Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về bạo lực CÁCH MẠNG TRONG đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.98 KB, 103 trang )

3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong 3 thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX,
được Đại hội IX của Đảng tổng kết và đánh giá, là thắng lợi cách mạng
tháng Tám năm 1945. Thắng lợi cách mạng Tháng Tám, đánh dấu sự sụp
đổ hồn tồn thành trì hàng nghìn năm của chế độ phong kiến và 87 năm
cai trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam, dẫn đến việc ra đời
Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Từ đây mở ra một kỷ
nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho những thắng lợi của
nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong q
trình thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ngày
nay. Để có thắng lợi hết sức quan trọng này, không phải là điều “ngẫu
nhiên”, “may mắn”, như quan niệm của một số học giả tư sản, hay một số
người muốn phủ nhận lịch sử. Ngược lại, đó là kết quả của sự phát triển
từ thấp tới cao của những điều kiện chủ quan và khách quan, điều kiện
trong nước và thế giới diễn ra trong một thời điểm lịch sử chín muồi.
Trong đó, phải nói đến sự đóng góp to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh về
bạo lực cách mạng, được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam từ 1930 đến năm 1945.
Thực tế lịch sử cho thấy, trong hoàn cảnh đất nước bị dày xéo bởi
chủ nghĩa đế quốc, sự cai trị của chế độ thực dân phong kiến, các tầng lớp
nhân dân lao động bị bóc lột đến tận xương, tuỷ. Dân tộc ta sẽ thốt ra
khỏi hồn cảnh lịch sử khó khăn ấy bằng con đường nào? Từ bằng chứng
“bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam”, từ kinh nghiệm đấu tranh
của dân tộc mình và nhiều dân tộc khác trên thế giới, Hồ Chí Minh khơng
ảo tưởng vào lịng nhân ái của bọn đế quốc thực dân, độc lập dân tộc


4
không thể cầu xin được, giai cấp phản động không bao giờ tự rời bỏ vị trí


thống trị của chúng. Người khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng để
giành lại nền độc lập cho dân tộc. Tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí
Minh trong đấu tranh giành chính quyền, có nguồn gốc lịch sử lâu đời
trong q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, từ bản chất
cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ việc tiếp thu những
kinh nghiệm của phong trào cách mạng trong nước, trên thế giới, đặc biệt
từ thực tiễn cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến với sự đàn áp
dã man của kẻ thù.
Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh
giành chính quyền (1930-1945), khơng chỉ là khoa học mà cịn đạt tới
trình độ nghệ thuật. Nghiên cứu tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí Minh
trong đấu tranh giành chính quyền, là một yêu cầu cần thiết đối với sự
nghiệp đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vì nó khơng chỉ đề cập
đến một nội dung khoa học rộng lớn, mà còn chỉ ra cách thức, con đường
thuận lợi nhất để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
XHCN.
Đã có nhiều cơng trình trong nước và nước ngồi nghiên cứu về
phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, trong đó có cả những cơng trình đề cập
đến tư tưởng bạo lực cách mạng của Người. Song chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh, với tư cách là một đề tài độc lập về
Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính
quyền (1930-1945). Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)”, làm
luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:


5
Từ năm 1990 tới nay, việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta
có bước phát triển quan trọng và đạt được những thành tựu ban đầu rất khả

quan. Tuy nhiên, chưa có cơng trình chun khảo nào bàn về Tư tưởng bạo lực
cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền. Hiện nay, có
một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí
Minh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: tác phẩm “Những chặng
đường lịch sử”, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001; “Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vấn đề quân sự Việt Nam”, của
đồng chí Trường Chinh, Nxb Quân đội nhân dân, 1971; “Chủ tịch Hồ Chí Minh
- lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta”, của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1986; “Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời
đại, một sự nghiệp”, của đồng chí Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990.
Đó là những tác phẩm của những nhân chứng lịch sử từng tham gia hoạt động,
chỉ đạo phong trào cách mạng ở giai đoạn (1930-1945). Những tác phẩm trên đã
đánh giá sâu sắc, trung thực về sự cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền ở nước ta. Song do chủ yếu
nghiên cứu những vấn đề lớn và trên phạm vi rộng, nên chưa tập trung vào tư
tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh ở thời kỳ này.
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học cũng đã đề cập đến các vấn đề
liên quan đến tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí Minh trong giai đoạn
đấu tranh giành chính quyền như: tác phẩm: “Chủ tịch Hồ Chí Minh người
chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng
sản và cơng nhân quốc tế”, của tác giả Đặng Xuân Kỳ, Nxb Thông tin lý
luận, Hà Nội, 1990; tác phẩm “Nghệ thuật đấu tranh vũ trang trong cách
mạng Tháng Tám”, của tác giả Nguyễn Anh Dũng, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1989; “Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải
phóng dân tộc”, của Hùng Thắng-Nguyễn Thành, Nxb Khoa học xã hội,


6
Hà Nội, 1985; “Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí
Minh”, của Viện Lịch sử quân sự, Nxb Qn đội nhân dân, Hà Nội, 1990;

cơng trình “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”, của Khoa Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Học viện Chính trị quân sự, Nxb Qn đội nhân dân, Hà Nội, 2003;
cơng trình “Hồ Chí Minh bàn về quân sự”, của Viện Khoa học xã hội nhân
văn quân sự - Bộ Quốc phòng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.
Ngồi ra, đã có nhiều luận văn, luận án, thạc sĩ, tiến sĩ của chuyên ngành
Lịch sử Đảng nghiên cứu một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).
Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, 60 năm nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có rất nhiều cuộc
hội thảo, các bài viết của các nhà khoa học trong nước và quốc tế được in ấn
trên các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân
sự, Giáo dục lý luận chính trị quân sự... bàn về vai trị của Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền ở nước ta.
Các cơng trình trên đã nghiên cứu sâu sắc trên một số nội dung cụ thể về tư
tưởng bạo lực cách mạng, cũng như vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta. Tuy nhiên, do mục
đích và phạm vi đề cập khác nhau, nên đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ, hồn chỉnh và hệ thống về tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ
Chí Minh giai đoạn lịch sử (1930-1945). Nhưng những cơng trình ấy là nguồn tài
liệu phong phú, q giá để tác giả phục vụ cho quá trình làm đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn phân tích, nghiên cứu tư tưởng bạo lực cách
mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền thời kỳ (1930 1945), làm cơ sở để Đảng ta chỉ đạo thực hiện khởi nghĩa vũ trang giành
thắng lợi, mà đỉnh cao là cách mạng Tháng Tám năm 1945. Qua đó rút ra


7
những vấn đề có giá trị lý luận, thực tiễn, để vận dụng vào sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
- Nhiệm vụ:

Một là: Trình bày một cách hệ thống, lơgíc, những quan điểm cơ
bản của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính
quyền (1930- 1945).
Hai là: Phân tích q trình Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ
đạo tồn dân đấu tranh giành chính quyền thắng lợi vào mùa thu tháng
Tám năm 1945.
Ba là: Luận giải sự vận dụng tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ
Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền vào sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc XHCN hiện nay.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu về tư tưởng bạo
lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền
(1939-1945), cũng như sự chỉ đạo thực hiện bạo lực cách mạng của Đảng
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tư
tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong giai đoạn lịch sử từ
1930 đến 1945.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện, nghị quyết và những đánh giá tổng kết
của Đảng về tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh
giành chính quyền (1930-1945).


8
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả chủ yếu sử dụng phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lơgíc và kết hợp với một số
phương pháp khác như: phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, phân
kỳ lịch sử, ln tn thủ ngun tắc tính đảng và tính khoa học trong
quá trình nghiên cứu.

5. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ giá trị về
mặt lịch sử, cũng như giá trị về mặt lý luận của tư tưởng bạo lực cách
mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).
Trên cơ sở đó, vận dụng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở điều kiện tình
hình trong nước và trên thế giới đang có những biến đổi sâu sắc, chứa
đựng những yếu tố bất ổn và khó lường.
Luận văn cịn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ
Chí Minh nói riêng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
6. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.


9

Chương 1
HỒ CHÍ MINH VỚI TƯ TƯỞNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG TRONG
ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí
Minh trong đấu tranh giành chính quyền
1.1.1. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực cách mạng
Mác - Lênin vào hồn cảnh cụ thể Việt Nam
Ra đi tìm đường cứu nước, từ hành trang là chủ nghĩa yêu nước
truyền thống, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, “con đường
giải phóng chúng ta”. Người nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin,
tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực cách mạng vào điều kiện
thực tiễn Việt Nam, hình thành tư tưởng về bạo lực cách mạng trong đấu

tranh giành chính quyền.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chính quyền là
vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, bạo lực cách mạng là phương
pháp, là “bà đỡ”, để giai cấp vô sản lật đổ nhà nước tư sản, giành và giữ
vững chính quyền cách mạng. Năm 1848 trong cương lĩnh đầu tiên, một


10
tác phẩm nổi tiếng của giai cấp vô sản trên tồn thế giới, “Tun ngơn của
Đảng Cộng sản” đã khẳng định: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng
lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” [26, tr.613] - “Những người
cộng sản... công khai tun bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được
bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành” [26, tr.646].
Như vậy, C.Mác-Ph.Ăngghen không chỉ khẳng định sứ mệnh lịch sử
thế giới của giai cấp vơ sản, mà cịn đề cập đến con đường, biện pháp, để
giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh ấy, là dùng bạo lực cách mạng chống lại
bạo lực phản cách mạng, lật đổ chính quyền cũ, xây dựng chính quyền
mới. Con đường đấu tranh giành chính quyền có thể diễn ra bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, nhưng phổ biến nhất là dùng bạo lực cách
mạng. Đi từ sự phân tích, so sánh các cuộc cách mạng trong lịch sử Châu
Âu, cũng như trên thế giới, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, bạo lực có vai
trị quan trọng trong sự phát triển xã hội lồi người nói chung và trong
cách mạng vơ sản nói riêng. Bạo lực nhằm đập tan và cắt bỏ những hình
thức chính trị đã lạc hậu, thối nát, kìm hãm, mở đường cho quá trình vận
động và phát triển tự nhiên của xã hội có giai cấp. Trong tác phẩm “Chống
Đuy rinh”, Ph.Ăngghen viết: “Bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội
dùng để mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị đã hố
đá và chết cứng” [1, tr.259].
Thực tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử cho
thấy, bạo lực đã diễn ra với những hình thức khác nhau như: khởi nghĩa

vũ trang, chiến tranh cách mạng, sự kết hợp giữa chiến tranh và khởi
nghĩa... Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen bên cạnh việc khẳng định tính
quy luật của sử dụng bạo lực trong cách mạng vơ sản, đồng thời cũng
thừa nhận tính mn màu, mn vẻ của các hình thức bạo lực cách
mạng. Các ơng cho rằng, bạo lực diễn ra dưới hình thức nào là tuỳ thuộc


11
vào tình hình thực tiễn và sự vận dụng sáng tạo của những người cộng
sản, chứ khơng có một khn mẫu để áp dụng ở mọi nơi, mọi thời điểm
lịch sử. Từ sự thất bại của người Piêmông hơn 100 năm về trước,
Ph.Ăngghen đã rút ra kết luận: Một dân tộc muốn giành độc lập cho
mình thì khơng được tự giới hạn trong những phương thức tiến hành
chiến tranh thông thường. Đặc biệt, C.Mác-Ph.Ăngghen đã phân tích
một cách cụ thể và sâu sắc bạo lực cách mạng dưới hình thức khởi nghĩa
vũ trang. Trong tác phẩm “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”,
Ph.Ăngghen đã đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh điển về Khởi
nghĩa vũ trang: khởi nghĩa vũ trang là một nghệ thuật, cũng y như chiến
tranh và bất cứ một nghệ thuật nào khác, khởi nghĩa phải tuân thủ theo
một số quy tắc nhất định, đảng nào quên những quy tắc ấy sẽ không
tránh khỏi bị diệt vong. Đồng thời, Ph.Ăgghen đã đề cập rất rõ những
“quy tắc”, những nguyên tắc cơ bản và cần thiết trong quá trình tiến
hành khởi nghĩa vũ trang.
Thứ nhất, là phải tính tốn và xem xét một cách cụ thể về tương
quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Giai cấp thống trị có thiết chế nhà
nước được xây dựng từ trước, có tổ chức quân đội và cảnh sát vững mạnh.
Nếu lực lượng cách mạng không mạnh hơn hẳn thì sẽ bị tiêu diệt và thất
bại trong q trình khởi nghĩa, vì vậy khơng được “đùa với khởi nghĩa vũ
trang”.
Thứ hai, là khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải quán triệt tư tưởng

tiến công, tiến công một cách bất ngờ, tiến công liên tục và sáng tạo, q
trình tiến cơng cũng là q trình tập hợp lực lượng, cô lập, bao vây kẻ thù,
không cho kẻ thù kịp trở tay đối phó với khởi nghĩa vũ trang. Ph.Ăgghen
nói: Phịng ngự là sự diệt vong với bất kỳ cuộc khởi nghĩa vũ trang nào.


12
V.I.Lênin là người tiếp thu và phát triển lý luận bạo lực cách mạng
của C.Mác-Ph.Ăgghen, trong điều kiện mới ở nước Nga, chủ nghĩa tư bản
đã phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Người khẳng định: “...
Chính tư tưởng ấy - tư tưởng cách mạng bạo lực - là nền móng của tồn bộ
học thuyết của C.Mác-Ph.Ăgghen” [24, tr.28]. V.I.Lênin còn nhấn mạnh:
“Nhà nước tư sản bị thay thế bởi Nhà nước vô sản không thể bằng con
đường tiêu vong, mà chỉ có thể theo quy luật chung, bằng một cuộc cách
mạng bạo lực mà thôi” [24, tr.27]. Đặc biệt, trong tác phẩm “Hai sánh
lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”, viết vào tháng 7
năm 1905, V.I.Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác về vấn đề khởi nghĩa vũ
trang một cách sáng tạo. Người phân tích những đặc điểm của cuộc cách
mạng dân chủ tư sản ở Nga, quá trình chuyển biến cách mạng dân chủ tư
sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, điều kiện của sự chuyển biến ấy,
vai trò lãnh đạo của Đảng kiểu mới, hình thức và phương pháp đấu tranh
của giai cấp vô sản. V.I.Lênin cho rằng, khởi nghĩa vũ trang là phương
tiện để lật đổ chế độ chuyên chế và giành thắng lợi của cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Người chỉ ra giai cấp phản động, những kẻ đầu tiên thường
dùng đến bạo lực, “đặt lưỡi lê vào chương trình nghị sự”, gây ra nội chiến
như Chính phủ Nga Hoàng, đi vào con đường chấn áp dã man, bắn giết
hàng loạt dân lành. Chính từ thực tiễn đó, đã đặt ra đối với Đảng Bơn-sêvích là phải vũ trang giai cấp cơng nhân, tổ chức và đồn kết các lực lượng
cách mạng để tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Song song với việc khẳng
định vai trò của bạo lực cách mạng, của việc tiến hành khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền, V.I.Lênin cũng vạch trần những khuynh hướng cải

lương chủ nghĩa của các thủ lĩnh Quốc tế cộng sản II, của những kẻ thuộc
phái Men-sê-vích. Người cho rằng những người Men-sê-vích đã đứng trên


13
lập trường cơ hội để xem xét vấn đề khởi nghĩa vũ trang. Họ khơng tính
đến hồn cảnh ở trong nước đã thay đổi, họ nói đảng của giai cấp công
nhân không nên chuẩn bị khởi nghĩa. Theo V.I.Lênin, khi nội chiến bắt
đầu nổ ra, mà chỉ giới hạn ở hình thức tun truyền, khơng tiến hành khởi
nghĩa vũ trang là sự phản bội cách mạng.
Để chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Mười Nga, tháng 9 năm 1917,
V.I.Lênin đã gửi cho Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Pê-tôrô-grát và Ban Chấp hành Mát-xcơ-va, bức thư: “Những người Bơn-sêvích phải nắm lấy chính quyền”. Đồng thời gửi cho Ban Chấp hành Trung
ương bức thư “Chủ nghĩa Mác và khởi nghĩa”. Trong thư “Chủ nghĩa Mác
và khởi nghĩa”, V.I.Lênin tổng hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh các
quan điểm của C.Mác và Ph.Ăgghen về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, phát
triển những quan điểm ấy cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cách
mạng Nga. V.I.Lênin cho rằng, phải thực sự coi khởi nghĩa vũ trang như
một nghệ thuật, vì C.Mác-Ph.Ăgghen đã quy định những “quy tắc”, những
nguyên tắc của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang. Người nói khởi nghĩa vũ
trang là: Một hình thức đặc biệt của đấu tranh chính trị, phục tùng những
quy luật đặc biệt. Theo V.I.Lênin, muốn khởi nghĩa giành thắng lợi:
“Điểm thứ nhất” là đảng phải dựa vào giai cấp tiên phong. “Điểm thứ
hai” là biết phát huy và dựa vào các phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân. “Điểm thứ ba”, khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải
nắm vững thời cơ cách mạng, nghĩa là đội tiên phong và các tầng lớp nhân
dân có một tinh thần triệt để cách mạng, khi mà kẻ thù cũng như lực lượng
phản cách mạng yếu đuối, nửa vời và tỏ ra dao động đến tột đỉnh. Như
vậy, một trong những điều kiện để khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi là
phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, với tinh thần mọi lực
lượng, mọi tài nguyên của đất nước phải được động viên cho cuộc cách



14
mạng. Mặt khác, V.I.Lênin cịn cho rằng lực lượng tồn dân, nhưng phải
biết tổ chức, kết hợp thành lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp giữa
đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, kết hợp giữa chiến tranh du kích
và sự nổi dậy của quần chúng để giành chính quyền về tay nhân dân. Theo
Người: Chiến tranh du kích là một hình thức tất nhiên khơng thể tránh
khỏi trong những thời kỳ phong trào của quần chúng thực sự đã tiến tới
khởi nghĩa.
Tóm lại, chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng, khoa học
của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trên tồn thế giới, hệ thống
lý luận tiên phong, đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
trong thời đại ngày nay. Để hoàn thành sứ mệnh ấy, để giành và giữ vững
chính quyền cách mạng, giai cấp vơ sản tất yếu phải sử dụng bạo lực cách
mạng. Quan điểm cơ bản về bạo lực cách mạng, về khởi nghĩa vũ trang
của C.Mác-Ph.Ăgghen, đã được V.I.Lênin tiếp thu một cách hệ thống và
bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng Nga.
Đây là cơ sở lý luận quan trọng, có tính chất quyết định để Hồ Chí Minh
hình thành tư tưởng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền
ở nước ta, thời kỳ cách mạng (1930-1945).
1.1.2. Yêu cầu khách quan của sự nghiệp đấu tranh giành chính
quyền và sự lựa chọn con đường bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh
Thực tế cách mạng cho thấy, thực dân Pháp đã dùng bộ máy bạo lực
phản cách mạng đồ sộ phục vụ cho quá trình xâm lược và cai trị Việt Nam,
vậy chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới đánh đổ được bộ máy bạo lực
phản cách mạng của kẻ thù.
Việt Nam ở vùng Đơng Nam châu Á với diện tích 33 vạn kilơmét
vng, đầu thế kỷ XX dân số có khoảng 20 triệu người. Điều kiện tự nhiên
của Việt Nam rất thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi



15
dào, đất đai mầu mỡ và thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng
trong cả bốn mùa, cho sự sinh sản của các loài động vật. Trên một dải đất
từ Bắc tới Nam, có những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu như: đồng
bằng sơng Hồng, đồng bằng Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long, là
những tiềm năng lớn về sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu lương thực. Rừng
núi chiếm 50% diện tích của cả nước, với nhiều lâm sản có giá trị kinh tế
cao. Dưới lịng đất rất phong phú về loại hình và nhiều về số lượng khống
sản như: than, sắt, bơxít, a-patít, thiếc, chì, kẽm, dầu khí.... Bờ biển nước
ta dài 3.260 kilơmét, có thềm lục địa rộng với nhiều tài nguyên biển. Việt
Nam nằm trên những đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và thế
giới, lại ở vào vị trí chiến lược của vùng Đơng Nam châu Á. Chính vì vậy,
nơi đây thường xun bị các thế lực thù địch nhịm ngó, từ các đế chế
Trung Hoa đến các cường quốc tư bản ngày nay. Từ thế kỷ XVI, chế độ
phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng và đến thế kỷ XIX càng bộc lộ
rõ sự xuống dốc, suy tàn một cách nghiêm trọng. Năm 1858, thực dân
Pháp đã nổ tiếng súng đầu tiên để xâm lược nước ta, do sự bất lực ươn hèn
của Triều đình Nhà Nguyễn, nên chúng đã thực hiện được mưu đồ đen tối
của mình. Việt Nam vốn là một nước phong kiến độc lập đã trở thành một
nước thuộc địa nửa phong kiến. Sau khi kết thúc giai đoạn xâm lược và
bình định, thực dân Pháp dùng một bộ máy bạo lực đồ sộ để cai trị, đàn áp
và bóc lột nhân dân ta. Để thấy được thực chất cái gọi là “khai hoá văn
minh”, vạch trần được tính chất bạo lực của bộ máy thực dân, chúng ta
phải đồng thời xem xét trên tất cả các chính sách về kinh tế, chính trị, văn
hố, của thực dân Pháp ở Việt Nam nói riêng và ở Đơng Dương nói chung.
Về kinh tế, người Pháp thi hành chính sách kinh tế thực dân rất bảo
thủ và phản động. Chúng duy trì phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi



16
thời, kết hợp với việc thiết lập một cách có hạn chế phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa để bóc lột nhân dân ta. Trước tiên, chúng thiết lập và duy
trì phương thức sản xuất phong kiến đã từng tồn tại ở Việt Nam, nhưng
dưới quyền điều khiển và khống chế của người Pháp; nhằm kiếm được tối
đa nguồn lợi nhận từ những người lao động và nguồn nhân cơng rẻ mạt.
Thực hành chính sách cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồn điền,
kinh doanh cây công nghiệp, cây lúa, nhiều nhất là cây cao su. Theo số
liệu thống kê của các nhà nghiên cứu, đến năm 1930 thực dân Pháp đã
chiếm hơn 800.000 héc ta ruộng đất của nơng dân, bằng một phần sáu tổng
diện tích trồng trọt của cả nước lúc đó. Chỉ tính riêng diện tích đồn điền
cao su, năm 1917 là 17.000 héc ta, nhưng đến năm 1929 đã lên đến
100.000 héc ta. Thực dân Pháp cịn đặc biệt coi trọng thủ đoạn bóc lột
kinh tế thời trung cổ, với một chế độ thuế khố nặng nề và hết sức vơ lý.
Đó là thuế thân, thuế ruộng, thuế chợ, thuế đị, thuế mơn bài, thuế cư trú,
thuế nộp cho ngân sách Đông Dương, thuế nộp cho ngân sánh xứ, ngân
sách tỉnh, cho quan lại, kỳ hào trong thơn trong xã. Tính trung bình một
năm, mỗi người dân Việt Nam phải đóng thuế ngang với 2 đến 3 tháng
tiền cơng lao động. Càng ngày, chính quyền thực dân lại càng đẻ ra nhiều
thứ thuế với tỷ lệ tăng dần. Để khai thác được nhiều nguồn tài nguyên, các
nhà tư bản người Pháp buộc phải xây dựng một số cơ sở vật chất, kỹ thuật
hiện đại, nhưng chủ yếu là các ngành: giao thông vận tải, mỏ, đồn điền.
Nên giấy phép tìm mỏ được chính quyền thực dân cấp năm 1914 có 275
chiếc, thì đến năm 1930 đã lên tới 17.685 chiếc. Tất cả các ngành cơng
nghiệp phục vụ cho việc bóc lột ấy, cũng tuyệt đối khơng được cạnh tranh
với cơng nghiệp chính quốc, mà chỉ nhằm phục vụ cho cơng nghiệp chính
quốc. Đồng thời với mục đích thu lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đã thi



17
hành chính sách: độc quyền trong sản xuất cơng nghiệp, độc quyền trong
việc nắm các phương tiện giao thông vận tải, trong xuất nhập khẩu, trong
khai thác mỏ... đến cả việc độc quyền trong lập đồn điền. Đối với ngoại
thương, chúng lập hàng rào thuế quan chung quanh Đông Dương, biến
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
Thiết lập một hệ thống ngân hàng, độc quyền phát hành giấy bạc và cho
vay nặng lãi. Vì vậy, ngân hàng Đơng Dương là một tập đồn tư bản tài
chính có thế lực, chi phối mọi hoạt động tài chính của cả ba nước, có số
vốn khổng lồ và ngày càng giầu lên trên mồ hội nước mắt của nhân dân
Đơng Dương nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng. Tồn bộ chính sách
kinh tế mang tính chất bảo thủ, phản động của thực dân Pháp đã dẫn đến
kết quả là nền kinh tế Việt Nam mất tính độc lập và hồn tồn phụ thuộc
vào kinh tế chính quốc. Nhân dân Việt Nam ngày càng bị bần cùng hố,
đời sống vơ cùng khó khăn, nạn đói thường xun xảy ra, cướp đi sinh
mạng của hàng triệu người.
Về chính trị, tính chất bạo lực của bộ máy thực dân được biểu hiện
ở việc thi hành một chính sách chuyên chế. Chúng dùng lối cai trị trực
tiếp bằng bộ máy của người Pháp, thẳng tay đàn áp không cho người dân
bản xứ được hưởng quyền tự do, dân chủ, dù đó là thứ dân chủ đơn thuần
nhất. Thực dân Pháp đã nắm giữ các chức vụ quan trọng, chủ chốt, từ bộ
máy chính quyền Trung ương đến bộ máy chính quyền cơ sở. Mọi quyền
hành đều nằm trong tay các viên chức người Pháp, như tồn quyền Đơng
Dương, thống sứ, khâm sứ, thống đốc, cơng sứ.... Việt Nam lúc đó có
khoảng 20.000.000 người dân, thì đã có tới 4.300 viên chức người Pháp.
Trong khi đó Ấn Độ là thuộc địa của Anh, có 300.000.000 dân nhưng
cũng chỉ có 4.898 viên chức người Anh. Để thực hiện sự thống trị của


18

mình, thực dân Pháp dùng chính sách chia để trị. Chúng chia nước ta
thành ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, người Việt Nam muốn đi lại
giữa các kỳ đều phải xin giấy phép như ra nước ngoài. Thực chất việc
Pháp chia nước ta thành ba kỳ là nhằm mục đích dễ kiểm sốt, đối phó và
đàn áp các phong trào cách mạng. Song song với quá trình ấy, thực dân
Pháp tạo ra một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho việc cai trị của mình, bằng
việc biến bộ máy nhà nước của giai cấp phong kiến Việt Nam, thành một
hệ thống tay sai đắc lực phục vụ cho việc đàn áp và bóc lột của chúng.
Về văn hố, thực dân Pháp thi hành một chính sách ngu dân để dễ bề
cai trị. Thực hiện chính sách văn hố nơ dịch, phản động, phát triển tơn
giáo, mê tín dị đoan, nhằm mê hoặc và du ngủ quần chúng, thủ tiêu đấu
tranh. Chúng tìm mọi cách ngăn chặn những luồng tư tưởng dân chủ, tiến
bộ từ phương Tây cũng như trên thế giới vào Việt Nam.
Như vậy, từ việc duy trì chính sách kinh tế thực dân bảo thủ và phản
động, sự chuyên chế về chính trị, cũng như chính sách ngu dân của thực
dân Pháp, thể hiện hành động bạo lực của kẻ xâm lược đối với nước bị
xâm lược. Vừa thực hiện đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam, vừa thực
hiện một chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Hai quá trình này diễn ra
đồng thời, cùng một thời điểm lịch sử, có mối quan hệ tác động lẫn nhau,
nói lên đặc trưng tính chất bạo lực phản cách mạng của bộ máy chính
quyền thực dân. Đúng như Hồ Chí Minh nhận xét: “Chế độ thực dân, tự
bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”
[29, tr.96]. Vì thế Người khẳng định: Độc lập dân tộc khơng thể cầu xin
được.
Q trình đi tìm đường cứu nước, tìm phương pháp đấu tranh với kẻ
thù, Hồ Chí Minh đã đi sâu nghiên cứu các thủ đoạn, tội ác của thực dân
Pháp ở Việt Nam. Người dành thời gian đọc rất nhiều các nguồn tài liệu từ


19

kho lưu trữ và các thư viện của nước Pháp, kết hợp với việc khảo sát, kiểm
nghiệm thực tiễn đời sống của nhân dân Việt Nam dưới chế độ thực dân.
Trên cơ sở ấy, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, đây là
một văn bản luận tội kẻ thù đanh thép và sắc sảo, được xuất bản ở Pari
năm 1925. Trong tác phẩm, với những bằng chứng cụ thể và sát thực,
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đã vạch trần sự bưng bít có tính chất hệ
thống của thực dân Pháp về tội ác của chúng ở Việt Nam. Người chỉ ra
một cách thuyết phục rằng, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách phi
kinh tế, thu lợi nhuận tối đa, thực hiện chuyên chế về chính trị, thẳng tay
đàn áp, khơng cho nhân dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận,
tự do dân chủ. Hồ Chí Minh dành hẳn một chương phân tích “tệ tham
nhũng trong bộ máy cai trị thuộc địa” và cho rằng, những viên chức thuộc
địa là những tên ăn bám, những kẻ đục khoét ngân sách một cách bỉ ổi
nhất. Điều mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nghiên cứu là thủ đoạn
thống trị bằng quân sự của thực dân Pháp, người dân Việt Nam phải đi
lính cho Pháp để chết phơi thây trên các chiến trường châu Âu. Người nói:
“Tổng số có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số
ấy 80.000 người khơng bao giờ cịn nhìn thấy mặt trời quê hương đất nước
mình nữa” [31, tr.24]. Người vạch trần, thực dân Pháp đã coi những người
dân ở thuộc địa như những đồ vật, những “vật liệu biết nói”, họ phải đóng
một thứ thuế chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đó là “thuế máu”. Hồ
Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản Pháp hình thành bộ máy bạo lực
phản cách mạng đồ sộ, củng cố nền thống trị của chúng, để khơng chỉ bóc
lột nhân dân ở các nước thuộc địa, mà cịn bóc lột nhân dân lao động ở
chính quốc. Nó tung những người vơ sản ở thuộc địa này đi đánh người vô
sản ở thuộc địa khác. Sau cùng nó dựa vào những người vơ sản ở thuộc


20
địa để thống trị những người vô sản da trắng. Để từng bước hình thành và

khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính
quyền của với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khơng chỉ nghiên cứu
sự thống trị của thực dân Pháp, mà còn tìm hiểu ách đơ hộ của thực dân
Anh ở các nước thuộc địa của chúng. Tháng 5 năm 1925, trong bài “Lối cai
trị của người Anh”, Người viết “đạo luật phòng thủ Ấn Độ năm 1918, tức là
đạo luật bất thường thiết lập tình trạng giới nghiêm tăng cường” [30, tr.154]
và khẳng định: Dưới chế độ ấy, tất cả các viên chức và cảnh sát Anh, đều có
quyền bắt bớ và giam giữ những người Ấn Độ bị tình nghi. Đi từ việc phân
tích chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh khẳng định chủ
nghĩa thực dân là đồng hành, là bạn đường của chiến tranh và đàn áp dã man.
Như vậy, xuất phát từ thực tế ở các nước thuộc địa nói chung, ở Việt
Nam nói riêng, Hồ Chí Minh lên án, tố cáo thực dân Pháp đã cai trị nhân
dân Việt Nam bằng một bộ máy bạo lực phản cách mạng đầy tội ác.
V.I.Lênin nói: Nếu tố cáo về “kinh tế” là lời tuyên chiến với chủ xưởng,
cịn tố cáo về “chính trị” tương tự như lời tun chiến với chính phủ. Do
đó việc lên án thực dân Pháp khơng chỉ là một địn đánh mạnh vào hệ
thống chính quyền thuộc địa, mà cịn là q trình tìm tịi con đường đấu
tranh, là cơ sở để Hồ Chí Minh khẳng định phải sử dụng bạo lực cách
mạng trong đấu tranh giành chính quyền giải phóng dân tộc.
Tư tưởng sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính
quyền của Hồ Chí Minh, khơng chỉ dựa vào yêu cầu thực tiễn cách mạng
Việt Nam, sự áp bức bóc lột của kẻ thù, mà cịn được hình thành từ tổng
kết kinh nghiệm đấu tranh của các nhà yêu nước Việt Nam ở cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX.


21
Từ khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta (1858), nhân dân Việt
Nam phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, chịu hai tầng áp bức bóc lột
của bọn thực dân và bọn địa chủ phong kiến. Với truyền thống yêu nước

có từ lâu đời, người dân Việt Nam đã vượt lên bối cảnh lịch sử bất lợi ấy,
dũng cảm và kiên trì đấu tranh với kẻ thù dân tộc với một tinh thần “kẻ
trước ngã, người sau đứng dậy”. Dân tộc Việt Nam ở thời điểm này đứng
trước một câu hỏi của lịch sử, đấu tranh với thực dân Pháp bằng con
đường và phương pháp nào để giành được thắng lợi? Có lớp trí thức cho
rằng cần phải tiến hành vũ trang bạo động, vì “khơng lấy máu rửa máu thì
khơng cải tạo được xã hội”. Để thực hiện vũ trang bạo động, phải sử dụng
hết thảy những lực lượng vũ trang có thể sử dụng được, đồng thời phải có
sự giúp đỡ từ nước ngồi. Nhưng cũng có lớp trí thức lại lập luận: Nếu vũ
trang thì sẽ khơng địch nổi vũ khí tối tân của Pháp, đi theo con đường bạo
động là con đường nguy hiểm, vì vậy phải dựa vào thực dân Pháp để “khai
hố” cho nhân dân ta, sau đó mới có thể giành lại được độc lập dân tộc.
Người đại diện tiêu biểu cho xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, người
theo đuổi xu hướng dựa vào Pháp để canh tân đất nước là Phan Chu Trinh.
Phan Bội Châu, biệt hiệu là Sào Nam, sinh năm 1867 ở thôn Sa
Nam, xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Gia đình họ Phan là
một gia đình nho học có truyền thống từ lâu đời. Cha Phan Bội Châu là
Phan Văn Phổ làm nghề dạy học, là người thâm nho và thường đi dạy học
ở xa nhà, “lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày”. Mẹ Phan Bội Châu là
Nguyễn Thị Nhàn, là người hiểu biết chữ Hán, nên thường truyền khẩu
cho ông mấy thiên Chu Nam trong Kinh Thư, lúc ông mới 5, 6 tuổi. Phan
Bội Châu sinh ra khi toàn bộ Nam kỳ đã bị thực dân Pháp chiếm đóng và
lớn lên từng chứng kiến chính sách “tằm ăn lá” của chúng. Thực dân Pháp
chiếm dần tỉnh này đến tỉnh khác, xứ này đến xứ khác, hoặc bằng quân sự,


22
hoặc bằng chính trị, cho đến khi chiếm được cả Đông Dương. Phan Bội
Châu chịu ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình, đồng thời trực tiếp chứng
kiến quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc sống vô cùng cực khổ

của nhân dân ta, nên ở Ông đã sớm có lịng u nước và chí căm thù giặc
sâu sắc. Ông chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp và thành lập một chính
phủ quân chủ lập hiến. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thành
công, lật đổ nền quân chủ Mãn Thanh lập ra Nhà nước Trung Hoa dân
quốc, Phan Bội Châu đã chuyển lập trường từ chủ nghĩa quân chủ sang
chủ nghĩa dân chủ. Đặc biệt, để đạt được những mục tiêu trên Phan Bội
Châu đã chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bạo động vũ trang giành
chính quyền. Chủ trương trên của Phan Bội Châu bước đầu đạt được một
số kết quả như: cuộc bạo động của đội Quyên, đội Phấn, Ấm Võ ở vùng
Nghệ Tĩnh, ném bom vào khách sạn của Pháp ở Hà Nội, ám sát tuần phủ ở
Thái Bình, cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên... Tuy nhiên, chủ trương bạo
động giành chính quyền của Phan Bội Châu không diễn ra theo ý muốn,
cuối cùng dẫn đến kết cục thất bại trước sự đàn áp của thực dân Pháp. Có
thể nói, sự thất bại của phong trào Đông Du mà cụ Phan Bội Châu là
người lãnh đạo có nhiều nguyên nhân khác nhau, song một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất là phương pháp đấu tranh khơng đúng. Phan
Bội Châu và các đồng chí của ơng theo tư tưởng vũ trang bạo động giành
chính quyền, mà tiến hành vũ trang bạo động thì khơng thể so sánh được
với lực lượng quân sự của Pháp, hơn nữa dựa vào Nhật để đánh Pháp cũng
là một điều khơng tưởng. Ơng đã khơng nhận thức được sức mạnh to lớn
của các tầng lớp nhân dân, không biết kết hợp hai hình thức đấu tranh cơ
bản là đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Đứng trước sự thất bại do
thiếu đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn, Phan Bội Châu nói:
Đời tơi trăm lần thất bại không một lần thành công.


23
Phan Chu Trinh biệt hiệu là Tây Hồ, ngoài ra cịn có biệt hiệu là Huy
Mã, sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Thiện Phước, phủ Nam kỳ,
tỉnh Quảng Nam. Phan Chu Trinh sinh ra và lớn lên trong một gia đình võ

biền. Cha ơng là một quan võ nhỏ, đã giúp phong trào Cần Vương kháng
chiến, sau bị tình nghi là phản bội nên bị giết năm 1887. Mẹ Phan Chu
Trinh cũng là con nhà quan lại trong Triều đình. Phan Chu Trinh học giỏi
nổi tiếng, ơng cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Đình
Hiếu, là những người học giỏi nhất tỉnh Quảng Nam được nhân dân quen
gọi là “tứ hổ”. Năm 1900, Phan Chu Trinh thi Hương và đỗ cử nhân, năm
1901 tiếp tục thi hội và đỗ Phó bảng. Đến năm 1903 ơng được bổ nhiệm
chức thừa biện bộ lễ và được phong hàm trước tác. Sau khi nhận thấy sự
thối nát và hủ bại của Triều đình, ơng đã quyết định từ bỏ chốn quan
trường tìm con đường cứu nước, cứu dân. Phan Chu Trinh cho rằng trình
độ của nhân dân Việt Nam lúc đó cịn rất thấp, vì vậy muốn làm cách
mạng thì trước hết phải khai dân trí (khai trí cho dân) và nâng cao quyền
tự do dân chủ. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay bọn vua quan, vì vậy
phải đánh đổ bọn vua quan thì mới khai được dân trí. Song làm thế nào để
đánh được bọn quan lại, đánh đổ được chế độ phong kiến? Ông lập luận
rằng, dùng lực lượng trong nước thì khơng thể đánh đổ được chế độ phong
kiến, còn dựa vào Nhật như Phan Bội Châu thì khơng được, vì Nhật khơng
bao giờ giúp không công, nên phải dựa vào Pháp để đánh đổ giai cấp địa
chủ phong kiến, vì Pháp là người thống trị giai cấp địa chủ phong kiến.
Như vậy, Phan Chu Trinh thừa nhận Pháp là một nước văn minh tiên tiến,
trước mắt họ sẽ là lực lượng giúp đỡ nhân dân Việt Nam đánh đổ chế độ
phong kiến từng tồn tại trong hàng ngàn năm lịch sử. Mục đích cuối cùng
của ơng vẫn là giải phóng dân tộc, nhưng theo ơng trình độ của nhân dân
cịn đang thấp, lực lượng vũ trang thì khơng có, vì vậy tiến hành bạo động


24
thì sẽ bị đàn áp. Phan Chu Trinh cho rằng, phải tiến hành đấu tranh bằng
con đường cải lương, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ, tạm thời dựa vào
Pháp để đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến.

Phan Chu Trinh với khuynh hướng cải lương, ảo tưởng vào lòng tốt
của kẻ thù. Đây là một cách nhận thức hoàn toàn sai lầm cả về phương
hướng và phương pháp đấu tranh, vì đặc trưng cơ bản của xã hội Việt
Nam lúc này là thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến câu kết chặt
chẽ với nhau bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là toàn
thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. Sự
ngộ nhận về bản chất kẻ thù là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phương
pháp đấu tranh không đúng của ông. Đúng như Hồ Chí Minh đã nhận xét:
làm như vậy “chẳng khác gì xin địch rủ lịng thương” [47, tr.17].
Như vậy, với những thất bại của các phong tào yêu nước Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đánh dấu sự khủng hoảng về đường lối
cách mạng, đặc biệt trong đó phải nói đến sự bế tắc về phương pháp đấu
tranh của các sỹ phu yêu nước đương thời. Cụ Phan Bội Châu thì mong
đợi sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Hoàng với phương pháp bạo động vũ
trang giành chính quyền. Cụ Phan Chu Trinh lại dựa vào Pháp để thực
hiện canh tân đất nước, nên đấu tranh bằng con đường cải lương nghị viện.
Từ những nhận thức không đúng về con đường cứu nước, là hệ quả tất yếu
dẫn đến phương pháp đấu tranh không phù hợp và thiếu tính khoa học. Chỉ
có một đường lối cách mạng đúng đắn mới có một phương pháp đấu tranh
thích hợp, ngược lại phương pháp đấu tranh phù hợp sẽ chứng minh cho
sự đúng đắn của đường lối cách mạng. Do hạn chế về mặt lịch sử, các nhà
yêu nước Việt Nam ở thời kỳ này đã khơng hiểu được tính chất của thời
đại đã thay đổi, thời đại cũ đã qua và thời đại mới đã xuất hiện. Tính chất


25
của thời đại thay đổi, thì giai cấp trung tâm của thời đại cũng thay đổi, vai
trò của người lãnh đạo, lực lượng, phương pháp cách mạng cũng tất yếu
phải thay đổi theo. Chính từ những bài học thực tiễn, của các phong trào
yêu nước Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là cơ sở quan trọng

để hình thành một tư duy cách mạng mới ở Hồ Chí Minh, hình thành tư
tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính
quyền.
Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách
mạng trong đấu tranh giành chính quyền giai đoạn (1930-1945), chúng ta
không thể không đề cập đến nhân tố chủ quan của bản thân con người Hồ
Chí Minh. Người xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với
lao động, được sự giáo dục, dạy dỗ trực tiếp của ba thế hệ: ông bà, cha mẹ,
anh chị. Ngay từ tuổi thơ ấu, Nguyễn Sinh Cung đã được học Nho giáo
của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Người và những nhà nho
tâm huyết với vận mệnh của đất nước. Đồng thời, Người cũng có những
hiểu biết bước đầu về văn hố phương Tây. Quá trình ra đi tìm đường cứu
nước, cũng như trong thực tiễn lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành chính
quyền, Hồ Chí Minh lại càng am hiểu sâu sắc hơn về những tri thức của
nền văn hố phương Đơng và phương Tây. Trong con người Hồ Chí Minh
thể hiện hài hồ giữa hai yếu tố, trí tuệ thiên tài và tình cảm cách mạng
trong sáng. Lịng u nước nồng nàn, thiết tha với nền độc lập dân tộc, ý
chí giải phóng đất nước đem lại hạnh phúc cho nhân dân đã giúp Hồ Chí
Minh từng bước tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn với kẻ thù. Tư
chất thông minh, tư duy độc lập và sáng tạo, là điều kiện để Người tiếp thu
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, kinh nghiệm
của các cuộc cách mạng trên thế giới, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, hình


26
thành tư tưởng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền. Có
thể nói, lịng u nước thương dân, trí tuệ sáng suốt, giúp Hồ Chí Minh
thấy được bản chất tàn bạo của kẻ thù và sự hạn chế về phương pháp đấu
tranh của các sĩ phu yêu nước. Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và
vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tiễn

ở Việt Nam, khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh
giành chính quyền. Thực tế cho thấy, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố
khách quan và yếu tố chủ quan là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền.
Tóm lại, từ những phẩm chất tốt đẹp của mình, Hồ Chí Minh đã đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin, Người nghiên cứu một cách sâu sắc và vận dụng sáng
tạo quan điểm bạo lực của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể cách
mạng Việt Nam. Đồng thời khảo sát thực tiễn xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ
XX, Hồ Chí Minh nhận thấy thực dân Pháp dùng một bộ máy bạo lực phản
cách mạng đồ sộ để đàn áp, thống trị nhân dân ta, do đó phải sử dụng bạo lực
cách mạng để giành chính quyền. Các con đường đấu tranh theo xu hướng bạo
động vũ trang, hay cải lương, đều bị thất bại, vì khơng có đường lối và phương
pháp đấu tranh phù hợp, nên không được lịch sử chấp nhận. Tất cả các yếu tố
trên là nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong
đấu tranh giành chính quyền. Trong đó chủ nghĩa Mác - Lênin là yếu tố có ý
nghĩa quyết định đến bản chất tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong
đấu tranh giành chính quyền
1.2.1. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền là một tất
yếu khách quan và phải biết dựa vào sức mạnh của quần chúng
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng
do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã ra đời. Đây là cương lĩnh đầu tiên,


27
định ra đường lối chiến lược cho cách mạng nước ta trong thời kỳ mới.
Trong Chính cương, Sách lược vắt tắt, Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu
của cách mạng Việt Nam là: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng tiến tới xây dựng xã hội cộng sản” [7, tr.2]. Để đạt
được mục tiêu trên phải: “Dựng ra chính phủ cơng nơng binh”. [7, tr.2].

Như vậy, con đường cách mạng nước ta là giành độc lập dân tộc để đi lên
xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vì thế vấn đề chính quyền là vấn đề then chốt
nhất, vừa là nhiệm vụ trước mắt cần phải đạt được, nhưng cũng là điều
kiện tiên quyết trong tương lai. Nếu khơng giành được chính quyền từ tay
bọn thực dân phong kiến, điều đó có nghĩa là “cách mạng tư sản dân
quyền" không thành công, mục tiêu của cách mạng đặt ra cũng chỉ là
khơng tưởng.
Nhưng giành chính quyền bằng con đường nào? Trên cơ sở nhận thức
sâu sắc về bản chất dã man, tàn bạo, thối nát của chủ nghĩa thực dân, về
những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam, kết hợp
với sự tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện một nước thuộc địa nửa phong
kiến, Hồ Chí Minh đã khẳng địh tính tất yếu khách quan của việc sử dụng
bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền. Người khơng ảo
tưởng vào lịng nhân ái của bọn Đế quốc thực dân, khẳng định chỉ sử dụng
bạo lực cách mạng mới đánh đổ được bạo lực phản cách mạng. Hồ Chí Minh
cho rằng, con đường giành chính quyền ở Việt Nam phải được tiến hành
bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, với sự nổi dậy của toàn dân đánh đuổi
quân cướp nước và lật đổ chế độ thực dân phong kiến. Chính vì vậy, ngay từ
năm 1924 trong báo cáo về Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Hồ Chí Minh đã
bàn đến một số vấn đề về khả năng, tính chất, điều kiện … bảo đảm cho "một
cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương" nổ ra và giành thắng lợi. Đến tháng


×