Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỦY BAN XÃ Giải pháp nâng cao công tác phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.49 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ THẠNH LỢI

CỘNG HÒA HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Hội đồng thi đua, khen thưởng huyện Tháp Mười.
I.Sơ lược bản than:
- Họ và tên: Trần Văn Cưng
- Ngày tháng năm sinh: 17/ 7 / 1973.
- Trình độ chuyện môn nghiệp vụ: Trung cấp chính trị, trung cấp hành chính
(đang học Đại học Luât năm thứ 4).
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã
Thạnh Lợi.
II.Nội dung:
1. Thực trạng tình hình trước khi lập thành tích có sáng kiến, giải pháp, đề
tài nghiên cứu:
* Thực trạng:
- Như chúng đã biết, căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân ngày 26 tháng 11 năm 2003. Công tác tiếp xúc cử tri là công tác hết sức
quan trọng; vì công tác này giúp cho các đại biểu từ Trung ương đến cơ sở gặp
gỡ trực tiếp với cử tri nơi bầu ra mình; đây là điều kiện gần gũi với cử tri, lăng
nghe ý kiến, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cử tri mà họ đã đặt niền tin cho
mình về các lĩnh vực phát triển KT-XH; QP-AN…trong đời sống hiện nay.
- Công tác tiếp xúc cử tri cả nước nói chung, xã Thạnh Lợi nói riêng, trong thời
gian qua gặp không ít khó khăn về công tác này cụ thể: xã có 05 Tổ có 25 đại
biểu; 01 đơn vị số 9 ĐB.HĐND huyện, có 1.140 hộ gồm 4073 nhân khẩu, có 05
ấp, diện tích 4.114ha. Qua công tác tiếp xúc cử tri nhìn chung cử tri tham gia ít,


phát biểu ý kiến không nhiều (01 điểm TXCT có 5- 9 ý kiến), có khi mời đi họp
không đủ thành phần, cử tri dự họp không đông đủ, không mạnh dạng phát
biểu…Chính từ đó và xuất phát tình hình khó khăn cho đại phương hiện nay,
cho nên tôi chọn đề tài sáng kiên này để chia sẽ và có những giải pháp, tìm ra
nguyên nhân cho công tác tiếp xúc cử tri trong thời gian tới đạt hiệu quả cao.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng: “Giải pháp nâng cao công tác phối
hợp tổ chức tiếp xúc cử tri”.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
- Trước khi tiếp xúc cử tri 03 Thường trực Hội đồng nhân dân – UBNDUB.MTTQVN xã họp lại và xây dựng Kế hoạch TXCT, thời gian, địa điểm, thành
phần, ra thông báo và gởi trực tiếp cho từng đại biểu biết để TXCT nơi mình ứng
-1-


cử. Như chúng ta đã biết tiếp xúc cử tri (TXCT) là hoạt động đặc trưng được các
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND), các Đoàn đại biểu Quốc
hội, các Tổ đại biểu HĐND tiến hành thường xuyên, và là một hoạt động mang tính
bắt buộc được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nước ta.
- Qua những quy định của pháp luật hiện hành, có thể thấy, xét về trình tự, cách
thức tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND được hiểu là việc
đại biểu HĐND theo thời gian luật định thông qua các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền tổ chức gặp gỡ cử tri nơi bầu ra mình để thu thập ý kiến, lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của cử tri chuyển tải đến HĐND, đồng thời báo cáo với cử tri việc
thực hiện nhiệm vụ người đại biểu HĐND.
* Về bản chất, việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND đặt ra hai vấn đề:
- Vấn đề thứ nhất: cử tri chủ động trực tiếp chuẩn bị những kiến nghị đề xuất
của mình phản ánh tới đại biểu HĐND, đại biểu HĐND lắng nghe những ý kiến,
kiến nghị phản ánh của cử tri và tổng hợp, tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.
- Vấn đề thứ hai: Đại biểu HĐND chủ động chuẩn bị những nội dung cần tiếp
xúc để tiếp xúc với cử tri, cử tri nghe người đại biểu của mình báo cáo.
- Hai vấn đề trên liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện mối quan hệ giữa đại biểu

HĐND với cử tri. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ quan hệ giám sát giữa người đại
biểu HĐND với cử tri . Đại biểu HĐND là chiếc cầu nối giữa cử tri với cơ quan
quyền lực Nhà nước ở địa phương.
* Đánh giá về chất lượng tiếp xúc cử tri hiện nay trên địa bàn xã.
- Tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của đại
biểu HĐND. Thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri được thực hiện nghiêm túc,
mọi vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị đều được tổng hợp, phân loại và chuyển tới
cấp có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết. Tuy nhiên, dù đã cố gắng đổi mới, hoạt
động TXCT của đại biểu HĐND các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Số điểm tiếp xúc
còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của cử tri, đại biểu HĐND không thể nắm bắt, thu
thập hết ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Các cuộc TXCT thường chỉ được tổ
chức trước và sau kỳ họp, TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực còn hạn chế. Công tác
tổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Công
tác giám sát, đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được quan
tâm đúng mức. Việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cử tri của một số đại biểu và cơ
quan chức năng ở địa phương còn lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó,
một số tổ đại biểu chưa quan tâm tổng hợp thông tin về kết quả giải quyết ý kiến,
kiến nghị để thông báo tới cử tri, nên có ý kiến lặp lại nhiều lần…
4. Khả năng và phạm vi áp dụng:
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT trong thời gian tới, cần
thực hiện tốt các nội dung sau:
Thứ nhất, là xây dựng kế hoạch TXCT phù hợp: kế hoạch TXCT phải được
xây dựng sớm để có thời gian chuẩn bị chu đáo. Căn cứ vào nội dung từng kỳ họp
-2-


để lựa chọn hình thức, địa điểm và thành phần cử tri tham dự hội nghị tiếp xúc cử
tri cho phù hợp và có hiệu quả. Có thể tổ chức tiếp xúc với tất cả cử tri hoặc chỉ
tiếp xúc cử tri theo lĩnh vực, ngành nghề mà HĐND dự kiến sẽ thảo luận, quyết
định những vấn đề liên quan.

Thứ hai, tăng số điểm TXCT: mỗi điểm tiếp xúc nên có từ 4-5 đại biểu và
có sự tham gia của lãnh đạo chủ chốt địa phương cấp xã, huyện và có Ban, ngành,
Đoàn thể để nghi nhận và trực tiếp trả lời kiến nghị của cử tri trong pham vi của
mình, ngoài phạm vi của mình thì xin ý kiến cấp trên giải trình. Có thể kết hợp để
đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã cùng TXCT rồi tổng hợp, phân loại ý kiến để
xử lý.
Thứ ba, các cuộc TXCT đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu,
không chỉ tham gia đủ các cuộc tiếp xúc với cử tri, đại biểu còn phải định hướng,
gợi mở, tạo điều kiện cho cử tri phát biểu; ý kiến, kiến nghị của cử tri phải được
giải thích rõ ràng. Không chỉ “ghi nhận” và chuyển kiến nghị tới các cơ quan hữu
quan, đại biểu phải đeo bám, giám sát để đôn đốc cho đến khi vấn đề được giải
quyết thỏa đáng để trả lời cử tri trong những cuộc tiếp xúc sau: vấn đề nào đòi hỏi
thời gian hoặc chưa có điều kiện giải quyết, cần giải thích rõ, không từ chối, né
tránh. Đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT.
Thứ tư, Phân loại và chuyển kiến nghị đúng địa chỉ: khi xây dựng báo cáo
tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri phải quan tâm đến những vấn đề bức xúc,
những vấn đề đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, đồng thời phải
tuân thủ các yêu cầu: đầy đủ, chính xác để chuyển ý kiến, kiến nghị tới đúng cơ
quan có thẩm quyền giải quyết. Việc phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị tới đúng
cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ giúp cho việc giải quyết ý kiến, kiến nghị
nhanh hơn, chính xác hơn, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với chính
quyền.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
- Với những phương pháp trên kết quả của công tác tiếp xúc cử tri ngày càng
có hiệu quả số lượng cử tri tham dự đạt yêu cầu, các ý kiến kiến nghị của cử tri
điều có liên quan đến đời sống xã hội của người dân.
- Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng cử tri cũng còn một số chưa thực sự
đóng góp ý kiến với tinh thần xây dựng. Điều này thể hiện ở việc, khi cử tri phát
biểu đóng góp ý kiến không thấy mặt tốt, mặt tích cực.
- Bởi thế, vấn đề quan trọng là tạo dựng niềm tin, trong đó cử tri cũng cần tin

tưởng, khích lệ đại biểu của mình, cho họ cơ hội và thời gian để chứng tỏ năng lực
thực hiện chức trách nhiệm vụ dân giao.
* Hiệu quả mang lại trong sáng kiến:

-3-


- Trước kỳ họp thức 7: Tiếp xúc cử tri được 5 điểm có 256 cử tri có 39 ý
kiến.
+ Đã thực hiện 25 ý kiến, còn lại 14 ý kiến đề nghị về trên.
- Trước kỳ họp thức 8: Tiếp xúc cử tri được 5 điểm có 278 cử tri có 42 ý
kiến.
+ Đã thực hiện 40 ý kiến, còn lại 2 ý kiến đề nghị về trên xem xét.
* Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp:
Theo quy định hiện hành trước và sau kỳ họp HĐND các đại biếu HĐND
phải tiếp xúc cử tri và thông báo kết quả tại kỳ họp cho cử tri nắm.
Hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp là nhằm thông báo chương
trình nội dung trọng tâm kỳ họp sắp tới, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về những chủ
trương giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đang dược chính quyền địa phương xêm
xét, năm tâm tự nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cử tri để góp phần phát
triển KT-XH; QP-AN cho kỳ họp lần sau.
Hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp là nhằm phổ biến thực hiện các
nghị quyết đã được HĐND địa phương đã thông qua.
Tóm lại: Công tac1TXCT báo cáo kết qủa kỳ họp Hội đồng nhân dân, triển
khai các Nghị quyết Hội đồng nhân dân đồng thời các vị đại biểu nắm bắt nhiều
thông tin; các ý kiến, kiến nghị của cử tri và ghi nhận đầy đủ các ý kiến, kiến nghị
cử tri, kịp thời phản ánh những ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm
quyền xem xét giải quyết.
Các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng
nhân dân, phát biểu ý kiến đóng góp, thảo luận tại các kỳ họp với tinh thần dân chủ

và có trách nhiệm cao.
Trên đây là sáng kiến “Giải pháp nâng cao công tác phối họp tổ chức tiếp
xúc cử tri” của bản than năm 2014.
Kính đề nghị đến Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tìa
sáng kiến cấp huyện./.
Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
Người báo cáo

Trần Văn Cưng

-4-



×