Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề tài tiểu luận tốt nghiệp thực trạng giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.51 KB, 19 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài :
Trong những năm qua tình hình kinh tế không ngừng phát triển, đời
sống vật chất tinh thần không ngừng nâng cao, thu nhập trên đầu người năm
sau luôn cao hơn năm trước . Để đạt được những thành tựu to lớn và rất
quan trọng, đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào
nhóm nước kém phát triển có thu nhập trung bình trên thế giới.
Để kinh tế phát triển cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân tăng cao. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt
thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính
trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giử vững. Công tác đối ngoại,
hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn
định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra tiền đề quan trọng để đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Việt Nam là một nước đang phát triển và trên đường hội nhập vì vậy
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một vấn đề tất yếu,
trong đó đẩy mạnh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn là một mục tiêu trước mắt và hết sức quan trọng bởi vì trong những
năm qua nông nghiệp nông thôn không ngừng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn không ít
những khó khăn thách thức như trong thời gian qua do ảnh hưởng của thiên
tai, dịch bệnh ở người và cây trồng vật nuôi có nhiều diễn biến phức tạp. Kết
cấu hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ, lực lượng lao động qua đào tạo
còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, khả năng tiếp cận
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất còn chậm. Tinh thần tự
giác tham gia vào các mô hình kinh tế tập thể của đa số nhân dân chưa cao.


Tình hình giá cả thị trường nông sản không ổn định, các mặt hàng thiết cho
nhu cầu sản xuất và tiêu dung của nhân dân luôn biến động ở mức cao, gây
ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội dẫn đến còn một
số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt cao. Đặc biệt là ở địa phương xã Phú Điền nói
riêng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa có
hiệu quả, nông nghiệp nông thôn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình độ
lạc hậu, năng suất thấp đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó
khăn so với các thành phố, thị xã về thu nhập cũng như trình độ, vì vậy thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là những vấn đề được


đề cập và nghiên cứu. Cho nên Tôi chọn đề tài “ thực trạng – giải pháp thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn từ năm 2010- 2011”. Qua nghiên cứu đề tài này góp phần
cùng địa phương đưa ra những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn ở xã Phú Điền đạt kết quả cao để hòa chung cùng
sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề
vững mạnh đưa nước ta tiến lên một nước công nghiệp phát triển.
2.Phạm vi nghiên cứu :
Mục đích: Nắm bắt được thực trạng – giải pháp thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn từ năm 2010 – 2011 từ đó góp phần để xây dựng nông nghiệp, nông
thôn theo hướng hiện đại.
Nhiệm vụ: Nêu lại những lý luận cơ bản cũng như quan điểm của
Đảng ta về vấn đề nông nghiệp, nông thôn.
Phân tích thực trạng việc thực hiện nông nghiệp, nông thôn xã Phú
Điền để thấy được tình hình, thấy được những thành công cũng như những
hạn chế từ đó đề ra phương hướng, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
3. Phương pháp nghiêng cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, so sánh, điều tra khảo sát thực

tế trên địa bàn xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, các số liệu,
báo cáo có sẳn để thực hiện đề tài này.

II. NỘI DUNG
1.Một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1.Cơ cấu kinh tế và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khái niệm: Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực bộ
phận có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá
trình thay đổi cấu trúc của các bộ phận hợp thành nền kinh tế và mối quan hệ
giữa chúng có hướng đích, mục tiêu. Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy,
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý có hiệu quả cũng chính là quá trình
thay đổi cấu trúc của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong
GDP.
Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thực tế nền kinh tế ở
nước ta, trong những năm đổi mới cho thấy, những thành tựu trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã tạo them nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống nhân dân. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau:
1.Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


2.Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò và tác dụng trong
việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;
3.Kinh nghiệm thế giới và nước ta cho thấy: Đẩy mạnh phát triển
công nghiệp nông nghiệp, nông thôn…là giải pháp cơ bản để chuyển dịch
kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ
hiện đại.
4.Do thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta còn còn

nhiều mặt yếu kém gây trở ngại cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh
tế trong suốt thời kỳ quá độ, do đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
nội dung trọng yếu hiện nay.
1.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp nông thôn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình độ
lạc hậu, năng suất thấp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là giống
cây trồng vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến và các ngành nghề
kém phát triển, thị trường nông sản gặp nhiều khó khăn.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch còn chậm chưa
gắn bó hiệu quả với thị trường. Tỷ lệ ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng
cao trong ngành kinh tế. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún mang nhiều
yếu tố tự phát. Công nghiệp chậm phát triển nhất là trong chế biến nông lâm
sản, dịch vụ còn bất cập nhỏ lẻ.
Cơ cấu kinh tế giữa ba nhóm ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ chuyển dịch chậm nhất là ngành công nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ còn thấp có nhiều sản phẩm khó tiêu thụ. Công nghệ lạc hậu so
với các nước đang phát triển khác. Nguồn vốn trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn thiếu đầu tư chưa hợp lý, phương thức đầu tư chậm thay đổi nên
ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề thị trường tạo đầu ra sản
phẩm hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn chưa tạo ra thế chủ động chiếm lĩnh
thị trường.
Nông nghiệp nông thôn không chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp, mà còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn sản phẩm công nghiệp.
Phát triển khu vực nông thôn kéo theo phát trển ngành công nghiệp – dịch
vụ phát triển. Đời sống của người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn thu
nhập giữa nông thôn và thành thị có chênh lệch ngày càng lớn.
Do yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội ở địa phương để nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn, đòi hỏi phải có một nền
nông nghiệp phát triển cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước , trình độ công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại cần đòi hỏi
một lực lượng cán bộ có trình độ tay nghề cao.Vì vậy công nghiệp hóa hiện
đại hóa nói chung và công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn


nói riêng là con đường đúng đắn mà Đảng ta đã lựa chọn trong quá trình đi
lên xã hội chủ nghĩa, nó là con đường tất yếu để đưa địa phương xã Phú
Điền thoát khỏi nghèo nàng lạc hậu và nguy cơ tụt hậu.
1.3.Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịch
vụ nhằm phát huy có hiệu quả mọi lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới
trong mở rộng giao lưu quốc tế. Quá trình này bao gồm các nội dung sau:
Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất trên những thành tựu khoa học
kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến
và bảo quản tốt nông sản sau thu hoạch tạo ra khối lượng nông sản phẩm
hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở tạo điều kiện thuận lợi
cho nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Phân công lao động xã hội trong nông nghiệp nông thôn trên cơ sở
phát triển các ngành nghể tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống
từng bước xác lập cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp – dịch vụ theo hướng
hiện đại trên địa bàn xã. Thực hiện chiến lược “ ly nông bất ly hương” nhằm
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tăng thu nhập cải thiện đời sống
nhân dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại là phá thế
độc canh, đa dạng hóa sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu quy mô lớn
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Khắc phục tình trạng sản xuất manh mún hình
thành các vùng sản xuất quy mô lớn tập trung, khuyến khích các làng nghề,
ngành nghề, các tổ hợp tác, trang trại phát triển cả về quy mô cũng như diện

tích, thúc đẩy các ngành dịch vụ nông thôn phát triển.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đưa cơ giới hóa vào
trong sản xuất nông nghiệp như khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển …
bằng máy. Tăng cường thủy lợi hóa trong khâu tưới tiêu. Thực hiện điện khí
hóa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, phát triển nông thôn mới.
Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, tổ hợp tác, hợp
tác xã, … trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Phát triển kinh tế tư
nhân, cá thể nhằm phát huy thế mạnh về vốn, công nghệ, tổ chức sản xuất ,
kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và chế biến.
Thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái bảo vệ mội trường trong sản
xuất nông nghiệp . Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả đã
tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
đáng kể. Điều đó được khẳng định:
Một là, cơ cấu kinh tế có những thay đổi theo hướng tích cực, từng
bước khai thác và phát huy lợi thế từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực,


từng thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế cao qua các thời kỳ và
các năm.
Hai là, xét một cách tổng thể cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ba là, nguồn vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước cho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã có sự điều chỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội. Đặc biệt, vốn đầu tư tập trung hơn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng,
khoa học công nghệ,giáo dục đào tạo và các vấn đề xã hội nhằm tạo nền tảng
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thuận lợi.
Bốn là, hệ thống pháp luật, chính sách và cách thức chỉ đạo của nhà
nước đã có nhiều thay đổi theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các luật thuế được sửa đổi, luật lao động, luật đất đai, các chính sách
khuyến khích xuất khẩu, chính sách hỗ trợ vốn … luôn được quan tâm điều

chỉnh phù hợp với lợi ích của nhân dân.
2.Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã Phú Điền, huyện
Tháp Mười thời gian qua.
2.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú
Điền
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
a) Vị trí địa lý :
Xã Phú Điền là 01 trong 13 đơn vị hành chánh cấp xã (thị trấn) của
huyện Tháp Mười. Cách trung tâm huyện 10km về phía Đông Nam, đây là
xã nông nghiệp của huyện, có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp xã Mỹ Trung – Cái Bè - Tiền Giang.
Phía Tây giáp xã Láng Biển.
Phía Nam giáp xã Thanh Mỹ.
Phía Bắc giáp xã Đốc Binh Kiều và xã Mỹ An.
Là xã có hơn 90% diện tích đất nông nghiệp, có hệ thống kênh rạch
chằn chịt lại gần với sông Cửu Long nên nguồn nước tự nhiên dồi dào, chất
lượng nước bạc quanh năm, mang nhiều phù sa, rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, nhất là cây lúa, phát triển vườn cây ăn trái và nuôi trồng thủy
sản. Mặt khác, xã nằm giáp với tỉnh Tiền Giang, có nhiều tuyến đường bộ và
đường thủy nối liền đến quốc lộ 1, quốc lộ 30, có kênh Nguyễn Văn Tiếp B
là tuyến đường thủy quan trọng, rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao
lưu hàng hóa với các trung tâm kinh tế lớn.
Tuy nhiên, đa số các hộ dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp,
chủ yếu là trồng lúa, phương thức sản xuất còn mang tính truyền thống, việc


áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chất
lượng lúa hàng hóa còn thấp. Việc phát triển vườn cây ăn trái và ni trồng
thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của xã.
b) Diện tích tự nhiên :

Tổng diện tích tự nhiên 4.599 ha; trong đó đất sản xuất nông
nghiệp 3.190 ha (diện tích đất trồng lúa 3.190 ha, đất nuôi trồng thủy sản
30,53 ha; đất lâm nghiệp 47,43 ha.
c) Đặc điểm địa hình, khí hậu :
Do đặc điểm chung của vùng đồng bằng Nam Bộ nên địa hình tương
đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đơng Nam, cao trình mặt ruộng dao
động 0.9 – 1.2 so với mặt nước biển (thị trấn Mỹ An cao trình dao động từ
1.8 – 2.0 so với mặt nước biển).
Phú Điền nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. số
giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.1701.520mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm.
Đặc điểm khí hậu này tương đồi thuận lợi cho phát triển nơng
nghiệp tồn diện.
Là vùng nơng nghiệp là chủ yếu nên địa hình tương đối bằng phẳng ,
cao trình mặt ruộng dao động từ 0.9 đến 1.2 so với mặt nuớc biển (Thị trấn
Mỹ An cao trình dao động từ 1.8 đến 2. so với mặt nuớc biển )
Khí hậu:
Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực Nam Bộ.
Nhiệt độ, ẩm độ, bốc hơi:
Nhiệt độ trung bình năm: 27,040C, cao nhất: 37,200C, thấp nhất:
15,80C; thời kỳ nóng nhất trong năm từ tháng 03 đến tháng 04.
Độ ẩm trung bình hàng năm 83%. Từ tháng 05 đến tháng 11 (các
tháng mùa mưa), độ ẩm trung bình 83-86%.
Bốc hơi: Lượng bốc thốt hơi trung bình hàng năm 1.657,2 mm.
Lượng bốc thốt hơi ngày trong các tháng mùa mưa khoảng 2-3 mm/ngày;
trong các tháng mùa khơ, khoảng 4-5mm/ngày.
Gió:


Theo hai hướng chính: Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11.

Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thủy văn:
Vùng dự án chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều khơng đều
biển Đơng, bị chi phối bởi chế độ thuỷ văn sơng Tiền và chế độ mưa. Trong
năm có hai mùa đặc trưng là mùa kiệt và mùa lũ :
Mùa lũ: Mùa lũ trùng với mùa mưa, từ trung tuần tháng 8 đến hạ
tuần tháng 12. Đỉnh lũ lớn nhất xảy ra vào cuối tháng 9, sau đó giảm dần đến
mùa khơ.
Mùa kiệt: Từ tháng 1 đến tháng 6, mực nước trên các sơng rạch
xuống thấp, nhất là vào tháng 4.
Điều kiện đặc thù địa phương :
Đặc trưng thủy văn tin cậy được khơng dài, chủ yếu từ năm 2000 trở
lại đây. Ngành chun mơn quy định :
Đỉnh lũ lịch sử 2000 là cơ sở để tính các cao trình thiết kế (+0,5m)
cho các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong tồn tỉnh, trong đó có giao thơng
(những vết lũ này điều tra tại vị trí cơng trình).
2.1.2. Tài ngun:
a) Đất đai:
Xã Phú Điền gồm có 04 ấp:
+ Ấp Mỹ Thạnh: diện tích 603 ha, dân số 2.236 người, ngành nghề
chính: trồng lúa.
+ Ấp Mỹ Tân, diện tích 1231 ha, dân số 3.697 người, ngành nghề
chính: trồng lúa
+ Ấp Mỹ Phú, diện tích 1343 ha, dân số 3.227 người, ngành nghề
chính: trồng lúa.
+ Ấp Mỹ Điền, diện tích 1422 ha, dân số 4.314 người, ngành nghề
chính: trồng lúa.
Tài ngun nước:
Nước mặt : xã Phú Điền có hệ thống kênh rạch chằng chịt, lại gần
sơng Tiền nên nguồn nước mặt tự nhiện rất dồi dào, chất lượng nước bạc

quanh năm rất thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nơng nghiệp.
Nước ngầm: có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn
nước này hết sức dồi dào, khai thác chủ yếu phục vụ sinh hoạt, chất lượng
nước tương đối tốt, trung bình khai thác ở độ sâu khoẳng 350 – 400m.
2.1.3. Nhân lực:
Số hộ: Toàn xã có 04 ấp ; tổng số 2843 hộ;


Nhân khẩu: tổng dân số 12.553 người, là xã có dân số chiếm 9.2%
và đứng hàng thứ 5 trong 13 xã của huyện ; Dân cư người Kinh chiếm 99%,
đồng bào dân tộc thiểu số Khmer chiếm 1%.
Lao động trong độ tuổi là : 10.692 lao động (lao động nam 4.120
lao động, chiếm 38,53%, lao động nữ 6572 lao động, chiếm 61,46%)
người;
Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, những thuận lợi, khó khăn đối
với u cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Tuy có nguồn lao động dồi dào (chiểm 50% dân số) nhưng trình độ
lao động còn thấp, lao động chủ yếu làm nơng nghiệp, phương thức sản xuất
còn mang tính truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất còn nhiều hạn chế nên chưa đem lại hiệu quả cao trong lao động sản
xuất, việc lao động tham gia vào các lọai hình như tiểu thủ cơng nghiệp,
thương mại, dịch vụ, xây dựng còn nhiều hạn chế, Xã chưa có chính sách
định hướng, nhất là chính sách tín dụng nhằm khuyến khích phát triển các
ngành nghề phi nơng nghiệp .
2.2. Về KINH TẾ - XÃ HỘI :
2.2.1 Về kinh tế :
Tổng diện tích gieo trồng 3 vụ năm 2010- 2011 đạt 9.570 ha
Trong đó: diện tích gieo trồng lúa là 9.570 ha.
Năng suất bình qn năm 2010 - 2011 đạt 5,8 tấn/ha .
Sản lượng lương thực năm 2010 - 2011 đạt trên 55.000 tấn .

Tồn xã đã hình thành 07 tổ hợp tác dịch vụ nơng nghiệp và 01câu
lạc bộ sản xuất giống và cung ứng lúa giống, với tổng diện tích giống sản
xuất 10 ha.
Tổng đàn trâu, bò năm 2010 2011 đạt 90 con (giảm 230 con so với
năm 2005). Tỷ lệ đàn bò lai sind chiếm 12% so tổng đàn;
Tổng đàn heo năm 2010 - 2011 đạt 13.350 con (năm 2005 là 4.980
con); trong đó heo giống lai chiếm 95% so tổng đàn; ước năm 2012 đạt
15.540 con (tăng 2190 con so với năm 2010 - 2011).
Tổng đàn gia cầm năm 2010- 2011 đạt 58.340 con (năm 2005 là
45.530).
Diện tích mặt nước ni thủy sản năm 2010 – 2011 đạt 30.53 ha
(năm 2005 là 18.40 ha);
Trong đó :
diện tích ni cá 20 ha (cá rơ 14.11 ha), ni các giống lồi thủy
sản khác.
Sản lượng ni thủy sản năm 2010 – 2011 đạt 423.3 tấn (năm
2005 là 150 tấn).


Tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của xã 47.43 ha. Trong đó
diện tích rừng sản xuất 16,5 ha, chủ yếu là rừng tràm.
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản, năm 2010 – 2011 toàn xã đạt
440 tỷ đồng (năm 2005 là 296 tỷ đồng); ước năm 2012 đạt 530 tỷ đồng
(tăng 90 tỷ đồng so với năm 2010).
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân trên 01 ha đất canh
tác (theo giá hiện hành) năm 2010- 2011 đạt 60 triệu đồng/ha (năm 2005 là
48 triệu đồng/ha); ước năm 2012 đạt 72 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp toàn xã:
Máy làm đất (máy cày, máy xới) 114 máy, thực hiện cơ giới hóa
khâu làm đất đạt 100% so tổng diện tích;

Máy sấy lúa 12 máy, đảm nhận lúa hàng hóa thông qua sấy đạt 3%
tổng sản lượng;
Động cơ diessel + máy bơm phục vụ tưới tiêu 1.500 máy,
Số lượng trạm bơm điện 06 trạm, diện tích ứng dụng 1776 ha; - Số lượng máy gặt 36 máy (trong đó máy gặt đập liên hợp 30 máy, gặt xếp
dãy 06 máy).
Đạt 15 triệu đồng/người/năm (tăng 4 triệu đồng/người/năm so với
năm 2005); ước năm 2012 đạt 17 triệu đồng/người/năm (tăng 2 triệu
đồng/người/năm so với năm 2010, tăng tương đương 116 %) , tương
đương 615 USD thấp hơn thu nhập bình quân đầu người tòan tỉnh ( khu
vực nông thôn ) năm 2010 là 57 USD , Chỉ đạt 91,5% / so với thu nhập
bình quân đầu người . ( thu nhập B/Q đầu người tỉnh Đồng Tháp là 897
USD; thu nhập B/Q đầu người vùng nông thôn tỉnh chưa công bố, tuy
nhiên theo thống kê tòan quốc thì khu vực nông thôn thu nhập bằng 2/3
= 75% => 672 USD / khu vực thành thị ).
Số lượng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản hiện có trên địa bàn
xã, gồm: cơ sở xay xát, chế biến gạo có 14 cơ sở.
Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền
thống:
Số lượng cơ sở hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã: có
01 cơ sở sản xuất bánh Ghế, giải quyết việc cho hơn 30 lao động nông
thôn ở xã.
Số cơ sở hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn xã: có 250 cơ
sở hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ (tăng 85 cơ sở so với năm
2006).
2.2.2. Về văn hóa – xã hội :
Những thành tựu về chống mù chữ và phổ cập giáo dục: Trong các
năm vừa qua được sự quan tâm của cấp ủy, thường trực ủy ban và sự phấn
đấu thầy cô,công tác xóa mù chữ của xã đã đạt được những thành tựu đáng
kể đạt 100% người dân được xóa mù chữ. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo



dục Trung học cơ sở vào năm 2005 và được duy trì đến nay.
Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học đạt 91,69%.
Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm 2010-2011 là 206/206 trẻ
đạt 100%; tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 năm học
2010-2011 là 189/189 trẻ đạt 100%
Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2010-2011 là 167/169 học
sinh đạt 98,82%.
Tỷ lệ thanh niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ
sở cả 02 hệ là 832/1019 thanh niên, đạt 81,65% ( trong đó trung học cơ sở
751 học viên, hệ bổ túc cơ sở là 81 học viên.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung
học ( phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 78,44%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 16,67%.
2.2.3.Y tế :Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta có nhiều
quan tâm đến ngành y tế nhất là y tế cơ sở, trạm y tế có 14 phòng được xây
dựng xong vào năm 2008, với diện tích là 700 m 2 , có 09 biên chế, trong
đó: 01 Bác sĩ, 03 Y sĩ đa khoa, 01 Y sĩ sản nhi, 01 Y sĩ đông y, 01 nữ hộ
sinh, 01 Dược sĩ trung học, 01 cán bộ dân số, 16 cộng tác viên , 04 Y tế ấp.
Các ấp có 20 nhân viên sức khỏe cộng đồng, trang thiết bị tương đối đầy
đủ, đảm bảo sức khỏe nhân dân.
Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 6.113/12553
người chiếm 48, 69% so với tổng số dân trong toàn xã.
2.2.4.Năm 2010-2011 toàn xã có 4/4 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa.
2.2.5.An ninh trật tự xã hội:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và
thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Củng cố, kiện toàn lực lượng vũ
trang đủ biên chế và chất lượng hoạt động tiếp tục được nâng lên.
- Hàng năm, công tác tuyển quân, xây dựng lực lượng dân quân,
công tác huấn luyện đều đạt và vượt chỉ tiêu; thực hiện tốt công tác bồi

dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng.
- Tình hình an ninh, chính trị ổn định; trật tự xã hội trên địa bàn
luôn được giữ vững.
2.3.Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã Phú Điền
2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Những thuận lợi:
Nhìn chung so với trước đây ( 2005 ) thì Cơ sở hạ tầng nông thôn
được củng cố và tăng cường đáp ứng cơ bản bước đầu cho nhu cầu phục vụ
sản xuất và cải thiện điều kiện sống của nhân dân.


Nông nghiệp nông thôn tiếp tục được phát triển với tốc độ khá cao
theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả;
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong xã và trao đổi với các xã lân
cận.
Sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… phát triển
khá. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao; các hình thức tổ chức sản
xuất (Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Câu lạc bộ,…) ngày càng được củng cố và
phát triển.
Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch
vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt vùng nông thôn ngày càng
được cải thiện, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở
nông thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vị thế của giai cấp nông
dân được nâng cao.
Bộ mặt văn hóa ngày càng được đổi mới, diện mạo nông thôn được
văn minh hơn trước, số lượng các gia đình văn hóa, ấp văn hóa ngày càng
tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn, gần hơn với các dịch vụ

công (chợ, y tế, giáo dục); môi trường được cải thiện.
Thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước xã
Phú Điền đã thực hiện tốt vấn đề giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu
dài cho hộ nông dân, chuyển đổi mô hình và cách thức tổ chức hoạt động
các hợp tác xã nông nghiệp. Chủ động tiếp thu những kinh nghiệm những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để vận dụng vào trong nông nghiệp, đặc biệt
khẳng định vai trò của kinh tế hộ gia đình.
Hệ thống chính trị từng bước được kiện toàn, đảm bảo về số lượng
cũng như về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chuẩn quy định.
Những khó khăn ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong sản xuất nông nghiệp có bước phát triển tuy nhiên vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải quan tâm đó là chưa có mô hình cây, con có hiệu quả.
Chuyển đổi cây trồng vật nuôi chưa thu hút được nhân dân tham gia, phần
lớn chỉ nuôi trồng theo cách truyền thống, nhỏ lẻ; việc vận động nhân dân
sản xuất lúa chất lượng cao chưa mang tính thuyết phục do không ổn định
đầu ra đảm bảo cho nhân dân có lãi và nhất là tiến bộ xây dựng trạm bơm
điện còn quá chậm. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển yếu.
Thương mại dịch vụ phát triển tăng về số lượng nhưng quy mô nhỏ lẻ. Các
mô hình kinh tế tập thể chậm phát triển phần lớn hoạt động mang tính thời


vụ thiếu liên tục. Số lượng các doanh nghiệp còn quá ít, quy mô sản xuất
kinh doanh nhỏ lẻ. Kết cấu hạ tầng kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu, việc vận
động nhân dân để thực hiện một số công trình nhà nước và nhân dân cùng
làm còn hạn chế. Trong công tác thu ngân sách việc thu tiền điện và lộ nông
thôn còn chậm.
Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh, chưa phát
huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản
xuất nhỏ, phân tán, năng suất chất lượng giá trị gia tăng nhiều mặt hàng

thấp.
Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm chưa thúc đẩy
mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức
tổ chức sản xuất chậm đổi mới chưa đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ
sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng
lực thích ứng đối phó thiên tai còn nhiều hạn chế.
Đời sống vật chất tinh thần của người dân thôn còn thấp, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị nông thôn còn cao.
Đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông
nghiệp nông thôn còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Sự tổ chức và
chỉ đạo thực hiện việc phát triển nông nghiệp nông thôn còn nhiều lơ là, bất
cập.
2.3.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã Phú Điền giai
đoạn 2010 – 2011.
Sản xuất nông nghiệp:
Xác định thế mạnh của xã có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu nên hàng năm xã thành lập ban chỉ đạo sản xuất nhằm đưa sản xuất
nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng hiện đại hóa. Kết hợp các ngành
chuyên môn tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận khoa học kỹ thuật áp dụng
vào sản xuất. Vấn đề xuống giống đồng loạt, chủ động né rầy, sử dụng giống
chất lượng cao được triển khai rộng rải được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Từ đó sản lượng lúa hàng năm đều tăng. Cụ thể: năm 2006 sản lượng 39.995
tấn, ở năm 2009 đạt 54.263 tấn, và năm 2010-2011 là 55.000 tấn, đạt 110%
so với kế hoạch.
Trong những năm qua được sự quan tâm của huyện về xây dựng
chương trình kiên cố kinh mương, đẩy mạnh phát triển hệ thống thủy lợi nội
đồng hình thành được 12 khu vực đê bao khép kín đảm bảo sản xuất lúa vụ 3



hàng năm. Đã và đang xây dựng 6 trạm bơm điện phục vụ sản xuất 1776 ha
đạt 55,7% kế hoạch.
Bên cạnh cây lúa diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn cũng được
duy trì ổn định với diện tích 80 ha, nhân dân trồng các loại cây như: xoài,
chanh, nhản, mít,… Hàng năm có từ 5 đến 10 ha sen cũng mang lại hiệu
quả.
Về chăn nuôi: mô hình nuôi cá rô trên ruộng, ao hầm có bước phát
triển. Đến nay toàn xã có 20 hộ nuôi cá rô với diện tích trên 8 ha đạt hiệu
quả cao. Đàn gia súc, gia cầm cũng từng bước phát triển tăng dần về số
lượng và chất lượng. Công tác kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng được thực
hiện thường xuyên kịp thời. Hiện nay đàn bò trong xã 90 con, heo 13.350
con và gia cầm gà, vịt 58.340 con.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ:
Theo xu hướng chung, thường xuyên vận động, khuyến khích các
loại hình sản xuất kinh doanh như xay xát, sản xuất nước đá, cơ khí, vật tư
nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu, … Ngoài khu vực mua bán tại
chợ xã còn quy hoạch, mở rộng ở các cụm dân cư hình thành và thu hút
nhiều loại hình mua bán góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống
nhân dân. Đến nay toàn xã có 02 doanh nghiệp và trên 250 hộ kinh doanh
mua bán tăng 85 hộ so với năm 2006 đưa tổng doanh thu từ dịch vụ mua bán
10 tỷ đồng năm 2006 lên 27 tỷ năm 2009 và đạt 32 tỷ năm 2010-2011.
Tình hình phát triển các thành phần kinh tế:
Mô hình kinh tế tập thể luôn được cấp ủy, chính quyền và các đoàn
thể quan tâm, xem đây là khâu cơ bản để giải quyết vấn đề việc làm, phát
triển kinh tế bền vững. Từ năm 2006 đến nay đã thành lập được 01 tổ hợp
tác xã, cũng cố và phát triển 02 trang trại nuôi bò, 09 tổ kinh tế hợp tác sản
xuất và 07 tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp.
Cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân trên địa bàn
phát triển theo hướng đa dạng về hình thức, quy mô góp phần quan trọng
vào việc phát triển kinh tế - xã hộ trên địa bàn. Kinh tế tư nhân hoạt động

trên các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
nông nghiệp nhất là mô hình trang trại chăn nuôi có hiệu quả.
Xây dựng kết cấu hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có bước phát triển khá. Trong những
năm qua từ nhiều nguồn kinh phí của tỉnh, huyện và một phần ngân sách xã
đã triển khai xây dựng một số hạng mục công trình trọng tâm như: xây mới


02 điểm trường mẫu giáo, 01 trạm y tế, nâng cấp mở rộng mặt bằng chợ, bắt
cầu BOT giáp với Tiền Giang. Vận động nhân dân rải đá tuyến lộ 307 và bờ
tây kênh Ba Mỹ Điền với chiều dài trên 12 km phục vụ cho nhân dân đi lại
trong mùa mưa. Vốn nhà nước và nhân dân cùng làm đã thực hiện trên 3 km
lộ kênh Cái Mỹ Tân. Bên cạnh đó ngân sách xã hỗ trợ, kết hợp các nguồn
kinh phí tài trợ cùng với vận động trong dân được trên 490 triệu đồng, đã
sữa chữa và bắt mới 20 cây cầu nông thôn đảm bảo cho xe hai bánh lưu
thông dể dàng.
Chương trình cụm tuyến, dân cư để tạo nơi ở ổn định cho trên 350
hộ khó khăn về nhà ở, đồng thời nâng cấp cải tạo hệ thống điện hạ thế đến
nay toàn xã có 93% số hộ có điện sử dụng vượt 3% so với kế hoạch. Xây
dựng 8 trạm cấp nước phục vụ cho 1700 hộ nâng số hộ sử dụng nước sạch
lên 2350 đạt 108% kế hoạch.
2.4.Đánh giá chung – nguyên nhân.
Nhìn chung nông phát triển theo chiều sâu sản xuất tập trung, mở
rộng quy mô, nâng cao chất lượng tăng khả năng cạnh tranh, cơ cấu lại sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng bền vững.
Ưu điểm:
Đảng bộ đã xác định mục tiêu nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực
tế của địa bàn và tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong xã.
Đảng ủy thường xuyên tiếp thu và triển khai, quán triệt các chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chương trình, kế

hoạch của Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo trên các lĩnh vực phát
triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng kiện toàn hệ
thống chính trị; tổ chức thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ”.
Luôn được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo, sự hướng dẫn hỗ trợ của các Ban, ngành đoàn thể huyện.
Đảng bộ xác định nông nghiệp là thế mạnh, từ đó tập trung đầu tư có
hiệu quả đạt về năng suất, sản lượng. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày
mang lại lợi nhuận cao, thương mại dịch vụ có bước phát triển, thu ngân
sách và vận động các quỹ nhiều năm liền đạt và vượt chỉ tiêu, cơ sở hạ tầng
được đầu tư nhất là tuyến dân cư giải quyết cho những hộ không có nơi ở ổn
định, hệ thống thủy lợi, lộ nông thôn được nâng cấp và hình thành các đê
bao khép kín đảm bảo sản xuất 03 vụ ăn chắc. Các chính sách xã hội được
quan tâm đúng mức, tỷ lệ hộ nghèo được giảm đáng kể, sự nghiệp giáo dục
được quan tâm đầu tư đúng mức, đời sống nhân dân không ngừng nâng lên.


Sự nổ lực lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban, tinh thần tích cực thực
hiện của cán bộ, đảng viên, các ngành đoàn thể, các ấp cùng với sự đồng
thuận của nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại Hội lần thứ VIII của
Đảng bộ xã đề ra.
Hạn chế:
Về kinh tế tuy có bước phát triển nhưng chưa vững chắc. Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, về phát triển ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ lẻ, kinh tế hợp tác chưa mở ra nhiều
dịch vụ, trình độ điều hành quản lý của cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác còn hạn
chế, giá cả thị trường không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
cũng như nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã, việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất chưa cao. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền
vững, số lao động nhàn rổi tại địa phương còn nhiều, phong trào toàn dân

đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa còn hạn chế.
Nông nghiệp nông thôn và một số ngành nghề phát triển chậm, chưa
thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Các
hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới chưa đáp ứng nhu cầu phát triển
sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yế kém, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng
lực thích ứng đối phó thiên tai còn nhiều hạn chế.
Do trình độ của một số cán bộ còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ. Một số cấp ủy viên chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm. Phương pháp
tổ chức, điều hành thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của cấp ủy chính
quyền đôi lúc thiếu tập trung, chưa sâu sát.
3.Những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã Phú
Điền giai đoạn năm 2010-2011
3.1 Quan điểm và phương hướng.
3.1.1.Quan điểm.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển
nông nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công, dịch
vụ; mở rộng kinh tế hợp tác và hợp tác xã; huy động mọi nguồn lực đầu tư
phát triển kinh tế; thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm cho người lao động; xây dựng đời sống văn hóa, ấp văn hóa. Chủ
động đón đầu và thực hiện tốt đề án xây dựng xã nông thôn mới , xây dựng
trung tâm xã thành đô thị loại 5 theo định hướng của cấp trên. Nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tiếp tục sự nghiệp giáo dục đào tạo, y
tế, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội;giữ vững và phát huy


tinh thần đoàn kết nội bộ, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của xã hội; tăng
cường kỷ luật, kỷ cương trong mọi hoạt động; giữ vững ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng; bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
3.1.2.Phương hướng.

Về kinh tế:
Diện tích gieo trồng lúa hàng năm duy trì là 9570 ha, trong đó lúa
chất lượng cao trên 30% diện tích sản xuất; Phấn đấu đưa diện tích sản xuất
giống lên 30 ha; sản lượng lúa hàng năm đạt trên 55.000 tấn; cải tạo vườn
tạp trồng các loại cây ăn trái dọc theo các tuyến dân cư là 80 ha, khuyến
khích các mô hình trồng màu, hoa kiểng có hiệu quả.
Chăn nuôi – thủy sản: Duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm, giữ
vững và nâng cao hiệu quả trên diện tích cá rô hiện có, đồng thời khuyến
khích các mô hình chăn nuôi khác có hiệu quả.
Nâng diện tích tưới tiêu bằng trạm bơm điện lên 2550 vào năm 2015
so với 1776 ha hiện có.
Về văn hóa xã hội:
Huy động trẻ đủ tuổi ra lớp mẫu giáo hàng năm 98%, cấp I 100%,
cấp II là 98%.Tỷ lệ vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại
100%.Tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn
15.5%. Tỷ lệ tăng dân số 1,35%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
95%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện 99%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10%( theo
tiêu chí mới). Xây dựng gia đình văn hóa đạt chuẩn trên 90% tổng số hộ trên
toàn xã, gia đình thể thao 20%, người tham gia tập luyện thường xuyên
3.500 người, duy trì 10 câu lạc bộ thể thao ở các môn: bóng chuyền, bóng
đá, thể dục dưỡng sinh, xã được công nhận xã văn hóa năm 2010 – 2011.
Về an ninh – quốc phòng:
Cũng cố và xây dựng đội dân phòng, tổ dân phòng đảm bảo số lượng
và hàng năm có từ 80% tổ, đội khá và mạnh.
3.2.Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở xã Phú Điền.
3.2.1.Giải pháp phát huy nguồn nhân lực và phát triển các loại
hình sản xuất, kinh doanh:
Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chính sách của Đảng
và Nhà nước về vốn, và quy hoạch vùng, khu vực phù hợp với từng loại hình

sản xuất kinh doanh; tăng cường thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tư


nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn có nhu
cầu đầu tư vốn, vay vốn từ nguồn vốn kích cầu của Nhà nước; chủ động,
tranh thủ đề xuất, đón nhận và tích cực thực hiện các dự án đầu tư trên địa
bàn xã; tiếp tục đề nghị về trên tăng cường đầu tư mở rộng tuyến giao thông
liên xã; thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa đến với thị trường tiêu thụ
nhằm phát huy nguồn nội lực và thu hút nguồn ngoại lực đầu tư sản xuất,
kinh doanh góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn trong
thời gian tới.
3.2.2.Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp:
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lãnh đạo tốt lịch thời vụ và
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi. Coi
đây là lĩnh vực chủ yếu. Diện tích hàng năm 9570 ha. Vận động nhân dân
thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa, khuyến khích ứng dụng mạnh mẽ
khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và bảo vệ sau thu hoạch để nâng
cao chất lượng, phấn đấu đưa tổng sản lượng lương thực lúa hàng năm trên
55.000 tấn.
Quan tâm hơn nữa về cây trồng và vật nuôi tranh thủ về trên hổ trợ
cây, con giống, đưa khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, hướng dẫn nhân
dân áp dụng công cụ sạ hàng, sạ thưa tiết kiệm chi phí góp phần tăng trưởng
kinh tế .
Tiếp tục đề nghị về trên xây từ 5-8 trạm bơm điện, để đảm baó cáo
từ 80% trở lên diện tích sản xuất có trạm bơm điện ( bao gồm 5 – 6 vùng đê
bao khép kín và 02 vùng chuyên canh). Duy trì 01 tổ hợp tác xã, các tổ chức
hợp tác kinh tế hợp tác hiện có và xây dựng 02 tổ hợp tác sản xuất lúa giống
ở Mỹ Phú, Mỹ Tân, tăng cường vận động diệt trừ các loại sâu bệnh hại lúa
đặc biệt là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa.
Tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Khuyến

khích nhân dân chăn nuôi phát triển đàn heo, duy trì mô hình nuôi cá rô và
các loại thủy sản khác phù hợp với điều kiện của địa bàn và thị trường. nâng
cao hiệu qua3chan8 nuôi khu vực chuyên canh ấp Mỹ Thạnh và tuyến dân
cư nông thôn theo hình thức tập trung hay tổ hợp tác nhằm tạo ổn định trong
sản xuất. Bên cạnh cũng tăng cường công tác phòng chống tái dịch cúm gia
cầm và đại dịch ở người. Tranh thủ đề ngị về trên thường xuyên mở các lớp
tập huấn kỷ thuật về chăn nuôi. Vận động nhân dân mạnh dạng chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi đồng thời cũng quan tâm đến việc tìm đầu ra sản
phẩm. Duy trì mở rộng mô hình nuôi cá rô trên ruộng theo hướng tập trung.
Khuyến khích và nhân rộng các mô hình chăn nuôi khác có hiệu quả.


Khuyến khích người dân ở dọc các tuyến kênh như: kênh Tư
Mới,kênh Năm, kênh Cái, kênh Ba Mỹ Điền cải tạo vườn tạp thành vườn
cây ăn trái, cây màu hoặc trồng hoa kiểng có hiệu quả để nhân rộng.
Phát triển đa dạng các loại hình thương mại và dịch vụ:
Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại và dịch vụ tạo điều kiện để
thu hút ngày càng nhiều hộ tham gia, tiếp tục mở rộng khu vực chợ, kiên trì
sắp xếp bố trí giữ vững ổn định nơi mua bán theo hướng văn minh tạo vẻ mỹ
quan khu vực chợ, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực bên ngoài tích cực
đầu tư phát triển nhiều loại hình thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát
triển ngày càng cao hơn.
Duy trì phát triển tổ đan giỏ tre ở Mỹ Tân, Mỹ Điền đồng thời đề
nghị về trên mở nhiều lớp dạy nghề phù hợp với nhu cầu lao động. Duy trì
và phát triển thêm 5 tổ dịch vụ nông nghiệp nhằm giải quyết một phần lao
động nhàn rỏi ở nông thôn.
3.2.3.Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,
đầu tư xây dựng dựng kết cấu hạ tầng:
Tiếp tục triển khai kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp ở nông thôn đặc biệt là hình thành các cơ sở cơ khí sửa chửa

phục vụ sản xuất nông nghiệp dọc theo tuyến giao thông.
Quan tâm phát triển cơ sở sản xuất nước đá, nhà máy xay xát, cơ sở
xăng dầu vật tư nông nghệp và cơ sở xẻ gỗ nhằm tạo công ăn việc làm tăng
thu nhập ở nông thôn.
Duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất bánh mì, cơ sở làm bún,…
phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Vận động nhân dân rải đá tuyến lộ bờ Đông kênh Tư Mới, bờ Tây
kênh Tư củ và đoạn còn lại của bờ Tây kênh Ba Mỹ Điền phấn đấu đến năm
2015 các ấp trong xã đều có đường đal hoặc đá đảm bảo cho xe lưu trong
mùa mưa.
3.3.Kiến nghị.
Đề nghị về trên lót đal tuyến lộ bờ Đồng kênh ba Mỹ Điền, kênh
xáng xéo Thanh Mỹ - Phú Điền – Mỹ An, bờ tây kênh Năm – kênh Nhất
giáp xã Mỹ An phục tốt cho việc đi lại nhân dân và học sinh.
Đề nghị về trên hổ trợ vốn vay đầu tư cơ giới hóa trong nông nghiệp
để giải quyết khâu thu hoạch kịp thời trong sản xuất đồng loạt theo lịch thời
vụ.


Tăng cường xây dựng trạm cấp nước sạch ở các tuyến dân cư chưa
có nguồn nước sạch.
UBND cấp trên, các ngành liên quan cần tăng cường sự giúp đỡ về
các phương tiện, vật chất, kỹ thuật để xây dựng xã Phú Điền theo hướng
nông thôn mới đặc biệt chú trọng tìm kiếm đầu ra của các mặt hàng mới có
chất lượng để người dân yên tâm và chú trọng sản xuất.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn cần phải kết hợp
chặt chẽ giữa các ngành nghề trong nền kinh tế địa phương, hạn chế tình
trạng quá tập trung một ngành, một lĩnh vực mà thiếu quan tâm phát triển
cân đối giữa các ngành kinh tế khác.
Tỉnh, Huyện cần mở rộng hơn nữa về các chính sách hỗ trợ, khuyến

khích phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp cụ thể như hỗ trợ phương
tiện, kỹ thuật, tìm ra các giống lúa mới có năng suất cao kháng rầy nâu,
bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá nhằm giúp người dân mạnh dạn tham gia sản
xuất góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống tinh thần của người dân.
III.KẾT LUẬN.
Qua phân tích thực trạng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã
Phú Điền vừa qua có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là phải xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hoàn thiện
phương thức tổ chức, quản lý và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học
kỹ thuật công nghệ vào trong sản xuất để đạt mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới theo định hướng phát triển
của Đảng và Nhà nướcđã đặt ra. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một
vấn đề chiến lược phức tạp bởi vì có nhiều nội dung liên quan đến người dân
ở địa phương do đó phải thận trọng và từng bước thí điểm các mô hình mới
lạ và có hiệu quả trong nhân dân.
Trong tình hình hiện nay, đa số người dân đã tiếp cận khoa học công
nghệ hiện đại bởi vậy vai trò lãnh đạo của địa phương lúc này là hết sức
quan trọng, cần tuyên truyền, chỉ dẫn và hỗ trợ nhân dân. Vì vậy, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế một cách cụ thể chính xác, hình thành vùng tập trung
chuyên canh có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa,
quan trọng hơn là đem lại hiệu quả, năng suất và thu nhập ổn định cho người
dân để người dân thấy được tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở địa phương góp phần đưa xã Phú Điền phát triển.



×