán bộ lãnh đạo cũng phải thực hiện một số chức năng quản lý và
người cán bộ quản lý cũng phải thực hiện một số chức năng lãnh đạo .
Vậy, cán bộ quản lý cũng là người đứng đầu một tổ chức , nhưng nhấn

mạnh sự điều hành hoạt động của tổ chức, việc sử dụng công cụ, phương tiện để
điều khiển một loại hoạt động nào đó .
Trong mỗi tổ chức đều có người lãnh đạo. Nhiều tổ chức có tập thể lãnh
đạo, trong tập thể lãnh đạo có người đứng đầu. Người đó là cán bộ lãnh đạo chủ
chốt.
Vậy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt là người đứng quan trọng nhất, có tác dụng
chi phối chính toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định .
1.2. Vị trí của cán bộ và công tác cán bộ:
Đảng đã xác định, cán bộ và công tác cán bộ là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần có sự lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước, chỉ có thể được tăng cường khi đã phát hiện, lựa chọn đào tạo được
đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, thực sự biết quản lý theo yêu cầu của cơ chế
quản lý mới.
“Xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về chế độ công vụ và công chức.
Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật công chức hành
chính. Quy định các chế độ đào tạo, tuyển dụng, sử dụng công chức. Xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề
nghiệp cao, vừa giác ngộ chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ, công tâm vừa
có đạo đức liêm khiết khi thừa hành công vụ”1.
Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ: Mức độ chính xác của đường lối chính sách
đều tuỳ thuộc cuối cùng vào chất lượng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ.
Công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước, là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Đồng chí Đỗ Mười khẳng định: “Trong xây dựng Đảng, vấn đề cán bộ có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng, là khâu then chốt"2
Công tác cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự đổi mới của Đảng.
Thực tế, thành tựu đổi mới cũng như những mặt yếu kém, sai lầm trong tổ chức
thực hiện đều gắn liền với phẩm chất và năng lực của cán bộ.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Tỉnh chỉ rõ : “Tình trạng một số cán bộ

của Đảng, trong đó có không ít cán bộ chủ chốt, thiếu tư tưởng rèn luyện, thái
4


hoá, biến chất, sa suốt về đạo đức và lối sống đang là vấn đề nhức nhối làm
phương hại đến uy tín của Đảng”3.
1.3. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin:
Kết thúc sự nghiệp của Mác, Lênin đã đề ra học thuyết về Đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân, LêNin đã nêu lên quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ.
Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền, nó lại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
Tổ chức và cán bộ là công tác đối với con người, đối với các nhân cách khác
nhau. Đây là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải có tính khoa học và nghệ
thuật cao. LêNin rất coi trọng công tác tổ chức cán bộ và công tác này có tính chất
quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện đường lối, chủ
trương của một Đảng, một Nhà nước: “Lĩnh vực trọng yếu nhất của cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa, tức là nhiệm vụ tổ chức”…. và “Khi đường lối chính sách
đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực
hiện phải đặc lên hàng đầu và trọng tâm của sự lãnh đạo phải chuyển từ soạn thảo
các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc chọn con người và kiểm tra thực hiện”4
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ X

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Một số văn kiện về đổi mới và chỉnh đốn Đảng- tr.57.

3


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng lần thứ XVI – tr. 32

4

LêNin: toàn tập, Nxb.Macxcơva, H.1978, tr. 44 - 450.

Theo V.I Lênin, cán bộ không những chỉ có tuyển chọn, đào tạo từ hoạt
động thực tiễn mà còn phải coi trọng về mặt chất lượng của đội ngũ cán bộ. Cần
phải chú trọng và đào tạo và đề bạc cán bộ trẻ một cách hệ thống từ dưới lên, đây
chính là một quá trình, một quy trình đào tạo đề bạc cán bộ có hiệu quả và khoa
học.
V.I Lênin đã nói rõ “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được
quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
phong trào”1. Như vậy, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là rất quan trọng trong
việc giành chính quyền, lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, năm 1922 Lênin
khẳng định: “nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnh hiện nay đó
là then chốt nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chỉ là mẫu giấy
lộn".
Tóm lại, những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về cán bộ và công tác
cán bộ nói chung, công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói riêng là một
vấn đề có tính nguyên tắc, lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài
người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và khoa học tích trử lại trong quá
trình lịch sử.
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác và quy hoạch cán bộ:
Để đẩy mạnh việc đổi mới công tác cán bộ có kết quả trước hết phải đổi mới
tư duy về công tác cán bộ. Đổi mới tư duy làm cho việc đánh giá, lựa chọn, bố
5



trí,sử dụng cán bộ mới sát hợp, đúng người, đúng việc, từ đó tạo cơ sở cho việc đổi
mới đội ngũ cán bộ các cấp, các nghành các đoàn thể một cách đồng bộ và toàn
diện.
Qua thời điểm cách mạng Việt Nam cũng như phong trào Cộng sản và công
nhân quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”... “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”2
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Đã lựa chọn đúng cán bộ cần phải dạy bảo lý luận
cho cán bộ, chỉ thực hành mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt
mù. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải thực hiện theo phương châm huấn luyện
phải gắn liền với nhu cầu. Hiện nay chúng ta muốn thực hiện trọn vẹn sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất định phải có con người công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Con người công nghiệp hoá hiện đại hoá ấy trước hết phải là
những cán bộ cốt cán, cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng.
1

V.I LêNin: toàn tập, Nxb.Tiến bộ MCN, H.1974,t.4,tr.473

2

Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb.STHN, H.1984, t.4 – tr.486 - 492

3

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII

1.5. Quan điểm của Đảng:
“Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành
chính các cấp. Làm cho bộ máy tinh gọn, đảm bảo sự điều hành tập trung thống
nhất, thông suốt, có hiệu lực từ Chính phủ đến chính quyền địa phương, cơ sở”3.
Kế thừa và phát huy quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đại hội

Đảng lần thứ XI cũng đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ
chức các cấp, các nghành của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân, trước là của Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, cần có kế hoạch
chu đáo, giải pháp đồng bộ, cụ thể, có hiệu lực để thực hiện. Quan tâm xây dựng
đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công
nhân, con em những gia đình có công với cách mạng.

6


Tại Đại hội XI của Đảng về đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ, coi
trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ
công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng
khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách
phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức,
có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình
trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý
cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch
cán bộ cấp chiến lược. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu
chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự
tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ
đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm, từ
chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm
chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có chế tài xử lý
nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi,
chạy bằng cấp, chạy huân chương. Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và
quản lý theo quy hoạch ở các ngành, các cấp; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép
kín. Tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ. Chú trọng xây dựng đội ngũ

cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Đổi mới, trẻ
hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục,
kế thừa và phát triển”1.
Nhìn chung, quan điểm chỉ đạo của Đảng hiện nay đã có những cái nhìn
mới về công tác cán bộ và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở.
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ XI

2. Những yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tinh
thần Đại hội XI
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế của toàn cầu phát triển rất mạnh mẽ và
đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và trong đó
cán bộ, công chức giữ một vai trò rất quan trọng, nhìn được vấn đề cấp thiết đó tại
Đại hội Đảng lần thứ XI quan điểm chỉ đạo của Đảng vẫn kế thừa và phát huy theo
tinh thần Kết luận số 37-KL/TW ngày 2-2-2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ
từ nay đến năm 2020, để đưa đất nước ta hội nhập cùng khu vực và quốc tế vì thế
Đảng đã đưa ra những tiêu chí rõ ràng về cán bộ trong công cuộc xây dựng đất
nước:
2.1. Mục tiêu:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là
cán bộ đứng đầu phải có phẩm chất và năng lực, có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng
trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm
7


bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng của các thế hệ kế tiếp, nhằm thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giữ vững độc lập, tự chủ đi lên

Chủ nghĩa xã hội.
Đại hội XI nêu rõ về việc tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, như sau: “Rà
soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng
cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ,
động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại
bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín
với nhân dân. Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hoá” một số chức vụ lãnh đạo
Đảng, Nhà nước để có chủ trương phù hợp. Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức
vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định”1.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ XI

2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác cán bộ ở xã Phước Thành
trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước:
- Đề cập đến tầm quan trọng của người cán bộ cách mạng và công tác cán bộ
của đảng, Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ nào phong trào ấy” tinh thần
đó chẵn những đúng trong quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc mà
còn nguyên giá trị trong hòa bình, xây dựng CNXH hôm nay và mãi mãi về sau.
Tiếp tục xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn
liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công
tác xây dựng Đảng. Song ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có một đội
ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm
vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ. Lênin nói : “Mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi thời kỳ
cách mạng đều có một nhiệm vụ tương ứng, nhiệm vụ đó cần có một đội ngũ cán

bộ thích ứng, khi chuyển giai đoạn cách mạng mới thì công tác cán bộ phải đổi
mới cho phù hợp”
- Xuất phát từ đòi hỏi đó, yêu cầu phải có sự chủ động, tầm nhìn xa, có quy
hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp
theo. Vừa xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa chuẩn bị một đội
ngũ những người kế nhiệm có phẩm chất, năng lực, có bản lĩnh chính trị trên cơ sở
8


lập trường giai cấp công nhân để đảm bảo cho sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế
hệ cán bộ, đủ sức đảm đương công việc, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và mang
tính bức bách đòi hỏi Đảng bộ xã Điện Nam Đông phải tập trung lãnh đạo để tìm
giải pháp thực hiện.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, Kết luận số 37-KL/TW ngày 2-2-2009
của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, nêu rõ: “Sau hơn 10 năm thực
hiện Nghị quyết, đội ngũ cán bộ nước ta có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều
mặt, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ mới đẩy mạnh CNH, HĐH
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Số đông cán bộ giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống lành mạnh gắn bó với nhân dân. Công tác cán bộ đã bám sát
nhiệm vụ chính trị, thể chế hoá, cụ thể hoá được nhiều chủ trương, quan điểm, giải
pháp lớn đề ra trong Chiến lược cán bộ. Nội dung, phương pháp, cách làm có đổi
mới, tiến bộ; dân chủ, công khai trong công tác cán bộ được mở rộng; nguyên tắc
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời
phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ
được giữ vững”1.
1


Đảng cộng sản Việt Nam: Kết luận số 37-KL/TW Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương khóa X

- Để thực hiện tốt kết luận số 37-KL/TW ngày 2-2-2009 của Hội nghị lần
thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến
lược cán bộ từ nay đến năm 2020 và nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Đảng bộ xã Phước Thành phải tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa công tác quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt. Đây là yêu cầu cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay.
- Xã là một cấp hành chính giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển
kinh tế, xã hội, giữ vững ANCT- TTATXH. Từ vị trí quan trọng đó của cấp xã nên
đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tiễn
cho thấy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã phụ thuộc một cách
quyết định ở chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã và việc bố trí đúng đội
ngũ cán bộ đó. Có thể khẳng định rằng cán bộ chủ chốt ở xã là những người tiêu
biểu nhất, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trí tuệ, năng lực hoạt động thực tiễn, có
uy tín trong Đảng bộ và trong nhân dân. Với ý nghĩa đó, vấn đề nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH về lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới, tuỳ thuộc một cách quyết định ở chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã.
Song điều đó lại tuỳ thuộc ở chất lượng, hiệu quả của công tác quy hoach, đào tạo
bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Đó là hai khâu gắn chặt với nhau, tạo điều kiện

9


cho cán bộ ngày càng phát triển, trưởng thành và cống hiến nhiều hơn cho cách
mạng.
2.3. Tiêu chuẩn cán bộ cán bộ trong thời kỳ mới (theo TW khóa VIII):
2.3.1. Tiêu chuẩn chung:
+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục

tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội của đất nước, phấn đấu thực hiện có kết quả,
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực
và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2.3.2. Những tiêu chuẩn cụ thể:
Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
cán bộ, công chức cơ sở cần phải có thêm các tiêu chuẩn sau:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân,
trung thành với lý tưởng cách mạng với chủ nghĩa Mác- LêNin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Có khả năng dự báo và định hướng sự phát triển, thuyết phục, tổ chức nhân
dân thực hiện.
+ Gương mẫu về đạo đức lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học và tập
hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ, nhân dân.
+ Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý, đã học tập có hệ thống các
trường Đảng, Nhà nước và đoàn thể.
Các tiêu chuẩn trên là dựa vào tình hình thực tiễn đội ngũ cán bộ của cơ
quan chính quyền Đảng, Nhà nước của địa phương từ đó đưa ra các quyết sách
nhằm xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, có hệ thống và
đáp ứng yêu cầu của tình hình đất nước hiện nay.
Ngoài ra, Đảng còn chăm lo công tác bồi dưỡng cán bộ, lựa chọn cán bộ
đưa ra ứng cử vào cơ quan dân cử, hoặc giới thiệu với Nhà nước để đề bạc, bổ
nhiệm vào các cương vị chủ chốt trong bộ máy Nhà nước. Đây là chủ trương,
đường lối của Đảng chỉ đạo trong việc xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn.
2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương để
đáp ứng tình hình hiện nay:
2.5.1. Xác định đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng:
- Những cán bộ, công chức cơ sở hiện đang công tác nhưng chưa đạt tiêu

chuẩn về văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị nhưng trong quá trình công tác
hoàn thành nhiệm vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức, nằm trong diện quy hoạch
thì cử đi đào tạo bồi dưỡng.
10


- Độ tuổi của cán bộ, công chức được cử đi đào tạo về văn hóa phải có độ
tuổi dưới 35 tuổi.
- Về chuyên môn và lý luận chính trị thì tuổi đời không được quá 40 tuổi,
nếu chỉ đào tạo về chuyên môn hoặc lý luận chính trị thì tuổi đời không quá 45
tuổi.
- Đào tạo văn hóa, lớp sơ cấp chính trị trở lên cho cán bộ, công chức. Đối
tượng được cử đi đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của địa phương và phải được
UBND xã lập danh sách và thủ tục báo cáo cho UBND huyện thẩm định và xem
xét để trình Ban Thường vụ huyện ủy quyết định.
2.5.2. Yêu cầu đào tạo:
- Về Văn hóa: phải đào tạo văn hóa cho những cán bộ thuộc đối tượng cần
được bồi dưỡng về văn hóa.
- Về Chuyên môn: cần phải có những kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng chức
danh, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, cụ thể như sau:
+ Đối với cán bộ bầu cử: Tối thiểu phải có trình độ trung cấp về chuyên môn
trở lên, phù hợp với chức danh đang hoặc sẽ đảm nhiệm, phù hợp với yêu cầu tình
hình địa phương.
+ Đối với cán bộ chuyên môn: Tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên
môn phù hợp với chức danh hiện đang đảm nhiệm hoặc sẽ đảm nhiệm.
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Đối với cán bộ qua bầu cử phải có trình độ trung cấp.
+ Đối với cán bộ chuyên môn tối thiểu phải có trình độ sơ cấp và tiếp tục
cho đi đào tạo tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn.
Các đối tượng được cử đi đào tạo về văn hóa, chuyên môn, chính trị phải

đảm bảo khi tốt nghiệp sẽ còn tiếp tục công tác tại địa phương trong vòng 15 năm.
- Đào tạo về văn hóa:
Cần có kế hoạch cho các cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn về văn hóa
tham gia các lớp học tại trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Trong quá
trình đi học, cần phân công cán bộ hiện có kiêm nhiệm công việc trong thời gian
cán bộ được cử đi học văn hóa.
- Đào tạo về chuyên môn:
Các lớp học chuyên môn mở trên địa bàn của Tỉnh hoặc các huyện dưới các
hình thức tập trung, bán tập trung hoặc tại chức. Trong thời gian cán bộ đi học
chuyên môn, UBND xã cần bố trí phân công cán bộ khác đảm nhiệm thay công
việc. Các trưởng ban, ngành, có phó thì cử một trong hai người đi học, còn lại một
người ở lại để giải quyết công việc hàng ngày.
- Đào tạo về lý luận chính trị:

11


Các lớp học đào tạo về lý luận chính trị- hành chính được mở tại Trung tâm
bồi dưỡng chính trị các tuyến huyện và tại Trường Chính trị Quảng Nam.
Ngoài ra, hàng năm UBND xã phải thường xuyên có kế hoạch cử các đối
tượng cần bồi dưỡng dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn tạo điều kiện cho cán bộ,
công chức của xã và cán bộ không chuyên trách được cập nhật thông tin mới nhằm
đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng như lâu dài trong công việc của địa phương.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG,
ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ Ở XÃ PHƯỚC THÀNH HUYỆN
PHƯỚC SƠN
1. Đặc điểm chung của xã Phước Thành:
1,1. TÌNH HÌNH VỀ ĐỊA LÝ, DÂN SỐ:
Phước Thành là xã vùng cao của huyện Phước Sơn; cách thị trấn Khâm Đức

40 Km về hướng Đông Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên 6.245,39 ha, (đất
nông nghiệp 598,40 ha; lâm nghiệp 5.362,83 ha; đất khác 284,16 ha). Địa hình
phần lớn là đồi núi bao quanh.
Toàn xã có 06 thôn, 1.647 nhân khẩu/416 hộ; trong đó: Người DTTS là:
1.616 nhân khẩu/400 hộ.
1.2. TÌNH HÌNH KTXH, QPAN:
Là một xã miền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện,
đường sá xa xôi cách trở, đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở chưa phát triển, nơi định
cư chưa đảm bảo do địa hình, một số thôn vẫn chưa có điện và chưa có đường giao
thông liên thôn và tới trung tâm xã, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu
dựa vào nông nghiệp điều kiện sản xuất còn manh mún, tỷ lệ đói nghèo cao
(77,88%), 97% dân số là người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán lạc hậu còn
phổ biến, trình độ nhận thức cũng như dân trí còn thấp, 90% đội ngũ cán bộ công
chức xã là người dân tộc thiểu số, trình độ cũng như năng lực còn hạn chế. Những
vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
1.2.1/ Về lĩnh vực kinh tế:
Bước vào đầu năm 2013, bám sát vào Nghị quyết HĐND, UBND xã đã tập
trung chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân, khắc phục hậu quả bão lũ, vận động nhân dân
khai hoang mở rộng và phục hóa lại một số diện tích lúa nước, chỉ đạo việc tu sửa
thủy lợi, nạo vét kênh mương, đưa vào vận hành các công trình thủy lợi mới xây
dựng phục vụ sản xuất kịp thời vụ, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm,
cấp hỗ trợ cây giống, con giống, giống lúa, giống rau, ống nước, phân bón, máy
tuốt và vật tư các loại phục vụ kịp thời cho sản xuất. Phân công các thành viên Ban
chỉ đạo xã, cán bộ xã phụ trách địa bàn xuống các thôn kiểm tra, đôn đốc và hướng
dẫn nhân dân sản xuất, chăn nuôi,
- Về công tác sản xuất: Khai hoang mới 41 hộ, diện tích: 4,02 ha; phục hóa
09 hộ, diện tích: 0,7 ha; Lúa nước: diện tích gieo trồng vụ Đông - xuân đạt 39 ha
(tăng 01 ha so với năm trước) năng suất bình quân 37 tạ/ha, sản lượng 144,3 tấn,
diện tích sản xuất lúa nước vụ hè thu đạt 35 ha, năng suất bình quân 37 tạ/ha, sản
12



lượng: 129,5 tấn. Lúa rẫy diện tích gieo trồng 29 ha, năng suất bình quân 17 tạ/ha,
sản lượng 49,3 tấn. Bắp: diện tích gieo trồng 32 ha, năng suất bình quân 26 tạ/ha,
Sản lượng 83,2 tấn. Sắn: diện tích gieo trồng 28 ha, năng suất bình quân 150 tạ/ha,
sản lượng 420 tấn. Cây rau, màu các loại 14 ha.
- Về chăn nuôi: Công tác chỉ đạo về chăn nuôi luôn được quan tâm thực hiện
thường xuyên, công tác phòng chống dịch lợn tay xanh trên địa bàn được triển khai
thực hiện có hiệu quả, đã tổ chức 02 đợt tiêm phòng 250 liều vắc xin phòng bệnh
LMLM trên trâu bò; 75 liều vắc xin phòng dịch tả và 150 liều phòng bệnh tụ huyết
trùng trên đàn lợn, tình trạng chăn nuôi thả rông giảm đáng kể. Tính đến thời điểm
hiện nay toàn xã: đàn lợn: 780 con; trâu: 198 con; bò: 225 con; gia cầm các loại
trên: 2.500 con.
- Về hỗ trợ cây con giống cho nhân dân sản xuất: Các chương trình dự án về
hỗ trợ phát triển sản xuất như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135, Quyết định
102/2009/QĐ-TTg... luôn được UBND xã các cấp, các ngành coi là nhiệm vụ
trọng tâm rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, do đó luôn được UBND xã quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu
quả, việc tổ chức họp lấy ý kiến đề xuất, tổng hợp nhu cầu của nhân dân được thực
hiện đúng quy trình, phát huy được vai trò dân chủ, việc định hướng cho nhân dân
xét chọn cây con giống được triển khai thực hiện tốt, sát với điều kiện khí hậu, thổ
những và tình hình thực tế tại địa phương và phù hợp với cơ cấu kinh tế của huyện.
Trong năm 2013, các Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và cấp cây con giống
cho nhân dân trên địa bàn xã gồm có:
+ Nghị quyết 30a (Phòng NN&PTNT huyện làm chủ đầu tư) đã hỗ trợ cho
nhân dân: 35 con bò giống; 3.500 cây chuối tiêu hồng; 45.000 cây bời lời giống;
4.500m ống nước; 7.000kg phân bón NPK với 124 hộ được hưởng lợi.
+ Dự án khuyến nông – khuyến lâm (Trạm KTDVTH Nông nghiệp huyện
àm chủ đầu tư) đã hỗ trợ 07 con bò cái sinh sản và cỏ VA-06 cho 07 hộ nghèo.
+ Quyết định 102/2009/QĐ-TTg (Phòng Dân tộc huyện làm chủ đầu tư) đã

cấp hỗ trợ: 6.955kg muối iốt; 1.647kg lúa giống Xi23; 577,7kg giống Ngô nếp;
695,5kg giống đậu phụng.
+ Vốn chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới: 58.600.000 đồng (do
UBND xã làm chủ đầu tư) đã mua 23 máy tuốt lúa cấp cho 69 hộ hưởng lợi.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã:
được quan tâm thực hiện, Ban quản lý của xã và Ban phát triển các thôn được
thành lập và đi vào hoạt động, đã hoàn thành việc thông qua quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn xã và đã được UBND huyện phê duyệt đồ án tổng thể.
- Công tác khắc phục sửa chữa các công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn:
được UBND xã quan tâm chỉ đạo, thành lập 01 tổ công tác do Đ/c Phó Chủ tịch
UBND xã (đề án 600) làm tổ trưởng thực hiện công tác kiểm tra, khảo sát tình
trạng sử dụng, xác định mức độ hư hại của các công trình thủy lợi và nước sinh
trên địa bàn xã, tổ đã tham mưu UBND xã lập phương án tiến hành sửa chữa, khắc
phục đảm bảm phục vụ sản xuất kịp thời vụ, cũng như phục vụ dân sinh.
13


- Công tác QLBV rừng: luôn được quan tâm chỉ đạo, phương án quản lý bảo
vệ rừng và PCCCR năm 2013 được quan tâm xây dựng, chỉ đạo tiến hành rà soát
nắm tình hình hoạt động và củng cố các tổ, đội bảo vệ rừng ở các thôn, tổ chức họp
nhân dân quán triệt và ký cam kết thực hiện công tác QLBVR trong các thôn bản
và hộ nhân dân. Kịp thời tổ chức khoanh vùng sản xuất nương rẫy và họp quán
triệt nhân dân phát nương rẫy ở khu vực cho phép, không phát rừng già để làm
nương rẫy. Phối hợp với Hạt Kiểm Lâm huyện tổ chức đặt biển có nội dung cấm
đưa phương tiện và dụng cụ vào rừng theo chỉ thị 20/2012/CT-UBND của UBND
tỉnh, đồng thời tuyên truyền về các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt
là việc quán triệt nội dung chỉ thị 20/2012/CT-UBND Về tăng cường các biện pháp
quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phối hợp
với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chi trả đợt II/2012 kinh phí nhận giao
khoán QLBVR theo Nghị quyết 30a/CP cho 33 hộ dân với số tiền là: 58.933.000

đồng và hiện nay đang tiếp tục làm hồ sơ nhận giao khoán quản lý bảo vệ cho các
hộ theo dự án dịch vụ môi trường rừng của Thủy điện ĐắckMi 4.
- Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản: được UBND xã quan
tâm chỉ đạo thực hiện, từ đầu năm đến nay, UBND xã đã tổ chức 13 đợt kiểm tra,
truy quét đẩy đuổi các đối tượng khai thác lâm, khoáng sản trái phép trên địa bàn
xã, 01 đợt trực chốt bảo vệ an toàn tại Km38+400 – Km38+460 (đoạn qua khu vực
Đồi chim, thôn 4B), xử phạt hành chính 03 trường hợp nộp NSNN số tiền
6.000.000 đồng. Trong năm, tình hình khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn
có nhiều diễn biến âm ỉ, trong đó đáng chú ý là nạn phá mồ mã để khai thác vàng
tại khu vực đồi ma và tình trạng đào bới ta luy đường để khai thác vàng gây phức
tạp về ANTT và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng con người.
- Về xây dựng cơ bản: luôn được UBND xã quan tâm thực hiện, đã phối hợp
với các đơn vị chủ đầu tư, phòng ban của huyện thực hiện công tác quy hoạch,
khảo sát, lập hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng thi công các công trình trên địa bàn
xã, đặc biệt đã phối hợp với Đoàn thanh tra của huyện giải quyết dứt điểm 01 vụ
đơn thư kiến nghị đến đền bù GPMB tuyến đường Phước Kim – Phước Thành (bà
Hồ Thị Liên -thôn 4B). Trong năm 2013, trên địa bàn xã có 05 công trình được đầu
tư xây dựng bằng nguồn vốn NQ30a do huyện làm chủ đầu tư với tổng số vốn 6,1
tỷ đồng (gồm: Thủy lợi Nước Xoan thôn 1A; Điện trung tâm xã; Điện trung và hạ
thế thôn 3; Nhà hiệu bộ trường THCS xã và Dãn dân thôn 1A), hiện nay, có 4/5
công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, còn lại công trình Dãn dân
thôn 1A do vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng nên đến nay vẫn đang thi công.
Ngoài ra còn có 01 công trình Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi thôn 2, do UBND
xã làm chủ đầu tư với tổng số vốn là: 308.438.000 đồng, hiện nay cũng đã hoàn
thành và đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất vụ đông xuân
2013-2014.
- Về thu, chi ngân sách xã:
+ Tổng thu ngân sách xã tính đến ngày 30/11/2013 là: 4.435.499.200 đồng,
đạt 100,12% kế hoạch năm; trong đó: thu phân chia tỷ lệ %: 3.432.200 đồng; thu
xử phạt hành chính: 11.130.000 đồng; thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá

14


nhân: 186.950.000 đồng; thu bổ sung, cân đối từ ngân sách cấp trên: 2.247.000.000
đồng; thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên: 2.186.987.000 đồng.
+ Tổng chi ngân sách xã xã tính đến ngày 30/11/2013 là: 3.990.390.651
đồng, đạt 90,08% kế hoạch năm; trong đó: chi cho đầu tư: 299.557.000 đồng; chi
thường xuyên: 3.990.833.651 đồng.
1.2.2/ Về lĩnh vực văn hóa - xã hội :
- Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm, mạng lưới trường
lớp và quy mô đào tạo có nhiều phát triển, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây
dựng, trang thiết bị dạy và học được trang bị, hầu hết các điểm trường học ở thôn
được xây dựng kiên cố, đội ngũ giáo viên được tăng cường và chuẩn hóa. Công tác
xã hội hóa giáo dục quan tâm thực hiện có hiệu quả, phổ cập giáo dục được công
nhận và tiếp tục được duy trì giữ vững. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động
và hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi... trong phạm vi
các nhà trường được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Các ban ngành, đoàn thể
luôn quan tâm đến công tác giáo dục, nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục
có nhiều chuyển biến tích cực hơn trước. Kết thúc năm học 2012-2013, toàn xã có
03 bậc học: Mẫu giáo; Tiểu học; THCS, có 24 lớp học với tổng số 457 học sinh, tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp và hoàn thành các bậc học là 100%. Năm học 2013-2014,
toàn xã ba bậc học, 24 lớp với tổng số 479 học sinh, tăng 22 em so với năm trước,
tỷ lệ học sinh chuyên cần luôn duy trì đạt từ 90-95%.
- Về y tế, dân số, KHHGĐ: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được
quan tâm chỉ đạo, đội ngũ y, bác sĩ được quan tâm đào tạo chuẩn hóa và tăng
cường, công tác trực thường xuyên và trực lễ, tết tại trạm được duy trì thực hiện tốt
để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các chương trình y tế quốc gia như:
Tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống SDD trẻ em thực hiện tốt,
chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ được thường xuyên triển khai thực hiện đạt kết quả
tốt. Tổng số lần khám chữa bệnh đến ngày 30/11/2013 là: 3.496 lượt; sinh đẻ là: 29

lượt; khám phụ khoa: 89 lượt; khám thai: 31 lượt; áp dụng các biện pháp tránh thai
là: 224 cặp vợ chồng; tiêm chủng: 43 trẻ.
- Công tác chính sách, xã hội, nhân đạo, từ thiện được quan tâm chú trọng.
Đời sống nhân dân và đối tượng chính sách thường xuyên được chăm lo, vào dịp lễ
tết đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách. Các đối
tượng bảo trợ xã hội được quan tâm hỗ trợ, chế độ trợ cấp xã hội thực hiện tốt và
chi trả kịp thời. Đã hoàn thành công tác điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm
2013 đúng thời gian, kế hoạch và quy trình, kết quả: tỷ lệ hộ nghèo còn 77,88%, tỷ
lệ hộ nghèo giảm: 3,28% so với năm 2012. Công tác giải quyết chế độ chính sách
cho người có công được quan tâm thực hiện, trong năm đã hoàn thành việc lập hồ
sơ đề nghị giải quyết chế độ thanh niên xung phong theo Quyết định số
40/2011/QĐ-TTg cho 37 đối tượng và đã giải quyết chi trả chế độ 1 lần cho 15
trường hợp; về Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg đã hoàn thành lập hồ sơ đề nghị
giải quyết chế độ và đã được tỉnh thẩm định là 18 trường hợp.
Công tác phát thanh, truyền hình được quan tâm, cơ sở vật chất trang thiết bị
phục vụ được trang bị, đã có 04/06 thôn đã được lắp đặt cụm loa truyền thanh
15


không dây, Trạm truyền thanh – truyền hình xã đã duy trì thường xuyên lịch tiếp
sóng phát thanh, truyền hình các đài: Trung ương, Đài tỉnh, đài huyện... đáp ứng
được nhu cầu nắm bắt thông tin, tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước cũng như phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân.
Hoạt động Văn hóa Văn nghệ, TDTT, tuyên truyền, cổ động phục vụ nhân
Tết Nguyên Đán, các ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước và địa phương được quan
tâm, công tác chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, tập trung lực lượng, luyện tập thành
lập đoàn VĐV tham gia Đại hội TDTT huyện lần thứ VII và Hội trại kỷ niệm 45
năm chiến thắng Khâm Đức – Ngok Ta Vat được UBND xã quan tâm chú trọng
chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả, các nội dung tham gia tranh tài đều đạt được

nhiều giải cao, thành tích chung đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
1.2.3/ Về Nội chính, Quốc phòng - an ninh:
- Về Quốc phòng: Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh được triển khai kịp
thời, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững.
Công tác đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng định kỳ được quan tâm thực
hiện, công tác hậu cần được đảm bảo, chế độ bảo dưỡng, bảo quản vũ khí trang bị
định kỳ được duy trì. Huấn luyện cho LLDQ và đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho
huấn luyện được tổ chức đúng thời gian và kế hoạch, quân số tham gia đạt vượt chỉ
tiêu giao, kết quả huấn luyện toàn lực lượng đạt khá. Giao quân nghĩa vụ quân sự
đạt 100% chỉ tiêu trên giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác diễn tập chiến đấu
trị an theo cơ chế Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, các bước lập kế hoạch, soạn
thảo, chuẩn bị đầy đủ các văn kiện, tài liệu, phân công nhiệm vụ, thành lập khung
diễn tập, chuẩn bị về cơ sở, vật chất phục vụ diễn tập chiến đấu trị an được chỉ đạo
thực hiện tốt, hầu hết các khung tập đều hoàn thành khá tốt nhiệm vụ, kết thúc đợt
diễn tập toàn đơn vị đạt khá.
- Về an ninh: Công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn được tăng cường. Công an xã thường xuyên tổ chức trực chiến, tuần
tra, kiểm soát địa bàn, trực chốt an toàn giao thông, kiểm tra tạm trú tạm vắng...
Thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng Công an xã và BCHQS
xã. Các ngày lễ, tết, sự kiện trọng đại của đất nước được bảo vệ an toàn. Công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch hộ khẩu được duy trì thực hiện tốt. Trong năm, Công an
xã đã giải quyết hòa giải 19 vụ mâu thuẫn trong nhân dân; 01 vụ tai nạn giao
thông; xử lý 02 vụ chết người; bắt 01 vụ vận chuyển chất độc Xianua giao Công an
huyện; xử lý 21 trường hợp gây rối ANTT; 03 trường hợp không mang giấy
CMND; 08 trường hợp không đăng ký tạm trú; xử phạt an toàn giao thông 06
trường hợp, tổng số tiền xử phạt hành chính nộp vào ngân sách Nhà nước là:
5.130.000 đồng. Ngoài ra Công an xã còn tham mưu cho UBND xã làm hồ sơ thủ
tục đưa vào Trường giáo dưỡng 01 đối tượng thanh thiếu niên hư hỏng.
- Về Công tác tôn giáo: Tình hình tôn giáo trên địa bàn trong năm, tuy
không phức tạp nhưng vẫn có nhiều diễn biến âm ỉ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tình

trạng một số hộ dân vẫn lén lút tập trung tổ chức sinh hoạt đạo tại nhà ông Hồ Văn
Luông (thôn 3) vẫn diễn biến và chưa có biện pháp ngăn chặn, việc tuyên truyền
16


vận động của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể xã vẫn chưa có hiệu quả.
Đáng chú ý là vào đầu tháng 6/2013, tại thôn 4B đã phát hiện 01 trường hợp cháu
Hồ Thị Bé (15 tuổi) sau khi đi chữa bệnh tại Đà Nẵng bị một số đối tượng lôi kéo
dụ dỗ theo đạo Tin Lành trái pháp luật, UBND xã đã phối hợp cùng với Công an
huyện tiến hành làm việc với cháu Hồ Thị Bé cùng gia đình để tuyên truyền, giải
thích và vận động thu nộp được 04 cuốn kinh thánh, hiện nay cháu Hồ Thị Bé vẫn
đi chữa bệnh tại Đà Nẵng.
- Về công tác tổ chức, chính quyền: Hoạt động của bộ máy hành chính được
kiện toàn, thực hiện tốt quy định về thời gian ngày giờ làm việc hành chính 02
buổi/ngày (sáng, chiều) tuần 40 giờ. Đội ngũ cán bộ, công chức được quan tâm đưa
đi đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ và hiệu quả công việc ngày càng
được nâng lên, kỷ cương, kỷ luật hành chính có nhiều tiến bộ. Quy chế dân chủ ở
cơ sở, ở cơ quan đơn vị được quan tâm phát huy.
- Về Công tác tư pháp: Về Công tác tư pháp có nhiều tiến bộ, nghiệp vụ
ngày càng được củng cố, tỷ lệ nhân dân đến UBND xã để đăng ký hộ tịch, chứng
thực cao hơn so với các năm trước, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật được quan tâm thực hiện, nhận thức về pháp luật trong nhân dân ngày càng
được nâng lên. Tính đến ngày 30/11/2013: Khai sinh: 100 lượt, gồm 52 nam 48 nữ,
trong đó ĐK khai sinh quá hạn: 17 trường hợp, đăng ký lại: 45 trường hợp, thay
đổi và cải chính hộ tịch 03 trường hợp; Kết hôn 10 trường hợp, độ tuổi kết hôn
trung bình nam 24 tuổi, nữ 22 tuổi; Cấp giấy chứng tử 10 trường hợp. Chứng thực
bản sao: 2.029 lượt với 3.854 bản sao. Tổ chức 04 đợt tuyên truyền phổ biến các
văn bản pháp luật mới được Quốc hội khóa XIII thông qua với gần 200 lượt cán
bộ, đảng viên và nhân dân tham gia.
1.2.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ở xã Phước Thành:

- Công tác cải cách tổ chức bộ máy cấp xã được quan tâm thực hiện, sau khi
Trung ương, tỉnh ban hành các quy định mới về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm
vụ của cán bộ, công chức cấp xã, UBND xã đã tổ chức kiện toàn, bố trí, sắp xếp lại
đội ngũ cán bộ, công chức xã, phân công công việc và nhiệm vụ cho từng cán bộ,
công chức xã phù hợp với chuyên môn và năng lực công tác đảm bảo quy định
theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định 112/2011/NĐ-CP Về Công chức xã,
phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về
chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
trấn. Việc bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách xã được thực
hiện theo Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh Ban
hành quy định về chức danh, mức phụ cấp, chế độ chính sách, mức khoán kinh phí
chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị
trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, sau khi bố trí, sắp
xếp, phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ, công chức xã, bước đầu đã có những
chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ.

17


- Việc thực hiện biên chế hành chính cấp xã đã đề nghị UBND huyện tuyển
dụng, hợp đồng, sắp xếp, bố trí cơ bản khá đầy đủ các chức danh cán bộ, công
chức xã đúng quy định. Tổng số biên chế được giao hiện nay là: 23 chức danh
(Quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 18/6/2010 của UBND tỉnh về giao số lượng
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn), đã tuyển dụng, bố trí: 21 chức danh (trong
đó có: 01 chức danh PCT Đề án 600; 01 chức danh công chức Địa chính – NN –
XD – MT theo Đề án 500 của tỉnh và 02 chức danh đang hợp đồng chưa được
tuyển dụng). Hiện nay, xã còn 02 biên chế công chức chưa bố trí: 01 chức danh Kế
toán – Tài chính và 01 chức danh Tư pháp – Hộ tịch, lý do chưa bố trí là: đã có quy

hoạch để bố trí con em người địa phương.
- Đội ngũ cán bộ, công chức xã được bố trí, phân công công việc phù hợp với
chuyên môn, năng lực công tác của từng người, nhìn chung mỗi cán bộ, công chức
xã đều có sự nỗ lực cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo
từng công việc được giao, có thái độ phục vụ nhân dân tốt, nhiều cán bộ, công
chức có năng lực công tác tốt, tận tụy, sáng tạo, chủ động tham mưu tốt cho UBND
xã trong xử lý công việc trôi chảy, thông suốt góp phần thực hiện nhiệm vụ tốt của
địa phương.
- Việc bố trí công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được UBND xã
quan tâm thực hiện tốt, hiện nay đã có 06/10 chức danh công chức có trình độ
chuyên môn Trung cấp, 03/10 chức danh công chức có trình độ chuyên môn Đại
học đã đáp ứng cơ bản được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Ngoài ra
trong thực hiện nhiệm vụ UBND xã cũng luôn quan tâm chỉ đạo đội ngũ công chức
xã phải luôn có thái độ phục vụ kính trọng, hòa nhã đối với nhân dân. Về chế độ
phụ cấp trách nhiệm cho công chức xã được UBND xã thực hiện đầy đủ, đúng với
quy định của Nhà nước.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã luôn
được quan tâm thực hiện, đội ngũ cán bộ, công chức xã được cử đi đào tạo nâng
cao trình độ về chuyên môn và chính trị, cử tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ do tỉnh, huyện tổ chức. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức xã và hiệu quả công việc ngày càng được nâng lên đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tổng số cán bộ, công chức xã tính đến thời điểm hiện nay là 21 người, trong
đó trình độ học vấn: cấp 3 có 18 người; tỷ lệ 86%; chuyên môn trung cấp có 12
người, tỷ lệ 57%; đại học 04 người, tỷ lệ 19%; Trung cấp chính trị: 11 người, tỷ lệ
52%; Cao cấp chính trị: 01 người, đạt 4,7 %. Đạt 3 chuẩn 08 người, tỷ lệ 38%; đạt
2 chuẩn: 10 người, tỷ lệ 47,6%. Hiện nay, có 07 đ/c đang theo học Đại học Nông
học tại huyện.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG,
ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ TẠI XÃ PHƯỚC THÀNH
GIAI ĐOẠN 2010- 2015
18


1. Phương hướng đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã Phước
Thành giai đoạn 2010- 2015.
Kế thừa và phát huy truyền thống của đội ngũ cán bộ đi trước, hơn 20 năm
đổi mới và thực hiện Nghị quyêt Đại hội lần thứ X của Đảng, công tác cán bộ ở địa
phương đã có một bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ
trong thời kỳ mới, công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ ở cơ sở vẫn còn nhiều mặt hạn
chế về kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn... Chính vì vậy, công tác cán bộ,
thực hiện quy trình công tác cán bộ ở địa phương trong thời gian đến cần chú trọng
một số nội dung chủ yếu sau để có một đội ngũ cán bộ ngang tầm thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Xác định cán bộ, công tác cán bộ phải luôn nắm vững và thực hiện đúng
những nguyên tắc, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về công tác cán bộ.
Đường lối chính trị bao giờ cũng quyết định đường lối tổ chức và cán bộ,
công tác cán bộ phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, xuất phát từ yêu cầu nhiệm
vụ chính trị và phục vụ nhiệm vụ chính trị. Vì thế, công tác cán bộ tại địa phương
phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thực
hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, mỗi tổ chức chính trị
trong hệ thống chính trị tại địa phương phải bám sát nhiệm vụ chính của mình mà
xây dựng đội ngũ cán bộ. Xác định cần bao nhiêu cán bộ, thuộc chức danh gì,
chuyên ngành gì, tiêu chuẩn như thế nào?...Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc từ

công việc, từ tổ chức mà bố trí, sắp xếp cán bộ, không làm ngược lại. Mặt khác, từ
thực tiễn nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở mình mà tuyển chọn và rèn
luyện cán bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, thực hiện quy trình công tác cán bộ là vấn đề có
tính nguyên tắc. Phát huy và kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, thường
xuyên giáo dục, bồi dưỡng ý thức tổ chức kỷ luật của giai cấp công nhân. Kiên
quyết không để phần tử cơ hội, phản động, đội lốt vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt tại
địa phương. Những người được bố trí, đảm nhận cương vị chủ chốt phải được đào
tạo, trải qua thử thách, trung thực, có tinh thần đấu tranh cách mạng và phong trào
cách mạng quần chúng, hết lòng vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, vì sự phát triển chung của toàn xã hội, của đất nước, của địa phương. Ở đây
chúng ta không nên hiểu giai cấp một cách đơn giản, cứng nhắc, ảnh hưởng đến
quan điểm tập hợp lực lượng của Đảng, phải biết đoàn kết rộng rãi các loại cán bộ,
trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay người ngoài đảng, dân tộc, tôn
giáo.
Phải có quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ một cách công
tâm, khách quan, khoa học. Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với việc củng cố,
kiện toàn tổ chức và cán bộ, làm công tác tổ chức cán bộ và đổi mới cơ chế chính
sách. Có nhiệm vụ thì mới lập ra tổ chức, có tổ chức thì mới bố trí cán bộ, không vì
19


cán bộ mà lập ra tổ chức. Mỗi cán bộ trong tổ chức phải có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm cụ thể rỏ ràng, chú ý đến phong cách lề lối làm việc.
Công tác cán bộ phải dựa và thực tiễn và phong trào cách mạng của quần
chúng, chính từ đó nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi
dưỡng cán bộ. Thực tiễn và phong trào cách mạng là trường học lớn để đào tạo cán
bộ có kinh nghiệm của Đảng ta, cán bộ từ nhân dân mà ra, cán bộ bao giờ cũng
được sản sinh từ phong trào. Do đó, để có được một đội ngũ cán bộ thì phải quan
tâm xây dựng phiong trào quần chúng, có kế hoạch nuôi duỡng phong trào, từ đó

phát hiện, kiểm tra, giám sát cán bộ.
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức
thành viên trong hệ thống chính trị, đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ cho cả hệ thống chính trị và trên tất cả các lĩnh vực. Tăng cường vai trò
lãnh đạo của cấp uỷ là nhân tố quyết định sự thành công của công tác cán bộ. Từ
quan điểm đánh giá cán bộ đến phương pháp tiến hành thực hiện quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dựng đều phải có ý kiến chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ, ở
đâu người cán bộ chủ chốt có quan điểm đổi mới đúng đắn, thực sự dân chủ, khách
quan, công tâm thì ở đó, lúc đó công tác quy hoạch, đào tạo, lựa chọn, xây dựng
đội ngũ cán bộ thu được kết quả tốt. Khắc phục tình trạng một số cấp uỷ, tổ chức
đảng không trực tiếp làm công tác cán bộ mà giao thẳng, khoán trắng cho cơ quan
cấp tham mưu.
Cấp uỷ lãnh đạo thông qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ, đồng thời
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của tổ chức, của người phụ
trách công tác cán bộ, xem đây là công việc quan trọng trong công tác lãnh đạo của
đảng.
Công tác cán bộ phải tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là
nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong từng nội dung cụ thể của công tác cán bộ của
đảng ta. Phải bảo đảm nguyên tắc này trong công tác cán bộ để bố trí đúng người,
đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ. Mọi chủ trương, chính sách đánh giá, sử dựng cán
bộ nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định sau khi lắng nghe đầy đủ ý
kiến của công tác tổ chức có liên quan và đóng góp ý kiến của nhân dân.
2. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ xã Phước Thành giai đoạn 20102015.
Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức
trong hệ thống chính trị và người đứng đầu tổ chức. Cấp uỷ, các tổ chức Đảng có
thẩm quyền phải chủ trì và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ theo đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định; xác định rõ trách nhiệm của tập
thể và trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác

cán bộ.
20


Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong công
tác cán bộ. Các cấp uỷ cần coi trọng việc đánh giá cán bộ; căn cứ vào tiêu chuẩn,
sự tín nhiệm, xem xét, giới thiệu để bầu cử hoặc bổ nhiệm những người thực sự có
đức, có tài, có tâm huyết với đất nước vào các chức vụ trong cơ quan Nhà nước các
cấp, không phân biệt người ngoài Đảng hay trong Đảng; khắc phục những biểu
hiện cá nhân, cục bộ, thiếu dân chủ, không công tâm, nể nang, tuỳ tiện trong công
tác cán bộ.
Đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử, thực hiện bầu cử có số dư, mở rộng
quyền tiến cử và tự ứng cử, giới thiệu nhiều phương án nhân sự trong bầu cử và bổ
nhiệm cán bộ. Thực hiện tốt các cơ chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quản lý, giám sát
cán bộ sau bầu cử, bổ nhiệm; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người
đứng đầu, của các thành viên trong tập thể lãnh đạo, của cơ quan sử dụng cán bộ
và cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ.
Đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ.
2.1. Về công tác đánh giá cán bộ:
Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công
tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng
lực cán bộ. Đánh giá cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào hiệu quả công tác, khả năng
đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể
trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách; không tham nhũng, lãng phí,
quan liêu và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Đảng uỷ phải chủ động rà soát, đánh giá và phân loại cán bộ công chức theo
quy định một cách khách quan, chính xác khi đánh giá cán bộ cần phải dựa vào
tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác và dựa vào tín nhiệm của nhân dân làm thước đo
chủ yếu.

2.1.1 Về công tác quy hoạch cán bộ:
Trên cơ sở kết quả đánh giá cán bộ, Đảng uỷ cần làm tốt công tác quy hoạch
cán bộ, cần tập trung qui hoạch các chức danh chủ chốt của cấp mình (bao gồm các
chức danh bầu cử và các chức danh chuyên môn)
Trong công tác quy hoạch cán bộ, Đảng uỷ cần khắc phục tư tưởng làm qua
loa, chiếu lệ, quy hoạch những cán bộ thiếu tính khả thi, mà qui hoạch cần phải
gắn với chiến lược cán bộ ở xã. Cần đẩy mạnh quy hoạch những học sinh, sinh
viên tốt nghiệp ở địa phương.
2.1.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Ban thường vụ Đảng uỷ xã cần tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo
một cách khoa học mới có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho cán bộ. Trong
đào tạo cần chống tư tưởng nôn nóng, đào tạo tràn lan dẫn đến chất lượng đào tạo
không cao, đào tạo cán bộ gắn với quy hoạch cán bộ.

21


Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ là đào tạo, bồi dưỡng về văn hoá,
chính trị, chuyên môn mà cần phải quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp
vụ công tác Đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2.1.3 Công tác bố trí, sử dụng cán bộ:
Không bổ nhiệm, đề bạt những người không đủ phẩm chất và năng lực;
khoan dung những người thành thật nhận và sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Thực
hiện tốt việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở xã ưu tiên bố trí, sử dụng số con em
gia đình chính sách, cán bộ trẻ, cán bộ nữ... nằm trong diện quy hoạch đã được đào
tạo.
Để đạt được mục tiêu về xây dựng công tác cán bộ và để có một đội ngũ cán
bộ cơ sở đáp ứng nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong giai đoạn mới cần xác
định tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ. Trước hết dựa vào tiêu chuẩn cán bộ
do Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội X đã xác định. Trên cơ

sở đó để xác định tiêu chuẩn: cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn và các loại cán
bộ khác trong hệ thống chính trị cơ sở.
2.2. Con người, bộ máy
Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo
đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu
tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;
có tinh thần đoàn kết, hợp tác và phong cách làm việc khoa học. Đội ngũ cán bộ
phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng
yêu cầu đổi mới đất nước trong thời kỳ mới.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức các cấp, các
ngành trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
trước hết là trong Ban Thường vụ Đảng uỷ xã, phải có kế hoạch chu đáo, giải pháp
đồng bộ, cụ thể, có hiệu quả để thực hiện. Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ
phải quan tâm đến cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là bộ đội, công an xuất ngũ sau khi
hoàn thành nghĩa vụ, cán bộ là con em những gia đình có công với cách mạng.
2.3. Cơ chế, chính sách
Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức
thành viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở và người đứng đầu các ngành. Ban chấp
hành Đảng bộ xã có thẩm quyền chủ trì và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức
cán bộ theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định; xác định rõ
trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng
đầu trong công tác cán bộ. Có chính sách, quy chế bố trí, sử dụng đúng những
người có năng lực, hết lòng vì dân, vì nước; khuyến khích những người năng động,
sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới.

22



Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nhân tài, quan tâm đến việc đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; có chủ trương, chính sách đưa cán bộ trẻ, có
phẩm chất, đạo đức tốt và triển vọng tham gia học ở các trường trong và ngoài
tỉnh, có chính sách đãi ngộ, hỗ trợ để lực luợng này yên tâm học tập và quay về
phục vụ tại địa phương, cơ sở.
Đảng uỷ lãnh đạo, chỉ đạo, có quy hoạch, kế hoạch, có quy chế cụ thể và
biện pháp thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại đối tượng cán bộ sát
thực với yêu cầu tại địa phương, đào tạo có định hướng cụ thể để khi bố trí, sử
dụng được dễ dàng, không đào tạo dàn trải hay trùng lắp nhiều chức danh, chuyên
ngành đã dự kiến, quy hoạch.
Xây dựng quy chế trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, tăng cường công tác
quản lý cán bộ, đảng viên, sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở
cơ sở để đấu tranh chống tham nhũng. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức
tham nhũng, bao che tham nhũng, xây dựng thiết chế để nhân dân tham gia giám
sát cán bộ, công chức, đảng viên; khuyến khích và bảo vệ nhân dân đấu tranh
chống tham nhũng, không để phần tử xấu, bọn cơ hội lợi dụng.
Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ lão thành Cách mạng, cán
bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ hưu trí. Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và
trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân
biệt người trong Đảng hay người ngoài Đảng.
2.4. Mối quan hệ.
Mở rộng phân cấp quản lý cán bộ, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát
cán bộ, mở rộng phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch, khách quan,
toàn diện, công tâm trong việc đánh giá cán bộ, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ
làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đánh giá cán bộ lãnh đạo phải căn cứ
vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể,
tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể ở địa phương
Đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ các khâu: quy hoạch, đào tạo, bồi
dưõng, bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ, thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ.

Thực hiện tốt cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, lấy phiếu tín nhiệm đối
với những chức danh chủ chốt. Hoàn thện chế độ bầu cử, thực hiện bầu cử có số
dư, mở rộng quyền tiến cử và tự ứng cử, giới thiệu nhiều phương án nhân sự trong
bầu cử và bổ nhiệm cán bộ.
2.5. Ý thức của cán bộ Đảng viên, nhân dân.
Trên quan điểm của Đảng, thực hiện đồng bộ phương hướng và các giải
pháp về công tác cán bộ và một số khâu trong qui trình công tác cán bộ ở địa
phương trong thời gian đến. Trước hết là trong nội bộ Đảng đã có sự đồng lòng,
thống nhất lãnh đạo, phát huy được tính tích cực, tập trung trí tuệ và sức mạnh tổng
hợp để từng bước cùng với huyện, tỉnh và cả nước có được một đội ngũ cán bộ
ngang tầm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

23


Niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương đúng đắn, sự lãnh đạo tài
tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân giới thiệu cho Đảng những
quần chúng ưu tú, xứng đáng là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động Việt nam. Cùng với Đảng, nhân dân đóng góp vào quá
trình giám sát, đánh giá cán bộ, cũng như đấu tranh chống lại mọi biểu hiện tiêu
cực của cán bộ, công chức, đảng viên.
3. Những kiến nghị, đề xuất
Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước phụ thuộc một phần rất quan
trọng vào ý chí và năng lực tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành; trong đó
nhân tố con người - cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có vai trò
quyết định.
Muốn tổ chức thực hiện tốt, phải bố trí đúng cán bộ, đáp ứng yêu cầu công
việc; phải giao nhiệm vụ rõ ràng và quyền hạn tương ứng cho người đứng đầu, kể
cả giao quyền hạn về tổ chức bộ máy và nhân sự; đồng thời, phải yêu cầu về trách
nhiệm rất cao đối với cán bộ, nhất là người đứng đầu và khi đã thấy không hoàn

thành được nhiệm vụ, công việc trì trệ hoặc có sai phạm, khuyết điểm phải xử lý
kịp thời, kể cả thay thế. Phải có quy chế cụ thể về công tác cán bộ để đáp ứng được
yêu cầu này.

KẾT LUẬN
Có thể nói việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới một số khâu
trong quy trình công tác cán bộ ở cơ sở vừa mang tính cấp bách vừa lâu dài. Đây là
công việc có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp
cách mạng. Thực tế đó cũng làm sâu sắc thêm nhận định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc... công việc thành công hay thất bại là
do cán bộ tốt hay yếu kém".
Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay lúc nào cũng coi trọng công
tác cán bộ, bởi vì cán bộ có vai trò quyết định trong toàn bộ sự nghiệp Cách mạng.
Đảng ta và Bác Hồ kính yêu đã dày công xây dựng và rèn luyện nên các thế hệ kế
tiếp nhau đảm đương và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của từng thời kỳ cách
mạng. Đây là lực lượng ưu tú của chúng ta, của giai cấp, của Đảng.
Kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, qua hơn 20 năm
đổi mới đất nước, đội ngũ cán bộ của cả nước nói chung, đội ngũ cán bộ ở địa
phương xã Điện Nam Đông nói riêng đã có nhiều bước phát triển đáng mừng.
Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, sự
tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đời sống xã hội, bản thân gia đình của từng
đồng chí cán bộ, Đảng viên gặp không ít những khó khăn, nhưng tuyệt đại đa số
cán bộ vẫn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
24


Thực tiễn lịch sử cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý báu. Nếu
không làm tốt công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ thì hậu quả phải gánh chịu
là khó lường. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu và Liên xô sụp đổ, một trong
những nguyên nhân đó có sự yếu kém của Đảng về việc bố trí, sử dung đội ngũ cán

bộ, bộ máy cán bộ không tôn chỉ mục tiêu, đường lối đúng đắn do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo, làm mất đoàn kết nội bộ, mất sức chiến đấu.
Với những kinh nghiệm từ trong thực tiễn và một số vấn đề đặt ra hết sức
bức thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn. Việc xây dựng chiến lược quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán
bộ ở địa phương trong thời kỳ này là vấn đề hết sức quan trọng, vừa có ý nghĩa cơ
bản, vừa phức tạp và lâu dài.
Nếu chúng ta không đổi mới cơ chế chính sách về công tác cán bộ, không
đổi mới một số khâu trong quy trình công tác cán bộ thì những nhân tài của đất
nước, của địa phương sẽ không có cơ hội tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nguồn chất xám, trí tuệ trên sẽ dần bị mai mọt và
chảy ra bên ngoài.
Từ nhận thức của bản thân, yêu cầu bức thiết ở địa phương cơ sở mình, vấn
đề công tác cán bộ và thực hiện một số khâu trong quy trình công tác cán bộ còn
nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải có thời gian để từng bước tháo gỡ. Trong
khuôn khổ nội dung của đề tài này bản thân hy vong sẽ đóng góp một phần nhỏ
vào việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ xã nhà ngày càng tốt hơn góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, kinh tế -văn hoá, xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài với kiến thức và sự hiểu biết của
bản thân còn nhiều mặt hạn chế, quá trình tham gia công tác thực tiễn chưa nhiều.
Chắc chắn rằng có những sai sót, khiếm khuyết nhất định mong được sự giúp đỡ
chỉ bảo tận tình để bản thân hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong thời gian đến./.
Xin chân thành cám ơn !

25


×