Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THAM LUAN NANG CAO HQĐT VA DTSS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.87 KB, 12 trang )

PHÒNG GD & ĐT BÙ ĐĂNG
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
THAM LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH
Việc duy trì sĩ số học sinh và Nâng cao hiệu quả đào tạo là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu đảm bảo thành công tiến trình thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục Việt Nam theo nghi quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Để nâng cao hiệu
quả đào tạo cần phải có quan điểm nhận thức đúng, chiến lược phát triển phù hợp và giải
pháp hợp lý. Trong đó Giáo dục và đào tạo là yếu tố tác động trực tiếp.
Đối với trường THCS Chu Văn An việc nâng cao hiệu quả đào tạo và duy trì SSHS luôn
được chi bộ, BGH đặc biệt quan tâm và đã đạt được những kết quả khả quan trong những
năm học vừa qua.
I. Những thuận lợi và kết quả chủ yếu đã đạt được.
1. Về quy mô trường lớp.
Năm học 2012-2013 , trường gồm 22 lớp với 730 học sinh , với 299 học sinh dân tộc.Năm
học 2013-2014 , trường gồm 24 lớp với 786 học sinh , với 316 học sinh dân tộc. Kì I năm
học 2014-2015, trường gồm 23 lớp với 823 học sinh , với 330 học sinh dân tộc.
2. Về đội ngũ CB,GV NV: gồm 59 người. Trong đó GV đứng lớp 42, so với định biên
thiếu 2 Gv.
3. Nhưng kết quả đạt được:
Trong 03 năm liền hiệu quả đào tạo của nhà trường luôn được nâng cao, duy trì sĩ số luôn
đạt chỉ tiêu PGD giao. Cụ Thể Năm học 2012-2013: học sinh khá giỏi 286 em , đạt 39 %.
Tốt nghiệp THCS 121 em đạt 96 %, Bỏ học 10 em, chiếm 1,3 %. Năm học 2013-2014:
học sinh khá giỏi 297, đạt 38 %, Tốt Nghiệp THCS, đạt 96,2 %, Bỏ học 10 em, chiếm 1,2
%. Kì I năm học 2014-2015: học sinh khá giỏi 298,đạt 36 %, Tốt Nghiệp THCS 153 em,
đạt 100%. Bỏ học 4 em chiếm 0,4 %. Học sinh lên lớp thẳng đạt 82 %.Hai năm liền trường


đạt danh hiệu trường tiên tiến.
4. Thuận lợi:
Giáo dục nhà trường luôn được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và chính quyền
địa phương luôn quan tâm.. Đặc biệt là sự phối hợp giữa TT học tập cộng đồng và bộ phận
PCGD nhà trường cũng như tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của đội ngũ CB- GV –
CNV . Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho học sinh học một ca. Kinh tế địa phương
ngày càng phát triển, phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm hơn đối với việc học của
học sinh…
II. Những khó khăn
1


Trường THCS Chu Văn An nằm trên địa bàn xã Đắk Nhau - một xã vung sâu, vùng xa
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nhất của huyện Bù Đăng, địa bàn rộng và cách xa trung
tâm, thành phần dân cư phức tạp (số lượng người dân tạm trú theo thời vụ, người dân tộc
cao).
Trường có 41% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện sống và sinh
hoạt của các em đang hết sức khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm nương rẫy ở xa bỏ
mặc con cái ở nhà, một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về công tác giáo dục nên
chủ yếu phó thác cho nhà trường.
Địa bàn có thành phần dân tộc đa dạng dẫn đến văn hóa sống cũng khác nhau. Đặc biệt
là người dân tộc bẩn địa có trình độ nhận thức rất thấp. Mặt khác cơ sở vật chất của địa
phương còn hạn chế, khoảng cách từ nhà đến trường cũng tương đối xa.
Chất lượng chuyên môn của giáo viên không đồng đều, không ít giáo viên còn lúng
túng trong đổi mới phương pháp giáo dục và giảng dạy, trong ứng dụng CNTT.
Việc điều động, luân chuyển giáo viên thường xuyên phần nào ảnh hưởng đến chất
lượng đội ngũ nhà trường. ( Những GV trẻ về công tác một vài năm sau khi có kinh
nghiệm giảng dạy xin luân chuyển)
Từ những đặc điểm trên nên học sinh đi học không đều, vắng học, bỏ học giữa chừng
diễn ra thường xuyên. Do là trường vùng sâu, CSVC chưa bằng các trường TT, dân cư

chưa ổn định nên học sinh cũng thường xuyên luân chuyển, làm giảm sút học sinh cuối
khóa.
III. Nhưng giải pháp trong việc duy trì sĩ số và nâng cao hiệu quả đào tạo.
1/ Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần.
Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa
phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa
học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 6.
Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tuyên
truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học tập.
Chỉ đạo GVCN thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện
kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp
vận động phù hợp.
Tạo điều kiện cho những học sinh khó khăn về kinh tế được đến lớp bằng nhiều hình
thức, như vận động quyên góp, nhờ các tổ chức doanh nghiệp hỗ trợ, cấp xe đạp, tặng
học bổng…
2/ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường:
Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến
thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Nhà
trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi,
đặc biệt là tiết ngoài giờ lên lớp. Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc
2


tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi
đố vui để học…
3/ Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:.
Xác định HS bị hổng kiến thức ở những phần nào, đồng thời tìm hiểu điều kiện và
phương pháp học tập của các em để có các biện pháp phụ đạo thích hợp.
Trong giảng dạy GVBM cần quan tâm nhiều hơn đối tượng HS yếu, HS có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần và

tạo được mối quan hệ tình cảm thầy- trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà.
Trong quá trình giảng dạy GV luôn luôn kích thích, tạo sự hứng thú cho các em học
tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học.
Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan: thí nghiệm, thực hành, tranh ảnh, máy
chiếu...để nâng cao hiệu quả học tập.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS, đặc biệt chú trọng
những HS yếu.
Gắn chất lượng HS cho từng GV bộ môn, lấy đó làm tiêu chí hàng đầu để bình xét thi
đua cuối năm.
4/ Phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong
công tác dạy học và giáo dục học sinh:
Đối với giáo viên bộ môn: thường xuyên kiểm tra việc học bài, ghi vở của học sinh,
cuối mỗi tiết học có câu hỏi khái quát toàn bộ nội dung kiến thức bài học giao cho học
sinh về nhà làm để hôm sau kiểm tra.
GV phải gần gũi động viên giúp đỡ HS yếu, HS dân tộc nhiều hơn để xoá bỏ mặc cảm,
tự ti, tạo điều kiện để các em hoà đồng, luôn luôn kích thích để huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của HS và dành nhiều thời gian để các em trao đổi tự nhận xét và nhận xét
lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự học bài ở nhà.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là
đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ
học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần nghiêm túc.
Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của HS, như biểu dương khen
ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhỡ những học
sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi chép bài …
Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh yếu nhưng
có thái độ học tập tốt .
Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém.Thường
xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường cá biệt, thường trốn học
bỏ học để phối hợp giáo dục.
Đối với đoàn thể:

Công đoàn thường xuyên phát động phong trào dạy tốt, học tốt cùng với nhà trường
kịp thời tuyên dương khen ngợi những giáo viên và học sinh có thành tích cao trong
giảng dạy và học tập.
3


Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học
sinh viết cam kết đi học chuyên cần; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm thu
hút học sinh tham gia đến trường học tập; tổ chức đăng ký đôi bạn , nhóm bạn học tập
cùng tiến. Thành lập tổ kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc học bài của học sinh…
IV.Những giải pháp mang tính dự kiến
1. Nâng cao năng lực và vị thế người thầy
Từ ngàn xưa với truyền thống hiếu hoc, tôn sư trọng đạo, hình ảnh người thầy luôn là
tấm gương cho học sinh noi theo. Nhưng câu châm ngôn bất hủ lưu truyền đến ngày nay
vẫn là “Không thầy đố mày làm nên”, “Không có thầy giáo thì không có trường học”,
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Thầy nào, trò nấy” đã khẳng định vai trò vị trí người thầy
trong bất kỳ xã hội nào. Chất lượng người thầy là một trong những yếu tố đặc biệt quan
trọng quyết định chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Thực tế từ lâu đã đúc kết “Thầy
tốt sẽ có sách tốt”, “Thầy giỏi sẽ giúp cho trò trở thành trò giỏi”. Người thầy phải là người
có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức
tốt, nếp sống giản dị, khiêm tốn luôn biết tôn trọng lợi ích tập thể và quốc gia, thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và coi đó là trách nhiệm bản thân.
Để có được những người thầy tốt, ngoài nhận thức và nỗ lực cá nhân, cần phải có được
sự nhận thức và quan tâm đúng mức của toàn xã hội, của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là
lãnh đạo ngành, tạo điều kiện thuận lợi như:
Được tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, hoặc
đi tìm hiểu học tập kinh nghiệm ở các trường có chất lượng giáo dục cao.
Đồng thời, xã hội và nhà trường cũng thường xuyên yêu cầu người thầy thể hiện thành
quả học tập, rèn luyện và kết quả thu được của quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học,
đổi mới phương pháp giảng dạy của bản thân

2. xây dựng một đội ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công
việc:
Dưới sự chỉ đạo và phân công của Ban giám hiệu, tất cả cán bộ giáo viên trong nhà
trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động bằng tất cả
lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực với nghề và hết
lòng với học sinh.
Ở đây, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đặc biệt quan trọng, vừa công tác tốt trong
giảng dạy vừa quản lý lớp bằng cả tâm huyết của mình.
Đối tượng của chúng ta là lứa tuổi rất nhạy cảm cho nên người giáo viên phải hết sức
thương yêu, tôn trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm
khắc trong việc giáo dục các em.
4


Nhiều giáo viên của chúng ta bây giờ vẫn còn rất nặng lời, thậm chí xúc phạm học sinh
khi các em mắc lỗi. Trong công tác vận động, tiếp xúc với một số học sinh bỏ học chỉ vì
giáo viên nặng lời phê phán, các em tự ái nên nhất quyết không chịu đến lớp nữa.
Đây là hiện tượng cần phải được phê phán, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời. Công tác
chủ nhiệm lớp chính là những giải pháp ban đầu và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học
sinh bỏ học và góp phần duy trì sĩ số của học sinh.
Nhà trường cần tích cực chú trọng đổi mới phương pháp dạy học với mục đích là nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém đồng thời làm
giảm nguy cơ bỏ học ở học sinh.
Ngay từ đầu năm học phải tổ chức tiến hành phân loại học lực của học sinh thật chính
xác rồi lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt thực
hiện tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho các em.
Qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm, kịp thời phát hiện những học sinh yếu kém rồi
tích cực kết hợp với gia đình kiên trì rèn luyện cho học sinh nắm vững kiến thức, đem lại
cho các em sự tự tin và thích thú học tập, giải quyết triệt để tình trạng học sinh “ngồi
nhầm lớp”.

Trong giảng dạy, chú trọng ngay những học sinh có biểu hiện lơ là, sa sút trong học
tập, kết hợp cùng gia đình tìm nguyên nhân và kịp thời bồi dưỡng kiến thức.
Một biện pháp quan trọng khác là cần khuyến khích, tôn vinh những giáo viên sau một
năm học đã có công giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu kém.
Thực tế cho thấy, giáo dục một học sinh cá biệt, có học lực yếu kém mất nhiều công
sức, thời gian không kém gì so với việc bồi dưỡng một học sinh giỏi và chính họ là
những người góp phần trực tiếp làm giảm thiểu nguy cơ bỏ học của học sinh.
Thẳng thắn đấu tranh, góp ý, nhắc nhở nếu có đồng nghiệp có thái độ và tư tưởng chủ
quan, không có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
3, Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ ban cán sự của các lớp và giáo
viên chủ nhiệm
Ban cán sự lớp chính là một tổ chức trực tiếp theo dõi và lãnh đạo lớp được giáo viên
chủ nhiệm cùng cả lớp tín nhiệm đề cử. Chính ban cán sự lớp nắm bắt rõ nhất về tình
hình của lớp mình.
Giáo viên phổ cập của trường phải thường xuyên trao đổi với ban cán sự của các lớp
và giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình của từng lớp, kịp thời nắm bắt những thay
đổi của lớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời khi có
vấn đề xảy ra.
4, Kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với phụ huynh học
sinh để nắm tình hình
Sự buông lỏng của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập. Sự
lười biếng học tập kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là học lực nhanh chóng giảm sút.
Học sinh bị mất căn bản do lỗ hổng kiến thức quá lớn, vào học thầy cô giảng bài không
hiểu được đồng thời hay bị phê bình nên chán nản bỏ học.
5


Chính vì thế, từng gia đình phải có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở và thường xuyên
giám sát việc học tập của con em mình. Hiện tại vẫn còn nhiều gia đình lo làm ăn kiếm
tiền khá giả, họ không quan trọng việc học tập của con em mà có quan niệm là học được

thì tốt, còn không được thì ở nhà phụ giúp gia đình.
Với những đối tượng này, chúng ta phải thật khéo léo cải thiện dần tư tưởng để họ thấy
được sự quan trọng của việc học và có trách nhiệm hơn trong việc cùng nhà trường quản
lí, giáo dục con em mình học tập tốt.
Nhà trường cần nhắc nhở phụ huynh học sinh nhất thiết phải thường xuyên duy trì mối
liên hệ với nhà trường, dự họp đầy đủ khi được thông báo để kịp thời nắm rõ tình hình
học tập, rèn luyện của con em.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi thông
tin, nắm bắt tình hình, cùng phụ huynh tìm ra các giải pháp phối hợp tốt nhất trong công
tác quản lí và giáo dục con em họ; góp phần duy trì tính chuyên cần, tích cực học tập của
học sinh.
Tích cực chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh nhất là những trường hợp học sinh
cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục.
5, Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, lực lượng xã hội tại địa phương:
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng
chăm lo sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là giữa Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ
học sinh và chính quyền, đoàn thể địa phương để tất cả những học sinh có biểu hiện sa
sút về học tập hoặc vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật phải được quản lý và có biện
pháp ngăn ngừa, giáo dục ngay từ đầu.
Hơn lúc nào hết, đối với học sinh cá biệt, rất cần sự nghiêm khắc, bao dung, độ lượng
và nhiệt tình của giáo viên và các ban ngành, đoàn thể trong xã hội.
Do đó, cần phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tích cực
thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc
học tập, vận động xây dựng gia đình văn hóa nhằm phát hiện và giáo dục học sinh tránh
xa các tệ nạn xã hội cùng các loại hình giải trí không lành mạnh, hỗ trợ kịp thời không để
cho xảy ra tình trạng học sinh bỏ học tại thôn ấp mình, nhất là lứa tuổi học sinh trung
học.
Vấn đề nâng cao hiệu quả đào tạo và duy trì SSHS không chỉ ngày một ngày hai mà
phải lâu dài, bền bỉ, toàn diện, có sự phối kết hợp giữa các ban ngành và toàn xã hội,
trong đó nhà trường, người thầy giáo đóng vai trò chủ đạo và thoen chốt.

Trên đây là một vài việc làm cụ thể của nhà trường nhằm góp phần trong việc duy trì sĩ
số và nâng cao hiệu quả đào tạo của trường THCS Chu Văn An. Rất mong tiếp tục nhận
được sự chỉ đạo của ngành giáo dục và sự chia sẻ của các đơn vị bạn để thời gian tiếp theo
nhà trường thực hiện đạt được kết quả cao hơn.
Bù Đăng, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Người viết
6


Nguyễn Gia Tường

Nội dung tham luận: Nâng cao hiệu quả đào tào và duy trì sĩ số
Giáo dục luôn được các cấp chính quyền quan tâm đặc biệt. Trường THCS Chu Văn An
cũng được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy địa phương. Đặc biệt là sự phối hợp giũa TT
học tập cộng đồng và bộ phận PCGD nhà trường cũng như tinh thần trách nhiệm và nhiệt
7


huyết của đội ngũ CB – CNV GV nên đặc biệt trong 3 năm qua nhà trường đă thu được
những kết quả khả quan. Chất lượng đào tạo và số lượng học sinh luôn tăng (năm học
2011- 2012 là 748 bỏ học 13hs (khá, giỏi là 199, yếu- kém là 170; năm học 2013-2014 là
820, bỏ học 10. Đó là thuận lợi đồng thời cũng là những ưu điểm đã được hội đồng
trườngTHCS Chu Văn An thể hiện. ( bên cạnh đó cũng có những khó khăn khi thực
hiện).
Những khó khăn
Trường THCS Chu Văn An nằm trên địa bàn xã Đắk Nhau - một xã đặc biệt khó khăn
nhất của huyện Bù Đăng, địa bàn bị chia cắt bởi các dãy đồi núi và cách xa trung tâm,
thành phần dân cư phức tạp (số lượng người dân tạm trú theo thời vụ, ngươi dân tộc cao).
Trường có 41% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện sống và sinh hoạt
của các em đang hết sức khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm nương rẫy ở xa bỏ mặc

con cái ở nhà, bố mẹ sẳn tiền và chiều chuộng con, chưa nhận thức đầy đủ về công tác
giáo dục nên các bậc phụ huynh chủ yếu phó thác cho nhà trường.
Địa bàn có thành phần dân tộc đa dạng dẫn đến văn hóa sống cũng khác nhau. Đặc
biệt là người dân tộc bẩn địa có trình độ nhận thức rất thấp. Mặt khác cơ sở vật chất của
địa phương còn hạn chế, khoảng cách từ nhà đến trường cũng tương đối xa.
Từ những đặc điểm trên nên học sinh đi học không đều, vắng học, bỏ học giữa chừng
diễn ra thường xuyên, chất lượng đào tạo chưa cao,…Để khắc phục tình trạng trên nhà
trường đã triển khai thực hiện một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số và nâng cao
chất lượng giáo dục tại đơn vị như sau:
1/ Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần.
- Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa
phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa
học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 6.
- Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tuyên
truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học tập.
- Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện kịp thời những
học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù
hợp.
2/ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường:
- Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến
thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Nhà
trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi,
đặc biệt là tiết ngoài giờ lên lớp. Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc
tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi
đố vui để học…
3/ Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:.
- Xác định HS bị hổng kiến thức ở những phần nào, đồng thời tìm hiểu điều kiện và
phương pháp học tập của các em để có các biện pháp phụ đạo thích hợp.
8



- Trong giảng dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng HS yếu, HS có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần và tạo được
mối quan hệ tình cảm thầy- trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà.
- Trong quá trình giảng dạy GV luôn luôn kích thích, tạo sự hứng thú cho các em học
tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan: thí nghiệm, thực hành, tranh ảnh...để nâng cao
hiệu quả học tập.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS, đặc biệt chú trọng
những HS yếu.
- Gắn chất lượng HS cho từng GV bộ môn, lấy đó làm tiêu chí hàng đầu để bình xét thi
đua cuối năm.
4/ Phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong công
tác dạy học và giáo dục học sinh:
- Đối với giáo viên bộ môn: thường xuyên kiểm tra việc học bài, ghi vở của học sinh,
cuối mỗi tiết học có câu hỏi khái quát toàn bộ nội dung kiến thức bài học giao cho học
sinh về nhà làm để hôm sau kiểm tra.
- GV phải gần gũi động viên giúp đỡ HS yếu, HS dân tộc nhiều hơn để xoá bỏ mặc cảm,
tự ti, tạo điều kiện để các em hoà đồng, luôn luôn kích thích để huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của HS và dành nhiều thời gian để các em trao đổi tự nhận xét và nhận xét
lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự học bài ở nhà.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là
đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ
học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần nghiêm túc.
+ Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của HS, như biểu dương khen
ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhỡ những học
sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi chép bài …
+ Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh yếu nhưng
có thái độ học tập tốt .
+ Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém.Thường

xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường cá biệt, thường trốn học
bỏ học để phối hợp giáo dục.
- Đối với đoàn thể:
+ Công đoàn thường xuyên phát động phong trào dạy tốt, học tốt cùng với nhà trường
kịp thời tuyên dương khen ngợi những giáo viên và học sinh có thành tích cao trong
giảng dạy và học tập.
+ Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học
sinh viết cam kết đi học chuyên cần; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm thu
hút học sinh tham gia đến trường học tập; tổ chức đăng ký đôi bạn , nhóm bạn học tập
cùng tiến. Thành lập tổ kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc học bài ban đêm của học
sinh…
9


Trên đây là một vài việc làm cụ thể của nhà trường nhằm góp phần trong việc duy trì sĩ
số và nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Chu Văn An. Rất mong tiếp tục
nhận được sự chỉ đạo của ngành giáo dục và sự chia sẻ của các đơn vị bạn có cùng cảnh
ngộ để thời gian tiếp theo nhà trường thực hiện đạt được kết quả cao hơn.
Những giải pháp mang tính dự kiến
1, Tham mưu tích cực với Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng một đội ngũ nhà
giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc:
Dưới sự chỉ đạo và phân công của Ban giám hiệu, tất cả cán bộ giáo viên trong nhà
trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động bằng tất cả
lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực với nghề và hết
lòng với học sinh.
Ở đây, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đặc biệt quan trọng, vừa công tác tốt trong
giảng dạy vừa quản lý lớp bằng cả tâm huyết của mình.
Đối tượng của chúng ta là lứa tuổi rất nhạy cảm cho nên người giáo viên phải hết sức
thương yêu, tôn trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm
khắc trong việc giáo dục các em.

Nhiều giáo viên của chúng ta bây giờ vẫn còn rất nặng lời, thậm chí xúc phạm học sinh
khi các em mắc lỗi. Trong công tác vận động, tôi đã tiếp xúc với một số học sinh bỏ học
chỉ vì giáo viên nặng lời phê phán, các em tự ái nên nhất quyết không chịu đến lớp nữa.
Đây là hiện tượng cần phải được phê phán, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời. Công tác
chủ nhiệm lớp chính là những giải pháp ban đầu và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học
sinh bỏ học và góp phần duy trì sĩ số của học sinh.
Nhà trường cần tích cực chú trọng đổi mới phương pháp dạy học với mục đích là nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém đồng thời làm
giảm nguy cơ bỏ học ở học sinh.
Ngay từ đầu năm học phải tổ chức tiến hành phân loại học lực của học sinh thật chính
xác rồi lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt thực
hiện tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho các em.
Qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm, kịp thời phát hiện những học sinh yếu kém rồi tích
cực kết hợp với gia đình kiên trì rèn luyện cho học sinh nắm vững kiến thức, đem lại cho
các em sự tự tin và thích thú học tập, giải quyết triệt để tình trạng học sinh “ngồi nhầm
lớp”.
Trong giảng dạy, chú trọng ngay những học sinh có biểu hiện lơ là, sa sút trong học tập,
kết hợp cùng gia đình tìm nguyên nhân và kịp thời bồi dưỡng kiến thức.
Một biện pháp quan trọng khác là cần khuyến khích, tôn vinh những giáo viên sau một
năm học đã có công giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu kém.
Thực tế cho thấy, giáo dục một học sinh cá biệt, có học lực yếu kém mất nhiều công sức,
thời gian không kém gì so với việc bồi dưỡng một học sinh giỏi và chính họ là những
người góp phần trực tiếp làm giảm thiểu nguy cơ bỏ học của học sinh.
Thẳng thắn đấu tranh, góp ý, nhắc nhở nếu có đồng nghiệp có thái độ và tư tưởng chủ
quan, không có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
10


2, Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ ban cán sự của các lớp và giáo
viên chủ nhiệm

Ban cán sự lớp chính là một tổ chức trực tiếp theo dõi và lãnh đạo lớp được giáo viên chủ
nhiệm cùng cả lớp tín nhiệm đề cử. Chính ban cán sự lớp nắm bắt rõ nhất về tình hình
của lớp mình.
Giáo viên phổ cập của trường phải thường xuyên trao đổi với ban cán sự của các lớp và
giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình của từng lớp, kịp thời nắm bắt những thay đổi
của lớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời khi có vấn
đề xảy ra.
3, Kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với phụ huynh học
sinh để nắm tình hình
Sự buông lỏng của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập. Sự
lười biếng học tập kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là học lực nhanh chóng giảm sút.
Học sinh bị mất căn bản do lỗ hổng kiến thức quá lớn, vào học thầy cô giảng bài không
hiểu được đồng thời hay bị phê bình nên chán nản bỏ học.
Chính vì thế, từng gia đình phải có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở và thường xuyên giám
sát việc học tập của con em mình. Hiện tại vẫn còn nhiều gia đình lo làm ăn kiếm tiền
khá giả, họ không quan trọng việc học tập của con em mà có quan niệm là học được thì
tốt, còn không được thì ở nhà phụ giúp gia đình.
Với những đối tượng này, chúng ta phải thật khéo léo cải thiện dần tư tưởng để họ thấy
được sự quan trọng của việc học và có trách nhiệm hơn trong việc cùng nhà trường quản
lí, giáo dục con em mình học tập tốt.
Nhà trường cần nhắc nhở phụ huynh học sinh nhất thiết phải thường xuyên duy trì mối
liên hệ với nhà trường, dự họp đầy đủ khi được thông báo để kịp thời nắm rõ tình hình
học tập, rèn luyện của con em.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi thông
tin, nắm bắt tình hình, cùng phụ huynh tìm ra các giải pháp phối hợp tốt nhất trong công
tác quản lí và giáo dục con em họ; góp phần duy trì tính chuyên cần, tích cực học tập của
học sinh.
Tích cực chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh nhất là những trường hợp học sinh cá
biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục.
4, Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, lực lượng xã hội tại địa phương:

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng
chăm lo sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là giữa Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ
học sinh và chính quyền, đoàn thể địa phương để tất cả những học sinh có biểu hiện sa
sút về học tập hoặc vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật phải được quản lý và có biện
pháp ngăn ngừa, giáo dục ngay từ đầu.
Hơn lúc nào hết, đối với học sinh cá biệt, rất cần sự nghiêm khắc, bao dung, độ lượng và
nhiệt tình của giáo viên và các ban ngành, đoàn thể trong xã hội.
Do đó, cần phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tích cực
thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc
11


học tập, vận động xây dựng gia đình văn hóa nhằm phát hiện và giáo dục học sinh tránh
xa các tệ nạn xã hội cùng các loại hình giải trí không lành mạnh, hỗ trợ kịp thời không để
cho xảy ra tình trạng học sinh bỏ học tại thôn ấp mình, nhất là lứa tuổi học sinh trung
học.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×