Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA UBND XÃ TẠI HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN 5 NAM 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.84 KB, 3 trang )

BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN CỦA UBND XÃ PHƯỚC THÀNH
Về nâng cao năng lực sức chiến đấu của Đảng
với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
trong phong trào thi đua phát triển kinh tế tại địa phương
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!
Thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể hội nghị!
Về dự hội nghị hôm nay, thay mặt cho lãnh đạo xã Phước Thành tôi xin kính
chúc toàn thể đại biểu dồi dào sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Được sự cho phép của Hội nghị tôi xin tham gia báo cáo chia sẻ một số ý kiến
về công tác nâng cao năng lực chiến đấu của Đảng, chính quyền trong phong trào
thi đua phát triển kinh tế tại địa phương.
Phước Thành là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Phước Sơn, đặc thù
địa phương, điểm xuất phát thấp; đường sá xa xôi cách trở, giao thông đi lại khó
khăn; đa số người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán lạc hậu
còn phổ biến, trình độ nhận thức cũng như dân trí còn thấp; người dân còn thụ
động, chưa biết cách làm ăn, chưa biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất; người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà
nước, thiếu ý chí vượt khó, vươn lên. Nền nông nghiệp của xã nhà còn manh mún,
phương thức sản xuất, tập quán canh tác của đại đa số đồng bào còn rất lạc hậu,
chủ yếu là tự cung tự cấp và dựa phần lớn vào điều kiện tự nhiên, công tác vận
động, tuyên truyền chuyển đổi phương thức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt
cho miền núi đối và đồng bào dân tộc thiểu số với các chương trình, dự án, chính
sách ưu đãi, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, dân
sinh... được triển khai thực hiện trên địa bàn xã.
Đảng ủy - UBND xã đã tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo; kịp thời tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc để tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình đầu tư trên
địa bàn; thường xuyên vận động nhân dân tham gia sản xuất, phát triển các hình
thức chăn nuôi, trồng rừng, phát triển các mô hình vườn rừng, vườn nhà, để cải


thiện đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình; tham mưu với cấp trên hỗ trợ các
công cụ sản xuất, cây giống, con vật nuôi đến với hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn
để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều
chuyển biến đáng kể; năm năm qua đã giảm được 29%, bình quân mỗi năm giảm
5,2%. Kinh tế – xã hội từng bước đi lên.
Tuy nhiên, Phước Thành vẫn chưa thoát khỏi một xã nghèo, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội thiếu thốn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo cao 73,52%; nguồn thu ngân sách phát sinh trên địa bàn khó khăn, trình độ
năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế; năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của một số chi bộ, đảng viên chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu
nhiệm vụ tình hình mới, hoạt động của bộ máy chính quyền, mặt trận, đoàn thể
chưa đồng đều. Bên cạnh đó thời tiết thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra đã
1


làm hạn chế đến việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã.
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân
trong xã luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết
tâm vượt qua khó khăn thử thách, đề ra các giải pháp để tập trung nâng cao năng
lực sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể
vững mạnh, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã
hội trên địa bàn.
Tập thể Đảng ủy – UBND xã và mỗi cá nhân luôn có tinh thần đoàn kết, nỗ
lực, phát huy dân chủ, đề cao vai trò của Đảng ủy, vai trò cá nhân mỗi Đảng ủy
viên và cán bộ, công chức đã đảm bảo tính thống nhất cao trong chủ trương lãnh
đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy,
Huyện ủy và nghị quyết của Đảng bộ xã đạt được một số kết quả tốt. Thực hiện tốt
công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ Đảng ủy viên, cán bộ,
công chức xã có sức trẻ, ngày càng chuẩn hóa về trình độ, vững vàng, dám nghĩ

dám làm, dám chịu trách nhiệm, đủ bản lĩnh, trình độ giải quyết các vấn đề thực
tiễn đặt ra đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đảng ủy - UBND xã đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác khai hoang mở
rộng diện tích lúa nước; tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật cho giống cây trồng, con vật nuôi; thâm canh tăng năng suất. Chú trọng
công tác thủy lợi, nhờ đó sản lượng lương thực hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế
hoạch; chăn nuôi có phát triển; công tác trồng rừng, khoán quản lý, bảo vệ rừng
được chú trọng; hạn chế được tình trạng phát rừng già, rừng đầu nguồn làm nương
rẫy. Tiếp tục ổn định định canh, định cư gắn với địa bàn sản xuất; thực hiện việc
dãn dân theo quy hoạch; cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư xây dựng. Các
chương trình mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo; chương trình xây dựng nông thôn
mới; Chương trình 135, 167 được triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả. Nhiều
chương trình vay vốn sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm cho nhân dân được quan
tâm lãnh đạo, tạo điều kiện để nhân dân ổn định đời sống. Thương mại dịch vụ có
bước phát triển; Thu chi ngân sách đạt chỉ tiêu huyện giao và chỉ tiêu phấn đấu của
xã.
- Tổng diện tích gieo trồng 05 năm qua (2010-2014) là 778 ha, trong đó: lúa
nước 383 ha, năng suất 38,25tạ/ha/năm. Lúa rẫy 225 ha, năng suất 17 tạ/ha/năm.
Bắp 170 ha, năng suất 26 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực có hạt 1.691,6 tấn (đạt
93% so với nghị quyết đề ra); trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân đã từng bước
biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu,
dịch bệnh cho cây trồng. Khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích lúa nước được
13,31 ha (vượt 04 ha so với nghị quyết); tập trung chỉ đạo các mô hình làm vườn,
cách làm ăn mới mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân.
- Tổng đàn gia súc từ 980 con năm 2010 lên 1.300 con vào năm 2014 (đạt
100% nghị quyết); tổng đàn gia cầm đạt 2.500 con (đạt 89% nghị quyết). Trong
chăn nuôi, nhân dân đã biết chăn nuôi có chuồng trại, quan tâm chăm sóc đàn gia
súc, gia cầm; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài con giống do Nhà nước hỗ trợ, nhiều hộ gia đình đã tích lũy mua trâu, bò,
2



heo về chăn nuôi tăng thu nhập, có một vài hộ gia đình đàn trâu, bò lên 7 đến 10
con; đàn heo từ 15 đến 20 con, đàn gia cầm 20 - 50 con.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng được Đảng ủy – UBND xã tập trung chỉ đạo
thực hiện tốt. Việc khoanh rừng cho nhân dân làm nương, rẫy được chuẩn bị hằng
năm. Thực hiện chủ trương giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định
99/2010/NĐ-CP và Nghị quyết 30a/CP đạt 4.382 ha (30a: đạt 841,9 ha/33 hộ; dịch
vụ môi trường rừng: 806,1ha/04 nhóm hộ; BV&PT rừng: 2.734ha/09 nhóm hộ).
Qua việc giao khoán quản lý, bảo vệ đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng; quyền
lợi được gắn liền với nghĩa vụ; đã xuất hiện được những mô hình gia trại hiệu quả kinh
tế; bình quân mỗi năm trồng rừng từ 15 - 20 ha, chủ yếu là cây Quế bản địa và cây Bời
Lời đỏ.
Song song với việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế – xã hội, Đảng ủy – UBND – UBMTTQVN và các đoàn thể trong xã đã
phối hợp đồng bộ triển khai công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, phát động các phong trào
thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới như:
khai hoang phục hóa mở rộng ruộng nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất
kinh doanh giỏi, trồng rừng... vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao
động sản xuất. Từ đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình trong các phong trào lao
động giỏi, sản xuất giỏi được UBND huyện, UBND tỉnh, các ngành, các cấp biểu
dương khen thưởng như: gia đình ông Hồ Văn Niên – Thôn 4A; ông Hồ Văn Sơn –
thôn 4B; bà Hồ Thị Đông – Thôn 4B... Những yếu tố trên đã có những tác động
tích cực trong các phong trào thi đua lao động sản xuất là những gương điển hình
cho nhiều hộ nhân dân học tập và nhân rộng, góp phần từng bước ổn định đời sống
của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!
Thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể hội nghị!

Về dự hội nghị hôm nay tôi xin tham gia chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, tuy rằng chưa
cao nhưng đó cũng đã là một quá trình nỗ lực cố gắng phấn đấu và phát triển của
xã nhà chúng tôi, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của huyện. Tham
dự Hội nghị lần này phát biểu với tinh thần chia sẻ và học hỏi, kính mong tiếp tục
nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, sự chỉ đạo của UBND huyện, sự
phối hợp giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể huyện để xã
Phước Thành ngày càng phát triển. Tôi cũng rất mong nhận được sự chia sẻ kinh
nghiệm của các xã, thị trấn để có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau
trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin kính chúc toàn thể các đồng chí lãnh đạo, các
vị đại biểu và toàn thể Hội nghị sức khỏe, hạnh phúc. Xin cảm ơn!

3



×