Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO NĂM 2014.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.41 KB, 7 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ PHƯỚC THÀNH
BAN CHỈ HUY PCTT
Số: 01/BC-BCH-PCTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phước Thành, ngày 03 tháng 9 năm 2015

BÁO CÁO
Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai năm 2014
Phương hướng nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
năm 2015
PHẦN I
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2014
* Đặc điểm tình hình chung:
Phước Thành là xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện, có 6
thôn bản, dân số 1.701 người với 438 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 73,52%, dân tộc thiểu số
chiếm 97,3%. Địa hình chủ yếu là khe, suối, đồi núi chia cách các thôn bản, đường
sá đi lại hết sức khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, 01 thôn còn chưa có điện quốc
gia; 03/06 thôn chưa có đường bê tông. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào việc
sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa nước và làm nương rẫy, chăn nuôi còn nhỏ lẻ tự
cung tự cấp. Mặt bằng bố trí dân cư gặp khó khăn do địa hình, nhất là các thôn 1A,
4A. Do địa bàn miền núi nên thường hay xảy ra sạt lở đất và lũ quét vào mùa mưa
lũ.
Trong năm 2014, trên địa bàn xã Phước Thành không có mưa, bão, lũ lớn
xảy ra, không thiệt hại về người cũng như tài sản của Nhà nước và nhân dân .
I. Tình hình thiệt hại:
1. Thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân:
Trong năm 2014, trên địa bàn xã không có thiệt hại nào về nhà cửa do thiên
tai gây ra.


2. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng:
- Năm 2014, tuy có mưa do ảnh hưởng của các cơ bão và ATNĐ gây ra tuy
nhiên do lượng mưa không nhiều và mưa ít, có 03 mặt bằng dãn dân của các thôn
1A, 1B và 4A bị sạt lở nặng bờ taluy và bờ mương kè. Nguyên nhân là do độ dốc
quá cao, thiết kế không chống sạt lở nên bị nước mưa lâu ngày gây sạt lở.
Ngoài ra, không có thiệt hại gì về cơ sở hạ tầng trên địa bàn do thiên tai gây
ra năm 2014.
3. Thiệt hại về cây cối, hoa màu:
Trong năm 2014, thiệt hại về cây cối, hoa màu do thiên tai gây ra là không
đáng kể.
II. Công tác chỉ đạo, triển khai PCTT và TKCN năm 2014:


Để chủ động ứng phó và phòng chống kịp thời, hiệu quả, giảm nhẹ đến mức
thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra UBND xã đã chỉ đạo công tác phòng chống
thiên tai trên địa bàn xã; thành lập lại Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn xã, trực tiếp do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đảm bảo có sự
phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ huy phụ trách địa
bàn, ngành, lĩnh vực theo quy định. Cử cán bộ trực để nắm bắt thông tin, theo dõi
sát sao diễn biến của thời tiết, bão lũ và thông báo kịp thời bằng sóng phát thanh
cho nhân dân biết.
- UBND xã, Ban chỉ huy PCLB xã đã chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn, các ban, ngành, đoàn thể trong xã, Trưởng các thôn chủ động xây
dựng kế hoạch chủ động công tác phòng chống ứng phó với bão lụt, thực hiện
phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần
tại chỗ”, trong đó cần đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng về người, tài sản cho
nhân dân và các công trình thiết yếu trên địa bàn.
- Thành lập 01 tổ, đội xung kích tìm kiếm cứu nạn ở mỗi đơn vị, mỗi thôn
để sẵn sàng khi có lệnh điều động tham gia cứu hộ, cứu nạn, nhằm hạn chế thấp
nhất thiệt hại do bão lũ gây ra.

- UBND xã đã chỉ đạo rà soát hộ có nguy cơ thiếu đói trong mùa mưa bão,
tổng hợp đề xuất UBND huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện cấp dự trữ gạo để sẵn
sàng cứu đói cho nhân dân trong mùa mưa bão.
- Chỉ đạo kiểm tra tổ chức các công trình phục vụ dân sinh như: Nước sạch,
thủy lợi, đường giao thông, cầu cống, đường điện, cầu treo trên toàn địa bàn, có kế
hoạch gia cố, khắc phục, sửa chữa, đảm bảo trong mùa mưa lũ. Đồng thời rà soát
những hộ có nguy cơ trong vùng sạt lở, lũ quét (đặc biệt là thôn 1A, 1B, 4A) chuẩn
bị phương án di dời đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra.
- Tổ chức hướng dẫn cho nhân dân thu hoạch sớm những diện tích nằm sát
sông suối có nguy cơ sạt lở, vùi lấp để hạn chế thiệt hại. Vận động nhân dân gia cố,
giằng chống nhà cửa để phòng chống bão lớn gió giật.
- Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn xã
thực hiện nghiêm các biện pháp PCTT, củng cố lán trại, nhà ở, gia cố hầm lò, nhà
máy sản xuất, di dời khỏi những điểm có nguy cơ sạt lở cao, có kế hoạch sản xuất
và phương án phòng chống lụt bão để đảm bảo an toàn tính mạng trong mùa mưa

- Chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự xã, Công an xã lập kế hoạch chủ động công
tác PCTT. Tổ chức rà soát, củng cố các đội tìm kiếm cứu nạn, tổ cứu hộ, bố trí lực
lượng, phân công người trực chiến 24/24 trong thời gian có mưa bão, theo dõi nắm
bắt sát tình hình diễn biến mưa bão và thời tiết để sẵn sàng triển khai ứng cứu khi
có tình huống xảy ra.
- Chỉ đạo Ban văn hóa xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận TQVN xã, các hội
đoàn thể, các ban, ngành liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cán
bộ, nhân dân nhận thức về tầm quan trọng của công tác PCLB, hạn chế đi lại (nhất
là qua các sông suối) khi có mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn tính mạng. Kiểm tra lại
hệ thống loa phát thanh không dây tại các thôn, có kế hoạch sửa chữa thay mới kịp
2


thời, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình diễn biến của thời tiết, bão lũ và

thông báo trên phương tiện truyền thanh cho nhân dân trong xã được biết để phòng
tránh khi có bão lũ xảy ra.
- Chỉ đạo Trạm y tế xã dự phòng về thuốc men đảm bảo phục vụ khám và
chữa bệnh cho nhân dân khi có mưa bão, thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn nhân dân về công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ.
- Chỉ đạo các đơn vị trường trên địa bàn kiểm tra hiện trạng trường, lớp, nhà
công vụ và các công trình liên quan có kế hoạch gia cố, sửa chữa, khắc phục kịp
thời, đề xuất hỗ trợ gạo dự trữ để đảm bảo nơi ăn, ở, dạy học trong mùa mưa bão,
mỗi đơn vị chủ động xây dựng phương án công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ
thiên tai đảm bảo dạy và học an toàn cho học sinh, giáo viên.
- Chỉ đạo trực chiến nắm bắt thông tin, theo dõi sát tình hình diễn biến mưa
bão, chỉ đạo các thành viên trong Ban chỉ huy PCTT xã cùng với các đơn vị, các
ngành, các thôn bám sát dân, sẵn sàng thông báo cho nhân dân, tiến hành sơ tán
những nhà có nguy cơ đến nơi an toàn, vận động và hướng dẫn nhân dân chằng
chống, gia cố nhà cửa... để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi bão đổ bộ vào địa bàn
xã.
III. Công tác khắc phục hậu quả:
Ngay sau khi bão, lũ đi qua lãnh đạo UBND xã, Ban chỉ huy PCLB xã đã
phân công các tổ công tác xuống ngay hiện trường và địa bàn phụ trách để kiểm
tra, tiến hành thống kê tình hình thiệt hại và chỉ đạo hướng dẫn nhân dân khắc phục
hậu quả.
IV. Một số tồn tại trong công tác phòng chống thiên tai năm 2014:
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác phòng, chống thiên tai
năm 2014 vẫn còn một số tồn tại như sau:
- Trước mùa mưa bão vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa xây dựng
phương án phòng, chống thiên tai của đơn vị mình.
- Chưa cập nhật kịp thời những diễn biến của thời tiết, làm ảnh hưởng đến
công tác lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả.
- Một số thôn và bộ phận nhân dân còn có tư tưởng chủ quan, lơ là chưa đề
cao vai trò trách nhiệm hoặc trông chờ ỷ lại vào cấp trên và sự hỗ trợ của Nhà

nước khi có thiên tai xảy ra, thiếu tinh thần tự lực tự cường trong công tác phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
V. Một số bài học kinh nghiệm:
Qua nhiều năm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống lụt bão,
giảm nhẹ thiên tai, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Đối với thiên tai, bão lũ công tác dự báo giữ vai trò hết sức quan trọng, dự
báo càng chính xác, sớm thì công tác triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng
phó đạt hiệu quả càng cao. Ngoài thông tin do ngành Khí tượng thủy văn, thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì việc tham khảo dự báo thiên tai,
tình hình mưa bão... trên mạng internet sẽ giúp cho UBND, Ban chỉ huy PCLB các
3


cấp chủ động sớm đưa ra các chỉ đạo công tác ứng phó, phòng tránh phù hợp, hạn
chế được thiệt hại về người và tài sản rất đáng kể trên địa bàn.
2. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về công tác
phòng, tránh thiên tai ở cộng đồng là hết sức quan trọng, mỗi người dân, mỗi hộ
phải tự chủ động phòng chống, ứng phó với các tình huống do thiên tai gây ra đối
với gia đình mình, tránh việc ỷ lại trông chờ vào cấp trên, trong đó lực lượng tại
chỗ ở địa bàn thôn, xóm làm cơ sở, lực lượng ứng cứu của cấp trên chỉ mang tính
hỗ trợ khi có thiên tai xảy ra ở phạm vi rộng, mức độ thiệt hại lớn, như vậy công
tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai mới đạt hiệu quả cao.
3. Công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai phải được coi đây là công việc
thường cuyên của cả hệ thống chính trị, trong đó Ban chỉ huy PCTT làm vai trò
tham mưu, các cấp ủy Đảng, chính quyền là nhân tối quyết định trong công tác chỉ
huy, chỉ đạo, các hội đoàn thể, tổ chức xã hội giữ vai trò hỗ trợ về công tác tuyên
truyền, giáo dục, vận động nguồn nhân lực, vật lực ở cộng đồng để phục vụ công
tác phòng, tránh thiên tai.
4. Phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai của các cơ quan, đơn vị phải
được chuẩn bị tốt, thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, việc quán triệt phương

châm “4 tại chỗ” phải được xuyên suốt trong công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng,
chống giảm nhẹ thiên tai ở cơ sở, cần được quán triệt, vận dụng trong từng hộ gia
đình, hiệu quả công tác phòng, tránh thiên tai sẽ đạt ở mức cao.
5. Cần tăng cường thời lượng phát sóng, đưa in, thông báo về tình hình mưa,
bão, lũ thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là trên sóng
phát thanh để người dân nắm bặt được tình hình và diễn biến của bão lũ kịp thời, là
một trong các biện pháp hiệu quả giúp người dân biết trước và chủ động trong
công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
PHẦN II
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2015
I. Nhận định thời tiết mùa mưa bão năm 2015:
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia và Trung tâm
KTTV Quảng Nam, trong năm 2015 hoạt động của mưa bão, ATNĐ có diễn biến
như sau:
- Về bão và ATNĐ: năm 2015 ảnh hưởng đến nước ta ít hơn trung bình
nhiều năm (TBNN), khả năng có 7-8 cơn bão và ATNĐ trên biển đông. Trong đó
có từ 4-5 cơn ảnh hưởng đến Việt Nam. Ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương
Quảng Nam từ 1-2 cơn bão và ATNĐ.
- Không khí lạnh: Từ tháng 9 đến thán 12 năm 2015, các địa phương trên địa
bàn tỉnh chịu ảnh hưởng từ 06-08 đợt không khí lạnh và chủ yếu tập trung từ giữa
tháng 11 đến tháng 12.

4


- Về mưa: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2015 tại các nơi trong khu vực tỉnh
Quảng Nam có khả năng lượng mưa xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN. Trong đó các
tháng 8, tháng 10 lượng mưa xấp xỉ và cao hơn TBNN (700mm)
Tháng 11 năm 2015 có lượng mưa phổ biến cao hơn giá trị TBNN (250mm).

Tháng 12 năm 2015 có lượng mưa phổ biến cao hơn giá trị TBNN (600mm).
- Về lũ: Có khả năng xuất hiện 3-4 đợt lũ vừa và lớn, đợt đầu xuất hiện vào
đầu tháng 10 và đợt kết thúc vào thời kỳ cuối tháng 11 đỉnh lũ có nơi cao hơn mức
báo động III.
Đối với địa bàn vùng núi cáo như xã ta cần đề phòng lũ quét sảy ra gây sạt
lở đất, cần tuyên truyền, cảnh báo và nâng cao ý thức trong nhân dân đề phòng và
không đi lại qua sông suối khi có mưa to, lũ lớn để đảm bảo an toàn tính mạng.
II. Phương hướng, nhiệm vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn năm 2015:
1. Phương hướng chung:
Công tác phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phải được xem là
nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các ngành, các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các tổ chức chính trị xã hội và của toàn dân. Các ngành, các cấp, các đơn vị
phải làm tốt công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm đối phó với
mọi tình huống do thiên tai gây ra. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác PCTT và
TKCN trên địa bàn xã.
2. Một số nhiệm vụ trọng tâm:
Để chủ động phòng, tránh, đối phó với thiên tai năm 2015 nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn xã. UBND xã, Ban
Chỉ huy PCTT và TKCN xã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, Trưởng các thôn chủ động
xây dựng kế hoạch công tác phòng chống thiên tai, thành lập các tổ, đội, lực lượng
xung kích trực chiến sẵn sàng khi có lệnh điều động tham gia cứu hộ, cứu nạn;
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chủ động triển khai, nhằm hạn
chế thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ
huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ”.
- Ban nhân dân các thôn kiểm tra các cầu treo qua các sông suối có biện
pháp khắc phục sửa chữa, đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân trong mùa mưa lũ.
Khảo sát những hộ có nguy cơ trong vùng sạt lở, lũ quét (đặc biệt là thôn 1A, 1B,

4A) tổng hợp lập danh sách báo cáo UBND xã trước ngày 15/9/2013 để có phương
án di dời an toàn. Tổ chức cho nhân dân thu hoạch sớm những diện tích nằm sát
sông suối có nguy cơ sạt lở, vùi lấp để hạn chế thiệt hại. Vận động nhân dân gia cố,
giằng chống nhà cửa để phòng chống bão lớn gió giật.
- Giao cho các ngành: Địa chính, xây dựng, Nông nghiệp, Kế hoạch - giao
thông - thủy lợi tổ chức kiểm tra các công trình phục vụ dân sinh như: Nước sạch,
thủy lợi, đường giao thông, cầu cống, đường điện trên toàn địa bàn, có kế hoạch
gia cố các công trình thủy lợi để hạn chế hư hỏng khi có bão lũ.
5


- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn xã thực hiện nghiêm
các biện pháp PCTT, củng cố lán trại, nhà ở, gia cố hầm lò, nhà máy sản xuất, di
dời khỏi những điểm có nguy cơ sạt lở cao, có kế hoạch sản xuất và phương án
phòng chống lụt bão để đảm bảo an toàn tính mạng trong mùa mưa lũ.
- Chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự xã, Công an xã lập kế hoạch chủ động công
tác phòng chống thiên tai. Tổ chức rà soát, củng cố các đội tìm kiếm cứu nạn, tổ
cứu hộ, bố trí lực lượng, phân công người trực chiến 24/24 trong thời gian có mưa
bão, theo dõi nắm bắt sát tình hình diễn biến mưa bão và thời tiết để sẵn sàng triển
khai ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
- Đài Truyền thanh - phát lại truyền hình xã kiểm tra lại hệ thống loa phát
thanh không dây tại các thôn, có kế hoạch sửa chữa thay mới kịp thời, thường
xuyên cập nhật thông tin về tình hình diễn biến của thời tiết, bão lũ và thông báo
trên phương tiện truyền thanh cho nhân dân trong xã được biết để phòng tránh khi
có bão lũ xảy ra.
- Trạm y tế xã có kế hoạch dự phòng về thuốc men đảm bảo phục vụ khám
và chữa bệnh cho nhân dân khi có mưa bão. Chỉ đạo đội ngũ Y tế thôn bản thực
hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân về công tác vệ sinh phòng chống
dịch bệnh trong mùa mưa lũ.
- Hiệu trưởng Trường TH&THCS Phước Thành và Hiệu trưởng Trường

Mẫu giáo Liên xã Thành Lộc rà soát kiểm tra hiện trạng trường, lớp, nhà công vụ
và các công trình liên quan có kế hoạch gia cố, sửa chữa, khắc phục kịp thời, đề
xuất hỗ trợ gạo dự trữ để đảm bảo nơi ăn, ở, dạy học trong mùa mưa bão, chủ động
xây dựng phương án công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai đảm bảo dạy
và học an toàn cho học sinh, giáo viên.
- Ban Văn hóa – Lao động TB&XH tổ chức rà soát nắm chắc những hộ có
nguy cơ thiếu đói trong mùa mưa bão, tổng hợp đề xuất UBND huyện, Phòng LĐTB&XH huyện cấp dự trữ gạo để sẵn sàng cứu đói cho nhân dân trong mùa mưa
bão.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận TQVN xã và các hội đoàn thể phối hợp với các
ban, ngành xã thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ,
nhân dân về công tác PCTT, vận động nhân dân hạn chế đi lại (nhất là qua các
sông suối) khi có mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn tính mạng.
3. Chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra:
- Đối với những tình huống mưa bão lớn kéo dài ngày cần đề phòng sạt lở
đất: tổ chức sơ tán người và tài sản của nhân dân vùng bị ảnh hưởng sạt lở, lũ quét
như: các hộ sát taluy đường bê tông thôn 1A dời đến ở trường học thôn hoặc nhà của
các hộ khác an toàn; các hộ thôn 4A ở sát bờ suối ĐackNa lên trú tạm ở trường học
thôn hoặc nhà của các hộ khác an toàn.
- Đối với tình huống lở đất núi sau lưng Trường TH&THCS xã: tổ chức khẩn
trương sơ tán giáo viên, học sinh và tài sản lên Trạm y tế xã hoặc Trụ sở UBND xã.
III. Một số kiến nghị đề xuất:
6


- Đề nghị UBND huyện hỗ trợ thêm kinh phí để xã chủ động bố trí cho công
tác PCTT và TKCN, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.
- Đề nghị UBND huyện sớm cấp và vận chuyển gạo dự trữ cứu đói mùa mưa
cho: UBND xã, Trường TH&THCS xã, Trường Mẫu giáo Liên xã Thành Lộc để
chủ động công tác PCTT, đảm bảo đời sống cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân
dân trong mùa mưa lũ.

- Đề nghị UBND huyện trang bị cho xã 01 máy phát điện công suất lớn loại
5kva trở lên chạy dầu diesel để phục vụ làm việc phòng khi mất điện dài ngày.
Trên đây là báo cáo tổng kết công tác PCTT năm 2014 và triển khai nhiệm
vụ công tác PCTT&TKCN năm 2015. Kính đề nghị các phòng, ban ngành của
huyện, các ban, ngành của xã quan tâm phối hợp, tạo mọi điều kiện để Ban chỉ huy
PCTT và TKCN xã thực hiện tốt nhiệm vụ góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công
tác phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai./.
Nơi nhận:

TRƯỞNG BAN

- BCH PCTT&TKCN huyện;
- TT.HĐND-UBND xã;
- Các ban, ngành liên quan;
- Các thôn;
- Như điều 3;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH UBND XÃ
Hồ Văn Phen

7



×